TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN: XÃ HỘI HỌC CHỦ ĐỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE ĐẾN THÓI QUEN TIÊU DÙNG CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI Giảng viên hướng dẫn : TS... Đi kèm với xu hướn
Trang 1TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: XÃ HỘI HỌC
CHỦ ĐỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE ĐẾN THÓI
QUEN TIÊU DÙNG CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI
Giảng viên hướng dẫn : TS Vũ Thị Thanh Nhàn
Nhóm thực hiện : Nhóm 9
Hà Nội, tháng 12 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 3
2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 4
2.1 Nội dung 4
2.1.1 Thông tin cá nhân 4
2.1.2 Trải nghiệm trên sàn thương mại điện tử Shopee 5
2.2 Phương pháp 11
3 KẾT LUẬN 12
3.1 Tóm tắt 12
3.2 Giải pháp liên quan đến các vấn đề mua sắm trên Shopee 13
4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 31 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng Internet, ở Việt Nam, các hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến trở nên phổ biến và dần thể hiện được tính ưu việt, vượt trội của nó so với các hình thức mua sắm truyền thống khác Chỉ cần một chiếc máy tính hoặc chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng và một cú nhấp chuột, ta đã có thể mua được bất cứ mặt hàng nào mình mong muốn một cách dễ dàng và nhanh chóng
Theo kết quả điều tra của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) năm 2019, doanh số thương mại điện tử bán lẻ đến người tiêu dùng ở Việt Nam đạt khoảng 10,08 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc top 3 trong khu vực Đông Nam Á Con số này chứng tỏ rằng tiềm năng của thị trường kinh doanh online ở Việt Nam là vô cùng lớn và người tiêu dùng đang dần chuyển sang các phương thức mua sắm hiện đại thay vì các hình thức mua sắm truyền thống như trước đây
Đi kèm với xu hướng mua sắm tiêu dùng ngày càng thay đổi là sự ra đời
và phát triển như vũ bão của các sàn thương mại điện tử phục vụ cho nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng như Shopee, Tiki, Lazada, Sen Đỏ, Và theo số liệu mới nhất của iPrice Group, với số lượng người dùng truy cập website đông đảo, Shopee - sàn thương mại điện tử có trụ sở chính ở Singapore và có chi nhánh tại nhiều quốc gia khác như Việt Nam, Philipin, Thái Lan, hiện đang là sàn thương mại điện tử số 1 của nước ta Mặc dù mới chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2016 nhưng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, sàn thương mại điện tử đa quốc gia này đã nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí đầu bảng xếp hạng các sàn thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam với con số 71.43% thị phần toàn ngành vào năm 2020 Điều này cho thấy phần lớn các hoạt động giao dịch, mua bán, trao đổi hàng hóa ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra trên sàn thương mại này
Không chỉ vậy, theo số liệu của Bộ Công Thương, có đến 77% người sử dụng Internet đã tham gia mua sắm online trong năm 2019, đa phần là nhóm người trẻ tuổi từ 18-25, chủ yếu là sinh viên Bởi sinh viên là đối tượng
trưởng thành trong kỷ nguyên Internet, của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
họ cũng thấu hiểu và nắm bắt nhanh nhạy công nghệ, có khả năng tiếp thu và ứng dụng những cái mới trên thế giới Vì thế nhóm đối tượng này có khả năng thích ứng nhanh với sự phát triển của các trang thương mại điện tử
Trang 4Bên cạnh đó, sinh viên còn là lực lượng trẻ, nhu cầu mua sắm cao dành cho việc sinh hoạt hàng ngày, học tập và công việc, lại am hiểu Internet nên việc quyết định đặt hàng, mua hàng online rất nhanh chóng và thuận lợi Hơn hết, trong hoàn cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp hiện nay, việc giãn cách xã hội trên diện rộng và sự đóng cửa của các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, thì nhu cầu mua sắm qua các sàn thương mại trực tuyến, cụ thể là Shopee, chính là sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên, đặc biệt là nhóm sinh viên trên địa bàn Hà Nội
Vậy thực tế thì như thế nào? Hành vi mua sắm online của sinh viên Hà Nội trên Shopee có đặc điểm gì? Mức độ mua sắm của sinh viên ra sao? Các yếu
tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của sinh viên trên Shopee? Mức độ hài lòng khi mua hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử này như thế nào?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát với chủ đề “Ảnh hưởng của kênh giao dịch Shopee đến thói quen tiêu dùng của sinh viên Hà Nội”
2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Nội dung
2.1.1 Thông tin cá nhân
Bài nghiên cứu được thực hiện hướng đến đối tượng tham gia là các sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội, có độ tuổi từ 18 - 22, tương ứng với năm sinh từ 1999 - 2003.Theo số lượng khảo sát, nhóm đối tượng sinh viên sinh năm 2003 trên địa bàn Thành phố Hà Nội chiếm 80.9 % trên tổng số sinh viên tham gia khảo sát Có thể thấy những sinh viên sinh năm này có số lượng và tần suất mua bán trực tuyến qua sàn thương mại điện tử Shopee chiếm phần lớn và cao hơn cả so với các nhóm đối tượng khác Các sinh viên sinh năm 2002
chiếm 9.3%, cao thứ hai trong bảng thống kê độ tuổi tham gia khảo sát Nhóm đối tượng sinh viên có năm sinh 2001 và 2000, mỗi nhóm chiếm 4.3 %, và cuối cùng là những sinh viên sinh năm 1999, chỉ chiếm 1.2% trong tổng số 162 sinh viên tham gia bài nghiên cứu
Các sinh viên tham gia khảo sát đến từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn Thành phố Hà Nội Trong đó, số sinh viên hiện đang học tập và làm việc tại Học viện Ngoại giao chiếm 37%, chiếm phần đông so với các trường đại học khác 7.9% là sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 6.6 % là sinh viên của các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, 48% còn lại bao
Trang 5gồm các sinh viên đến từ nhiều trường đại học khác nhau như Đại học Thương Mại, Học viện Ngân Hàng, Đại học Ngoại Thương, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Phenikaa, Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tài chính, Đại học Hà Nội,
và nhiều trường khác
Số liệu khảo sát cho thấy giới tính nữ chiếm phần đông với 71%, giới tính nam chiếm 28.4% và 0.6% còn lại không muốn tiết lộ Số liệu đó cũng rất phù hợp khi phần lớn sinh viên tham gia khảo sát học tập và làm việc tại Học viện Ngoại giao, nơi mà số sinh viên mang giới tính nữ chiếm phần lớn so với số sinh viên mang giới tính nam
2.1.2 Trải nghiệm trên sàn thương mại điện tử Shopee
Chúng tôi đã nhận được con số đáng kinh ngạc với hơn 99.4% người tham gia khảo sát đã từng mua sắm trên Shopee và chỉ 0.6% trả lời chưa từng
Số người dùng kênh giao dịch như Shopee chiếm số lượng rất đông mà tập trung chủ yếu ở độ tuổi rất trẻ (82.1% là các bạn sinh năm 2003) Dù chỉ mới ra mắt cách đây không lâu, cụ thể là 08.08.2016, thế nhưng hiện tại ứng dụng Shopee đã có hơn 40 triệu lượt tải về và đang có mặt ở 7 thị trường như:
Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam và Philippines
Số liệu 99,4% cho chúng ta thấy nhu cầu mua sắm trực tuyến của mọi người ngày càng nhiều Số lượng người mua nhiều đồng nghĩa với việc sàn thương mại điện tử này đang chiếm được niềm tin rất lớn từ người dùng, cũng như càng khẳng định được sự phổ biển của nó
Chính vì sự phát triển nhanh chóng của Shopee cho nên lý do mọi người chọn sàn thương mại này cũng rất đa dạng Theo số liệu khảo sát, 72.8% cho rằng
vì sự tiện lợi, 50% chọn mua sắm trên Shopee vì giá cả, 66% chọn Shopee
Trang 6vì có nhiều ưu đãi hay khuyến mãi, 36.4% cho rằng vì có những sản phẩm chỉ Shopee mới có và chỉ 0.6% mua sắm trên Shopee vì có thể xem được giá
Phần lớn sinh viên thấy rằng mua sắm trên Shopee rất tiện lợi vì chỉ cần có trong tay một chiếc điện thoại thông minh là đã có thể đặt hàng và giao đến tận nhà cho mình Sự tiện lợi ấy còn được thể hiện ở việc có thể chọn dễ dàng hơn những cửa hàng mình ưa thích mà giá cả thì phải
chăng Với 50% lựa chọn vì giá cả, chúng ta không thể phủ nhận rằng những mặt hàng trên Shopee có giá thành rẻ hơn khi mua trực tiếp tại các cửa hàng nên đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng Điều thú vị nhất là Shopee có rất nhiều chương trình khuyến mãi, không chỉ vào những ngày đôi, ngày sinh nhật hay dịp nghỉ lễ, chính điều đó đã thu hút 66% người tham gia khảo sát lựa chọn Shopee Shopee còn rất đa dạng các sản phẩm, hầu hết các sản phẩm đều có mặt trên sàn thương mại này
và theo thống kê đã có hơn 46 triệu mặt hàng được bán ra Ngoài ra, còn rất nhiều lý do để chọn Shopee khi mua sắm, điều đó cho ta thấy nhu cầu của khách hàng rất lớn Các chương trình mua sắm kết hợp giải trí
(shoppertainment) với nhiều hình thức, định dạng, nền tảng cũng là yếu
tố thu hút thêm nhiều người đến với Shopee
Chính vì những sự độc đáo và khác biệt của Shopee, không chỉ số lượng khách hàng tăng vọt mà tần suất mua sắm của họ cũng dần cải thiện Tần suất mua hàng thể hiện mức độ thường xuyên trong việc thực hiện hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Theo như thống kê thì phần lớn người tham gia khảo sát mua hàng trên Shopee vài tuần một lần - 67.3%, 14.8% trả lời rằng họ mua sắm vài ngày một lần, 13.6% mua sắm một tuần một lần và 4.3% còn lại mua sắm trên Shopee hàng ngày Đối tượng mà bảng khảo sát hướng tới chính
là các sinh viên, những người chưa có nguồn thu nhập ổn định, cho nên tần suất trên đã phản ảnh khá chính xác thực tế ấy
Nhiều người dùng là vậy, nhưng họ đã mua sắm gì ở trên Shopee? Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, chúng tôi đã khảo sát các sinh viên và đưa ra được thống kê cho các sản phẩm được mua trực tuyến phổ biến Sản phẩm được phần đông các sinh viên chọn mua trên Shopee là quần áo, phụ kiện (87.7%), 50.6% chọn mua mỹ phẩm, 41.4% mua sắm giày dép, dụng cụ gia đình chiếm 37%, đồ ăn vặt chiếm 29%, 17.9% tìm mua các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính, 13.6% mua sắm thực phẩm, 9.3% chọn mua đồng hồ, 3.1% chọn mua máy
Trang 7ảnh, đồ dùng học tập được 3% người tìm mua và 1.2% chọn mua các loại đồ chơi
Theo như bảng thống kê, ta có thể thấy những vật dụng cá nhân là
đồ dùng được lựa chọn nhiều nhất Khách hàng tập trung nhiều vào bản thân như quần áo, phụ kiện, mỹ phẩm, giày dép được mua nhiều nhất
Những vật dụng mà chúng ta hay mua ấy liên quan đến sự ưa chuộng của bản thân về cái đó Người tiêu dùng khi đi mua hàng trực tuyến hầu như quan tâm hơn cả là những sản phẩm thiết yếu giá cả phải chăng, hợp lý phù hợp với túi tiền còn những sản phẩm có giá trị kinh tế cao như tủ lạnh, tivi, xe máy, điều hoà,… thì mức độ mua sẽ ít vì một phần tâm lý do sợ vì không may gặp phải sản phẩm kém chất lượng Cho nên những sản phẩm phục vụ trực tiếp cho gia đình bản thân mình thì sẽ được ưu tiên hơn cả Điều tiếp theo chúng tôi quan tâm đến đó chính là tiêu chí của các sinh viên khi lựa chọn mua sắm trên Shopee Với câu hỏi này chúng tôi đã thu thập được các câu trả lời như sau: 79.6% mua sắm theo tiêu chí giá cả, 69,1% dựa trên chất lượng, 64.8% dựa trên đánh giá từ người dùng khác, 50.6% dựa theo mẫu mã và cuối cùng tiêu chí thương hiệu chiếm phần ít hơn với 29.6% Ở câu hỏi này số lượng câu trả lời chênh lệch nhau tương đối ít Sản phẩm mà mỗi người mua phù hợp với túi tiền của bản thân họ cho nên người tiêu dùng ưu tiên chọn đồ mà giá cả phải chăng Như đã đề cập ở trên, vì đối tượng mà khảo sát này hướng đến chính là nhóm các sinh viên, chính vì thế, điều đó đã ảnh hưởng khá nhiều đến số lượng sản phẩm mua sắm trung bình mỗi tháng trên Shopee 74.7% người được hỏi có trung bình tổng số đơn là 0-5 mỗi tháng trên
Shopee, 16% với tổng số đơn 6-10, 6.2% có tổng số đơn 11-15, 1.9% mua
sắm 16-20 đơn mỗi tháng và chỉ 1.2% có tổng số đơn trên 20 Có thể sự bùng
nổ của Shopee vẫn chưa tác động quá lớn đến việc mua sắm của sinh viên, đặc biệt là sinh viên trên địa bàn Hà Nội
Ở khía cạnh khác, nếu như mua sắm trực tiếp sẽ khiến người tiêu dùng xem xét và cân nhắc sản phẩm hơn thì liệu khi mua sắm trên Shopee họ có tìm hiểu kỹ về thông tin sản phẩm trước khi mua như vậy không? Trong câu hỏi này; hầu hết người tham gia khảo sát trả lời rằng họ thường xem xét rất kỹ các thông tin sản phẩm trên Shopee - 75.3%, 13% sẽ xem qua giá ở các sàn thương mại khác, 8.6% chỉ xem qua và 3.1% thường không tìm hiểu về thông tin sản phẩm trước khi mua Có thể thấy, phần lớn sinh viên vẫn khá tỉnh táo trong việc lựa
Trang 8chọn các sản phẩm Đó là điều đáng mừng vì chỉ khi bạn xem xét cẩn thận thông tin sản phẩm mới có thể tránh được những rủi ro khi mua hàng
Khi được hỏi về xu hướng mua sắm trên sàn thương mại điện tử Shopee, 44.4% trả lời rằng họ mua sắm do cần thỏa mãn sở thích nhất thời (mua đồ ăn khi đói, mua quần áo vì đẹp,…), 43.8% cảm thấy thực sự cần thiết nên mua và
có 11.7% mua sắm do buồn chán, rảnh rỗi Có lẽ sự tiện lợi của Shopee đang thay đổi xu hướng mua sắm hiện nay Thay vì lựa chọn cẩn thận, tỉ mỉ những món đồ trước khi mua, cân nhắc kĩ lưỡng đến sự cần thiết của sản phẩm thì nay phần lớn lại có xu hướng mua những thứ không cần thiết hay mua đồ phụ thuộc vào tâm trạng Chính điều này có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho người tiêu dùng, ví dụ như chi tiêu quá mức
Nếu như hình thức mua sắm truyền thống thường phải thanh toán bằng tiền mặt thì với hình thức mua sắm trực tuyến ta lại có nhiều lựa chọn hơn thế Khi mua sắm trên Shopee, 70.4% lựa chọn hình thức thanh toán khi nhận hàng (COD), thanh toán qua ví ShopeePay chiếm 15.4% và 14.2% lựa chọn thanh toán qua tài khoản hay thẻ ngân hàng Shopee là một trong số ít sàn thương mại phát triển ví điện tử riêng (ShopeePay) Dù chỉ mới xuất hiện nhưng vẫn có một nhóm khách hàng tin tưởng và lựa chọn gắn bó với ví điện tử này Tuy nhiên, hình thức thanh toán COD vẫn được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn Có lẽ phần nào vì họ cho rằng việc liên kết các tài khoản ngân hàng và ví điện tử khá mất thời gian và phức tạp; mặt khác, tài khoản hay thẻ ngân hàng không phải sinh viên nào cũng có và cuối cùng, người tiêu dùng cho rằng, thanh toán khi nhận hàng sẽ khó gặp rủi ro hơn các hình thức còn lại Những đơn hàng thanh toán bằng hình thức thẻ ngân hàng hay ví ShopeePay tưởng chừng như có những hạn chế nhưng không hề Thực tế mức độ an toàn so với việc thanh toán khi nhận được hàng sẽ được đảm bảo hơn Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam từng khuyến cáo người mua hàng sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được tích hợp ở Shopee như thanh toán bằng thẻ tín dụng, ví điện tử Airpay hoặc Internet Banking thay vì thanh toán bằng tiền mặt Bởi vì, khi giao dịch được xác lập thông qua thanh toán thành công bằng thẻ, ví , mọi vấn đề phát sinh về đơn hàng sẽ được sàn can thiệp, xử lý Còn nếu lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt, khi đơn hàng bị shop cố tình hủy, Shopee sẽ không can thiệp được
Trang 9Tuy nhiên, mọi thứ đều có hai mặt của nó Shopee cũng vậy, không chỉ là những mặt tích cực mà còn tồn tại nhiều hạn chế Khi được hỏi về những hạn chế khi mua hàng qua Shopee, 68.5% cho rằng đó là hàng hóa không giống như trên ảnh hay quảng cáo, 47.5% chọn giao hàng chậm trễ, các vấn đề liên quan đến đổi trả hàng chiếm 25.9%, 17.9% cho rằng vì hàng hóa không áp dụng đồng kiểm, 17.3% lo lắng về các vấn đề về bảo mật thông tin cá nhân, chiếm 14,2%
là hàng hóa bị thất lạc trong quá trình vận chuyển và chỉ 3.1% chưa gặp hạn chế nào khi mua hàng trên sàn thương mại Shopee
Phần lớn hạn chế là do hàng không đúng mẫu mã, khi nhận hàng thì hàng khác rất nhiều so với trên ảnh Do Shopee là một sàn thương mại mở, không hạn chế người bán cho nên việc những shop bán hàng kém chất lượng, không đúng mẫu mã là điều rất dễ xảy ra Ngoài những hạn chế đã
kể ở trên thì còn rất nhiều hạn chế khác Khi thương mại điện tử mới phát triển, đây được coi là hình thức giúp bảo vệ môi trường vì khắc phục được những nhược điểm của mua sắm truyền thống như người tiêu dùng không cần di chuyển mà vẫn nhận được hàng và đổi – trả hàng Tuy nhiên, khi mua sắm qua mạng quá nhiều, cùng với những hình thức vận chuyển nhanh (vận chuyển hỏa tốc, vận chuyển 2 tiếng) thì hình thức này đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường Bên cạnh đó, việc các nhà bán hàng gói hàng quá kỹ nhằm tăng tính chuyên nghiệp và làm hài lòng khách hàng cũng gây lãng phí, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống
Với sự phát triển và bùng nổ của Shopee cũng như các sàn thương mại điện tử thì điều mà chúng tôi băn khoăn đó chính là liệu giữa việc mua sắm trực tuyến và trực tiếp truyền thống, các bạn sinh viên yêu thích kiểu mua hàng nào hơn? Trong câu hỏi này phần lớn người tham gia khảo sát trả lời rằng họ thích
cả mua sắm trực tuyến và mua sắm trực tiếp – 76.5%, 14.8% thích mua sắm trực tuyến hơn và chỉ 8.6% thích mua sắm trực tiếp hơn Những con số này đã cho thấy rằng cán cân đang có sự chênh lệch rất lớn Đặc biệt, ở thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, đối tượng sinh viên nói riêng hay lớp người trẻ nói chung, chính là lứa đi đầu trong việc sử dụng công nghệ và mạng Internet cho nên họ lại càng chuộng việc mua sắm trực tuyến hơn Tuy nhiên, giữa thời
số đang chiếm phần ưu thì mua sắm trực tiếp vẫn được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn và tin tưởng
Trang 10Với những thuận lợi mà Shopee mang lại, điều chúng tôi cho rằng đáng lo ngại nhất chính là việc quản lí chi tiêu của các bạn sinh viên sẽ không được chặt chẽ và sát sao Nhưng số liệu từ khảo sát lại cho thấy điều ngược lại Nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra sự so sánh giữa số tiền chi tiêu cho Shopee so với thu nhập cá nhân của người tham gia khảo sát, qua đó thấy rằng: 41.4% người nhận thấy số tiền họ chi tiêu cho Shopee rất hợp lí và phù hợp với khả năng tài chính, 28.4% có số tiền tiêu cho Shopee rất ít và hầu như không ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân, 18.5% nằm trong nhóm chi tiêu cho Shopee khá nhiều nhưng vẫn không ảnh hướng đến khả năng tài chính nhưng cũng có đến 11.7% người chi tiêu cho Shopee quá nhiều và vượt quá mức thu nhập cá nhân
Đánh giá về mức độ hài lòng với các sản phẩm trên Shopee, 56.8% trả lời rằng cảm thấy hài lòng ở mức độ bình thường, 40.7% rất hài lòng với các sản phẩm đã từng mua và chỉ có 2.5% không hài lòng đối với các sản phẩm đã từng mua trên sàn thương mại Shopee Những con số khảo sát được là hoàn toàn hợp
lý, bởi những người bán hàng trên Shopee ngày càng quan tâm đến chất lượng của những sản phẩm bán ra, mong muốn phục vụ khách hàng với chất lượng tốt
10