1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Phân lập nấm Chaetomium spp. và khảo sát khả năng đối kháng đối với nấm Fusarium oxysporum gây héo rũ trên cây họ cà

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân lập nấm Chaetomium spp. và khảo sát khả năng đối kháng đối với nấm Fusarium oxysporum gây héo rũ trên cây họ cà
Tác giả Trần Hữu Luân
Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Thu Hà, ThS. Đào Uyên Trần Đa
Trường học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Bảo vệ thực vật
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 27,28 MB

Nội dung

và khảo satkhả năng đối kháng đối với nắm Fusarium oxysporum gây héo rũ trên cây họ cà” được thực hiện tại Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học và môi trường Trường Đại học Nông Lâm Thành

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

RRR

KHOA LUAN TOT NGHIEP

PHAN LAP NAM Chaetomium spp VA KHAO SAT KHA

NANG DOI KHANG DOI VOI NAM Fusarium oxysporum GAY HEO RU TREN CAY HO CA

SINH VIÊN THUC HIEN :TRẦN HỮU LUAN

NGÀNH :BAO VỆ THỰC VAT

KHÓA :2019 — 2023

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2024

Trang 2

PHAN LAP NAM Chaetomium spp VÀ KHAO SÁT KHẢ

NANG DOI KHANG DOI VOI NAM Fusarium oxysporum GAY HEO RU TREN CAY HO CA

Tac gia

TRAN HUU LUAN

Khóa luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầu thực hiện

Khóa luận tốt nghiệp ngành Bảo vệ Thực vật

Hướng dẫn khoa học

ThS TRAN THỊ THU HA

ThS DAO UYEN TRAN DA

Thành phó Hồ Chí Minh Tháng 02/ 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Khoá luận này được hoàn thành với sự quan tâm giúp đỡ rất nhiều của các Thầy

Cô, anh chi và các bạn.

Em xin gửi lời cảm ơn đến ThS Trần Thị Thu Hà, người đã tận tình hướng dẫntruyền đạt những kiến thức quý báo và luôn tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thầntrong suốt quá trình em thực hiện khoá luận này

Và em cũng xin cảm ơn đến ThS Đào Uyên Trân Đa là người đã truyền đạt

những kinh nghiệm quý bau , đưa ra lời khuyên và giải pháp trước những khó khăn

trong quá trình em thực hiện đề tai

Cảm ơn bạn Phạm Thanh Long là cộng sự, người luôn đồng hành giúp đỡ tôixuyên suốt thời gian thực hiện khóa luận này Tôi xin gửi lời cảm ơn các bạn tại tại Việnnghiên cứu Công nghệ sinh học và môi trường Trường Đại học Nông Lâm Thành phố

Hồ Chí Minh đã luôn hỗ trợ và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận

Cảm on tập thé lớp DH19BV đã đồng hành với tôi trong 4 năm học tập và nghiêncứu ở trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Và trên hết, con xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ba Mẹ, là nguồn độnglực và luôn là chỗ dựa vững chắc cho con trong suốt quãng đời sinh viên Không ai khác,con tự tin khẳng định rằng chính gia đình mình và sự nỗ lực của con sẽ là động lực mạnh

mẽ nhất giúp con thành công trên con đường mà mình đã chọn

Trân trọng cảm ơn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Trần Hữu Luân

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Phân lập, định danh nam Chaetomium spp và khảo satkhả năng đối kháng đối với nắm Fusarium oxysporum gây héo rũ trên cây họ cà”

được thực hiện tại Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học và môi trường Trường Đại học

Nông Lâm Thành phó Hồ Chí Minh từ tháng 5 năm 2023 đến thang 02 năm 2024 Mụctiêu nghiên cứu: phân lập, định danh và đánh giá khả năng đối kháng của các đòng nắmChaetomium spp với nam Fusarium Oxysporum gây héo rũ trong điều kiện phòng thi

nghiệm và khảo sát vê đặc tinh sinh học của một sô dòng Chaetomium spp.

Từ 12 mẫu dat thu thập và đã phân lập được 15 dòng nam Chaefomium spp bằngphương pháp bay giấy loc, phân loại dựa vào đặc điểm hình thái theo khóa phân loại củaSoytong và Quinio (1989) Các thí nghiệm đánh giá khả năng đối kháng được tiến hànhtheo phương pháp đồng nuôi cấy của Soytong (1988) trong điều kiện phòng thí nghiệm

đã xác định dong Chaetomium spp có khả năng đối kháng rất cao với nấm Fusariumoxysporum trong điều kiện phòng thí nghiệm là 4 dòng XTS05 (79,05%),ND02(77,14%), XTS03 (75,24%), XTS04 (75,24%) và 11 dòng còn lại có khả năng đốikháng cao từ 71,43% đến 74,76%

Từ kết quả khảo sát đặc tính sinh học của 5 dòng Chaetomium spp có hiệu suấtđối kháng cao nhất cho thay môi trường PDA là môi trường có chi phí thấp phù hợp vớinhiều loại nấm trong đó có nam Chaetomium spp đã thé hiện rõ việc hình thành quả thé

và sắc t6 tiết ra là đặc điểm đặc trưng cho chỉ Chaefomium , còn với môi trường LBAgar

và môi trường CYA cả 5 dòng Chaetomium spp đều không hình thành qua thể , khôngthé hiện được đặc điểm đặc trưng của chi Chaetomium Về nhiệt độ , ở nhiệt độ 25-30°C

cả 5 dòng Chaetomium spp đều sinh trưởng và phát triển bình thường, ở nhiệt độ 20°Ccác dòng Chaetomium spp sinh trưởng phát triển kém thậm chí không hình thành tonắm Về màu sắc ánh sáng không ảnh hướng quá lớn đến tốc độ phát triển tản nắm chỉ

làm thay đôi về màu sắc, hình dang tan nam va sô lượng qua thê suat hiện trên tan nam.

Trang 5

MỤC LỤC

Trang TRĂNG TH sscssscsaxceneorsasczaernsmaseccsmncsa tsonmeesaicaa cea senna an AAR RRO ORR 1

CO EE ii

DANH SÁCH CHỮ VIET TAT oo ecsssessssssseesessssseeeesessneteeeessneessessneeesesssnmeesesssneeesee vi

EE Br TY ence neneneen RMR vii

1.2 Tổng quan về bệnh héo rũ trên cây họ CA ecceeceecceessessesssessesseesseesessseseesseesseeseeesees 41.3 Tác nhân gây bệnh héo rũ hại cây trồng -2- 2 ©22©2222++2E+2EE+EE2E+zrxzzrrzrxee 51.3.1 Nam Fusarium oxysporum gay héo 10h sccscccsesceessesseessecseessscseeseessecseestesseestessees 5W0 09 ,./2,77.8) 0 5 §1.4.1 Giới thiệu chung về nắm Chaetomium SỤỤ - -5-552-22-©52©522522252222z52z255z<: 81.4.2 Đặc điểm hình thái của nắm Chaetominmm spp .s.:ssscsssesssesssessseessesssesssecssecesessees 81.4.3 Đặc điểm phân bố của nắm Chaetomium Spp .-:.cccccccescecseseeseeseeseeseesesseeseeees 101.4.4 Yếu tô dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển của nam Chaetomium Spp 101.4.5 Hoạt tính cơ bản của nam CÏi4efOINÏHHNL - - 5-5252 S‡SE+E‡ESEE2ESE2E2ESEEzEzErkzes 111.4.6 Dac điểm phân loại của nắm Chaetomiumm spp .-. -5 52©225525522525525552>: 131.4.7 Những nghiên cứu về chế phẩm 2 2¿©2222E+2E2EE2EE£EE2EE22EE2EEZEezzrcrev 16Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

Trang 6

QA Nội dưng MONIES 6GỨI - eseck-cekiE Hs 206 1H c2 0H H0 DHH.H01000100060/20280.80165 19

2.2 Thời gian và đía điểm nghiÊn GŨN:aseeseseeosonaonesdadhigtoksiicbieSL.00.165006 3650-0050 19

2.3 (8/26 20:6 8 19

2.3.1Môi trường dùng trong nghién CỨU:: 5-5 + *++E**E++£eEeeteeeererrrrrrrerree 19

ES Fa trưng ng g:BÏNtesesuseesnoenndbhioonittiesioeninoiokpi6ssy08030503gf00000005110090000 00290 202.3.3 Dụng cụ, thiết bị máy móc - 2-2222 ©2z+zz+xz+eecEe+krr.trrrerrerrerrsrree 20

2.4 Phuong phap nghién ctu eee 20

2.4.1 Phân lập va định danh nấm Chaetomium SPỤ -. -2-252©2252255225sc25c2zsscs2 202.4.2 Phương pháp đánh giá tính đối kháng nam Chaetomium spp với nam Fusarium

Oxysporum gây héo rũ trong điêu kiện phòng thí nghiệm eects 22

2.4.3 Phương pháp khảo sát đặc điểm sinh học của Chaetomitm SỤ - . 232.5 Phuong phap xtr ly 01 1 11 26Chuững 3 RET OUA VÀ THAD LUẬN vecnccsunmnaciancnmnnmnnnrmmrnenmemmeemien 273.1 Kết quả phân lập nam Chaetomium spp .:c-sscsssesssesssesssesssesssesssesssessesstessteessees 2)3.1.1 Bay nắm Chaetominm SPỤ 5-552522©52222222222EE22E222222225221221221221221221222222e2 273.1.2 Đặc điểm hình thái của nắm Chaetomium SỤ 5 52-72-552©52255552255zc: 283.2 Khả năng đối kháng của các dòng Chaetomium spp đôi với nam Fusarium

oxysporum trong điều kiện phòng thí nghiệm 2255255555ssszssssscsscessc - dS3.3 Kết quả khảo sát một số đặc điểm sinh học ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng

va phat triém cha Chaeromium Spp P8 ố ốc 40

3.3.1 Môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng va phát triển của Chaetomium spp .403.3.2 Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của Chaetomium spp .443.3.3 Mau sắc ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của Chaetomium

Trang 7

DANH SÁCH CHỮ VIET TAT

BKTN : Bán kính tản nấm

DKTN : Đường kính tản nam

Ctv : Cộng tác viên

FAO : Food and Agriculture Organization

HSDK : Hiệu suất đối kháng

Lư, : Lần lặp lại

NSC : Ngày sau cay

PDA : Potato Dextro Agar

PIRG : Percent Inhibition of Radical Growth

WA : Water Agar

LB Agar : Lysogeny Broth- Agar

CYA : Crapecks-Yeast extract-Agar

Trang 8

DANH SÁCH BANG

Trang

Bảng 2.1 Mẫu đất thu thập trên các ruộng rau 2: 2¿©22+2++2E2EE22E+22222Ezzzzrxez 21 Bang 3 1 Kết qua phân lập nam Chaetomium spp . .:-5-52©22-522552552255z25s>552 ZT Bang 3 2 Đặc điểm hình thái của nhóm 1 nắm Cj4efOimiiúi 5 55-552©522552 29

Bảng 3 3 Đặc điểm hình thái của nhóm 2 nắm Chaetomium - 30

Bang 3 4 Đặc điểm hình thái của nhóm 3 nắm CJ4efOiniuóiii - 5-52: 552©52552 31 Bang 3 5 Dac điểm hình thái của nhóm 4 nắm Cjaefoimiuỏimi -2 -2 3]

Bang 3 6 Đặc điểm hình thái của nhóm 5 nắm Cjafoimiuỏim -. - 32

Bang 3 7 Đặc điểm hình thái của nhóm 6 nam Cjhaeforiuim . -. -.-33

Bảng 3 8 Hiệu suất đối kháng của 15 dòng Chaetomium spp đối với nam Fusarium oxysporum trong điều kiện phòng thí nghiệm 22 55525555555 36 Bang 3 9 Tốc độ phát triển trung bình của 5 đòng nam ở môi trường LB Agar 40

Bảng 3 10 Tốc độ phát triển trung bình của 5 dong nam ở môi trường PDA 4I Bảng 3 11 Tốc độ phát triển trung bình của 5 dòng nam ở môi trường CYA 42

Bang 3 12 Tốc độ phát triển trung bình của 5 dong nam ở nhiệt độ 20°C 44

Bảng 3 13 Tốc độ phát triển trung bình của 5 dong nam ở nhiệt độ 259C 45

Bảng 3 14 Tốc độ phát triển trung bình của 5 dòng nam ở nhiệt độ 30°C 46

Bảng 3 15 Tốc độ phát triển trung bình của 5 dòng nam chiếu ánh sáng trang 48

Bảng 3 16 Tốc độ phát triển trung bình của 5 dong nấm chiếu ánh sáng vàng 49

Bảng 3 17 Tốc độ phát triển trung bình của 5 dòng nam chiếu ánh sáng đỏ 50

Bảng 3 18 Tốc độ phát triển trung bình của 5 dòng nắm chiếu ánh sáng xanh dương ¬— 51

Bang 3 19 Tốc độ phát triển trung bình của 5 dòng nam chiếu ánh sáng xanh 14 52 Bảng 3 20 Tốc độ phat triển trung bình của 5 dong nam không được chiếu ánh sáng

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1 1 Các dang quả thé va bao tử của nắm Chaetomium (Wang va ctv, 2016) 9Hình 1 2 Một số chat khang sinh của nam Chaetomium có hoạt tinh ức chế nam gây

beak CY us Tia Và CŨ: 2022 ÌcáinnnccanotDOET HE EEIEIEDSSIELEERRUEERESGIOIEEEDLEED-JGEQGSAGSSIGISIREERCMSSE 12

Hình 1 3 Sơ đồ cấu trúc gen mã hóa RNA ở vi nắm 2 22©-2+2++2zz22x+zzz2zxze 15Hình 2 1 Mẫu nam Fusarium oxysporum Mặt trên (A),mat dưới (B) - 20Hình 3 1 Bay nam ở thời điểm 21 ngày sau khi đặt giấy vô trùng - 28Hình 3 2 Hình thái tản nam Chaetomium spp sau phân lập trên môi trường PDA ởthời điển: ]⁄4 nHñy #80 GẦN ee 35Hình 3 3 Khả năng đối kháng của các dòng Chaetomium spp đôi với nam Fusariumoxysporum ở thời điểm 7 NSC - 25522222222 Ererrrrrrrrrrrrrreee 30Hình 3 4 Hình thái tan nam của 5 dòng Chaetomium P được nuôi cây trên môi trường

Hình 3 6 Hình thái tan nam của 5 dong Chaefomium được nuôi cấy trên môi trường

2-1 43

Hình 3 7 Hình thái tản nam của 5 dòng Chaetomium được nuôi cay ở nhiệt độ 20°C ở

0E 2201007 ngHgợợø5 45

Hình 3 8 Hình thái tan nam của 5 dong Chaetomium được nuôi cấy ở nhiệt độ 25°C ở

Hình 3 9 Hình thái tan nam của 5 dong Chaetomium được nuôi cấy ở nhiệt độ 30°C ở

TT Cy nan bán tgt6010 106 511489g0LkiBtiagSig6Xiđ3EEAISH3k3818183030488133E8XD1GEMRIESHSSSISNSASĐSS3808330530s430gsẺ 47

Hình 3.10 Hình thái tan nam của 5 dòng Chaefomium được chiếu ánh sáng trắng liên

Hình 3 11 Hình thái tan nắm của 5 dong Chaetomium được chiếu ánh sáng vàng liên

"1 50

Hình 3 12 Hình thái tan nắm của 5 dòng Chaetomium được chiếu ánh sáng đỏ liên tục

Trang 10

Hình 3 13 Hình thái tản nắm của 5 dong Chaetomium PK02, XTS03, XTS04, XTS05,ND02 được chiếu ánh sáng xanh đương liên tục -22©2222252z22+z2zz+zzzz+2 52Hình 3 14 Hình thái tan nam của 5 dòng Chaetomium được chiếu ánh sáng xanh lá

CTY EUG see curser tense terete eee pec ened ee ea ee igre eer de eerie 53

Hình 3 15 Hình thai tan nam của 5 dòng Chaetomium không được chiếu sang 54

Trang 11

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Cây họ cà (Solanaceae) xuất hiện hầu hết các lục địa, bao gồm nhiều loài quantrọng trên thế giới như khoai tây, cà chua, cà tím, ớt (Olmstead và ctv, 2008) Cây họ càkhông chỉ được biết đến là rau có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hay cây lương thực,làm cảnh, chúng còn chứa nhiều loại alkaloid rất có ý nghĩa về mặt khoa học (Shah và

ctv, 2013).

Theo Samuels (2015), có khoảng 28 triệu ha cây họ cà được gieo trồng (chủ yếu

là khoai tây, ca chua, cà tím và ớt chuông), sản xuất ra khoảng 540 triệu tan mang lạimột nguồn lợi lớn cho nền kinh tế Ở Việt Nam cây họ cà sinh trưởng và phát triển thuậnlợi ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Theo thống kê của Chi cục TT&BVTV Lâm Đồng

(2020), trên địa bàn các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Đà Lạt và Lạc Dương, nông

dân xuống giống trồng cây rau họ cả trên diện tích từ 13.300 ha đến gần 13.600 ha,chiếm 25% tông diện tích rau các loại trên toàn tỉnh Lâm Đồng Theo thống kê của Chicục TT&BVTV Hải Dương toan tỉnh trồng khoảng 700 ha khoai tây, dự kiến cho thuhoạch tập trung vào cuối tháng 01 đến đầu tháng 02/2024, sản lượng khoảng 11.000 tan

Ot, ca chua, khoảng 7.379 ha, dự kiến sản lượng khoảng 90.000 tan Việc phát triển câytrồng họ cà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trênmột đơn vị diện tích, do đó cây trồng họ cà đang là loại cây được khuyến khích trồng vàphát triển trên qui mô lớn

Tuy nhiên, việc canh tác và sản xuất cây họ cà trong những năm gan đây gặpnhiều khó khăn, sự tích lũy, lan truyền của các tác nhân gây bệnh trong nước tưới vàthoát nước kém, cây giống không sạch bệnh, khí hậu nhiệt đới là những yếu tố tạo điềukiện thuận lợi cho nhiều loại dịch hại xuất hiện và gây hại trong đó có nam Fusariumoxysporum gây bệnh héo rũ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng Theothống kê của Chi cục TT&BVTV Nam Định, bệnh héo vàng do nam FusariumOxysporum gây ra, xuất hiện rải rac và gây hai cục bộ trên khoai tây, tỷ lệ bệnh nơi cao5-10% (Nam Hoa, Nam Hùng - Nam Trực ) Mặc dù việc phòng trừ bệnh bằng các

Trang 12

biện pháp hóa học tuy mang lại hiệu quả cao nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe conngười và dư lượng hóa chất trong nông sản cũng như gây ô nhiễm môi trường.

Do vậy, biện pháp phòng trừ sinh học trong sản xuất nông nghiệp nhằm hướngđến một nền nông nghiệp bền vững theo hướng bảo vệ môi trường đã được nghiên cứunhằm góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao độ phì nhiêu của đất và làmtăng năng suất cây trồng và giá trị của nông sản Hiện nay, sử dụng vi sinh vật đối kháng

có nguồn gốc từ đất đang là một biện pháp đầy tiềm năng Trong số các loài nắm đốikháng có tiềm năng lớn ứng dụng trong phòng chống bệnh cây là nam thuộc chiChaefomium Đây là loài nam túi hoại sinh lớn nhất với trên 300 loài đã được mô tả

(Von Arx va ctv, 1986),( Soytong và Quimio, 1989).

Dé đóng góp co sở khoa học nghiên cứu các giải pháp phòng trừ các nắm gây

bệnh héo rũ theo hướng sinh học, việc nghiên cứu vi sinh vật có lợi trong quản lý bệnh

héo rũ trên cây họ cà là rất cần thiết và cấp bách nên đề tài “Phân lập nắm Chaetomiumspp và khảo sát kha năng đối kháng đối với nam Fusarium Oxysporum gây héo rũ

trên cây họ cà” được thực hiện.

Trang 13

1.1.1 Cây cà chua

Cay cả chua có tên khoa học là Solanum lycopersicum L., thuộc họ cà (Solanaceae)

là một loại rau ăn quả có nguồn gốc từ Nam Mỹ Theo Somraj và ctv (2017) cùng vớiNalla và ctv (2016) thì cả chua là một loại cây rau quan trọng, phổ biến và được trồngrộng rãi khắp nơi trên thé giới, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới

Theo tổ chức nông lương thế giới (FAO, 2020), diện tích trồng cà chua trên thégiới vào khoảng 5.051.983 ha với sản lượng 186.821.216 tan La cây rau có giá trị, có sảnlượng chiếm 1/6 tổng sản lượng rau hàng năm trên thế giới và luôn đứng ở vị trí số 1 vềsản lượng Cà chua có tầm quan trọng chỉ sau khoai tây ở nhiều quốc gia và đứng thứ nhất

về rau được bảo quản, chế biến và cả mục đích sử dụng tươi Ở Việt Nam, diện tích sảnxuất cà chua cả nước trong những năm gần đây dao động khoảng từ 23 - 25 nghìn ha,

giảm 6,9% so với năm 2015 (25.48 nghìn ha) (P.K.L (NASATD, 2021) Trong đó, các

tỉnh thuộc khu vực phía Bắc và khu vực Lâm Đồng diện tích sản xuất khoảng trên 19.418

ha, chiếm §1,6% tong dién tich san xuất cà chua cả nước

1.1.2 Cay khoai tay

Khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum L., thuộc họ cà (Solanacea) có

nguồn gốc xuất xứ ở day Andes Khoai tây được trồng lâu đời ở Nam Mỹ và được đưavào châu Au từ thé ki 16 Sau đó, khoai tây được trồng ở nhiều nơi và dan trở thành cây

Trang 14

lương thực chủ đạo thay cho một số loại cây khác Ở nước ta, khoai tây được du nhập vào

từ người Pháp từ đầu thế kỉ 19

Theo tổ chức nông lương thé giới (FAO, 2020), diện tích trồng khoai tây trên thé

giới vào khoảng 16.494.810 ha với sản lượng 359.071.403 tấn

1.1.3 Cây ớt

Cây ớt (Capsicum annuum L.) có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Mỹ.Cây ớt có mặt ở nước ta được du nhập từ Trung Quốc, An Độ Diện tích phân bồ khárộng rãi, tập trung ở miền Bắc và miền Trung, còn ở miền Nam diện tích trồng ớt còn

phân tan với qui mô nhỏ.

Theo tổ chức nông lương thế giới (FAO, 2020) cây ớt được xem là một trongnhững cây trồng quan trọng của vùng nhiệt đới Diện tích trồng ớt thế giới vào khoảng2.069.990 ha cho mục đích lay quả tươi với sản lượng 36.136.996 tan

1.2 Tổng quan về bệnh héo rũ trên cây họ cà

Bệnh héo Fusarium oxysporum là một hội chứng héo do mach gây tử vong ở thực

vật thuộc ho Solanaceae (Omar & Ahmed, 2014 ).Nắm Fusarium Oxysporum bao gomhon 120 chủng hoặc dạng đặc biệt đã biết, mỗi chủng đặc trưng cho một cây ky chủ duynhất mà nó gây bệnh Fusarium oxysporum gây héo rũ trên ca chua Bệnh héo rũ trên càchua là một bệnh phá hoại cà chua ở một số quốc gia trên thé giới, và được người sảnxuất rất quan tâm do sản lượng mắt nhiều, nắm tồn tại kéo đài trong đất và phát sinh cácchủng kháng thuốc Bệnh có thể được giảm bớt ở một mức độ nào đó khi sử dụng cácgiống cây trồng kháng thuốc và hóa chất Tuy nhiên, sự phát triển thành các chủng gây

bệnh mới vẫn là một vẫn đề liên tục.

Đặc trưng của bệnh này là các lá dưới bị vàng trước sau đó vàng lan lên các lá

trên Triệu chứng héo rũ hoặc biến vàng có thể xuất hiện một vài cành trên cây hay cảcây, cây bị nhiễm bệnh các lá bị vàng, héo sau đó cây chết, cắt ngang thân cây bị bệnhcác tế bào thường hóa nâu Đầu tiên là các lá ngọn bị héo vao buổi trưa, và tươi lại vàobuổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hắn không còn khả năng hồi phục Nếu câychết nhanh và ta quan sát được rễ bị thối, cây phát triển kém Trong thân, các mô dẫntruyền có mau nâu và có nam phát triển ở gốc nơi mặt dat thấy thân cây top nhỏ lại và

Trang 15

đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ là do nắm Fusarium oxysporum Các lá giảkhi cây chết có màu vàng và khô.

Nam bệnh lưu ton trong đất và trong xác cây bệnh Nam xâm nhiễm vao rễ quacác vết thương (do cơ học hoặc do tuyến trùng chích hút rễ) rồi phát triển lên thân, chủyếu là làm nghẽn sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây, gây ra hiện tượngvàng lá và héo cây, ngòai ra nam còn tiết độc chat hại cây

Năm 2018, theo như bản tin khuyến nông của tỉnh Lâm Đồng đưa ra Bệnh héo

rũ chết vàng hại cà chua thường xuất hiện trên cây cà chua trưởng thành sau khi ra hoa.Bệnh khiến toàn cây chuyên vàng, cuối cùng cây bị chết héo Thiệt hại không nhỏ tớinăng suất và chất lượng cà chua, bệnh héo rũ có khả năng gây thiệt hại lên đến 30-40%năng suất khoai tây của Việt Nam cũng như trên thế giới (Nguyễn Đức Huy và ctv,2022) Trên thế giới, bệnh héo rũ gây thiệt hại đến năng suất từ 25-55% nhiều vùngtrồng cà chua ở An Độ (Nirmaladevi và ctv, 2016)

1.3 Tác nhân gây bệnh héo rũ hại cây trồng

1.3.1 Nam Fusarium oxysporum gây héo rũ

Fusarium oxysporum thuộc lớp nam bat toàn (Deuteromycetes), Fusarium gồmnhiều loài khác nhau, có khả năng gây nhiều loại bệnh trên những cây trồng khác nhau.Chúng hoại sinh hoặc ký sinh trên nhiều cây trồng, cây ăn trái và rau Nó là nguyên nhânchính làm héo rũ Hệ sợi nam lan tỏa khắp mô mach và lap kin mạch gỗ Sự lấp mach

gỗ sẽ cản trở quá trình vận chuyên nước làm héo cây

Hệ sợi nắm phân nhánh, có vách ngăn, sợi nắm thường không màu, chuyển màu

nâu khi gia Hệ sợi nam sản sinh độc tố tiết vào hệ mạch gây héo cây chủ Cơ thể dinhdưỡng dạng sợi đa bào, phân nhánh phức tạp, vách ngăn có lỗ thủng đơn giản ở giữa.Trong một tế bảo có một nhân hoặc nhiều nhân, vách tế bào bằng chitin, glucan.

Nam sống hoại sinh hoặc ky sinh trên thực vat, gặp phổ biến trong đất, cũng gặp

trên các vật liệu cellulose (Nguyễn Lân Dũng và ctv, 1982).

Fusarium oxysporum có thê tồn tại trong đất đưới dang bào tử áo qua thời giandài, bào tử áo có thê lưu ton trong đất từ 15 — 20 ngày Nhiệt độ thích hợp cho nắm pháttriển là 25°C — 30°C Bệnh lây lan qua thân rễ, đất bị nhiễm bệnh và truyền qua giống,

Trang 16

ngoài bệnh có thê lây lan qua nguôn nước va cơ giới Fusarium oxysporum thường tân

công cây trồng dé dàng khi bị thiếu ánh sáng

Fusarium oxysporum phát triển nhanh chóng trên môi trường PDA ở nhiệt độ

25°C và hình thành tan nắm có hình thé tơi xốp như bông hoặc bằng phẳng hoặc lanrộng trên môi trường nuôi cấy Mặt trên của tản nắm có thể có màu trắng, kem, vàng,vàng cam, đỏ, tím hồng hoặc tím Mặt dudi nó có thé không màu, vàng cam, màu đỏ,

mau tia sam, hay màu nâu (Seifert, 1996)

1.3.2.1 Hình thức sinh sản của nam

Fusarium oxysporum có 2 hình thức sinh sản: sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô

tính Do thiêu giai đoạn sinh sản hữu tính trong vòng đời nên người ta gọi chung là nam

không hoản chỉnh hay nam bat toàn.

Sinh sản sinh dưỡng

Soi nam: Từ 1 sợi nam riêng rẽ, khi gap điều kiện thuận lợi sẽ sinh trưởng vàphân nhánh thành hệ sợi nam

Bao tử hau (bao tử mang day, bao tử áo): Bao tử hậu là những tế bao hoi tron, có tếbào chất được cô đặc lại (Lin và Heitman, 2005), có màng dày bao bọc (Lê Xuân Phương,2001), thỉnh thoảng có bào tử hậu với vách tế bào xù xì hoặc có sắc tố (Seifert, 1996)

Bao tử hậu có thé nằm ở giữa sol nam hoặc ở đầu tận cùng của no (Lin va Heitman,2005; Lê Xuân Phuong, 2001); có thể ở dạng đơn lẻ, dạng cặp đôi, dạng chuỗi hay dạngcụm Ở các loài như F solani và F oxysporum, bào tử hậu thường ở dạng đơn, đôi,thỉnh thoảng dạng ba và ít khi có dạng cụm Tuy nhiên, có một số loài (đặc biệt là F.proliferatum) có sợi nam khí sinh với chuỗi những tế bào phình to, rat dé bị nhầm là bào

Trang 17

Bao tử lớn có kích thước 3 — 8 x 11 — 70 pm Hầu hết các loài Fusarium có bào tửlớn từ 3 — 7 vách ngăn, tuy nhiên có nhiều loài có từ 1 — 3 vách ngăn (F dimerum, F.dlamini, F poae) hoặc nhiều hơn 7 vách ngăn (F decemcellulare, F coccophilum) Bào

tử lớn có hình lưỡi liềm hay hình trụ Các loài Fusarium khác nhau có thé phân biệtđược tùy theo mức độ cong của bao tử lớn (thang ở bên phải và cong rõ ràng ở bên trái);

tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của bào tử (thon nhọn ở đầu và to ở giữa) Phần to

nhat của bao tu lớn cũng có thê là một đặc diém dé nhận dạng các loài Fusarium.

Bào tử đính nhỏ (bào tử nhỏ): Kích thước 2 — 4 x 4 — 8 um, được hình thành từ

cành bào tử phân sinh phân nhánh hoặc không phân nhánh, mọc trực tiếp từ sợi nắmhoặc tụ lại thành dạng bọc giả trên đầu cành hoặc hình thành dạng chuỗi (Vũ Triệu Mân

và Lê Lương Té, 1988) Bao tử có 0 — 1 vách ngăn (đặc biệt có loài có 2 — 3 vách ngăn)

Bào tử có nhiều hình dạng khác nhau như: hình cầu, hình gần cầu, oval, hình cầu vớimột đầu nhọn, hình thoi, hình quả thận, hình hạt chanh, hình liềm, hình trứng, hình trứng

ngược, hình chùy (Gagkaeva, 2008).

1.3.2.2 Điều kiện phát triển và gây hại

Phân bố khắp nơi trên thé giới, nhiệt độ tối ưu cho Fusarium oxysporum pháttriển là 27°C — 30°C, tối đa là 36°C — 40°C và tối thiểu là 7°C — 8°C, nhưng nhiệt độ

thích hợp cho sự xâm nhiễm là 35°C (Ou, 1985).

Fusarium oxysporum sông phô biến trong đất, lưu tồn dưới dạng bào tử áo hoặckhuẩn ty sống trên xác bã thực vật dư thừa hay những chất hữu cơ Một số loài tạo bào

tử đính bay trong không khí, đây là nguyên nhân gây ra những bệnh trên thân, lá và bông (Burgess và ctv, 1994).

Các tác nhân gây bệnh héo Fusarium oxysporum cũng có thé có mặt ở vỏ rễ một

số cây không phải là ký chủ, ké cả cỏ dai và cây trồng Bào tử hậu hình thành trong vỏ

rễ khi cây chết Fusarium oxysporum tan công chủ yếu vào bộ rễ Đặc biệt, bệnh gây hạinặng nề trong điều kiện stress nước, dùng phân bón quá nhiều hay rễ cây bị tổn thương

Trang 18

1.4 Tổng quan về nắm Chaetomium spp.

1.4.1 Giới thiệu chung về nắm Chaetomium spp

Chi Chaetomium thuộc Giới Fungi

Nghanh: Ascomycota

Lớp: Sordariomycetes

Bộ: Sordariales Ho: Chaetomiumceae

hơn cả là Chaetomium Globosum va Chaetomium Cupreum.

1.4.2 Đặc điểm hình thái của nắm Chaetomium spp

Khuẩn ty: Phát triển nhanh trên môi trường thạch khoai tây, kích thước 6 — 9 cmsau 9 — 10 ngày nuôi cấy Khuan ty ban đầu có màu trắng như bông, sau chuyên sangmàu xám nhạt đến màu 6 liu khi trưởng thành, rồi dan chuyển sang màu nâu đen do sựhình thành các quả thê ascoma Các quả thể này có dạng hình cầu hoặc hình quả lê, kích

Trang 19

thước lớn, hình thành rải rác khắp bề mặt khuẩn lạc, tạo thành đám màu nâu đen khi già

(Soytong, 1991).

Soi nam: Soi nam có vách ngăn, có màu xám hoặc nâu nhạt, moc từ môi trường

va từ sợi khí sinh (Soytong, 1991).

Cơ quan sinh sản: Quả thể hình quả lê phình ra ở giữa, có màu tối (đen hoặc nâuđen), có mở lỗ; có nhiều lông bao mọc xung quanh bên ngoài, kích thước 100 — 500 x

100 — 400 ym, với các kiểu dang và độ dày mỏng khác nhau tuỳ loài; có loại thang hayuốn nếp kiêu gon sóng, loại ngoan ngoéo kiểu ruột già, loại chi ngoan ngoéo trên đỉnh

sợi, loại xoăn lọn, loại đơn giản, loại phân nhánh (Soytong, 1991).

Quả thé lúc còn non có hình cavat đến hình gậy chứa đựng từ 4 — 8 bao tử màunâu Khi qua thé chín các nang nam giống như cột trụ hoặc hình chùy nhú lên từ đầu củaquả thé, chứa các nang bao tử thang hoặc không thang hàng Kích thước của nang nam

là 68 — 84 x 5 — 7 um Các nang bào tử có màu, thành tế bao nhẫn, có nhiều hình dạngkhác nhau (chủ yêu là hình quả chanh) với 1 lỗ mầm, kích thước 10 - 12 x 2,8 - 4 um.Bao tử bọc sinh ra từ túi bao tử hình trụ hoặc sợi nam, kích thước bào tử 7 — 8 x 5 —6

um (Rai và Mukerrji, 1964).

Trang 20

1.4.3 Đặc điểm phân bố của nắm Chaetomium spp.

Nắm Chaetomium spp là một trong những nhóm nam lớn nhất trong hệ vi sinhvật đất phân bố rộng rãi trong tự nhiên và sự phân bố của cũng tuân theo quy luật nhưcác loài vi sinh vật khác Số lượng của nam Chaetomium spp chủ yếu nằm trong cáctang đất dưới Đặc biệt ở tang dat sâu 25 — 30 em thì số lượng Chaetomium spp có nhiềunhất (Soytong và Quimio, 1989).

1.4.4 Yếu tố dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển của nắm Chaetomium spp

Nguồn carbon: Kha năng hap thụ nguồn carbon khác nhau của các chủng namChaetomium spp được ứng dụng trong việc sản xuất chế phâm sinh học phòng trừ nấmbệnh hại cây trồng (Theo Soytong, 1990) Các chủng nắm này hấp thụ tốt một số loại

đường như saccharose, glucose, fructose, cellubioseza, D - lactose, D - maltose, tinh bột,

ri đường, axit malic, L - arabinoea dé tong hop năng lượng, hấp thụ kém đối với rượu,

N - amylic, citric acid (Theo Lê Thị Anh Hồng va ctv, 2005) Nhưng cũng có nhữngnghiên cứu cho thay rang, trong môi trường không cần đường thì Chaetomium spp vẫnphát triển tốt Riêng rượu mannit, dextri và arabinoza thì ức chế sinh trưởng của nam

Chaetomium spp.

Nguồn nitơ (dam): Theo Soytong (1988), thì các loài Chaetomium spp hap thụ

cả hợp chất vô co va hữu cơ có chứa nitơ, nhưng ưa môi trường có chứa L - triptophane

và L - glutamic Prolin nhanh chóng bi phân giải bởi Chaetomium globosum và sử dụng

các sản phẩm của quá trình phân giải đó Các loài C cupreum, C globosum, C

lucknowense thích hợp sử dụng đạm nitrat natri, nitrat amon sử dụng kém hơn Cũng

theo Soytong thì có những loài hấp thụ tốt muối amon đó là C mollicellum, C.funicolum Trên môi trường có chứa casein ức chế sinh trưởng của nhiều loài

Chaetomium.

Độ ấm: Độ âm tương đối là ảnh hưởng đến sự nảy mam của bao tử va phát triểncác cơ quan dinh dưỡng của nắm Chaetomium Bào tử nam Chaeformium có thé nay mầmtrong một phô độ âm tương đối rộng 30 - 100%, nhưng phù hợp nhất là 70 - 100% Bào

tử nam Chaetomium có thé nay mam cả khi ở các vùng đất khô hạn vì tiết ra ergosterol

(Sekita và ctv, 1981).

Trang 21

Nhiệt độ: Nam Chaetomium chịu ảnh hưởng lớn bởi nguồn gốc quyết định đếnkhoảng nhiệt độ sinh trưởng thích hợp Nếu cùng một loài C globosum, nhưng khi phânlập ở Trung Quốc trong vùng khí hậu ôn đới thì nhiệt độ thích hợp là 12 — 15°C và pháttriển tối ưu cả khi ở Nga, nhưng cũng loài đó khi phân lập ở Thái Lan thì nhiệt độ thíchhợp là 25 — 30°C Khi nhiệt độ lên cao quá thì nam Cae/omium chậm sinh trưởng, bềmặt của chúng map mô, không bằng phẳng (Umeda, 1981) Tuy nhiên nhiệt độ khôngảnh hưởng rõ rệt đến hoạt tính đối kháng của nam Chaetomium (Boderau và Andrew,1987) Nắm Chaetomium phát triển trong một phô nhiệt độ rộng từ 3 — 52°C Mỗi loài

Chaetomium lại có khoảng nhiệt độ thích nghi riêng như: C globosum, C cupreum là 4

— 42°C, C lucknowense là 3 — 50°C (Chives, 1915).

Ánh sáng: Anh sáng ảnh hưởng đến hoạt động va quá trình sinh trưởng của namChaefomium Trong điều kiện tối, quá trình sinh bào tử chậm hơn trong điều kiện chiếusáng, nhưng SỐ lượng bào tử điều kiện chiếu sáng liên tục sẽ ít hơn so với điều kiện tối.Trong điều kiện sáng xen tối thì lượng bào tử và lượng nắm sinh khối thu được là caonhất Trong điều kiện chiếu sáng liên tục sẽ ức chế sự tạo thành sinh khối, sự hình thànhbao tử và sự tăng trưởng phát triển của sợi nam Tuy nhiên ánh sáng không có ảnh hưởng

rõ rệt đến một số chủng nam Chaetomium spp (Heye va Andrew, 1983)

pH: La một yếu tố quan trọng liên quan đến sự sinh tồn của nam Chaetomium.Mặc dù các loài Chaetomium khác nhau có thé phát triển ở các mức pH khác nhau,những loài cụ thé có độ pH tối ưu khác nhau, C globosum và C cupreum (pH 5 - 6),

nhưng C /ucknowense thích hợp pH 3 - 8 (Soytong, 1991).

1.4.5 Hoạt tính cơ bản của nam Chaetomium

Một trong những hoạt tính cơ bản va quan trọng của loài Chaetomium spp là khả

năng sinh enzyme ngoại bào mạnh như cellulase Cellulase là enzyme phô biến ở nhiềuloài Chaetomium spp Day là enzyme khá quan trọng trong quá trình sống của loài namnày Nam Chaetomium không chỉ giúp phân giải các xác thực vat tạo nguồn dinh dưỡngcho sinh trưởng và phát triển của nam mà còn tao cơ chế dé xâm nhập và phá hủy một

số loại nam gây bệnh khác bang cách ức chế sự tong hợp thành tế bào nắm như ức chếhình thành thành tế bào 3 - D - glucan của nam Đây là một trong những cơ chế cơ bản

dé ký sinh trên nắm bệnh của Chaetomium spp Ngoài ra, Chaetomium spp còn kích

Trang 22

thích sinh trưởng của cây bằng cách tiết ergosterol làm tăng độ mùn trong đất, từ đó kíchthích cây sinh trưởng làm tăng sức dé kháng cho cây Nắm Chaefomium spp có khảnăng sản sinh ra bào tử trong vùng đất của rễ cây trồng, có khả năng cạnh tranh dinhdưỡng mạnh hơn so với nam bệnh, nhất là trong điều kiện đất có nhiều mùn hơn (Di-

pietro, 1991).

Chaetomium spp con có khả năng tổng hợp được các chất hoạt hóa sinh học nhóm

Mycotoxin (Chaetoglobosin Q, R, T, U) va nhóm EpipolythiodioxopIperazine

(Chaetoglobosin A, B, C) Đây là nhóm chất có hoạt tính kháng nắm, có khả năng tiêudiệt các tế bào nam bệnh bang cách phá hủy màng tế bao, làm cho nguyên sinh chất bịphá vỡ ra ngoài và mất đi độc tính của nắm bệnh, kết quả là làm giảm hiệu quả của tác

nhân gây bệnh cũng như mức độ nhiễm bệnh (Di-pietro, 1991).

¡

tì 1 H Di

J rotiormol 1: chactoviridins B

Hình 1 2 Một số chất kháng sinh của nam Chaefomium có hoạt tinh ức chế nam

gây bệnh (Yuan Tian va ctv, 2022)

- Chaetomium có khả năng tiết ra 4 loại kháng sinh quý hiếm Các chat nay cókhả năng ức chế, phá vỡ tế bào, xâm nhiễm, tiêu diệt các loài nam hại một cách kha dễ

Trang 23

Pyricularia oryzae, Pythium ultimum (Park và ctv, 2005)

Chat Rotiorinois: do nam C cupreum tạo ra có kha nang ức chê sinh trưởng cua

nhiều tác nhân gây bệnh gồm cả nam và vi khuẩn (Kanokmedhakul va ctv, 2006)

Thực tế khi xử lý chế phẩm sinh học được sản xuất từ các chủng nấmChaetomium, cây sinh trưởng phát triển mạnh và cho năng suất, chất lượng cao hơn, cảtrong điều kiện nhà kính và ngoài đồng ruộng, Chaetomium được biết có khả năng sảnsinh một lượng cơ chất ergosterol khá lớn Chính ergosterol là một nhóm hợp chấtchuyền hóa có nguồn gốc từ nam có kha năng cải tạo dat làm cho đất thêm màu mỡ,tăng độ phì nhiêu của đất, cải thiện cấu trúc đất, kích thích sự phát triển của cây (Eash

và ctv, 1994) Hàm lượng ergosterol là một chỉ thị sinh học quan trọng về chất lượngđất (Martinez-Salgado và ctv, 2010)

Một cơ chế nữa cũng phải ké đến là hợp chất chaetoglobosin C do Chaetomium

globosum sản sinh ra có kha năng kích thích cây hình thành tính kháng (IR, Induced

Resistance) của cây Các thí nghiệm đã cho thấy Chaetomium cảm ứng hình thành cáclớp oxy hoạt hóa (ROS, reactive oxygen species) và kích thích tính miễn dịch mạnh mẽ

ở cây trồng Lớp oxy hóa này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tín hiệu phảnứng dau tiên với các stress Từ đó cung cấp cho cây kha năng chống lại các căng thangsinh học và phi sinh học khác nhau, thúc đây sự phát triển của cây trồng và bảo vệ chúngkhỏi một số loài gây hại Khả năng làm tăng tính đề kháng cho cây nhờ vào việc kíchthích phytoalexin là chất kích thích hệ miễn dịch của cây hình thành các phản ứng tựbảo vệ của cây và làm chậm sự phát triển cũng như là tiêu diệt các loài nắm gây bệnh

(Seethapathy và ctv, 2022).

1.4.6 Đặc điểm phân loại của nắm Chaetomium spp

1.4.6.1 Phân loại theo phương pháp truyền thống

Nam Chaetomium được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên các đặc điểmhình dáng quả thể, lông bề mặt và lông bên của quả thể, chỉ tiết quả bào tử Trong thực

tế Chaefomium rất đa dạng về hình dáng quả thể, đa dạng của lông bao Hầu hết các tácgiả đều dựa trên sự phân nhánh và cách cuộn xoắn của lông bao bên ngoài quả thé làmtiêu chí chính cho phân loại, trong khi Von Arx và ctv, (1984), dựa trên đặc điểm của

Trang 24

nang bao tử, quả bào tử và dựa vào bề mặt thành của nang bảo tử.

Trong khuôn khổ chi Chaetomium, có trên 300 loài đã được nghiên cứu và mô

tả Trong đó phân loại của Soytong và Quimio (1991) có những mô tả và hình ảnh rõ

ràng nhất từ quả thé, lông bao qua thé (đặc điểm của lông, sự phân nhánh của lông),

hình dạng quả bào tử, hình dạng nang bào tử.

Ở Philippines Quimio và Soytong (1991) đã phân lập được 19 loài hoàn chỉnhtrong tong số 88 mau phân lập Ở Thái Lan Soytong đã phân lập được 15 loài hoàn chỉnhtrong tổng số 190 mau phân lập

1.4.6.2 Phân loại theo phương pháp hiện đại

Phương pháp hiện đại phân loại Chaefomium dựa vào trình tự rRNA, hoặc rDNA

(trình tự mã hoá cho rRNA) vì rDNA là vật liệu dé thu nhận, có tính bền cao hơn RNA

và xây dựng cây phân loại.

Giới thiệu về vùng rDNA

Những gen mã hoá rRNA được tìm thấy trong vùng rDNA, sản phẩm của nhữnggen này (rRNA) kết hợp với những phân tử protein hình thành những ribosom có chứcnăng tông hợp protein Do nhu cầu tông hợp protein cao, có nhiều bản sao của gen này

trong các gennom khác nhau (E.coli có 7 bản sao, người có khoảng 200 bản sao trong

tế bào đơn bội) Ở Eukaryote, có hai tiểu đơn vị gồm một tiểu đơn vị nhỏ (small subunit

— SSU tổng hợp từ gen 18S) và một tiểu đơn vị lớn (large subunit — LSU tổng hợp từgen 28S; 5,8S và một gen 5S, nhưng thường chicd gen 28S được nhắc đến như là gentong hợp LSU)

Ribosom DNA chứa vùng 18S, ITS1 (internal transcribed spacer); 5,8S (một tiêuđơn vi ribosom nhỏ hon trở thành một phan của LSU), ITS2, 28S và vùng IGS(intergenic spacer) Vùng phiên mã 18S kết thúc tiểu đơn vị nhỏ (SSU), trong khi 28Scộng với 5,88 và một gen 5S thêm vào từ những thành phần khác của gennom hìnhthành tiêu đơn vị lớn (LSU) của ribosom RNA Những vùng ITS được phiên mã (tổnghợp từ RNA) nhưng bị cắt trước khi rRNA hoàn thiện được hình thành, mặc dù chúng

có thể có một chức năng trong sự hình thành ribosom Ở đầu 5’ của 18S va đầu 3’ của28S, cũng có một vùng được biết đến là ETS (external transcribed spacer) Toàn bộ vùngnày bao gồm ETS-18S-ITS1-5,8S-ITS2-28S- ETSdai khoảng 13000 bp ở người và lặp

Trang 25

lại 200 lần trong mỗi genom đơn bội, và hình thành tiền rRNA 45S Giữa mỗi cassettecủa gen có một vùng gọi là IGS (intergenicspacer) Vùng này kém bảo tồn nhất củarDNA Vùng IGS là vùng quan trọng vì chứa trình tự kết thúc phiên mã của những genrRNA Những gen rRNA ở sinh vật có nhân điển hình (còn được gọi là ribosomal DNAhoặc RNA) được tìm thấy ở những phần đơn vị lặp lại được sắp xếp thành cặp, nằm tạivùng chromosom Vùng này được biết đến như vùng tổ chức nhân (NORs) Mỗi đơn vị

lặp lại chứa một vùng phiên mã (có những gen rRNAs như 18S; 5,8S; 26S và những vùng phiên mã bên ngoài như ETSI và ETS2) và một vùng không phiên mã (NTS).

Trong vùng phiên mã, ITS được tim thấy trên gen 5,8S rRNA bao gồm ITSI và ITS2.rDNA chứa những vùng bảo tồn (18S; 5,8S; 28S) cũng như những vùng ít bảo tồn (ITS)

và những vùng biến động hơn (IGS) Những vùng này có thé được sử dụng dé phân tích

sự đa dạng về di truyền và sự phát sinh loài của sinh vật Trình tự của vùng này cũngđược sử dụng để tìm ra và xác định sự biến thiên số lượng của nhiều loài hoặc nhómnắm (Nguyễn Thị Tiến Sỹ, 2005)

Miệt đơn vị RNA lặp lại

ae T81 TS2 D1 D2 D3 IGSI IloS2~ _

—m iss RNA SES 28s RNA 3s

RNA RNA

Hình 1 3 So đồ cấu trúc gen mã hoa RNA ở vi nắm

Vùng ITS1 và ITS2 được tìm thấy giữa gen của tiểu đơn vị ribosom nhỏ (18S)

và tiêu don vị lớn (28S) chỉ ra sự biến thiên trong cùng loài Khuyếch đạivùng ITS nàysau đó phân tích bằng các enzyme cắt giới hạn, được sử dụng đề phân tích sự khác nhaucủa các loại nam Vùng ITS2 khám phá sau vùng ITS1, và vùng ITS2 có tinh bao tồncao hơn ở một vài vùng tương đồng của vùng 18S Vùng IGS thậm chí cho thấy sự biếnđộng lớn hơn và IGS-RFLP (giống với ITS-RFLP) đã được sử dụng dé nghiên cứu su

đa dạng di truyền trong cùng loai

Gen rDNA 16S mã hóa một phân tử RNA hình thành tiểu đơn vị ribosomnhỏ của vi khuẩn điển hình (thành phần protein của tế bào) Trình tự của gen này thích

Trang 26

hợp là một mô hình phô biến dé nghiên cứu sự tiến hóa và phân loại vi khuẩn GenrDNA được tìm thấy ở hầu hết các dang sống (ngoại trừ virut và prion) Các thành phầncủa trình tự rDNA từ những vi sinh vật có quan hệ với nhau được đánh dấu giống nhau.Điều này có nghĩa trình tự của những sinh vật thân cận đã được sắp xếp, làm cho nhữngkhác biệt đễ dàng đánh giá Điều đó cũng có nghĩa là chỉ một vài nhóm primer PCR làcần thiết dé khuếch đại gen rDNA từ bat cứ loài nắm nao Trinh tự rDNA của 16S đãđược xác định cho nhiều loài.

Chiều dài và trình tự của những vùng ITS của rDNA được cho rằng là vùng tiếnhóa nhanh nhất và vì vậy có thê rất biến đổi Những universal primer được thiết kế từnhững vùng bảo tồn nằm hai đầu vùng ITS và vùng ITS có kích thước nhỏ (600-700bp)

dễ dàng được khuếch đại bởi vì số bản sao lớn, lên tới 30.000 bản sao trên một tế bàocủa vùng lặp lại trên rDNA Điều này làm cho vùng ITS trở thành một đề tài được quantâm cho việc nghiên cứu tiến hóa phát sinh loài cũng như những nghiên cứu về địa lý

sinh vật (Soytong và Kobboon, 1997).

1.4.7 Những nghiên cứu về chế phẩm

1.4.7.1 Những nghiên cứu ngoài nước

Các loài Chaetomium được phân lập từ đất sử dung như tác nhân kiểm soát sinhhọc được khai thác ở Thái Lan từ năm 1989 Theo kết quả nghiên cứu thì các loàiChaetomium có khả năng phòng trừ bệnh nắm hại cây trồng, biệt là các bệnh nam lantruyền trong đất như Pyricularia oryzae, Curvularia lunata, Rhizoctonia oryzae,

Phytophthora palmivora, Phytophthra parasitica (Soytong va Quimio, 1989) Những

bao tử sống của loài Chaetomium spp làm giảm bệnh héo rũ cây cà chua do nam

Fusarium oxysporum, F lycopersici trong những thí nghiệm trong nhà kính hay trên

đồng ruộng và cũng ngăn chặn bệnh thối cuống lá ngô do Sclerotium rolfsii (Soytong,1991) Theo Singh va ctv (2001), ding môi trường có 1% ri đường, 2-3% nam men cóthé sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ một số loại nắm bệnh từ một số chủng

Chaefomium Nghiên cứu sự tạo bào tử của các chủng nắm khác nhau bằng phương pháp

nuôi cấy chìm (Dulmage, 1970) Theo ông, cũng giống như quan điểm của Soytong hoạt

tính diệt nam hay chất lượng của chế phẩm phụ thuộc vào môi trường và đặc biệt là

chủng giông Nêu tìm được các chủng có hoạt tính đôi kháng cao, sẽ có nguôn chê phâm

Trang 27

sinh học tốt hơn.

Ketomium là tên thương mai của thuốc trừ nam sinh học phô rộng (Int cl 5 AO

1N 25/12, chứng nhận sáng chế Thái Lan số 6266, 20 năm, ngày phát hành 22/1/1994:

ngày kết thúc 21/01/2014) là chế phẩm sinh học sản xuất từ 22 chủng Chaetomium

globosum và Chaetomium Ketomium đã được đăng ký bởi Bộ Nông nghiệp Thái Lan

(số 458/2539, 02/9/1996) sử dụng như thuốc trừ nấm sinh học kiểm soát bệnh hại câytrồng, như phân bón sinh học phân hủy chất hữu cơ, cảm ứng hệ miễn dịch thực vật vànhư chất kích thích tăng trưởng Cơ chế kiểm soát bệnh cây đòi hỏi các chủng cụ thểcủa C globosum và C cupreum có khả năng sản xuất chất kháng sinh; sản xuấtergosterol kích thích tăng trưởng cây trồng do khả năng cải thiện lớp mun trong đất,tăng độ phi của đất; ví dụ như C globosum sản xuất Chaettolobosin C, ngăn chặn sự

phát triển của tác nhân gây bệnh như Phytophthora parasitica, P palmivora, P

cactorum, Pyricularia oryzae, Fusarium oxysporum, Colletotrichum gloeosporioide, C dematium, Sclerotium rolfsii và Rhizoctonia solani, (Suh va ctv, 1993) Theo Soytong,

chế phẩm Ketomium trừ nam sinh học có hoạt tinh diét nam, lượng bao tử phải dat 3,2

có những thiệt hại về kinh tế có thé giúp ngăn ngừa giảm thiểu tối đa các thiệt hại donam bệnh gây ra (Soytong, 1992)

1.4.7.2 Những nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, nam đối kháng Chaetomium lần đầu tiên được nghiên cứu ở Viện

Di truyền nông nghiệp vào năm 1999 Chế phẩm Ketomium cũng đã được thử nghiệm

và đăng ký thành công tại Việt Nam trên một số bệnh cây trồng: bệnh đạo ôn trên lúa

do Pyricularia oryzae gây ra, bệnh thối rễ cây cà chua do nam Fusarium oxysprum gây

ra, bệnh thối rễ và vàng lá cây hoa cúc do nam Rhizoctonia solani gây ra Các nghiêncứu đã phân lập và định danh được 4 loài Chaetomium, nghiên cứu được khả năng đối

Trang 28

khang của hai loài Chaetomium globosum và Chaetomium cupreum trong phòng thi nghiệm, đã chứng to rang nam Chaetomium có khả năng đôi khang cao với với các loài nam bệnh như: Curvularia lunata, Fusarium olucopersici, sSclerotium rolRii, Pyricularia oryzae, P palmyvora, P parasitica, Colletotrichum gloeosporioides.

Năm 2002 — 2003 Viện Di truyền nông nghiệp đã sản xuất thử thành công chếphẩm trừ nam sinh học từ các chủng Chaetomium được tim thấy ở Việt Nam, với têngọi Chaetomium VDT va đã tiễn hành thử hiệu lực chế phẩm trừ nắm sinh học này lênmột số loài cây trồng như: Cam Canh, Thông, hoa Hồng, hoa Cúc và Cà Chua Ngoài

ra ở viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Miền núi phía Bắc (Nguyễn Văn Thiệp

và ctv, 2003), đã có những nghiên cứu bước đầu về khả năng ức chế của namChaetomium spp với một số loại nam gây bệnh chính trên chè, cà phê, cao su Tuy

nhiên, những nghiên cứu này vẫn hạn chế về số loài nam đối kháng Chaetomium spp

Hiệu qua của chê pham sinh học đên cây họ cà

Hiệu quả của các chế phẩm từ Chaetomium spp đã được nghiên cứu và manglại hiệu quả cao trong những năm gan đây trong đó phải ké chế phẩm sinh học từChaetomium elatum ChE01 Thử nghiệm đối kháng đã chứng minh hoạt tính đốikháng của chế phẩm từ Chaetomium elatum ChE01 trong việc ức chế nay sinh bào

tử của Fusarium Oxysporum f sp lycopersici (Soytong, Kasem, 2015) Kết quả theo(Charoenpoen va ctv, 2010) da ching minh rang ché pham từ ChaetomiumChlucknowense CLT da tre ché dang ké dén su phat triển của soi nam và sự sản sinhbào tử của Fusarium Oxysporum ƒ' sp lycopersici lần lượt là 88.89% - 92.54%

Ở thí nghiệm trong nhà lưới về hiệu suất đối kháng nam bệnh bao gồmFusarium Oxxysporum, Rhizoctonia bicornis, Pythium vexans Cho thay chế phamsinh học BSO1 có hiệu lực phòng trừ cao nhất ở các thời điểm 9, 12, 15, 18 NSCBlần lượt là 86,90%, 80,85%, 75,33%, 70,00% (Trần Minh Quang khóa luận tốt

nghiệp, 2023)

Trang 29

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Phân lập, định danh nam Chaetomium spp tt đất và định danh dựa vào một sốđặc điểm hình thái

Xác định khả năng đối kháng của nam Chaefomium spp đối với nam FusariumOxysporum gây héo rũ trong điều kiện phòng thí nghiệm

Khao sát đặc điểm sinh học của một số dòng Chaetomium spp Trong điều kiện

phòng thí nghiệm

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ thang 08 năm 2023 đến tháng 02

năm 2024.

Các thí nghiệm được tiến hành tại Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học và môi trườngTrường Đại học Nông Lâm Thành phó Hồ Chí Minh

2.3 Vật liệu nghiên cứu

2.3.1Môi trường dùng trong nghiên cứu:

Môi trường WA (water agar): 20 ø agar, 1000 ml nước cất

Môi trường PDA (Potato-Dextrose-Agar): 200 g khoai tây, 20 g Dextrose, 20 g

Agar, 1000 ml nước cat

Môi trường CYA (Crapecks-Yeast extract-Agar) : 30 g Sucrose , 5 g Yeast

Extract , 3 g NaNO3 , 0.5 g KCI , 0.5 g MgSO4.7H20 , 1 g K2HPO4 , 0.01 g FeSO4.7H2O, 15 g Agar , 1000 ml nước

Môi trường LB Agar (Lysogeny Broth- Agar) : 10 g Peptone , 5 g NaCl, 5 g

Yeast Extract , 20 g Agar , 1000 ml nước

Trang 30

2.3.2 Đối tượng nghiên cứu

Nam Fusarium oxysporum được cung cấp bởi phòng thí nghiệm vi sinh ứng dụng

Ribe 208 tại Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học và môi trường Trường Đại học Nông

Lâm Thành phó Hồ Chi Minh

Hình 2 1 Mẫu nam Fusarium oxysporum Mặt trên (A),mat đưới (B)

Mẫu đất được lấy tại các vườn trồng cây họ cà tại các tỉnh Bình Dương, huyện

Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh, Huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh, huyện HócMôn thành phó Hồ Chí Minh và được phân lập tại phòng thí nghiệm tại Viện nghiêncứu Công nghệ sinh học và môi trường Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí

Minh

2.3.3 Dụng cụ, thiết bị máy móc

Cân điện tử (PX224, Ohaus, Mỹ), bếp điện, kính hiển vi (CX23, Olympus,Japan), kính soi nồi, đèn cồn, máy anh, dụng cụ cấy, đĩa petri, tủ cấy khử trùng (2AC2

— 6E8, Esco, Singapore), tủ định ôn, thước do, tủ say khử trùng (MC40L, ALP, Japan)

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phân lập và định danh nam Chaetomium spp

Phương pháp thu mẫu:

Các mẫu đất được thu thập ở độ sâu tầng đất từ 15 — 30 cm Các mẫu đất đượcthu thập tại tỉnh Bình Dương va Thành phố Hồ Chí Minh Lay mẫu đất ở 4 vị trí khácnhau (200 g/vị trí) xung quanh cây vườn, sau đó, trộn lẫn vao nhau va lấy mẫu đại điện

Trang 31

(200 g/vườn thu mẫu) Mẫu đất nên được giữ trong túi nilon và viết tên nhãn cho từng

mẫu (Roger Shivas và Dean Beasley, 2005).

Quy ước đặt tên mẫu: được mã hóa theo địa điểm thu thập (xã) Ví dụ: mẫu đấtthu thập tại thứ 1 của xã Phước Kiến (PK0I) Sau đó nắm Chaetomium phân lập từ đấtđược quy ước đặt tên mẫu: Nơi lấy mẫu (xã), thứ tự phân lập được trong mẫu đất Vídụ: mẫu Chaetomium phân lập từ mẫu đất tại ruộng ớt của xã Phước Kién (PKO1).Bang 2.1 Mẫu dat thu thập trên các ruộng rau

STT Tên mẫu Địa điểm thu mẫu Toa độ

1 PKO1 Phước Kiến, Nha Bè, Thanh — 10942!04.9"N 106°43'00.0"E

8 XTS02 Xuân Thới Sơn, Hóc Môn, 10°53'12.6"N 106°33'40.5"E

Thanh phó Hồ Chi Minh

9 XTS03 Xuân Thới Sơn, Hóc Mon , 10°53'13.0"N 106°33'42.7"E

bề mặt đất trong đĩa petri Các đĩa đất được ủ trong tủ định ôn ở điều kiện 28°C và hàng

Trang 32

ngày kiểm tra sự hình thành quả thê trên bẫy giấy Khi quả thê xuất hiện thì chuyền lênmôi trường WA có bổ sung khang sinh ampicillin (100 mg/l) va streptomycin (100mg/l), sau đó, tiếp tục cấy truyền lên môi trường PDA dé làm thuần.

Nắm thuộc chi Chaetomium spp được phân loại dựa vào đặc điểm hình thái theokhóa phân loại của Soytong và Quinio (1989) Tất cả các mẫu phân lập được nuôi cấytrên môi trường PDA trong điều kiện 12 giờ sáng — 12 giờ tối, sau 14 ngày nuôi cấy ghi

nhận các đặc điêm vé tan nam, quả thê và bào tử.

2.4.2 Phương pháp đánh giá tính đối kháng nắm Chaetomium spp với namFusarium Oxysporum gây héo rũ trong điều kiện phòng thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tổ gồm 16 nghiệm

thức, tương ứng với 15 dòng Chaetomium phân lập được và 1 đối chứng với 3 lần lặp

lại, mỗi lần lặp lại gồm 3 đĩa petri Nghiệm thức đối chứng là nam Fusarium oxysporumđược nuôi trong dia petri chứa môi trường PDA Các thí nghiệm đánh giá kha năng đốikháng được tiễn hành theo phương pháp của Soytong (1988)

Phương pháp thực hiện

Chuẩn bị nguồn nam Chaetomium spp và nam gây héo rũ: nam Chaetomium spp

và nam Fusarium oxysporum được nuôi cấy trên môi trường PDA 7 ngày sau đó tiến

hành thí nghiệm theo phương pháp cấy kép

Tiến hành cấy đối xứng 2 loại nam Chaetomium spp và nam gây bệnh trên bề

mặt môi trường trong đĩa petri 9 cm Dùng khoan thạch hình trụ có đường kính 5 mm,

vô trùng, khoan lấy một phan thạch ở ria tan nam Chaetomium spp và đặt vào đĩa petri

(đường kính 9 cm) chứa môi trường PDA, khoảng cách đặt khoanh thạch và mép đĩa là

2 em Sau 3 ngày nuôi cấy tiến hành cấy khoanh tan sợi nam bệnh đối xứng vào trongdia petri U dia ở nhiệt độ từ 28 — 30°C

Chỉ tiêu theo dõi: Do và ghi nhận bán kính tan nam bệnh phát triển về phía nam đốikháng sau 5, 7, 9,11,13,15 ngày sau khi cay :

- Hiệu quả ức chế PIRG (Percent Inhibition of Radical Growth)

PIRG= (RI- R2)/R1 x 100.

Trang 33

Trong đó:

RI là bán kính tản nắm gây bệnh cấy đối chứng;

R2 là bán kính tản nắm gây bệnh khi cấy với nam đối kháng

Hoạt tính đối kháng quy ước như sau:

PIRG: > 75%: hoạt tính rất cao;

PIRG: 61 - 74%: hoạt tính đối kháng cao;

PIRG: 50 - 60%: hoạt tính đối kháng trung bình;

PIRG: 20 - 50%: hoạt tính đối kháng kém;

- PIRG: < 19%: không có khả năng đối kháng

2.4.3 Phương pháp khảo sát đặc điểm sinh học của Chaetomium sp

Từ kết quả đánh giá khả năng đối kháng của Chaetomium spp trong điều kiệnphòng thí nghiệm với nam Fusarium oxysporum chọn ra 5 dòng Chaetomium spp cóhiệu suất đối kháng cao nhất đề thực hiện thí nghiệm khảo sát đặc điểm sinh học của

Trang 34

SƠ ĐỎ BO TRI THÍ NGHIEM

Khao sát sự phát trién của nầm Chaetomium trên các loại môi trường:

Môi trường khảo sát bao gồm: LB Agar(Lysogeny Broth- Agar), PDA (Potato

Dextro Agar) và CY A(Crapecks-Y east extract-Agar)

Thí nghiệm được bồ trí hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố Mỗi nghiệm thức là 1dòng Chaetomium ; với 3 lần lặp lại tại mỗi yêu tố thí nghiệm

Chuẩn bị môi trường (LB agar, PDA và CYA) trên đĩa petri, cấy khoanh nắmChaetomium spp vào trung tâm dia petri sao cho sợi nam tiếp xúc với môi trường nuôicấy Các dia petri thí nghiệm được dé có định ở nhiệt độ phòng Tiến hành quan sát sựphát triển của sợi nấm Chaetomium spp trên các môi trường nuôi cấy ở 3, 5, 7, 9 và

11 ngày sau cấy Chỉ tiêu theo dõi gồm: đường kính , hình thai, màu sắc và tốc độ phattriển của tản nam Ghi nhận thời gian hình thành quả thé của nắm Chaefomium spp.Khảo sát sự phát triển của nắm Chaetomium trên các mức nhiệt độ khác

nhau:

Mức nhiệt độ khảo sát bao gồm : 20°C, 25°C, 30°C

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố Mỗi nghiệm thức là 1dòng Chaetomium ; với 3 lần lặp lại tại mỗi yêu tố thí nghiệm

Chuẩn bị môi trường (chọn môi trường thích hợp cho sự phát triển nhất của

Chaetomium spp cay khoanh nam vào môi trường sao cho sợi nam tiép xúc với môi

Trang 35

trường nuôi cấy Các dia petri sẽ được đặt ở những nhiệt độ khác nhau( 20°C, 25°C ,30°C ) trong tủ định ôn Tiến hành quan sat sự phát triển của sợi nắm Chaetomium spp.trên các môi trường nuôi cấy ở 3, 5, 7, 9 và 11 ngày sau cấy Chỉ tiêu theo đối gồm:đường kính , hình thái, màu sắc và tốc độ phát triển của tản nấm Ghi nhận thời gian

hình thành quả thé của nam Chaetomium spp

Khảo sát sự phát triển của nắm Chaetomium trên các loại ánh sáng khác:

Màu sắc ánh sáng được khảo sat bao gôm: trang , vàng , đỏ, xanh dương, xanh

lá, đen.

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tô Mỗi nghiệm thức là 1dòng Chaetomium ; với 3 lần lặp lại tại mỗi yếu tổ thí nghiệm

Đồ môi trường ( chọn môi trường thích hợp cho sự phát triển nhất của

Chaetomium spp.), cây khoanh nam vào môi trường sao cho sợi nắm tiếp xúc với môitrường nuôi cay Các đĩa petri sẽ được đặt ở những nhiệt độ thích hợp nhất cho sựphát triển của nam Chaetomium spp Các đĩa sẽ được bao bọc qua lớp giấy bóng kính

có màu sắc khác nhau ( trắng , vàng , đỏ , xanh đương, xanh lá , đen) Tiến hành quansát sự phát triển của sợi nam Chaetomium spp ở môi trường nuôi cấy 10 ngày sau cấy.Chỉ tiêu theo déi gồm: quan sat sắc tổ của sợi nam, kích thước phát triển của tản nam

và sac tô thay đôi trên môi trường nuôi cây.

Trang 36

2.5 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp số liệu, xử lý thống kê theo

ANOVA (nếu có), trắc nghiệm phân hạng bằng phần mềm SAS 9.1

Trang 37

Chương 3

KET QUA VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả phân lập nam Chaetomium spp

3.1.1 Bay nắm Chaetomium spp

Kết quả bay nam cho thấy, ở các địa điểm lay mẫu đều có sự hiện diện của namChaetomium, tuy nhiên số mẫu đất có xuất hiện nấm Chaetomium ở các địa điểm khônggiống nhau Dat ở Xuân Thới Sơn huyện Hốc Môn, Thành phó Hồ Chí Minh có sự xuấthiện của nam Chaetomium spp cao nhất do địa điểm nay là nơi sản xuất rau củ quả theohướng hữu cơ nên sử dụng phân hữu cơ nhiều, không sử dụng phân bón, thuốc hóa học.Kết quả bẫy nắm cũng cho thấy ở tất cả các điểm lấy mẫu, số mẫu xuất hiện namChaetomium độ sâu 15 - 30 em nhiều hơn độ sâu 0 - 15 em

Bảng 3 1 Kết qua phân lập nam Chaetomium spp

Dòng nam Số ig HaSTT Dia diém thu mau Chactomtnm dàng 0-15 em Bà 30

Phước Kien, Nha PKO1, PK02,

1 Bè, Thành phô PK03.PK04 4 1 3

Hồ Chí Minh ae

5 Binh Hòa Thuận BH01,BH02,BH03, 4 : 4

An, Binh Duong BH04,

TEUNN THÔI So, XTS01, XTS02,

3 Hoc Mon, Thanh vo xTS04,XTSOS5 3 a

pho Ho Chi Minh l l

Nhuận Đức, Củ

4 — Chi, Thành phố ND01, ND02 2 0 2

H6 Chi Minh

Ghi chú: Tên mau: Xã lay mau — So thứ tự Vi du: Mẫu nam số 1 thu tại Phước Kién (PKO1).

Sau 2 đến 3 tuần bay nam, những quả thé xuất hiện với các sợi lông đặc trưng dénhận biết của nam Chaetomium, quả thé nam Chaetomium xuất hiện trên bề mặt các

Trang 38

mẫu giấy lọc, các quả thé mọc tách biệt nhau, lông bám nhiều, có màu xám đen ở PKO1,, qua thé có mau đỏ ở PK02, PK03, PK04, BH01, BH02, BH03, BH04, XTS01, NDO1,qua thé có màu xanh oliu ở XTS02, XTS03, XTS04, và quả thể có màu xanh đen ởXTS05, ND02 Theo Soytong và Quimio (1989), nam Chaetomium spp chủ yếu nằm

trong các tang đất dưới tập trung chủ yếu ở tầng đất 25 — 30 cm Kết quả này hoàn toàn

phù hợp với những nghiên cứu trước đây về đặc diém phân bó của chi nam này

Hình 3 1 Bay nam ở thời điểm 21 ngày sau khi đặt giấy vô trùng Chú thích: (A1):Đặt giấy lọc lên bay đất, (A2): Mẫu đất xuất hiện nam (B1): Qua thé dưới kính sôi nổicủa các dòng nắm Chaetomium spp ở XTS05; (B2): Quả thé của các dòng nam

Chaetomium spp ở PK02, PK03, PK04, BH01, BH02, BH03, BH04, XTS01, ND01;

(B3): Quả thé của các dòng nam Chaetomium spp ở PKO1; (B4): Quả thể của các

dòng nam Chaetomium spp ở XTS02, XTS033.1.2 Đặc điểm hình thái của nấm Chaetomium spp

Theo Soytong và Quinio, 1989 các Nam thuộc chi Chaetomium được phân loại

dựa vào các đặc điểm hình thai cơ bản như: hình dạng màu sắc tan nam, quả thê, bào tử

Dựa vào hình dạng quả thé, màu sắc qua thé và hình dang bao tử ta chia 15 dòng

Chaetomium spp thành 4 nhóm chính:

Trang 39

Nhóm 1 gồm 9 dòng Chaetomium spp như: PK02, PK03, PK04, BH01, BH02,BH03, BH04, XTS01, ND01 Căn cứ vào những đặc điểm ở Bảng 3.2 so với khóa phânkhóa phân loại của Soytong và Quimio(1989) thì danh tính nam được xác định là

Chaetomium cuperum thuộc chi Chaetomium.

Nhóm 2 gồm 1 dong Chaetomium spp như: PKO1

Nhóm 3 gồm 3 dòng Chaetomium spp như: XTS02, XTS03

Nhóm 4 gồm 2 dòng Chaetomium spp như: XTS05 Căn cứ vào những đặc điểm

ở Bảng 3.5 so với khóa phân khóa phân loại của Soytong và Quimio(1989) thì danh tính

nam được xác định là Chaetomium globosum thuộc chi Chaetomium

Nhóm 5 gồm 1 dòng Chaetomium spp như: XTS04

Nhóm 6 gồm 1 dòng Chaetomium spp như: ND02

Bang 3 2 Đặc điểm hình thái của nhóm 1 nam Chaetomium

Chỉ tiêu theo dõi

: đêu, dạng vòng xước mine

i ân hans 4h tan nam có mauik tròn đông tam : ‘

nam Phat trién đầ do gach, do

Trang 40

Bang 3 3 Đặc điểm hình thai của nhóm 2 nam Chaetomium

Đặc Chỉ tiêu theo dõi

Quả Dạng hình cầu, Màu đen, nâu

thể lông bề mặt dài đen

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN