MBA QTKD Marketing -Tiểu luận Quản trị kinh doanh toàn cầu Đề tài: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA EU CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN VIỆT THƯƠNG
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
GIANG NỮ KIM NGÂN
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA EU CÔNG TY
CỔ PHẦN THUỶ SẢN VIỆT THƯƠNG Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
Hướng đào tạo: Ứng dụng
Mã ngành: 8340101
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU
GV HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN XUÂN HIỆP
TP HỒ CHÍ MINH, 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành nội dung môn học và có những kiến thức thực tiễn có thể áp dụng vào quá trình công tác, nghiên cứu, học tập học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy - TS Nguyễn Xuân Hiệp đã dành nhiều thời gian, công sức giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu
Học viên cũng xin được cảm ơn các bạn lớp cao học QTKD K19, Viện nghiên cứu sau đại học trường Đại Học Tài chính Marketing đã hỗ trợ, giúp đỡ trong thời gian thực hiện bài thu hoạch
TP Hồ Chí Minh, 2023
Học viên
Giang Nữ Kim Ngân
Trang 3MỤC LỤC LỜI NÓI ĐÀU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái quát về kinh doanh quốc tế 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Các hoạt động kinh doanh quốc tế 4
1.2 Chiến lược kinh doanh quốc tế 6
1.2.1 Xác định các lợi thế kinh tế mà Chính phủ Việt Nam đã có với các nước thông qua các Hiệp định thương mại tự do 7
1.2.2 Phân tích tình hình thị trường mục tiêu 10
1.2.3 Xác lập mục tiêu của chiến lược 15
1.2.4 Xây dựng chiến lược và lựa chọn chiến lược 17
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN VIỆT THƯƠNG 2.1 Tổng quan doanh nghiệp 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 20
2.1.2 Các sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp 22
2.1.3 Các thị trường nước ngoài hiện nay mà doanh nghiệp đã thâm nhập 24
2.2 Chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty cổ phần thuỷ sản Việt Thương
2.2.1 Xác lập các mục tiêu chiến lược thâm nhập thị trường EU 26
2.2.2 Chiến lược kinh doanh quốc tế 29
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN VIỆT THƯƠNG TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 32
TỔNG KẾT 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái quát về kinh doanh quốc tế
1.1.1 Khái niệm:
Kinh doanh quốc tế bao gồm việc kinh doanh giao dịch giữa hai hay nhiều quốc gia, có thể gồm việc kinh doanh mua bán, trao đổi hàng hoá, hoặc mua nguyên liệu từ quốc gia này vận chuyển đến một quốc gia khác để phục vụ quá trình sản xuất, chế biến sau đó vận chuyển sản phẩm đến một quốc gia khác để bán… Các quốc gia tham gia quá trình giao thương bao gồm các cá nhân, các công
ty, các tập đoàn hoặc giữa các chính phủ với nhau
1.1.2 Các hoạt động kinh doanh quốc tế:
Xuất khẩu và nhập khẩu:
Xuất nhập khẩu được hiểu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên nguyên tắc trao đổi ngang
giá lấy tiền tệ là môi giới và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định
Xuất khẩu (Export) được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia của người mua, người bán hoặc của một quốc gia thứ ba khác
Nhập khẩu (Import) là hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh
tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài Nhập khẩu của mỗi quốc gia còn phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước và tỷ giá hối đoái tại đây Nếu thu nhập bình quân của người dân nước đó càng cao thì nhu cầu sử dụng hàng nhập khẩu cũng theo đó mà tăng hơn Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn, điều này có thể tác động đến nhập khẩu và khiến nhu cầu nhập khẩu giảm Nhập khẩu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, đảm bảo sự phát triển ổn định của những ngành kinh tế
Trang 5mũi nhọn mỗi nước đồng thời khai thác triệt để lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hóa cao trong lao đồng và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Đầu tư quốc tế:
Cùng với sự phát triển chung của thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư quốc tế là dòng chính trong xu hướng có tính quy luật của liên kết kinh tế toàn cầu Xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu lượng tài sản nhất định như vốn, công nghệ, luôn luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa nhằm thâm nhập tìm hiểu thị trường, luật lệ của nước sở tại để đưa ra các quyết định đầu tư Đồng thời với xuất khẩu là việc thành lập các doanh nghiệp đầu tư, liên doanh nhằm xuất khẩu máy móc, thiết bị, vật tư sang nước tiếp nhận đầu tư và khai thác nguồn nhân lực của nước chủ nhà Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì đầu tư quốc tế là “một hoạt động đầu tư xuyên biên giới được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp” Tổ chức Họp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì cho rằng đầu tư quốc tế là “việc doanh nghiệp đầu tư của nước chủ đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận lâu dài thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp được đặt tại nước được lựa chọn để đầu tư” Tổ chức Thưomg mại thế giới (WTO) thì định nghĩa đầu tư quốc tế xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Luật Đầu tư của Việt Nam ban hành năm
2005 quy định: “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam von bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam”
Trang 6Các hình thức khác trong hoạt động kinh doanh quốc tế:
Hoạt động kinh doanh quốc tế cũng có thể có dưới các hình thức khác,
trong đó, licensing (chuyển nhượng quyền kinh doanh), franchising (nhượng quyền thương hiệu) và management contracts (hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu) là các hình thức quan trọng nhất
Công ty đa quốc gia tiếng Anh là Multinational corporation – MNC Một tập đoàn đa quốc gia (MNC) có cơ sở vật chất và các tài sản khác ở ít nhất một quốc gia khác với quốc gia của nó Một công ty đa quốc gia thường có văn phòng
và / hoặc nhà máy ở các quốc gia khác nhau và một trụ sở chính tập trung, nơi họ điều phối quản lý toàn cầu Một số công ty này, còn được gọi là các tổ chức công
ty quốc tế, không quốc tịch hoặc xuyên quốc gia, có thể có ngân sách vượt quá ngân sách của một số quốc gia nhỏ Các tập đoàn đa quốc gia tham gia kinh doanh tại hai hoặc nhiều quốc gia MNC có thể có tác động kinh tế tích cực đối với quốc gia nơi hoạt động kinh doanh đang diễn ra Nhiều người tin rằng sản xuất bên ngoài Hoa Kỳ có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế với ít cơ hội việc làm hơn Kinh doanh xuyên quốc gia được coi là đa dạng hóa đầu tư
1.2 Chiến lược kinh doanh quốc tế
1.2.1 Xác định các lợi thế kinh tế mà Chính phủ Việt Nam đã có
với các nước thông qua các Hiệp định thương mại tự do
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, làn sóng ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang trở nên mạnh mẽ trên khắp thế giới và trở thành một xu thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế Không nằm ngoài xu thế đó, trong những năm qua Việt Nam đã rất nỗ lực, tích cực tham gia ký kết nhiều Hiệp định FTA, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một hiệp ước thương mại giữa hai hoặc
nhiều quốc gia Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa
bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một
Trang 7khu vực mậu dịch tự do Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới có hơn
200 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực Các Hiệp định thương mại tự do có
thể được thực hiện giữa hai nước riêng lẻ hoặc có thể đạt được giữa một khối
thương mại và một quốc gia như Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Chi Lê hoặc Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc
Số lượng các hiệp định thương mại tự do đã tăng đáng kể trong thập kỷ
qua Từ năm 1948 đến 1994, Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nhận được 124 thư thông báo Kể từ năm 1995 trên 300 hiệp định thương mại đã được ban hành
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), số hiệp định thương mại tự do (FTA) ký kết giữa các quốc gia châu Á đã tăng từ 3 hiệp định năm 2000 lên 56
hiệp định vào cuối tháng 8 năm 2009 Mười chín trong tổng số 56 hiệp định
thương mại tự do đó được ký giữa 16 nền kinh tế châu Á, một xu hướng có thể
giúp cho khu vực này trở thành khối mậu dịch hùng mạnh
Việc hình thành các Hiệp định FTA hiện đang là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập, phát triển mà các quốc gia không thể đứng ngoài cuộc Nhận thức
rõ điều này, trong những năm qua Việt Nam rất tích cực tham gia đàm phán, ký
kết các Hiệp FTA song phương và đa phương Đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia, ký kết thực hiện Tính đến tháng 9/2020, Việt Nam đã có 13 FTA có
hiệu lực và hiện đang đàm phán 03 FTA Trong số 13 FTA đã có hiệu lực và đang triển khai, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, tiếp theo đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAM
Trang 82 ACFTA Hiệp định Thương mại Tự do
11 CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương
2018
12 AHKFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và
Hồng Kông (Trung Quốc)
2019
13 EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam -
Liên minh Châu Âu
2020
14 VN-EFTA FTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt
Nguồn: Website Bộ Công Thương
Trang 91.2.2 Phân tích thị trường mục tiêu:
Hoạch định chiến lược kinh doanh là cách mà doanh nghiệp xây dựng các chiến lược kinh doanh và xác định cụ thể các biện pháp để tiến vào các thị trường mục tiêu đã được đưa ra trong kế hoạch Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện hoạch định chiến lược kinh doanh để đáp ứng được nhu cầu mở rộng thị trường
Đặc điểm thị trường
Nghiên cứu thị trường
Phương pháp nghiên cứu thị trường bao gồm khảo sát trực tiếp, phỏng vấn, nhóm thảo luận, quan sát và phân tích dữ liệu, và sử dụng các công cụ và phần mềm nghiên cứu thị trường Quy trình nghiên cứu thị trường bao gồm xác định mục tiêu nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, đưa ra kết luận và đề xuất giải pháp
Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường, khách hàng và cung cầu để đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả và tận dụng cơ hội thị trường
Phân đoạn và đánh giá tiềm năng của các phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là quá trình chia nhỏ thị trường thành các phân khúc khách hàng có đặc điểm và nhu cầu tương tự nhau Việc phân đoạn thị trường mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Phân đoạn thị trường cung cấp cái nhìn sâu sắc về sở thích và nhận thức của khách hàng mục tiêu, giúp tạo ra giá trị thông qua việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ đáp ứng giá trị cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Điều này giúp tăng doanh thu bán hàng và tạo ra lợi nhuận Ngoài
ra, phân đoạn thị trường còn giúp tạo lợi thế cạnh tranh Doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào đầu tư và phát triển sản phẩm, mô hình kinh doanh cho từng nhóm khách hàng Điều này giúp tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng mục tiêu, từ đó tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh so với các đơn vị khác trên thị trường
Trang 10Một thị trường thỏa mãn được những đặc tính trên là thị trường mục tiêu tiềm năng của doanh nghiệp Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể tham gia mọi thị trường tiềm năng Do đó, doanh nghiệp cần phải phân tích đánh giá các thị trường
để chọn ra những thị trường mục tiêu phù hợp nhất cho doanh nghiệp
Lựa chọn thị trường mục tiêu
Sau khi phân tích và phân đoạn thị trường, doanh nghiệp sẽ chọn thị trường
có ít đối thủ cạnh tranh nhất và tập trung vào sản phẩm mang lại lợi ích cao nhất cho thị trường này Thị trường ít cạnh tranh có thể là các phân khúc thị trường mà các đối thủ chưa khai thác hoặc không có sự hiện diện mạnh Như vậy, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi thế là người tiên phong trong lĩnh vực, đi đầu trong xu hướng Sản phẩm được lựa chọn cần mang lại lợi ích lớn nhất cho cả khách hàng
và doanh nghiệp trên thị trường này
Các cách chọn thị trường mục tiêu bao gồm:
Xác định thị trường theo thế mạnh của doanh nghiệp: Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm hiểu và đánh giá chính xác điểm mạnh và điểm yếu của mình để tìm ra thị trường phù hợp nhất
Lựa chọn thị trường mục tiêu chuyên môn hóa theo sản phẩm: Các công ty tập trung vào việc cung cấp sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng
Chuyên môn hóa theo phân đoạn thị trường: Các công ty lựa chọn một phân khúc thị trường nhất định và đưa ra nhiều loại sản phẩm khác nhau phù hợp với nhóm khách hàng đó
Lựa chọn theo phương thức phủ sóng toàn thị trường: Đây là phương pháp đòi hỏi các công ty phải có sức mạnh tài chính, nhân lực, sản phẩm/dịch vụ và hệ thống phân phối vững chắc để đưa sản phẩm/dịch vụ đến tất cả các đối tượng khách hàng trong thị trường
Trang 11Định vị thị trường
Định vị thị trường là quá trình xác định vị trí của sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với các sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu khác trên thị trường Nó là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị và giúp cho doanh nghiệp có thể tạo ra một ấn tượng đậm nét với khách hàng và tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường Nó đề cập đến cách khách hàng nhìn nhận sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong bối cảnh thị trường, bao gồm giá cả, tính năng, ưu đãi và đặc tính khác (Armstrong & Kotler, 2015)
Định vị thị trường đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp bởi vì nó giúp định hình hình ảnh của sản phẩm hoặc dịch vụ trong tâm trí của khách hàng và tạo sự phân biệt với các sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh khác Đây là bước quan trọng để xác định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường và tạo ra một dấu ấn riêng về thương hiệu Khi định vị thị trường đúng cách, doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ hội có sẵn trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả, và đồng thời tăng cường sự khác biệt
so với đối thủ cạnh tranh
Tình hình môi trường và xã hội
Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và marketing, nó đề cập đến các yếu tố bên ngoài mà có khả năng tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động của một doanh nghiệp hoặc tổ chức Môi trường vĩ
mô bao gồm nhiều yếu tố tổng hợp và tác động từ bên ngoài như kinh tế, chính trị, pháp lý, xã hội, văn hóa, môi trường tự nhiên và công nghệ Những yếu tố này có tính toàn cầu và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là hành vi tiêu dùng (Kotler & Keller, 2016)
Môi trường vĩ mô có tác động lớn đến hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp Các yếu tố trong môi trường vĩ mô có thể tạo ra cơ hội hoặc thách thức và
Trang 12ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả của doanh nghiệp Việc hiểu rõ môi trường vĩ
mô và đưa ra các chiến lược phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công trong hoạt động kinh doanh
Một trong số những mô hình phân tích môi trường kinh doanh điển hình, được sử dụng phổ biến nhất ngày nay là mô hình PEST Căn cứ theo mô hình này,
ta có thể xác định được 4 yếu tố ảnh hưởng như sau: Chính trị - pháp lý, kinh tế, văn hóa – xã hội và công nghệ
Môi trường ngành
Môi trường ngành là tập hợp các yếu tố và tác động trong một ngành kinh doanh cụ thể, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó
- Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện tại
Đối thủ cạnh tranh hiện tại là các doanh nghiệp trong cùng một mảng thị trường, đã có vị thế vững vàng tương đương Số lượng, quy mô và sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn giúp doanh nghiệp nhận biết và đối phó với các công ty hoặc dự án có khả năng cạnh tranh trong tương lai Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể là các doanh nghiệp mới, dự án phát triển hoặc các công
ty từ ngành khác mở rộng vào lĩnh vực hiện tại của doanh nghiệp
- Phân tích áp lực khách hàng
Khách hàng là những người hoặc tổ chức có nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp là mối quan hệ tương tác Yếu tố khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược thu hút kinh doanh của từng doanh nghiệp
Trang 13- Phân tích áp lực nhà cung cấp
Nhà cung cấp là những người hoặc tổ chức có khả năng sản xuất ra các yếu
tố đầu vào trong chu trình sản xuất và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp Số lượng và chất lượng của các nhà cung cấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành của sản phẩm làm ra, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp
- Phân tích áp lực sản phẩm mới thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các nhà sản xuất khác có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách hàng đang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp Thường, các sản phẩm thay thế này có ưu điểm là thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn nhưng lại có giá thành rẻ hơn, nhờ những cải tiến, sáng kiến, và áp dụng những thành tựu mới của khoa học - công nghệ Một sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường không phải là duy nhất, và vai trò
đó không được đảm bảo mãi mãi, vì một ngày nào đó sẽ có sản phẩm thay thế xuất hiện
Môi trường nội bộ
Môi trường nội bộ là những yếu tố bên trong doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó Đây là những yếu tố
có thể được kiểm soát và ảnh hưởng bởi quyết định và hành động của lãnh đạo doanh nghiệp Nó bao gồm các yếu tố như nhân lực, khả năng tài chính, khả năng nghiên cứu và phát triển, khả năng sản xuất kinh doanh, hoạt động quản trị, hoạt động Marketing, v.v Tất cả những yếu tố này phản ánh nội lực, thể hiện bản sắc riêng của từng doanh nghiệp
- Về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực trong môi trường nội bộ của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Trang 14- Về khả năng tài chính
Khả năng tài chính là cơ sở để nhà quản trị quyết định quy mô kinh doanh,
là yếu tố quan trọng để đảm bảo hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Để đánh giá khả năng tài chính của một doanh nghiệp, nhà quản trị cần phải xem xét các chỉ số tài chính như lợi nhuận, doanh thu, tổng tài sản và nợ phải trả
- Về khả năng nghiên cứu và phát triển
Khả năng nghiên cứu và phát triển của một tổ chức thể hiện ở: khả năng cải tiến kỹ thuật, khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ mới, nghiên cứu và phát triển sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới
- Về khả năng sản xuất kinh doanh
Khi nghiên cứu khả năng sản xuất kinh doanh cần tập trung vào các vấn đề quy mô sản xuất của tổ chức, việc bố trí dây chuyền sản xuất kinh doanh, hệ thống điều hành sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật, công nghệ, chi phí sản xuất kinh doanh, chất lượng, giá thành sản phẩm, dịch vụ
Chiến lược marketing: Lên kế hoạch marketing phù hợp với khách hàng, định hướng thương hiệu, quảng cáo, chăm sóc khách hàng, bán hàng và phân phối sản phẩm
Trang 15Năng lực kinh doanh: Đánh giá năng lực sản xuất, dịch vụ, phân phối, tài chính và quản lý để đảm bảo hoạt động marketing hiệu quả
Đội ngũ marketing: Đánh giá khả năng và kỹ năng của nhân viên marketing, đảm bảo đội ngũ có đủ kinh nghiệm, chuyên môn và sự sáng tạo để phát triển marketing cho doanh nghiệp
1.2.3 Xác lập mục tiêu của chiến lược:
Mục tiêu chiến lược trong tiếng Anh được gọi là Strategic Objective Mục tiêu chiến lược là những trạng thái, những cột mốc, những tiêu thức cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định, đảm bảo sự thực
hiện thành công tầm nhìn và sứ mạng của doanh nghiệp
Công cụ thiết lập mục tiêu SMART: là nguyên tắc để xây dựng mục tiêu, dựa trên 5 thành phần bao gồm: Specific (Tính cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (Khả năng thực hiện), Realistic (Tính thực tế), Time – Bound
(Khung thời gian)
Sprcific (Tính cụ thể) Mục tiêu càng cụ thể càng cho chúng ta biết được
chính xác những gì cần theo đuổi để đạt được mục tiêu đó Khi mục tiêu càng rõ ràng, tính khả thi của mục tiêu đó càng cao
Measurable (Đo lường được) Một mục tiêu có thể cân đo đong đếm chắc
chắn là một mục tiêu đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để lên kế hoạch hoàn thành Những con số mà chúng ta đặt ra cho mục tiêu giống như một bàn đạp tinh thần vững chắc, chúng thúc đẩy và truyền động lực để thực hiện
Achievable (Khả năng thực hiện) Tính khả thi, tức là mục tiêu đó phải có
khả năng thực hiện, không xa rời, phi thực tế Hãy hiểu về khả năng của bản thân trước khi đưa ra một mục tiêu nào đó, nếu không sẽ rất dễ khiến chúng ta bỏ cuộc
Realistic (Tính thực tế) Mục tiêu sẽ khó có thể thực hiện được nếu thiếu đi
tính thực tế Một người không đủ sức khỏe, thời gian, không gian sinh hoạt,
Trang 16phương tiện hỗ trợ, thì không thể làm việc gì đó được Do đó, cần đảm bảo có đủ điều kiện thực tế để thực hiện mục tiêu
Time – Bound (Khung thời gian) Đặt mục tiêu trong một khung thời gian
cụ thể giúp chúng ta có động lực hơn để đạt được mục tiêu Trong quá trình thực hiện, ta có thể biết được mình đang ở đâu trong cuộc hành trình và kịp thời chấn chỉnh tiến độ nếu đang đi chậm hơn so với kế hoạch đề ra
1.2.4 Xây dựng chiến lược và lựa chọn chiến lược
Xây dựng chiến lược marketing là quá trình lựa chọn và xác định các hướng đi và phương pháp để đạt được mục tiêu đã xác lập Chiến lược marketing phải phù hợp với mục tiêu và tận dụng tốt nhất các cơ hội và thách thức trong môi trường thị trường
Phân tích SWOT: Tiến hành phân tích SWOT (Strengths - Weaknesses -
Opportunities - Threats) để đánh giá sâu hơn về các yếu tố nội tại và ngoại vi của doanh nghiệp Điều này giúp nhìn nhận các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong thị trường mục tiêu Dựa trên phân tích SWOT, xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp để tận dụng các điểm mạnh và giảm thiểu điểm yếu trong chiến lược marketing
Tìm kiếm cơ hội và đối thủ cạnh tranh: Xác định cơ hội có thể tận dụng
và đối thủ cạnh tranh để thấy được vị trí và cơ hội cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường
Xác định mục tiêu thị trường: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu mà
doanh nghiệp muốn hướng đến và tập trung phục vụ Điều này giúp tập trung tài nguyên vào việc tiếp cận và làm hài lòng nhóm khách hàng quan trọng nhất
Chọn phạm vi và vị trí cạnh tranh: Xác định phạm vi hoạt động và vị trí
cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường Quyết định liệu doanh nghiệp sẽ tập trung vào một số lĩnh vực nhỏ hẹp hay mở rộng phạm vi hoạt động lớn hơn
Trang 17Xác định các yếu tố chiến lược: Đưa ra các quyết định chiến lược như giá
cả, sản phẩm, vị trí thương hiệu, phân phối, và quảng cáo dựa trên mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp
Định vị thương hiệu: Xác định vị trí thương hiệu trong tâm trí khách hàng,
tức là điểm đặc trưng mà doanh nghiệp muốn khách hàng tưởng đến khi nhắc đến thương hiệu
Lựa chọn chiến lược phù hợp: Dựa trên các yếu tố đã phân tích và xác
định, chọn ra chiến lược phù hợp nhất để đạt được mục tiêu đã đề ra Có thể sử dụng các chiến lược như chiến lược tăng trưởng, chiến lược tăng cường thị phần, chiến lược phân khúc thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm, v.v
Thiết lập các chỉ số đo lường và giám sát: Đảm bảo rằng đã thiết lập các
chỉ số đo lường để đánh giá hiệu quả của chiến lược và giám sát tiến độ thực hiện Nếu cần, điều chỉnh và tối ưu hoá chiến lược trong quá trình thực hiện
Lựa chọn chiến lược marketing (4P) phù hợp và cân nhắc kỹ lưỡng các
yếu tố nội và ngoại vi sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một chiến lược hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh một cách thành công
Trang 18CHƯƠNG 2 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CÔNG TY CỔ
PHẦN THUỶ SẢN VIỆT THƯƠNG 2.1 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
2.1.1 Khát quát về doanh nghiệp
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VIỆT THƯƠNG
Trải qua 20 năm hình thành, xây dựng và phát triển, Việt Thương được biết đến là một đơn vị uy tín của khối doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản tại Việt Nam
Từ một doanh nghiệp nhỏ, những thành công bước đầu mà Mekongfish đang dần khẳng định trên thị trường quốc tế là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, ban lãnh đạo đã cùng đồng lòng trong việc triển khai những chiến lược vững vàng Bên cạnh đó, là sự hỗ trợ, hợp tác của quý đối tác và khách hàng, cùng Mekongfish xây dựng nên chuỗi cung ứng bền vững
và không ngừng vươn xa Sự phát triển như ngày hôm nay của mặt hàng chủ lực
cá tra chính là niềm tự hào và khát vọng vươn xa thương hiệu Việt của toàn thể Mekongfish Chúng tôi tự hào đem đến những sản phẩm chất lượng, uy tín cho người tiêu dùng, đồng thời góp phần cải thiện đời sống ngư dân, tạo việc làm cho nông nhân vùng đồng bằng sông Cửu Long
Ngay từ ngày đầu kinh doanh nhận thấy tiềm năng phát triển của ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản, công ty quyết định đầu tư mở rộng các mặt hàng bạch tuộc, cá đuối và cá nhám đông lạnh Đây được xem như một cột mốc đánh dấu cho bước tiến bền vững về sau của Việt Thương
2.1.2 Các sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp
Cá tra và các loại thuỷ sản từ lâu đã là niềm tự hào của dòng sông Mekong
Cá tra của Việt Nam không chỉ được biết đến như một nguồn thức ăn giàu chất
Trang 19lượng mà còn là nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chức năng và sắc đẹp Dựa trên những nhu cầu mang xu hướng toàn cầu, Việt Thương tự hào cung cấp các sản phẩm thuỷ sản cam kết đem lại các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, an toàn vệ sinh, bền vững trong nuôi trồng và sản xuất
2.1.3 Các thị trường nước ngoài hiện nay doanh nghiệp đang thâm nhập
Công ty cổ phần thuỷ sản Việt Thương xuất khẩu sản phẩm cá tra ra nhiều nước trên thế giới với cam kết về tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, nuôi trồng, chế biến cao nhất Mỗi năm, Việt Thương sản xuất và cung cấp hơn
5000 tấn thuỷ sản đông lạnh cho cả thị trường trong nước và quốc tế như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Philippines, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Romania, Ukraine, Colombia, Hungary, Dubai, Ai Cập, Brazil, Mexico,
Với tầm nhìn thị trường chiến lược mới bắt đầu từ năm 2020, Việt Thương sẽ tập trung mạnh vào các thị trường tiềm năng như Trung Quốc các nước Trung Đông và Nam Mỹ, đồng thời sẽ chuẩn bị nguồn lực để tái lập lại thị trường Mỹ
Các nước Mekongfish đã xuất khẩu cá tra