đồng thời nêu lên những mặt hạn chế mà doanh nghiệp này cần khắc phục để cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn mạnh khác trên thị trường.Đối tượng nghiên cứu Nói về hoạt động phân phố
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
Một số khái niệm
1.1.1 Quản lý chuỗi cung ứng
Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng:
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới của các cơ sở vật chất và các phương án phân phối thực hiện các chức năng mua sắm nguyên vật liệu và chuyển đổi chúng thành các bán thành phẩm, thành phẩm, đồng thời thực hiệm chức năng phân phối tới khách hàng ( Ganeshanm, 1995) 1
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng Các thành viên trong chuỗi không chỉ bao gồm các công ty sản xuất, cung cấp, phân phối mà còn có cả các công ty vận tải, kho bãi, nhà bán lẻ, và khách hàng của mình ( Chopra, Sunil, & Peter Meindl, 2015) 2
Quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp mang tính chiến lược, có hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống và chiến thuật phối hợp các chức năng này trong một công ty nói riêng và giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, nhằm mục đích nâng cao kết quả hoạt động trong dài hạn ( Mentzer và cộng sự, 2001) 3 Quản lý chuỗi cung ứng còn là hoạch định, thiết kế và kiểm soát luồng thông tin và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động logistics truyền thống và còn mở rộng đến cả khâu marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính và dịch vụ chăm sóc khách hàng
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản thì quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) là một quá trình toàn diện và liên quan đến việc quản lý và tối ưu hóa các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng của một tổ chức hoặc doanh nghiệp Mục tiêu chính của SCM là đảm bảo rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối
1 Nguồn tài liệu chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, bộ môn quản lý Chuỗi cung ứng trang 3
2 Nguồn tài liệu chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, bộ môn quản lý Chuỗi cung ứng trang 4
3 Nguồn tài liệu chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, bộ môn quản lý Chuỗi cung ứng trang 4 cùng một cách hiệu quả, hiệu suất cao, và có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Các thành phần của chuỗi cung ứng:
Chuỗi cung ứng (Supply Chain) bao gồm nhiều thành phần và các bên liên quan trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ Các thành phần chính của chuỗi cung ứng bao gồm:
Mô hình chuỗi cung ứng điển hình như sau:
Hình 1.1 Mô hình chuỗi cung ứng
Nhà cung cấp (Supplier): Nhà cung cấp là nguồn cung cấp nguyên liệu, thành phẩm, hoặc dịch vụ cho tổ chức hoặc doanh nghiệp Chọn lựa và quản lý nhà cung cấp quan trọng để đảm bảo chất lượng và tính đáng tin cậy của nguồn cung cấp
Nhà sản xuất là đơn vị chịu trách nhiệm chế tạo nguyên vật liệu thô sang thành phẩm thông qua các bước chế biến, gia công, lắp ráp và kiểm tra chất lượng,… Nhà sản xuất là nhân tố then chốt trong trong quá trình sản xuất và gia công, đảm bảo chất lượng, hiệu suất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Nhà phân phối: Trong chuỗi cung ứng, nhà phân phối đóng vai trò quan trọng giúp vận chuyển hàng hóa từ nguồn cung ứng đến điểm tiêu dùng, đảm bảo sản phẩm được chuyển đến đúng thời gian, địa điểm với trạng thái tốt nhất
Nhà bán lẻ: Đại lý bán lẻ đóng vai trò trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng cuối cùng Đơn vị này sẽ mua hàng từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối và bán cho người tiêu dùng hoặc các đơn vị khác Công việc của đại lý bán lẻ bao gồm mua hàng từ nguồn cung cấp, lưu trữ, trưng cung Nhà cấp
Nhà sản xuất phân Nhà phối bán lẻ Nhà Khách hàng bày sản phẩm, quảng cáo, tiếp thị và bán sản phẩm cho khách hàng cuối cùng Ngoài ra, đại lý bán lẻ cũng có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng như tư vấn, bảo hành, sửa chữa và đổi trả sản phẩm.
Khách hàng: Khách hàng là người cuối cùng trong chuỗi cung ứng, và họ là người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm hoặc dịch vụ Đáp ứng nhu cầu của khách hàng là mục tiêu cuối cùng của chuỗi cung ứng Họ chính là nguồn cung cấp doanh thu cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu suất cũng như thành công của chuỗi cung ứng Vì vậy doanh nghiệp cần hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng để xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả, đạt được sự hài lòng từ khách hàng.
Các hoạt động của chuỗi cung ứng:
Hình 1.2 Các hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều hoạt động quan trọng để đảm bảo việc sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của thị trường Một số hoạt động của chuỗi cung ứng như:
Lập kế hoạch và Dự báo
Dự đoán nhu cầu thị trường cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
Lập kế hoạch sản xuất, tồn kho, và vận chuyển dựa trên dự báo. Điều chỉnh kế hoạch theo thời gian thực để đáp ứng biến động của thị trường.
Lập kế hoạchNguồnSản tPhân phối
Xác định và chọn lựa nhà cung cấp phù hợp. Đàm phán hợp đồng mua sắm và các điều khoản thương mại.
Quản lý quan hệ với nhà cung cấp và theo dõi hiệu suất chất lượng của họ.
Quản lý quá trình sản xuất, bao gồm lập kế hoạch sản xuất, quản lý dây chuyền sản xuất, và kiểm soát chất lượng.
Tối ưu hóa quá trình sản xuất để đạt được hiệu suất cao và giảm thiểu thất thoát.
Phân phối: Ba hoạt động trong đó bao gồm là quản lý, phân phối sản phẩm và xử lý hàng trả lại
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP SAMSUNG
Giới thiệu về công ty Samsung
Samsung là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc được thành lập bởi Lee Byung-chul với tên là Samsung Sanghoe có trụ sở chính đặt tại Samsung Town, Seocho, Seoul Tập đoàn sở hữu rất nhiều công ty con, chuỗi hệ thống bán hàng cùng các văn phòng đại diện trên toàn cầu hoạt động dưới tên thương hiệu mẹ Đây là một trong những thương hiệu công nghệ lớn nhất thế giới, là đế chế hàng đầu tại châu Á Có thể nói, đây là một trong những tập đoàn tư bản có sức mạnh chi phối nền kinh tế tại Hàn
Tầm nhìn của Công ty Điện tử Samsung trong thập kỉ mới đã được nêu trong tuyên ngôn “Khơi nguồn cảm hứng, sáng tạo tương lai” Tầm nhìn này được phản ánh trong cam kết của công ty điện tử Samsung trong việc khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng, dựa trên ba thế mạnh chính của mình là “Công nghệ mới”-“Sản phẩm mới” và “Giải pháp sáng tạo” và trong việc quảng bá những giá trị này của Samsung đến với ba nhân tố chính trong mối quan hệ cốt lõi của Samsung- Ngành công nghiệp- Đối tác và Nhân viên Thông qua những nỗ lực này, Samsung hy vọng sẽ tiếp tục xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn cũng như những kinh nghiệm sống phong phú hơn cho tất cả mọi người.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Thành lập vào năm 1938 bởi Lee Byung chul một thương nhân kiêm nhà tư bản công nghiệp Tiền thân của đế chế này là một chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ chuyên kinh doanh buôn bán các loại thực phẩm khô như: gạo, cá khô, tạp hóa phẩm… Thay đổi về định hướng chiến lược kinh doanh phát triển thành công nghệ điện tử. Sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu Samsung là chiếc tivi trắng đen Qua 80 năm đóng góp và phát triển, Samsung đã dần khẳng định và trở thành thương hiệu đáng tự hào của Đại Hàn, góp mặt ở hơn 80 quốc gia trên thế giới Không những thế, Samsung còn có mức độ ảnh hưởng đến sự định hình và phát triển đời sống, văn hóa, kinh tế chính trị tại đất nước này
Ban đầu, công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, dệt may, và sản xuất sản phẩm gỗ Trong thập kỷ 1960, Samsung mở rộng hoạt động của mình vào lĩnh vực khác, bao gồm bảo hiểm, giáo dục, và thậm chí cả công nghệ thông tin.
Samsung mở rộng thương hiệu của mình vào lĩnh vực công nghệ và điện tử vào những năm 1970 Họ sản xuất truyền hình, tủ lạnh, và các thiết bị gia dụng khác. Vào năm 1980, Samsung bắt đầu sản xuất chip bộ nhớ và trở thành một trong những nhà sản xuất chính của công nghệ bán dẫn trên thế giới.
Trong thập kỷ 1990, Samsung mở rộng sự hiện diện toàn cầu của mình và trở thành một tập đoàn đa quốc gia Họ mở các nhà máy sản xuất ở nhiều quốc gia và mở rộng thị trường tiêu dùng trên toàn cầu Samsung Electronics, một trong những công ty con của tập đoàn, trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu của điện tử tiêu dùng, điện thoại di động và chip bán dẫn trên thế giới Samsung tiếp tục đa dạng hóa hoạt động của mình và đã trải qua sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực công nghệ cao bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, các thiết bị gia dụng thông minh, và nhiều sản phẩm và dịch vụ công nghệ khác Họ trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về điện thoại di động và được biết đến với dòng sản phẩm Galaxy của họ
Samsung đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển và đạt được nhiều bản sao về công nghệ, bao gồm màn hình OLED, chip bộ nhớ NAND Flash, và các sản phẩm điện tử tiêu dùng Họ cũng đã mở các trung tâm nghiên cứu và phát triển trên khắp thế giới và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, ô tô tự hành, và năng lượng tái tạo Từ năm 2016 đến nay, Samsung vẫn luôn dẫn đầu hàng loạt bảng xếp hạng về sức ảnh hưởng trên thị trường Châu Á nói riêng và thế giới nói chung Với nhiều phát minh công nghệ đột phá, Samsung trở thành thương hiệu đắt giá Một thương hiệu toàn cầu lớn nhất Châu Á và đứng thứ 2 trên thế giới trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm điện tử Vào năm 2020, Samsung vượt qua nhiều tên tuổi lớn trở thành thương hiệu được yêu thích nhất Châu Á trong 9 năm liền.
Chúng ta có thể thấy, Samsung đã trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất và đa dạng nhất trên thế giới, với sự hiện diện mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ thông tin, điện tử, đến năng lượng và nhiều lĩnh vực khác. 2.1.2 Đặc điểm hoạt động
Với slogan “ Imagine – Hãy tưởng tượng” , Samsung muốn nhắn nhủ đến khách hàng của mình rằng hãy tưởng tượng những điều tuyệt vời mà Samsung có thể mang đến, những điều thú vị mà Samsung và khách hàng có thể cùng nhau tạo ra Hai chiến lược của Samsung được đánh giá rất cao chính là tấn công vào thị trường điện tử gia dụng và kết hợp giữa sản phẩm gia dụng với yếu tố dân tộc. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Samsung thâm nhập vào hầu hết mọi lĩnh vực, trở thành thương hiệu công nghệ đắt giá bậc nhất toàn cầu Sau hơn 3 thập kỷ, Samsung đã xuất sắc đi từ một công ty nhỏ lẻ vươn lên thành tập đoàn tài phiệt đa ngành có mặt ở nhiều ngành nghề khác nhau Trong đó, lĩnh vực công nghệ và điện tử như smartphone được Samsung trú trọng hơn cả Họ tập trung nghiên cứu và phát triển nhiều chiến lược quảng cáo giúp chúng trở thành ngành mũi nhọn mang lại doanh thu cao Trong ngành điện tử tiêu dùng, Samsung Electronics là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng, TV, tủ lạnh, máy giặt, và nhiều sản phẩm khác.
Ngoài ra, Samsung hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm công nghiệp, dịch vụ tài chính, dược phẩm, xây dựng, vận tải, và nhiều lĩnh vực khác. Một số công ty con của Samsung nổi tiếng bao gồm Samsung Electronics, Samsung Heavy Industries, Samsung C&T Corporation và Samsung Life Insurance Samsung có sự hiện diện mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với các hoạt động sản xuất và xây dựng công trình trên toàn cầu Họ còn đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, là một trong những công ty hàng đầu trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, bao gồm cả việc phát triển các sản phẩm thông minh, trí tuệ nhân tạo, và các giải pháp công nghiệp
2.1.3 Đặc điểm thị trường/khách hàng trong hoạt động phân phối của Samsung
Samsung hoạt động ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới và mạng lưới cung ứng toàn cầu với các chi nhánh, nhà máy sản xuất, vân phòng làm việc Các quốc gia mà Samsung góp mặt đều là những khu vực có tiềm năng phát triển vậy nên đã tạo nên một chuỗi cung ứng chặt chẽ, như một mạch máu lưu thông xuyên suốt nuôi dưỡng nên một Samsung lớn mạnh như hiện tại Một số quốc gia mà Samsung góp mặt không thể không kể đến như:
Hàn Quốc: Hàn Quốc là quê hương của Samsung, và tập đoàn này có trụ sở chính tại Seoul, Hàn Quốc Họ có một sự hiện diện mạnh mẽ ở nước này và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.
Hoa Kỳ: Samsung có một sự hiện diện lớn tại Hoa Kỳ với các trung tâm nghiên cứu và phát triển, cửa hàng bán lẻ, và các hoạt động sản xuất Họ sản xuất và tiếp thị nhiều sản phẩm điện tử tiêu dùng tại Hoa Kỳ.
Trung Quốc: Trung Quốc là một thị trường quan trọng cho Samsung, và họ có nhà máy sản xuất và cửa hàng bán lẻ ở nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc. Ấn Độ: Ấn Độ là một thị trường nổi bật cho Samsung trong lĩnh vực điện thoại di động và điện tử tiêu dùng Họ có các nhà máy sản xuất và cửa hàng bán lẻ tại nhiều địa điểm ở Ấn Độ.
Việt Nam: Samsung cũng có một sự hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam. Samsung đã đầu tư lớn và mở rộng hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam qua nhiều năm bao gồm các nhà máy sản xuất điện thoại di động, TV, máy tính bảng và các sản phẩm điện tử tiêu dùng khác Các nhà máy này tạo ra một lượng lớn sản phẩm Samsung được xuất khẩu đi khắp thế giới Châu Âu: Samsung có một hiện diện mạnh mẽ tại các quốc gia châu Âu như Vương quốc Anh, Đức, Pháp, và Tây Ban Nha Họ cung cấp một loạt sản phẩm và dịch vụ cho thị trường châu Âu.
Phân tích hoạt động phân phối hàng hóa của Samsung
2.3.1 Lập kế hoạch, quản lý đơn hàng Để hoạt động phân phối hàng hóa được diễn ra hiệu quả, hàng hóa được đến đúng nơi, giúp tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả tốt nhất của chuỗi cung ứng thìSamsung luôn cần phải lập kế hoạch, dự báo về mức tiêu thụ, nhu cầu của người tiêu dùng ở mức tương đối nhất Quá trình này bắt đầu từ khi Samsung nhận đơn hàng từ khách hàng hoặc từ đối tác kinh doanh Dựa trên thông tin từ đơn hàng và kế hoạch sản xuất, Samsung lập kế hoạch để đảm bảo rằng họ có đủ sản phẩm để đáp ứng đơn hàng Công việc lập kế hoạch sản xuất sẽ phân bổ năng lực sẵn có (thiết bị, lao động và phương tiện) cho công việc cần được thực hiện, mục tiêu là mang lại hiệu quả tốt nhất và có lợi nhất Việc lập kế hoạch sản xuất cho một chuỗi cung ứng hiệu quả nhất cần được cân bằng phù hợp giữa một số mục tiêu cạnh tranh:
Tỷ lệ sử dụng sản phẩm cao
Mức lưu kho thấp giúp giảm thiểu chi phí
Mức độ dịch vụ khách hàng cao
Những thông tin về mức độ sử dụng sản phẩm của công ty sẽ được Samsung sử dụng dữ liệu lịch sử, phân tích thị trường và phản hồi từ khách hàng để xác định lượng sản phẩm cần sản xuất và các địa điểm phân phối dự kiến Sau khi dự báo được lượng cầu về sản phẩm, họ tiến hành sản xuất sản phẩm Quy trình này sẽ được kiểm soát chất lượng và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn trước khi đến tay người tiêu dùng
Các sản phẩm sau khi được hoàn thiện sẽ được đưa đến kho lưu trữ dưới sự quản lý của công ty thông qua hệ thống quản lý hàng lưu kho phức tạp để đảm bảo rằng sản phẩm của họ không bị tổn thất, hư hỏng hay mất mát Samsung sử dụng hệ thống quản lý kho (WMS - Warehouse Management System) để quản lý hàng tồn kho trong các kho lưu trữ của họ Hệ thống quản lý kho hàng WMS cho phép doanh nghiệp phân bổ hàng hóa trong kho theo thứ tự, vị trí một cách hợp lý Nhờ đó, quy trình nhập, xuất hay kiểm kê hàng hóa đều trở nên đơn giản, dễ dàng hơn nhằm giúp các hoạt động phân phối hàng hóa hiệu quả, tối ưu thời gian mang lại lợi nhuận cao hơn
Khi đơn đặt hàng được nhà quản lý xác nhận, hệ thống WMS sẽ tự động xuất ra vận đơn (Bill of Lading) và gửi cho đơn vị vận chuyển Đồng thời, hệ thống còn hỗ trợ doanh nghiệp in ra danh sách hàng hóa cần xuất đi cũng như là hóa đơn tạm tính để xác nhận đơn đặt hàng Samsung tích hợp hệ thống quản lý kho với các hệ thống khác trong chuỗi cung ứng của họ, bao gồm quản lý đặt hàng, quản lý sản xuất và quản lý vận chuyển Điều này giúp họ theo dõi tình trạng đơn đặt hàng, sản xuất và vận chuyển để đảm bảo sự liên kết thông tin liên quan đến hàng lưu kho.
Hệ thống WMS còn có quy trình giúp kiểm tra chất lượng và kiểm tra sản phẩm trước khi chúng được lưu kho Vì vậy Samsung có thể giảm thiểu lượng sản phẩm bị lỗi hoặc không đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng sẽ được xử lý thích hợp. 2.3.2 Đóng gói hàng hóa Để trở thành một đế chế điện tử lớn mạnh như ngày này, chắc chắn Samsung đã làm rất tốt dịch vụ khách hàng, khẳng định niềm tin về một sản phẩm bên đẹp trong lòng khách hàng Để làm được như vậy, mỗi sản phẩm trước khi rời kho đều phải chỉn chu, hoàn chỉnh cả về mẫu mã bên ngoài lẫn chất lượng bên trong Chính vì vậy quá trình đóng gói hàng hóa càng trở nên đặc biệt quan trọng trong chuỗi cung ứng Samsung Họ lựa chọn loại đóng gói phù hợp cho từng loại sản phẩm có thể là hộp carton, túi nhựa hoặc bất kỳ loại đóng gói nào phù hợp với sản phẩm cụ thể Các sản phẩm trước khi được đưa vào đóng gói sẽ được kiểm tra chất lượng lại một lần nữa nhằm đảm bảo rằng chúng không bị lỗi và đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng của Samsung
Các sản phẩm sau khi được kiểm tra hoàn chỉnh về chất lượng nếu không gặp bất kỳ vấn đề gì sẽ được đưa vào dây chuyền đóng gói hoặc trạm làm việc đóng gói của công ty Quy trình đóng gói đơn giản gồm các bước: Đặt sản phẩm vào đóng gói: Công nhân đặt sản phẩm vào đóng gói theo cách được quy định, đảm bảo rằng chúng được xếp gọn và an toàn.
Bao bì bảo vệ: Sản phẩm có thể được bọc trong túi bảo vệ hoặc lớp vật liệu bảo vệ khác để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Đóng gói bảo vệ: Sau khi sản phẩm được đặt vào đóng gói, công nhân đóng gói đảm bảo rằng mọi phần của sản phẩm được bảo vệ và bảo vệ trước sự hỏng hóc hoặc hỏi trong quá trình vận chuyển. Đánh dấu và gắn nhãn: Sản phẩm sau khi được đóng gói được đánh dấu và gắn nhãn theo yêu cầu Điều này bao gồm việc gắn mã vạch, gắn nhãn sản phẩm và các thông tin cần thiết khác
Mỗi một sản phẩm sau khi được đóng gói, hoàn thành việc dán mã vạch, tem nhãn để thuận tiện cho việc quản lý đơn hàng, hành trình đơn hàng trước khi đến tay khách hàng sẽ được kiểm tra chất lượng lần cuối trước khi sản phẩm rời khỏi trạm đóng gói nhằm dảm bảo rằng quá trình đóng gói đã thực hiện đúng cách và sản phẩm đáp ứng đúng tiêu chuẩn Sau đó, sản phẩm sẽ được xếp vào các thùng carton hoặc thùng gỗ để chuẩn bị sẵn sàng cho việc vận chuyển đến các nhà phân phối Cuối cùng các sản phẩm sẽ được giao cho hệ thống phân phối của công ty để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giới tiếp cận được sản phẩm nhanh nhất
Một bài báo đã từng nói rằng “Máy giặt Samsung có thể được tìm thấy ở 170 quốc gia trên thế giới”, điều đó cho thấy được độ phủ sóng rất lớn của các thiết bị điện tử Samsung Cùng với mạng lưới cung ứng sản phẩm lớn như vậy, Samsung đã thực hiện xây dựng nhà sản xuất ở rất nhiều quốc gia, lựa chọn nhà phân phối kí kết hợp đồng phân phối bản quyền sản phẩm với hầu hết ở mọi quốc gia Để quá trình vận chuyển hàng hóa đến nhà phân phối được diễn ra một cách tốt nhất, Samsung luôn cân nhắc lựa chọn kĩ lưỡng các phương tiện vận chuyển phù hợp cho từng loại sản phẩm và địa điểm giao hàng Tùy vào khoảng cách địa lý, điều kiện địa hình của nhà phân phối mà Samsung đưa ra những lựa chọn vận chuyển phù hợp sao cho sản phẩm được vận chuyển trong thời gian nhanh nhất, an toàn nhất
Tùy thuộc vào quyết định cụ thể cho từng tình huống và vùng lãnh thổ, Samsung sẽ đưa ra quyết định sử dụng dịch vụ vận chuyển của riêng mình hoặc là thuê ngoài Chiến lược vận chuyển còn thay đổi dựa vào nhiều yếu tố bao gồm địa lý, quy mô, loại sản phẩm, thời gian cung cấp, thời gian mong muốn nhận hàng của khách hàng Samsung có một mạng lưới phân phối toàn cầu, và trong một số trường hợp, họ có thể sử dụng đối tác vận chuyển chuyên nghiệp để quản lý vận chuyển và phân phối sản phẩm của họ Điều này có thể bao gồm việc thuê các công ty vận chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ giao nhận hàng hóa để đáp ứng nhu cầu vận chuyển đặc thù hoặc quy mô lớn.
Một số quốc gia được Samsung đặt nhà máy sản xuất thì họ sẽ kết hợp tự cung cấp các dịch vụ vận chuyển của riêng mình để phân phối hàng hóa đến các nhà phân phối cùng khu vực hoặc xuất khẩu đi nhiều quốc gia khác Ví dụ như tại thị trường Mỹ, Samsung có một số nhà máy sản xuất lớn tại cường quốc này sản xuất các sản phẩm điện tử lớn như TV và tủ lạnh, các sản phẩm sau khi hoàn thiện được vận chuyển phân phối đến các siêu thị, nhà bán lẻ lớn tại Mỹ như
Best Buy là một trong những nhà bán lẻ lớn nhất ở Hoa Kỳ và Canada Họ cung cấp một loạt sản phẩm của Samsung, bao gồm điện thoại di động, TV, máy tính bảng, và thiết bị gia dụng.
Walmart là một chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn cung cấp các sản phẩm điện từ và gia dụng của Samsung
2.3.4 Xử lý đơn trả hàng Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, khi cung cấp sản phẩm cho khách hàng, để tạo được niềm tin của khách hàng đối với việc trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ của mình, họ luôn có những chính sách đổi trả hàng hóa, hoàn hàng để đảm quyền lợi cho khách hàng Chính vì điều đấy, một doanh nghiệp lớn như Samsung càng phải chú trọng hơn về việc xử lý đơn trả hàng Quy trình xử lý đơn trả hàng trong chuỗi cung ứng còn biến đổi phụ thuộc dựa trên từng trường hợp cụ thể và loại sản phẩm bị trả lại
Trước khi tiến hành xử lý đơn hàng trả lại của khách hàng, Samsung yêu cầu người liên hệ với công ty về ý định trả sản phẩm cung cấp các thông tin chi tiết về đơn hàng, bao gồm số đơn hàng, sản phẩm cần trả lại, lý do trả hàng và thông tin liên hệ nhằm xác minh sản phẩm được mua từ phía công ty Sau khi xác minh, Samsung sẽ xem xét đơn trả hàng và quyết định xem đơn này có đủ cơ sở để được chấp nhận Điều này bao gồm việc xem xét chính sách trả hàng và bảo hành của Samsung Nếu đơn hàng được chấp nhận trả lại, Samsung sẽ có đội ngũ hỗ trợ khách hàng của mình quy trình cụ thể để trả sản phẩm bao gồm cách đóng gói sản phẩm, vận chuyển và địa chỉ trả hàng
Sau khi nhận được sản phẩm yêu cầu trả lại, Samsung tiến hành kiểm tra chất lượng của sản phẩm trả lại để đảm bảo rằng sản phẩm không bị hỏng hoặc có lỗi không liên quan đến sử dụng bình thường Nếu sản phẩm được kiểm tra và chấp nhận, Samsung xử lý trả hàng bằng cách hoàn tiền cho khách hàng hoặc gửi sản phẩm mới (nếu có) theo yêu cầu của khách hàng Samsung thông báo cho khách hàng về kết quả xử lý đơn trả hàng Nếu tiền được hoàn trả, họ cung cấp thông tin về quá trình hoàn tiền Nếu sản phẩm mới được gửi, họ thông báo về thời gian giao hàng dự kiến.
Nhận xét, đánh giá chung về hoạt động phân phối hàng hóa của Samsung 23
2.4.1 Một số mặt tích cực
Dưới sự điều hành, dẫn dắt của những bộ óc tài ba nhà Samsung, chuỗi cung ứng phân phối của Samsung là một trong những dây xích được hoạt dộng chặt chẽ, liên kết bổ trợ cho nhau, có nhiều điểm tích cực mà các doanh nghiệp cần học hỏi như:
Hiệu suất và tốc độ: Samsung đã phát triển một hệ thống phân phối hiệu quả với mạng lưới phân phối dày đặc xuất hiện trên khắp thế giới giúp họ cung cấp sản phẩm tới khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả Nhu cầu của thị trường về việc được sử dụng các sản phẩm mới nhất luôn được đáp ứng giúp gia tăng độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm Độ tin cậy và chất lượng: Hệ thống quản lý sản phẩm của Samsung được đảm bảo liên tục trong suốt quá trình phân phối hàng hóa trước khi nó đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm luôn được đảm bảo Ngoài ra họ còn có chính sách đổi trả hàng hóa giúp người tiêu dùng yên tâm hơn về việc mua sản phẩm của công ty Chính vì vậy, Samsung đã thành công xây dựng niềm tin của khách hàng và tạo uy tín tốt đối với người dùng
Quản lý dữ liệu thông tin sản phẩm: Samsung sử dụng rất nhiều phần mềm quản lý sản phẩm được kết hợp với nhau và kết hợp với các phần mềm của công ty nhằm tạo ra một bức tường an ninh ảo bảo vệ sản phẩm của họ không bị tổn thất, mất mát hay hư hỏng gì Cũng như bảo đảm thông tin của khách hàng được bảo mật nghiêm ngặt, không bị lộ thông tin của khách hàng
Khả năng tùy chỉnh sản phẩm: Đây là một đặc điểm nổi bật trong hoạt động phân phối hàng hóa của Samsung Điều này cho phép Samsung sẽ thay đổi các sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của các thị trường địa phương và khách hàng riêng lẻ, nắm bắt được cơ hội để cung cấp các sản phẩm phù hợp cho khách hàng của họ
Chiến lược tiếp thị và phân phối đa dạng: Samsung sử dụng nhiều kênh phân phối khác nhau, bao gồm cửa hàng bán lẻ, trang web trực tuyến, và đối tác phân phối, để đáp ứng nhu cầu của đa dạng khách hàng và thị trường Nhờ có chuỗi phân phối đa dạng như vậy đã giúp Samsung tiếp cận được khách hàng một cách nhanh nhất, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng ngay khi vừa ra mắt.
Sản phẩm và dịch vụ đa dạng: Samsung không chỉ cung cấp sản phẩm điện tử tiêu dùng mà còn cung cấp dịch vụ và sản phẩm đa dạng, bao gồm TV, điện thoại di động, máy tính, linh kiện, và nhiều sản phẩm công nghệ khác. Không chỉ hướng tới khách hàng cá nhân mà Samsung còn sản xuất các con chip điện tử, linh kiện để trở thành nhà cung cấp cho hàng loạt các công ty công nghệ khác Họ xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với nhiều đối tác chiến lược thông qua việc trao đổi cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho họ và họ sẽ cung cấp ngược lại cho Samsung những cái mà họ cần Điều này giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng và đảm bảo sự linh hoạt và hiệu suất
Bảo vệ môi trường: Đây là điều rất đáng học hỏi trong quá trình phân phối hàng hóa của Samsung, họ không chỉ tập trung vào lợi ích của công ty để đưa ra những biện pháp phân phối mang lại lợi nhuận tối ưu nhất mà họ đã thực hiện nhiều biện pháp để giảm tác động của hoạt động phân phối đến môi trường Họ sử dụng các phương tiện phân phối xanh hơn trong quá trình vận chuyển và đóng gói sản phẩm
2.4.2 Một số mặt hạn chế
Mặc dù Samsung là một tập đoàn lớn và thành công trong lĩnh vực sản xuất và phân phối hàng hóa, nhưng dù vậy thì nó cũng phải đối mặt với những hạn chế còn tồn đọng khó có thể khắc phục
Cạnh tranh gay gắt: Một trong những đối thủ hàng đầu của Samsung trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động đó là Apple Mặc dù Apple sử dụng con chip điện tử của Samsung nhưng kiểu dáng và mẫu mã là điều mà người dùng đặc biệt ưa chuộng Vậy nên, các sản phẩm của Apple luôn thu hút được lượng lớn khách hàng hơn hẳn so với Samsung Cuộc cạnh tranh giữa Samsung và Apple đã thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến trong ngành công nghiệp công nghệ và điện thoại di động, buộc Samsung luôn phải đưa ra những cải tiển mới nhằm thu hút khách hàng của mình
Chính sách thương mại và biên giới: Sự biến đổi trong chính sách thương mại và biên giới có thể ảnh hưởng đến quá trình phân phối của Samsung. Thuế quan và các quy định thương mại có thể tạo ra rào cản và chi phí thêm cho hoạt động phân phối toàn cầu Đối với một công ty đa quốc gia như Samsung thì đây là một hạn chế khó tránh khỏi, và là một bài toán khó trong hoạt động phân phối hàng hóa.
Thay đổi trong nguồn cung ứng: Thay đổi trong nguồn cung ứng, bao gồm các vụ khủng bố, sự cố tự nhiên, hoặc thay đổi trong chính trị của các quốc gia có thể ảnh hưởng đến khả năng Samsung cung cấp sản phẩm đúng lúc
Quản lý rủi ro và sự cố sản phẩm: Samsung đã phải đối mặt với những vụ việc liên quan đến an toàn và chất lượng sản phẩm, như vụ Samsung Galaxy Note 7 bị thu hồi Các sự cố này có thể gây tổn hại đến uy tín và nguồn cung ứng của họ Mặc dù đây là điều không ai muốn, nhưng các sản phẩm dù được quản lý chặt chẽ đến mức nào thì nó vẫn sẽ có lúc gặp sự cố.
Yếu tố môi trường: Trong quy trình hoạt động phân phối hàng hóa, các dòng chảy sản phẩm sẽ bị ngưng trệ nếu như các yếu tố liên quan đến thời tiết, thiên tai, bão lũ xảy ra Việc vận chuyển hàng hóa và đóng gói sản phẩm sẽ bị thay đổi về thời gian, làm cho hàng hóa được giao đến tay khách hàng chậm trễ hơn
Thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng: Thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, bao gồm sự tăng mạnh của mua sắm trực tuyến và thương mại điện tử, có thể đe dọa mô hình phân phối truyền thống và yêu cầu Samsung có những biện pháp thích nghi phù hợp.
KIẾN NGHỊ NHỮNG GIẢI PHÁP LÀM TĂNG HIỆU QUẢ CHUỖI
Tối ưu hóa Quản lý Chuỗi cung ứng (SCM): Mặc dù Samsung sử dụng kết hợp nhiều hệ thống quản lý sản phẩm cùng với hệ thống phần mềm hiện đại do chính họ thiết kế, tạo ra tuy nhiên nó vẫn cần được thắt chặt hơn nữa. Samsung nên đảm bảo rằng họ có một hệ thống SCM mạnh mẽ, chặt chẽ và tích hợp để theo dõi và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng Hệ thống này nên giúp họ dự đoán nhu cầu, tối ưu hóa lưu kho, và quản lý thông tin sản phẩm một cách hiệu quả Từ đó giúp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng, mang lại những lợi nhuận lớn nhất.
Cải tiến quy trình sản xuất: Samsung nên liên tục cải tiến quy trình sản xuất để tăng hiệu suất và giảm lãng phí Quá trình cải tiến quy trình sản xuất còn giúp Samsung luôn thay đổi kiểm soát được chất lượng sản phẩm của mình. Các sản phẩm luôn cần được thay đổi, đổi mới để cập nhập được xu hướng tiêu dùng của khách hàng Điều này bao gồm việc sử dụng công nghệ hiện đại, quản lý tồn kho một cách thông minh và đảm bảo an toàn làm việc. Tương tác chặt chẽ với nhà cung cấp: Samsung cần nghiêm ngặt hơn trong việc lựa chọn ra nhà cung cấp cho mình về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết nhất Nhà cung cấp cần đảm bảo được khả năng sản xuất và cung cấp luôn được liên tục không bị đứt gãy. Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và Samsung luôn được đảm bảo tương tác chặt chẽ với nhau để đảm được nguồn cung ứng với chất lượng và giá cả tốt nhất Từ đó giúp tối thiểu chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Quản lý rủi ro: Doanh nghiệp nên duy trì đội ngũ dự báo đánh giá về những rủi ro có thể xảy ra một cách liên tục để xây dựng kế hoạch phòng cần thiết cho các sự cố có thể xảy ra và có thể xử lý một cách kịp thời bất kì lúc nào mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động phân phối sản phẩm của chuỗi cung ứng
Xanh hóa chuỗi cung ứng: Trong những năm gần đây, Samsung đã liên tục đề ra các chiến lược bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh Tuy nhiên, họ cần làm điều đó một cách quyết liệt và mạnh mẽ hơn nhằm giảm các tác động của hoạt động cung ứng đến môi trường Họ cần sử dụng những công nghệ, quy trình thân thiện với môi trường và theo dõi tác động môi trường đến hoạt động sản xuất và vận chuyển
Phát triển nhân lực: Một trong những yếu tố quyết định nên một chuỗi cung ứng thành công hay thất bại đó là nhân tố con người Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng, sự thành công cho chuỗi cung ứng thì Samsung cần phải tập trung vào đào tạo và phát triển nhân lực có kiến thức về quản lý chuỗic ung ứng là điều vô cùng cần thiết Nhân lực chất lượng giúp Samsung tối ưu hóa hoạt động và giải quyết các thách thức một cách hiệu quả.
Sáng tạo và đổi mới: Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao và thay đổi theo xu hướng của thời đại Để đáp ứng được sự thay đổi đấy, Samsung cần phải liên tục sáng tạo, cho ra những mẫu mã, thiết kế mới, tìm kiếm những cách thức, giải pháp tốt hơn cho chuỗi cung ứng. Samsung nên áp dụng những công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất cho quá trình quản lý chuỗi cung ứng của mình.
Quản lý rủi ro và khả năng phản ứng với các thách thức: Samsung nên phát triển kế hoạch và quy trình để quản lý và phản ứng đối với các sự cố và tình huống không mong muốn trong chuỗi cung ứng, bao gồm cả các vụ cháy nổ hoặc sự cố vận chuyển
Với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ số khi mọi thứ đều dần được trở nên tự động hóa, nhu cầu của con người trong việc sử dụng các thiết bị điện tử ngày càng cao Chính vì vậy việc phát triển các hoạt động phân phối sản phẩm của Samsung đến người dùng trên toàn thế giới là điều vô cùng cần thiết,phù hợp với sự phát triển của thời đại, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Qua việc phân tích, nghiên cứu các hoạt động phân phối của Samsung ta đã thấy được “ông vua công nghệ xứ kim chi” này đã tạo nên một chuỗi cung ứng thành công chính bởi sự quản lí chặt chẽ trong từng giai đoạn của quá trình Họ sử dụng các hệ thống quản lí cũng như các công nghệ phần mềm hiện đại để quản lí hành trình sản phẩm của họ trong suốt quá trình cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng Điều này đảm bảo cho việc những sản phẩm của họ không gặp bất kì vấn đề gì trong suốt quá trình vận chuyển Sự cẩn thận, chặt chẽ trong từng khâu làm việc là điều mà các doanh nghiệp rất đang học hỏi từ đế chế hùng mạnh nàyTuy nhiên, dù quy trình quản lí sản phẩm của Samsung có chặt chẽ, hiệu quả đến như thế nào thì nó cũng đã từng có nhiều lần đối mặt với khủng hoảng khi phải thu hồi hàng triệu chiếc điện thoại ngay khi vừa ra mắt Từ đó ta có thể thấy hoạt động cung ứng của một doanh nghiệp để thành công hoàn hảo được là một điều rất khó Nhìn vào những năm gần đây, Samsung đang cố gắng cải thiện hình ảnh trong lòng khách hàng khi đưa ra những chiến lược xanh với mong muốn sản xuất và phân phối những sản phẩm thân thiện với môi trường, cải tiến quá trình vận chuyển, giảm thiểu tối đa những tác hại xảy ra đối với môi trường trong quá trình phân phối hàng hóa.Vậy nên, chúng ta hãy cùng chờ đón những sự thay đổi đột phá của đế chế công nghệ hàng đầu Hàn Quốc - Samsung trong tương lai
PHỤ LỤC Phụ lục 1: Trụ sở của Samsung khi mới thành lập
Phụ lục 2: Một trụ sở làm việc của Samsung
Phụ lục 3: Logo của Samsung
Phụ lục 4: Một số cửa hàng bán lẻ của Samsung
Phụ lục 5: Samsung được bán tại cửa hàng phân phối: Thế giới di động
Phụ lục 6: Sản phẩm Samsung Galaxy Note 7 bị nổ