1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn quản trị chuỗi cung ứng mô tả chuỗi cung ứng coca cola việt nam

13 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 131,2 KB

Nội dung

Lupton đã nhận được quyền xây dựng nhà máy đóng chai với mục đích đóng chai và phân phối sản phẩm Coca Cola đến khắp mọi nơi trên nước Mỹ.1919: những người thừa hưởng gia tài của Candler

Trang 1

Tiểu luận Môn quản trị chuỗi cung ứng Nhóm 4

Thành viên:

Nguyễn Như Quỳnh (2010794)Bùi Thị Thanh Thảo (2010821)Lại Thị Thanh Tuyền (2010872)Nguyễn Thị Mỹ Lệ (2012145)Lý Thị Luyến (2010722)Trần Xuân Huy (2010684)Vũ Quân Bảo (2010624)

MÔ TẢ CHUỖI CUNG ỨNG COCA-COLA VIỆT NAM1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY, SẢN PHẨM COCA COLA:

1.1 Sơ lược về Coca Cola:

Vào năm 1886, lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu đến công chúng ở Atlanta, đã thật sự thu hút được sự chú ý của hấu hết những người thưởng thức bởi hương thơm tuyệt vời và màu sắc hấp dẫn Coca-cola là công ty xản suất nước giải khát có gas số 1 trên thế giới Coca-cola hoạt động trên 5 vùng lãnh thổ: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi Ở Châu Á công ty hoạt động tại 6 khu vực: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippin, Nam Thái Bình Dương & Hàn Quốc, Khu vực Tây và Đông Nam Á.

1.2 Coca Cola trên thế giới:

8/5/1886: tại Bang Atlanta – Hoa Kỳ, một dược sỹ tên là John S Pemberton đã chế ra một loại sy-rô có hương thơm đặc biệt và có màu

Trang 2

caramen, chứa trong một bình nhỏ bằng đồng Ông đem chiếc bình này đến hiệu thuốc của Jabco, hiệu thuốc lớn nhất ở Atlanta thời bấy giờ và cho ra mắt công chúng với giá 5 xu một cốc Ngay sau đó người trợ lý của John là Ông Frank M Robinson đã đặt tên cho loại sy-rô này là Coca Cola.

1891: Ông Asa G Candler một dược sĩ đồng thời là thương gia ở Atlanta đã nhận thấy tiềm năng to lớn của Coca Cola nên ông quyết định mua lại công thức cũng như toàn bộ quyền sở hữu Coca Cola với giá 2,300 USD.

1892: Candler cùng với những người cộng tác khác thành lập một công ty cổ phần tại Georgia và đặt tên là “Công ty Coca Cola”

1893: Thương hiệu Coca Cola lần đầu tiên được đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

31/1/1899: Một nhóm thương gia gồm Thomas & Whitehead cùng với đồng nghiệp J.T Lupton đã nhận được quyền xây dựng nhà máy đóng chai với mục đích đóng chai và phân phối sản phẩm Coca Cola đến khắp mọi nơi trên nước Mỹ.

1919: những người thừa hưởng gia tài của Candler bán Công ty Coca Cola cho Ernest Woodruff, một chủ ngân hàng ở Atlanta Bốn năm sau, Ernest Woodfuff được bầu làm Chủ Tịch Điều Hành Công Ty, bắt đầu sáu thập kỷ lãnh đạo và đưa Công ty Coca-Cola đến một tầm cao mới mà không một người nào có thể mơ thấy

Đến thời điểm này sau hơn 100 năm thành lập và phát triển, Coca-Cola đã có mặt ở hơn 200 nước trên thế giới.

Trang 3

1.3 Coca Cola ở Việt Nam:

1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.

Tháng 2/1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài.

Tháng 8/1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca Cola Đông Dương và công ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.

Tháng 9/1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty Nước Giải Khát Coca Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam Tháng 1/1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung: Coca Cola Non Nước Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca Cola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng

Tháng 10/1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài Các Liên Doanh của Coca Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca Cola Chương Dương – miền Nam.

Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình thức sở hữu tương tự.

Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải Khát Coca Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một

Trang 4

và có chung sự quản lý của Coca Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh

Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca Cola trên thế giới và giám đốc điều hành (CEO) là ông Vamshi Mohan.

2 Các mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm của công ty:

2.1 Nhà cung cấp:

Nguyên vật liệu đầu vào là một khâu quan trọng trong việc sản xuất ra một sản phẩm Chỉ khi kiểm soát được các nhà cung cấp đầu vào thì ta có thể đảm bảo được quá trình sản xuất đảm bảo.

2.1.1 Nguyên liệu pha chế sản phẩm:

CO2: góp phần tạo vị chua cho sản phẩm, giúp cho sự tiêu hóa tốt và cũng là chất ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật Được cung cấp từ hai nguồn là phản ứng lên men của các nhà máy sản xuất bia, cồn hoặc đốt cháy dầu với chất trung là Monoethanol Amine (MEA) Màu thực phẩm: có màu nâu nhạt, được làm từ đường tan chảy hay chất hóa học amoniac.

Chất tạo vị chua ( E330: 50% axit được dùng để tạo độ chua Được dùng như chất tạo hương vị và chất bảo quản)

Caffein: Được lấy từ caffein tự nhiên có trong nhiều thực vật khác nhau như cà phê, lá trà, hạt cola và caffein nhân tạo.

Trang 5

CO2, Màu thực phẩm, axit photphoric, caffein do công ty mua ngoài nhưng để đảm bảo giá cạnh tranh công ty không công bố công khai Đường: chứa 14% tương đương 30 - 50g đường trong 1 lon Được cung cấp từ Nhà máy đường KCP.

Hương vị tự nhiên: bản chất của công thức bí mật của Coca Cola là sự pha trộn của hương vị tự nhiên

Nước: được cung cấp từ nhà máy nước trên địa bàn đặt nhà máy Lá Coca Cola tạo nước: được cung cấp bởi công ty chế biến Stepan tại bang Illinois, Hoa Kỳ (Việt Nam) cung cấp vỏ chai chất lượng cao cho cao cấp để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát Coca Cola Việt Nam.

Mỗi một nhà cung ứng cho Coca Cola Việt Nam đều được tuyển trọn một cách kỹ càng cẩn thận về mọi mặt: chất lượng sản phẩm, phương thức hoạt động của công ty, tình trạng công ty, mức độ hài lòng của khách hàng,… Các công ty được lọt vào tầm ngắm của Coca Cola Việt Nam sẽ được tập tập huấn, cố vấn chuyên sâu từ công ty và

Trang 6

VCCI, USABC Để đảm bảo các thành viên trong chuỗi hoạt động khớp nhau và đảm bảo chất lượng cũng như sản lượng.

Coca Cola Việt Nam hợp tác với khoảng hơn 300 nhà cung cấp trên toàn quốc Tháng 10/2017, Coca Cola Việt Nam mới công bố 8 công ty lọt vào chương trình tư vấn gia nhập chuỗi cung ứng của Coca Cola, đó là: Công ty Á Đông ADG, M&H, Công ty Cổ phần Phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco), Nam Phương, Tam Phú Hưng, Mai Anh Đồng Tháp và Hoàng Thiên Phúc Đa số công ty có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh và hoạt động trong các ngành như logistics, đóng lon, bao bì, marketing, phân phối 8 công ty này sẽ trở thành những đối tác bán hàng (vendor partner) cho Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội hiện tại đều hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của công ty Nên đây được xem là mắt xích cố định không thể thay thế của chuỗi cung ứng Coca Cola Việt Nam Mỗi nhà máy có công suất đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường các khu vực tương ứng miền Bắc, Trung và Nam.

2.2 Nhà sản xuất:

Là nhà tạo ra sản phẩm, giúp cho các yếu tố đầu vào tự nhiên trở thành những sản phẩm có thể đáp ứng được những nhu cầu và ước muốn của con người Công ty Coca-Cola nói chung được chia làm hai bộ phận, hai hoạt động riêng biệt:

TCC (The Coca Cola Company): chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp nước cốt Coca Cola cho các nhà máy mà chịu trách nhiệm khuếch trương và quản lý thương hiệu.

TCB (The Coca Cola Bottler): chịu trách nhiệm sản xuất, dự trữ kho bãi, phân phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca Cola Điều đó có nghĩa là TCB chịu trách nhiệm về chữ P thứ 3 (Place) còn TCC

Trang 7

chịu trách nhiệm 3 chữ P còn lại (Price, Product, Promotion) và mô hình này được áp dụng như nhau trên toàn Thế giới, trong đó có Việt Nam.

Có 3 nhà máy lớn đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh Do hiện nay công ty Coca Cola Việt Nam có 100% vốn đầu tư nước ngoài Các nhà máy lớn tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội hiện tại đều hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của công ty Nên đây được xem là mắt xích cố định không thể thay thế của chuỗi cung ứng Coca Cola Việt Nam Mỗi nhà máy có công suất đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường các khu vực tương ứng miền Bắc, Trung và Nam.

2.3 Nhà phân phối:

Đặc thù là ngành hàng tiêu dùng nhanh nên sự phân bố các đại lý phân phối, bán buôn của Coca Cola khá dày với khối lượng hàng dự trữ tương đối lớn Các kênh cung cấp sản phẩm Coca Cola đến tay người tiêu dùng:

Nhà sản xuất – người tiêu dùng

Nhà sản xuất – nhà bán lẻ - người tiêu dùng.

Nhà sản xuất – nhà bán sỉ - nhà bán lẻ - người tiêu dùng.

Nhà sản xuất – đại lý bán sỉ - nhà bán sỉ - nhà bán lẻ - người tiêu dùng.

Số lượng thành phần:

Tại mắt xích này được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau Trong đó có 3 trung tâm phân phối chính thuộc quyền sở hữu của Coca Cola Việt Nam Tiếp theo là đến các nhà phân phối, các đại lý lớn Các thành phần này có sự góp mặt chính của các doanh nghiệp Việt Nam

Trang 8

do sự thông thạo về thị trường, mối quan hệ rộng với các nhà bán lẻ, đảm bảo việc phân phối đến mọi khu vực

Coca Cola có 3 trung tâm phân phối chính được đặt gần 3 nhà máy sản xuất tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội để đảm bảo phân phối và phục vụ cho 3 thị trường là miền Bắc – Trung – Nam.

Nhà phân phối: Theo số liệu tìm hiểu được gần đây nhất, năm 2012, Coca Cola có 50 nhà phân phối lớn ở cả 3 miền, hàng nghìn đại lý dải khắp đất nước và có mặt tại tất các các siêu thị bán buôn trên toàn quốc Cụ thể:

Miền Bắc: Nhà phân phối nước giải khát Coca Cola Vân Vân (Số 76 Trung Văn, Thanh Xuân, Hà Nội), Công ty TNHH Nguồn Sống Việt (Số 453 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội),…

Miền Trung: Nhà phân phối nước giải khát Coca Cola Thiên Chấn Hưng (651, Nguyễn Tất Thành, P Xuân Hà, Q Thanh Khê, Tp Đà Nẵng), Nhà phân phối Coca Cola Phúc Thiên Trang Cổng vào sân bay quốc tế (Nguyễn Văn Linh, P Hòa Thuận Tây, Q Hải Châu, Tp Đà Nẵng),…

Miền Nam: Nhà phân phối Đặng Khôi (Số 59 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, tp HCM), Văn phòng Hoàng Cò (Số 37 Phạm Việt Chánh, P.19, Q Bình Thạch),

Trong nhiều năm, đối thủ lớn nhất của Coca là Pepsi, chính vì vậy, Coca Cola đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích nhằm thu hút càng nhiều các đại lý phân phối Có thể thấy các sản phẩm của Coca Cola Việt Nam có mặt tại hầu hết mọi nơi trên đất nước và trở thành nước giải khát phổ biến với mọi lứa tuổi Cho thấy mạng lưới phân phối của Coca Cola Việt Nam bao phủ rộng lớn mọi ngóc ngách từ

Trang 9

nông thôn đến thành thị Và đây chính là mắt xích góp phần quan trọng tạo nên và duy trì thương hiệu Coca Cola tại thị trường Việt Nam đến nay.

2.4 Nhà bán lẻ:

Sản phẩm của Coca Cola có mặt trên tất cả các kênh bán lẻ Gồm: nhà hàng, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng bán lẻ, các quán giải khát, Đây là các trung gian tiếp cận gần nhất với người tiêu dùng, thực hiện hoạt động phân phối cơ bản nhưng cũng phải đảm bảo và tuân theo các quy định có sẵn.

Các thành viên tham gia khâu này bao gồm của Việt Nam và nước ngoài, nhưng đa số các của hàng bán lẻ truyền thống thuộc về Việt Nam còn các chuỗi các siêu thị hay cửa hàng tiện lợi cũng có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp nước ngoài.

Coca Cola hợp sức với các nhà bán lẻ nhằm tạo ra các chương trình tập trung vào người tiêu dùng trong vai trò đi mua hàng ( như: các đợt khuyến mãi, giảm giá chỉ dành riêng cho một nhà bán lẻ nhất định, hình thức khuyến mãi cũng được xét tùy thuộc vào đặc điểm của khách hàng tại nơi đó, ) Đa số các nhà bán lẻ của Coca Cola có hệ thống phân phối rất phong phú và đa dạng, không chỉ phân phối hàng của Coca Cola mà nhiều khi còn là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Tại GO! nếu đặt chân vào gian hàng bày bán nước giải khát bạn sẽ thấy sự hiện hữu của sản phẩm Coca Cola với những vị trí bày bán rất có lợi thế Tất nhiên để có được vị trí ưu thế như vậy Coca Cola cũng phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ chút nào.

Tại các nhà hàng, quán ăn, quán nước giải khát bạn sẽ thấy sản phẩm Coca Cola được bày bán rộng rãi và phổ biến để phục vụ nhu cầu của

Trang 10

giải khát của khách hàng

Các rạp chiếu phim các trung tâm vui chơi giải trí cũng được Coca Cola tận dụng tối đa cho việc phân phối sản phẩm của mình Và Coca Cola thì luôn có một vị trí bày bán bắt mắt nhất, thu hút khách hàng nhất

Bên cạnh đó thì sự kết hợp tuyệt vời giữa coca cola với Mc Donald’s cũng đem lại cho khách hàng một cảm giác tuyệt vời khi thưởng thức món ăn này Tận dụng ưu điểm này Coca Cola đã phân phối rộng rãi các sản phẩm của mình tại các nhà hàng Mc Donald’s và trở thành một thói quen không thể thiếu của khách hàng khi vào nhà hàng Mc Donald’s.

Ngoài ra, việc phân phối không qua trung gian sẽ giúp nhãn hàng nhanh chóng tiếp thu ý kiến của khách hàng và có thể ghé thăm các gian hàng chính hãng trên các kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada, tiki,… để tìm mua sản phẩm phù hợp Từ đó, mang đến các giải pháp khắc phục kịp thời cho sản phẩm của mình Hiện nay, khi đã có lượng khách hàng ổn định, Coca Cola vẫn tiếp tục duy trì hình thức phân phối trực tiếp này.

2.5 Khách hàng:

Người tiêu dùng, đối tượng khách hàng của sản phẩm CocaCola rất đa dạng, phong phú CocaCola đang dần khẳng định được vị thế của mình trong mọi lứa tuổi và giới tính khác nhau Những người trực tiếp sử dụng sản phẩm của CocaCola, họ đã tạo nên thị trường mục tiêu của công ty và nó được đáp ứng bởi các thành viên khác của kênh như nhà bán buôn, nhà bán lẻ, … và chính họ là người ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của các thành viên kênh, các nhà sản xuất

Trang 11

Đối với phân khúc khách hàng là trẻ em: Hầu hết ưa thích hương vị đặc biệt cũng như màu sắc của vỏ lon Bằng cách liên tục thay đổi cập nhật các trend, các thiết kế mới, CocaCola đã kích thích sự sáng tạo và hưng phấn cho các em trong quá trình học tập và vui chơi Tuy nhiên vấn đề sử dụng CocaCola có thể gây béo phì, sâu răng, … ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng là điều cần quan tâm đến

Đối với phân khúc khách hàng là người lớn, cụ thể là giới trẻ: Với hương vị đặc trưng giúp người dùng có cảm giác sảng khoái và mát mẻ như tăng thêm hương vị cho cuộc sống, uống coca cola mang lại cảm giác tự tin hơn khẳng định cá tính mạnh mẽ đối với giới trẻ Không lạ gì khi CocaCola được gọi là nước uống biểu tượng cho sức trẻ, sức khỏe của thanh thiếu niên Để thu hút giới trẻ công ty CocaCola Việt Nam đã tổ chức một loạt các hoạt động hướng tới giới trẻ như: Một chiến dịch, hai “vùng chiến”, Trao Coca-cola trao cảm xúc, …

Quy trình thu hồi: Gồm việc thu hồi bao bì sản phầm và sản phẩmLogistics ngược bao bì sản phẩm: Để thu hồi bao bì sản phẩm, Coca

Cola đã thực hiện Chiến lược xây dựng “Chuỗi cung ứng xanh” Thực tế, để sản xuất một thành phẩm vỏ chai Coca Cola mới gồm: 6% nghuyên liệu mới được nghiên cứu, 94% thành phẩm cũ ( trong đó 30% nguyên liệu từ những vỏ chai được tái chế) Thành viên tham gia quá trình này có thể là các đại lý, các nhà bán lẻ thu hồi vỏ chai, két Cocacola từ khách hàng,… Cocacola còn mở trực tiếp các nhà máy để tái chế các vỏ chai nhựa đã qua sử dụng.

Logistics ngược sản phẩm: Quá trình này giúp công ty nhanh chóng

nhận biết, phát hiện sai sót, những điểm yếu trong sản phẩm và có

Trang 12

biện pháp phù hợp Ở đây có sự phối hợp nhịp nhàng với các thành viên trong chuỗi để ứng phó kịp thời với các hành động của khách hàng, tiết kiệm chi phí sản xuất và tránh ảnh hưởng xấu đến uy tín thương hiệu Coca Cola Việt Nam cũng từng vướng phải “bê bối” sản phẩm nước ngọt lẫn thủy tinh, sản phẩm Samurai thiếu Vitamin, Sau khi điều tra có kết quả chính thức, Coca Cola Việt Nam đã ra thông báo tới tất cả các chi nhánh, đại lý phân phối, để phối hợp thu hồi sản phẩm lỗi Công việc này còn có sự tham gia của cả những người tiêu dùng, phản ánh và dừng sử dụng chúng Tuy nhiên, khi xảy ra sự kiện thu hồi đã gây tâm lý nghi ngại và mất niềm tin cho người tiêu dùng vào thương hiệu doanh nghiệp, khiến Coca Cola phải chịu chi phí lớn.

Ngày đăng: 20/04/2024, 06:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w