1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ảnh hưởng của xu hướng Fintech lên các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh trọng yếu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

46 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của xu hướng Fintech lên các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh trọng yếu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Tác giả Tạ Minh Đức, Trần Mai Hoàng, Nguyễn Nhật Đức Minh, Nguyễn Duy Hưng, Lê Việt Hoàng, Nguyễn Tiến Đạt
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Diễm Hương
Trường học Đại học Ngân hàng
Chuyên ngành Ngân hàng thương mại
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,8 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ FINTECH (7)
    • 1.1. Cơ sở lý luận chung về Fintech (7)
      • 1.1.1. Khái niệm về Fintech (7)
      • 1.1.2. Phân loại Fintech (7)
      • 1.1.3. Các lĩnh vực ứng dụng Fintech (8)
      • 1.1.4. Các sản phẩm nổi bật của Fintech (9)
      • 1.1.5. Các chủ thể tham gia Fintech (10)
      • 1.1.6. Vai trò của Fintech (11)
    • 1.2. Xu hướng phát triển của Fintech tại Việt Nam trong những năm gần đây (12)
  • PHẦN II: MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ FINTECH (15)
    • 2.1. Ứng dụng Fintech trong sản phẩm dịch vụ ngân hàng (15)
      • 2.1.1. Khái niệm về ứng dụng Fintech trong sản phẩm dịch vụ ngân hàng (15)
      • 2.1.2. Phân loại các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng có ứng dụng Fintech (15)
    • 2.2. Ảnh hưởng của xu hướng Fintech đối với các ngân hàng thương mại (15)
  • PHẦN III: ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRỌNG YẾU CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK (18)
    • 3.1. Tổng quan về Ngân hàng Techcombank (18)
      • 3.1.1. Một vài nét khái quát (18)
      • 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (19)
      • 3.1.3. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi (20)
      • 3.1.4. Các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh chủ yếu (21)
    • 3.2. Thực trạng ứng dụng Fintech vào các loại hình sản phẩm, dịch vụ tại Ngân hàng Techcombank (22)
      • 3.2.3. Đánh giá chung về thực trạng ứng dụng Fintech vào các loại hình sản phẩm, dịch vụ tại Ngân hàng Techcombank (36)
  • PHẦN IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÓ ỨNG DỤNG FINTECH TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK (40)
    • 4.1. Các biện pháp cụ thể (40)
    • 4.2. Một số kiến nghị phát triển các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech (41)
  • KẾT LUẬN (43)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ FINTECH

Cơ sở lý luận chung về Fintech

Fintech trong tiếng Anh là một từ ghép từ hai chữ đầu của “ Financial ” và

 Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Fintech là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại cho lĩnh vực tài chính (bao gồm: ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, dịch vụ thanh toán và các cơ sở hạ tầng tài chính ), nhằm mang tới cho khách hàng các giải pháp, dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống”

 Nhóm thứ nhất: Các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng, các công cụ kỹ thuật số và công nghệ khác để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup.

 Nhóm thứ hai: Các sản phẩm công nghệ “back-office” nhằm hỗ trợ cho hoạt động của các Fintech và các định chế tài chính.

1.1.3 Các lĩnh vực ứng dụng Fintech:

Các lĩnh vực ứng dụng Fintech

Thanh toán, chuyển tiền, thương mại điện tử

 Các công ty cung cấp các dịch vụ (PayPal, Momo, VNPAY, ZaloPay, ViettelPay…).

Kết nối cho vay  Ngân hàng;

 Các nền tảng cho vay P2P Lending (Fiin Credit, TIMA…), B2B (Telio…). Đầu tư online – Các nền tảng đầu tư online (Hũ Vàng, Finhay…).

Quản lý tài sản và đầu tư

 Các ngân hàng và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản và đầu tư;

 Các nền tảng thuê ngoài cộng đồng (Tomnod, Play to Cure: Genes in Space…) , huy động vốn cộng đồng (comicola, Indiegogo, CircleUp…) và đầu tư cộng đồng.

Ngân hàng số  Các ngân hàng truyền thống;

 Các ngân hàng số (CAKE, timo…)

Bảo hiểm  Các công ty bảo hiểm truyền thống và các ngân hàng

 Công ty bảo hiểm kỹ thuật số (Bảo Việt, PVI…)

1.1.4 Các sản phẩm nổi bật của Fintech:

 Đồng tiền điện tử – Bitcoin Đồng tiền điện tử Bitcoin là một trong những sản phẩm nổi bật trong ngành tài chính hiện nay Đây là một loại tiền điện tử phân cấp được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet như di động, máy tính mà không cần qua một đơn vị tài chính nào cả.

Có thể nói đây là sản phẩm hay thành tựu nổi bật của công nghệ tài chính Fintech trong những năm gần đây.

Ví điện tử là một loại hình của một tài khoản điện tử, giúp người dùng có thể thanh toán tất cả các chi phí qua mạng Internet một cách dễ dàng. Ở Việt Nam có thể biết đến một số loại ví điện tử nổi tiếng như: Momo, Payoo, ViettelPay, Zalo Pay….Ngoài ra trên thế giới ở mọi quốc gia có thể sử dụng ví điện tử nếu có nhu cầu mua sắm và chuyển tiền quốc tế: Paypal, Airpay, Google Wallet, ebay…

 Hỗ trợ giao dịch chứng khoán

Trước đây muốn giao dịch chứng khoán mọi người phải đến trực tiếp tại các sàn giao dịch hoạch mua trực tiếp từ đơn vị bán Nhưng giờ đây nhờ công nghệ Fintech, chỉ với chiếc điện thoại hay máy tính kết nối mạng những người có nhu cầu đầu tư chứng khoán có thể tiến hành trực tiếp mà không cần phải qua môi giới.

 So sánh dịch vụ Gobear

Thay vì tìm kiếm thông tin của từng công ty tài chính thì giờ đây mọi người có thể sử dụng các ứng dụng so sánh dịch vụ Nổi bật hiện nay là Gobear- nền tảng so sánh các dịch vụ tài chính lớn nhất Châu Á Công cụ này hỗ trợ người có nhu cầu về đầu tư hay vay tài chính đều có thể tìm thấy các thông tin chính xác nhất.

 Hợp đồng thông minh (Smart contract):

 Ethereum: Một dạng khác của Blockchain, là nền tảng của loại tiền ảo Ether.

 Ngân hàng mở: Là một khái niệm được dựa trên Blockchain và thông qua việc hợp nhất dữ liệu của bên thứ ba và các thuật toán.

 Insurtech: Áp dụng công nghệ để cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, giúp đơn giản hóa quy trình và nâng cao hiệu quả.

 Regtech: Đây là loại hình công nghệ giúp các công ty dịch vụ tài chính tuân thủ chính xác những quy tắc trong ngành, đặc biệt là về vấn đề chống rửa tiền và chống gian lận.

 Robo - advisors: Sử dụng thuật toán để đưa ra những tư vấn, hỗ trợ cho người dùng

 Unbanked/Underbanked: Là dịch vụ hỗ trợ, phục vụ những cá nhân không có khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng truyền thống.

 An ninh mạng: Việc hacker và các tội phạm mạng liên tục hoành hành đã khiến Fintech và An ninh mạng kết hợp với nhau để bảo tính bảo mật trong môi trường không gian mạng.

1.1.5 Các chủ thể tham gia Fintech: Đối tượng của Fintech gồm 3 bên có tác động qua lại lẫn nhau Cụ thể là:

 Các định chế tài chính: Đây là thực thể quan trọng trong ngành tài chính, ngày càng hợp tác sâu rộng với các công ty Fintech do nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ Đồng thời bản thân những định chế này cũng trực tiếp đầu tư vào các công ty Fintech hay hoạt động nghiên cứu để chủ động nắm giữ công nghệ mới và chiếm giữ thị trường.

Ngoài việc kết hợp với các công ty Fintech, một số định chế tài chính vẫn tự mình nghiên cứu và phát triển để tạo ra những sản phẩm công nghệ của riêng mình.

Các công ty độc lập hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính Khách hàng của các công ty này có thể là người sử dụng cuối cùng, cũng có thể là các định chế tài chính.

Các công ty Fintech được chia thành 2 nhóm:

 Nhóm thứ nhất là các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup Đa số họ dựa vào các sản phẩm công nghệ để phát triển dịch vụ.

 Nhóm còn lại là các công ty thuộc dạng “back-office” hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính.

Khách hàng của Fintech là người sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung. Với sự ứng dụng của công nghệ mới, khách hàng là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ sự cạnh tranh giữa các công ty, tổ chức tài chính cũng như từ những tiện ích công nghệ mới mang lại.

 Đối với nền kinh tế

• Việc ứng dụng rộng rãi và mạnh mẽ Fintech đã làm thay đổi căn bản về môi trường pháp lý và các hoạt động quản lý.

• Với sự tham gia của Fintech đã làm hạn chế giao dịch bằng tiền mặt từ đó góp phần giảm tốc độ lạm phát cho nền kinh tế của đất nước.

• Fintech cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo nên những thay đổi đột phá trong sản xuất, kinh doanh Đây cũng là cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, thương mại điện tử

• Làm thay đổi thị trường lao động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thúc đẩy một nguồn nhân lực chất lượng cao

 Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính có sử dụng Fintech:

Xu hướng phát triển của Fintech tại Việt Nam trong những năm gần đây

 Thứ nhất, hoạt động số hóa ngân hàng được triển khai mạnh mẽ, tạo nên những bước phát triển đột phá trong cung ứng dịch vụ của các ngân hàng hiện nay

 Lĩnh vực dịch vụ thanh toán với sự phát triển rất mạnh của cả hạ tầng thanh toán và công cụ thanh toán, sự hoàn thiện của hệ thống khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực thanh toán Theo đó, tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán vào cuối năm 2018 ở mức 11,78% (giảm 0,15% so với năm 2017) và đến tháng 9/2019, tiếp tục giảm xuống 11,22%

 Cùng với đó, các kênh ngân hàng hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking cũng được triển khai mạnh mẽ.

 Thứ hai, việc gia tăng sử dụng công nghệ điện toán đám mây đối với các dịch vụ cốt lõi để thay thế cho công nghệ lưu trữ truyền thống

 Các ngân hàng tại Việt Nam đã nghiên cứu và nhìn nhận điện toán đám mây như là một phương thức để đơn giản hóa các hoạt động công nghệ thông tin trong những hoạt động của ngân hàng.Theo đó, điện toán đám mây giúp tạo ra một cơ sở hạ tầng linh hoạt và tối ưu hóa các hoạt động công nghệ thông tin trên nhiều trung tâm dữ liệu của ngân hàng

 Xu hướng này đã trở nên rõ ràng trong ngành ngân hàng thế giới những năm gần đây, giúp các ngân hàng thương mại tiết kiệm được nhiều chi phí, mặt bằng, cũng như tăng cường tính bảo mật trong việc lưu trữ và quản lý dữ liệu.

 Thứ ba, công nghệ sổ cái phân tán (General Ledger - GL) và Data mining cùng các phân tích chuyên sâu trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển dài hạn là một xu hướng rất mới đã được nhiều ngân hàng thương mại ở Việt Nam áp dụng trong thời gian vừa qua

 Đầu tư theo hướng này sẽ giúp các ngân hàng thương mại ghi nhận một cách chi tiết, đầy đủ các dữ liệu mà ngân hàng muốn có về giao dịch, thói quen, hành vi khách hàng,… Qua đó biến các dữ liệu này trở thành nguồn thông tin hữu ích cho ngân hàng trong việc đánh giá, phân tích hành vi của khách hàng nhằm đưa ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh một cách thích hợp, hiệu quả.

 Thứ tư, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đầu tư và nâng cấp hệ thống Core banking

 Công nghệ bảo mật, hệ thống quản lý rủi ro cũng là yêu cầu bắt buộc trong điều kiện các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, hiện đại trong một môi trường ngày càng bất trắc

 Khác với nhiều doanh nghiệp, Core banking là ứng dụng bắt buộc với mỗi ngân hàng, tuy nhiên việc đầu tư này không diễn ra một lần mà phải liên tục được nâng cấp.

 Thứ năm, sự phát triển và mở rộng hệ sinh thái dịch vụ tài chính trong nước với sự góp mặt của các doanh nghiệp Fintech phát triển dựa trên thành tựu của khoa học công nghệ

 Đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử gia tăng, các hoạt động đa dạng của kinh tế số.

 Thoả mãn tốt hơn nhu cầu, hành vi thay đổi của người tiêu dùng trong kỷ nguyên số.

MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ FINTECH

Ứng dụng Fintech trong sản phẩm dịch vụ ngân hàng

2.1.1 Khái niệm về ứng dụng Fintech trong sản phẩm dịch vụ ngân hàng:

“Ứng dụng Fintech trong sản phẩm dịch vụ ngân hàng” là sự kết hợp giữa công nghệ tài chính với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát triển của thị trường, các dịch vụ - ngân hàng qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của tổ chức ngân hàng - tài chính và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng 1 ”

2.1.2 Phân loại các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng có ứng dụng Fintech:

 Phân loại theo các đơn vị phát triển dịch vụ:

 Các sản phẩm dịch vụ do bản thân ngân hàng nghiên cứu phát triển.

 Các sản phẩm dịch vụ có sự liên kết giữa ngân hàng và các công ty tài chính.

 Phân loại theo mức độ phát triển của dịch vụ:

 Phát triển về chiều rộng (Quy mô sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng có ứng dụng Fintech).

 Phát triển về chiều sâu (Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ).

Ảnh hưởng của xu hướng Fintech đối với các ngân hàng thương mại

 Ảnh hưởng tích cực (Cơ hội & Mối quan hệ cộng tác):

Một là, Fintech tạo ra những mô hình kinh doanh mới làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng, ví dụ: Internet banking, Mobile banking, QR code, ngân hàng số, ví điện tử…

1 Nguồn: “Tác động của Fintech đối với hoạt động ngân hàng và một số đề xuất để ngân hàng - Fintech cùng phát triển tại Việt Nam” , được viết bởi TS Lê Huyền Ngọc, Viện nghiên cứu ĐH Mở TP Hồ Chí Minh, 2018.

Hai là, sự phát triển và ứng dụng các công nghệ mới sẽ giúp các tổ chức tài chính thu thập dữ liệu, đơn giản hóa quy trình phân tích hành vi khách hàng, cải tiến chất lượng dịch vụ, tiết giảm chi phí hạ tầng kỹ thuật, tăng cường tính minh bạch, nhưng vẫn đảm bảo an toàn, nhanh chóng, hiệu quả, đặc biệt trong giao dịch ngân hàng mang lại giá trị gia tăng cũng như sự hài lòng hơn cho khách hàng.

Ba là, Fintech thu hút rất nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp trong 1 thập kỷ qua do được phát triển trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông nên không yêu cầu nguồn vốn lớn và không cần nhiều mạng lưới chi nhánh như ngân hàng truyền thống.

Bốn là, Fintech tạo ra các giải pháp tài chính cho khách hàng ở vùng sâu, vùng xa hoặc những khách hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính do những rào cản về thủ tục hoặc địa lý

Năm là, Fintech giúp cung cấp danh mục các sản phẩm tài chính đa dạng cho khách hàng nhờ sự phát triển của công nghệ, giúp bảo đảm sự cung ứng dịch vụ 24/7 theo cả không gian và thời gian.

 Ảnh hưởng tiêu cực (Thách thức & Mối quan hệ cạnh tranh):

Một là, nguy cơ bị tấn công bởi chính công nghệ Giải pháp công nghệ thông tin càng hiện đại thì rủi ro càng dễ xảy ra, một sự cố có thể dẫn đến rủi ro cả hệ thống Các ngân hàng phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn đến từ việc gian lận tài chính, lỗi hệ thống, tội phạm công nghệ ăn cắp dữ liệu, phát tán mã độc…

Hai là, Fintech phát triển quá nhanh so với hệ thống pháp luật hiện hành Chính điều này là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ lừa đảo liên quan đến Fintech thời gian qua như lừa đảo góp vốn mua máy đào tiền ảo, lừa đảo ICO, kinh doanh tiền điện tử…

Ba là, sự thuận tiện của Fintech làm cho khách hàng đôi khi sử dụng mà chưa thực sự hiểu về sản phẩm, không có kiến thức cơ bản về tài chính Đây là kẽ hở cho tội phạm tài chính tấn công Ví dụ: lập các website giả mạo làm người dùng lộ tài khoản và mật khẩu để chiếm đoạt tài sản…

Bốn là, thị phần của các ngân hàng có xu hướng giảm bớt do có sự chia sẻ thị phần với các công ty Fintech.

Năm là, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ có thể thay thế cho lượng lớn nhân viên của các ngân hàng đang làm việc trực tiếp tại các quầy giao dịch truyền thống Xu hướng “ngân hàng không giấy”, “tổ chức tài chính không giấy”, trí tuệ nhân tạo, robot sẽ ngày càng phổ biến Các chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng ngày càng thu hẹp cả về qui mô và số lượng.

ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRỌNG YẾU CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK

Tổng quan về Ngân hàng Techcombank

3.1.1 Một vài nét khái quát:

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (tên giao dịch quốc tế:

Vietnam Technological and Commerical Joint – Stock Bank), còn được gọi là

“Techcombank”, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam.

 Loại hình: Doanh nghiệp cổ phần.

 Thể loại: Kỹ thuật, thương mại.

 Trụ sở chính: Tòa nhà Techcombank – 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận

Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.

 Các chi nhánh: Gồm 2 văn phòng đại diện và 314 điểm giao dịch tại 45 tỉnh thành trên cả nước.

 Vốn điều lệ: 35.049.062.300.000 (tính đến 12/04/2021)

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:

(Ảnh minh họa: Lịch sử và thành tựu 27 năm của Techcombank 2 )

Techcombank được thành lập vào năm 1993, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình từ chế độ kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường

Từ khi thành lập, nhận thức được tính “trẻ” của ngân hàng mình, Techcombank luôn hết sức chú trọng tới việc đầu tư vào ứng dụng công nghệ số nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình nghiệp vụ, hỗ trợ các hoạt động quản lý hiệu quả, hạn chế rủi ro trong ngân hàng và bắt kịp xu thế thời đại phục vụ khách hàng tối ưu

 Một số thành tựu nổi bật:

 Năm 2015: Top 2 Ngân hàng có doanh số thanh toán thẻ Visa lớn nhất thị trường với 4,2 triệu khách hàng.

 Năm 2016: Giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" được trao tặng bởi

Finance Asia, "Ngân hàng Việt Nam xuất sắc của năm" từ AsiaRisk.

 Năm 2018: Giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2018 do tổ chức

2 Nguồn: “Báo cáo thường niên 12/4/2021 của Ngân hàng Techcombank”

● Là ngân hàng duy nhất có mặt trong Top 3 doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận tốt nhất năm 2019 3

● Là ngân hàng TMCP tư nhân Việt Nam duy nhất có tên trong top 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới 4

(Ảnh minh hoạ: Sự xuất hiện ngoạn mục của Techcombank trong Top 3 doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2019)

3.1.3 Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi:

3 Nguồn: Theo “Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận tốt nhất năm 2019 (Profit500)” của

4 Nguồn: Theo “Danh sách Global 2000 - Top 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới” do Tạp chí Forbes công bố.

 Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống.

 Thúc đẩy mỗi người khai phá tiềm năng và bản lĩnh hành động cho những điều vượt trội.

Dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, tạo động lực cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức phát triển bền vững và bứt phá thành công

 Các giá trị cốt lõi: Các giá trị Techcombank cam kết thực hiện trong mọi hành động để hướng đến thành công vượt trội, bao gồm:

 Khách hàng là trọng tâm: Mỗi việc ngân hàng làm chỉ có giá trị khi thực sự mang lại lợi ích cho khách hàng, ngân hàng chỉ thành công khi khách hàng thành công.

 Đổi mới và sáng tạo để luôn dẫn đầu.

 Hợp tác vì mục tiêu chung: Tạo nên sức mạnh tập thể để mang lại kết quả vượt trội cho cá nhân và tổ chức.

 Phát triển bản thân để có khả năng nắm bắt cơ hội phát triển cùng tổ chức.

 Làm việc hiệu quả để mang lại thành công lớn hơn với nguồn lực phù hợp.

3.1.4 Các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh chủ yếu:

 Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng Techcombank:

Các sản phẩm thẻ ngân hàng:

 Các loại thẻ thanh toán Techcombank: Thẻ thanh toán quốc tế Techcombank

Visa Classic; Thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa Gold;…

 Các loại thẻ tín dụng Techcombank: Thẻ tín dụng Techcombank Visa Classic;

Thẻ tín dụng Techcombank Visa Gold;…

 Tiết kiệm Trả lãi trước

 Vay sản xuất kinh doanh

 Vay mua ô tô đi lại

 Vay mua ô tô kinh doanh

 Các hoạt động chính của ngân hàng:

 Huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân.

 Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN Việt Nam cho phép.

 Cung cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn dựa trên tính chất và khả năng cung ứng nguồn vốn của ngân hàng.

 Thực hiện góp vốn, mua cổ phần, đầu tư trái phiếu và kinh doanh ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Thực trạng ứng dụng Fintech vào các loại hình sản phẩm, dịch vụ tại Ngân hàng Techcombank

3.2.1 Các sản phẩm và dịch vụ được ứng dụng Fintech của Ngân hàng Techcombank:

Techcombank nhìn nhận các công ty công nghệ tài chính như là “cánh tay nối dài” của ngân hàng, là đối tác giúp Techcombank có thể đưa ra những giải pháp tiên tiến hơn cho các sản phẩm và dịch vụ của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán, chuyển tiền và giải pháp ngân hàng điện tử.

Các sản phẩm và dịch vụ chính yếu:

(Nguồn: Trang Web của Ngân hàng Techcombank)

Internet Banking của Techcombank là kênh phân phối các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng qua mạng internet Thay vì phải đích thân đến các phòng giao dịch tại ngân hàng, khách hàng có thể truy cập vào website của ngân hàng, đăng nhập tài khoản của mình và password thực hiện các dịch vụ tài chính, truy cập thông tin cá nhân cần thiết

Internet Banking giảm đáng kể thời gian, công sức, chi phí cho khách hàng so với việc giao dịch truyền thống Có thể nói, sản phẩm này đã và đang thực sự đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng.

Techcombank đã kết hợp với Công ty Fintech Fastacash giới thiệu tính năng F@st

Mobile, phương thức chuyển tiền nhanh chóng qua Facebook và Google+.

(Nguồn: Trang Web của Công ty cổ phần Thế Giới Di Động)

Thay vì phải truy cập vào website Techcombank như Internet banking, Mobile banking là một ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh, máy tính bảng Sau khi cài đặt ứng dụng F@st Mobile của Techcombank, khách hàng sẽ thực hiện được các giao dịch trên tài khoản ngân hàng mà không phải đến quầy giao dịch trực tiếp

Mobile banking rất phổ biến hiện nay tại các ngân hàng Việt Nam không những bởi chi phí đầu tư thấp mà còn dễ dàng sử dụng.

(Nguồn: Trang Web của Ngân hàng Techcombank)

Là dịch vụ của Techcombank qua tin nhắn điện thoại Ngay cả khi không có mạng Internet, khách hàng vẫn có thể quản lý tài khoản của mình và thực hiện các giao dịch mọi lúc, mọi nơi bằng cách soạn tin nhắn và gửi về tổng đài của ngân hàng.

Nhìn chung, ưu điểm lớn nhất của SMS banking là không bị phụ thuộc vào mạng Internet, khách hàng vẫn có thể yên tâm truy vấn tài khoản hay thực hiện các giao dịch mà không cần trực tiếp tới ngân hàng.

 mPOS (mobile Point of sale):

(Nguồn: VinID) mPOS là dịch vụ cho phép đơn vị chấp nhận thẻ sử dụng điện thoại thông minh và một thiết bị thanh toán đi kèm để thanh toán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng

Thay cho phương pháp quẹt thẻ truyền thống tại POS, khách hàng sẽ quẹt thẻ tại thiết bị đi kèm Smartphone, đồng thời thực hiện các thao tác thanh toán trên phần mềm ứng dụng cài trên Smartphone như: Nhập thông tin email để nhận đơn hàng hóa/giao dịch, nhập số tiền, ký tên người mua hàng

 ATM - Dịch vụ rút tiền không cần thẻ:

Bên cạnh các giao dịch với ATM thông thường, Techcombank cung cấp cho khách hàng dịch vụ rút tiền không cần dùng thẻ ATM Để rút được tiền tại cây ATM mà không cần dùng thẻ, người dùng cần có mã số giao dịch, số tiền giao dịch, mã OTP thông qua ứng dụng F@st Mobile của Techcombank và đến bất kỳ cây Techcombank nào là có thể thực hiện được giao dịch Cách thức thực hiện khá đơn giản, trải qua 2 phương thức xác nhận an toàn bảo mật và hoàn toàn miễn phí.

Một số loại hình dịch vụ khác có ứng dụng Fintech:

 Đối với khách hàng cá nhân:

Thanh toán hóa đơn trực tuyến giúp khách hàng thanh toán an toàn, bảo mật với

 Tính năng Gia hạn/Nâng hạn thẻ thanh toán trực tuyến trên F@st Mobile:

Chủ động theo dõi tình trạng gia hạng/nâng hạng và nhận thẻ ngay tại chi nhánh mong muốn.

Khách hàng có thể tích lũy theo kỳ hạn mình muốn với lãi suất hấp dẫn.

 Đối với khách hàng doanh nghiệp:

 Trả lương ngoại theo lô trên F@st Ebank:

(Nguồn: Trang Web của Ngân hàng Techcombank)

Với mong muốn trở thành ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực số hóa và phục vụ đa dạng nhu cầu giao dịch cho khách hàng doanh nghiệp, Techcombank đã cho ra mắt tính năng trả lương ngoại tệ theo lô trên nền tảng dịch vụ ngân hàng điện tử F@st

EBank, hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán lương cho các chuyên gia, nhân sự nước ngoài.

 Chuyển ngoại tệ trong nước trên F@st Ebank:

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu điều chuyển vốn nhanh chóng giúp đáp ứng nhu cầu kinh doanh, tối đa hóa lợi ích.

 Chuyển khoản quốc tế và mua bán ngoại tệ:

Từ 17/02/2019 Techcombank chính thức triển khai 02 dịch vụ mới trên hệ thống

Ngân hàng điện tử F@st EBank dành cho doanh nghiệp: Chuyển khoản quốc tế và Mua bán ngoại tệ.

 Phương thức xác thực giao dịch Techcombank Smart OTP: o Smart OTP là phương thức bảo mật được tích hợp trong ứng dụng F@st

Mobile giúp người dùng chủ động lấy mã xác thực giao dịch 1 lần (OTP) và tự động nhập vào hệ thống khi thực hiện các giao dịch trực tuyến. o Smart OTP được đánh giá là phương thức xác thực giao dịch trực tuyến bảo mật hàng đầu hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội.

3.2.2 Ảnh hưởng của Fintech đối với tình hình kinh doanh và hiệu quả hoạt động của Techcombank trong giai đoạn hiện nay

 Những thành quả trên chặng đường chuyển đổi số giai doạn 2016 – 2020:

Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam giai đoạn 2016 — 2018:

Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương

Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế

Biểu đồ 1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt

Nam giai đoạn 2016 — 2018 ( Nguồn: Biểu đồ nhóm tác giả vẽ dựa trên số liệu thu thập từ Vietstock)

 Đánh giá: Dựa trên một số chỉ tiêu nổi bật được tổng hợp trên biểu đồ, có thể nhận thấy, trong giai đoạn 2016 – 2018, Techcombank đã có những bước tiến vượt trội Đúng như Slogan của mình, ngân hàng này đã tăng trưởng 3 năm liên tiếp về doanh thu, lợi nhuận; trong khi đó, chi phí có xu hướng giảm đáng kể.

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của Techcombank tăng lên đáng kể, với hơn 8 triệu khách hàng cá nhân, gần 160 nghìn khách hàng doanh nghiệp, trong đó có gần 2.000 khách hàng doanh nghiệp lớn Nhưng thành tựu không chỉ là số lượng khách hàng mà quan trọng hơn là số lượng và giá trị giao dịch tăng lên mạnh mẽ.

Những nỗ lực không ngừng trong 05 năm thực hiện chuyển đổi chiến lược (2016 -

2020) đã giúp Ngân hàng đứng đầu về hiệu quả hoạt động, khẳng định sự thành công của Chiến lược “Lấy khách hàng là trọng tâm” và hướng đi đúng từ chuyển đổi nền tảng số mà Ngân hàng đang kiên định theo đuổi.

( Nguồn: “Báo cáo thường niên năm 2020” của Ngân hàng Techcombank)

 Những dấu ấn nổi bật mà ngân hàng đạt được trong năm 2020 nhờ ứng dụng công nghệ tài chính:

(Nguồn: Bảng chỉ số tài chính nổi bật – Trích “Báo cáo thường niên năm 2020” của

 Nhận xét: Dựa vào “Bảng chỉ số tài chính nổi bật” trong Báo cáo thường niên năm 2020 của Ngân hàng Techcombank, ta có thể thấy mặc dù trong bối cảnh dịch COVID -19 bùng phát mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu kéo theo sự bất ổn có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, tuy nhiên, nhờ vào việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ có ứng dụng công nghệ Fintech đã mang lại cho Techcombank những kết quả đáng tự hào:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÓ ỨNG DỤNG FINTECH TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK

Các biện pháp cụ thể

 Hoàn thiện chất lượng các sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech mà ngân hàng đang cung cấp:

 Hoàn thiện quy trình, thủ tục theo hướng đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giao dịch và nâng cao tính chuyên nghiệp.

 Cần chú trọng việc quản lý chất lượng phục vụ khách hàng, theo dõi và xem như mục tiêu cần đạt được và chuẩn so sánh liên quan đến khách hàng như

 Thời gian xử lý các sản phẩm, dịch vụ như: mở thẻ ATM, đăng ký dịch vụ F@st i-bank, F@st Mobile, Home banking,

 Thư hoặc khiếu nại của khách hàng

 Năng lực và tính cách của nhân viên

 Đa dạng hóa các sản phẩm và các dịch vụ có ứng dụng Fintech:

 Tăng khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường

Công tác nghiên cứu thị trường phải được tiến hành thường xuyên cho từng nhóm khách hàng, từng sản phẩm - dịch vụ và kết quả nghiên cứu là cơ sở để thiết kế sản phẩm mới hoặc cải tiến các sản phẩm hiện tại

 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech

 Xây dựng danh mục sản phẩm dịch vụ theo hướng gia tăng tiện ích và giảm thiểu việc khách hàng thay đổi sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác

 Dựa trên cơ sở kết hợp những sản phẩm truyền thống và là thế mạnh củaTechcombank với những sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với xu thế phát triển của các sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech.

 Phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ:

 Tiếp tục xây dựng và củng cố phát triển hệ thống công nghệ ngày một hiện đại nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ.

 Xây dựng hệ thống dự phòng, trung tâm tin học xử lý các tình huống khẩn cấp cũng như có các biện pháp an toàn bảo mật nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn an toàn.

 Hoàn thiện kỹ năng quản trị rủi ro trong hoạt động các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech:

 Tập trung giải quyết các vấn đề về công nghệ, an toàn và bảo mật, quản trị phòng ngừa rủi ro.

 Chú ý đầu tư vào các công nghệ bảo mật, an toàn dữ liệu từ các nước phát triển.

 Xác định rõ trách nhiệm của nhân viên trong việc giám sát xây dựng và duy trì các chính sách an ninh của ngân hàng.

 Tích cực đẩy mạnh truyền thông nâng cao tính chủ động bán kèm, bán chéo giữa các sản phẩm ngân hàng điện tử.

 Bán sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech gắn liền với các sản phẩm khác, dịch vụ của ngành khác như: bảo hiểm, mua trả góp, bất động sản

 Ưu tiên đầu tư vốn vào các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech, chủ động tìm nguồn vốn phát triển công nghệ do chính mình, hoặc kết hợp với các ngân hàng hay công ty tài chính có trình độ công nghệ cao hơn.

Một số kiến nghị phát triển các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech

Chính phủ cần phải hỗ trợ các ngân hàng trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech:

 Xây dựng đầy đủ và đồng bộ các quy định về Fintech để ngân hàng hoạt động một cách tối ưu, minh bạch.

 Thiết lập chính sách, bao gồm thiết lập các mục tiêu kinh tế và các chính sách tổng thể cho hệ sinh thái Fintech tạo định hướng cho hoạt động Fintech cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

 Hình thành các trung tâm và Hiệp hội Fintech, là tiếng nói của cộng đồng Fintech, tạo liên kết giữa các tổ chức, cá nhân tham gia với các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách.

 Đối với Ngân hàng Nhà nước:

 Cần có những thông tư, quyết định, chính sách định hướng để đẩy mạnh việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech.

 Hỗ trợ các ngân hàng trong việc nâng cao trình độ của doanh nghiệp, cá nhân nhằm tạo cầu về dịch vụ sản phẩm có ứng dụng Fintech.

 Phối hợp với các bộ, ban ngành và địa phương triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech.

 Đối với các bộ, ngành:

 Bộ Tài chính: Ban hành các chính sách ưu đãi, mở rộng hơn nữa phạm vi, đối tượng tác động của các chính sách thuế cho các đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện hoạt động của các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech.

 Bộ Công Thương: Xây dựng và áp dụng các biện pháp hành chính, có kinh nghiệm tổ chức thi đua, khen thưởng, vinh doanh, xếp hạng để đánh giá được thành tích của ngân hàng

 Bộ Kế hoạch & Đầu tư: Đầu tiên tái đầu tư phát triển các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech, tăng cường hợp tác; đồng thời tăng cường hợp tác với các tổ chức Fintech nền quốc tế để nhận hỗ trợ vốn phát triển các dịch vụ Fintech.

Ngày đăng: 03/12/2022, 15:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

 Loại hình: Doanh nghiệp cổ phần. - Ảnh hưởng của xu hướng Fintech lên các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh trọng yếu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
o ại hình: Doanh nghiệp cổ phần (Trang 18)
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển: - Ảnh hưởng của xu hướng Fintech lên các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh trọng yếu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển: (Trang 19)
3 Nguồn: Theo “Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận tốt nhất năm 2019 (Profit500)” của - Ảnh hưởng của xu hướng Fintech lên các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh trọng yếu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
3 Nguồn: Theo “Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận tốt nhất năm 2019 (Profit500)” của (Trang 20)
banking là một ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thơng minh, máy tính bảng. Sau - Ảnh hưởng của xu hướng Fintech lên các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh trọng yếu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
banking là một ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thơng minh, máy tính bảng. Sau (Trang 24)
Một số loại hình dịch vụ khác có ứng dụng Fintech: - Ảnh hưởng của xu hướng Fintech lên các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh trọng yếu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
t số loại hình dịch vụ khác có ứng dụng Fintech: (Trang 26)
3.2.2. Ảnh hưởng của Fintech đối với tình hình kinh doanh và hiệu quả hoạt động của Techcombank trong giai đoạn hiện nay - Ảnh hưởng của xu hướng Fintech lên các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh trọng yếu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
3.2.2. Ảnh hưởng của Fintech đối với tình hình kinh doanh và hiệu quả hoạt động của Techcombank trong giai đoạn hiện nay (Trang 28)
 Nhận xét: Dựa vào “Bảng chỉ số tài chính nổi bật” trong Báo cáo thường niên - Ảnh hưởng của xu hướng Fintech lên các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh trọng yếu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
h ận xét: Dựa vào “Bảng chỉ số tài chính nổi bật” trong Báo cáo thường niên (Trang 31)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w