1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NGHỈ HỌC KHÔNG PHÉP CỦA LỚP CHỦ NHIỆM

11 1,6K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 116,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NGHỈ HỌC KHÔNG PHÉP CỦA LỚP CHỦ NHIỆM I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Giáo dục thế hệ trẻ là một quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch của toàn bộ xã hội mà giáo dục nhà trường là lực lượng nòng cốt. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải đổi mới phương thức quản lí phát triển tổng thể các yếu tố chi phối quá trình giáo dục thế hệ trẻ. (Trích trang 5 – Sổ tay công tác chủ nhiệm lớp dành cho giáo viên trung học cơ sở Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam). Quản lí toàn diện hoạt động giáo dục là thế nào ? Là trước hết tiếp thu nắm vững những đặc điểm của từng học sinh, đánh giá phân loại, xác định những mặt mạnh, mặt yếu của tập thể học sinh, nắm vững gia cảnh, đặc điểm các gia đình học sinh, nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học, giáo dục của lớp chủ nhiệm. (Trích trang 16 và 17 – sổ tay công tác chủ nhiệm lớp dành cho giáo viên THCS – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam). Thời gian gần đây, tình trạng bạo lực học đường đã rộ lên rất nhiều, là vấn đề rất nghiêm trọng mà mọi người đều rất quan tâm. Chẳng hạn như các vụ nữ sinh đánh nhau được quay video clip đưa lên mạng… Các nhà báo, nhà giáo, nhà tâm lý học, phụ huynh… tích cực bình luận, để tìm nguyên nhân, giải pháp. Với mặt trái của cơ chế thị trường, những mặt không tốt còn tồn tại trong đời sống xã hội, trường học, ảnh hưởng của phim ảnh, game bạo lực… chương trình học văn hoá mỗi ngày nhiều kiến thức, các em thiếu sự quan tâm, chăm sóc giáo dục của gia đình. Chỉ vì những lí do rất đơn giản như hiểu lầm nhau, học giỏi hơn, cho rằng bạn mình chảnh, hoặc thấy bạn mình hay đi nói lại với giáo viên những chuyện bạn mình bắt gặp mà giáo viên không biết hoặc những va quẹt nhỏ cũng có thể gây nên mâu thuẫn, xung đột và từ đó gây ra những xích mích, hiềm khích và cuối cùng không nhịn được là dẫn đến đánh nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu nói triết lí về con người như sau : “...Hiền dữ đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Câu nói trên của Bác Hồ rất đúng, bản thân các em khi sinh ra, không phải ai cũng có bản chất xấu, không phải ai cũng có tính hung hăng, nóng tính...nhưng vì những lí do nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lí, ảnh hưởng đến những suy nghĩ còn non nớt trong tâm hồn các em. Để giáo dục các em trở thành một con người phát triển toàn diện, đó là trách nhiệm chung của gia đình, của nhà trường và của toàn xã hội. Với công nghệ thông tin phát triển mạnh, nhiều tiệm Net mọc lên với mục đích kinh doanh, nhiều loại game xuất hiện đặc biệt là game bạo lực điều đó cũng làm ảnh hưởng tâm lí của người chơi, dễ dẫn đến các hành vi lệch lạc, bạo lực. Việc nghiện game, cũng chính là một trong những lí do mà các em trốn tiết, nghỉ học không phép để đi chơi game. Nó như một loại thuốc gây nghiện, lôi kéo các em từng giờ, từng ngày. Nhận biết về bạo lực học đường : đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng và trong phạm vi nhà trường...bạo lực ấy không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà nhiều khi xảy ra bên ngoài nhà trường. (Trích trang 5 và 6 – Hướng dẫn nhận biết một số tệ nạn và cách phòng chống bạo lực trong nhà trường – Nhà xuất bản Hà Nội). Giáo viên khi đã đứng lớp giảng dạy dù là giáo viên trực tiếp chủ nhiệm hay chỉ giảng dạy bộ môn đều có trách nhiệm chung giáo dục đạo đức học sinh. Tất cả giáo viên trong nhà trường đều có quyền được phê bình, nhắc nhở học sinh nếu như các em chưa tốt, chưa ngoan. Nhưng nhìn chung thì hầu như các em đều sợ giáo viên chủ nhiệm hơn là giáo viên bộ môn nên điều đó là gánh nặng cho giáo viên chủ nhiệm vì phải quan sát lớp qua sổ đầu bài, qua ban cán sự lớp, ở tất cả các giờ học chính khóa và ngoại khóa… Qua những năm làm công tác chủ nhiệm, với kinh nghiệm đúc kết tuy không nhiều, nhưng tôi cũng mạnh dạn làm nên đề tài có tên là : “Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường và hạn chế tình trạng nghỉ học không phép của lớp chủ nhiệm”.

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NGHỈ HỌC KHÔNG PHÉP CỦA LỚP CHỦ NHIỆM

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

- Giáo dục thế hệ trẻ là một quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch của toàn

bộ xã hội mà giáo dục nhà trường là lực lượng nòng cốt Muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải đổi mới phương thức quản lí phát triển tổng thể các yếu tố chi phối quá trình giáo dục thế hệ trẻ (Trích trang 5 – Sổ tay công tác chủ nhiệm lớp dành cho giáo viên trung học cơ sở - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)

- Quản lí toàn diện hoạt động giáo dục là thế nào ? Là trước hết tiếp thu nắm vững những đặc điểm của từng học sinh, đánh giá phân loại, xác định những mặt mạnh, mặt yếu của tập thể học sinh, nắm vững gia cảnh, đặc điểm các gia đình học sinh, nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học, giáo dục của lớp chủ nhiệm (Trích trang 16

và 17 – sổ tay công tác chủ nhiệm lớp dành cho giáo viên THCS – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)

- Thời gian gần đây, tình trạng bạo lực học đường đã rộ lên rất nhiều, là vấn đề rất nghiêm trọng mà mọi người đều rất quan tâm Chẳng hạn như các vụ nữ sinh đánh nhau được quay video clip đưa lên mạng… Các nhà báo, nhà giáo, nhà tâm lý học, phụ huynh… tích cực bình luận, để tìm nguyên nhân, giải pháp

- Với mặt trái của cơ chế thị trường, những mặt không tốt còn tồn tại trong đời sống xã hội, trường học, ảnh hưởng của phim ảnh, game bạo lực… chương trình học văn hoá mỗi ngày nhiều kiến thức, các em thiếu sự quan tâm, chăm sóc giáo dục của gia đình

- Chỉ vì những lí do rất đơn giản như hiểu lầm nhau, học giỏi hơn, cho rằng bạn mình chảnh, hoặc thấy bạn mình hay đi nói lại với giáo viên những chuyện bạn mình bắt gặp mà giáo viên không biết hoặc những va quẹt nhỏ cũng có thể gây nên

Trang 2

mâu thuẫn, xung đột và từ đó gây ra những xích mích, hiềm khích và cuối cùng không nhịn được là dẫn đến đánh nhau

- Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu nói triết lí về con người như sau :

“ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

- Câu nói trên của Bác Hồ rất đúng, bản thân các em khi sinh ra, không phải ai cũng có bản chất xấu, không phải ai cũng có tính hung hăng, nóng tính nhưng vì những lí do nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lí, ảnh hưởng đến những suy nghĩ còn non nớt trong tâm hồn các em

- Để giáo dục các em trở thành một con người phát triển toàn diện, đó là trách nhiệm chung của gia đình, của nhà trường và của toàn xã hội

- Với công nghệ thông tin phát triển mạnh, nhiều tiệm Net mọc lên với mục đích kinh doanh, nhiều loại game xuất hiện đặc biệt là game bạo lực điều đó cũng làm ảnh hưởng tâm lí của người chơi, dễ dẫn đến các hành vi lệch lạc, bạo lực

- Việc nghiện game, cũng chính là một trong những lí do mà các em trốn tiết, nghỉ học không phép để đi chơi game Nó như một loại thuốc gây nghiện, lôi kéo các

em từng giờ, từng ngày

- Nhận biết về bạo lực học đường : đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý

đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng và trong phạm vi nhà trường bạo lực ấy không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà nhiều khi xảy ra bên ngoài nhà trường (Trích trang 5 và 6 – Hướng dẫn nhận biết một số tệ nạn và cách phòng chống bạo lực trong nhà trường – Nhà xuất bản Hà Nội)

- Giáo viên khi đã đứng lớp giảng dạy dù là giáo viên trực tiếp chủ nhiệm hay chỉ giảng dạy bộ môn đều có trách nhiệm chung giáo dục đạo đức học sinh

Trang 3

- Tất cả giáo viên trong nhà trường đều có quyền được phê bình, nhắc nhở học sinh nếu như các em chưa tốt, chưa ngoan Nhưng nhìn chung thì hầu như các em đều

sợ giáo viên chủ nhiệm hơn là giáo viên bộ môn nên điều đó là gánh nặng cho giáo viên chủ nhiệm vì phải quan sát lớp qua sổ đầu bài, qua ban cán sự lớp, ở tất cả các giờ học chính khóa và ngoại khóa…

- Qua những năm làm công tác chủ nhiệm, với kinh nghiệm đúc kết tuy không nhiều, nhưng tôi cũng mạnh dạn làm nên đề tài có tên là : “Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường và hạn chế tình trạng nghỉ học không phép của lớp chủ nhiệm”

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :

1 Cơ sở lí luận :

- Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và ghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Trích trang 25 – luật giáo dục được sửa đổi bổ sung năm 2009 – Nhà xuất bản Tư Pháp)

- Nhà xã hội học người Mỹ, E.R.Park có nhận định rằng : “Người ta sinh ra không phải đã là con người, mà chỉ trở thành con người trong quá trình giáo dục”

2 Cơ sở thực tiễn :

- Đất nước ngày càng phát triển, xã hội ngày càng phát triển, kèm theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin, học sinh được tiếp xúc nhiều, gia đình cũng quan tâm đầu

tư cho các em học tập, chính vì thế các em ngày một tiến bộ hơn, thông minh hơn nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin Tuy nhiên mặt trái của nó cũng ảnh hưởng rất nghiêm trọng, các trang mạng nhiều, nội dung tốt xấu đều có, các loại game bạo lực cũng xuất hiện nhiều hơn, nếu các em không biết chọn lọc để xem, để học tập thì từ một học sinh ngoan, học tốt cũng sẽ bị ảnh hưởng và trở thành một con người hoàn toàn khác

Trang 4

III MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :

1 Mục tiêu :

- Trên cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn, vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh để đề ra những giải pháp hợp lý, góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh

2 Nhiệm vụ :

- Nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về một số phương pháp giáo dục học sinh có hiệu quả, thể hiện rõ trách nhiệm, vai trò của người GVCN lớp

- Đề ra một số biện pháp hiệu quả và cụ thể, áp dụng thực tế nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

1 Đối tượng :

- Học sinh lớp chủ nhiệm

2 Phạm vi nghiên cứu :

- Học sinh lớp 7B của năm học 2015 – 2016 trường THCS Thiện Tân

V NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :

A ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :

1 Thuận lợi :

- Học sinh lớp 7B chỉ có 32 học sinh, số lượng không nhiều nên thuận lợi trong việc giáo viên chủ nhiệm có thể hiểu được khái quát về tính cách cũng như học lực của từng em

- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kết hợp với cô Tổng phụ trách, nên kịp thời ngăn chặn hoặc xử lí ngay những sự việc bất bình xảy ra

- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và Đoàn Đội nói chung là phối hợp nhịp nhàng, khi có sự việc xảy ra, đôi bên kết hợp cùng xử lí làm nhanh chóng dập tắt được mâu thuẫn của học sinh

- Ban cán sự lớp nhiệt tình, năng động, làm việc có hiệu quả, hỗ trợ cho GVCN rất nhiều trong việc bao quát lớp, nhắc nhở các bạn thường xuyên vi phạm

2 Khó khăn :

Trang 5

- Một số gia đình còn thiếu sự quan tâm đến các em, vì phải đi làm ăn xa không quản lí các em sau giờ tan học, phối hợp chưa nhịp nhàng với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để giáo dục các em

- Hoàn cảnh gia đình cũng ảnh hưởng đến tâm lí các em, có em ba mẹ li hôn, mẹ đi bước nữa, không quan tâm con cái dẫn đến các em thiếu thốn tình cảm, đó cũng là

lí do dẫn đến việc các em dễ bỏ học

- Một số học sinh ý thức học tập chưa cao, còn ham chơi, chưa hiểu tầm quan trọng của việc học tập

3 Số liệu thống kê :

- Sau đây là số liệu mà tôi đã thống kê của năm học 2015 – 2016 trước khi thực hiện đề tài :

B MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :

*** Nội dung 1 : Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường

B.1 Tìm hiểu nguyên nhân sự việc, yêu cầu các em viết bản tường trình

- Khi có sự việc xảy ra dù lớn hay nhỏ, bản thân GVCN đều phải vào cuộc ngay, yêu cầu học sinh viết bản tường trình, nêu rõ sự việc, xảy ra vào thời gian nào, ở đâu, bắt nguồn từ bạn nào trước, lí do gì và mục đích gì ? mâu thuẫn có từ lâu hay mới xảy ra… và từ đó giáo viên sẽ biết được nguyên nhân sự việc bắt nguồn từ đâu rồi đưa ra hướng giải quyết

B.2 Dùng lời nói có sức thuyết phục :

- Học sinh ban đầu có thể chỉ là trêu ghẹo, đùa giỡn qua lại rồi đến lúc không ai chịu ai và hai bên dẫn đến xô xát, đánh nhau vài cái, từ đó sẽ dẫn đến thù hằn

và có thể gọi người ngoài vào đánh bạn mình

(%)

Hơi ngoan (%)

Chưa ngoan (%)

(87.6 %)

2 (6.2%)

2 (6.2%)

Trang 6

- Là cương vị của GVCN, tôi sẽ mời hai em vào phòng Đội, trao đổi riêng với hai

em hết sức nhẹ nhàng, mềm mỏng, không đổ lỗi cho e nào trước Đầu tiên tôi sẽ lắng nghe từng em trình bày, vì có hai em cùng một lúc ở đó, chắc chắn các em không thể khai dối được, dù sau đó biết lỗi đã bắt nguồn từ ai nhưng tôi cũng không la mắng, không ấn định em ấy sai hoàn toàn tôi sẽ khuyên nhủ hai em, là bạn bè phải giúp đỡ nhau vươn lên trong học tập, còn khi giải lao chơi với nhau thay vì đánh giỡn, vật lộn nhau thì các em có thể cùng nhau ngồi trò chuyện nội dung quanh vấn đề học tập, cùng ôn bài cũ, lên thư viện đọc truyện hoặc đọc sách tham khảo, điều đó rất tốt và hỗ trợ nhau học tập rất nhiều, còn đánh giỡn đùa giỡn

sẽ mệt người, đến lúc vào lớp không tập trung học vì các em phải lấy lại sức, còn nếu vào trường hợp các em có mâu thuẫn lâu rồi, dẫn đến đánh nhau thì tôi sẽ phê bình cả hai, hai em đều sai, đánh bạn là sai, em kia kêu người ngoài vào đánh trả cũng sai Khi xảy ra chuyện, các em phải báo ngay với thầy cô, với tổng phụ trách, với giáo viên chủ nhiệm, có thể báo với chú bảo vệ Nói chung là phải nhờ người lớn can thiệp, các em không được tự ý xử lí

B.3 Kết hợp với Đoàn Đội, các ban ngành đoàn thể trong nhà trường :

- Sau khi tìm ra được nguyên nhân sự việc, nếu không thể giải quyết được một mình, tôi sẽ báo với cô Tổng phụ trách và nếu cần thiết sẽ nhờ sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể trong nhà trường cùng phối hợp, bàn bạc giải quyết vấn đề

B.4 Thành lập đội bí mật trong lớp :

- GVCN sẽ nhờ hai em trong lớp làm nhiệm vụ này, hai em đó phải nhanh nhẹn, nhiệt tình, có trách nhiệm, trung thực trong công việc Nhiệm vụ của hai em là thường xuyên bao quát lớp hằng ngày, giờ học, giờ ra chơi, các em phải làm nhiệm

vụ này một cách bí mật, không bạn nào trong lớp được biết dù là bạn thân cũng không được biết, khi có mâu thuẫn nào xảy ra, hai em đó phải báo ngay với GVCN, còn nếu sự việc phức tạp mà không có GVCN ở đó thì các em báo với cô tổng phụ trách hoặc bất kì thầy cô nào trong nhà trường, để kịp thời ngăn chặn, dập tắt ngay ngọn lửa mâu thuẫn, và lưu ý hai em đó phải làm việc bí mật, báo cáo khéo léo nếu không sẽ ảnh hưởng đến các em như là bị bạn ghét

Trang 7

B.5 Biện pháp xử lí :

- Mức độ 1 : Ở mức độ nhẹ, có sửa chữa thì khuyên nhủ các em nhẹ nhàng

- Mức độ 2 : Đã được nhắc nhở nhưng chưa tiến bộ thì các em viết kiểm điểm đưa

về phụ huynh kí cam kết, phê bình

- Mức độ 3 : Nặng hơn mời phụ huynh đến làm việc, nhắc nhở, phê bình trước cờ

- Mức độ 4 : Rất nặng thì các ban ngành đoàn thể phải vào cuộc, họp bàn bạc và đưa ra mức độ khiển trách, lúc này nhà trường sẽ ra quyết định cuối cùng

*** Nội dung 2 : Hạn chế tình trạng nghỉ học không phép

B.6 Lập danh sách, học sinh ghi lại số điện thoại của phụ huynh :

- Vào đầu năm học mới, nhà trường vừa giảng dạy, vừa phải ổn định nề nếp các lớp đầu năm nên cũng chưa tiến hành họp phụ huynh học sinh ngay được, trong lớp chắc chắn sẽ không tránh khỏi trường hợp học sinh nghỉ học không phép với nhiều lí do như là ngủ quên, dậy trễ nên nghỉ luôn không dám lên trường (vì cha

mẹ đi vắng nên không có ai nhắc nhở), có em ở nhà có đi nhưng không vào trường

mà ghé vào tiệm Net chơi game, cha mẹ không biết…Đầu năm thì GVCN chưa thể nắm rõ được hoàn cảnh gia đình, nhà ở của các em cụ thể ở chỗ nào, đa số phụ huynh đi làm sớm về trễ GVCN có đến nhà cũng không gặp được mà lại không có

số điện thoại cho nên tôi sẽ in một tờ giấy có tên các em, yêu cầu các em ghi số điện thoại cha mẹ vào, em nào không nhớ thì về hỏi cha mẹ Chắc chắn sẽ có em dấu nói không biết, cha mẹ không có, thì tôi sẽ hỏi thăm GVCN của năm trước, và chờ đến ngày họp phụ huynh học sinh, tôi sẽ trao đổi trực tiếp

B.7 Điện thoại cho phụ huynh ngay khi có em nghỉ không lí do :

- Nếu GVCN cứ để công việc dồn đến giờ sinh hoạt lớp mới nhắc nhở, hỏi lí do và phê bình thì tôi nghĩ sẽ quá trễ và không kịp uốn nắn các em, với biện pháp GVCN chủ động liên lạc với phụ huynh, tôi thấy biện pháp này rất hiệu quả, nếu ngày hôm đó có học sinh nghỉ không phép, tôi sẽ điện thoại ngay cho phụ huynh hỏi lí

do, nếu em đó trốn học thì đó cũng là cách thông báo đến cho phụ huynh biết và có thể đi tìm con em mình về, lúc đó các em biết mình đã sai, không thể lừa dối cha

Trang 8

mẹ được, vì GVCN sẽ thông báo liền nếu em trốn học, điều đó làm các em sợ và không dám nữa Còn trường hợp hôm đó các em nghỉ, GVCN cũng không có ở trường thì ngày hôm sau, GVCN phải vào lớp hỏi ngay hôm qua có ai nghỉ không,

lí do nghỉ, nếu học sinh nghỉ có phép thì không sao, không phép thì tôi cũng gặp

em đó hỏi, nếu lí do nghi ngờ tôi cũng sẽ điện hỏi phụ huynh, vì có em cũng lấy lí

do không đúng để biện minh cho hành vi của mình Qua đó tôi cũng kiểm tra được

độ trung thực của học sinh trong lớp

B.8 Phụ huynh có thể điện thoại cho GVCN xin cho con nghỉ học :

- Theo đúng nội quy thì khi học sinh nghỉ học, phải có đơn xin phép do cha mẹ kí tên xác nhận, nhưng có những trường hợp có em bệnh đột xuất, cha mẹ không kịp gửi đơn thì có thể điện thoại báo GVCN, rồi hôm sau sẽ bổ sung đơn xin phép, như vậy cũng là một cách thông báo nhanh nhất để GVCN nắm được Đầu năm học vào GVCN cho các em số điện thoại của cô, nhắc các em nếu phụ huynh cần trao đổi gì thì điện thoại trực tiếp cho cô

VI KẾT QUẢ :

Sau đây là số liệu thống kê sau khi thực hiện đề tài :

Trong suốt thời gian làm công tác chủ nhiệm, bản thân luôn mẫu mực trong mọi công tác, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao đối với lớp chủ nhiệm, đảm bảo việc duy trì sĩ số, giáo dục học sinh chưa ngoan, nâng cao tỉ lệ học sinh khá giỏi

VII BÀI HỌC KINH NGHIỆM :

- GVCN khi bước vào lớp cần với thái độ vui vẻ, thân thiện, luôn gần gũi, chia sẻ, động viên nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em Đặc biệt là phải công bằng trong mọi việc, không ghét bỏ em nào, yêu thương tất cả các em như nhau, đặc biệt GVCN phải có lòng vị tha với các em, dù các em có lỗi lầm

(%)

Hơi ngoan (%)

Chưa ngoan (%)

(93.8 %)

2 (6.2 %)

0 (0 %)

Trang 9

- GVCN phải có tâm với nghề, có lòng nhiệt huyết, phải dành nhiều thời gian cho lớp chủ nhiệm, luôn sát cánh với các em trong mọi phong trào và hãy xem bản thân mình như người mẹ thứ hai của các em

- Muốn giáo dục các em tốt, GVCN cũng là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo, GVCN phải mẫu mực, lời nói đi đôi với việc làm, đặc biệt phải giữ chữ tín

VIII ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ :

- Với những kinh nghiệm trên tuy không phải là những biện pháp hoàn hảo nhưng bản thân tôi đã áp dụng trong năm qua thấy phần nào hiệu quả đó là lớp chủ nhiệm không có tình trạng bạo lực học đường, không có tình trạng học sinh nghỉ học liên miên và học sinh bỏ học Trong giờ họp chủ nhiệm tôi sẽ chia sẻ cùng đồng nghiệp

để mong được đóng góp ý kiến thêm để các biện pháp càng hiệu quả hơn

IX TÀI LIỆU THAM KHẢO :

1. Sổ tay công tác chủ nhiệm lớp dành cho giáo viên trung học cơ sở - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam – Năm 2010

2. Luật giáo dục được sửa đổi, bổ sung năm 2009 – Nhà xuất bản Tư Pháp– Năm

2010

3. Hướng dẫn nhận biết một số tệ nạn và cách phòng chống bạo lực trong nhà trường – Nhà xuất bản Hà Nội – Năm 2014

4. Các nguồn thông tin trên mạng internet

MỤC LỤC :

II. Tổ chức thực hiện đề tài…… 5

Trang 10

IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

V. Nội dung nghiên cứu……….… 6

VI. Kết quả……… 10

VII. Bài học kinh nghiệm……….……… 10

VIII. Đề xuất, khuyến nghị………… 11

IX. Tài liệu tham khảo……… ……….… 11

NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU :

Ngày đăng: 22/04/2017, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w