1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài thực trạng và giải pháp hoàn thiện các hoạt động điều hành chuỗi cung ứng tại một doanh nghiệp việt nam

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 10,02 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦUĐể cạnh tranh thành công trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khác

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNGTIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC

HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI MỘTDOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Nguyễn Thị Vân AnhA37264

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNGTIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC

HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI MỘTDOANH NGHIỆP VIỆT NAM

ĐiểmChữ ký giảm thị số 1Chữ ký giám thị số 2

( Ghi số và chữ) (Họ tên và chữ ký)(Họ tên và chữ ký)

Giảng viên: Nguyễn Thị Thùy Trang

Họ và tênMã sinh viênSố điện thoại% tham gia

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

MỤC LỤCLỜI ĐẦU

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 6

1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng 6

1.2 Vai trò, mục tiêu, yêu cầu của chuỗi cung ứng 7

1.3 Các hoạt động điều hành chuỗi cung ứng 10

PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNGCỦA CÔNG TY TNHH VÒNG TRÒN ĐỎ 12

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Vòng Tròn Đỏ 12

2.1.1 CIRCLE K TOÀN CẦU 12

2.1.2 CIRCLE K VIỆT NAM 12

2.1.3 Sản phẩm và dịch vụ 13

2.2 Thực trạng hoạt động điều hành chuỗi cung ứng của Công ty TNHHVòng Tròn Đỏ 13

2.2.1 Xây dựng kế hoạch tổng hợp 15

2.2.2 Kế hoạch thu mua, sản xuất và bán hàng 16

2.2.3 Phân phối và quản lý 19

PHẦN 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHUỖICUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH VÒNG TRÒN ĐỎ 26

3.1 Quản lý về chất lượng khác biệt của từng sản phẩm trong cùng dòng sảnphẩm 26

3.2 Kế hoạch thu mua chủ động hơn 26

3.3 Người quản lý dễ dàng nắm bắt nhu cầu mua sắm của người tiêu dùnghơn 26KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Minh họa chuỗi cung ứng 7

Hình 1.2 Minh họa hoạt động điều hành chuỗi cung ứng 11

Hình 2.1 Circle K Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội 13

Hình 2.2 Hàng hóa bày bán tại Circle K 18

Hình 2.3 Minh họa sản phẩm 19

Hình 2.4 Mỗi ca sẽ có 2 nhân viên thu ngân 20

Hình 2.5 Một số thức ăn có sẵn sẵn tại cửa hàng 21

Hình 2.6 Nơi khách hàng có thể ngồi chờ, ăn tại cửa hàng 22

Hình 2.7 Nền tảng phần mềm quản lý bán hàng mà Circle K thực hiện 23

Hình 2.8 Quy trình nhận hàng 24

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Để cạnh tranh thành công trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của họ bằng việc xây dựng riêng cho mình một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh Phát triện chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí không cần thiết; nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm với đối thủ Ngoài ra, nó còn giúp cho nền công nghiệp trong nước gia nhập chuỗi giá trị sản xuất tuần cầu, phát triển thị trường tiêu thụ ra toàn thế giới Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm sâu sắc đến toàn bộ dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thiện và những điều mà người tiêu dùng yêu cầu.

Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng nên nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các hoạt động điều hành chuỗi cung ứng của hàng tiện lợi Circle K tại Việt Nam” Từ đó để thấy được vai trò cũng như lợi ích mà Circle K có được từ việc thực hiện tốt quản trị chuỗi cung ứng:

Phần 1: Cơ sở lý luận chung về chuỗi cung ứng;

Phần 2: Thực trạng hoạt động điều hành chuỗi cung ứng của Công ty TNHH

Vòng Tròn Đỏ;

Phần 3: Giải pháp hoàn thiện các hoạt động điều hành chuỗi cung ứng của Công

ty TNHH Vòng Tròn Đỏ.

Vì còn hạn chế về kiến thức nên không thể tránh được bài làm còn nhiều thiếu sót, nhóm chúng em xin được nhận lời nhận xét chân thành từ cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn, chúng em chân thành cảm ơn cô!

Trang 6

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng

- Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng.

- “ Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng”

Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng.

Bên trong mỗi doanh nghiệp, chuỗi cung ứng bao gồm nhưng không bị hạn chế bởi các bộ phận chức năng liên quan đến việc tiếp nhận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến chuyển đổi các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho người tiêu dùng.

6

Trang 7

Hình 1.1 Minh họa chuỗi cung ứng

1.2 Vai trò, mục tiêu, yêu cầu của chuỗi cung ứng

- Vai trò của chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng vào tất cả hoạt động mua bán hàng ngày trên toàn thế giới Đối với doanh nghiệp, nó quyết định trực tiếp đến doanh thu, hoạt động sản xuất và hướng phát triển trong tương lai Một doanh nghiệp có quy trình chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp tránh được nhiều rủi ro về sản phẩm và dịch vụ, chuyên nghiệp hóa, tối ưu chi phí từ khâu nguyên liệu đến giá thành sản phẩm, đảm bảo nguồn cung ứng liên tục và giá thành cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường Khi chuỗi cung ứng một ngành hàng diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp có

Trang 8

thể phát triển các sản phẩm khác, đa dạng lĩnh vực nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển của hệ thống

- Mục tiêu của chuỗi cung ứng: Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là tối đa tổng các giá trị (value) của chuỗi tạo ra bằng cách là thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng thông qua việc sử dụng hiệu quản các nguồn tài nguyên Bao gồm việc khả năng phân phối, dự trữ, lao động, lưu kho và đồng thời giữ mức chi phí của chuỗi cung ứng ở mức tối thiểu

- Yêu cầu của chuỗi cung ứng:

o Sản xuất Sản xuất là nói đến năng lực của chuỗi cung ứng để tạo ra:

và tồn trữ sản phẩm Các phương tiện sản xuất là các nhà máy và kho Quyết định cơ bản đặt ra cho các giám đốc khi quyết định sản xuất là làm thế nào đáp ứng nhanh và hiệu quả Nếu các nhà máy và kho được xây dựng dư thừa công suất, chúng có khả năng đáp ứng mau chóng nhu cầu sản phẩm đa dạng Mặt khác, công suất dư thừa không phát sinh lợi nhuận Vì thế càng tồn tại nhiều công suất thừa, sản xuất càng kém hiệu quả.

o Hàng tồn kho Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao:

gồm mọi thứ từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩm, thành phẩm mà được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ Một lần nữa, các giám đốc phải quyết định họ muốn tự đặt mình vào đâu khi cân nhắc giữa tính sẵn sàng đáp ứng với tính hiệu quả Tồn trữ một lượng lớn hàng cho phép một công ty hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu khách hàng Tuy nhiên, việc sản xuất và lưu trữ hàng tồn kho tốn kém và để đạt được tính hiệu quả cao, chi phí cho hàng tồn kho phải càng thấp càng tốt.

o Vị trí Vị trí là việc chọn địa điểm về mặt địa lý của các phương tiện:

của chuỗi cung ứng Nó cũng bao gồm các quyết định liên quan đến những hoạt động cần được thực hiện bởi từng phương tiện Ở đây, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả là quyết định có cần tập trung các hoạt động ở một vài vị trí nhằm giảm được chi phí

8

Trang 9

nhờ qui mô và hiệu quả, hay giãn hoạt động ra nhiều vị trí gần với khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng nhanh hơn Khi đưa ra quyết định về vị trí, các nhà quản lý cần xem xét một loạt nhân tố liên quan với một vị trí nào đó, bao gồm chi phí phương tiện, chi phí nhân công, kỹ năng sẵn có của lực lượng lao động, các điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và thuế quan, và sự gần gũi với các nhà cung cấp và khách hàng Các quyết định về vị trí có xu hướng là những quyết định mang tính chiến lược vì chúng gắn chặt một lượng tiền lớn với các kế hoạch dài hạn.

Các quyết định về vị trí có tác động mạnh mẽ đến chi phí và các đặc tính của chuỗi cung cấp Sau khi xác định xong kích c€, số lượng và vị trí thiết bị, cũng cần quyết định các con đường mà sản phẩm có thể đến với khách hàng cuối cùng Các quyết định về vị trí cũng phản ánh chiến lược cơ bản của công ty trong việc xây dựng và phân phối sản phẩm ra thị trường.

o Vận chuyển Vận chuyển là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên vật liệu:

cho đến thành phẩm giữa các điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng Trong vận chuyển, sự cân nhắc là giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả được thể hiện qua việc lựa chọn cách thức vận chuyển Các cách thức vận chuyển nhanh thì lại rất tốn kém, các cách thức vận chuyển chậm thì chi phí vừa phải nhưng không đáp ứng nhanh Vì chi phí vận chuyển có thể chiếm một phần ba chi phí kinh doanh của chuỗi cung ứng, nên các quyết định về vận chuyển cũng rất quan trọng o Thông tin Thông tin là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn:

yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng Nó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động và hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng Khi sự kết nối này là một sự kết nối vững chắc (nghĩa là dữ liệu chính xác, kịp lúc và đầy đủ), từng công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có các quyết định chính xác cho hoạt động riêng của họ Đây cũng là xu hướng tối đa hóa tính lợi nhuận toàn bộ chuỗi cung ứng Trong từng công ty sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả có liên hệ đến việc lượng giá các lợi ích mà thông tin tốt có thể cung cấp so với chi phí để có được thông tin Thông tin chính xác, dồi dào có thể giúp đưa ra các quyết định

Trang 10

kinh doanh hiệu quả và tiên đoán tốt hơn nhưng chi phí xây dựng và lắp đặt các hệ thống phân phối thông tin cũng có thể rất cao.

Xét về tổng thể chuỗi cung ứng, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả mà các công ty thực hiện là một trong các quyết định về lượng thông tin có thể chia sẻ với các công ty khác và lượng thông tin phải giữ bí mật Thông tin về cung sản phẩm, cầu khách hàng, tiên báo thị trường và kế hoạch sản xuất mà mà các công ty chia sẻ với nhau càng nhiều thì các công ty càng đáp ứng nhanh Tuy nhiên, công khai như thế nào là hợp lý là mối bận tâm của từng công ty vì e ngại thông tin tiết lộ sẽ bị đối thủ cạnh tranh sử dụng để đối phó Điều này có thể gây tổn thất cho khả năng sinh lợi của công ty.

1.3 Các hoạt động điều hành chuỗi cung ứng

Các hoạt động điều hành chuỗi cung ứng tóm gọn theo 4 bước bao gồm hoạch định chiến lược, tìm kiếm nguồn cung, sản xuất thành phẩm và phân phối đến khách hàng

1 Hoạch định chiến lược: Đây là bước đầu để xây dựng quy trình chuỗi cung ứng hiệu quả, trong giai đoạn này đỏi hỏi người quản lý cần lên kế hoạch để xây dựng hoạt động chi tiết cho các quy trình còn lại Nhà quản lý cần nghiên cứu và đưa ra dự báo về lượng cầu tiêu dùng, định giá sản phẩm và quản lý lưu kho Đây là các hoạt động cơ bản khi hoạch định chiến lược chuỗi cung ứng.

2 Tìm kiếm nguồn cung: Bộ phận thu mua sẽ chuyên trách về hoạt động này, đối với các nguyên vật liệu cần thiết, cần xác định được nhà cung cấp có nguồn hàng chất lượng và giá thành tối ưu nhất, qua đó làm cơ sở để lựa chọn thu mua từ họ Tìm kiếm được nhà cung cấp tốt sẽ giúp gia tăng chất lượng sản phẩm và đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra trơn tru.

3 Sản xuất thành phần: Sau khi đã có kế hoạch, thiết kế sản phẩm và nguồn nguyên liệu Giai đoạn tiếp theo chính là sản xuất thành phẩm Đây là bước vô cùng quan trọng quyết định chuỗi cung ứng có hiệu quả hay không Sản phẩm đưa ra phải đáo ứng các yêu cầu khách hàng mà trước đó đã phân tích,

10

Trang 11

cũng như là giải pháp tối ưu nhất cho họ, qua đó đảm bảo sản phẩm tiêu thụ tốt.

4 Phân phối khách hàng: Bước cuối cùng của chuỗi cung ứng chính là đưa sản phẩm ra thị trường Trong giai đoạn này các yếu tố cần được đảm bảo là khả năng quản lý đơn hàng, đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng phải đạt chất lượng tốt nhất trong thời gian ngắn nhất Có đối sách cụ thể cho quy trình đổi trả hàng đảm bảo danh tiếng doanh nghiệp và sự hài lòng cao nhất của khách hàng.

Hình 1.2 Minh họa hoạt động điều hành chuỗi cung ứng

Trang 12

PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNGCỦA CÔNG TY TNHH VÒNG TRÒN ĐỎ

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Vòng Tròn Đỏ

2.1.1 CIRCLE K TOÀN CẦU

Bắt đầu từ năm 1951 tại bang Texas, Mỹ, tới nay, Circle K đã trở thành một trong những thương hiệu cửa hàng tiện lợi uy tín rộng khắp, nổi tiếng trên toàn thế giới vì chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời với hơn 16.000 cửa hàng, bao gồm:

- Hơn 14.800 cửa hàng do công ty điều hành hoạt động tại Mỹ, Canada, Đan Mạch, Na Uy & Đông Âu

- Hơn 2.380 cửa hàng Circle K nhượng quyền hoạt động tại nhiều nước khác nhau trên thế giới, gồm: Campuchia, Trung Quốc, Hy Lạp, đảo Guam, Honduras, Hồng Kông, Indonesia, Jamaica, Macau, Mexico, Mông Cổ, New Zealand, Ả Rập Saudi, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, và Việt Nam

Để hiểu rõ hơn về Circle K, tham khảo thêm trang web tại địa chỉ: www.circlek.com.

2.1.2 CIRCLE K VIỆT NAM

Tại Việt Nam, Circle K chú trọng vào việc phát triện nhanh chóng trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi theo giấy phép nhượng quyền của Circle K Mỹ.

Circle K là chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế đầu tiên tại Việt Nam Cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam khai trương vào ngày 20/12/2008.

Circle K Việt Nam hiện đã có gần 400 cửa hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hạ Long, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ và sẽ còn tiếp trục phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở khắp mọi nơi.

Circle K cam kết dịch vụ đối với khách hàng trong 4 chữ F (4Fs) (Tươi, Thân Thiện, Nhanh và Đầy Đủ).

Tầm nhìn của Circle K là mong muốn trở thành chuỗi cửa hàng tiện lợi được ưa chuộng nhất tại Việt Nam.

Sứ mệnh của Circle K là mang đến một không gian mua sắm thú vị, thân thiện và đáng tin cậy cho khách hàng với những mặt hàng, dịch vụ, món ăn phong phú, đa dạng được phục vụ nhanh chóng và niềm nở.

12

Trang 13

Hình 2.3 Circle K Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

2.1.3 Sản phẩm và dịch vụ

Hệ thống chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K là nơi hằng ngày cung ứng các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Có hơn 1000 sản phẩm trong các cửa hàng của Circle K bao gồm hàng trong nước và hàng nhập khẩu:

- Tạp hóa: bột ngũ cốc, cà phê, trà, sữa đặc, xúc xích,…

- Nước uống không chứa cồn: nước khoáng, nước ép, nước ngọt,…

- Nước uống chứa cồn: các loại bia, rượu nhập khẩu hoặc được sản xuất trong nước - Các dịch vụ tại quầy: đồ ăn nhanh, đồ uống nhanh, thẻ, sim điện thoại,

- Các mặt hàng dịch vụ khác: văn phòng phẩm, đồ gia dụng, dụng cụ, bếp, phim, thuốc lá, bao cao su, đồ chơi,

2.2 Thực trạng hoạt động điều hành chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Vòng Tròn

Trang 14

Sản phẩm đầu vào cho Circle K rất phong phú, đa dạng và được cung ứng bởi những thương hiệu có uy tín trên thị trường:

- Bia và rượu, nước trái cây: những loại bia trong nước mang đậm hương vị Việt như 333, Sài gòn, Hà Nội, cho đến các thương hiệu bia nước ngoài nhưng đã có mặt lâu đời và cũng trở nên quen thuộc với người Việt Nam như Tiger, Heineken, - Nước giải khát: từ những thương hiệu phổ biến như Lavie, Aquafina hay dòng cao cấp như Evian, những lon nước có ga mát lạnh nổi tiếng trên thế giới như Coca Cola, Pepsi, Bên cạnh đó, những thức uống có nguồn gốc thiên nhiên luôn được người tiêu dùng ưa chuộng như C2, Dr Thanh, Lipton, hay nước nha đam, nước gạo mang thương hiệu Woongjin từ Hàn Quốc Ngoài ra, Circle K còn cung cấp các sản phẩm giúp bạn giảm mệt mỏi, bổ sung khoáng chất, vitamin như Redbull, 7Up, Revive,

- Bánh kẹo: Double, Mentos, Ricola hay socola Snicker, Lindts, sản phẩm bánh từ nhà cung cấp Kinh Đô, Phạm Nguyên,

- Sữa và những sản phẩm từ sữa: Vinamilk, Nestle, Đà Lạt Milk, - Kem: kem Wall’s, kem Binggrea

- Thực phẩm khô: trà, cà phê đóng hộp

Do có nhiều nhà cung cấp cạnh tranh, trong khi đó sản phẩm lại khá tương đồng và được tiêu chuẩn hóa, Nên Circle K có lợi thế trong đàm phán với những nhà cung ứng về giá cả, chất lượng cũng như yêu cầu khác.

Hàng ngày, với lịch đặt hàng cụ thể, các cửa hàng sẽ đặt hàng về kho và bộ phận quản lý chuỗi cung ứng sẽ tiến hành điều phối phương thức vận chuyển phù hợp Và từ đó, ta xây dựng mô hình ở mỗi cửa hàng Circle theo chuỗi mô hình bên dưới.

14

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w