tiểu luận môn nguyên lý cơ bản logistics và quản lý chuỗi cung ứng phân tích những lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị t mart

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận môn nguyên lý cơ bản logistics và quản lý chuỗi cung ứng phân tích những lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị t mart

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chính vì thế buộc các doanh nghiệp phải có những chính sách cạnh tranh về chuỗi cung ứng làm sao để đưa ra những dịch vụ tốt cho khách hàng mà giảm được tối thiểu mức chi phí sản xuất từ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -Tiểu luận môn:

NGUYÊN LÝ CƠ BẢN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG ( Học kỳ III nhóm 3 năm học 2022 – 2023 )

Đề tài:

Phân tích những lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Thủy Họ tên sinh viên Ngô Phương Thảo Khuất Tú Anh

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

MỤC LỤC

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI CUNG ỨNG 1

1 Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh 1

1.1 Định nghĩa về cạnh tranh 1

1.2 Định nghĩa về lợi thế cạnh tranh 1

2 Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng 3

2.1 Khái niệm chuỗi cung ứng 3

2.2 Các thành viên tham gia chuỗi cung ứng 3

3 Vấn đề dành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng 4

3.1 Cơ hội cạnh tranh thông qua chi phí logistics 4

3.2 Cơ hội cạnh tranh thông qua giá trị logistics 5

II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SIÊU THỊ T-MART 6

1 Giới thiệu về siêu thị T-Mart 6

1.1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của T-Mart 6

1.2 Đặc điểm hoạt động 7

1.3 Đặc điểm nhà cung cấp/thị trường/khách hàng trong chuỗi cung ứng siêu thị 8

2 Thực trạng về lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart 9

2.1 Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart 9

2.2 Lợi thế cạnh tranh về giá trị trong chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình kinh tế hội nhập thì với 3 năm gần đây kể từ khi đại dịch bùng phát, những rủi ro và thiếu hụt trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã dẫn đến nhiều vấn đề trở nên tồi tệ hơn Môi trường kinh tế ngày càng trở nên thách thức và tính bền vững đang dần được chú trọng Hiện nay, vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn nhu cầu con người ngày càng cao nên các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức trong việc phải tối đa hóa hiệu quả cung cấp sản phẩm dịch vụ của mình Để tạo được ưu thế trong cạnh tranh thì doanh nghiệp phải không ngừng trao cho khách hàng những giá trị tốt nhất Chính vì thế buộc các doanh nghiệp phải có những chính sách cạnh tranh về chuỗi cung ứng làm sao để đưa ra những dịch vụ tốt cho khách hàng mà giảm được tối thiểu mức chi phí sản xuất từ đó đạt được lợi nhuận lớn hơn Vì biết đến Mart với tên tuổi là siêu thị đi đầu tiên phong trong từ những thế hệ trước nên T-Mart đang cố gắng hết sức mình để dành được lợi thế cạnh tranh trong thị trường kinh tế hiện tại.

2.Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là đánh giá năng lực cạnh tranh của siêu thị T-Mart hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành mục đích đã đặt ra như trên, nhiệm vụ của luận văn tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của siêu thị và lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của siêu thị

- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của siêu thị T-Mart, đưa ra các ưu điểm và tồn tại trong quá trình cạnh tranh cũng như các nguyên nhân của tồn tại đó - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị T-Mart

Trang 4

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI CUNG ỨNG 1 Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh

1.1 Định nghĩa về cạnh tranh

Theo từ điển Tiếng Việt cạnh tranh là sự ganh đua, giành giật để chiếm lĩnh thị phần, thị trường và khách hàng giữa các đối thủ với nhau Cạnh tranh là sử dụng những chiến lược, chiến thuật để đạt được ưu thế cao hơn so với đối thủ.

1.2 Định nghĩa về lợi thế cạnh tranh

Mặc dù khái niệm lợi thế cạnh tranh được sử dụng rộng rãi từ những năm 1980, nhưng lại chưa có nghiên cứu đưa ra một định nghĩa chính thức Theo các cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều khái niệm khác nhau về lợi thế cạnh tranh Một số được thừa nhận rộng rãi :

Theo ông Michael E Porter: “ Lợi thế cạnh tranh là nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà nhờ có chúng mà các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, lợi thế cạnh tranh này giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “Quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh Là những thứ mà doanh nghiệp đang có lợi thế hơn so với đối thủ Lợi thế này có thể có được bằng việc tạo ra 1 giá trị lớn hơn, tốt hơn cho khách hàng, hoặc sản xuất và quảng cáo sản phẩm với một mức giá thấp hơn, trong khi vẫn giữ được lợi ích tương đương cho khách hàng.”

“Khi một doanh nghiệp có được tỉ suất lợi nhuận kinh tế cao hơn tỉ suất lợi nhuận kinh tế bình quân của các doanh nghiệp khác trong cùng một thị trường, thì doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trong thị trường đó” (Besanko, Dranove và Shanley, 2000, tr 389).

Kết luận đối với các quan điểm khái niệm về lợi thế cạnh tranh đều tương tự nhau, không có sự khác biệt lớn về mặt nội dung Như vậy,nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh thì trước hết bản thân doanh nghiệp phải có sự khác biệt so với đối thủ trong mắt khách hàng, và thứ hai sản xuất ở mức chi phí thấp và do đó đạt được lợi

Trang 5

nhuận lớn hơn Hay nói một cách đơn giản hơn, có hai chỉ tiêu quan trọng trong cạnh tranh là chi phí và giá trị Có những công ty hướng đến một trong hai chỉ tiêu này nhưng tốt hơn là hướng đến cả hai chỉ tiêu này:

a Lợi thế cạnh tranh về chi phí: là khả năng sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ với chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác Nếu doanh nghiệp có thể sản xuất cùng một loại sản phẩm có chất lượng nhưng bán với giá thấp hơn, điều này mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác Người dẫn đầu về chi phí có thể đặt giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh mà vẫn thu được lợi nhuận bằng các đối thủ Nếu các công ty trong ngành đặt giá tương tự cho các sản phẩm của mình thì người dẫn đầu về chi phí có thu được lợi nhuận cao hơn vì chi phí của nó thấp hơn Để giảm chi phí, ta có thể tăng khối lượng sản phẩm, hàng hóa bán ra, tăng thị phần … nhưng không được tăng tùy tiện Logistics và chuỗi cung ứng có thể tăng hiệu suất và tăng năng suất sản xuất góp phần giảm giá thành sản phẩm đơn vị

Ví dụ: Khi quy mô được mở rộng như hiện tại, MWG sẽ tối ưu hơn việc quản lý hàng tồn kho và quy trình logistics, từ đó tiết kiệm được chi phí vận hành và có thể chuyển hóa thành những giá trị lớn hơn cho khách hàng

b Lợi thế cạnh tranh về chi phí: Khách hàng nói họ mua “ lợi ích” chứ không phải hàng hóa Giá trị gia tăng nằm trong vật liệu, công nghệ áp dụng để sản xuất, tay nghề của nhà sản xuất… Doanh nghiệp phải tạo ra được giá trị sản phẩm cao để thu hút được khách hàng Dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị cho người tiêu dùng hoặc nâng cao tính hoàn thiện sản phẩm khi sử dụng sản phẩm Lợi thế này cho phép thị trường chấp nhận mức giá, thậm chí cao hơn đối thủ cạnh tranh Quan trọng hơn nữa là dịch vụ: đúng giờ, đúng lúc, đúng địa điểm, đúng số lượng, đúng giá cả… và rất nhiều dịch vụ khác sau bán hàng

Lợi thế về chi phí giúp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có giá thấp hơn, lợi thế về giá trị mang lại sự khác biệt cho hàng hóa Một hàng hóa có thể cạnh tranh thành công khi có được lợi thế cụ thể nào đó hơn hàng hóa khác Những lợi thế đó được biểu hiện ra bên ngoài hình thành các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 6

2 Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng 2.1 Khái niệm chuỗi cung ứng

Theo Ths Nguyễn Kim Anh đã viết trong cuốn “Quản lý chuỗi cung ứng”: “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhắm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng” Còn theo một số nghiên cứu khoa học của các tác giả nước ngoài cho rằng: “Supply Chain is starting with unprocessed raw materials and ending with the final customer using the finished goods, the supply chain links many companies together” Dịch: “ Chuỗi cung ứng là chuỗi liên kết các công đoạn từ khâu cung cấp nguyên vật liệu thô chưa qua xử lý cho đến khi sản phẩm hoàn thiện và được người tiêu dùng cuối cùng sử dụng, chuỗi cung ứng cũng kết nối nhiều công ty lại với nhau” – “Supply chain & Logistics – Terms & Glossary” Kate Vitasek (được khuyến khích sử dụng bởi Hiệp Hội các Nhà Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Chuyên Nghiệp Hoa Kì) Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu chuỗi cung ứng là một chuỗi liên kết toàn bộ những hoạt động nhằm mục đích cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ giai đoạn cung cấp nguyên liệu đầu vào đến khi thành phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng Các bên thamgia chuỗi cung ứng cần có đủ nguồn lực (con người, tài nguyên…) và hệ thông thông tin để thực hiện thành công mục đích của hoạt động cung ứng chuỗi cung ứng là một hệ thống tổ chức, con người, các nguồn lực, thông tin, các hoạt động… liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng

- Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến biến chuyển các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng (người tiêu dùng)

- Các yếu tố trong chuỗi: nhà cung cấp, nhà sản xuất/ nhà vận chuyển/ kho vận/ nhà phân phối/ khách hàng… là một hệ thống liên quan, kết nối và có liên hệ chặt chẽ với nhau

2.2 Các thành viên tham gia chuỗi cung ứng

Giá trị của một sản phẩm sẽ gia tăng khi sản phẩm đó đi qua mỗi mắt xích của chuỗi Quá trình này được gọi là "quá trình gia tăng giá trị cho sản phẩm Nếu bất kì mắt xích nào trong chuỗi không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm thì mắt xích đó sẽ bị loại khỏi chuỗi" Bởi vậy chuỗi cung ứng gồm có 3 bộ phận:

Trang 7

Thượng nguồn (Upstream supply chain)

- Bao gồm các hoạt động giữa nhà sản xuất và các nhà cung cấp của họ (có thể là các nhà sản xuất khác, các nhà lắp ráp…) và cả những nhà cung cấp của các nhà cung cấp (lớp 2) Trong phần thượng lưu của chuỗi cung ứng, hoạt động chủ yếu là mua sắm (procurement).

Trung lưu (Internal supply chain) :

- Bao gồm tất cả các hoạt động bên trong công ty trung tâm để chuyển các yếu tố đầu vào thành các đầu ra; các hoạt động chủ yếu là quản lý, lập kế hoạch thu mua, sản xuất và phân phối.

Hạ lưu (Downstream supply chain): Phần này bao gồm tất cả các hoạt động nhằm phân phối sản phẩm đến khách hàng cuối cùng

3 Vấn đề dành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng

Hai yếu tố quan trọng trong cạnh tranh chuỗi cung ứng thông qua hoạt động logistics 3.1 Cơ hội cạnh tranh thông qua chi phí logistics

a Sử dụng hết công suất máy móc

Mục đích của việc sử dụng hết công suất máy móc là để tăng năng suất lao động và giảm chi phí cơ hội Khi năng suất lao động tăng, sản lượng người công nhân làm ra sẽ tăng cao hơn trong một khoảng thời Khi doanh nghiệp đã có máy móc thiết bị hiện đại

Trang 8

nhưng không dùng đến thì đó là một sự lãng phí Số tiền doanh nghiệp bỏ ra để mua máy móc đáng lẽ có thể sử dụng vào một việc khác sinh ra lợi nhuận, có ích hơn Hiện nay khi thị trường phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao thì doanh nghiệp không còn phải lo lắng là sản phẩm sản xuất ra không có chỗ tiêu thụ Bài toàn mà doanh nghiệp cần phải trả lời là làm thế nào để khách hàng muốn sử dụng sản phẩm của mình.

b Sử dụng tốt vòng quay tài sản

Vòng quay tài sản là thước đo khát quát nhất hiệu quả sự dụng tài sản của một doanh nghiệp Tỷ số này được tính bằng cách lấy doanh thu thuần (ròng) đạt được trong một thời kì nhất định chia cho giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp trong cùng thời kì đó Tỷ lệ vòng quay càng cao thì công ty càng hoạt động tốt, vì chỉ tiêu này cao thể hiện rằng công ty đang tạo ra nhiều doanh thu trên mỗi đơn vị sản phẩm

c Thực hiện chuỗi cung ứng đồng bộ

Hiện nay chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu Trong đó, con số này ở Thái Lan là hơn 30%, Malaysia là 46% Chuỗi cung ứng ở nước ta còn rời rạc, chưa đồng bộ, đồng đều Đồng bộ, đồng đều là tất cả mọi nơi ở trong quốc gia đó đều có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị vật chất ngang bằng nhau, các khâu vận chuyển được kết nối với nhau bằng một hệ thống thông tin chung để tiện cho việc cập nhật và theo dõi tiến trình vận chuyển Để việc vận chuyển và bảo quản được xuyên xuất, không gián đoạn thì một chuỗi cung ứng đồng bộ là điều bắt buộc 3.2 Cơ hội cạnh tranh thông qua giá trị logistics

a Dịch vụ tốt

Khách hàng ngày càng quan tâm hơn đến dịch vụ của các công ty như thời gian giao hàng, thời gian vận chuyển, thời gian từ lúc đặt hàng đến khi hàng làm xong,… là những con đường có thể giúp doanh nghiệp dịch chuyển nhóm “hàng thường” thành hàng có “chất lượng cao” hơn nằm trong góc dịch vụ tốt hơn, hay hàng có giá cạnh tranh cao “chi phí tốt hơn” trong bảng thể hiện lợi thế cạnh tranh Cao dịch vụ tốt (serviceleader), Chi phí và dịch vụ tốt (cost and service leader) Thấp hàng thường (communitymarket) Chi phí tốt (cost leader)

b Độ tin cậy cao

Trang 9

Trong quá trình vận chuyện lưu kho, hàng hóa cần phải được đảm bảo an toàn, không bị đánh tráo, hư hỏng.

c Đáp ứng nhanh chóng Just in time – Kịp thời là yếu tố vô cùng quan trọng trong logistics Doanh nghiệp cần phải đảm bảo hoạt động logistics luôn đúng giờ, đúng số lượng, đúng địa điểm.

Cần làm gì?

Để trả lời câu hỏi cần làm gì, trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới để tồn tại và đứng vững trên thị trường, T-Mart không chỉ phải cạnh tranh gay gắt với các siêu thị trong nước mà còn phải cạnh tranh với các siêu thị nước ngoài sẽ có mặt trên thị trường Hà Nội trong thời gian tới Cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi vì quá trình đào thải các doanh nghiệp nói chung và siêu thị nói riêng không đủ năng lực Mặt khác, cạnh tranh buộc các siêu thị phải không ngừng cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển Xã hội càng phát triển, nhu cầu càng nhiều mà nhu cầu của con người thì vô tận, luôn có những doanh nghiệp tìm ra và thỏa mãn các nhu cầu đó của khách hàng Do vậy, T-Mart cần phải có các chiến lược và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vượt trội so với các đối thủ vì điều này sẽ giúp siêu thị tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt.

II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SIÊU THỊ T-MART

1 Giới thiệu về siêu thị T-Mart

1.1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của T-Mart

Tmart.vn là kênh thương mại điện tử bán hàng trực tuyến được xây dựng lên nhằm cung cấp tới tay khách hàng đa dạng sản phẩm hàng hóa với giá cả hợp lý thông qua kênh bán hàng online và offline Tmart.vn cung cấp những sản phẩm chính hãng chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới với chế độ bảo hành chu đáo, tư vấn hướng dẫn sử dụng để sản phẩm dùng lâu bền nhất Với các sản phẩm đa dạng như: Sữa, hóa mỹ phẩm, bánh kẹo, đồ uống, thực phẩm, rau củ quả và thực phẩm tươi sống, đồ mẹ và bé, quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em, hàng gia dụng Tmart.vn đang nỗ lực mang lại cho khách hàng những sản phẩm tiện ích, phục vụ đúng nhu cầu của khách hàng Được biết, Tập đoàn TGROUP là công ty mẹ của hệ thống Công ty cổ

Trang 10

phần T-Martstores - Hệ thống chuỗi siêu thị T-Mart được thành lập 9/2014 là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị Với hệ thống hơn 80 siêu thị T-Mart hiện tại có mặt ở các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên, huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng, huyện Sóc Sơn, huyện Chúc Sơn, huyện Thanh Trì, Thành Phố Hồ Chí Minh, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hải Dương, T-Group đã và đang phát triển vươn lên lớn mạnh từng ngày Với tiêu chí chủ đạo là luôn đảm bảo giá rẻ, nhiều tiện lợi trong mua sắm đã tạo lên sự thành công của tập đoàn Mang sứ mệnh: “Trao tận tay người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm chất lượng với mức giá ưu đãi nhất, cung cấp những sản phẩm chính hãng chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới…” Với xu hướng hiện đại hóa hiện nay, T-mart đã bắt đầu xây dựng, thay đổi mô hình bán hàng mới cho các chi nhánh của mình Với diện mạo mới hiện đại hơn, cách bày trí sản phẩm logic gọn gàng với tông màu đẹp mắt giúp cho khách hàng mua sắm với 1 tâm thế thoải mái, dễ dàng, và nó cũng trở thành 1 nơi check-in sống ảo cho nhiều bạn trẻ khi mua sắm Đi kèm với thay đổi mô hình, T-mart cũng đang mở rộng cánh tay của mình ra khắp toàn thành Hà Nội Kèm theo đó là những ưu đãi giảm giá cho khách hàng, những minigame của T-mart nhằm để các khách hàng biết đến

Với phương châm “Tận tâm phục vụ“ cùng đội ngũ chăm sóc khách hàng nhiệt tình, Tmart sẽ mang tới cho quý khách những dịch vụ tốt nhất:

- Giá tốt mỗi ngày: Với sự hỗ trợ và cam kết của các đối tác cung cấp hàng đầu Tmart luôn mang lại cho khách hàng mức giá tốt nhất với nhiều ưu đãi được thực hiện để phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng khi mua sắm tại Tmart

- Hàng chính hãng: Tmart cung cấp những sản phẩm chính hãng chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới với chế độ bảo hành chu đáo, tư vấn hướng dẫn sử dụng để sản phẩm dùng lâu bền nhất.

Trang 11

- Đa dạng hóa sản phẩm: Sản phẩm vô cùng đa dạng với các mặt hàng từ sữa, thực phẩm, đồ gia dụng Tmart đang nỗ lực mang lại cho khách hàng những sản phẩm tiện ích, phục vụ đúng nhu cầu của khách hàng

- Dịch vụ hậu mãi chu đáo: Thực hiện các chính sách hậu mãi từ chính hãng, đảm bảo các thông tin trung thực cho nhu cầu khách hàng như tư vấn mua sắm, tư vấn sử dụng, bảo hành, đổi trả hàng lên tới 60 ngày…

1.3 Đặc điểm nhà cung cấp/thị trường/khách hàng trong chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart

- Nhà cung cấp Ở T-Mart, với mô hình là siêu thị mini cần số lượng mặt hàng phong : phú, có thể lên đến 3000-4000 mã hàng cho một cơ sở, điều này tương đương với việc nhập hàng của khoảng hơn 100 đối tác Đối tác của T-Mart là những nhà sản xuất, các công ty, các đại lý đang muốn xuất hàng hóa ra thị trường cần một công ty trung gian phân phối Với việc kinh doanh các mặt hàng đại trà như hàng tiêu dùng, hàng da dụng, thì nguồn cung cấp của T-Mart là vô cùng phong phú Trong thời kì hệ thống phân phối của các đơn vị sản xuất phát triển mạnh, việc tìm nguồn hàng không phải là khó khăn, T-Mart khác dễ dàng và có nhiều sự lựa chọn trong việc chọn ra nhà cung cấp phù hợp với mình Hiện nay cạnh tranh giữa các nhà cung cấp cũng rất gay gắt, chính vì thế các nhà cung cấp luôn cố gắng đảm bảo chất lượng lẫn giá cả tốt nhất

Nhà cung cấp ảnh hưởng đến việc kinh doanh của T-mart ở mức độ yếu - Thị trường Thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ : Chí Minh nói riêng là một thị trường tương đối hấp dẫn, với rất nhiều những thuận lợi trong quá trình gia nhập Nó đang phát triển mạnh mẽ với gần 130 trung tâm thương mại, 700 siêu thị và hơn 1.000 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động trên khắp cả nước Rất nhiều cái tên có thể coi là đối thủ đáng gớm đối với T-mart như Vinmart, Big C, Aeon Mall,… và kèm theo các tập đoàn bán lẻ nước ngoài khác Trong một đánh giá về thị trường bán lẻ, Bộ Công thương nhận định, sau 5 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành bán lẻ Việt Nam phát triển với tốc độ khá nhanh, số lượng siêu thị thành lập mới trong thời gian này tăng hơn 20%, số trung tâm thương mại thành lập mới tăng hơn 72% Chỉ riêng năm 2011, đã có thêm các tập đoàn bán lẻ nổi tiếng như Aeon (Nhật Bản), Dairy Farm (Hồng Kông) hay E-mart (Hàn Quốc) đầu tư vào thị trường Việt Vì thế mà T-mart luôn cố gắng trong việc đổi mới bản thân,phát triển

Trang 12

thêm nhiều tính năng, tiện ích mới đáp ứng nhu cầu khách hàng, luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất đến cho khách hàng.

- Khách hàng Cũng như mọi doanh nghiệp khác, khách hàng là yếu tố quyết định trực: tiếp đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Khách hàng chủ yếu của T-Mart là khách hàng cá nhân Họ là nhóm đối tượng cực kì nhạy cảm về giá Với các xu hướng tâm lí của khách hàng về giá thường thấy là: giá càng cao thì chất lượng càng tốt, xu hướng hoài nghi về mức giá của doanh nghiệp so với chất lượng sản phẩm khi họ không có đủ thông tin, xu hướng so sánh giá của các sản phẩm cùng loại với đối thủ cạnh tranh, Khách hàng luôn bị thu thút bởi các chương trình khuyến mãi và giảm giá hấp dẫn với tâm lí mua được hàng giá rẻ chất lượng tốt, hay những chương trình hàng tặng kèm Chỉ cần có những thay đổi nhỏ về giá cả hay khuyến mãi đã ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng Do đó để tằn khả năng trung thành của khách hàng cũng như thu hút được nhiều khách hàng mới T-Mart cần thực hiện nhiều chiến lược bán hàng để tác động đến tâm lí của người mua hàng.

Khách hàng ảnh hưởng đến kinh doanh của T-mart ở mức độ cao 2 Thực trạng về lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart 2.1 Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart Các nhóm chi phí trong chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart

1 Chi phí mặt bằng kinh doanh

Đầu tiên điều quan trọng nhất trong kinh doanh đó chính là địa điểm, với siêu thị thì luôn phải đặt ở những nơi đông dân cư, nhiều người qua lại, và thường sẽ được đặt trên các ngã tư đường hoặc dưới chân của những tòa chung cư Bởi vậy đối với mặt bằng các siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi đa phần sẽ phải đi thuê với 1 mức giá khá cao Với các siêu thị T-Mart trên địa bàn Hà Nội chi phí thuê mặt bằng có thể dao động từ 20-50 triệu đồng/tháng, với các địa bàn tỉnh khác thì giá có thể rẻ hơn một chút 2 Chi phí nhân sự

Chi phí nhân sự và chi phí mặt bằng có thể tính ra là hai khoản chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh Nhân sự là một trong hạng mục chi phí hoạt động kinh doanh siêu thị có thể xếp vào dạng biến phí; tuy nhiên để thuận tiện và đơn giản hóa trong việc lập kế hoạch kinh doanh; cũng như tính toán các loại chi phí

Trang 13

hoạt động kinh doanh thì T-Mart đã tính toán số lượng nhân sự của mình, T-mart chia ra từng vị trí trong kinh doanh và tuyển dụng đúng số lượng tránh để dư thừa nhân lực làm chi phí tăng thêm Bởi vậy việc kế toán và hoạch định các chi phí cũng trở nên ổn định và rõ ràng.

3 Chi phí điện nước mạng

Chi phí điện nước mạng phục vụ cho quá trình kinh doanh cũng được đưa vào là 1 dạng biến phí, bởi chi phí này có thể thay đổi theo từng tháng bởi nó phụ thuộc vào thời tiết hay rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác.

4 Chi phí khấu hao tài sản cố định

Có thể nói đến đây là dạng định phí, chi phí khấu hao tính theo hàng tháng, sự hâm hụt của những tài sản cố định như: tủ đông chứa thực phẩm, máy lạnh, điều hòa, bảng hiệu, bàn, ghế, kệ tủ….

5 Chi phí thuế a Thuế môn bài:

Với T-Mart trên mỗi 1 chi nhánh sẽ được nhượng quyền cho các hộ gia đình và những người chủ khác nhau Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh đó, nó bao gồm có 6 mức khác nhau ở phần phụ lục Nhưng đối với siêu thị thì sẽ có xu hướng ở mức cao nhất.

b Thuế giá trị gia tăng :

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ % trực tiếp như sau: Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu Trong đó:

Tỷ lệ % tính thuế GTGT dựa trên doanh thu được quy định như sau: - Hộ kinh doanh cá thể phân phối, cung cấp hàng hoá là: 1%; - Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là: 5%;

Trang 14

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác là: 2%.

- Thời hạn nộp thuế theo quý (Châ •m nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý sau) Như vậy đối với mô hình kinh doanh siêu thị mini T-Mart sẽ phải trả ở mức 1% doanh thu Tuy nhiên trên thực tế ít cửa hàng phải nộp đúng với 1% doanh thu của cửa hàng mình nên T-Mart có thể sẽ phải trả thấp hơn

Bởi vậy có thể thấy rằng trong mô hình chuỗi cung ứng thì phải trả chi phí rất lớn, vì thế T-Mart đã sử dụng hoạt động logistics vào chuỗi của mình nhằm giảm chi phí để tạo ra lợi thế cho bản thân.

Để có thể dẫn đầu về chi phí là sự hỗ trợ và cam kết của T-mart đã mang lại cho khách hàng mức giá tốt nhất, cùng nhiều ưu đãi mua sắm được thực hiện thường xuyên để phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng khi mua sắm tại T-mart T-Mart luôn thực hiện những chiến dịch siêu sale hàng hóa, khuyến mãi giảm giá cực sâu cho khách hàng vào các dịp lễ, dịp khai trương, và thậm chí để tạo mối quan hệ bền chặt với khách hàng T-mart luôn có ngày trong hàng tháng giảm giá các sản phẩm hay luôn đem đến những bất ngờ về quà tặng cho khách hàng của mình Với những ưu đãi T-mart đặt ra thường sẽ có mức hóa đơn nhất định làm thế vừa giúp khách hàng mua được giá rẻ mà T-mart cũng có thể bán sản phẩm của mình một cách nhanh nhất Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng siêu thị là những yếu tố giúp cho T-mart có khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ với giá thành thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh Điều này giúp T-mart tăng cường thu hút khách hàng, duy trì lợi thế trong thị trường và tăng cường lợi nhuận Để có thể dễ dàng cạnh tranh về chi phí T-Mart đã thực hiện những hoạt động logistics nhằm tối giảm chi phí tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng của mình:

1 Mua hàng số lượng lớn: Ở T-mart, với mô hình là siêu thị mini cần số lượng mặt hàng khá phong phú, có thể đến 3000-4000 mã hàng cho một cơ sở, điều này tương đương với việc nhập hàng của T-mart rất khổng lồ Từ đó T-mart đã đưa ra chiến lược đàm phán mua hàng với số lượng lớn từ nhà cung cấp để nhận được giá ưu đãi Việc mua hàng theo lô lớn giúp giảm chi phí mua hàng trung bình.

Trang 15

2 Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: T-mart tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến các cửa hàng giúp giảm thiểu thất thoát và chi phí vận chuyển T-mart luôn nắm rõ được rằng mình đang kinh doanh các mặt hàng đại trà như hàng tiêu dùng, hàng gia dụng hay mỹ phẩm thì nguồn cung cấp của mình vô cùng phong phú Và với trong thời kì hệ thống phân phối của các đơn vị sản xuất phát triển mạnh thì việc tìm nguồn hàng là không hề khó khăn chính vì thế việc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp vô cùng gay ghắt , điều đó T-mart hiểu rất rõ nên T-Mart luôn đưa ra được quyết định tốt nhất cho mình sao cho chất lượng sản phẩm lẫn giá cả đều là tốt nhất.

3 Tích cực đàm phán giá với nhà cung cấp: T-mart áp dụng chiến lược đàm phán giá với nhà cung cấp để thu được giá tốt nhất cho các sản phẩm

4 Quản lý hàng tồn kho hiệu quả: Với T-mart việc nắm bắt chặt chẽ các hàng trong kho vô cùng quan trọng, người quản lí kho của T-mart luôn luôn sát sao trong việc kiểm tra các hạn sử dụng của hàng hóa, bởi các sản phẩm của T-mart đa phần là thực phẩm, hay hàng tiêu dùng đối với các mặt hàng này hạn sử dụng là điều cần để tâm nhiều nhất Vì thế T-mart luôn nhấn mạnh tới nhân viên của mình việc check kiểm hàng kĩ càng là 1 nhiệm vụ quan trọng trong công việc của mình Và thêm nữa T-mart cũng quan trọng việc kiểm tra, đối chiếu thường xuyên lượng hàng bán ra và lượng hàng tồn kho để tránh tình trạng tồn kho dư thừa hoặc hư hỏng, từ đó giảm thiểu chi phí tồn kho Bởi Hàng hóa tồn kho lâu ngày, bị hỏng hóc, hao mòn, hết hạn sử dụng… buộc phải tiêu hủy vì không thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh lúc đó sẽ dẫn đến thiệt hại chi phí Tuy nhiên, nếu vật tư tồn kho được thống kê chặt chẽ, liên tục, lên ngân sách dự trù sát sao, thì cửa hàng sẽ tránh được sự lãng phí không đáng có T-mart luôn được biết đến là 1 siêu thị vận hành chuyên nghiệp Vì sao T-Mart lại làm được như thế? Là bởi vì T-mart biết cách quản lí kho hiệu quả là kiểm kho hàng thường xuyên để biết được mặt hàng nào đang bán chạy thì sẽ có kế hoạch nhập hàng kịp thời, hoặc với các mặt hàng còn nhiều trong kho thì sẽ đưa ra chương trình khuyến mãi với nó Như vậy, cửa hàng sẽ tối ưu được doanh thu và lợi nhuận mà còn luôn sẵn các sản phẩm để làm hài lòng khách hàng của mình.

5 Áp dụng công nghệ và tự động hóa: Sử dụng công nghệ và tự động hóa trong các quy trình kinh doanh của mình, T-mart đã sử dụng công nghệ trong hệ thống kho bãi,

Ngày đăng: 01/05/2024, 21:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan