Muốn thực hiện được điều đó các doanh nghiệp phải quan tâm đến tất cả các khâu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội đồng thời nâng cao chất lượng, đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOLDEN GATE
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Ngọc Khánh Linh
Lớp học phần: 232_FMGM0231_01
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
1.1 Khái niệm hàng tồn kho và quản trị hàng tồn kho 2
1.1.1 Hàng tồn kho 2
1.1.2 Quản trị hàng tồn kho 2
1.2 Nội dung quản trị hàng tồn kho 2
1.2.1 Phân loại hàng tồn kho 2
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ 3
1.2.3 Vai trò của việc quản trị hàng tồn kho 4
1.2.4 Chi phí liên quan đến quản trị hàng tồn kho 4
1.2.5 Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ) 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TYGOLDEN GATE 8
2.1 Giới thiệu về công ty Golden Gate 8
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 8
2.2 Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho của công ty Golden Gate 13
2.2.1 Phân loại hàng tồn kho của công ty 13
2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu hàng tồn kho của công ty 20
2.2.4 Phân tích mô hình hàng tồn kho EOQ của công ty Golden Gate 26
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆUQUẢ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY GOLDEN GATE 31
3.1 Đánh giá chung về công tác quản trị hàng tồn kho của công ty GoldenGate 31
Trang 33.1.1 Thành tựu 31 3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 31
3.2 Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho củacông ty Golden Gate 32KẾT LUẬN 35TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
Trang 4BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 5
1 Nguyễn Ái Linh Chương 2: Phần 2.2 2 Nguyễn Phương Linh Chương 1
3 Nguyễn Thị Khánh Linh Chương 3: Phần 3.2 4 Phùng Phương Linh Chương 3: Phần 3.1
5 Tô Khánh Linh Nhóm trưởng, xây dựng đềcương thảo luận, sửa bài Chương 2: Phần 2.2
6 Trần Thị Ngọc Linh Tổng hợp WordChương 2: Phần 2.1 7 Hoàng Văn Luân Thuyết trình
9 Đào Thị Kim Ngân PowerPoint
Nhóm trưởng
Tô Khánh Linh
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong xu hướng hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), để có thể tồn tại và phát triển thì mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và phải có lợi nhuận Muốn thực hiện được điều đó các doanh nghiệp phải quan tâm đến tất cả các khâu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội đồng thời nâng cao chất lượng, đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi sản xuất đều muốn quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục thì đòi hỏi phải có một lượng hàng tồn kho nhất định Hàng tồn kho có vai trò quan trọng - thường chiếm 40% giá trị tài sản của doanh nghiệp, và được xem là cầu nối an toàn giữa cung ứng và sản xuất, do đó công tác quản trị hàng tồn kho được thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm được việc chiếm dụng nhiều đối với hàng tồn kho, giảm chi phí cho việc thuê mướn mặt bằng, thuê kho để cất giữ nguyên vật liệu,
Đồng thời đảm bảo việc cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh thiếu hụt nguyên vật liệu dẫn đến trì trệ dây chuyền sản xuất, thiếu hụt thành phẩm cung ứng cho thị trường dẫn đến giảm lợi nhuận hay mất khách hàng, mất thị trường.
Quản trị hàng tồn kho là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp quản lý vào thực tiền hoạt động của doanh nghiệp mình Bên cạnh đó, hàng tồn kho lại bao gồm rất nhiều thành phần với đặc điểm khác nhau, số lượng khác nhau, mỗi thành phần lại có độ tương thích khác nhau Vì thế, doanh nghiệp cần luôn quan tâm đến đến hoạt động quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp.
Công tác quản trị hàng tồn kho tuy rất quan trọng, có tác động mạnh mẽ tớihiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng chưa thực sự được quan tâm đúng mứctại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp vật tư thiết bịnói riêng Do đó, nhóm 5 chọn đề tài: "Tìm hiểu về công tác quản trị hàng tồn khotại một doanh nghiệp và vận dụng phân tích quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ
Trang 6CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm hàng tồn kho và quản trị hàng tồn kho1.1.1 Hàng tồn kho
Hàng tồn kho là hàng hóa và nguyên vật liệu nhàn rỗi mà doanh nghiệp giữ để bán cho khách hàng trong tương lai gần Nói cách khác, những hàng hóa và nguyên liệu này không phục vụ cho mục đích kinh doanh nào khác ngoại trừ việc bán cho khách hàng để thu lợi nhuận Trong doanh nghiệp, ở đầu vào hay đầu ra có các nguồn không sử dụng ngay khi nó sẵn sàng, tồn kho sẽ xuất hiện.
1.1.2 Quản trị hàng tồn kho
Quản trị hàng tồn kho là thực hiện việc quản lý nhằm đảm bảo mức tồn kho tối ưu về nguồn lực nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và tối ưu hóa chi phí tồn kho cho doanh nghiệp.Quản trị hàng tồn kho là công việc phức tạp, luôn tồn tại hai mặt trái ngược:
- Một mặt, doanh nghiệp cần tăng lượng tồn kho để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục không bị gián đoạn.
- Mặt khác, khi tăng lượng tồn kho cũng kéo theo việc gia tăng các chi phí liên quan đến lưu kho, quản lý, … Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định điểm cân bằng mức độ đầu tư cho lượng tồn kho và lợi ích thu được từ việc thỏa mãn nhu cầu sản xuất và nhu cầu khách hàng với chi phí thấp.
1.2 Nội dung quản trị hàng tồn kho1.2.1 Phân loại hàng tồn kho
Xét về đặc điểm hàng hóa gồm 4 loại cơ bản sau:
- Hàng tồn là nguồn vật tư: Chính là những đồ dùng văn phòng, dầu, bóng đèn,nhiên liệu, các vật liệu làm sạch máy và những vật tư khác có giá trị sử dụng tương đương Đây đều là những vật tư quan trọng và cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất.
Trang 7- Hàng tồn là nguyên liệu thô: Chính là những nguyên liệu thô được dùng để bán hoặc doanh nghiệp sẽ giữ lại để phục vụ cho quá trình sản xuất trong tương lai,được gửi đi để gia công hoặc chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
- Hàng tồn là bán thành phẩm: Chính là những sản phẩm được đưa vào quá trình sản xuất tuy nhiên chưa hoàn thành và sản phẩm mặc dù đã hoàn thành nhưng chưa được làm thủ tục hoàn thành sau khi sản xuất.
- Hàng tồn là thành phẩm: Chính là những sản phẩm đã hoàn chỉnh sau khi trải qua quá trình sản xuất.
Xét về chủng loại hàng hóa gồm:
- Những hàng hóa mua về để bán bao gồm: Hàng mua đang trên đường đi, hàng gửi đang trên đường đi, hàng tồn kho, hàng bất động sản, hàng đang được gửi đi để gia công chế biến.
- Những sản phẩm còn dang dở: Những sản phẩm chưa được sản xuất hoàn thiện hoặc những sản phẩm hoàn thành nhưng chưa được làm thủ tục nhập kho theo đúng quy định.
- Những thành phần còn tồn kho hoặc thành phẩm đang được gửi đi bán - Hàng tồn kho chính là nguyên liệu, vật liệu.
- Những công cụ, dụng cụ còn tồn kho, hoặc được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang được gửi đi trên đường.
- Nguyên liệu, vật liệu được doanh nghiệp nhập để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu và thành phẩm, hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ
Việc quản trị tồn kho trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, không phải chỉ vì trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản của doanh nghiệp Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn trong kinh doanh, không bị thiếu sản phẩm hàng hóa để bán,
Trang 8Mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp thường phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản sau: - Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, hàng hoá của doanh nghiệp thường bao gồm: dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ.
- Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường.
- Thời gian vận chuyển hàng từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp - Xu hướng biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.
- Trình độ tổ chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp - Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…
1.2.3 Vai trò của việc quản trị hàng tồn kho
Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại vật tư có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch.
Thúc đẩy quá trình luân chuyển nhanh vật tư, sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Kiểm tra tình hình thực hiện cung cấp vật tư, đối chiếu với tình hình sản xuất, kinh doanh và tình hình kho hàng để kịp thời báo cáo cho bộ phận thu mua có biện pháp khắc phục kịp thời.
Đảm báo có đủ hàng hóa, thành phẩm để cung ứng ra thị trường.
1.2.4 Chi phí liên quan đến quản trị hàng tồn kho
Các chi phí gắn liền với hàng tồn kho (gọi là chi phí tồn kho) bao gồm:
- Chi phí đặt hàng: bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và phát hành đơn đặt hàng như chi phí giao dịch, quản lý, kiểm tra và thanh toán Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường tương đối ổn định không phụ thuộc vào số lượng hàng được mua Trong mỗi kỳ kinh doanh chi phí đặt hàng thường tỷ lệ với số lần đặt hàng trong kỳ Khi
Trang 9khối lượng hàng của mỗi lần đặt hàng nhỏ thì số lần đặt hàng tăng lên và chi phí đặt hàng do vậy cũng tăng lên và ngược lại.
- Chi phí lưu kho (hay chi phí bảo quản): Chi phí này xuất hiện khi doanh nghiệp phải lưu giữ hàng để bán, bao gồm chi phí đóng gói hàng, chi phí bốc xếp hàng vào kho,chi phí thuê kho, bảo hiểm, khấu hao kho và thiết bị kho, chi phí hao hụt, hư hỏng hàng hoá, lãi vay Các yếu tố chi phí này phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa mua vào Nếu khối lượng hàng đặt mua mỗi lần lớn, thì chi phí lưu kho tăng và ngược lại.
- Các chi phí khác:
+ Chi phí giảm doanh thu do hết hàng: Có thể xem đây là một loại chi phí cơ hội doanh nghiệp hết một loại hàng nào đó mà khách hàng có nhu cầu Doanh nghiệp có thể xử lý tình trạng hết hàng bằng cách hối thúc một đơn đặt hàng từ người cung cấp loại hàng đó Chi phí hối thúc cho lần đặt hàng sẽ bao gồm chi phí đặt hàng bổ sung cộng với chi phí vận chuyển (nếu có) Nếu không doanh nghiệp sẽ mất một khoản doanh thu do hết hàng.
+ Chi phí mất uy tín với khách hàng: đây cũng được xem là một loại chi phí cơ hội và được xác định căn cứ vào khoản thu nhập dự báo sẽ thu được từ việc bán hàng trong tương lai bị mất đi do việc mất uy tín với khách hàng vì việc hết hàng gây ra.
+ Chi phí gián đoạn sản xuất…
1.2.5 Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ)
Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử dụng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp.
Yếu tố quyết định trong quản trị hàng tồn kho là dự báo chính xác khối lượng các loại hàng hóa cần dự trữ trong kỳ nghiên cứu - thường là một năm Những doanh nghiệp có nhu cầu dự trữ hàng hóa mang tính thời vụ có thể chọn kỳ dự báo phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình Sau khi đã có số liệu dự báo chính xác về mức dự trữ hàng năm, doanh nghiệp có thể xác định số lần đặt hàng trong năm và khối lượng hàng hóa
Trang 10Mục đích của những tính toán này là tìm được cơ cấu tồn kho có tổng chi phí năm ở mức tối thiểu Giữa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản hàng tồn kho có mối quan hệ tương quan tỷ lệ nghịch Khi số lần đặt hàng nhiều, khối lượng hàng hóa tồn kho bình quân thấp, dẫn tới chi phí tồn kho thấp song chi phí đặt hàng cao Ngược lại, khi số lần đặt hàng giảm đi thì khối lượng hàng trong mỗi lần đặt hàng cao, lượng tồn kho lớn hơn, do đó chi phí tồn trữ hàng hóa cao và chi phí đặt hàng giảm.
Như vậy, vấn đề quan trọng đầu tiên của việc quản lý hàng tồn kho là quyết định cần đặt mua bao nhiêu đối với một loại hàng nhất định Mô hình đặt hàng hiệu quả
(EOQ) xác định số lượng hàng mua tối ưu trong mỗi lần đặt hàng đề dự trữ.
Mô hình này giả thiết rằng:
- Lượng hàng mua trong mỗi lần đặt hàng là như nhau.
Nhu cầu, chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản là xác định Thời gian mua hàng -thời gian từ khi đặt một đơn hàng tới khi nhận được hàng cũng là xác định.
- Chi phí mua của mỗi đơn vị không bị ảnh hưởng bởi số lượng hàng được đặt Giả thiết này làm cho chi phí mua hàng sẽ không ảnh hưởng đến mô hình EOQ bởi vì chi phí mua hàng của tất cả các hàng hóa mua vào sẽ như nhau bất kể quy mô đơn hàng với số lượng hàng đặt là bao nhiêu.
- Không xảy ra hiện tượng hết hàng: một lý do biện hộ cho giả thiết này là ở chỗ chi phí cho một lần hết hàng là quá đắt Chúng ta phải luôn duy trì một lượng tồn kho thích hợp để đảm bảo hiện tượng hết hàng không xảy ra.
Với những giả thiết này, phân tích EOQ bò qua các chi phí cơ hội như chi phí giảm doanh thu do hết hàng, chi phí mất uy tín với khách hàng, chi phí gián đoạn sản xuất…
Để xác định EOQ, chúng ta phải tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản Tổng chi phí tồn kho = Tổng chi phí đặt hàng + Tổng chi phí bảo quản
= (D/EOQ) x P + (EOQ/2) x C Như vậy theo lý thuyết về mô hình số lượng hàng đặt có hiệu quả thì: EOQ = 2DPC
Trong đó:
Trang 11EOQ: Số lượng hàng đặt có hiệu quả
D : Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm cho một khoảng thời gian nhất định P : Chi phí cho mỗi lần đặt hàng.
C : Chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho.
Công thức cho thấy EOQ tỷ lệ thuận với nhu cầu và chi phí đặt hàng, tỷ lệ nghịch với chi phí bảo quản.
Trang 12CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦACÔNG TY GOLDEN GATE
2.1 Giới thiệu về công ty Golden Gate
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 2008: Công ty Cô phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) được
thành lập với vốn điều lệ là32 tỷ đồng và mua lại tài sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Hoàng Thành Ngành nghề kinh doanh chinh của Golden Gate là cung cấp dịch vụ ăn uống (không bao gồm kinh đoanh phòng hát karaoke, quán bar và vũ trưởng) Tại thời điểm đó, Công ty sở hữu số lượng gồm sáu (06) nhà hàng mang tên Ashima, trong đó có ba (03) nhà hàng tại Hà Nội và ba (03) nhà hảng tại TP Hồ Chí Minh.
Năm 2009: Thương hiệu thứ hai của Công ty được chính thức khai trương với tên
gọi Kichi Kichi là chuỗi nhà hàng kinh doanh lâu băng chuyền Cùng thời điểm này, Công ty chính thức tăng bổ sung vốn điều lệ đạt 51,53 tỷ đồng từ nguồn thặng dư vốn cổ phần.
Với những nỗ lực phát triển không ngừng trong ngành dịch vụ ăn uống Công ty rất vinh dự được nhận giải thường The Guide Awards do Thời Bảo Kinh Tế Việt Nam trao tặng “Amazing and Popular Mushroom Cuisine".
Trang 13Năm 2010: Với sự ghi nhận tích cực của thị trưởng cho Thương hiệu Kichi Kichi,
Golden Gate tiếp tục mở rộng mạng lưới nhà hàng trên toàn quốc, tập trung chủ yếu tại hai (02) Thành phố là Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Cùng thời gian này, Golden Gate đã phát triển thêm Thương hiệu thứ ba mang tên Sumo BBQ đánh dấu sự phát triển sản phẩm đa dạng tại thị trường trong nước Nhà hàng Sumo BBQ đầu tiên được khai trương tại Hà Nội.
Năm 2011: Với mục tiêu chủ động cung ứng nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng,
thời gian cho mạng lưới các chuỗi nhà hàng Ban Giám đốc Golden Gate đã quyết định đầu tư và hoàn thành việc xây dựng mới khu Trung tâm Phân phối quy mô bao gồm hệ thống kho và nhà xưởng sơ chế, bảo quản thực phẩm tại khu Công nghiệp An Khánh.
Năm 2012: Golden Gate tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng số lượng nhà hàng,
đồng thời thực hiện việc chuyên đôi phù hợp các mô hình kinh doanh khác nhằm nâng cao hơn nữa hình ảnh các Thương hiệu chuỗi nhà hàng của Công ty Trong năm, ghi nhận một số Thương hiệu mới được hình thành và phát triển như: Vuvuzela, Daruma, Ba con Ciru, 37th Street và iSushi.
Năm 2013: Không ngừng thay đổi để phát triển năm 2013 đánh dấu sự ra mắt của
các Thương hiệu mới như: Gogi House, iCook đã được thị trường đón nhận tích cực.
Năm 2014: Golden Gate vẫn tiếp tục mở rộng công việc kinh doanh mạnh mẽ với
các thương hiệu thành công bao gồm Gogi house, Kichi kichi Việc mở rộng thành công đã đem lại tăng trưởng doanh thu gấp hơn 2 lần Trong năm này, Golden Gate cũng cho ra mắt thêm thương hiệu mới là Citi Beer Station.
Năm 2015: Ghi nhận sự tăng trờng lớn về mặt số lượng các điểm nhà hàng của các
chuỗi sau thời gian chuyển đổi và duy trì nâng cao chất lượng, tính đến thởi iểm cuối năm 2015, Golden Gate đã sở hữu 146 nhà hàng Trong năm 2015, Công ty cũng ghi nhận sự ra mắt một loạt các thương hiệu mới bao gồm Cowboy Jack's, Hutong Hotpot Paradise,
Trang 14Itacho Ramen, Kintaro Udon, K-pub, Magic Pan Food Palace và Crystal Jade nâng tổng số thương hiệu lên 18 thương hiệu.
Năm 2016: Tiếp tục là một năm thành công trong việc mở rộng mạng lưới nh hàng
Golden Gate với tổng cộng 189 nhà hàng Doanh thu tăng trường 42% so với năm 2015 Công ty đồng thời chào đón thêm 3 thương hiệu mới là Osaka Ohsho, Shogun và Sừng Quăn.
Năm 2017: Golden Gate cho ra mắt thương hiệu mới là Manwah, lẩu Đài Loan, và
trong một thời gian rất ngắn Manwah đã trở thành thương hiệu chủ chốt của Công ty bên cạnh Gogi House và Kichi Kichi.
Năm 2018: Tiếp tục là một năm ghi nhận nỗ lực phát triên kinh doanh của Công ty
trong việc mở rộng mạng lưới nhà hàng Golden Gate với hơn 300 nhà hàng tại các tỉnh, thành phố lớn của đất nước.
Công ty đồng thời đã chào đón thêm thương hiệu mới là Hutong §cafood được người tiêu dùng dành giá cao.
Năm 2019: Golden Gate tiếp tục mở rộng mạng lưới nhà hàng trên toàn quốc với
quy mô trên 350 nhà hàng tại các tính, thành phố Cũng trong năm 2019, Công ty đã chào đón thêm 4 thương hiệu mới là GoGi Steak - phiên bản Korean BBQ Steak phá cách đầy hấp dẫn của GoGi House - quán thịt nướng ngon số 1 và Jack's 500 Pizzeria - Thương hiệu gây tiếng vang trong giới sành ăn bằng những chiếc Pizza thơm ngon được làm hoàn toàn thủ công và nướng bằng lò củi theo phong cách truyền thống của vùng Napoli, nước Ý với hơn 4 loại đế bánh và hơn 20 loại topping đặc sắc khác nhau được người tiêu dùng đánh giá cao; The Coffee Inn - Chuỗi nhà hàng café đầu tiền kết hợp với ăn nhanh, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm trọn vẹn; và Chili's - Chuối nhà hàng American Grill & Bar nổi tiếng của Mỹ được mua nhượng quyền bởi Golden Gate, với phong cách kết hợp độc đáo giữa ẩm thực Texas dần dã nhưng không kém phần nguyên bản, hấp dẫn cùng ẩm thực Mexico đậm đả, đa tầng hương vị cũng như cách chế biến đa dạng Số lượng nhà hàng tăng 18% so với 2018.
Trang 15Năm 2020: Là một năm ghi nhận nỗ lực vượt bậc của Công ty trong bối cảnh ảnh
hướng của đại dịch Covid Golden Gate tiếp tục mở rộng mạng lưới nhà hàng với quy mô trên 380 nhà hàng tại hơn 40 tỉnh thành trên toàn quốc Trong năm 2020, Công ty cũng đã chào đón thêm thương hiệu KTop - Thương hiệu Buffet Lầu Hàn Quốc với các hương vị nước sốt đậc trưng chuẩn Hàn, mang đến bạn trài nghiệm ẩm thực độc đáo của xứ sở Kim chi Tính đến hết năm 2020, Golden Gate đã sở hữu hơn 20 thương hiệu âm thực tại Việt Nam.
Năm 2021: Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, công ty phải đóng của 1/3
thời gian hoạt động, Golden Gate đã nỗ lực duy trì hệ thống, ứng phó linh hoạt trong kinh doanh, vận hành, tập trung thời gian để phát triển các nền tảng công nghệ Trong năm Golden Gate tiếp tục mở mới 44 nhà hàng, đóng cửa và chuyển đổi 37 nhà hàng, tới cuối năm mạng lưới nhà hàng của Công ty đã được mở rộng với quy mô tổng cộng gần 400 nhà hàng trên toàn quốc.
Năm 2022: Bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19 vẫn kéo dài đến Quý 1, cả năm
2022, Golden Gate đã hồi phục mạnh mẽ Trong năm, Golden Gate đã mở thêm 73 nhà hàng nâng tông quy mô lên 450 nhà hàng trên toàn quốc Trong đó, Golden Gate cũng đã giới thiệu 5 nhà hàng dưới nhãn hiệu mới mang tên Citi Station, là mô hình nhậu không gian mở, trẻ trung, sôi động, được ví như trạm sạc năng lượng sau một ngày dải làm việc mệt mỏi Ngoài ra, Golden Gate ghi đấu khi lần đầu bước chân vào lĩnh vực canteen bệnh viện ở Bạch Mai, một trong những bệnh viện lớn và uy tín bậc nhất tại Việt Nam.
Năm 2023: Đánh dấu bước chuyển mình và khẳng định tầm nhìn phát triển trong
giai đoạn tiếp theo, "Công ty Thương mại Cổ phần dịch vụ Cổng Vàng" chính thức thay đổi tên công ty thành "Công ty Cổ phần Tập đoàn Golden Gate" và logo nhận diện thương hiệu từ ngày 6/6/2023 Thay đổi tên thương hiệu và logo là một phần quan trọng trong
việc khẳng định tầm nhìn mạnh mẽ của Golden Gate: Đưa ẩm thực Việt Nam ra thế giớivà mang mô hình ẩm thực quốc tế về Việt Nam.
Trang 162.1.3 Tình hình kinh doanh hiện nay
Golden Gate được thành lập vào năm 2005 và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực F&B Hiện tại, ông Trần Việt Trung đang sở hữu 176.020 cổ phiếu, ước tính nhận về hơn 1,1 tỷ đồng tiền cổ tức theo tỷ lệ chia 65% mà Golden Gate vừa chốt Tổng Giám đốc Đào Thế Vinh đang sở hữu 400.537 cổ phiếu, ước tính nhận hơn 2,6 tỷ đồng.
Trang 17Về tình hình kinh doanh, năm 2023, doanh thu thuần của Golden Gate đạt 6.965 tỷ đồng, gấp 2 lần năm trước đó Chiếm 99,9% doanh thu là mảng bán thực phẩm và đồ uống, tương đương 6.955 tỷ đồng Mảng doanh thu hợp đồng xây dựng và doanh thu từ hoạt động khác chỉ chiếm chưa tới 1%.
Dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng do hoạt động kinh doanh phục hồi nhưng sau khi trừ chi phí, Golden Gate vẫn lãi ròng hơn 658 tỷ đồng Đây là mức lãi cao nhất của doanh nghiệp từ khi thành lập, thậm chí bằng nhiều năm trước cộng lại.
2.2 Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho của công ty Golden Gate
2.2.1 Phân loại hàng tồn kho của công ty
a, Phân loại theo công dụng
- Hàng tồn là nguồn vật tư:
+ Đồ dùng văn phòng: Bao gồm giấy, bút, mực in, cuốn sổ ghi chú, v.v Đây là những vật dụng cần thiết cho hoạt động hành chính và quản lý của công ty.
+ Vật tư làm sạch máy: Bao gồm chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh, bàn chải, khăn lau, v.v Đây là những vật tư quan trọng để duy trì vệ sinh và tiêu chuẩn an toàn trong nhà hàng.
+ Dầu, bóng đèn, nhiên liệu: Được sử dụng trong các thiết bị như lò nướng, bếp, máy lạnh, đèn chiếu sáng, v.v.
- Hàng tồn là nguyên liệu thô:
+ Nguyên liệu nấu nướng: Gồm các loại thực phẩm như thịt, cá, hải sản, rau củ quả, gia vị, v.v Đây là những nguyên liệu cần thiết để chuẩn bị các món ăn theo các phong cách ẩm thực Lẩu, Nướng, Á, Âu của Golden Gate.
+ Nguyên liệu cà phê: Gồm hạt cà phê, đường, sữa, v.v Đây là những thành phần chính để pha chế và phục vụ các loại đồ uống cà phê trong quán cà phê của Golden Gate.
- Hàng tồn là bán thành phẩm:
Trang 18khi được phục vụ cho khách hàng.
+ Các món ăn đã chế biến xong nhưng chưa được đưa vào kho và làm thủ tục nhập kho hoặc đưa vào hệ thống quản lý hàng tồn kho.Ví dụ, các món ăn Á, Âu đã được hoàn thành, nhưng chưa được nhập kho hoặc ghi nhận trong hệ thống quản lý hàng tồn kho của công ty.
- Hàng tồn là thành phẩm: Bao gồm các món ăn hoàn thành và sẵn sàng để phục
vụ khách hàng Ví dụ: các món lẩu, món nướng, các món ăn Á, Âu và các sản phẩm cà phê đã được chuẩn bị và phục vụ trong quán.
b, Phân loại theo bảng cân đối kế toán
Trang 19Chi tiết tình hình tăng giảm dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trang 20Chi tiết tình hình tăng giảm dự phòng giảm giá hàng tồn kho