MBA QTKD Marketing -Tiểu luận Quản trị công ty Đề tài: THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACEGLASS CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CÔNG BỐ THÔNG TIN MINH BẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACEGLASS
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TẠI
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1.1 Quản trị công ty 4
1.1.1 Khái niệm: 4
1.1.2 Các nguyên tắc quản trị công ty 4
1.1.3 Mục tiêu của quản trị công ty 5
1.1.4 Vai trò của quản trị công ty 5
1.1.5 Ý nghĩa của quản trị công ty 5
1.2 Nguyên tắc OCED về công bố thông tin và tính minh bạch 6
1.3 Các lý thuyết về công bố thông tin và tính minh bạch trên thế giới 7
1.4 Quy định về việc công bố thông tin và tính minh bạch tại Việt Nam 9
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CÔNG BỐ THÔNG TIN MINH BẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACEGLASS 11
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần VINACEGLASS 11
2.1.1 Thông tin Công ty Cổ phần Vinaceglass 11
2.1.2 Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi 12
2.1.2.1 Tầm nhìn 12
2.1.2.2 Sứ mệnh 12
2.1.2.3 Giá trị cốt lõi 12
2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển 12
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh: 13
2.2 Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Vinaceglass 14
Trang 32.3 Tình huống công bố thông tin sai của Công ty cổ phần Vinaceglass 15
2.3.1 Hậu quả 18
2.3.2 Ưu điểm 18
2.3.3 Khuyết điểm 19
2.3.4 Đề xuất giải pháp 20
Trang 4DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ Tổ chức của công ty Coteccons 11
Hình 2.2: Những tài liệu được công bố của Công ty Cổ phần Vinaceglass 16
Hình 2.3: Thông báo xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần Vinaceglass 17
Hình 2.4: Trang thông tin điện tử của Công ty Cổ phần Vinaceglass 19
Hình 2.5: Những bất cập khi xem tài liệu công bố của Công ty Cổ phần Vinaceglass trên trang thông tin điện tử 20
Trang 5CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Quản trị công ty
1.1.1 Khái niệm:
Theo OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) định nghĩa rằng: “Quản trị Công ty bao gồm việc thiết lập các mối quan hệ giữa cơ cấu quản lý công ty, hội đồng quản lý công ty, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác Quản trị công ty cũng cung cấp cấu trúc mà thông qua đó các mục tiêu của công ty được thực hiện và những biện pháp để đạt được những mục tiêu và khả năng giám sát là xác định được” Định nghĩa này của OECD
có thể coi là định nghĩa rộng nhất về quản trị công ty, nó đã và đang được rất nhiều nước trên thế giới vận dụng để xây dựng hệ thống pháp luật về quản trị công ty, trong đó có Việt Nam Bộ nguyên tắc Quản trị công ty của G20/OECD được thông qua vào ngày 16 tháng
11 năm 2015 cũng đề cập đến quản trị công ty liên quan tới một tập hợp các mối quan hệ giữa Ban điều hành, Hội đồng quản trị, cổ đông và các bên có lợi ích liên quan khác Quản trị công ty thiết lập một cơ cấu xây dựng mục tiêu của công ty, xác định phương tiện để đạt được các mục tiêu đó, và giám sát hiệu quả thực hiện mục tiêu
1.1.2 Các nguyên tắc quản trị công ty
Theo bộ nguyên tắc Quản trị công ty của G20/OECD được thông qua vào ngày 16 tháng
11 năm 2015 bởi Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo cao cấp G20 Bộ nguyên tắc bao gồm 6 nguyên tắc bao gồm:
- Bảo đảm cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả
- Quyền của cổ đông, đối xử công bằng với cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản
- Các nhà đầu tư tổ chức, thị trường chứng khoán và các trung gian khác
- Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty
- Công bố thông tin và tính minh bạch
- Trạch nhiệm của Hội đồng quản trị
Trang 61.1.3 Mục tiêu của quản trị công ty
- Quản trị công ty cần tạo được sự khuyến khích đối với Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc để thực hiện các mục tiêu vì lợi ích công ty và cổ đông, và phải tạo điều kiện giám sát hiệu quả
- Đảm bảo sự bền vững và đạt lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh bằng cách xây dựng môi trường làm việc tích cực, tạo hướng chiến lược; phân bổ, sắp xếp các nguồn lực; nâng cao chất lượng quản trị, nỗ lực về tổ chức để tạo ra sự hoàn hảo trong các hoạt động điều hành
1.1.4 Vai trò của quản trị công ty
Bộ nguyên tắc Quản trị công ty của G20/OECD được thông qua vào ngày 16 tháng 11 năm 2015 cũng đã đề cập đến vai trò của công tác quản trị công ty, cụ thể:
- Các chính sách quản trị công ty có vai trò quan trọng trong việc đạt được những mục tiêu kinh tế rộng hơn liên quan đển niềm tin của nhà đầu tư, tích lũy và phân bổ vốn
- Chất lượng quản trị công ty ảnh hưởng đến chi phí của công ty khi tiếp cận vốn cho mục tiêu tăng trưởng và niềm tin của người cấp vốn để họ có thể tham gia và chia sẻ việc tạo ra giá trị của công ty một cách công bằng
- Quản trị công ty tốt sẽ đảm bảo với các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác rằng quyền của họ được bảo vệ và khiến công ty có thể giảm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi để công ty tiếp cận thị trường vốn
1.1.5 Ý nghĩa của quản trị công ty
- Công tác quản trị công ty tốt dẫn tới tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao hơn Nó cũng cải thiện việc sử dụng nguồn vốn thường là khan hiếm ở nhiều quốc gia
Trang 7- Quản trị công ty tốt làm giảm nguy cơ của các cuộc khủng hoảng kinh tế Trong trường hợp có sự xáo trộn từ bên ngoài, quản trị tốt có thể tăng cường khả năng chống chọi của nền kinh tế
- Quản trị công ty tốt là việc hết sức cần thiết để đảm bảo tính hợp pháp của nền kinh
tế thị trường và đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, đảm bảo xây dựng thị trường tài chính lớn mạnh với tính thanh khoản cao
- Quản trị công ty còn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các công ty đại chúng, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường
1.2 Nguyên tắc OCED về công bố thông tin và tính minh bạch
Khuôn khổ quản trị công ty phải đảm bảo việc công bố thông tin kịp thời và chính xác
về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và quản trị công ty
Bộ nguyên tắc cũng đưa ra những nguyên tắc nhỏ về công tác công bố thông tin và tính minh bạch của doanh nghiệp, cụ thể gồm có:
- Công bố thông tin nên bao gồm, nhưng không hạn chế ở, các thông tin trọng yếu về:
➢ Kết quả tài chính và hoạt động của công ty
➢ Mục tiêu và thông tin phi tài chính của công ty
➢ Sở hữu cổ phần kiểm soát, bao gồm chủ sở hữu thực và quyền biểu quyết
➢ Thù lao cho thành viên Hội đồng Quản trị và cán bộ quản lý cấp cao
➢ Thông tin về từng thành viên Hội đồng Quản trị, bao gồm trình độ, quy trình tuyển chọn, các vị trí đang nắm giữ tại công ty khác và liệu họ có được Hội đồng Quản trị coi là độc lập hay không
➢ Giao dịch với các bên liên quan
➢ Các yếu tố rủi ro có tiên liệu
➢ Các vấn đề liên quan đến người lao động và các bên có quyền lời liên quan khác
➢ Cơ cấu và chính sách quản trị, bao gồm nội dung của bộ quy tắc hoặc chính sách quản trị công ty và quá trình thực hiện
Trang 8- Thông tin phải được chuẩn bị và công bố phù hợp với các tiêu chuẩn chất lương cao
về báo cáo kế toán, tài chính và phi tài chính
- Kiểm toán hàng năm phải được tiến hành bởi một đơn vị kiểm toán độc lập và đủ năng lực theo chuẩn mực kiểm toán chất lương cao nhằm cung cấp ý kiến đánh giá độc lập và khách quan cho Hội đồng Quản trị và các cổ đông, đảm bảo rằng các báo cáo tài chính đã thể hiện một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính và hoạt động của công ty về mọi mặt chủ chốt
- Các đơn vị kiểm toán độc lập phải chịu trách nhiệm giải trình đối với cổ đông và có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm toán một cách chuyên nghiệp cẩn trọng đối với công ty
- Các kênh phổ biến thông tin phải tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận thông tin bình đặng, kịp thời và hiệu quả
1.3 Các lý thuyết về công bố thông tin và tính minh bạch trên thế giới
Theo Williams, R T (2011) trong nghiên cứu về: “Giới thiệu về giao dịch thị trường tài chính: giao dịch, thị trường, công cụ và quy trình Báo chí học thuật” đã có những
công bố về tính minh bạch thông tin trên thị trường tài chính Tác giả cho rằng tính minh bạch của thị trường mô tả mức độ thông tin chi tiết về hoạt động của thị trường được công khai Thông tin quan trọng về thị trường cần được công bố bao gồm:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gần nhất: Những bản báo cáo này phải bao gồm cả giá cả, số lượng và cả thời gian của tất cả các giao dịch đã diễn ra (nếu có) Thông tin này cung cấp cho các nhà giao dịch tiềm năng những nhận định về các sự việc đang diễn ra trên thị trường, đồng thời cung cấp cơ sở để định giá cho các “lệnh”
mà họ quyết định Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gần nhất có thể được xem
là “dấu vết” của thị trường
- Bảng báo giá: Những bảng báo cho biết giá chào mua - chào bán và số lượng của mỗi loại giao dịch mà đại lý có sẵn cho các nhà giao dịch tiềm năng Bảng báo giá đại diện cho những dự báo sơ bộ về giá giao dịch tiếp theo trong tương lai
Trang 9- Bảng báo giá (trên thị trường điện tử): Những bảng báo giá này phản ánh giá của các lệnh đang chờ xử lý (giá chào mua và giá chào bán) và số lượng mỗi loại giao dịch
có sẵn cho các nhà giao dịch tiềm năng Ở một số thị trường, bảng báo giá có thể được thực hiện bởi các nhà giao dịch được thị trường cho phép và có quyền truy cập điện tử để giao dịch trên thị trường
Bên cạnh đó, một số các đạo luật đã ban hành và đang sử dụng tại các quốc gia trên thế giới cũng có những quy định để đảm bảo tính mịch bạch trong các thị trường chứng khoán Theo bài tổng hợp của
- Đạo luật chứng khoán năm 1933 (Hoa Kỳ): Đạo luật Chứng khoán năm 1933 cũng nhằm đảm bảo tính minh bạch hơn trong giao dịch chứng khoán Một lần nữa, mục tiêu tổng quát là giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên dữ liệu thực tế Đạo luật này thiết lập các biện pháp minh bạch bằng cách yêu cầu các công ty đại chúng và công ty tư nhân đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và nộp báo cáo tài chính hàng năm Thông tin mà các công ty được yêu cầu cung cấp cho SEC bao gồm mô tả hoạt động kinh doanh của công ty, chứng khoán chào bán ra công chúng, cơ cấu quản lý doanh nghiệp của công ty và báo cáo tài
chính đã được kiểm toán gần nhất (Pharoskc.com, n.d.)
- Luật chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán năm 1947 (Nhật Bản): được xây dựng dựa trên khuôn mẫu của Luật Chứng khoán Mỹ 1933 và Luật về sở giao dịch chứng khoán 1934: “Bản đăng ký chứng khoán hay bản cáo bạch chứa đựng những nội dung không chính xác hoặc nhầm lẫn khi cung cấp thông tin hay những yếu tố cần thiết để đánh giá bản báo cáo thì những người liên quan phải chịu trách nhiệm
về những thiệt hại gây ra cho người mua chứng khoán do đã tin tưởng bảng chào giá
và hoạt động mua bán là chính xác Những chủ thể chịu trách nhiệm bao gồm: người điều hành (giám đốc), kiểm toán viên của công ty cung cấp những bản báo cáo và người phát hành, kế toán viên hoặc công ty kế toán, người bảo lãnh (Điều 21).”
(Phan Thị Thành Dương, n.d.)
Trang 101.4 Quy định về việc công bố thông tin và tính minh bạch tại Việt Nam
Theo thông tư số 96/2020/TT-BTC về việc Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán được ban hành bởi Bộ Tài chính vào ngày 16 tháng 11 năm 2020 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại điều 4, Bộ Tài chính cũng đưa ra những nguyên tắc công bố thông tin của công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán Cụ thể, bao gồm những nguyên tắc sau:
1 Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định pháp luật Việc công bố các thông tin cá nhân bao gồm: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Chứng minh quân nhân, Hộ chiếu còn hiệu lực, địa chỉ liên lạc, địa chỉ thường trú, số điện thoại, số fax, thư điện tử, số tài khoản giao dịch chứng khoán,
số tài khoản lưu ký chứng khoán, số tài khoản ngân hàng, mã số giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ chỉ được thực hiện nếu cá nhân đó đồng ý
2 Đối tượng công bố thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin công bố Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin đã công bố, đối tượng công bố thông tin phải công bố kịp thời, đầy đủ nội dung thay đổi và lý do thay đổi so với thông tin đã công bố trước đó
3 Các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư 96/2020/TT-BTC khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán nơi chứng khoán đó niêm yết, đăng ký giao dịch về nội dung thông tin công
bố, bao gồm đầy đủ các thông tin theo quy định Trường hợp thông tin công bố bao gồm các thông tin cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này và các đối tượng công bố thông tin không đồng ý công khai các thông tin này thì phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán 02 bản tài liệu, trong đó 01 bản bao gồm đầy đủ thông tin cá nhân và 01 bản không bao gồm thông tin cá nhân
để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán thực hiện công khai thông tin
Trang 114 Việc công bố thông tin của tổ chức phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện Việc công bố thông tin của cá nhân do cá nhân tự thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức hoặc cá nhân khác thực hiện Việc công bố thông tin do người thực hiện công bố thông tin thực hiện được quy định cụ thể tại Điều 6 Thông tư 96/2020/TT-BTC
5 Các đối tượng công bố thông tin có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ thông tin đã công bố, báo cáo theo quy định tại Thông tư 96/2020/TT-BTC như sau:
a) Các thông tin công bố định kỳ, thông tin về việc đăng ký công ty đại chúng phải được lưu giữ dưới dạng văn bản (nếu có) và dữ liệu điện tử tối thiểu 10 năm Các thông tin này phải được lưu giữ và truy cập được trên trang thông tin điện
tử của đối tượng công bố thông tin tối thiểu là 05 năm;
b) Các thông tin công bố bất thường, theo yêu cầu hoặc các hoạt động khác phải được lưu giữ và truy cập được trên trang thông tin điện tử của đối tượng công
bố thông tin tối thiểu là 05 năm
Trang 12CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CÔNG BỐ THÔNG TIN MINH BẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACEGLASS
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần VINACEGLASS
2.1.1 Thông tin Công ty Cổ phần Vinaceglass
Công ty Cổ phần Vinaceglass hay còn gọi là Công ty Cổ phần sành sứ thủy tinh Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 871/CNN-TCCB ngày 14 tháng 8 năm 1993 của Bộ công nghiệp Nhiệm vụ của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành sành sứ thủy tinh và nghiên cứu ứng dụng nghiên cứu khoa học vào cuộc sống
Trang 132.1.2.3 Giá trị cốt lõi
Sự Tôn Trọng: Tôn trọng chính quyền và cộng đồng, tôn trọng khách hàng và cổ đông tôn
trọng đối tác và người lao động
Sự Tin Cậy: Tính trung thực mang lại sự tin cậy trong mọi mối quan hệ, giao dịch, với
đồng nghiệp, khách hàng, đối tác Đây là một trong những tiêu chí hàng đầu của VINACEGLASS
Làm Việc Nhóm: Thấu hiểu giá trị của tinh thần làm việc nhóm luôn mang lại thành công
Động viên, khuyến khích, cùng nhau hướng đến mục tiêu chung
An Toàn Lao Động: Cung cấp một nơi làm việc đảm bảo an toàn cho tất cả các bên liên
quan, khu vực lân cận và có trách nhiệm với cộng đồng, thân thiện với môi trường Mọi rủi
ro tiềm ẩn đều có thể ngăn chặn được tại mỗi dự án
2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển
✓ Công ty Xuất nhập khẩu Sành sứ thủy tinh Việt Nam được thành lập theo Quyết định
số 871/CNN-TCCB ngày 14/08/1993 của Bộ Công nghiệp Ngay khi được thành lập,