(Tiểu luận) chủ đề tự do hóa lãi suất và tự do hóa tỷ giáhối đoái tại việt nam liên hệ với các quốc giatrên thế giới

23 1 0
(Tiểu luận) chủ đề tự do hóa lãi suất và tự do hóa tỷ giáhối đoái tại việt nam liên hệ với các quốc giatrên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG CHỦ ĐỀ: TỰ DO HÓA LÃI SUẤT VÀ TỰ DO HÓA TỶ GIÁHỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM-LIÊN HỆ VỚI CÁC QUỐC GIA

TRÊN THẾ GIỚI

Giảng viên giảng dạy : GS.TS Dương Thị Bình Minh Tên học phần : Nguyên lý Tài chính-Ngân hàng Mã lớp học phần : 23D3PUF5042901

Nhóm SV thực hiện : Nhóm 1

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 06 năm 2023

Trang 3

Nhận xét của giảng viênĐiểm số

1.

Trang 4

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN: TỰ DO HÓA LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM 5

PHẦN A: KHÁI QUÁT VỀ LÃI SUẤT VÀ TỰ DO HÓA LÃI SUẤT 5

I.Tìm hiểu về lãi suất 5

II Tìm hiểu về tự do hóa lãi suất: 6

PHẦN B: THỰC TRẠNG TỰ DO HÓA LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM 9

PHẦN C LIÊN HỆ VỚI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 13

PHẦN: TỰ DO HOA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 14

PHẦN A: TÌM HIỂU VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 14

PHẦN B: GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỰ DO HÓA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM 18

PHẦN C: LIÊN HỆ VỚI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 19

TỰ DO HÓA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI TRUNG QUỐC 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể thấy trong những năm gần đây Việt Nam đang từng bước chuyển mình từ nềnkinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiếtquản lí của Nhà nước Điều đó cho thấy trong quá trình hòa nhập cùng với sự pháttriển của kinh tế thế giới, việc xem xét vấn đề về lãi suất là hết sức cần thiết Bởi lãisuất là một công cụ quan trọng trong điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô Lãi suất hợplý được xem là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triểnvà ngược lại Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà Nước đang từng bước tiến dầntới một chính sách lãi suất thị trường Thay đổi theo hướng tự do hoá, phù hợp vớiđiều kiện kinh tế - xã hội trong nước và mức độ hội nhập với thị trường khu vực và thếgiới Và bên cạnh đó, khi thị trường Việt Nam đang hướng đến một nền kinh tế mở, cáchoạt động thương mại càng trở nên phổ biến thì việc thanh toán giữa các quốc gia nhấtthiết phải sử dụng tiền tệ của nước này hay nước khác Để thực hiện được việc chuyểnđổi này đòi hỏi các quốc gia phải dựa vào tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là công cụquan trọng để so sánh sức mua của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ Từ đó đánh giá đượcgiá cả hàng hóa trong nước với nước ngoài, năng suất lao động trong nước với nướcngoài…Và để tiến tới hội nhập với thị trường quốc tế thì ngoài mối quan tâm về tự dohóa về lãi suất, Việt Nam cũng cần phải lựa chọn một cơ chế tỷ giá hối đoái phù hợpvới nền kinh tế Vì việc lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái thích hợp sẽ có ảnh hưởng vôcùng to lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thương mại của mỗi quốc gia Xuất phát từ những vấn đề kinh tế trên cũng như nhận thức được tầm quan trọng củatự do hóa lãi suất và tỷ giá hối đoái, nhóm chúng em đi đến nghiên cứu đề tài “ Tự do hóa lãi suất và tỷ giá hối đoái tại Việt Nam – liên hệ với các quốc gia trên thế giới”.

Trang 6

PHẦN: TỰ DO HÓA LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM

PHẦN A: KHÁI QUÁT VỀ LÃI SUẤT VÀ TỰ DO HÓA LÃI SUẤT

I.Tìm hiểu về lãi suất

1 Lãi suất là gì:

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của tiền vốn gửi vào/cho vay mà đơn vị nhận gửi tiền/người vay có trách nhiệm phải trả cho người gửi tiền/người cho vay trong một khoảng thời gian đã xác định, thông thường được tính theo năm Người gửi tiền, người đi vay có thể là cá nhân, tổ chức doanh nghiệp hoặc ngân hàng và ngược lại Lãi suất cũng được xem là tỷ lệ đầu tư sinh lời mà bên gửi tiền, bên cho vay tiền nhận được từ số tiền vốn

 Căn cứ vào tính chất của khoản tiền vay thì lãi suất được chia làm sáu loại:

- Lãi suất tiền gửi: là mức lãi suất mà ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phải chi trả cho các khoản tiền gửi của khách hàng đã gửi vào đó

- Lãi suất cho vay: là tỷ lệ phần trăm tính dựa trên số tiền vay gốc

mà người đi vay phải trả kèm theo tiền gốc cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng theo khoảng thời gian xác định.

Lãi suất danh nghĩa

là loại lãi suất biểu thị cho sự tăng trưởng của tiền sau một thời gian nhất định, thông thường là một năm.

Lãi suất thực

còn gọi là lãi suất hiệu quả, là loại lãi suất thực thu được sau khi đã tính đến tác động của lãi suất kép hoặc trừ đi tỷ lệ lạm phát Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát dự kiến.

Trang 7

- Lãi suất cơ bản: là mức lãi suất thấp nhất mà Ngân hàng Nhà

Nước áp dụng riêng cho đồng nội tệ

- Lãi suất liên ngân hàng: (còn gọi là lãi suất qua đêm), là lãi suất

khi các ngân hàng vay vốn lẫn nhau vì tình trạng thiếu vốn trên thị trường liên ngân hàng.

- Lãi suất chiết khấu: là lãi suất do Ngân hàng Nhà Nước ấn định,

tính trên khoản tiền mà các ngân hàng thương mại vay vì có nhu cầu sử dụng tiền mặt trong một thời gian ngắn hoặc tỷ lệ dự trữ tiền mặt không đủ.

- Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất do Ngân hàng Nhà Nước quy

định tính trên giấy tờ có giá ngắn hạn hoặc số tiền được ghi trên thương phiếu khi đến kỳ hạn thanh toán

 Căn cứ vào tính chất linh hoạt của lãi suất thì lãi suất được chia làm 2 loại:

- Lãi suất cố định: là mức lãi suất định ấn định sẵn con số cụ thể

trong hợp đồng vay vốn Nó không bị ảnh hưởng bởi biến động lãi suất thị trường và sẽ giữ nguyên trong suốt khoảng thời gian vay thế chấp tại ngân hàng Lãi suất cố định thường chỉ áp dụng cho hình thức vay ngắn hạn.

- Lãi suất thả nổi (lãi suất biến đổi): Trái ngược với lãi suất cố

định là lãi suất thả nổi, thay đổi liên tục theo từng mốc thời gian (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng) và biến động theo thị trường Khách hàng và ngân hàng thỏa thuận với nhau về mốc thời gian điều chỉnh lãi suất thả nổi dựa vào chỉ số lạm phát Nếu lãi suất chung trên thị trường giảm thì lãi suất thả nổi giảm nhưng thông thường, mức lãi suất này sẽ thấp hơn lãi suất cố định.

 Căn cứ vào loại tiền cho vay thì lãi suất được chia thành 2 loại:

Lãi suất nội tệ: Là lãi suất cho vay và đi vay đồng nội tệ.

Ví dụ như ở Việt Nam Ngân hàng thương mại cho người dân, các doanh nghiệp vaybằng VNĐ

Lãi suất ngoại tệ: Là lãi suất cho vay và đi vay đồng ngoại tệ Ví

dụ như Một ngân hàng nào đó ở nước Mỹ cho Ngân hàng thương mại Việt Namvay bằng đồng đôla

II Tìm hiểu về tự do hóa lãi suất:

1 Tự do hóa lãi suất là gì?

Trang 8

 Khái niệm: Tự do hoá lãi suất là một bộ phận cơ bản của tự do hoá

tài chính, tức là lãi suất hoàn toàn có thể điều chỉnh và thay đổi theo yêu cầu của thị trường.

 Bản chất: Tự do hoá lãi suất có thể được hiểu là việc tháo bỏ hoàn

toàn các ràng buộcvề lãi suất trong nền kinh tế, cho phép lãi suất trong nền kinh tế đạt tới điểm cân bằngcủa nó Thực chất của tự do hoá lãi suất là một quá trình loại bỏ các quy phạm, giớihạn bất hợp lý, loại bỏ tối đa các kiểm soát về lãi suất trong kinh doanh tiền tệ của khuvực trung gian tài chính và thay thế bằng các biện pháp điều tiết lãi suất gián tiếp củaNgân hàng Trung ương thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ

 Biểu hiện: Trong điều hành chính sách lãi suất, Ngân hàngTrung

ương chỉ công bố các mức lãi suất áp dụng đối với các khoản cho vay tái chiếtkhấu hoặc tái cấp vốn của mình đối với các tổ chức tín dụng

2 Vai trò của tự do hóa lãi suất trong nền kinh tế

- Tự do hoá lãi suất góp phần làm cho các dòng vốn trong xã hội được tự do lưuchuyển đến bất kì đâu, tuỳ thuộc vào ý muốn của nhà đầu tư mà không phải gặp bất cứsự ngăn cản phi kinh tế nào Lãi suất khi đó tự điều chỉnh linh hoạt và nhạy cảm, phảnánh nhu cầu đòi hỏi của thị trường, hay nói cách khác nó phản ánh chính xác giá của vốn trên thị trường Nhờ có quá trình tự do hoá lãi suất mà dòng vốn được lưu chuyểntừ nơi có lợi nhuận thấp đến nơi có lợi nhuận cao, từ nơi nhiều rủi ro đến nơi mức rủiro thấp hơn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô;tăng vốn đầu tư phát triển sản xuất, giúp các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinhtế phát triển mạnh và có hiệu quả - Lãi suất được tự do hoá sẽ đẩy mạnh quá trình tự do hoá tài chính, góp phần làm cho thị trường tài chínhchính thức phát triển và thị trường tài chính ngầm không có tác động tiêu cực Các tổchức tài chính được phát triển, từ đó cải thiện chất lượng cung ứng các dịch vụ tàichính đối với nền kinh tế Góp phần giảm thâm hụt ngân sách Nhà nước, do huy độngnội lực để bù đắp thâm hụt ngân sách, thay vì đi vay nước ngoài quá lớn hoặc sử dụngtiền phát hành, vì vậy, có thể giải quyết tận gốc vấn đề lạm phát từ nguyên nhân bộichi ngân sách Nhà nước hàng năm

3 Điều kiện tiến hành tự do hóa lãi suất:

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu để kiểm soát chặt chẽ thị trường liên ngân hàng.

- Phải dự báo được lãi suất theo tình hình kinh tế.

Trang 9

- Sửa đổi và bổ sung những quy định về tái cấp vốn, chiết khấu và tái chiết khấu.

- Hoàn thiện các quy định về lãi suất và quy chế quản lý ngoại hối theo thông lệ quốc tế.

- Xóa bỏ các hình thức cho vay ưu đãi trong hệ thống ngân hàng - Áp dụng cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

- Cải thiện năng lực quản lý và giám sát của Ngân hàng Nhà nước - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại - Nên để cho người dân, doanh nghiệp và các ngân hàng quen hơn với cách làm ăn theo thị trường – “thuận mua, vừa bán”

4 Trình tự thực hiện tự do hóa lãi suất

Thực hiện việc tự do hoá lãi suất vay không tiến hànhđồng thời giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay mà thực hiện dần dần từng bước Ngay trong hướng đi này đã có 2 cách thức khác nhau:

Cách thứ nhất: Phần lớn các nước thực hiện tự do hoá lãi suất cho vay rồi mớiđến lãi suất tiền gửi, mà trước tiên là lãi suất cho vay dài hạn, thứ đến là lãi suấtcho vay ngắn hạn Sau đó, lãi suất tiền gửi được thả nổi từng bước, thả nổi lãisuất tiền gửi dài hạn trước rồi đến ngắn hạn và từ khối lượng tiền gửi lớn đếnkhối lượng nhỏ hơn để tránh các thay đổi bất ngờ về cơ cấu đầu tư và ổn địnhlãi suất Lãi suất phát hành của các sản phẩm tài chính như trái phiếu công ty đãđược tự do hoá cùng với tự do hoá lãi suất cho vay Theo đó, một sự tự do hoá 16 sớm lãi suất tiền gửi có thể tạo ra sự cạnh tranh dữ dội giữa các tổ chức tàichính với rủi ro đẩy nhanh sự mất khả năng thanh toán

Cách thứ hai: Thái Lan, Việt Nam thực hiện việc tự do hoá lãi suất tiền gửi

Cách thứ hai: Thái Lan, Việt Nam thực hiện việc tự do hoá lãi suất tiền gửi

Thái Lan, Việt Nam thực hiện việc tự do hoá lãi suất tiền gửi trước, tất nhiên không phải là tất cả, kể cả lãi suất trái phiếu Chính Phủ Cơ sở của trình tự này được nhiều người chấp nhận với ít tác động về mặt chính trị hơn, tạo khả năng và động lực cho việc huy động tiết kiệm

Trang 10

của các ngân hàng thương mại

PHẦN B: THỰC TRẠNG TỰ DO HÓA LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM

I.Diễn biến lãi suất tính dụng trong thời gian qua1 Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017

NHNN ban hành Thông tư 07/2010/TT-NHNN quy định về cho vay bằng đồng ViệtNam thu lãi suất thỏa thuận nhằm giải quyết vấn đề về lãi suất, cho phép ngân hàng được phép áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận với các khách hàng trung và dài hạn vayphục vụ cho mục đích kinh doanh, mở rộng sản xuất Tình hình lãi suất năm 2011không mấy khả quan, khi chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế cũng là mộttrong những lý do đẩy mức lãi suất huy động và cho vay tăng cao, trong khi lãi suấtthực trên thị trường phải duy trì ở ngưỡng âm 3,55%.Trong khi NHNN đã quy định mức trần lãi suất huy động là 14%/năm nhưng cácNHTM vẫn lách luật và huy động trượt lãi suất 2%-5% nữa để thu hút khách hàng.Ngày 21/12/2012, NHNN ban hành Quyết định số 2646/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấpvốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngânhàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với cácngân hàng nhằm giảm lãi suất tái cấp vốn từ 10%/năm xuống còn 9%/năm, lãi suất táichiết khấu từ 8%/năm xuống còn 7%/năm, lãi suất cho vay qua đêm giữa các liên ngânhàng giảm từ 11% còn 10% năm Như vậy, với chính sách thắt chặt tiền tệ, đến nay lãisuất có xu hướng giảm trên thị trường…Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự sửa đổi được ban hành năm 2015 đã quy định trần lãisuất không vượt quá 20%/năm đối với các khoản vay tín dụng, được áp dụng vào ngày1/1/2017 Tuy nhiên, việc áp trần lãi suất không phải là giải pháp tối ưu như đã phântích, nhưng bộ luật này cũng đã “mở đường” cho các TCTD đó là được phép thỏathuận lãi suất theo cơ chế thị trường với điều khoản “trừ trường hợp luật khác có liênquan quy định khác” (NHNN, 2015)…

2 Giai đoạn năm 2018 và năm 2019

Sự điều hành chính sách tiền tệ 2018 của NHNN được đặc trưng bọn mục tiêu hàihòa lợi ích và đặt lợi ích quốc gia về ổn định kinh tế tài chính-tiền tệ vĩ mô lên trênhết, lãi suất vẫn được bình ổn Cụ thể, lãi suất qua đêm VND tăng từ mức bình quânkhoảng 1,53%

Trang 11

trong đầu năm lên khoảng 3% trong nữa cuối năm 2018 Lãi suất tiềngửi bình quân năm 2018 tăng từ 5,11% (năm 2017) lên 5,25% Lãi suất cho vay bìnhquân khoảng 8,91% Lãi suất tăng nhẹ chủ yếu tố kỳ vọng lạm phát tăng trong bốicảnh giá hàng hóa thế giới biến động và các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nguồn vốnnhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong năm 2018 như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trunghạn dài hạn giảm xuống 40% và chuẩn bị tăng vốn cấp 2 theo Basel II.18

Đối với lãi suất cho vay, mặc dù chịu cúc áp lực từ việc tăng lãi suất huy động và lãisuất trên thị trường liên ngân hàng kể từ khi bước vào quý III nhưng với những chínhsách điều hành linh hoạt, kịp thời của Ngân hàng Nhà nước như bơm tiền qua CM0,phát hành tín phiếu, ổn định lãi suất USD ), thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định, hỗ trợcho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế Sau 10 tháng, lãi suất chovay nền kinh tế đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể lãi suất đã giảm khoảng 0,8điểm % đối với lãi suất cho vay thông thường kỳ hạn ngắn và 0,3 điểm % đối với lãisuất cho vay thông thường kỳ hạn dài Hiện mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ởmức 6 – 9%/ năm đối với ngắn hạn; 9 – 11%/năm đối với trung và dài hạn.Năm 2019 là một năm đầy khó khăn của thị trường tài chính, tiền tệ với những diễnbiến, ảnh hưởng của chính trường thế giới, song song với đó là sự leo thang căng thẳngcủa chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Trong xu hướng ấy Việt Nam đã có nhiều đợtgiảm tương ứng Lãi suất điều hành, lãi suất tải cấp vốn đã giảm một số lần, mỗi lầngiảm từ 0,5-0,25% Ngoài ra, trần lãi suất huy động dưới 6 tháng đã giảm từ 5,5%xuống 5% Lãi suất dưới 1 tháng không kỳ hạn, giảm từ 1% xuống 0,8% Lãi suất trênthị trường mở giảm từ 4,5% xuống 4% Đặc biệt, mới đây, NHNN đã yêu cầu giảm0,5% lãi suất cho vay cho 5 lĩnh vực ưu tiên Nhìn chung năm 2019, mặt bằng lãi suấtgiảm trên tất cả các mặt trận, từ lãi suất điều hành đến lãi suất cho vay, lãi suất huyđộng…

3 Giai đoạn 2020 đến nay:

Ngay khi dịch bệnh bùng phát trong năm 2020, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điềuhành với mức giảm 1,5 - 2%/năm, là một trong những ngân hàng trung ương (NHTW)giảm lãi suất điều hành mạnh nhất khu vực Trong năm 2021, NHNN duy trì các mứclãi suất thấp này, kết hợp điều hành thanh khoản dồi dào trên thị trường tiền tệ Kếtquả là, đến cuối tháng 11/2021, lãi suất huy động và cho vay VND bình quân củaTCTD giảm tương ứng khoảng

Trang 12

0,51%/năm và 0,81%/năm so với cuối năm 2020 saukhi đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 Lãi suất cho vay bình quân đối với cáclĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ là 4,3%/năm (thấp hơn mức trần quyđịnh là 4,5%/năm).

II.Thuận lợi và khó khăn để thực hiện tự do hóa lãi suất1 Thuận lợi

 Về kinh tế vĩ mô: thực hiện tự do hoá lãi suất ở Việt Nam là nhu

cầu tất yếu, Về tình hình kinh tế vĩ mô, trong thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam nhìn chung khá cao, từ 6% đến 7%, đã có rất nhiều tiến bộ Nhưng sự tăngtrưởng này chưa thực sự vững chắc, còn tiềm ẩn những nhân tố bất lợi, thiếu bền vững.Chúng ta chưa chủ động kiểm soát lạm phát, tỷ giá chưa ổn định và ngân sách còn mấtcân đối Tuy nhiên, theo dự báo nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục tăng trưởng trong vàinăm tới, đây là điều kiện quan trọng để chúng ta thực hiện lãi suất thoả thuận hiện nay

 Về tình hình thị trường tài chính: Thị trường tài chính Việt Nam

còn kém phát triển và lạc hậu so với các nước trongkhu vực Sự lạc hậu, sơ khai của thị trường tài chính Việt Nam thể hiện ở tình trạngcác công cụ tài chính còn nghèo nàn về chủng loại và nhỏ bé về lượng giao dịch tạitrung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và trên thị trường mở trong nhữngnăm qua.

 Về tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và các thể chếtài chính trung gian khác: Hệ thống Ngân hàng Việt Nam còn nhiều yếu kém trên các mặt: Quản lý yếu kém,dễ đổ vỡ

do vốn tự có thấp, nợ quá hạn cao, tính cạnh tranh và sinh lời thấp Ở ViệtNam hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm đa số về thị phần tíndụng (trên 70%), tổng tài sản có của hệ thống này cũng chiếm 80% tổng tài sản có củahệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, các ngân hàng này lại cho vay các doanhnghiệp nhà nước là chủ yếu

 Về tình hình dự trữ ngoại tệ quốc gia: Dự trữ ngoại tệ quốc gia

chưa đủ mạnh để có thể thả nổi lãi suất Trong khi đó kinhnghiệm về xây dựng, quản lý, điều hành, giám sát và tác động vào mục tiêu chính sáchtiền tệ quốc gia theo cơ chế của Ngân hàng Nhà nước còn rất mới, bởi vì những côngcụ gián tiếp của chính sách tiền tệ mới được đưa vào hoạt động

 Năng lực tài chính và khả năng thanh toán: Năng lực tài chính,

khả năng thanh toán cũng như hiệu quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế vẫn còn chưa đồng đều

2 Khó khăn

Ngày đăng: 13/04/2024, 21:16

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan