1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN Quản lý chuỗi cung ứng PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG CỦA IKEA TẠI VƯƠNG QUỐC ANH

39 55 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chuỗi Cung Ứng Bền Vững Của Ikea Tại Vương Quốc Anh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 875,96 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ IKEA (8)
    • 1.1. Giới thiệu chung về IKEA (8)
    • 1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của IKEA (8)
    • 1.3. Hoạt động kinh doanh của IKEA (8)
    • 1.4. Tổng quan về chuỗi cung ứng của IKEA (11)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG CỦA IKEA TẠI VƯƠNG QUỐC ANH (13)
    • 2.1. Hoạch định (13)
      • 2.1.1. Chiến lược IKEA sử dụng trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững tại Vương Quốc Anh (13)
      • 2.1.2. Các công cụ sử dụng cho việc hoạch định (13)
    • 2.2. Cung ứng nguyên vật liệu (16)
      • 2.2.1. Sử dụng nguyên vật liệu xanh (16)
      • 2.2.2. Hoạt động khai thác nguồn nguyên vật liệu trên phạm vi Châu Âu (17)
    • 2.3. Sản xuất (21)
    • 2.4. Phân phối (22)
      • 2.4.1. Mạng lưới phân phối (22)
      • 2.4.2. Quản trị kho bãi (24)
      • 2.4.3. Vận tải (25)
    • 2.5. Logistics ngược (27)
    • 3.1. Phân tích SWOT (28)
      • 3.1.1. Điểm mạnh (Strengths) (28)
      • 3.1.2. Điểm yếu (Weaknesses) (29)
      • 3.1.3. Cơ hội (Opportunities) (30)
      • 3.1.4. Thách thức (Threats) (31)
    • 3.2. Giải pháp đề xuất dành cho chuỗi cung ứng bền vững của IKEA (32)
  • CHƯƠNG 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG DÀNH CHO (34)
    • 4.1. Bài học kinh nghiệm từ mô hình chuỗi cung ứng bền vững của IKEA (34)
    • 4.2. Một số đề xuất về hoạt động quản lý chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp bán lẻ nội thất tại Việt Nam (35)
  • KẾT LUẬN (36)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (37)

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ii DANH MỤC HÌNH ẢNH ii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ IKEA 2 1.1. Giới thiệu chung về IKEA 2 1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của IKEA 2 1.3. Hoạt động kinh doanh của IKEA 2 1.4. Tổng quan về chuỗi cung ứng của IKEA 5 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG CỦA IKEA TẠI VƯƠNG QUỐC ANH 7 2.1. Hoạch định 7 2.1.1. Chiến lược IKEA sử dụng trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững tại Vương Quốc Anh 7 2.1.2. Các công cụ sử dụng cho việc hoạch định 7 2.2. Cung ứng nguyên vật liệu 10 2.2.1. Sử dụng nguyên vật liệu xanh 10 2.2.2. Hoạt động khai thác nguồn nguyên vật liệu trên phạm vi Châu Âu 11 2.3. Sản xuất 15 2.4. Phân phối 16 2.4.1. Mạng lưới phân phối 16 2.4.2. Quản trị kho bãi 18 2.4.3. Vận tải 19 2.5. Logistics ngược 21 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG CỦA IKEA 22 3.1. Phân tích SWOT 22 3.1.1. Điểm mạnh (Strengths) 22 3.1.2. Điểm yếu (Weaknesses) 23 3.1.3. Cơ hội (Opportunities) 24 3.1.4. Thách thức (Threats) 25 3.2. Giải pháp đề xuất dành cho chuỗi cung ứng bền vững của IKEA 26 CHƯƠNG 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG DÀNH CHO DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NỘI THẤT TẠI VIỆT NAM 28 4.1. Bài học kinh nghiệm từ mô hình chuỗi cung ứng bền vững của IKEA 28 4.2. Một số đề xuất về hoạt động quản lý chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp bán lẻ nội thất tại Việt Nam 29 KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 3PL Third Party Logistics Hậu cần bên thứ ba 2 AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo 3 EU European Unions Liên minh châu Âu 4 GIS Geographic Information System Hệ thống thông tin địa lý 5 HGV Heavy Goods Vehicle Xe chở hàng nặng ở các nước EU 6 KPI Key Performance Indicator Chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động 7 ML Machine Learning Máy học 8 MSS More sustainable sources Nguồn cung cấp bền vững hơn 9 RSPO Roundtable on Sustainable Palm Oil Hội nghị Bàn tròn về Dầu cọ Bền vững 10 RTRS Round Table on Responsible Soy Association Hiệp hội Bàn tròn về Đậu nành có Trách nhiệm i DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tình hình kinh doanh của tập đoàn IKEA giai đoạn 20192022 4 Bảng 2: Phân tích tình hình kinh doanh của IKEA theo mô hình BMC (2023) 5 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Các thị trường chính của IKEA 3 Biểu đồ 2: Mô hình kiểm soát bậc thang IWAY của IKEA 13 Biểu đồ 3: Thị phần cung cấp gỗ của IKEA 14 Biểu đồ 4: Thị phần cung cấp bông của IKEA 14 Biểu đồ 5: Tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo của IKEA Vương Quốc Anh năm 2022 17 Biểu đồ 6: Tỷ lệ dấu chân khí hậu trong các hoạt động phân phối của IKEA 20 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Hệ thống cửa hàng của IKEA trên toàn thế giới 3 Hình 3: Mô hình tổng quan chuỗi cung ứng của IKEA 6 Hình 4: Chuỗi cung ứng dầu cọ của IKEA 12 Hình 5: Chuỗi cung ứng đậu nành của IKEA 13 Hình 6: Sơ đồ nhà cung cấp gỗ của IKEA 14 Hình 7: Hệ thống phân phối của IKEA tại Vương Quốc Anh 16 Hình 8: Mạng lưới phân phối của IKEA tại Vương Quốc Anh 17 ii LỜI MỞ ĐẦU IKEA – một doanh nghiệp tư nhân của Thụy Điển và cũng là doanh nghiệp quốc tế chuyên bán lẻ đồ nội thất, lắp ráp, thiết bị và phụ kiện trong nhà lớn nhất thế giới. Kể từ năm 1943 và trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đến nay IKEA đã nhanh chóng thống lĩnh toàn cầu với 468 cửa hàng tại 63 quốc gia trên khắp các châu lục (IKEA, 2023). Và với quy mô khổng lồ như vậy, IKEA hiện đang sở hữu chuỗi cung ứng trải rộng trên toàn cầu cả về thu mua và cung ứng hàng hóa trên tất cả các vùng chủ yếu trên thế giới. Sự phát triển của chuỗi cung ứng của IKEA gắn liền với quá trình đi lên của toàn doanh nghiệp, để tạo ra mức giá thấp, dịch vụ cạnh tranh cũng như phát triển một cách bền vững. Đặc biệt, chuỗi cung ứng mà IKEA định hướng tổ chức theo hướng xanh hóa, đã tỏ ra có hiệu quả tại Vương Quốc Anh và trở thành một trong các chuỗi cung ứng bền vững thành công nhất không chỉ tại Vương Quốc Anh mà còn trên toàn thế giới. Trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế thế giới, thị trường bán lẻ của Việt Nam đang phát triển rất nhanh và mạnh mẽ. Tuy nhiên, đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp bán lẻ cần có chiến lược phù hợp và chuẩn bị hậu cần vững mạnh để có thể thích nghi được với tốc độ biến đổi nhanh của thị trường, song song với việc vận hành hiệu quả chuỗi cung ứng và định hướng phát triển bền vững, tức là kết hợp hoạt động của chuỗi với bảo vệ môi trường sinh thái. Những thành công của IKEA về cách thức vận hành và ứng dụng chuỗi cung ứng xanh là bài học lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới trong đó có các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay, khi mà các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải đối mặt với các thách thức trên thị trường nội địa. Nhận thấy sự thành công của IKEA trong tổ chức và quản lý chuỗi cung ứng bền vững, nhóm tác giả lựa chọn vấn đề: “Phân tích chuỗi cung ứng bền vững của IKEA tại Vương Quốc Anh” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình, với 4 chương chính: Chương 1: Giới thiệu chung về IKEA Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý chuỗi cung ứng bền vững của IKEA tại Vương Quốc Anh Chương 3: Đánh giá hoạt động quản lý chuỗi cung ứng bền vững của IKEA Chương 4: Bài học kinh nghiệm về quản lý chuỗi cung ứng dành cho doanh nghiệp bán lẻ nội thất tại Việt Nam 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ IKEA 1.1. Giới thiệu chung về IKEA IKEA là một tập đoàn bán lẻ đa quốc gia chuyên về thiết kế và bán các sản phẩm đồ gia dụng, đồ nội thất, thiết bị, dụng cụ gia đình và phụ kiện trang trí nhà cửa. Tập đoàn IKEA được sáng lập tại Thụy Điển năm 1943 bởi Ingvar Kamprad. Tên gọi “IKEA” của tập đoàn này là tập hợp các chữ cái đầu từ tên của người sáng lập Ingvar Kamprad, tên trang trại (Elmtaryd) và tên ngôi làng nơi Ingvar lớn lên (Agunnaryd, Småland, Nam Thụy Điển). Suốt 6 thập kỷ qua, IKEA bắt đầu chỉ từ một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại miền nam Thụy Điển đã trở thành một tập đoàn bán lẻ lớn mạnh hiện đang hoạt động trên 42 quốc gia trên thế giới. 1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của IKEA •Tầm nhìn: “To create a better everyday life for the many people” (Tạm dịch: Kiến tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người mỗi ngày) •Sứ mệnh: “Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các cá nhân theo cách đem lại lợi ích chung cho con người lẫn môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững và ổn định”. 1.3. Hoạt động kinh doanh của IKEA Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, IKEA hiện đã trở thành nhà bán lẻ đồ nội thất có giá trị nhất thế giới với trị giá hơn 17,43 tỷ USD (Statista, 2022). Trong đó, tính đến tháng 10 năm 2023, số cửa hàng chính thức mà IKEA sở hữu đã lên tới 468 cửa hàng tại 63 quốc gia trên khắp các châu lục với khoảng 219.000 nhân viên. 2 Hình 1: Hệ thống cửa hàng của IKEA trên toàn thế giới Nguồn: Ikea.com Đức là thị trường chủ lực tiêu thụ các sản phẩm của IKEA, chiếm khoảng 14,4% doanh số bán lẻ, theo sau đó là Mỹ và Pháp. Đặc biệt, IKEA cũng là công ty bán lẻ đồ nội thất lớn nhất Vương Quốc Anh với 6.6%% doanh số với mức độ nhận diện thương hiệu hơn 80% (Statista). Trên nền tảng thương mại điện tử, năm 2023, IKEA ghi nhận 3,8 tỉ lượt truy cập trang web IKEA.com với khối lượng giao dịch chiếm 23%. Biểu đồ 1: Các thị trường chính của IKEA Nguồn: Statista 3 Theo báo cáo thường niên của IKEA 2022, kết thúc năm tài khóa 2022, tổng doanh số bán hàng và thu nhập khác của IKEA đạt 27.578 triệu euro, tăng 7.66% so với năm 2021. Năm 2022, IKEA chứng kiến sự phát triển và gia tăng doanh số ở tất cả các kênh bán hàng hiện tại cũng như các cửa hiệu mới khai trương và gian hàng trực tuyến. Bảng 1 cho thấy tình hình kinh doanh của IKEA giai đoạn 20192022 diễn biến khả quan, các chiến lược về giá, sản phẩm đem lại cho IKEA doanh thu và lợi nhuận tăng lên hằng năm. Mặc dù trải qua những điều kiện kinh tế khó khăn tại châu Âu và trên toàn cầu nhưng IKEA vẫn đạt được những kết quả ấn tượng về kinh doanh và mở rộng hoạt động theo từng năm. Bảng 1: Tình hình kinh doanh của tập đoàn IKEA giai đoạn 20192022 Đơn vị: triệu Euro Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022 Doanh thu 25,184 23,613 25,615 27,578 Giá vốn hàng bán 20,633 18,860 21,137 23,404 Lợi nhuận trước thuế và lợi tức 1,791 2,023 1,705 931 Lợi nhuận ròng 1,485 1,731 1,433 710 Nguồn: IKEA Group, IKEA Group Yearly Summary FY1922 Để cung cấp cái nhìn rõ khái quát, ngắn gọn và chính xác nhất về hoạt động kinh doanh của IKEA, nhóm tác giả ứng dụng mô hình Business Model Canvas (BMC) được xây dựng bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur bao gồm 9 thành tố. 9 thành tố đó bao gồm: các đối tác chính, hoạt động chủ đạo, nguồn lực chính, giá trị cam kết, phân khúc khách hàng, kênh phân phối, mối quan hệ với khách hàng, cấu trúc chi phí, dòng doanh thu. 4 Bảng 2: Phân tích tình hình kinh doanh của IKEA theo mô hình BMC (2023) Đối tác chính Hoạt động chính Giá trị cung Quan hệ khách Phân đoạn cấp hàng khách hàng OEM, nhà Thiết kế và sản xuất Cung cấp đồ nội In hơn 210 triệu Các hộ gia cung cấp đồ nội thất cho gia thất gia đình an catalogue mỗi năm đình trung lưu, nguyên vật đình, văn phòng và nhà toàn, giá cả phải để tiếp cận người văn phòng và liệu đầu vào hàng. chăng và chất tiêu dùng mới nhà hàng Nhà máy sản Cung cấp dịch vụ đặt lượng để mang lại Duy trì sự sẵn có Chủ yếu ở độ xuất và chế tạo hàng trực tuyến; các trải nghiệm tốt của kênh vật lý và tuổi từ 18 đến các sản phẩm cửa hàng, tiếp thị sản nhất cho cả gia kỹ thuật số 35, có thu nhập từ gỗ phẩm và dịch vụ sửa đình Kết nối kênh phân trung bình và Dịch vụ vận chữa, vận chuyển, lắp Doanh nghiệp: phối với hoạt động thấp tải, giao hàng ráp giá cả phải chăng sản xuất và xây Sống trong và công ty vận Xây dựng thương và tùy chỉnh sản dựng quan hệ đối căn hộ vừa và chuyển hiệu, tiếp thị, quảng phẩm DIY tác nhỏ tại các Công ty, tổ cáo, … thành phố phát chức liên minh triển hoặc phát Nguồn lực chính Kênh phân phối chiến lược như triển nhanh. UNICEF, Cơ sở dữ liệu khách Siêu thị, cửa hàng Philips, WWF hàng Ikea Catalogue Nguồn lực vật chất Trang web online Trí tuệ và con người Ứng dụng di động Cơ sở hạ tầng Ikea trên thiết bị Công cụ, ứng dụng Android và IOS internet, trang web Cấu trúc chi phí Dòng doanh thu Chi phí nguyên vật liệu Bán đồ nội thất trong gia đình và văn phòng Chi phí sản xuất Bán đồ ăn tại nhà hàng Chi phí quảng cáo và tiếp thị Phí dịch vụ: giao hàng và lắp ráp Chi phí lao động và vận chuyển Bán phụ kiện: Sợi, dụng cụ, thiết bị kéo Chi phí bảo trì và luân chuyển cửa hàng ngoại tuyến Nguồn: Tổng hợp 1.4. Tổng quan về chuỗi cung ứng của IKEA IKEA hiện đang sở hữu một hệ thống cung ứng có thể đảm bảo quản lý hơn 10,000 sản phẩm cùng một lúc. Các sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được các trung tâm phân phối đặt tại các quốc gia trên thế giới phân phối, vận chuyển đến các cửa hàng IKEA trên toàn cầu. 5 Hình 2: Mô hình tổng quan chuỗi cung ứng của IKEA Nguồn: Tổng hợp Các hoạt động cải tiến chuỗi cung ứng của IKEA không chỉ gắn liền với quá trình phát triển và đi lên của toàn doanh nghiệp, để tạo ra mức giá thấp, dịch vụ cạnh tranh cũng như phát triển một cách bền vững. IKEA phát triển hướng đến những mục tiêu về tài chính, nhưng không vì thế mà quên đi các yếu tố về môi trường, xã hội, kinh tế. Sự bền vững hay tính “xanh” trong chuỗi cung ứng của IKEA được lồng ghép và bổ sung thông qua các hoạt động chính của chuỗi cung ứng, cụ thể: •Hướng đến những sản phẩm và nguyên liệu không gây hại cho môi trường •Sản phẩm được sản xuất theo quy trình an toàn, thân thiện với môi trường •Dịch vụ đóng gói, vận tải và phân phối thông minh góp phần giảm thiểu rác thải, khí thải CO2, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người Những phân tích dưới đây sẽ nêu lên những yếu tố mang tính “xanh” ở các hoạt động được IKEA đã và đang áp dụng ở Vương Quốc Anh để có thể làm tiền đề cho các bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. 6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG CỦA IKEA TẠI VƯƠNG QUỐC ANH 2.1. Hoạch định 2.1.1. Chiến lược IKEA sử dụng trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững tại Vương Quốc Anh IKEA sử dụng là chiến lược kéo đẩy trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững của mình tại Vương Quốc Anh. Chiến lược đẩy – kéo là phương pháp quản lý chuỗi cung ứng dựa trên việc kết hợp giữa hai chiến lược đẩy (Push) và kéo (Pull) để tối ưu hóa quá trình sản xuất, phân phối và quản lý tồn kho. Chiến lược đẩy (Push) được áp dụng ở phần đầu của chuỗi cung ứng, trong đó doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất nguyên liệu và bán thành phẩm dựa trên việc dự đoán nhu cầu dài hạn của khách hàng. IKEA sẽ tiến hành nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp và sản xuất các bán thành phẩm cũng như các chi tiết sản phẩm. Ngược lại, chiến lược kéo (Pull) được áp dụng ở phần cuối của chuỗi cung ứng, khi doanh nghiệp vận chuyển và lắp ráp hàng hóa dựa theo nhu cầu thực thế, theo đơn hàng cuối của khách hàng. Khi có đơn hàng, IKEA sẽ dựa vào đó để lắp ráp, vận chuyển các chi tiết và bán thành phẩm để giao cho khách hàng. Sự kết hợp này giúp doanh nghiệp đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cân bằng lượng tồn kho phù hợp với từng giai đoạn hoạt động của chuỗi cung ứng, đồng thời giảm thiểu lượng chất thải và ô nhiễm môi trường, hướng đến đúng mục tiêu chuỗi cung ứng bền vững của IKEA. 2.1.2. Các công cụ sử dụng cho việc hoạch định Dự báo về nhu cầu trong tương lai là một điều rất quan trọng đối với những doanh nghiệp lớn như IKEA. Vì vậy, IKEA sử dụng một số công cụ và phương pháp hoạch định khác nhau để đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và giảm thiểu tác động môi trường của chuỗi cung ứng của mình ở thị trường Vương Quốc Anh. 2.1.2.1. Công cụ cảm biến nhu cầu (Demand sensing) Công cụ cảm biến nhu cầu này sử dụng trí tuệ nhân tạo cũng như dữ liệu hiện có và mới để cung cấp thông tin dự báo có độ chính xác cao. IKEA đã bắt đầu sử dụng cảm biến nhu cầu sử dụng AI dựa trên doanh số thống kê tại một số cửa hàng của mình tại Vương 7 Quốc Anh. Ví dụ, chúng sẽ bao gồm các mô hình bán hàng và nhu cầu từ những năm trước. Mặt khác, cảm biến nhu cầu có thể sử dụng tới 200 nguồn dữ liệu cho mỗi sản phẩm để tính toán dự báo và dự đoán nhu cầu trong tương lai một cách thông minh và hiệu quả hơn. Công cụ này có thể sử dụng một số yếu tố ảnh hưởng, chẳng hạn như sở thích mua sắm trong các lễ hội, ảnh hưởng của những thay đổi theo mùa đối với mô hình mua hàng và dự báo thời tiết, cùng nhiều yếu tố khác. Nó thậm chí có thể hiểu được mức độ gia tăng số lượt ghé thăm cửa hàng trong một khoảng thời gian cụ thể của tháng, chẳng hạn như khi mọi người nhận lương và mua hàng trong thời gian lễ hội và ngày lễ. Với hệ thống mà IKEA hiện đang sử dụng, dự báo sẽ được nâng lên cho cả Vương Quốc Anh. Điều này có nghĩa là cảm biến nhu cầu hoạt động thông minh trên các kênh trực tuyến và ngoại tuyến bằng cách nắm bắt nhu cầu. Vì vậy, nếu doanh số bán hàng qua kênh trực tuyến tăng thì dự báo sẽ nắm bắt ngay. Dự báo chính xác có nghĩa là các cửa hàng IKEA sẽ nhận được các mặt hàng có liên quan vào thời điểm thích hợp. Điều này có thể đảm bảo cung cấp sản phẩm tốt hơn cho khách hàng cả trong cửa hàng và trực tuyến, giúp thương hiệu làm hài lòng khách hàng ở tất cả các điểm tiếp xúc. Nhu cầu ghi đè thủ công giảm và ít lỗi hơn cũng sẽ giúp tiết kiệm tiền trong chuỗi cung ứng của công ty và tối ưu hóa hoạt động hậu cần tốt hơn. 2.1.2.2. Công cụ dự báo dữ liệu lịch sử Công cụ dự báo dữ liệu lịch sử của IKEA trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững tại Vương Quốc Anh là một phần quan trọng trong chiến lược của công ty để giảm thiểu tác động môi trường của mình. Dữ liệu lịch sử được sử dụng để dự báo nhu cầu đối với sản phẩm của IKEA, giúp công ty tránh sản xuất quá nhiều sản phẩm và tồn kho dư thừa. Dữ liệu lịch sử được thu thập từ nhiều nguồn, bao gồm: •Doanh số bán hàng: Dữ liệu này cho thấy số lượng sản phẩm đã được bán trong quá khứ. •Tồn kho: Dữ liệu này cho thấy số lượng sản phẩm hiện đang có trong kho. •Các yếu tố thị trường: Dữ liệu này bao gồm các xu hướng thị trường, nhân khẩu học và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến nhu cầu. Việc sử dụng dữ liệu lịch sử để dự báo nhu cầu trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững giúp IKEA giảm thiểu lượng tồn kho dư thừa dẫn đến chi phí lưu kho cao, lãng phí 8 và ô nhiễm môi môi trường. Tiếp theo, bằng cách sử dụng dữ liệu lịch sử, công ty có thể vận chuyển chính xác số lượng sản phẩm cần thiết, giúp giảm chi phí vận chuyển. Cuối cùng, công cụ dữ liệu lịch sử giúp cải thiện dịch vụ khách hàng, xây dựng lòng trung thành của khách hàng với công ty. IKEA sử dụng một số phương pháp khác nhau để phân tích dữ liệu lịch sử để tạo ra một dự báo nhu cầu chính xác. Các phương pháp này bao gồm: •Phương pháp hồi quy: Phương pháp này sử dụng dữ liệu lịch sử để tạo ra một mô hình dự đoán nhu cầu. Mô hình này sử dụng các biến số lịch sử để dự đoán nhu cầu trong tương lai. •Phương pháp phân tích nhân tố: Phương pháp này sử dụng các biến số thị trường và dữ liệu từ khách hàng để dự đoán nhu cầu trong tương lai. •Phương pháp học máy: Phương pháp này sử dụng các thuật toán học máy để tạo ra một mô hình dự đoán nhu cầu. Mô hình này sử dụng dữ liệu lịch sử và dữ liệu thị trường để dự đoán nhu cầu trong tương lai. 2.1.2.3. Công cụ dự báo dữ liệu thị trường Công cụ dự báo dữ liệu thị trường của IKEA trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững tại Vương Quốc Anh thường bao gồm: •Các xu hướng thị trường: Dữ liệu này bao gồm các xu hướng về lối sống, nhân khẩu học và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến nhu cầu. •Sản phẩm mới: Dữ liệu này bao gồm thông tin về các sản phẩm mới đang được phát triển hoặc đã được tung ra thị trường. •Cạnh tranh: Dữ liệu này bao gồm thông tin về các sản phẩm và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh Cụ thể, tại Vương Quốc Anh, vào năm 2023, IKEA đã sử dụng dữ liệu thị trường để dự báo nhu cầu đối với các sản phẩm nội thất thân thiện với môi trường. IKEA phát hiện ra rằng nhu cầu của nhiều người tiêu dùng tại Vương Quốc Anh đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ tăng 20% vào năm 2024. Bên cạnh đó, IKEA đã phát hiện một sản phẩm mới, một chiếc sofa có thể điều chỉnh được và được dự đoán sẽ là sản phẩm được yêu thích của giới tại thị trường này với nhu cầu tăng khoảng 15%.

GIỚI THIỆU VỀ IKEA

Giới thiệu chung về IKEA

IKEA là một tập đoàn bán lẻ đa quốc gia chuyên về thiết kế và bán các sản phẩm đồ gia dụng, đồ nội thất, thiết bị, dụng cụ gia đình và phụ kiện trang trí nhà cửa Tập đoànIKEA được sáng lập tại Thụy Điển năm 1943 bởi Ingvar Kamprad Tên gọi “IKEA” của tập đoàn này là tập hợp các chữ cái đầu từ tên của người sáng lập Ingvar Kamprad, tên trang trại (Elmtaryd) và tờn ngụi làng nơi Ingvar lớn lờn (Agunnaryd, Smồland, NamThụy Điển) Suốt 6 thập kỷ qua, IKEA bắt đầu chỉ từ một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại miền nam Thụy Điển đã trở thành một tập đoàn bán lẻ lớn mạnh hiện đang hoạt động trên 42 quốc gia trên thế giới.

Tầm nhìn và sứ mệnh của IKEA

• Tầm nhìn: “To create a better everyday life for the many people”

(Tạm dịch: Kiến tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người mỗi ngày)

• Sứ mệnh: “Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các cá nhân theo cách đem lại lợi ích chung cho con người lẫn môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững và ổn định”.

Hoạt động kinh doanh của IKEA

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, IKEA hiện đã trở thành nhà bán lẻ đồ nội thất có giá trị nhất thế giới với trị giá hơn 17,43 tỷ USD (Statista, 2022) Trong đó, tính đến tháng 10 năm 2023, số cửa hàng chính thức mà IKEA sở hữu đã lên tới 468 cửa hàng tại

63 quốc gia trên khắp các châu lục với khoảng 219.000 nhân viên.

Hình 1: Hệ thống cửa hàng của IKEA trên toàn thế giới

Nguồn: Ikea.com Đức là thị trường chủ lực tiêu thụ các sản phẩm của IKEA, chiếm khoảng 14,4% doanh số bán lẻ, theo sau đó là Mỹ và Pháp Đặc biệt, IKEA cũng là công ty bán lẻ đồ nội thất lớn nhất Vương Quốc Anh với 6.6%% doanh số với mức độ nhận diện thương hiệu hơn 80% (Statista) Trên nền tảng thương mại điện tử, năm 2023, IKEA ghi nhận 3,8 tỉ lượt truy cập trang web IKEA.com với khối lượng giao dịch chiếm 23%.

Biểu đồ 1: Các thị trường chính của IKEA

Theo báo cáo thường niên của IKEA 2022, kết thúc năm tài khóa 2022, tổng doanh số bán hàng và thu nhập khác của IKEA đạt 27.578 triệu euro, tăng 7.66% so với năm 2021. Năm 2022, IKEA chứng kiến sự phát triển và gia tăng doanh số ở tất cả các kênh bán hàng hiện tại cũng như các cửa hiệu mới khai trương và gian hàng trực tuyến Bảng 1 cho thấy tình hình kinh doanh của IKEA giai đoạn 2019-2022 diễn biến khả quan, các chiến lược về giá, sản phẩm đem lại cho IKEA doanh thu và lợi nhuận tăng lên hằng năm Mặc dù trải qua những điều kiện kinh tế khó khăn tại châu Âu và trên toàn cầu nhưng IKEA vẫn đạt được những kết quả ấn tượng về kinh doanh và mở rộng hoạt động theo từng năm.

Bảng 1: Tình hình kinh doanh của tập đoàn IKEA giai đoạn 2019-2022 Đơn vị: triệu Euro

Lợi nhuận trước thuế và lợi tức 1,791 2,023 1,705 931

Nguồn: IKEA Group, IKEA Group Yearly Summary FY19-22 Để cung cấp cái nhìn rõ khái quát, ngắn gọn và chính xác nhất về hoạt động kinh doanh của IKEA, nhóm tác giả ứng dụng mô hình Business Model Canvas (BMC) được xây dựng bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur bao gồm 9 thành tố 9 thành tố đó bao gồm: các đối tác chính, hoạt động chủ đạo, nguồn lực chính, giá trị cam kết, phân khúc khách hàng, kênh phân phối, mối quan hệ với khách hàng, cấu trúc chi phí, dòng doanh thu.

Bảng 2: Phân tích tình hình kinh doanh của IKEA theo mô hình BMC (2023) Đối tác chính Hoạt động chính Giá trị cung Quan hệ khách Phân đoạn cấp hàng khách hàng

- OEM, nhà - Thiết kế và sản xuất - Cung cấp đồ nội - In hơn 210 triệu - Các hộ gia cung cấp đồ nội thất cho gia thất gia đình an catalogue mỗi năm đình trung lưu, nguyên vật đình, văn phòng và nhà toàn, giá cả phải để tiếp cận người văn phòng và liệu đầu vào hàng chăng và chất tiêu dùng mới nhà hàng

- Nhà máy sản - Cung cấp dịch vụ đặt lượng để mang lại - Duy trì sự sẵn có - Chủ yếu ở độ xuất và chế tạo hàng trực tuyến; các trải nghiệm tốt của kênh vật lý và tuổi từ 18 đến các sản phẩm cửa hàng, tiếp thị sản nhất cho cả gia kỹ thuật số 35, có thu nhập từ gỗ phẩm và dịch vụ sửa đình - Kết nối kênh phân trung bình và

- Dịch vụ vận chữa, vận chuyển, lắp - Doanh nghiệp: phối với hoạt động thấp tải, giao hàng ráp giá cả phải chăng sản xuất và xây - Sống trong và công ty vận - Xây dựng thương và tùy chỉnh sản dựng quan hệ đối căn hộ vừa và chuyển hiệu, tiếp thị, quảng phẩm DIY tác nhỏ tại các

- Công ty, tổ cáo, … thành phố phát chức liên minh Nguồn lực chính Kênh phân phối triển hoặc phát chiến lược như triển nhanh.

UNICEF, - Cơ sở dữ liệu khách - Siêu thị, cửa hàng

Philips, WWF hàng - Ikea Catalogue

- Nguồn lực vật chất - Trang web online

- Trí tuệ và con người - Ứng dụng di động

- Cơ sở hạ tầng Ikea trên thiết bị

- Công cụ, ứng dụng Android và IOS internet, trang web

Cấu trúc chi phí Dòng doanh thu

- Chi phí nguyên vật liệu - Bán đồ nội thất trong gia đình và văn phòng

- Chi phí sản xuất - Bán đồ ăn tại nhà hàng

- Chi phí quảng cáo và tiếp thị - Phí dịch vụ: giao hàng và lắp ráp

- Chi phí lao động và vận chuyển - Bán phụ kiện: Sợi, dụng cụ, thiết bị kéo

- Chi phí bảo trì và luân chuyển cửa hàng ngoại tuyến

Tổng quan về chuỗi cung ứng của IKEA

IKEA hiện đang sở hữu một hệ thống cung ứng có thể đảm bảo quản lý hơn 10,000 sản phẩm cùng một lúc Các sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được các trung tâm phân phối đặt tại các quốc gia trên thế giới phân phối, vận chuyển đến các cửa hàng IKEA trên toàn cầu.

Hình 2: Mô hình tổng quan chuỗi cung ứng của IKEA

Các hoạt động cải tiến chuỗi cung ứng của IKEA không chỉ gắn liền với quá trình phát triển và đi lên của toàn doanh nghiệp, để tạo ra mức giá thấp, dịch vụ cạnh tranh cũng như phát triển một cách bền vững IKEA phát triển hướng đến những mục tiêu về tài chính, nhưng không vì thế mà quên đi các yếu tố về môi trường, xã hội, kinh tế Sự bền vững hay tính “xanh” trong chuỗi cung ứng của IKEA được lồng ghép và bổ sung thông qua các hoạt động chính của chuỗi cung ứng, cụ thể:

• Hướng đến những sản phẩm và nguyên liệu không gây hại cho môi trường

• Sản phẩm được sản xuất theo quy trình an toàn, thân thiện với môi trường

• Dịch vụ đóng gói, vận tải và phân phối thông minh góp phần giảm thiểu rác thải, khí thải CO 2 , bảo vệ môi trường và sức khỏe con người

Những phân tích dưới đây sẽ nêu lên những yếu tố mang tính “xanh” ở các hoạt động được IKEA đã và đang áp dụng ở Vương Quốc Anh để có thể làm tiền đề cho các bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG CỦA IKEA TẠI VƯƠNG QUỐC ANH

Hoạch định

2.1.1 Chiến lược IKEA sử dụng trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững tại Vương Quốc Anh

IKEA sử dụng là chiến lược kéo - đẩy trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững của mình tại Vương Quốc Anh.

Chiến lược đẩy – kéo là phương pháp quản lý chuỗi cung ứng dựa trên việc kết hợp giữa hai chiến lược đẩy (Push) và kéo (Pull) để tối ưu hóa quá trình sản xuất, phân phối và quản lý tồn kho Chiến lược đẩy (Push) được áp dụng ở phần đầu của chuỗi cung ứng, trong đó doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất nguyên liệu và bán thành phẩm dựa trên việc dự đoán nhu cầu dài hạn của khách hàng IKEA sẽ tiến hành nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp và sản xuất các bán thành phẩm cũng như các chi tiết sản phẩm Ngược lại, chiến lược kéo (Pull) được áp dụng ở phần cuối của chuỗi cung ứng, khi doanh nghiệp vận chuyển và lắp ráp hàng hóa dựa theo nhu cầu thực thế, theo đơn hàng cuối của khách hàng Khi có đơn hàng, IKEA sẽ dựa vào đó để lắp ráp, vận chuyển các chi tiết và bán thành phẩm để giao cho khách hàng.

Sự kết hợp này giúp doanh nghiệp đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cân bằng lượng tồn kho phù hợp với từng giai đoạn hoạt động của chuỗi cung ứng, đồng thời giảm thiểu lượng chất thải và ô nhiễm môi trường, hướng đến đúng mục tiêu chuỗi cung ứng bền vững của IKEA.

2.1.2 Các công cụ sử dụng cho việc hoạch định

Dự báo về nhu cầu trong tương lai là một điều rất quan trọng đối với những doanh nghiệp lớn như IKEA Vì vậy, IKEA sử dụng một số công cụ và phương pháp hoạch định khác nhau để đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và giảm thiểu tác động môi trường của chuỗi cung ứng của mình ở thị trường Vương Quốc Anh.

2.1.2.1 Công cụ cảm biến nhu cầu (Demand sensing)

Công cụ cảm biến nhu cầu này sử dụng trí tuệ nhân tạo cũng như dữ liệu hiện có và mới để cung cấp thông tin dự báo có độ chính xác cao IKEA đã bắt đầu sử dụng cảm biến nhu cầu sử dụng AI dựa trên doanh số thống kê tại một số cửa hàng của mình tại Vương

Quốc Anh Ví dụ, chúng sẽ bao gồm các mô hình bán hàng và nhu cầu từ những năm trước Mặt khác, cảm biến nhu cầu có thể sử dụng tới 200 nguồn dữ liệu cho mỗi sản phẩm để tính toán dự báo và dự đoán nhu cầu trong tương lai một cách thông minh và hiệu quả hơn Công cụ này có thể sử dụng một số yếu tố ảnh hưởng, chẳng hạn như sở thích mua sắm trong các lễ hội, ảnh hưởng của những thay đổi theo mùa đối với mô hình mua hàng và dự báo thời tiết, cùng nhiều yếu tố khác Nó thậm chí có thể hiểu được mức độ gia tăng số lượt ghé thăm cửa hàng trong một khoảng thời gian cụ thể của tháng, chẳng hạn như khi mọi người nhận lương và mua hàng trong thời gian lễ hội và ngày lễ.

Với hệ thống mà IKEA hiện đang sử dụng, dự báo sẽ được nâng lên cho cả Vương Quốc Anh Điều này có nghĩa là cảm biến nhu cầu hoạt động thông minh trên các kênh trực tuyến và ngoại tuyến bằng cách nắm bắt nhu cầu Vì vậy, nếu doanh số bán hàng qua kênh trực tuyến tăng thì dự báo sẽ nắm bắt ngay Dự báo chính xác có nghĩa là các cửa hàng IKEA sẽ nhận được các mặt hàng có liên quan vào thời điểm thích hợp Điều này có thể đảm bảo cung cấp sản phẩm tốt hơn cho khách hàng cả trong cửa hàng và trực tuyến, giúp thương hiệu làm hài lòng khách hàng ở tất cả các điểm tiếp xúc Nhu cầu ghi đè thủ công giảm và ít lỗi hơn cũng sẽ giúp tiết kiệm tiền trong chuỗi cung ứng của công ty và tối ưu hóa hoạt động hậu cần tốt hơn.

2.1.2.2 Công cụ dự báo dữ liệu lịch sử

Công cụ dự báo dữ liệu lịch sử của IKEA trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững tại Vương Quốc Anh là một phần quan trọng trong chiến lược của công ty để giảm thiểu tác động môi trường của mình Dữ liệu lịch sử được sử dụng để dự báo nhu cầu đối với sản phẩm của IKEA, giúp công ty tránh sản xuất quá nhiều sản phẩm và tồn kho dư thừa.

Dữ liệu lịch sử được thu thập từ nhiều nguồn, bao gồm:

• Doanh số bán hàng : Dữ liệu này cho thấy số lượng sản phẩm đã được bán trong quá khứ.

• Tồn kho : Dữ liệu này cho thấy số lượng sản phẩm hiện đang có trong kho.

• Các yếu tố thị trường : Dữ liệu này bao gồm các xu hướng thị trường, nhân khẩu học và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến nhu cầu.

Việc sử dụng dữ liệu lịch sử để dự báo nhu cầu trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững giúp IKEA giảm thiểu lượng tồn kho dư thừa dẫn đến chi phí lưu kho cao, lãng phí và ô nhiễm môi môi trường Tiếp theo, bằng cách sử dụng dữ liệu lịch sử, công ty có thể vận chuyển chính xác số lượng sản phẩm cần thiết, giúp giảm chi phí vận chuyển Cuối cùng, công cụ dữ liệu lịch sử giúp cải thiện dịch vụ khách hàng, xây dựng lòng trung thành của khách hàng với công ty.

IKEA sử dụng một số phương pháp khác nhau để phân tích dữ liệu lịch sử để tạo ra một dự báo nhu cầu chính xác Các phương pháp này bao gồm:

• Phương pháp hồi quy : Phương pháp này sử dụng dữ liệu lịch sử để tạo ra một mô hình dự đoán nhu cầu Mô hình này sử dụng các biến số lịch sử để dự đoán nhu cầu trong tương lai.

• Phương pháp phân tích nhân tố : Phương pháp này sử dụng các biến số thị trường và dữ liệu từ khách hàng để dự đoán nhu cầu trong tương lai.

• Phương pháp học máy : Phương pháp này sử dụng các thuật toán học máy để tạo ra một mô hình dự đoán nhu cầu Mô hình này sử dụng dữ liệu lịch sử và dữ liệu thị trường để dự đoán nhu cầu trong tương lai.

2.1.2.3 Công cụ dự báo dữ liệu thị trường

Công cụ dự báo dữ liệu thị trường của IKEA trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững tại Vương Quốc Anh thường bao gồm:

• Các xu hướng thị trường : Dữ liệu này bao gồm các xu hướng về lối sống, nhân khẩu học và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến nhu cầu.

• Sản phẩm mới : Dữ liệu này bao gồm thông tin về các sản phẩm mới đang được phát triển hoặc đã được tung ra thị trường.

• Cạnh tranh : Dữ liệu này bao gồm thông tin về các sản phẩm và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh

Cụ thể, tại Vương Quốc Anh, vào năm 2023, IKEA đã sử dụng dữ liệu thị trường để dự báo nhu cầu đối với các sản phẩm nội thất thân thiện với môi trường IKEA phát hiện ra rằng nhu cầu của nhiều người tiêu dùng tại Vương Quốc Anh đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ tăng 20% vào năm 2024 Bên cạnh đó, IKEA đã phát hiện một sản phẩm mới, một chiếc sofa có thể điều chỉnh được và được dự đoán sẽ là sản phẩm được yêu thích của giới tại thị trường này với nhu cầu tăng khoảng 15%.

Cung ứng nguyên vật liệu

2.2.1 Sử dụng nguyên vật liệu xanh

Sản phẩm chủ lực của IKEA hiện nay là các thiết bị gia dụng, đồ nội thất sử dụng nguồn nguyên liệu chính gồm các vật liệu tự nhiên Hai nguyên liệu có tính bền vững và rất thân thiện với môi trường được IKEA chú trọng nghiên cứu phát triển đó là gỗ và bông Các chuỗi cung ứng đối với các nguyên liệu này được phát triển hướng theo tính đầu tư bền vững, giảm số lượng nhà cung cấp, tăng cường chọn lọc và định hướng nhà cung cấp với các tiêu chuẩn và chứng nhận cụ thể IKEA áp dụng phương pháp này không chỉ với gỗ và bông, mà còn thực hiện các phương thức tương tự với nhiều nguyên liệu khác như thực phẩm, các sản phẩm công nghiệp có nguồn gốc tự nhiên (dầu cọ, da) Các nguyên liệu như tre, vải lanh, đay với chi phí thấp nhưng có nhiều ứng dụng mới với các đặc tính bền và hữu dụng được IKEA tận dụng triệt để trong các thiết kế của mình.

2.2.2 Hoạt động khai thác nguồn nguyên vật liệu trên phạm vi Châu Âu

Từ những ngày đầu thành lập, IKEA đã chú trọng xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa hãng và các nhà cung cấp nhằm lựa chọn cho mình những dòng nguyên liệu đạt chuẩn Sự phát triển chuỗi cung ứng tại các khu vực có chi phí thấp bên ngoài thị trường chủ chốt, ban đầu các nguồn hàng chủ yếu tại các khu vực Đông Âu (như Séc, Rumania, Hungary…) và sau này mở rộng ra các khu vực châu Á (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia) Từ năm 2009, IKEA có 1400 nhà cung cấp trên toàn cầu, gần ⅔ trong các sản phẩm được nhập từ các nước châu Âu (Báo cáo thường niên IKEA 2015 & 2011).

Tuy nhiên hiện nay, tại thị trường châu Âu, định hướng trong cung ứng nguyên vật liệu mà hãng nhắm tới là việc tinh giảm các nhà cung cấp, dịch chuyển dần sang các nhà cung cấp tại châu Á Hãng hầu chọn giữ lại những nhà cung cấp mấu chốt tại châu Âu và cắt giảm dần những bên cung cấp nhỏ lẻ, giúp giảm chi phí, tối ưu hóa hiệu quả của khâu nguyên liệu đầu vào Như đã đề cập tại mục 3.2.1, các nguyên vật liệu chính mà IKEA Vương Quốc Anh đã sử dụng để sản sản xuất sản phẩm chủ yếu là các nguyên liệu nông nghiệp như: gỗ, bông, dầu cọ, đậu nành với quy trình cụ thể như sau:

Dầu cọ là nguyên liệu thô nông nghiệp quan trọng của IKEA dựa trên khối lượng nguyên liệu do IKEA cung cấp và trong Top 10 nguyên liệu hàng đầu có tổng mức tiêu thụ nước cao nhất trong IKEA Dầu cọ được IKEA chủ yếu được sử dụng trong thực phẩm, nến và chuỗi cung ứng dầu cọ bao gồm sáu bước sau:

1 Đồn điền, nơi trồng cây cọ và thu hoạch chùm quả tươi.

2 Các chùm trái cây tươi sau đó được vận chuyển đến nhà máy, nơi chiết xuất dầu cọ từ trái cây.

3 Sau đó, dầu cọ được đưa đến tay những nhà bán buôn, bán lẻ

4 Nhà máy lọc dầu, nơi dầu cọ được tinh chế.

5 Dầu cọ tinh chế sau đó được vận chuyển đến xưởng sản xuất, là nhà cung cấp các sản phẩm có chứa dầu cọ của IKEA.

6 Những sản phẩm này được vận chuyển đến Nhà bán lẻ thứ 6, hay nói cách khác là IKEA.

Nông trại Chiết xuất Bán buôn, bán lẻ Lọc dầu Nhà máy sản xuất IKEA

Hình 3: Chuỗi cung ứng dầu cọ của IKEA

Nguồn: Water Risk Assessment of Agricultural Raw Materials in a Global Supply Chain

Phần lớn dầu cọ được sử dụng trong các sản phẩm của IKEA có nguồn gốc từ các nhà máy tách biệt được chứng nhận bởi Hội nghị Bàn tròn về Dầu cọ bền vững (RSPO).

• Với đậu nành: Đậu nành, giống như dầu cọ, là một trong mười nguyên liệu thực phẩm có mức tiêu thụ nước cao nhất trong IKEA Ở IKEA, đậu nành được sử dụng trong một số danh mục khác nhau cho cả mục đích và sản phẩm thực phẩm và phi thực phẩm, chẳng hạn như nến, nệm xốp, da và quan trọng nhất là thức ăn chăn nuôi (IKEA, 2022b) Chuỗi cung ứng đậu nành bao gồm các bước sau:

1 Đậu nành được thu hoạch tại trang trại.

2 Sau đó được gửi đến kho lưu trữ.

3 Đậu nành được vận chuyển tới nhà máy lọc dầu để nghiền và tinh chế Tùy theo mục đích sử dụng, đậu nành được chế biến thành 3 dạng khác nhau: dầu đậu nành, bột đậu nành và vỏ trấu.

4 Bán thành phẩm được chuyển đến nhà sản xuất Bột và vỏ đậu nành được sản xuất thành thức ăn chăn nuôi, dầu đậu nành phục vụ sản xuất thực phẩm

5 Cuối cùng, tất cả các sản phẩm này được gửi đến Nhà bán lẻ, trong trường hợp này là IKEA.

Nông trại Nhà kho Nhà máy nghiền Nhà máy

IKEA và lọc dầu sản xuất

Hình 4: Chuỗi cung ứng đậu nành của IKEA

Nguồn: Water Risk Assessment of Agricultural Raw Materials in a Global Supply Chain

Vào năm 2021, 100% đậu nành có nguồn gốc từ IKEA, đã được chứng nhận bởi Hiệp hội Bàn tròn về Đậu nành có Trách nhiệm (RTRS).

Gỗ là nguyên liệu được IKEA đánh giá là có tính bền vững với môi trường cao nhất, tuy nhiên lượng gỗ chỉ có tính bền vững khi được khai thác hợp lý từ các vùng rừng được bảo vệ và quản lý Cách để IKEA đảm bảo chất lượng gỗ hợp pháp hiện nay đó là thực hiện kiểm định nguồn gốc của gỗ, thu mua gỗ được chứng nhận từ các vùng rừng được quản lý hoặc tại các điểm được kiểm chứng trong chuỗi nguồn gốc hoặc mua gõ được chứng nhận trên toàn bộ chuỗi kiểm soát nguồn gốc IKEA đã sử dụng mô hình kiểm soát bậc thang IWAY để từng bước quản lý chuỗi cung ứng gỗ của hãng:

Cấp độ 1 Điều kiện khởi đầu

• Đưa ra yêu cầu tối thiểu cho các nhà cung cấp Các nhà cung cấp phải rõ ràng về xuất xứ của gỗ, phải là các vùng tự nhiên hoặc vùng có giá trị kinh tế và nếu sử dụng các loại gỗ đặc biệt thì cần phải có chứng nhận của FSC.

Cấp độ 2 Yêu cầu tối thiểu

• Ở cấp độ 2 có một số yêu cầu tối thiểu mà nhà cung cấp phải tuân thủ: gỗ phải được sản xuất hợp pháp theo luật pháp, xuất xứ từ khu vực được bảo vệ, không xuất xứ từ vùng canh tác nhiệt đới…

Cấp độ 3 Tiêu chuẩn 4Wood

• Tiêu chuẩn 4Wood được áp dụng để kiểm soát quy trình xử lý gỗ của nhà cung cấp

Cấp độ 4 Rừng được chứng nhận quản lý

• Quản trị rừng và chuỗi tiêu chuẩn giám sát được phối bởi cân bằng giữa các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường và được kiểm chứng bởi một bên thứ 3 độc lập Hiện nay, FSC là tổ chức chứng nhận thứ ba của IKEA.

Biểu đồ 2: Mô hình kiểm soát bậc thang IWAY của IKEA

Bên cạnh việc lấy thông tin từ các nhà cung cấp, IKEA đã tự trang bị hệ thống thông tin theo vùng GIS để xác minh tính chính xác của thông tin Sau khi gỗ đầu vào đã đạt chuẩn sẽ được chuyển tới nhà máy sản xuất của IKEA tại Hà Lan để thực hiện khâu sản xuất tạo thành phẩm.

Hình 5: Sơ đồ nhà cung cấp gỗ của IKEA Biểu đồ 3: Thị phần cung cấp gỗ của IKEA

Nguyên liệu Bông: Khoảng 80% bông nguyên chất MSS mà IKEA sử dụng đến từ nông dân sản xuất nhỏ và khoảng 20% từ các hộ lớn nông dân nắm giữ đất đai Trong chuỗi cung ứng MSS, hãng tiếp tục nhấn mạnh sự phân biệt vật lý và truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối, đa dạng hóa, giảm thiểu rủi ro và thúc đẩy chuỗi cung ứng bông tròn.

Thị phần cung cấp Bông của hãng:

Biểu đồ 4: Thị phần cung cấp bông của IKEA

Sản xuất

Thực tế, 2/3 sản phẩm của IKEA được sản xuất ra ở châu Âu Các nhà máy của IKEA chiếm 12% tổng sản lượng, 1.002 nhà cung ứng làm số còn lại Chính vì khu vực châu Âu rất khắt khe về vấn đề bảo vệ môi trường nên trong công đoạn sản xuất IKEA tập trung vào các lĩnh vực gỗ, bông, rác thải, năng lượng tái tạo, giảm phát thải CO 2

Về nguyên liệu bền vững: Đối với gỗ có chứng chỉ trong lĩnh vực lâm nghiệp, IKEA đạt được 15% thị phần gỗ tái chế, tiến gần hơn đến mục tiêu là có ít nhất 1/3 gỗ tái chế trong các sản phẩm của hãng vào năm 2030 Theo chiến lược của họ, IKEA tuyên bố sẽ giảm nhu cầu về bông và thay thế nó bằng sự kết hợp giữa bông và vải lanh Trong những năm tới IKEA cũng mong muốn sử dụng các sản phẩm dệt Lyocell để tăng tính bền vững và giảm việc sử dụng bông.

Do đa số các sản phẩm ở thị trường Châu Âu đều được tập trung sản xuất tại một vài nhà máy trọng điểm, hãng đã có một quyết định thông minh là để phần lắp ráp các bộ phận và linh kiện thành sản phẩm hoàn chỉnh cho khách hàng hoàn thành Điều này vừa tăng trải nghiệm khách hàng đồng thời tiết kiệm được giảm thời gian lắp đặt, tiết kiệm không gian vận tải. Đối với bộ phận tái chế rác thải, IKEA đã phân bổ nó thành bốn phần:

“Distribution”, “Swedwood”, “Swedspan” và “Stories” Mục tiêu của họ trong năm 2030 là đạt 100% ở mọi hạng mục, nghĩa là giảm tổng lượng rác thải 100% Chiến lược của IKEA là giảm thiểu lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất cũng như các sản phẩm trang trí nội thất trong nhà phục hồi hoặc tái sử dụng Ví dụ, đối với những nhân viên sáng tạo của họ, sản phẩm “Đệm Lusy Blom” được làm từ đồ thừa của họ vẫn có thể được coi là tiết kiệm và tốt cho sức khỏe.

Về năng lượng tái tạo trong sản xuất, chiến lược tăng hiệu quả sử dụng năng lượng của các tòa nhà IKEA của họ là do Swedwood đề xuất IKEA tuyên bố rằng mặc dù hiệu quả sử dụng năng lượng của họ ngày càng tăng nhưng mức tiêu thụ năng lượng không tăng nhiều bằng năng suất, trong khi các trung tâm phân phối của họ giảm mức tiêu thụ năng lượng nhanh hơn tốc độ giảm năng suất Trong sản xuất, phần năng lượng điện tái tạo được sử dụng tăng từ 52% trong năm tài chính 2021 lên 64%.

Giảm thiểu hóa chất và phát thải khí CO 2 : Riêng trong công đoạn sản xuất, mức phát thải CO 2 giảm từ năm 3.6 triệu tấn từ năm tài chính 2016 xuống tới 2.2 triệu tấn năm tài chính 2020 do hãng đã đẩy mạnh chiến lược sử dụng năng lượng tái tạo và chuyển đổi từ bông cotton sang tăng cường polyester trong chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào và nỗ lực loại bỏ formaldehyde trong sản phẩm.

Phân phối

Hình 6: Hệ thống phân phối của IKEA tại Vương Quốc Anh

• 20 cửa hàng quy mô lớn từ Exeter ở phía Nam đến Edinburgh ở phía Bắc

• 1 cửa hàng ở trung tâm thành phố ở Hammersmith ở London

• 1 điểm Order & Collection tại Aberdeen

• 3 điểm Plan & Order ở Tây Bắc nước Anh

• 1 điểm gặp gỡ khách hàng từ xa giúp hỗ trợ khách hàng từ xa

• 1 văn phòng dịch vụ ở Wembley

• 1 trang trại gió ở Scotland để sản xuất năng lượng sạch

Trung tâm phân phối đóng vai trò tập hợp hàng hóa và sản phẩm từ các thành phố của Vương Quốc Anh, sau đó thống nhất vận chuyển các sản phẩm đến các khu vực khác nhau Hầu hết các đơn hàng tại Vương Quốc Anh đều được đặt trực tuyến thông qua các trang web, các trung tâm phân phối khách hàng sẽ tập trung vào việc giao hàng chặng cuối cùng trực tiếp đến với khách hàng, nhờ vậy có thể giảm Leadtime trong việc quản lý chuỗi cung ứng, nhờ vậy hỗ trợ việc mua sắm trở nên thuận tiện và bền vững hơn Trung tâm phân phối của IKEA tại Vương Quốc Anh hướng đến giảm phát thải CO 2 trong quá trình vận hành bằng việc thay thế sử dụng 100% nguồn năng lượng tái tạo.

Khách hàng tự vận chuyển

Khách hàng IKEA hoặc 3PL

Trung tâm phân phối Đơn vị bán

IKEA hoặc 3PL Điểm Order &

Collection Điểm Plan & Order Đơn vị trung tâm dịch vụ

Khách hàng tự vận chuyển

Hình 7: Mạng lưới phân phối của IKEA tại Vương Quốc Anh

Năm 2022, IKEA Vương Quốc Anh đã đạt được mục tiêu sử dụng nguồn điện tái tạo cho 100% các cửa hàng và trung tâm phân phối của mình, và 76% đối với năng lượng tái tạo.

Tỉ lệ sử dụng năng lượng tái tạo của IKEA Vương quốc Anh

Biểu đồ 5: Tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo của IKEA Vương Quốc Anh năm 2022

IKEA tại Vương Quốc Anh đã tạo ra một mô hình mạng lưới phân phối không chỉ hiệu quả và linh hoạt mà còn đóng góp tích cực vào nỗ lực chung vì một môi trường bền vững Những kết quả này thể hiện cam kết của IKEA đối với việc xây dựng một hệ thống phân phối không chỉ phát triển kinh doanh mà còn chăm sóc đến môi trường và cộng đồng.

2.4.2.1 Hệ thống kho hai cấp

Các kho IKEA được chia thành các cơ sở tự động cho hàng hóa lưu lượng cao và các cơ sở thủ công cho hàng hóa lưu lượng thấp Hàng hóa lưu lượng cao chiếm 80% khối lượng hàng tồn kho của kho hàng IKEA, 20% còn lại là hàng hóa có lưu lượng thấp.

Một yếu tố quan trọng khác trong hoạt động phân phối của IKEA là khái niệm

"cost-per-touch" (chi phí mỗi lần chạm), có thể được hiểu là chi phí xuất hiện mỗi khi sản phẩm được vận chuyển, bốc, hoặc dỡ hàng IKEA giảm chi phí mỗi lần chạm bằng cách cho phép khách hàng lựa chọn sản phẩm từ các kho, giảm yêu cầu đối với nhân viên kho. Bên cạnh đó, khách hàng cũng tự mang sản phẩm về nhà, giảm nhu cầu sử dụng phương tiện giao hàng của doanh nghiệp Mỗi cửa hàng IKEA đều có một quản lý logistics để đảm bảo tỷ lệ dự trữ trong kho, điều tiết hoạt động giao hàng một cách hiệu quả Bên cạnh đó, với dữ liệu từ hệ thống POS và dữ liệu giao hàng, quản lý logistics trong cửa hàng có thể dự đoán chính xác hơn doanh số bán hàng và đặt hàng lại hàng tồn kho cần thiết, từ đó ngăn chặn tình trạng thiếu hoặc thừa tồn kho.

2.4.2.2 Hướng đến sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong kho bãi

IKEA thay đổi sang sử dụng xe nâng điện trên toàn hệ thống nhượng quyền của mình trong đó có thị trường Vương Quốc Anh Việc sử dụng xe nâng điện tại các nhà kho hoặc các trung tâm phân phối có thể đáp ứng mục tiêu giảm phát thát và cung cấp không gian làm việc lành mạnh cho nhân viên Thêm vào đó, IKEA cũng đầu tư sâu vào các sáng kiến tái chế và tái sử dụng pin xe nâng để tạo nguồn điện dự phòng cho hoạt động vận hành.

Năm 2022, 19098 MWh lượng năng lượng sạch được sản xuất tại trang trại gió tạiScotland được sử dụng vào hoạt động kho bãi của IKEA Vương Quốc Anh So với năm tài chính 2021, dấu chân Carbon đối với các dịch vụ logistics đã giảm 16% Kết quả này đạt được nhờ vào việc sử dụng 51% điện tái tạo trong các hoạt động lưu kho Việc sử dụng điện tái tạo trong các hoạt động logistic của IKEA dự kiến đạt 100% trước năm 2025.

Ba trụ cột định hướng thực hiện quá trình vận chuyển bền vững của IKEA:

• Reduce: Giảm tiêu thụ năng lượng và nhiên liệu, tăng cường sử dụng thiết bị tối ưu mạng lưới phân phối.

• Replace: Thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng các giải pháp năng lượng tái tạo.

• Rethink: Cộng tác với các bên liên quan trong chuỗi cung ứng để đổi mới, tối ưu hóa chuỗi cung ứng.

Mô hình 3PL (Third Party Logistics) là một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng trong đó một công ty sử dụng các dịch vụ logistics của bên thứ ba để thực hiện một hoặc nhiều phần của quá trình logistics của mình Mô hình 3PL của IKEA đặt mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác vận tải nhằm đưa ra các ý tưởng sáng tạo và phát triển các phương thức vận chuyển mới mang lại hiệu quả cao hơn IKEA đề xuất và xây dựng các tiêu chuẩn đặc biệt cho hoạt động của các đối tác vận tải thông qua quy tắc thực hiện trong khung chương trình nhà cung cấp quy mô toàn cầu - IWAY.

IKEA yêu cầu các đối tác vận tải phải tuân thủ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đã được đề ra, như trong trường hợp các công ty vận tải đường dài từ năm 1995 Đến năm

2010, phạm vi của các quy định của IKEA đã được mở rộng để áp dụng cho cả những đối tác giao hàng trực tiếp cho khách hàng từ các trung tâm phân phối.

2.4.3.2 Nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa

IKEA thay đổi quan niệm từ "tỷ lệ lấp đầy" sang chỉ số đánh giá hiệu suất hoạt động (KPI) để đo lường thể tích ròng vận chuyển trên mỗi chuyến hàng Chỉ số hiệu suất mới này giúp phản ánh một cách toàn diện hơn về hiệu quả trong vận chuyển, do không chịu ảnh hưởng từ loại phương tiện vận tải được sử dụng để tính toán Nhằm giảm thiểu số lượng chuyến hàng với tỷ lệ hiệu suất vận chuyển thấp, IKEA đã thiết lập các ngưỡng cho tỷ lệ lấp đầy cho mỗi phương thức vận tải, trong đó tỷ lệ thấp nhất là 65% đối với vận tải đường bộ IKEA sẽ ngừng giao hàng cho đến khi các container và pallet được lấp đầy trước khi vận chuyển.

2.4.3.3 Hướng tới vận tải đường bộ đa phương thức và không phát thải

Biểu đồ 6: Tỷ lệ dấu chân khí hậu trong các hoạt động phân phối của IKEA

IKEA tăng cường sử dụng các phương tiện và phương thức vận tải ít ô nhiễm môi trường và phát thải như đường sắt và đường biển Đối với vận tải đường bộ, xe tải được sử dụng bởi tính thuận tiện về khoảng cách, tốc độ, giá cả và sự chuẩn xác Trong năm

2022, 46% vận tải đường bộ được thực hiện đa phương thức Việc chuyển từ vận chuyển xe tải diesel sang vận tải đa phương thức giúp giảm lượng khí thải trung bình 50%. Đối với phương tiện vận tải, chỉ các loại xe tải đạt tiêu chuẩn mới được đưa vào sử dụng, tại các nước không có tiêu chuẩn cụ thể, các loại xe tải không được có tuổi thọ quá

10 năm Với các loại xe nhỏ hơn từ 3,5 tấn trở xuống thường được sử dụng cho vận tải hàng hóa tại các thành phố lớn tới nhà của khách hàng, tuổi thọ của xe được sử dụng không quá

5 năm do các loại xe này tiêu thụ năng lượng kém hiệu quả hơn so với các loại xe khác Đối với hoạt động giao hàng ở chặng cuối, tại trung tâm thành phố Glasgow là nơi đầu tiên đạt được 100% hoạt động giao hàng không phát thải IKEA đã đầu tư một đội xe gồm 24 xe tải chạy hoàn toàn bằng điện tại tất cả các cửa hàng Ngoài ra, IKEA sẽ triển khai việc cài đặt 28 bộ sạc nhanh cho các xe vận chuyển hàng hóa (HGV) tại trung tâm phân phối của mình Đồng thời, công ty cũng kế hoạch lắp đặt 60 bộ sạc qua đêm nhằm hỗ trợ quá trình sạc năng lượng cho đội xe vận chuyển của mình.

2.4.3.4 Thay đổi trong sử dụng pallet hướng tới mục tiêu tái sử dụng nhiều lần

Logistics ngược

Reverse Logistics (Logistics ngược) cũng được coi là một hoạt động quan trọng trong việc quản lý chuỗi cung ứng bền vững của IKEA tại Vương Quốc Anh Logistics ngược là có vai trò kiểm soát dòng sản phẩm từ phía người tiêu dùng trở lại với doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất Logistics ngược chủ yếu được sử dụng như một công cụ trong hoạt động chăm sóc khách hàng, cụ thể là hoạt động hoàn trả sản phẩm. Đối với mỗi sản phẩm được trả lại, IKEA thực hiện việc đánh giá, đo lường những lý do về việc sản phẩm được trả lại (dòng thông tin từ khách hàng) Những lý do chính khiến sản phẩm được trả lại thường là khấu hao trong quá trình sử dụng, hỏng hóc trong quá trình vận chuyển, lỗi sản phẩm từ phía nhà sản xuất hoặc đôi khi là sự thay đổi ý định mua hàng của người tiêu dùng Sau đó, IKEA tiếp tục đánh giá và lựa chọn các giải pháp tối ưu đối với sản phẩm được hoàn trả Tùy thuộc vào trạng thái sản phẩm mà có thể quyết định sửa chữa, tái sử dụng sản phẩm, bán trở lại thị trường hoặc loại bỏ và chuyển tiếp thành nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.

Năm 2022, IKEA tại Vương Quốc Anh đã thực hiện:

• Tặng 560.766 phụ tùng thay thế giúp sửa chữa sản phẩm cũ (+63% so với năm ngoái)

• 28.000 món đồ nội thất được mua lại thông qua Chương trình Mua lại & Bán lại

− Logistic ngược theo kiểu truyền thống

Khách hàng không hài lòng với IKEA có thể trả lại hàng thông qua một trung tâm thu gom đặt tại mỗi thành phố hoặc trả lại sản phẩm cho các cửa hàng IKEA Sản phẩm được tiếp tục gửi đến các công ty đầu mối ở Thụy Điển để tái chế các sản phẩm và tái phân phối nó một lần nữa thông qua chuỗi cung ứng.

− Logistic ngược tích hợp với công nghệ thông tin của IKEA

IKEA tích hợp nền tảng AI Optoro vào quy trình hoàn trả thương mại điện tử của mình Hệ thống Optoro tích hợp vào phần mềm bán lẻ cà hệ thống điểm bán hàng cho phép các cộng sự nhận thông tin và tình trạng sản phẩm khi trả lại hàng Sau đó, hệ thống sử dụng các thuật toán học máy để dự đoán giá mới của sản phẩm và lựa chọn kênh bán hàng phù hợp.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN

Phân tích SWOT

3.1.1.1 Tính bền vững trong chuỗi cung ứng của IKEA

Vương Quốc Anh là một quốc đảo được bao quanh bởi biển, dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu vì vậy quốc gia này có mối quan tâm rất lớn đến vấn đề phát triển bền vững Cho đến nay, Vương Quốc Anh đang là một trong những quốc gia đi đầu thế giới trong nỗ lực khử carbon Với việc áp dụng chuỗi cung ứng bền vững trong hoạt động của mình, IKEA tại Vương Quốc Anh sẽ có thể gia tăng danh tiếng và vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường; đồng thời củng cố lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Ngoài ra, bằng việc thực hiện quản lý chuỗi cung ứng, IKEA sẽ có thể tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể trong dài hạn, góp phần xây dựng một tương lai bền vững hơn.

Trong những năm gần đây, IKEA đã không ngừng nỗ lực chuyển mình thành một doanh nghiệp tuần hoàn (Circular Business) Cam kết bền vững của doanh nghiệp này tại Vương Quốc Anh được thể hiện rõ ràng trong toàn bộ hoạt động chuỗi cung ứng của IKEA từ khâu tìm nhà cung ứng, sản xuất, phân phối đến quản trị kho bãi, vận chuyển sản phẩm Tất cả các khâu đều chú trọng đến việc ưu tiên năng lượng tái tạo, giảm tiêu thụ năng lượng, nhiên liệu và tối ưu hóa hoạt động trong chuỗi cung ứng bền vững.

3.1.1.2 Chuỗi cung ứng lấy khách hàng làm trung tâm Điểm nổi bật trong chuỗi cung ứng của IKEA đó là đặt khách hàng làm nhân tố chủ chốt trong chuỗi cung ứng của mình Nhu cầu và ý kiến của khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của nhà cung cấp và các mặt hàng được cung cấp, đòi hỏi IKEA phải xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng đông thời có chiến lược phù hợp để xác định nhu cầu khách hàng và mức độ đáp ứng những nhu cầu đó Trên thực tế, IKEA thực hiện đo lường sự hài lòng của khách hàng dựa trên tương tác trực tiếp trên trang web của mình Thông qua lắng nghe và phân tích số lượng khiếu nại, số lượng hàng bị trả lại, đề xuất của khách hàng, IKEA sẽ có kế hoạch phù hợp để điều chỉnh sản phẩm và cách thức quản lý chuỗi cung ứng của mình.

Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang các kênh mua sắm online Vì vậy, IKEA đã phối hợp hoạt động thương mại trực tuyến và các cửa hàng bán lẻ để tăng sự tiện lợi và nâng cao trải nghiệm của khách hàng thông qua trang web IKEA.com, cung cấp dịch vụ hiện đại và thuận tiện cho khách hàng, mang lại trải nghiệm mua sắm đa dạng, hiệu quả thông qua thanh toán trực tuyến, nhận hàng tại các cửa hàng phân phối hoặc giao hàng tận nhà.

3.1.2.1 Chuỗi cung ứng có độ phức tạp cao

Mạng lưới gồm nhiều nhà cung cấp, nhà sản xuất từ nhiều quốc gia khác nhau và hệ thống trung tâm phân phối của IKEA vốn rất phức tạp Quản lý sự phức tạp này đòi hỏi phải lập kế hoạch và phối hợp cẩn thận, cũng như sử dụng công nghệ và phân tích để tối ưu hóa hoạt động và giảm thiểu chi phí Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng phức tạp cũng khiến cho doanh nghiệp khó kiểm soát các tiêu chuẩn hoạt động của các nhà cung ứng. Một số nhà cung ứng là đối tác của IKEA tại thị trường EU đã từng bị cáo buộc sử dụng lao động giá rẻ hoặc cưỡng bức lao động để giảm chi phí, khiến khách hàng đặt ra câu hỏi về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp này Theo báo cáo của Earthsight năm 2021, IKEA có thể đã bán đồ nội thất dành cho trẻ em được làm từ gỗ được cung cấp bởi ExportLes, liên quan đến hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp ở Nga, nơi việc chặt cây tràn lan đe dọa những khu rừng quan trọng đối với khí hậu hành tinh.

3.1.2.2 Chuỗi cung ứng kém linh hoạt

Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, 94% công ty trong số Top 1000 Fortune đã phải đối mặt với gián đoạn trong chuỗi cung ứng của họ, trong đó có IKEA là một trong số đó khi không thể đối mặt với các thay đổi trong khoảng thời gian này do thiếu tính linh hoạt trong chuỗi cung ứng IKEA phải đối mặt với cú sốc thiếu nguồn cung khi nhiều quốc gia cung ứng cho doanh nghiệp phải phong tỏa, hạn chế hoạt động và dừng một số hoạt động sản xuất Điều này khiến chuỗi cung ứng của IKEA đứng trước tình trạng ngưng trệ, trong khi giá nguyên liệu thô thì tăng và công suất các nhà máy sản xuất bị ảnh hưởng, khiến cho lượng hàng hóa dự trữ giảm xuống, tăng chi phí kho rỗng.

Theo Báo cáo phát triển bền vững của IKEA Vương Quốc Anh năm 2021, trong thời gian dịch bệnh, ngôi nhà chính là nơi mà người tiêu dùng sinh hoạt chủ yếu, từ đó nhu cầu cải thiện cuộc sống gia đình tăng, làm tăng cầu về các mặt hàng của IKEA Tuy nhiên, IKEA đã không thể đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng do gián đoạn chuỗi cung ứng đã khiến cho hàng hóa thiếu hụt.

3.1.3.1 Những chính sách và ưu đãi đặc biệt từ chính phủ Vương Quốc Anh

Việc đầu tư và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững tại Vương Quốc Anh đang là mối quan tâm được ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Các doanh nghiệp kinh doanh theo chiến lược bền vững đồng thời đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn bền vững được đề ra tại quốc gia này sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi, hỗ trợ từ phía Chính phủ, bao gồm cả chính sách về thuế Cho đến nay, 245 triệu bảng đã được đầu tư để hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, đào tạo kỹ năng nhằm hỗ trợ các chuỗi cung ứng bền vững tại đây đạt tiêu chuẩn bền vững toàn cầu, gần 5 tỷ bảng Anh được được tài trợ như một phần trong cam kết của Chính phủ với các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về công nghệ xanh và lượng khí thải carbon.

Vì vậy, là một doanh nghiệp đang áp dụng chuỗi cung ứng bền vững, IKEA tại Vương Quốc Anh sẽ có cơ hội nhận được rất nhiều ưu đãi liên quan tới các chính sách thuế, tài trợ tài chính, tài trợ cho nghiên cứu và nguồn nhân lực Ngoài ra, việc duy trì hoạt động bền vững cũng sẽ giúp cho IKEA dễ dàng hơn trong việc tuân thủ các quy định về môi trường, từ đó ít gặp các vấn đề liên quan tới luật pháp tại quốc gia này.

3.1.3.2 Sự phát triển và sức hút của mua sắm trực tuyến Đại dịch Covid-19 đã vô hình chung thiết lập lại cách thực hoạt động của ngành bán lẻ khi ngày càng có nhiều khách hàng lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến Theo số liệu của Statista (tháng 10/ 2023), tại Vương Quốc Anh, hơn 80% dân số ở đây thực hiện mua hàng trên các kênh thương mại điện tử Ngoài ra, Vương Quốc Anh là thị trường thương mại điện tử sinh lợi nhất tại châu Âu và cũng là một trong những thị trường lớn nhất trên toàn cầu.

Xu hướng người tiêu dùng trực tuyến gia tăng sẽ đi kèm với sự giám sát chặt chẽ hơn các vấn đề liên quan tới lượng khí thải của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, người tiêu dùng cũng sẽ quan tâm tới các doanh nghiệp kinh doanh có danh tiếng bền vững Là một doanh nghiệp đã duy trì mục tiêu phát triển bền vững trong nhiều năm, chuỗi cung ứng bền vững của IKEA tại Vương Quốc Anh có thể dễ dàng hơn trong việc khẳng định khả năng và vị thể của thương hiệu nhờ những cam kết mạnh mẽ và hành động rõ ràng của mình với mục tiêu phát triển bền vững.

3.1.4.1 Kiểm soát chi phí gia tăng

Các vấn đề kinh tế và toàn cầu mới xảy ra gần đây như cuộc chiến Nga - Ukraine, căng thẳng về kinh tế - chính trị cộng thêm áp lực lạm phát tại EU đã tác động đáng kể đến chi phí nguyên vật liệu và vận chuyển trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như chi phí năng lượng tại thị trường Vương Quốc Anh Bên cạnh đó, việc chính phủ áp dụng lại thuế tài sản sau đại dịch đã khiến chi phí hoạt động tăng lên 5% và làm giảm 1,2% kết quả hoạt động ròng của doanh nghiệp, tạo ra thách thức không hề nhỏ cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, với mục tiêu theo đuổi chuỗi cung ứng bền vững, IKEA phải đối mặt với việc chi phí đầu tư các công nghệ hiện đại và chuyển đổi các trang thiết bị sử dụng năng lượng sạch là khá cao Điển hình là vài tháng trước, IKEA đã đầu tư một khoản 4,5 triệu bảng Anh vào cơ sở hạ tầng sạc xe điện để hướng đến giao hàng 100% không phát thải vào năm 2025.

3.1.4.2 Sự thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng Đại dịch đã thúc đẩy sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng Họ có xu hướng chuyển sang mua sắm online tại nhà, giúp tiết kiệm công sức và chi phí Tuy nhiên, điều này khiến cho IKEA phải có những thay đổi đối với hệ thống bán lẻ của mình. Năm 2022, doanh nghiệp này đã cho đóng cửa cửa hàng IKEA tại Tottenham, London, cho thấy sự khó khăn đối với các cửa hàng bán lẻ trên các con phố lớn, khu bán lẻ và trung tâm mua sắm vào thời điểm hiện tại, đặt ra yêu cầu phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử gắn liền với phát triển bền vững Việc này có thể giúp doanh nghiệp cắt giảm bớt chi phí hoạt động và chi phí nhân công Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có kế hoạch cũng như cần thời gian để đầu tư cho các công nghệ xanh, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững nhằm cạnh tranh với các đối thủ khác.

3.1.4.3 Thiếu hụt lao động ngành logistics

Tình trạng thiếu hụt lao động tại Anh, đặc biệt là trong ngành logistics có thể đe dọa đến chuỗi cung ứng của IKEA Kể từ khi Vương Quốc Anh rời bỏ EU, công dân EU gặp khó khăn hơn trong việc xin giấy phép lao động ở Vương Quốc Anh, dẫn đến một số ngành nghề rơi vào tình trạng thiếu nhân lực, trong đó có ngành vận tải, đặc biệt là các tài xế HGV.Ngoài ra, các quy định nhập cư mới của chính phủ giới hạn lương cho các công nhân có tay nghề thấp, bao gồm cả các tài xế HGV, khiến cho ngành này trở nên kém hấp dẫn TheoLogistics UK, số lượng tài xế đã giảm mạnh từ năm 2020 Vào tháng 1/2022, ngành này đang thiếu hụt khoảng 100.000 tài xế Sang đến 2023, con số này vẫn còn gần 76.000 tài xế Tình trạng thiếu tài xế HGV có thể gây ra sự chậm trễ, tăng chi phí và tạo ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, là nỗi lo của các công ty vận tải và các doanh nghiệp.

Giải pháp đề xuất dành cho chuỗi cung ứng bền vững của IKEA

3.2.1.1 Ứng dụng công nghệ trong dự báo nhu cầu

Các công cụ AI cho phép doanh nghiệp kết hợp dữ liệu bán hàng thực với thông tin khách hàng bao gồm nhân khẩu học, vị trí, thu nhập ước tính Doanh nghiệp có thể tự mình đưa ra dự đoán với một lượng dữ liệu hạn chế, tuy nhiên, AI cho phép doanh nghiệp đưa ra dự báo chính xác hơn với dữ liệu tăng theo cấp số nhân Điều này giúp tăng tính chính xác của dự báo, tiết kiệm chi phí, thời gian vận chuyển và giảm tình trạng thừa hoặc thiếu hàng.

3.2.1.2 Tối ưu hóa hệ thống GIS

Tận dụng hệ thống GIS có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho IKEA Vương Quốc Anh trong việc đưa ra quyết định, giảm thiểu chi phí, tối ưu hóa hoạt động, nhưng hệ thống này vẫn còn tồn tại những thách thức như dữ liệu khó được cập nhật trong thời gian thực, dữ liệu lộn xộn,… Để khắc phục những vấn đề này, IKEA Vương Quốc Anh có thể kết hợp GIS với

AI và ML để tổ chức và cấu trúc hóa dữ liệu, giúp người phân tích, ra quyết định dễ tìm kiếm được những thông tin quan trọng Bên cạnh đó, IKEA có thể cân nhắc thêm việc tích hợp Phân tích dữ liệu thời gian thực (Real-time Analytics) với GIS nhằm tối ưu quá trình xử lý, phân tích dữ liệu từ đó cung cấp các thông tin chuyên sâu, kịp thời.

3.2.1.3 Giải quyết vấn đề thiếu nhân lực logistics Để giải quyết vấn đề thiếu nhân lực logistics, IKEA nên cân nhắc hướng đến tuyển dụng và giữ chân nhân lực từ Vương Quốc Anh, tránh phụ thuộc nguồn lao động vào các nước khác, đặc biệt là EU trong bối cảnh Anh đã rời EU bằng cách đưa ra các chính sách hấp dẫn về lương thưởng và phúc lợi, tăng cường đào tạo lao động, đồng thời giảm bớt khối lượng công việc của lao động ngành logistics thông qua công nghệ và tự động hóa Ngoài ra, doanh nghiệp nên chú trọng quy trình đào tạo lao động chất lượng cao để tăng năng suất lao động, nhằm sử dụng hiệu quả hơn nguồn lao động của công ty.

3.2.1.4 Ứng dụng công nghệ VR nhằm tăng trải nghiệm người tiêu dùng

Nhằm tăng trải nghiệm tại các cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp có thể kết hợp với các công ty VR tung ra loại trải nghiệm mua sắm mới kết hợp giữa thực và ảo Trên thực tế có nhiều khách hàng thích trải nghiệm tại các cửa hàng nhưng do vấn đề khoảng cách (các cửa hàng của IKEA thường được đặt ở vùng ngoại ô Vương Quốc Anh), thiếu thời gian mà việc trải nghiệm tại các cửa hàng trở nên khó khăn Mặt khác, nhiều khách hàng lựa chọn mua sản phẩm dựa trên tưởng tượng dùng thử của mình nhưng trải nghiệm thực tế lại không được như họ muốn Vì vậy, với sự phát triển của công nghệ - kỹ thuật, công nghệ VR hoàn toàn có thể giải đáp vấn đề này Công nghệ VR mô phỏng môi trường thông qua thiết bị điện tử, có thể cung cấp “dịch vụ dựa trên bối cảnh” phiên bản nâng cấp hơn, góp phần khiến lựa chọn của khách hàng trở nên dễ dàng hơn.

3.2.1.5 Ứng dụng công nghệ Blockchain vào quá trình logistics ngược Ứng dụng của Blockchain giúp cho doanh nghiệp:

• Cải thiện chức năng truy xuất nguồn gốc: Công nghệ này có thể tạo ra các bản ghi kỹ thuật về lịch sử hành trình sản phẩm bao gồm quá trình vận chuyển của nó trong chuỗi cung ứng, điều kiện vận chuyển của sản phẩm Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định điểm tắc nghẽn hoặc hoạt động kém hiệu quả, kiểm tra điều kiện, tình trạng phù hợp để vận chuyển sản phẩm, tối đa năng suất vận tải và tránh hoạt động gian lận hoặc bất hợp pháp nhằm chuộc lợi hay phá hoại.

• Cải thiện quy trình bảo hành: Bằng cách tạo bản ghi kỹ thuật số về quá trình di chuyển của sản phẩm trong chuỗi cung ứng, công nghệ Blockchain có thể giúp doanh nghiệp xác minh trạng thái bảo hành của sản phẩm bị trả lại nhanh chóng và hiệu quả hơn, giảm sai sót, từ đó cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

• Tăng tỉ lệ sửa chữa, tái sử dụng các sản phẩm bị thông tin và đánh giá tình trạng của sản phẩm, từ đó về các sản phẩm được thu hồi, tăng tỉ lệ tái sử dụng sản phẩm bị loại bỏ. trả lại: Công nghệ giúp lưu trữ đưa ra quyết định chính xác hơn của sản phẩm, từ đó giảm lượng

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG DÀNH CHO

Bài học kinh nghiệm từ mô hình chuỗi cung ứng bền vững của IKEA

Thứ nhất, IKEA nổi tiếng với sự tinh tế trong thiết kế và mô hình sản xuất hiệu quả của mình Những sản phẩm của hãng được thiết kế phù hợp với tiêu chí phát triển chuỗi cung ứng bền vững từ bước lựa chọn nguyên liệu, thu mua, sản xuất và vận chuyển.

(1) Ứng dụng thiết kế sinh thái và quản lý vòng đời sản phẩm: Sản phẩm của

IKEA được thiết kế theo hướng đơn giản hóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn nguyên liệu sản xuất, tạo ra hiệu quả trong việc vận chuyển, phân phối hàng hóa tới khách hàng, và đảm bảo yếu tố bền vững với môi trường.

(2)Sử dụng nguyên liệu sản phẩm xanh: IKEA tìm hiểu và khai thác các loại nguyên vật liệu có tính thân thiện với môi trường để đưa vào sản phẩm của mình Từng khâu thiết kế đều được lên kế hoạch cụ thể giúp công ty kiểm soát được những yếu tố ảnh hưởng tới môi trường.

(3) Kiểm soát hệ thống quy trình thiết kế, sản xuất: IKEA đặt chất lượng sản phẩm được lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình Việc kiểm định giúp công ty nắm rõ về chất lượng sản phẩm và sự ảnh hưởng đến môi trường, từ đó phát triển sản phẩm theo hướng bền vững hơn.

Thứ hai, IKEA có kinh nghiệm trong việc hợp tác lâu dài và quản lý hệ thống các nhà cung cấp của mình

(1) Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với nhà cung cấp: IKEA xây dựng bộ tiêu chuẩn của mình quan tâm riêng đến các vấn đề về môi trường, điều kiện lao động, lao động trẻ em và áp dụng nghiêm ngặt với các nhà cung cấp của mình Các tiêu chuẩn cụ thể này là định hướng để các đội thu mua có cơ sở để chọn lựa các nhà cung cấp.

(2) Xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp Các bước được thực hiện bao gồm: lựa chọn nhà cung cấp, hỗ trợ nhà cung cấp, giám sát nhà cung cấp, kết nối tới các nhà cung cấp nhỏ hơn với các tiêu chuẩn.

(3) Tăng cường giáo dục, tập huấn trong và ngoài doanh nghiệp: Với một tổ chức có quy mô khổng lồ như IKEA, để đảm bảo hoạt động kinh doanh được hiệu quả thì điều kiện tiên quyết là việc tạo lập được dòng thông tin có sự quản lý và định hướng đúng đắn trên toàn hệ thống Ngoài ra, hợp tác với các tổ chức có uy tín và đối thoại với các nhà cung cấp là những ưu tiên hàng đầu trong tiến trình học hỏi của IKEA về các vấn đề môi trường.

Một số đề xuất về hoạt động quản lý chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp bán lẻ nội thất tại Việt Nam

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển bền vững Các doanh nghiệp bán lẻ nội thất tại Việt Nam cần xác định rõ phương hướng kinh doanh của mình, tập trung cập nhật xu hướng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường để bắt kịp thị hiếu của người tiêu dùng trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Thứ hai, xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững với các nhà cung cấp Các nhà bán lẻ phải lựa chọn được nhà cung cấp thích hợp để đáp ứng các loại hàng hóa, dịch vụ đầu vào khác nhau và có những chiến lược quản trị phù hợp để đối thoại và hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp của mình.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chuỗi cung ứng Mỗi nhà bán lẻ nội thất nên cập nhật và đồng bộ dữ liệu trong toàn chuỗi cung ứng của mình qua hệ thống điện tử Công ty nên triển khai những chiến dịch marketing, ứng dụng linh hoạt hình thức bán hàng qua các sàn thương mại điện tử hoặc website để thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng Ngoài ra, các nhà bán lẻ cũng nên chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng ngành hàng về những quy định hoặc chính sách mới của nhà nước.

Thứ tư, tăng cường ứng dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất và kinh doanh Đối với hoạt động xử lý sản phẩm, các nhà bán lẻ nội thất nên thiết kế hệ thống dán nhãn sinh thái Đối với hoạt động vận tải, các phương tiện vận chuyển nên được tối ưu hóa hành trình để tiết kiệm nhiên liệu và giao hàng nhanh chóng tới khách hàng.

Thứ năm, tuân thủ các điều luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động của chuỗi cung ứng Hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều văn bản luật liên quan đến vấn đề môi trường Các nhà bán lẻ cần có ý thức tự giác hơn trong việc thực hiện các quy định pháp luật trong kinh doanh, thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về giám sát và quản lý các sản phẩm sản xuất và kinh doanh để loại bỏ những sản phẩm nội thất vi phạm pháp luật quy định về môi trường.

Ngày đăng: 14/03/2024, 03:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w