1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài tìm hiểu về cải cách thủ tục hành chính

25 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về cải cách thủ tục hành chính
Tác giả Nhóm Sinh Viên
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 61,01 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNCải cách thủ tục hành chính là vấn đề diễn ra ở tất cả các quốc gia và được coi là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là trọng tâm của công việc cải cách bộ máynhà

Trang 1

MỤC LỤC

A NỘI DUNG LÝ LUẬN 2

I Thủ tục hành chính 2

1 Khái niệm 2

2 Một số đặc điểm chung 2

3 Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính 2

4 Chủ thể của thủ tục hành chính 4

5 Phân loại thủ tục hành chính 4

II Cải cách thủ tục hành chính 5

1 Khái niệm 5

2 Quan điểm của Đảng về cải cách thủ tục hành chính 5

3 Các giai đoạn cải cách thủ tục hành chính 6

B THỰC TRẠNG VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM 10

I Mục tiêu, nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2021 – 2030 10

1 Mục tiêu 10

2 Nhiệm vụ 12

II Thực trạng cải cách thủ tục hành chính ở nước ta 13

1 Thực trạng cải cách thủ tục hành chính ở nước ta 13

2 Đánh giá, nhận xét 17

C KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 20

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Cải cách thủ tục hành chính là vấn đề diễn ra ở tất cả các quốc gia và được coi là yếu

tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là trọng tâm của công việc cải cách bộ máynhà nước nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, thống nhất, có đủ quyền lực,năng lực để thực hiện đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phục vụ đắclực cho nhân dân Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính đã và đang là một trong nhữngnội dung quan trọng nhất trong việc góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng Xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam, là khâu đột phá chiến lược của Đảng vàNhà nước

Từ thực tiễn hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, có thể khẳng địnhrằng cải cách thủ tục hành chính nhà nước luôn là một chủ trương nhất quán, thể hiệntầm nhìn của Đảng trong lãnh đạo tổ chức và hoạt động của nhà nước, thông qua cácbiện pháp cụ thể ở từng giai đoạn phát triển của đất nước để cải cách, đổi mới nềnhành chính nhà nước phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển ngày càng tốt hơn.Đến nay, bức tranh cải cách thủ tục hành chính trên cả nước cơ bản đã đạt được nhiềukết quả tốt, được xem là điểm nhấn quan trọng, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một sốmặt hạn chế, vướng mắc làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu chínhsách như đội ngũ công chức, sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan chưa chặt chẽ,một số thủ tục vẫn rườm rà, quá trình triển khai thiếu đồng bộ, chưa đột phá,… Từnhững lý do đó, nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về cải cách thủ tục hànhchính” làm mục tiêu nghiên cứu và tìm hiểu Bản thân chúng em tự nhận thấy sự hiểubiết và vốn kiến thức còn hạn chế nên bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót mong thầy đánhgiá và góp ý cho chúng em để bài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn nữa

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định Quy phạm pháp luậtluật hành chính bao gồm: quy phạm nội dung và quy phạm thủ tục Quy phạm nộidung trực tiếp quy định những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản lý và đối tượngquản lý hành chính nhà nước Quy phạm thủ tục quy định cách thức thực hiện quyphạm nội dung.

Thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt, năng động cao Hoạt động quản lýhành chính nhà nước vốn phong phú, đa dạng Nội dung và cách thức tiến hành từnghoạt động cụ thể chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố lại chịu

sự tác động đan xen phức tạp của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội khiếncho hoạt độngg quản lý hành chính trở nên hết sức sống động Thủ tục hành chính vớitính chất là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý đương nhiên phải linhhoạt mới có thể tạo nên quy trình hợp lý cho từng hoạt động quản lý cụ thể X

Trang 4

3 Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính

a Nguyên tắc pháp chế:

Nguyên tắc pháp chế thể hiện trước hết chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới cóquyền định ra thủ tục hành chính Hiện nay, thẩm quyền quy định thủ tục hành chínhtập trung vào các cơ quan nhà nước ở trung ương Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi sựthống nhất tương đối giữa các thủ tục hành chính của những hoạt động quản lý tương

tự nhau Mặc dù thủ tục hành chính hết sức đa dạng nhưng không vì thế mà phức tạphoá thủ tục hành chính

Thứ hai, chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới có quyền thực hiện thủ tụchành chính và thực hiện thủ tục trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.Thứ ba, thủ tục hành chính phải được thực hiện đúng pháp luật Về mặt lý thuyết, tất

cả các thủ tục hành chính được pháp luật quy định đều là cần thiết và là quy trình hợp

lý nhất để thực hiện các hoạt động quản lý trên thực tế Ngay cả khi các thủ tục hànhchính đã trở nên không còn phù hợp thì các chủ thể thực hiện thủ tục cũng không đượctuỳ tiện thay đổi hoặc bỏ qua Một thủ tục hành chính cụ thể chỉ mất giá trị pháp lý khi

bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ

b Nguyên tắc khách quan

Việc định ra thủ tục hành chính phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của hoạt độngquản lý nhằm đưa ra quy trình hợp lý, thuận tiện nhất, mang lại kết quả cao nhất choquản lý Nguyên tắc khách quan còn đòi hỏi khi thực hiện thủ tục hành chính ở tất cảcác khâu, các bước, các giai đoạn đều phải dựa trên những căn cứ khoa học Nhữngkết luận, quyết định được đưa ra phải phù hợp với quy luật khách quan về sự tồn tại,vận động của các sự việc, hiện tượng, các lĩnh vực xã hội

c Nguyên tắc công khai, minh bạch

Trong trường hợp cần thiết, nhà nước tạo điều kiện cho những đối tượng thực hiện thủtục đóng góp ý kiến Ngoài ra, nội dung các thủ tục phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.Các thủ tục hành chính phải được công bố cho người thực hiện thủ tục biết để có thểthực hiện dễ dàng Trong thực hiện thủ tục hành chính, nguyên tắc công khai, minhbạch đòi hỏi công khai hoá quá trình thực hiện thủ tục

d Nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời

Nguyên tắc này có quan hệ mật thiết với nguyên tắc khách quan: Các thủ tục hànhchính cần được xây dựng và thực hiện xuất phát từ yêu cầu khách quan của hoạt độngquản lý Mỗi thủ tục hành chính chỉ bao gồm những khâu, những bước, những giaiđoạn với sự tham gia của những chủ thể thực sự cần thiết để cho việc thực hiện thủ tụckhông bị lãng phí thời gian, trí tuệ, công sức vào những hoạt động không thiết thực

Trang 5

e Nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng của các bên trong thủ tục hành chính

Bất kỳ thủ tục hành chính nào cũng có sự tham gia của chủ thể sử dụng quyền lực nhànước và chủ thể phục tùng quyền lực của nhà nước Xét dưới góc độ quan hệ pháp luậthành chính, quan hệ thủ tục hành chính là quan hệ giữa chủ thể bắt buộc và chủ thểthường, trong đó chủ thể bắt buộc có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí đốivới bên kia Đó là sự bất bình đẳng về ý chí giữa hai bên tham gia quan hệ Tuy nhiên,

cả hai bên quan hệ đều bình đẳng trước pháp luật X

Chủ thể tham gia thủ tục hành chính: chủ thể phục tùng quyền lực nhà nước khi thamgia vào thủ tục hành chính (Các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, các tổ chức, cánhân)

Việc phân chia chủ thể thủ tục hành chính thành hai nhóm nói trên chỉ có tính chấttương đối Việc xác định một chủ thể cụ thể thuộc loại nào phải xem xét tư cách chủthể đó trong một thủ tục hành chính cụ thể X

5 Phân loại thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính có thể được phân loại thành nhiều nhóm theo những căn cứ khácnhau

a Thủ tục hành chính được phân loại theo mục đích của thủ tục

Theo mục đích của thủ tục, thủ tục hành chính được chia thành thủ tụ ban hành vănbản quy phạm pháp luật và thủ tục giải quyết các công việc cụ thể

Mục đích của thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật là tạo ra các văn bản quyphạm pháp luật có tính khái quát cao, có khả năng dự báo chính xác nhằm thiết lập vàduy trì trật tự quản lý trong từng lĩnh vực hoặc trong phạm vi lãnh thổ nhất định Thủtục ban hành văn bản quy phạm pháp luật thường có nhiều chủ thể tham gia và ít cócác quy định về thời hạn cho các hoạt động cụ thể trong đó

Thủ tục giải quyết các công việc cụ thể (Ban hành văn bản áp dụng pháp luật) cónhiều mục đích khác nhau, thường liên quan trực tiếp đến những quyền, nghĩa vụ vàlợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân nên các thủ tục này phải có khả năng ngăn chặnnguy cơ xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp Sự nhanh chóng, kịp thời khi thựchiện các thủ tục này có ý nghĩa đáng kể tới sự chính xác của hoạt động quản lý, sựthuận tiện trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức nên các thủ tục

Trang 6

này thường có những khoảng thời gian (thời hiệu, thời hạn) có giá trị bắt buộc đối vớicác chủ thể của thủ tục.

b Thủ tục hành chính được phân loại theo tính chất công việc được tiến hành bằng thủ tục hành chính

Dựa vào tính chất công việc được tiến hành, thủ tục hành chính được chia thành thủtục hành chính nội bộ và thủ tục hành chính liên hệ

Thủ tục hành chính nội bộ là thủ tục tiến hành các hoạt động quản lý được thực hiệntrong nội bộ cơ quan, hệ thống cơ quan hay toàn bộ bộ máy nhà nước, và có liên quanchặt chẽ tới vấn đề tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Thủ tục hành chính liên hệ là thủ tục giải quyết các công việc cụ thể liên quan đếnquyền, nghĩa vụ, lợi ích của tổ chức, cá nhân Chủ thể tham gia thủ tục là các cá nhân,

tổ chức không sử dụng quyền lực nhà nước Thủ tục hành chính liên hệ ảnh hưởng rõrệt tới hiệu quả quản lý nên thủ tục hành chính liên hệ linh hoạt và thay đổi thườngxuyên để phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn quản lý Chính vì vậy, vấn đề cải cáchthủ tục hành chính liên hệ hiện nay cấp bách hơn cả cách thủ tục hành chính nội bộ X

II Cải cách thủ tục hành chính

1 Khái niệm

Cải cách hành chính là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước tatrong suốt công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, là một trong những giải pháp độtphá góp phần phát triển kinh tế - xã hội Cải cách hành chính là một sự thay đổi có kếhoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩmquyền Cải cách hành chính không nhằm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính,

mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn;các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn; cơ chế hoạtđộng, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hànhchính hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội của một quốcgia

Trong đó, cải cách thủ tục hành chính là cải cách các quy định pháp luật về trình tự,thủ tục thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩmquyền; cải cách các quy định về các loại thủ tục hành chính; cải cách việc thực hiệncác thủ tục hành chính X

2 Quan điểm của Đảng về cải cách thủ tục hành chính

“ Cải cách thủ tục hành chính - khâu đột phá của chương trình cải cách hành chính quốc gia”

Chính phủ xác định cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ quan trọng, thườngxuyên

Trang 7

Thứ nhất, cải cách thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng

là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nộidung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầuđổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế

Thứ hai, trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúcthực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiềnlương, cải cách tổ chức bộ máy… thì việc lựa chọn khâu cải cách thủ tục hành chính

sẽ mang lại hiệu quả thiết thực nhất X

Thứ ba, thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản cáccông việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó chúng ta có thểxây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý,đáp ứng được yêu cầu công việc

Thứ tư, cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khácnhư: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếpnghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết côngviệc của người dân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính; thực hiện chính phủ điện

tử, … X

Thứ năm, cải cách thủ tục hành chính có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy pháttriển kinh tế – xã hội Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ những ràocản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân,giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủtục hành chính

Thứ sáu, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của ViệtNam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước vàquốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam cũng như của các địa phương về tínhminh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh Đây là những giá trị vôhình nhưng có tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cụ thể

là có ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, việclàm, an sinh xã hội… X

3 Các giai đoạn cải cách thủ tục hành chính X

Cải cách hành chính ở Việt Nam đã trải qua 5 giai đoạn trong quá trình phát triển củađất nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó là: giai đoạn 1986 - 1995 (giai đoạnđổi mới); giai đoạn 1995 - 2001; giai đoạn 2001- 2010; giai đoạn 2011 - 2020, 2021đến nay Ứng với 5 giai đoạn đó là 5 giai đoạn cải cách thủ tục hành chính khác nhau

Giai đoạn 1986 - 1995, đây là giai đoạn lịch sử quan trọng trên con đường đổi mới

toàn diện ở nước ta Việt Nam đã phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏikhủng hoảng những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX khi tình hình thế giới và khuvực có nhiều biến động, chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào khủng hoảng sâu sắc

và tình hình trong nước rất khó khăn, khủng hoảng kinh tế trầm trọng Trước những

Trang 8

khó khăn đó Đảng đã đánh giá lại cục diện thế giới và đề ra đường lối, chính sách đổimới toàn diện cho đất nước trong thời kỳ mới

Đây là giai đoạn được xem là nền tảng cho cải cách hành chính Hoạt động cải cáchhành chính mặc dù vẫn được quan tâm nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của những cảicách nhà nước nói chung để phục vụ cho quá trình bắt đầu chuyển dịch nền kinh tế.Khởi đầu từ Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986.Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, tổ chức bộ máy nhà nước đã được sắp xếp lại mộtbước theo hướng gọn nhẹ, bớt đầu mối Tuy nhiên, nhìn chung tổ chức và biên chếcủa bộ máy nhà nước vẫn còn quá cồng kềnh, nặng nề

Cải cách thủ tục hành chính bắt đầu được chú trọng từ khi Chính Phủ ban hành Nghịquyết 38/CP ngày 04/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giảiquyết công việc của công dân và tổ chức Việc xác định cải cách thủ tục hành chính từnăm 1994 là khâu đột phá trong cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giảiquyết công việc của công dân và tổ chức, thí điểm áp dụng cơ chế “Một cửa, một dấu”

là một chủ trương đúng đắn

Mô hình “một cửa" là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giảiquyết thủ tục hành chính, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cánhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận Một cửa Bộ phận “Một cửa”

là tên gọi chung của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chínhthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơgiải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Mô hình "một dấu" là ở một cấp chính quyền chỉ có một pháp nhân công quyền duynhất, chỉ sử dụng dấu Quốc huy của UBND quận, huyện; các phòng ban chuyên mônchỉ là cơ quan tham mưu giúp việc Mục đích của "một dấu" là để quản lý chặt chẽvăn bản đầu vào, các hình thức ban hành văn bản pháp quy ra bên ngoài của cácphòng và quản lý đội ngũ cán bộ Tuy nhiên, việc quy định "một dấu" chỉ có trưởngphòng thừa ủy quyền mới được ký Ví dụ trong cấp phép xây dựng, khâu kiểm tra vàđóng dấu bản vẽ kỹ thuật, khối lượng công việc rất nhiều, chi tiết kỹ thuật phức tạp,nếu trước kia là công việc của Phòng Quản lý đô thị thì nay dồn hết sang cho vănphòng UBND quận thừa ủy quyền kiểm tra và đóng dấu

Giai đoạn 1995 - 2001, đây là giai đoạn Việt Nam tiếp tục thực hiện Chương đổi mới

từ năm 1986 Cải cách thủ tục hành chính tại Việt Nam tiếp tục diễn ra như một phầncủa quá trình đổi mới và cải cách toàn diện hơn trong nền kinh tế và xã hội Năm

1995, Hội nghị trung ương 8 (Khóa VII), xác định cải cách hành chính là trọng tâmcủa hoạt động cải cách nhà nước.Trong đó, nhà nước tập trung cải cách thủ tục trongcác lĩnh vực tác động trực tiếp tới đời sống và sản xuất kinh doanh của nhân dân Nhà nước tiếp tục tiến hành cải cách hành chính theo cơ chế “Một cửa, một dấu".Việc thực hiện cơ chế mới “một cửa, một dấu” không chỉ là một việc làm phù hợp

Trang 9

lòng dân, đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, tránh được nhiều phiền hà, dân khôngphải đi lại nhiều nơi, qua nhiều cửa, vất vả, tốn kém mà còn tạo điều kiện ngăn chặn tệcửa quyền, sách nhiễu và các hành vi làm trái pháp luật của một số cán bộ, công chức,góp phần trong sạch hóa bộ máy Nhà nước Ngoài ra, việc thực hiện cơ chế đó còn làtiền đề thúc đẩy nhanh hơn việc chấn chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy và góp phần nângcao tính tự giác, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý và côngchức Nhưng vẫn còn tồn tại không ít hạn chế liên quan đến nhiều cơ quan cấp Bộngành Trung ương và Sở ngành thành phố, mà ở đó thủ tục còn rắc rối, nhiều phiền

Giai đoạn 2001 - 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách

hành chính cho giai đoạn này Năm 2001, Đại hội IX đã đưa ra một loạt chủ trương,biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong cải cách hành chính Để cụ thể hóa định hướngcải cách hành chính của Đảng và Nhà nước, ngày 17 tháng 9 năm 2001, Thủ tướngChính phủ đã ra Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ban hành Chương trình tổng thể cảicách hành chính giai đoạn 2001-2010 xác lập khung pháp lý cơ bản cho các hoạt độngcải cách hành chính của mọi cấp, mọi ngành trong giai đoạn 2001-2010

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 xác địnhphải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu cơ bản là "Tiếp tục cải cáchthủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằngtrong khi giải quyết công việc hành chính Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo

dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân Mở rộng cải cách thủ tục hànhchính trên tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp thời những quy định không cần thiết về cấpphép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm định, giám định"

Việc cải cách theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg theo hướng đơn giản hóa thủ tụchành chính gắn với việc thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước

ở địa phương được triển khai mạnh và đã tạo nên đột phá đầu tiên trong cải cách thủtục hành chính Trong giai đoạn 2001 - 2005, việc thực hiện Chương trình tổng thể cảicách hành chính nhà nước đã rà soát, bãi bỏ 140 loại phí do trung ương và 203 loạiphí, lệ phí do các địa phương ban hành, tạo thuận lợi hơn cho người dân khi đến làmthủ tục hành chính tại bộ phận "một cửa" Bước đột phá tiếp theo là thực hiện cơ chế

"một cửa liên thông" theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế thựchiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương

Cơ chế "một cửa liên thông" là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộctrách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan HCNN cùng cấp hoặc giữa các cấp hànhchính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiệntại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhànước Cơ chế "một cửa liên thông" đặt ra yêu cầu các cơ quan nhà nước có trách

Trang 10

nhiệm phối hợp trong quy trình xử lý hồ sơ, không để tổ chức, công dân cầm hồ sơ đi

từ cơ quan này tới cơ quan khác Người dân có nhu cầu chỉ phải nộp hồ sơ và nhận lạikết quả tại một đầu mối Những cải cách này đã giúp cho cơ quan hành chính nhànước phục vụ ngày càng tốt hơn những nhu cầu của người dân

Theo báo cáo của các địa phương, cho đến 2010 đã có trên 85% cơ quan hành chínhcấp tỉnh, 98% cơ quan hành chính cấp huyện và 95% cơ quan hành chính cấp xã đãtriển khai thực hiện cơ chế "một cửa" Về thực hiện cơ chế "một cửa liên thông", đã cóhơn 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành triển khai liên thông trên cáclĩnh vực đất đai, đăng ký kinh doanh, xây dựng, lao động - thương binh và xã hội, cấpphép quảng cáo, cấp phép khai thác khoáng sản, hộ tịch, hộ khẩu, giữa các cơ quanhành chính với nhau Ngoài ra, có trên 5.500 thủ tục hành chính được rà soát, trong đó

có 453 thủ tục được kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ, 3.749 thủ tục hành chính được kiến nghịsửa đổi, bổ sung, 288 thủ tục hành chính được thay thế, đạt tỷ lệ 81%

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, nhưngcải cách thủ tục hành chính vẫn còn nhiều hạn chế cần tập trung giải quyết Thủ tụchành chính vẫn còn nhiều rườm rà, phức tạp; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm, hiệulực, hiệu quả quản lý chưa cao Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện cơ chế "mộtcửa", "một cửa liên thông" còn thiếu đồng bộ, thủ tục giải quyết một số loại hồ sơhành chính còn bị cắt khúc theo cấp hành chính, chưa tạo thành quy trình giải quyếtthống nhất từ Trung ương đến địa phương

Giai đoạn 2011 - 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày

8/11/2011 của Chính phủ về Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhànước giai đoạn 2011 – 2020 để khắc phục về một số điểm còn yếu kém và tiếp tụcnâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của nhà nước Nhà nước đã đề ra những mục tiêu

cụ thể bao gồm: thủ tục hành chính liên quan đến cá nhân, tổ chức được cải cách cơbản theo hướng gọn nhẹ, đơn giản, giảm chi phí mà cá nhân, tổ chức, phải bỏ ra khigiải quyết thủ tục hành chính; cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai100% tại tất cả các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; thủ tục hành chínhđược cải cách cơ bản, mức độ hài lòng của nhân dân và doanh nghiệp về thủ tục hànhchính đạt mức trên 80% vào năm 2020

Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, Trung tâm phục vụ hành chính công, Bộphận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh, cấp huyện đã được triển khai ở cácđịa phương với nhiều đổi mới về phương thức hoạt động, tăng cường ứng dụng côngnghệ thông tin, tạo sự chuyển biến rõ nét trong giải quyết TTHC cho người dân, doanhnghiệp Các nội dung gắn kết đồng bộ giữa cải cách TTHC và xây dựng Chính phủđiện tử cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với cơquan hành chính nhà nước Việc triển khai tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết

Trang 11

TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ đạt được những kết quả tích cực.

Cải cách TTHC chưa thực sự là động lực mạnh mẽ cho cải thiện môi trường đầu tưkinh doanh Điều kiện kinh doanh chậm được cắt giảm, có những TTHC được cắtgiảm nhưng lại phát sinh những TTHC mới ở các nội dung khác Cắt giảm TTHC ởnhững lĩnh vực mà người dân, doanh nghiệp ít cần được giải quyết Tính liên thôngtrong cải cách TTHC chưa cao Chưa triển khai đầy đủ, thống nhất việc đánh giá mức

độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về chất lượng giải quyết TTHC Sự phức tạp,rườm rà, thậm chí chồng chéo của các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xâydựng đang tạo nên gánh nặng rất lớn cho các doanh nghiệp, cũng như làm mất cơ hộiđầu tư, gây rủi ro cho doanh nghiệp

Giai đoạn 2021 đến nay, Việt Nam đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

và hội nhập mới Tính cho đến nay, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 17 hiệpđịnh thương mại tự do trên thế giới Để có thể tiếp cận xu thế của công nghiệp 4.0 thìyêu cầu sự tích hợp về mặt công nghệ vào hoạt động hành chính Với mục tiêu tiếp tụcxây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệuquả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, Chính phủ ra Nghịquyết số 76/NQ-CP ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nướcgiai đoạn 2021 – 2030 X

B THỰC TRẠNG VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM

I Mục tiêu, nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2021 – 2030 XNhững mục tiêu và nhiệm vụ Cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2021-2030 được quy định trong Nghị quyết 76/NQ-CP cụ thể như sau:

1 Mục tiêu

Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưuhóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau

Đến năm 2025:

Trang 12

 Cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% số quy định và cắt giảm tối thiểu 20% chiphí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang

có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31 tháng 5 năm 2020

 Hoàn thành việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

 Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội

bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử

 Tối thiểu 80% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khaithanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên

 Năm 2021, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và

có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đạt tỷ lệ tối thiểu tương ứng là 40%, 30%, 20%, 15%; giai đoạn 2022 - 2025, mỗi năm tăng tối thiểu 20% đối với mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

 Tối thiểu 80% thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương, có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4 Trong số đó, ít nhất 80% thủ tụchành chính được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia Tỷ lệ hồ

sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%

 Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90% Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%

 90% thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công

bố, công khai và cập nhật kịp thời

 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ

Đến năm 2030:

 100% thủ tục hành chính, có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên

 Tối thiểu 90% thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương, có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đồng thời, hoàn thành việc tích

Ngày đăng: 02/04/2024, 21:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w