ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬThực trạng hoạt động bán hàng của doanh nghiệp Wells Việt Nam trên sàn Thương mại điện tử... LỜI CAM ĐOANChúng em xin cam đoan rằng đề tài “Thực trạn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Thực trạng hoạt động bán hàng của doanh nghiệp Wells Việt Nam trên sàn Thương mại điện tử
Mã SV:2188900390 Lớp: 21DTMA1Sinh viên thực hiện: Trần Minh Hiệp
Mã SV: 2188900061 Lớp: 21DTMA1Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Minh Tâm
Mã SV: 2188900207 Lớp: 21DTMA1
TP Hồ Chí Minh, 2024
Trang 2ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Thực trạng hoạt động bán hàng của doanh nghiệp Wells Việt Nam trên sàn Thương mại điện tử
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan rằng đề tài “Thực trạng hoạt động bán hàng của doanh nghiệp Wells Việt Nam trên sàn Thương mại điện tử Shopee” được tiến hành và nghiên cứu một cách minh bạch, công khai Mọi nghiên cứu trong đề tài đồ án này đều dựa trên sự cố gắng,cũng như nỗ lực và hợp tác thống nhất của các thành viên trong nhóm, cùng với sự giúp đỡkhông nhỏ từ Công ty TNHH Wells Việt Nam Các số liệu, hình ảnh, kết quả nghiên cứu được đưa ra trong đồ án này là sự trung thực, không sao chép hay sử dụng kết quả nghiên cứu, chất xám của bất kỳ đề tài nghiên cứu tương tự Nếu như, đồ án bị phát hiện có sự saochép kết quả nghiên cứu từ những đề tài khác, chúng em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
, ngày tháng năm( Sv ký và ghi rõ họ tên )
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Giảng viên Th.S
Lê Thị Hồng Nhung Người đã xuyên suốt hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong quá trìnhthực hiện đồ án thiết kế và phân tích chuỗi cung ứng của nhóm Chúng em cũng xin chânthành cảm ơn các thầy cô Khoa Tài Chính-Thương Mại của trường Đại học Công nghệ TP
Hồ Chí Minh đã dìu dắt, dạy dỗ chúng em về các kiến thức chuyên môn và tinh thần họchỏi để chúng em có được kiến thức để thực hiện đồ án của nhóm Có thể thực hiện thànhcông đề tài đồ án thiết kế và phân tích chuỗi cung ứng, bên cạnh những nỗ lực, cố gắng củacác thành viên trong nhóm, còn có những kiến thức đã học được từ các thầy cô cùng vớiviệc tự tìm tòi và học hỏi thông tin của các thành viên nhóm Qua khoảng thời gian kiếntập tại Công ty TNHH Wells Việt Nam, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn bộ phậnkinh doanh cùng tập thể cán bộ nhân viên của Công ty đã giúp đỡ chúng em trong quá trìnhtìm hiểu và thu thập thông tin Tuy nhiên, do lần đầu tiếp xúc và trải nghiệm kiến tập vớicông việc thực tế, với những hạn chế về nhận thức nên chúng em không thể tránh đượcnhững thiếu sót khi tìm hiểu, đánh giá và trình bày thông tin về Công ty TNHH Wells ViệtNam, chúng em rất mong quý Công ty sẽ bỏ qua Và hơn hết, do giới hạn về những kiếnthức cũng như quá trình thực hiện đồ án còn nhiều hạn chế và sai sót, chúng em rất mongnhận được sự góp ý quý báu của thầy cũng như tất cả các bạn để kết quả của chúng emđược hoàn thiện hơn Một lần nữa, chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn !
, ngày tháng năm
( Sv ký và ghi rõ họ tên )
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên GVHD: ……… Học hàm/học vị: Thạc sỹ……… Đơn vị công tác: Khoa Tài Chính - Thương mại (Hutech)
NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH VIẾT ĐỒ ÁN CỦA SINH VIÊN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Hoàng Long Mã sinh viên: 2188900117…………
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Phú Bảo Huy …… Mã sinh viên: 2188900390…………
Họ và tên sinh viên: Huỳnh Ngọc Minh Tâm… Mã sinh viên: 2188900207………
Họ và tên sinh viên: Trần Minh Hiệp ………… Mã sinh viên: 2188900061…………Thời gian thực hiện: Từ 19/09/2024……… đến 19/11/2024 ……… Trong quá trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiện:
1 Thực hiện viết báo cáo đồ án theo quy định:
2 Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với giảng
viên hướng dẫn
3 Báo cáo đồ án đạt chất lượng theo yêu cầu:
TP HCM, ngày … tháng ….năm 202
Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EMarketer
Thuật ngữ được sử dụng để chỉ các công tyhoặc cá nhân chuyên cung cấp dữ liệu, báocáo và phân tích về thị trường marketing
kỹ thuật số trên toàn cầu
COD
COD là hình thức giao hàng trong đó người mua hàng sẽ thanh toán trực tiếp chongười giao hàng (shipper) ngay tại thời điểm nhận được hàng
Phòng nghiên cứu KCL Hàn Quốc Viện Nghiên cứu Hợp chuẩn Hàn Quốc
MES Tự động hóa, hệ thống quản lý sản xuất
Trang 8PHỤ LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH , SƠ ĐỒ x
PHẦN MỞ ĐẦU 11
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 14
1.1 Giới thiệu chung về đơn vị kiến tập TNHH Wells Việt Nam 14
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển : 14
1.1.2 Logo, tầm nhìn, sứ mạng và thành tựu đạt được 14
1.2 Tổ chức bộ máy của công ty WELLS 16
1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty 17
1.4 Tình hình hoạt động của công ty : 17
1.5 Định hướng phát triển của công ty 18
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 : 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH WELLS VIỆT NAM 21
2.1 Sơ lược lý thuyết liên quan đến hoạt động thương mại điện tử 21
2.1.1 Khái niệm về Thương mại điện tử 21
2.1.2 Các hình thức thương mại điện tử 21
2.1.3 Quy trình bán hàng trên Shopee 24
2.2 Mô tả công việc thực tế mà sinh viên được tiếp cận tại đơn vị kiến tập trong thời gian kiến tập 27
2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Wells Việt Nam trên Shopee 28
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Wells Việt Nam 32
2.4.1 Chất lượng sản phẩm: 32
2.4.2 Giá sản phẩm 34
2.4.3 Thông tin và mô tả sản phẩm trên sàn Shopee 35
2.5 Mục tiêu và định hướng phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty 40
2.6 Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng trên sàn Shopee 41
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 43
CHƯƠNG 3 : BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ ĐỢT KIẾN TẬP TẠI CÔNG TY WELLS VIỆT NAM 44
3.1 Bài học kinh nghiệm về kỹ năng 44
3.1.1 Kỹ năng làm việc nhóm 44
Trang 93.1.2 Kỹ năng quản lý thời gian 44
3.1.3 Kỹ năng giao tiếp 45
3.2 Bài học kinh nghiệm về nghiệp vụ chuyên môn 46
3.2.1 Kỹ năng vận hành sàn 46
3.2.2 Kỹ năng quản lý kênh Social 46
3.2.3 Kỹ năng thiết kế 47
3.3 Định hướng nghề nghiệp trong thời gian tới 47
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 49
KẾT LUẬN CHUNG 50
TÀI LIỆU KHAM KHẢO 52
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Thống kê doanh thu 9 tháng trong năm 2024 của công ty 17
Bảng 2.1 : Công việc thực tế mà sinh viên được tiếp cận tại đơn vị kiến tập26
Bảng 2.2: Chất lượng sản phẩm 28Bảng 2.3: Giá thành các sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh 30
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH , SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Logo công ty TNHH Wells Việt Nam 6 Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 7
Hình 2.1: Các giải thưởng và chứng nhận của doanh nghiệp Wells Việt Nam 22 Hình 2.2: Sản phẩm của doanh nghiệp trên sàn Shopee _24 Hình 2.3: Thông tin chi tiết sản phẩm máy lọc nước 25 Hình 2.4: Mô tả chi tiết sản phẩm máy lọc nước _26 Hình 2 5: Minh họa chi tiết kiểu dáng thiết kế của sản phẩm máy lọc nước 27 Hình 2.6: Ảnh minh họa công nghệ được áp dụng vào sản phẩm máy lọc nước _28
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài?
Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đặc biệt hơn sau khi Việt Nam gia nhập
tổ chức thương mại thế giới WTO là cơ hội để thu hút vốn đầu tư, tiếp thu cách làm việcthật chuyên nghiệp, là cơ hội đưa hàng trong nước ra thị trường thế giới v.v… Mặt khác,
đó cũng là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với cácdoanh nghiệp nước ngoài Trên thực tế sự cạnh tranh này không những là mẫu mã, chấtlượng, giá cả mà còn cạnh tranh về các hoạt động sau bán hàng, các hình thức thanh toán,khi mà công nghệ 4.0 đưa xã hội ngày càng đi lên và các sàn thương mại điện tử có ảnhhưởng rất lớn các brand, cũng như công ty,…Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ mộtdoanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tự thân vận động, tự tham gia vào thịtrường và tự khẳng định mình Việc nắm bắt các nhu cầu thị trường, tìm cách đáp ứng vàthoả mãn tốt nhất nhu cầu thị trường là con sản phẩm duy nhất dẫn đến thành công chodoanh nghiệp
Bên cạnh đó việc doanh nghiệp bán hàng qua các sàn thương mại điện tử và vậnchuyển hàng hoá cho khách hàng thông qua các đơn vị khác cũng là việc hết sức quantrọng Chính vì đó nhóm chúng em nhận thấy vai trò hết sức quan trọng và cần thiết củahoạt động bán hàng của một doanh nghiệp nên nhóm chúng em đã chọn đề tài “Thực trạnghoạt động bán hàng của doanh nghiệp Wells Việt Nam trên sàn Thương mại điện tửShoppe” Để được tìm hiểu kỹ hơn về hoạt động bán hàng của doanh nghiệp và đưa ranhững giải pháp nhằm tăng hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp Wells trên sàn Thươngmại điện tử Shopee
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng bán hàng của doanh nghiệp Wells trên sànThương mại điện tử Shopee từ đó đề xuất ra những giải pháp nâng cao cho doanh nghiệp
để tăng hiệu quả khách hàng cũng như tăng được mức doanh thu tối đa Từ đó giúp doanhnghiệp có thể vững vàng hoạt động tại Việt Nam trong tương lai
3 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng hoạt động bán hàng hiện tại trên sàn Thương mại điện tử Shopee của doanhnghiệp Wells Việt Nam như thế nào?
Các yếu tố nào tác động đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp Wells Việt Nam trênsàn Thương mại điện tử Shopee?
Trang 13Những giái pháp nào có thể cải thiện hiệu quả hoạt động bán hàng của doanh nghiệpWells Việt Nam trên sàn Thương mại điện tử Shopee?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động bán hàng của doanh nghiệp Wells Việt Nam trên sànThuơg mại điện tử Shoppe
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Doanh nghiệp Wells Việt Nam
- Thời gian: Hoạt động của công ty từ năm
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu dựa trên phương pháp tiếp cận logic, phân tích thống kê,
và sử dụng những kiến thức đã được tích lũy trong suốt quá trình học tập với những quansát, thu nhập thực tế diễn ra trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp Kết hợp giữa việctổng hợp sách báo, tài liệu với những ý kiến đóng góp của ban quản trị công ty và những ýkiến chủ quan của bản thân em
6 Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa thực tiễn: Báo cáo được thực trạng hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, xemcách quản lý quy trình bán hàng tại công ty Wells hoạt động như thế nào, đồng thời bổsung những thiếu xót và học hỏi những phương pháp quản lý mà trong thực tế có nhiềuthay đổi cho phù hợp với mô hình của doanh nghiệp Để từ đó hiểu rõ hơn về chiến thuậtkinh doanh
Ý nghĩa khoa học: Đánh giá được thực trạng bán hàng của doanh nghiệp Wells trên sànthương mại điện tử Shopee không chỉ mang ý nghĩa thực tiễn mà còn đóng góp vào lĩnhvực khoa học, quy trình bán hàng của doanh nghiệp Nhằm nâng cao quy trình quản lý bánhàng của doanh nghiệp trong kinh doanh để tăng hiệu suất bán hàng hơn
7 Kết cấu của đồ án
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Nêu sơ bộ về hệ thống, cơ cấu vận hành, cũng như hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH WELLSVIỆT NAM
Thông qua phân tích từng bước trong quy trình bán hàng, để tìm ra những điểm mạnh vàđiểm yếu còn tồn đọng trong quy trình, những vấn đề Công ty cần giải quyết Nội dung này
Trang 14dựa vào kiến thức thực tế trong quá trình thực tập để mô tả về quy trình bán hàng tại Công
Trang 15CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Giới thiệu chung về đơn vị kiến tập TNHH Wells Việt Nam
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển :
Công ty TNHH Wells thành lập vào năm 1985, với hoạt động chính trong lĩnh vựcsản xuất và phân phối các sản phẩm lọc nước và lọc không khí Đến nay đã có hơn 39 nămkinh nghiệm trong ngành, sở hữu nền tảng công nghệ tiên tiến cùng với đó là những cấuhình thiết kế được công nhận trên toàn thế giới Wells là một đơn vị kinh doanh đầy uy tín
và có sức phát triển ổn định
Nhận thấy tiềm năng lớn của thị trường Việt Nam, Wells đã quyết định mở rộnghoạt động sang thị trường này Với sự đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng sản phẩm, hệ thốngphân phối và lấy dịch vụ khách hàng làm trọng tâm Từ những ngày đầu tiên khi đặt chânvào thị trường, Wells đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình với những sản phẩmmáy lọc nước và máy lọc không khí chất lượng cao Ban đầu khi mới tham gia vào thịtrường Việt Nam, Wells đã gặp muôn vàn khó khăn bởi, sự cạnh tranh khốc liệt cùngngành đã tồn tại nhiều thương hiệu lớn đã có vị trí đứng trên thị trường , Các thương hiệunội địa thường có hệ thống phân phối rộng khắp, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn Khókhăn nhất là vấn đề về rào cản quy định pháp luật quy định : Việc xây dựng và phát triểnmột hệ thống phân phối hiệu quả tại Việt Nam đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực hơn.Nhưng, vVới sự đầu tư không ngừng vào công nghệ và thiết kế, cũng như đội ngủ điềuhành có chuyên môn , Wells đã không ngừng cải tiến sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của người tiêu dùng Việt Nhờ đó, thương hiệu Wells đã trở thành một trongnhững cái tên quen thuộc và được tin tưởng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe gia đình.-Trải qua những giai đoạn khác nhau, từ khi mới thành lập đến nay, Công ty Wells
đã đối mặt với nhiều thách thức và vượt qua thành công nhờ sự quyết tâm và nỗ lực khôngngừng của đội ngũ nhân viên cùng với sự chỉ đạo chiến lược chính xác của Ban lãnh đạo.Mục tiêu chính của công ty là đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu suất sử dụng cao, tạonên sự tin tưởng từ phía khách hàng
Cho đến ngày nay, công ty đã phát triển mạnh mẽ sở hữu cho mình nền tảng côngnghệ mạnh mẽ, đạt 65% thị phần tại Hàn Quốc và có mặt tại 9 quốc gia ở Đông Nam Á &Châu Á Thái Bình Dương
1.1.2 Logo, tầm nhìn, sứ mạng và thành tựu đạt được
Tên công ty : TNHH Wells Việt Nam
Trang 16Tên giao dịch : WELLS COMPANY LIMITED.
Trụ sở chính : 51, Eulji-ro, Jung-gu, Seoul, Republic of Korea
Trụ sở tại Việt Nam : 41- 43 Trần Cao Vân, P Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ ChíMinh
“Đứng yên nghĩa là thụt lùi“
Wells không ngừng nỗ lực phát triển hơn nữa các công nghệ hiện có & biến những
ý tưởng mới thành những sản phẩm đột phá, tạo ra những sản phẩm đẹp đến từng milimet,tính năng hiện đại nâng tầm cuộc sống và hoạt động bền vững, có trách nhiệm với tư cách
là một doanh nghiệp kinh doanh để vừa đáp ứng nhu cầu của mọi cá nhân, vừa là góp phầnvào một cuộc sống
1.1.2.2 Thành tựu đạt được
Trong suốt 39 hoạt động, Wells Việt Nam đã đạt được những chứng nhận và giảithưởng danh giá toàn cầu như: , Giải thưởng “Sản phẩm thân thiện với môi trường” củaDịch vụ chứng nhận Nông nghiệp Greenstar ( 2016), Được công nhận là nơi làm việc xuất
Hình 1.1: Logo công ty TNHH Wells Việt Nam
Trang 17sắc về đánh giá rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (số 1 Hàn Quốc) Được cấp bởiKOSHA (Cơ quan an toàn và sức khỏe lao động Hàn Quốc) ,Giải thưởng thiết kế Reddot(2024), Giải thưởng Grand Gold Grade (2024), Giải thưởng thiết kế IF (2024), Công tychất lượng dịch vụ xuất sắc Hàn Quốc (SQ/2023-2026), Chứng nhận chỉ số chất lượngdịch vụ công nghiệp theo tiêu chuẩn HÀN QUỐC (KSQI).
1.2 Tổ chức bộ máy của công ty WELLS.
Chủ doanh nghiệp : Là cơ quan đầu não của công ty,người có chức quyền cao nhấtđiều hành công ty Đóng vai trò quan trọng trong việc định hình, đưa ra các quyết địnhchiến lược phát triển của công ty, từ việc xác định mục tiêu kinh doanh, lựa chọn thịtrường, quyết định đầu tư đến việc giám sát hoạt động và đảm bảo hiệu quả kinh doanh Phiên dịch viên : Là cầu nối ngôn ngữ quan trọng có vai trò chuyển đổi thông tin từngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảocho việc giao tiếp diễn ra suôn sẻ và hiểu nhau giữa Chủ doanh nghiệp và quản lý Cónhiệm vụ quan trọng là chuyển đổi các tài liệu, báo cáo, hợp đồng, email hay phiên dịchtrong các cuộc trao đổi với đối tác,… Điều này giúp cho việc trao đổi thông tin giữa cáccấp trở nên hiệu quả hơn, cải thiện độ chính xác trong việc truyền tải dữ liệu
Quản lí : Là chức vụ nắm vai trò then chốt trong việc điều hành, tổ chức và pháttriển doanh nghiệp, giữ vai trò cầu nối giữa ban lãnh đạo và nhân viên, đảm bảo cho mọihoạt động diễn ra trơn tru và đạt hiệu quả cao Quản lý đảm nhận các công việc về lập kếhoạch và xây dựng chiến lược : xây dựng chi tiết lộ trình thực hiện dự án, đề xuất các chiến
Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Trang 18lược kinh doanh mới Người đứng đầu trong các hoạt động lộ trình sản xuất, kinh doanhcủa công ty, nhằm cho ra thị trường sản phẩm chất lượng cao
Trưởng phòng kế toán : Vai trò này đảm nhận công việc xây dựng và triển khaicác quy trình, tiêu chuẩn kế toán phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam , các chuẩnmực kế toán quốc tế Phân công công việc, giám sát và đánh giá hiệu quả làm việc củanhân viên kế toán và lập kế hoạch và báo cáo tài chính cho các cuộc kiểm toán của công tykiểm toán quốc tế
Trưởng phòng Marketing : Người đứng đầu bộ phận marketing, chịu trách nhiệmxây dựng và thực hiện các chiến lược Marketing để đạt được mục tiêu kinh doanh của công
ty Vị trí này còn đòi hỏi khả năng giao tiếp, thích ứng với môi trường đa văn hóa và hiểubiết sâu sắc về thị trường quốc tế Họ đảm nhận công việc xây dựng và quản lý các hoạtđộng Marketing, phát triển các sản phẩm mới
Trưởng phòng Sales : Là người đứng đầu bộ phận bán hàng chịu trách nhiệm chỉđạo, quản lý và phát triển đội ngũ bán hàng nhằm đạt được mục tiêu doanh số và tangtrưởng lợi nhuận của công ty Đảm nhận công việc xây dựng, triển khai các chiến lược bánhàng, quản lí và giám sát đội ngủ nhân sự và xây dựng mối quan hệ bền vững với kháchhàng
1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty
WELLS Việt Nam là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực cungcấp các giải pháp về không khí và nước sạch Với kinh nghiệm lâu năm và công nghệ hiệnđại đến từ Hàn Quốc, WELLS mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩmchất lượng cao như máy lọc không khí, máy lọc nước, máy trồng hoa thủy sinh, WELLScung cấp các sản phẩm cuộc sống hoàn hảo và toàn diện và tiện lợi giúp khách hàng khỏemạnh từ bên trong, đẹp đẽ từ bên ngoài bằng cách cải thiện chất lượng không khí và nguồnnước mà còn mang đến một không gian sống trong lành và khỏe mạnh hơn
1.4 Tình hình hoạt động của công ty :
Đơn vị : (VNĐ, %)
Bảng 1.1 : Thống kê doanh thu 3 quý trong năm 2024 của công ty
Trang 19Nguồn : Dữ liệu từ phòng kế toán công ty TNHH WELLS
Từ bảng thống kê dữ liệu được thu thập từ 1/1/2024 đến 1/9/2024 nguồn doanh thuqua các tháng của công ty đạt được 98,047,910 ( Triệu đồng ) Tuy nhiên, có số liệu khôngđồng đều, Nguyên nhân có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau Khả năng lớn nhất là thươnghiệu còn mới thành lập ở thị trường Việt Nam khiến độ nhận diện thương hiệu và độ uy tíncòn thấp, đã dấn đến có 4 đơn hủy chiếm (12,09%) trên tổng 31 đơn hàng, tuột mất20,386,700 (Triệu đồng) Tuy nhiên, tình hình công ty vẫn khách quan do có doanh thutừng tháng cho công ty ,và độ lượt xem duy trì qua các tháng ở mức ổn định đạt 8626 lượtxem và 2915 lượt truy cập Là cơ sở để công ty tiếp tục kinh doanh, tiếp tục phát triểntrong tương lai
1.5 Định hướng phát triển của công ty
Hiện tại, Công ty TNHH Wells không gặp bất kỳ vấn đề nào trong quy trình chuỗicung ứng cũng như nền tảng công nghệ và cơ sở vật chất đang duy trì hoạt động một cáchhiệu quả Việc duy trì quy trình hiện tại có thể được coi là một quyết định sáng suốt, đặcbiệt khi các bộ phận đã quen với quy trình này và trình độ học vấn của đa số nhân viên chỉ
là tốt nghiệp phổ thông Sự ổn định này không chỉ giúp công ty tiết kiệm thời gian và chiphí đào tạo mà còn tạo ra một môi trường làm việc ổn định và phát triển cho nhân viên.Điều này cũng phản ánh sự chú trọng vào việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm, công nghệ
và các chiến dịch marketing, quảng bá tăng độ nhận diện thương hiệu
Do đó trong thời gian tới, công ty dự định tiếp tục tăng cường đầu tư vào việc xâydựng thương hiệu mạnh mẽ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm để cải thiệntình trạng doanh thu và tăng cường khả năng cạnh tranh trong ngành Đặt sự hài long củakhách hàng là trọng tâm Bằng cách này, họ có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
Trang 20của thị trường một cách linh hoạt và hiệu quả, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm vàđảm bảo, duy trì độ hài lòng của khách hàng
Trong tầm nhìn 5-10 năm, Công ty TNHH Wells đặt kế hoạch mở rộng và củng cốmạng lưới đối tác toàn cầu Điều này bao gồm việc phát triển mối quan hệ mới với các đốitác có uy tín trên thị trường quốc tế Điều này giúp họ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận,nâng cao giá trị thương hiệu và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường giữa các đối thủ cạnhtranh cùng ngành, làm tang giá trị thương hiệu
Ngoài ra, công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào nâng cao năng lực và kỹ năng của nhânviên cũng như đội ngũ quản lý chất lượng, Điều này giúp công ty duy trì sự linh hoạt vàđáp ứng linh hoạt với sự biến đổi của thị trường và yêu cầu của khách hàng
Trang 21TÓM TẮT CHƯƠNG 1 :
Chương 1 đã cung cấp cái nhìn tổng quan về công ty TNHH Wells, công ty kinhdoanh trong lĩnh vực máy lọc không khí, máy lọc nước mới được thành lập ở Việt Nam.Các thông tin về lịch sử hình thành, sứ mệnh, tầm nhìn và thành tựu đạt được trình bày rõràng Hơn cả thế, tình hình hoạt động và tình trạng doanh thu qua năm đầu ở thị trườngViệt Nam cũng được trình bày rõ rang tại chương này Từ những thông tin trên, có một cáinhìn tổng quát về công ty, là nền tảng phục vụ cho đề tài nghiên cứu: “ Thực trạng hoạtđộng bán hàng của doanh nghiệp Wells Việt Nam trên sàn Thương mại điện tử Shopee”
Trang 22CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY
TNHH WELLS VIỆT NAM 2.1 Sơ lược lý thuyết liên quan đến hoạt động thương mại điện tử
2.1.1 Khái niệm về Thương mại điện tử
Thương mại là hành vi đặc thù của con người trong quá trình phát triển xã hội, vănminh nhân loại Các hành vi thương mại tồn tại qua suốt các thời kỳ lịch sử với nhiều hìnhthức cũng như nội hàm của chính nó thay đổi theo để phù hợp tiến trình phát triển cũngnhư nhận thức của con người về thương mại Giao dịch thương mại và các yếu tố ảnhhưởng đến giao dịch thương mại vô cùng đa dạng bởi chính sự hiểu biết của con ngườitrong bối cảnh của xã hội đương thời, nhất là trong thế kỷ XXI, thời kỳ bùng nổ công nghệthông tin, một mô thức giao dịch thương mại vô cùng thuận tiện ngày càng được phổ biếnrộng khắp và hơn hết, được đón nhận như một sự tất yếu của sự phát triển thương mại của
cả thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đó là thương mại điện tử
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sảnxuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạngInternet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng nhưnhững thông tin số hoá thông qua mạng Internet” Như vậy, đây là một hình thức kinhdoanh trực tuyến diễn ra trên các trang mạng internet Các cửa hàng bán sản phẩm trên cáckênh thương mại điện tử có thể là cửa hàng online hoặc các doanh nghiệp Các kênhthương mại điện tử có tác dụng giúp cho người dùng thực hiện các công việc mua bán hànghóa trực tuyến Mô hình kinh doanh thương mại điện tử được xem như một trong nhữnggiải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia
2.1.2 Các hình thức thương mại điện tử
Theo dữ liệu từ eMarketer, doanh số bán lẻ thương mại điện tử trên di động đã tăng17,9% và đạt hơn 3,56 nghìn tỷ USD vào năm 2021 Có thể thấy, thương mại điện tử đã trởthành một trong những lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng, được thúc đẩy bởi sự thay đổinhanh chóng của công nghệ và xu hướng số hóa trong xã hội Với sự gia tăng đáng kể củaviệc mua sắm trên thiết bị di động, hiểu rõ các mô hình kinh doanh thương mại điện tửđiển hình ở Việt Nam hiện nay là một yếu tố quan trọng
Khi nghĩ đến thương mại điện tử, chúng ta sẽ nghĩ đến các giao dịch thương mạitrực tuyến giữa nhà cung cấp với khách hàng Tuy nhiên, mặc dù điều này là đúng, chúng
Trang 23ta có thể đi vào cụ thể hơn và chia thương mại điện tử thành 6 loại hình thức chính, tất cảđều có các đặc điểm khác nhau:
Business to Business / Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
Business to Consumer / Doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C)
Business to Government / Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G)
Consumer to Consumer / Người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C)
Consumer to Business / Người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B)
Consumer to Government / Người tiêu dùng với Chính phủ (C2G)
Government to Business / Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B)
Government to Customer / Chính phủ với người tiêu dùng (G2C)
Government to Government / Chính phủ với Chính phủ (G2G)
Các loại hình thức thương mại điện tử
Business to Consumer (B2C):
Hình thức doanh nghiệp với người tiêu dùng Là một trong những loại hình thươngmại điện tử phổ biến nhất hiện nay, loại hình thương mại B2C tập trung vào việc bán hànghóa và dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối Các doanh nghiệp này đầu tư vào việctạo ra trải nghiệm người dùng liền mạch, đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa và cung cấpcác tùy chọn thanh toán dễ dàng Họ thường sử dụng các chiến lược tiếp thị kỹ thuật sốnhư quảng cáo trên phương tiện truyền thông xã hội và tiếp thị qua email để thu hút lưulượng truy cập vào trang web thương mại điện tử của họ Các doanh nghiệp có sử dụng môhình kinh doanh B2C trong thương mại điện phải kể đến như Adidas, Nike, Juno, Elise,CoCoon,
Business to Business (B2B):
Hình thức doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) bao gồm các giao dịch điện tử vềhàng hóa hoặc dịch vụ được thực hiện giữa các công ty Trong khi mô hình doanh nghiệpvới người tiêu dùng liên quan đến giao dịch từ doanh nghiệp đến cá nhân, mô hình B2B làviệc bán hàng hóa hoặc dịch vụ từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác Các doanhnghiệp tập trung vào việc cung cấp quy trình đặt hàng hợp lý, cho phép người mua đặthàng sản phẩm với số lượng lớn, quản lý hàng tồn kho và theo dõi đơn hàng theo thời gianthực Các nhà sản xuất và nhà bán buôn thương mại truyền thống thường hoạt động vớiloại hình thương mại điện tử này Các nền tảng thương mại điện tử B2B có thể cung cấpcác tính năng tùy chỉnh như giá cả phù hợp cho các đơn hàng số lượng lớn, tùy chọn đặthàng lại dễ dàng và tích hợp với hệ thống quản lý hàng tồn kho
Trang 24 Consumer to Consumer (C2C):
Mô tả các giao dịch kinh doanh liên quan đến hai hoặc nhiều người tiêu dùng hoặc
có thể đề cập đến bất kỳ nhà cung cấp nào quản lý loại giao dịch trực tuyến này Mô hìnhthương mại điện tử C2C là hình thức giao dịch trực tuyến giữa các người tiêu dùng vớinhau Đây là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tính đến thời điểm hiệntại Mô hình này thường được thể hiện thông qua các sàn thương mại điện tử hoạt độngdưới dạng bán đấu giá trực tuyến, trao đổi rao vặt sản phẩm trên mạng và các giao dịchtrực tuyến khác Hiện nay, mô hình C2C thường được thấy như: Sàn thương mại điện tử,Facebook marketplace, các group bán hàng trên Facebook, các trang đăng bán hàng nhưChợ Tốt…
Consumer to Business (C2B):
Consumer to business (C2B) bao gồm các dịch vụ hoặc hàng hóa do cá nhân cungcấp cho doanh nghiệp Những người làm nghề tự do, cố vấn và nhà thầu độc lập cung cấp
kỹ năng và dịch vụ của họ cho thị trường thường sử dụng cấu trúc này Các doanh nghiệp
sử dụng nền tảng trực tuyến để đăng các dự án họ cần trợ giúp và cá nhân có thể đấu thầucác dự án đó, cung cấp dịch vụ với mức giá cạnh tranh C2B cũng bao gồm tiếp thị người
có sức ảnh hưởng, trong đó những cá nhân có lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội
có thể hợp tác với các doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ
Business to Government (B2G):
Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G) là việc bán và tiếp thịhàng hóa hoặc dịch vụ cho các cơ quan chính phủ, địa phương, cơ quan trực thuộc, tổ chứccông cộng,… nhằm hỗ trợ các các hoạt động liên quan đến nhà nước (giao dịch thanh toáncông, thủ tục cấp phép, ) Thông thường, các doanh nghiệp sẽ bán các giải pháp choChính phủ như hệ thống quản lý nhân sự, hệ thống quản lý tài chính, hệ thống cập nhậtthông tin trực tuyến, giải pháp an ninh, công nghệ trí tuệ nhân tạo,
Trang 25 Government to Business (G2B):
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử G2B (Government-to-Business) là hìnhthức giao dịch trực tuyến giữa chính phủ và doanh nghiệp Dịch vụ và quan hệ chính phủđối với các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, nhà sản xuất như: Dịch vụ mua sắm,thanh tra, giám sát doanh nghiệp (Về đóng thuế, tuân thủ luật pháp,…); thông tin về quyhoạch sử dụng đất, phát triển đô thị, đấu thầu, xây dựng; cung cấp thông tin dạng văn bản,hướng dẫn sử dụng, quy định, thi hành chính sách nhà nước,… cho các doanh nghiệp
Các người tiêu dùng tham gia vào mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C cóthể mua bán, trao đổi và chia sẻ sản phẩm hoặc dịch vụ với nhau qua các nền tảng trựctuyến Mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C cung cấp sự linh hoạt và tiện lợi chongười tiêu dùng, giúp họ tiếp cận các sản phẩm đa dạng và có cơ hội giao dịch trực tiếp vớinhững người khác trong cộng đồng trực tuyến
Government to Customer (G2C):
Thương mại G2C là thương mại điện tử giữa Chính phủ với công dân hoặc cá nhânriêng lẻ Mô hình này tại nước ta thường được thực hiện dưới hình thức gửi thư trực tiếp vàcác chiến dịch truyền thông Ví dụ: Tổ chức bầu cử của công dân, thăm dò dư luận, quản lýquy hoạch xây dựng đô thị; tư vấn, khiếu nại, giám sát và thanh toán thuế, hóa đơn của cácngành với người thuê bao; dịch vụ thông tin trực tiếp 24/7, phục vụ công cộng, môi trườnggiáo dục
Government to Government (G2G):
G2G (Govermen to Govermen) là hình thức giao dịch trực tuyến không mang tínhthương mại giữa các tổ chức chính phủ khác nhau với nhau Mô hình G2G dựa trên nềntảng công nghệ thông tin và truyền thông Hình thức này thường được áp dụng tại các nước
đa chính phủ Là mô hình tương tác trực tuyến giữa các cơ quan chính phủ, cho phép chia
sẻ thông tin, trao đổi dữ liệu, hợp tác và phối hợp các hoạt động hành chính một cách hiệuquả và minh bạch
2.1.3 Quy trình bán hàng trên Shopee
Quy trình xử lý đơn hàng trên Shopee bắt đầu khi khách hàng chọn sản phẩm,thanh toán và xác nhận đơn hàng Người bán sau đó sẽ nhận thông báo, qua đó sẽ chuẩn bị,đóng gói và giao hàng cho đơn vị vận chuyển Trong quá trình vận chuyển, trạng thái đơnhàng sẽ được cập nhật để khách hàng theo dõi Khi khách hàng nhận hàng, nếu là COD, họ
sẽ thanh toán bằng tiền mặt cho shipper và xác nhận nhận hàng Sau đó, đơn hàng hoàn tất
Trang 26và người bán nhận thanh toán Nếu có sự cố về sản phẩm, khách hàng có thể khiếu nại, vàShopee sẽ hỗ trợ giải quyết tranh chấp và hoàn sản phẩm.
Bước 1: Xác nhận đơn hàng
Người bán có thể xác nhận đơn hàng trên Kênh Người Bán hoặc trên Ứng dụngShopee Sau khi người mua đặt đơn hàng, người bán sẽ cần xử lý đơn hàng theo quy trìnhsau:
Xác nhận đơn hàng
Đóng gói sản phẩm
In phiếu gửi hàng và dán lên đơn hàng
Giao hàng cho đơn vị vận chuyển
Bước 2: Xác nhận đơn hàng trên kênh người bán:
Vào danh mục quản lý đơn hàng → chọn tất cả → tab chờ lấy hàng → chọn chưa
Trong trường hợp đơn hàng yêu cầu thời gian chuẩn bị sản phẩm (ví dụ như sảnphẩm cần được sản xuất, nhập khẩu, hoặc lấy từ kho khác), người bán có thể đợi cho đếnkhi quá trình chuẩn bị hoàn tất Sau khi chuẩn bị xong, người bán nhấn "Chuẩn bị hàng" đểtiếp tục đóng gói và giao cho đơn vị vận chuyển Tuy nhiên, người bán cần lưu ý rằng thờigian chuẩn bị cho sản phẩm là có giới hạn Nếu quá thời gian chuẩn bị quy định, Shopee cóthể tự động hủy đơn hàng để đảm bảo quyền lợi của khách hàng
Bước 3: Chuẩn bị đóng gói sản phẩm:
Người bán chọn bao bì phù hợp với từng loại sản phẩm để đảm bảo an toàn trongquá trình vận chuyển Bao bì phải chắc chắn, đủ sức bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động
Trang 27bên ngoài có thể gây hư hỏng Việc lựa chọn đúng loại bao bì không chỉ giúp bảo vệ sảnphẩm mà còn tạo ấn tượng tốt với khách hàng về sự chuyên nghiệp trong việc đóng gói.
Đối với các sản phẩm dễ vỡ hoặc dễ hư hỏng như điện tử, gốm sứ, thủy tinh, v.v.,người bán cần sử dụng thêm các vật liệu bảo vệ như bọt khí, xốp hoặc giấy gói để giảmthiểu rủi ro hư hỏng trong quá trình vận chuyển Chú ý đến việc dán nhãn sản phẩm lênbao bì với các thông tin như tên người nhận, địa chỉ giao hàng, mã đơn hàng và các thôngtin cần thiết khác
Bước 4: Cập nhật trạng thái đơn hàng:
Sau khi đóng gói xong sản phẩm, người bán cần cập nhật trạng thái đơn hàng trong
hệ thống Shopee bằng cách nhấn "Chuẩn bị hàng" hoặc "Đã chuẩn bị"
Nếu sản phẩm đã được đóng gói xong và sẵn sàng giao, người bán có thể nhấn
"Đóng gói hoàn tất" để đơn vị vận chuyển có thể đến lấy hàng
Bước 5: Bàn giao cho đơn vị vận chuyển:
Hiện đang có 2 phương thức bàn giao hàng cho đơn vị vận chuyển mà người bán cóthể chọn Tự mang hàng tới bưu cục hoặc chờ nhân viên tới lấy hàng
Với phương thức vận chuyển Người bán tự mang hàng tới bưu cục:
Người bán tham khảo và chọn các bưu cục ở gần để dễ dàng sắp xếp tự giao hàng cho đơn
vị vận chuyển → Sau đó đóng gói đơn hàng theo đúng quy trình đóng gói tiêu chuẩn củaShopee → In phiếu giao và dán phiếu lên gói hàng
Với phương thức vận chuyển chờ nhân viên tới lấy hàng:
Sau khi đã đảm bảo và xác nhận địa chỉ lấy hàng, người bán chọn ngày lấy hàng phù hợpvới thời gian làm việc của shop → chọn Xác nhận → đóng gói đơn hàng theo đúng quytrình đóng gói tiêu chuẩn của Shopee → In phiếu giao hàng và dán phiếu lên gói hàng.(Shopee, 2024)
2.1.4 Hỗ trợ chăm sóc khách hàng trước và sau khi bán
Chăm sóc khách hàng sau bán hàng hay còn được gọi là “dịch vụ hậu mãi” là cáchoạt động nhằm tương tác với khách hàng sau khi bán hàng Đây là nhiệm vụ của đội ngũkinh doanh sau thời gian giao dịch và tư vấn với khách hàng Việc giải quyết triệt để nhữngkhúc mắc của khách hàng, đảm bảo người tiêu dùng có được những trải nghiệm tuyệt vờinhất là nước đi khôn ngoan giúp doanh nghiệp tạo dựng được tệp những khách hàng trungthành