1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận chủ đề tìm hiểu về thời cơ cách mạng tháng tám năm 1945 rút ra nhận xét nghiên cứu án lệ số 192018al về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “tham ô tài sản

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 128,68 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT

LỚP: LTM 2001

KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCHÁN LỆ

Nghiên cứu Án lệ số 19/2018/AL về xác định giá trị tài sảnbị chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản”

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: HUỲNH NỮ KHUÊ CÁC

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 12 – Năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, đầu tiên, nhóm xin trân thành cảm ơn cô Các trong khoa Luật, Trường Đại Học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt những tiết học của môn Kỹ năng nghiên cứu và phân tích án lệ Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu tiểu luận mà còn là hành trang quý báu để nhóm có một nền tảng kiến thức vững chắc và tự tin.

Trong quá trình học tập, cũng như trong quá trình làm bài tiểu luận, mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song nhận thấy nhóm đã cố gắng hết sức nhưng vì tiếp cận với thực tế pháp lý cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà nhóm chưa thấy được Mong nhận được sự góp ý, chỉ dạy thêm từ Cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, nhóm kính chúc Cô dồi dào sức khoẻ và thành công trong sự nghiệp cao quý Nhóm xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

MỤC LỤC:

A.PHẦN MỞ ĐẦU 5

Lý do chọn đề tài 5

Mục tiêu nghiên cứu: 5

Phương pháp nghiên cứu: 5

Đối tượng nghiên cứu: 5

Kết cấu của Tiểu luận 5

II HIỂU VỀ NỘI DUNG ÁN LỆ 8

1.Xác định hoàn cảnh pháp lý, yêu cầu của các bên, nhận biết vấn đề pháp lý cần bình luận. 8

2.Quan điểm của Tòa Án đã xét xử vụ án trước đó liên quan đến vấn đề pháp lý cần bình luận: 9

3 Xác định quan điểm của TA đã ra án lệ đang được bình luận vấn đề pháp lý đang quan tâm 10

III NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ ÁN LỆ 11

1. So với thực tiễn pháp lý giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 sửa đổi,bổ sung năm 2017 11

2.Đánh giá theo góc độ quan điểm cá nhân 13

3.Đề xuất giải pháp/ kiến nghị 16

IV KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

A VĂN BẢN PHÁP LUẬT 19

B CÁC TRANG WEB 19

Trang 7

A.PHẦN MỞ ĐẦULý do chọn đề tài

Hành vi tham ô tài sản là loại tội điển hình và phổ biến trong xã hội ngày nay Những người tham ô tài sản là những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của người khác và đồng thời phải là người có trách nhiệm trong việc quản lý đối với tài sản chiếm đoạt Người phạm tội hành vi tham ô thực hiện với lỗi cố ý và thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lý có thể khác nhau nhưng thực chất đều là sử dụng quyền hạn mình có để thực hiện hành vi tham ô tài sản, biến tài sản được giao hành tài sản của mình Hiện nay, pháp luật nhà nước đã đưa có đưa ra những hình phạt cho tội danh này nhưng tuy nhiên trong thực tế vẫn có một số trường hợp bỏ lọt được tội phạm bởi vì còn những thiếu sót, lỗ hổng trong pháp luật Việt Nam Và những thiếu sót đó mà nhóm chúng em nhận thấy rằng chính là việc xác định giá trị tài sản mà tội phạm chiếm đoạt trong trường hợp có khắc phục một phần hậu quả để làm căn cứ định tội và định khung hình phạt còn có sự mâu thuẫn và thiếu tính thống nhất thông qua án lệ số 19/2018/AL.

Mục tiêu nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của án lệ số 19/2018/AL chính là đưa ra mức định khung hình phạt dựa vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong pháp luật và xét xử trong thực tiễn.

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu đề tài được thực hiện trên cơ sở bản án lệ số 19/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào ngày 17/10/2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA vào ngày 06/11/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về đề tài, nhóm chúng em đã có sử dụng một số phương pháp như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp đối chiếu, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp để tổng hợp các kiến thức và luận cứ trong luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của án lệ số 19/2018/AL là nghiên cứu về xác định giá trị tài sản mà tội phạm chiếm đoạt trong tội “tham ô tài sản” được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 278 BLHS năm 1999 (tương ứng với điểm c khoản 2 Điều 353 BLHS 2015), kết hợp với các xét xử đưa ra quyết định của Tòa án mà đưa ra những điểm thiếu sót về hình phạt và mức giá trị tài sản bị chiếm đoạt để có thể đưa ra những giải pháp tốt hơn cho các trường hợp tương tự.

Kết cấu của Tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 phần

● Phần I: Tóm tắt án lệ

● Phần II: Hiểu về nội dung án lệ

● Phần III: Nhận xét đánh giá giá trị án lệ

Trang 8

B.PHẦN NỘI DUNGI TÓM TẮT ÁN LỆ

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 09/2015/HS-GĐT ngày 23-4-2015 của Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tham ô tài sản” đối với bị cáo: Võ Thị Ánh N, sinh năm 1981; trú tại số 17, đường A, phường B, thành phố C, tỉnh Bình Định.

Ngoài ra, trong vụ án còn có Phan Thị Q bị kết án về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; Võ Thị Kim T bị kết án về tội “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước”.

Vị trí nội dung án lệ:

Khái quát nội dung án lệ: - Tình huống án lệ:

Bị cáo lợi dụng sơ hở trong quản lý của ngân hàng, nhiều lần trực tiếp làm thủ tục rút và chi tiền tiết kiệm từ quỹ của chi nhánh ngân hàng do bị cáo quản lý nhưng thực tế không chi trả cho bất kỳ ai mà bị cáo đã sử dụng số

Giá trị tài sản mà bị cáo chiếm đoạt phải xác định là toàn bộ số tiền mà bị cáo đã làm thủ tục rút và chi tiền tiết kiệm khống từ quỹ của chi nhánh ngân hàng (bao gồm cả số tiền bị cáo đã khắc phục trong quá trình điều tra) Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

Điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60; điểm c khoản 2 Điều 278 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với điểm b, s Điều 51; Điều 54; Điều 65, điểm c khoản 2 Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Nội dung vụ án:

Phòng giao dịch D là đơn vị trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố C, được thành lập theo Quyết định số

1667/QĐ/NHNN-TCCB ngày 02-03-2007 của Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, có nhiệm vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

Thời gian từ tháng 5-2008 đến tháng 4-2010, Phòng giao dịch D là một quầy giao dịch làm việc chung văn phòng với phòng kế toán Ngân quỹ của Ngân hàng nông nghiệp C Phòng giao dịch D có 02 nhân viên là:

- Phan Thị Q là kế toán có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, lập các chứng từ thu, chi tiền, mở sổ theo dõi nhật ký quỹ tiền mặt, hạch toán các khoản thu chi vào chương trình giao dịch trên máy vi tính, in phát hành sổ tiết kiệm và lập thẻ lưu tiết kiệm.

Trang 9

- Võ Thị Kim T là thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý sổ tiết kiệm trắng chưa phát hành cho khách hàng; quản lý việc thu, chi tiền mặt.

-Còn Võ Thị Ánh N là giao dịch viên của phòng Kế toán - Ngân quỹ Ngân hàng nông nghiệp C, có nhiệm vụ quản lý các khoản chi trả chuyển tiền đến cho khách hàng vãng lai, chuyển tiền đi và đến, các nghiệp vụ huy động vốn, hạch toán các khoản thu nợ, thu lãi bằng tiền mặt.

-Ngày 12-4-2010, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố C, phát hiện sai phạm của giao dịch viên đang làm việc tại chi nhánh nên báo cáo lên Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Định Ngày 07-6-2010, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định có Công văn số 486/NHNNBĐ-HCNS đề nghị Cơ quan điều tra làm rõ việc chi tiền tiết kiệm tại Phòng giao dịch D cho 02 sổ tiết kiệm NA 222040 tên Đặng Thị Bích D và sổ tiết kiệm NA 1297720 tên Ngô Thanh V, làm thiệt hại cho Ngân hàng với tổng số tiền 774.403.300 đồng Quá trình điều tra xác định:

- Đối với Phan Thị Q và Võ Thị Kim T đã trực tiếp chi tiền từ quỹ của phòng giao dịch cho sổ tiết kiệm NA 222040 mang tên Đặng Thị Bích D là

200.100.000 đồng và sổ tiết kiệm NA 1297720 mang tên Ngô Thanh V là 102.870.600 đồng; tổng cộng là 302.970.600 đồng (200.100.000 +

102.870.600 = 302.970.600 đồng) mà không kiểm tra chứng minh thư nhân dân của khách hàng để đối chiếu, dẫn đến thiệt hại cho Ngân hàng số tiền trên.

- Đối với Võ Thị Ánh N đã trực tiếp làm các thủ tục và chi tiền từ quỹ của chi nhánh Ngân hàng do Võ Thị Ánh N quản lý cho sổ tiết kiệm NA 1297720 mang tên Ngô Thanh V, tổng số tiền 471.432.700 đồng, gồm các lần sau:

Ngày 31-7-2009, Võ Thị Ánh N chi 23.124.400 đồng bao gồm 20.000.000 đồng tiền gốc và 3.124.400 đồng tiền lãi.

Ngày 03-11-2009, Võ Thị Ánh N chi 448.308.300 đồng bao gồm 375.000.000 đồng tiền gốc và 73.308.300 đồng tiền lãi.

Riêng đối với lần chi ngày 03-11-2009, Cơ quan điều tra đã xác định Võ Thị Ánh N đã chuyển 251.000.000 đồng vào tài khoản ATM mang tên Võ Thị T (thẻ này do Võ Thị Ánh N quản lý, sử dụng và giao dịch nhiều lần) Sau đó, Võ Thị Ánh N đã rút 251.000.000 đồng từ tài khoản ATM của bà Võ Thị T nhiều lần để chiếm đoạt.

Số tiền còn lại từ việc chi trả cho sổ tiết kiệm bậc thang NA 1297720 mang tên Ngô Thanh V nhưng Võ Thị Ánh N không chứng minh được người nhận tiền nên đã gây thiệt hại cho Ngân hàng 220.432.700 đồng Do trong quá trình điều tra, bị cáo Võ Thị Ánh N đã khắc phục xong số tiền này nên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định không truy tố bị cáo về hành vi này.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 106/2013/HSST ngày 14-8-2013, Tòa án

nhân dân thành phố C, tỉnh Bình Định đã áp dụng điểm c khoản 2 Điều 278;

Trang 10

các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật Hình sự xử phạt Võ Thị Ánh N 03 năm tù về tội “Tham ô tài sản”.

Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 30/2014/HSPT ngày 24-02-2014, Tòa án

nhân dân tỉnh Bình Định căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 248; điểm đ khoản 2 Điều 249 Bộ luật Tố tụng hình sự chấp nhận kháng cáo xin hưởng án treo của bị cáo Võ Thị Ánh N, áp dụng điểm c khoản 2 Điều 278, các điểm b, p khoản 1, 2 Điều 46, Điều 47 và Điều 60 Bộ luật Hình sự xử phạt Võ Thị Ánh N 03 năm tù về tội “Tham ô tài sản” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 năm.

Tại Kháng nghị giám đốc thẩm số 02/2015/KN-HS ngày 09-02-2015,

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 30/2014/HSPT ngày 24-02-2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định và Bản án hình sự sơ thẩm số 106/2013/HSST ngày 14-8-2013 của Tòa án nhân dân thành phố C, tỉnh Bình Định đối với Võ Thị Ánh N để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề

nghị Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

II HIỂU VỀ NỘI DUNG ÁN LỆ

1 Xác định hoàn cảnh pháp lý, yêu cầu của các bên, nhận biết vấn đề pháplý cần bình luận.

Trong thời đại ngày nay, hành vi chiếm đoạt tài sản ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau cũng như toàn xã hội Nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong luật hình sự thì tội tham ô là tội điển hình trong số các tội phạm tham nhũng Người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản thuộc quyền quản lý của mình và hành vi đó liên quan trực tiếp đến địa vị, quyền lực của người phạm tội Tuy nhiên, còn có nhiều ý kiến khác nhau khi đánh giá tội phạm chiếm đoạt tài sản trong những trường hợp cụ thể.

Và việc xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “tham ô tài sản” theo Quyết định giám đốc thẩm số 09/2015/HS-GĐT ngày 23/4/2015 của Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tham ô tài sản” đối với Bị cáo: Võ Thị Ánh N, sinh năm 1981; trú tại số 17, đường A, phường B, thành phố C, tỉnh Bình Định Trong vụ án nêu trên có thể nhận thấy Võ Thị Ánh N không được lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp C giao nhiệm vụ chi tiền tiết kiệm nhưng lợi dụng sự sơ hở trong quá trình quản lý của Ngân hàng, Võ Thị Ánh N đã nhiều lần trực tiếp làm các thủ tục và chi tiền tiết kiệm từ quỹ của chi nhánh ngân hàng do Võ Thị Ánh N quản lý cho sổ tiết kiệm NA 1297720 mang tên Ngô Thanh V với tổng số tiền là 471.432.700 đồng Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã xác định không có khách hàng nào tên

Trang 11

Ngô Thanh V và bản thân Võ Thị Ánh N cũng không chứng minh được ai là người đến nhận số tiền này.

Sau khi làm thủ tục chi tiền cho khách hàng Ngô Thanh V, Võ Thị Ánh N đã chuyển 251.000.000 đồng là tiền trong quỹ của ngân hàng do Võ Thị Ánh N quản lý vào tài khoản ATM mang tên Võ Thị T do Võ Thị Ánh N là người trực tiếp mở thẻ, quản lý và sử dụng; sau đó nhiều lần rút số tiền này để chiếm đoạt của Ngân hàng nông nghiệp C Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã kết án Võ Thị Ánh N về tội “Tham ô tài sản” đối với số tiền 251.000.000 đồng là có căn cứ và đúng pháp luật Tuy nhiên, số tiền mà Võ Thị Ánh N chiếm đoạt của Ngân hàng là 251.000.000 đồng nên hành vi phạm tội của Võ Thị Ánh N thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 278 BLHS 1999 “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng” có khung hình phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm Tòa án cấp sơ thẩm chỉ áp dụng khoản 2 Điều 278 BLHS 1999 xử phạt bị cáo Võ Thị Ánh N 03 năm tù là quá nhẹ, không đúng với quy định của pháp luật Khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không phát hiện ra sai lầm của Tòa án cấp sơ thẩm, vẫn giữ nguyên mức hình phạt và cho bị cáo hưởng án treo là sai lầm nghiêm trọng, không đánh giá đúng tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội do bị cáo gây ra.

Hiện nay, có nhiều cách giải thích khác nhau và chưa có tính thống nhất trong việc xác định mức tiền làm căn cứ buộc tội trong những trường hợp đã khắc phục được một số hậu quả Do đó rất cần có một án lệ để giải thích vấn đề này Án lệ hình sự số 19/2018 có nội dung theo tình huống nêu trên Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thị Ánh N đã lợi dụng điểm yếu trong hệ thống quản lý của ngân hàng bằng thủ đoạn gian dối Nguyễn Thị Ánh N liên tục thực hiện các thủ tục rút tiền và sử dụng số tiền từ tài khoản của chi nhánh mình nhưng không chi cho bất kỳ ai khác Bị cáo sau đó đã trả lại một số tiền bị đánh cắp trong quá trình điều tra Viện kiểm sát nhân dân cho rằng số tiền Bị cáo khắc phục hậu quả nên không truy tố về hành vi này Việc không truy tố số tiền đã khắc phục không những coi nhẹ tội phạm mà còn bỏ lọt tội phạm dẫn đến việc xác định sai khung hình phạt thích hợp Như vậy, án lệ số 19/2018 có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm áp dụng thống nhất quá trình điều tra, truy tố, xét xử, không bỏ sót hành vi phạm tội liên quan đến tham ô tài sản.

2 Quan điểm của Tòa Án đã xét xử vụ án trước đó liên quan đến vấn đề pháp lý cần bình luận:

- Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 106/2013/HSST ngày 14-8-2013, Tòa án nhân dân thành phố C, tỉnh Bình Định đã áp dụng điểm c khoản 2 Điều 278; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật Hình sự 1999 xử phạt Võ Thị Ánh N 03 năm tù về tội “Tham ô tài sản”.

-Ngày 27-8-2013, Võ Thị Ánh N có đơn kháng cáo xin hưởng án treo.

Trang 12

- Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 30/2014/HSPT ngày 24-02-2014, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 248; điểm đ khoản 2 Điều 249 Tố tụng hình sự 1999 chấp nhận kháng cáo xin hưởng án treo của bị cáo Võ Thị Ánh N, áp dụng điểm c khoản 2 Điều 278, các điểm b, p khoản 1, 2 Điều 46, Điều 47 và Điều 60 Bộ luật Hình sự 1999 xử phạt Võ Thị Ánh N 03 năm tù về tội “Tham ô tài sản” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 năm.

-Tại Kháng nghị giám đốc thẩm số 02/2015/KN-HS ngày 09-02-2015, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 30/2014/HSPT ngày 24-02-2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định và Bản án hình sự sơ thẩm số 106/2013/HSST ngày 14-8-2013 của Tòa án nhân dân thành phố C, tỉnh Bình Định đối với Võ Thị Ánh N để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.

-Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

3 Xác định quan điểm của TA đã ra án lệ đang được bình luận vấn đề pháp lý đang quan tâm

cáo Võ Thị Ánh N không được lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp C giao nhiệm vụ chi tiền tiết kiệm nhưng lợi dụng sự sơ hở trong quá trình quản lý của ngân hàng, bị cáo đã nhiều lần trực tiếp làm các thủ tục và chi tiền tiết kiệm từ quỹ của chi nhánh ngân hàng do bị cáo quản lý cho sổ tiết kiệm mang tên Ngô Thanh V với tổng số tiền là 471.432.700 đồng Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã xác định không có khách hàng nào tên Ngô Thanh V và bản thân Võ Thị Ánh N cũng không chứng minh được ai là người đến nhận số tiền này.

- Sau khi làm thủ tục chi tiền cho khách hàng Ngô Thanh V, Võ Thị Ánh N đã chuyển 251.000.000 triệu đồng là tiền trong quỹ của ngân hàng do Võ Thị Ánh N quản lý vào tài khoản ATM mang tên Võ Thị T do bị cáo là người trực tiếp mở thẻ, quản lý và sử dụng; sau đó nhiều lần rút số tiền này để chiếm đoạt của ngân hàng.

- Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã kết án bị cáo về tội tham ô tài sản đối với số tiền 251.000.000 đồng là có căn cứ và đúng pháp luật Tuy nhiên, số tiền mà bị cáo chiếm đoạt của ngân hàng là 251.000.000 đồng nên hành vi phạm tội của bị cáo thuộc trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, có khung hình phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm Tòa án cấp sơ thẩm chỉ áp dụng xử phạt bị

Ngày đăng: 17/04/2024, 05:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w