Để hoạt độnghiệu quả và cạnh tranh trong thị trường đầy biến động, các sàn thương mại điện tử cần xây dựng một mô hình vận hành chuỗi cung ứng linh hoạt, tối ưu và đápứng được nhu cầu ng
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Giới thiệu chuỗi cung ứng
Khái niệm chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất nhà cung cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển nhà kho nhà bán lẻ và khách hàng
Chuỗi cung ứng là 1 mạng lưới các phòng ban và sự lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên liệu Mỗi nguyên vật liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm phân phối sản phẩm đến nơi (Giáo trình giảng dạy
“Quản trị chuỗi cung ứng, Biên soạn: TS Nguyễn Xuân Quyết)
Các thành phần trong chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh được xây dựng từ nhiều bộ phận khác nhau Tất cả những bộ phận đó hoạt động cùng nhau để đưa sản phẩm từ nhà cung cấp nguyên liệu thô đến khách hàng cuối cùng.
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung ứng và khách hàng của công ty Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống:
Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng.
Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng.
Loại thứ ba là tổng hợp các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin
Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức năng khác nhau Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối,nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết
Nhà sản xuất: đây là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm Nhà sản xuất bao gồm những công ty sản xuất nguyên liệu và công ty sản xuất thành phẩm Các nhà sản xuất nguyên liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ… và cũng bao gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thủy hải sản. Nhà sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn thiện.
Nhà phân phối: là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ Phân phối bán thành phẩm cho những nhà kinh doanh khác vớ số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ.
Nhà bán lẻ: tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường là quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng và sản phẩm.
Khách hàng: hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng.
Nhà cung cấp dịch vụ: Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong mỗi chuỗi cung ứng Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng điều này
Vai trò của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất kinh doanh bởi nó tạo ra sự liên kết giữa các thành phần khác nhau trong quá trình sản xuất, từ nhà cung cấp nguyên liệu thô cho đến khách hàng cuối cùng.
Chuỗi cung ứng giúp tối ưu hoá quy trình sản xuất và phân phối, giảm thiểu thời gian và chi phí cho các bên liên quan Nó còn giúp tăng tính linh hoạt trong sản xuất và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường Nếu chuỗi cung ứng được hoạt động hiệu quả, sản phẩm sẽ đến tay khách hàng một cách nhanh chóng, chất lượng cao và giá cả hợp lý.
Ngoài ra, chuỗi cung ứng còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận Những phân tích về sự biến động của chuỗi cung ứng có thể giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh về các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu và phân phối.
Tóm lại, chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh Việc xây dựng và quản lý một chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hoá sản xuất, tăng tính cạnh tranh và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Quản lý chuỗi cung ứng trong thương mại điện tử
Chuỗi cung ứng trong thương mại điện tử.
Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp một cách có chiến lược và có hệ thống giữa những chức năng kinh doanh truyền thống và những chiến thuật xuyến suốt trong phạm vi một công ty, với mục đích cải thiện kết quả kinh doanh dài hạn của các công ty đơn lẻ cũng như toàn bộ chuỗi cung ứng.- Mentzer, DeWitt, Kêbler, Min, Nix, Smith và Zacharia, Định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng (Defining Supply Chain Management).
Quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp của sản xuất, hàng tồn kho, địa điểm và vận tải giữa các bên tham gia trong một chuỗi cung ứng để đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa sự phản ứng với thị trường và hiệu quả kinh doanh để phục vụ thị trường tốt nhất (Michael.H Hugos)
Vai trò và tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng trong thương mại điện tử
Chuỗi cung ứng hiệu quả giúp rút ngắn thời gian giao hàng, tăng sự hài lòng của khách hàng, đảm bảo được trải nghiệm khách hàng tốt hơn bằng cách giao hàng nhanh chóng, giúp gia tăng sự mong đợi của khách hàng để nhận được sản phẩm.
Hệ thống quản lý đơn hàng hiệu quả giúp tránh các lỗi như giao nhầm hàng, thiếu hàng, hư hỏng, làm tăng trải nghiệm, sự hài lòng của khách hàng Sản phẩm phải được bảo quản tốt trong quá trình vận chuyển để đến tay khách hàng trong tình trạng hoàn hảo.
Tối ưu hóa chi phí: Việc lựa chọn tuyến đường vận chuyển tối ưu, sử dụng các công cụ quản lý kho hàng hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển hàng hóa Giúp giảm được chi phí lưu kho và tránh lãng tránh tình trạng hàng tồn kho quá nhiều hoặc quá ít khi quản lí tồn kho tốt.
Nâng cao tính cạnh tranh: Chuỗi cung ứng linh hoạt giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường, nắm bắt cơ hội kinh doanh Chuỗi cung ứng hiệu quả giúp doanh nghiệp cung cấp đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau.
Xây dựng lòng tin với khách hàng: Chuỗi cung ứng hiệu quả giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các chính sách đổi trả hàng, tăng lòng tin của khách hàng Ngoài ra khách hàng còn có thể theo dõi đơn hàng của mình mọi lúc mọi nơi, tạo cảm giác an tâm khi mua hàng.
Mô hình vận hành chuỗi cung ứng
Khái niệm mô hình vận hành chuỗi cung ứng.
Mô hình chuỗi cung ứng là một nỗ lực có ý thức với nhiệm vụ đưa toàn bộ quy trình của chuỗi cung ứng (hệ thống tổ chức, con người, hoạt động và nguồn lực liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ đến tay người dùng) vào một trật tự có logic Thông qua đó, người quản lý có thể giám sát và thúc đẩy đội ngũ nhân sự chinh phục các mục tiêu kinh doanh
Các tiêu chí đánh giá một chuỗi cung ứng hiệu quả.
Sau đây là một số tiêu chí (KPI) được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng:
Tiêu chuẩn giao hàng: nhanh chóng, đúng hạn, đủ số lượng,…
Chất lượng sản phẩm dịch vụ: đáp ứng quy cách sản phẩm, tỉ lệ hàng lỗi, đóng gói, đáp ứng yêu cầu KH,…
Thống kê tình trạng lô hàng.
Hoàn tất và gửi chứng từ chính xác.
Thanh toán hóa đơn: Luôn chính xác, đúng hạn,…
Giải quyết nhanh gọn vấn đề, trả lời và làm hài lòng khách hàng
Tiêu chuẩn, chi phí, hiệu quả, mục tiêu doanh số: Theo ngày, tháng, quý, năm.
Hiệu suất nội bộ: Giá trị hàng tồn kho, vòng quay tiền mặt, tỉ suất sinh lời trên doanh thu, kinh phí duy trì,…
Tính linh hoạt của nhu cầu (khả năng đáp ứng nhu cầu mới về số lượng,sản phẩm mới theo xu hướng thị trường.
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH VẬN HÀNH CỦA SHOPEE
Giới thiệu về Shopee
Lịch sử ra đời và phát triển của Shopee
Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore và trực thuộc công ty Sea trước đây là Garena (chủ sở hữu các thương hiệu như: Garena , Foody, Now, Airpay) ra đời từ năm 2015 và tại thời điểm hiện tại đã có mặt trên tổng cộng 7 nước khu vực châu á gồm: Singapore; Malaysia; Thái Lan; Đài Loan; Indonesia; Việt Nam, và Philipines. Nhà sáng lập Shopee là của tỷ phú Forrest Li –người được biết đến là người đối đầu với Alibaba Ít ai biết rằng công ty mẹ Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn SEA, hay ở việt nam được biết đến nhiều nhất dưới tên công ty GARENA.
2015: “Chào sân” tại 7 thị trường: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam và Philipines.
8/8/2016: Mở họp báo chính thức ra mắt tại Việt Nam sau 1 năm hoạt động hiệu quảtrong lĩnh vực thương mại điện tử.
2017: Giới thiệu Shopee Mall ở 7 thị trường.
2018: Tổng doanh thu của Shopee chạm ngưỡng 10 tỷ đô-la Mỹ với hơn
600 triệu giao dịch tại sàn.
5/2018: Super Brand đầu tiên Tháng 5/2018, Shopee hợp tác cùng P&G giới thiệu Super Brand Day lần đầu tiên tại thị trường Indonesia Kể từ đó, Shopee tiếp tục tổ chức thêm hơn 70 Super Brand Day khác trong khu vực.
11/2018: Blackpink là đại diện Thương hiệu khu vực đầu tiên trong đợt Sinh nhật tại Việt Nam, Shopee phủ sóng khắp các tỉnh thành cả nước, ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen mua sắm trên các website thương mại điện tử ở thời đại công nghệ 4.0 của người tiêu dùng hiện nay Quy mô và vai trò của Shopee trong lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam.
Quý III/2023 cho thấy Shopee đã chiếm lĩnh gần 70% thị phần về doanh số bán lẻ qua sàn khi so với các đối thủ cùng ngành khác là Lazada, Tiki, Sendo vàTikTok Xét về mặt doanh thu, Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu với mức doanh thu tăng lên ấn tượng gần 11 nghìn tỷ đồng vào năm 2022, tăng 92.2% so với cùng kỳ năm 2021.
Hình 2.1 Bảng xếp hạng sàn thương mại điện tử (đa ngành hàng) phổ biến trên mạng xã hội 2022
Mô hình tổng thể chuỗi cung ứng của Shopee
2.2.1 Quá trình vận hành từ đặt hàng đến giao hàng Đặt hàng: người dùng có thể đặt mua một hay nhiều sản phẩm một cách dễ dàng trên Ứng dụng Shopee hoặc thông qua nền tảng web của Shopee.
Xác nhận đơn hàng: sau 30 phút kể khi người mua đặt hàng và không huỷ đơn trên Shopee, nhà bán hàng cần xác nhận rồi chuyển đơn hàng vào mục “Chờ lấy hàng” Người bán có thể xác nhận trên điện thoại hoặc website đều được.
Chuẩn bị hàng và đóng gói: để đảm bảo thời gian xử lý đơn hàng Shopee, người bán cần chuẩn bị và đóng gói hàng hóa nhanh chóng Ở bước này, quá trình xử lý sẽ không giống nhau tùy vào từng loại đơn hàng Cụ thể:
Với đơn hàng thông thường, người bán sẽ tự chuẩn bị và đóng gói theo quy chuẩn của Shopee.
Với đơn hàng Shopee đang xử lý: Đây là trường hợp người bán sử dụng dịch vụ xử lý đơn hàng bởi Shopee - FBS (Fulfillment by Shopee), phía Shopee sẽ tự động nhận đơn, đóng gói, vận chuyển và chăm sóc khách hàng.
In phiếu gửi hàng và dán lên gói hàng: sau khi đóng gói hàng hóa, bước tiếp theo trong cách xử lý đơn hàng trên Shopee là in phiếu gửi hàng sau đó dán lên gói hàng để giao cho đơn vị vận chuyển.
Giao hàng cho đơn vị vận chuyển: khi shop chọn chuẩn bị hàng xong, phía đơn vị vận chuyển sẽ đến lấy hàng theo đúng thời gian và địa điểm shop yêu cầu. Trường hợp bên đơn vị vận chuyển lấy hàng trễ hoặc không đến lấy hàng, chủ shop liên hệ Shopee để được xử lý hoặc tự ra bưu cục của đơn vị vận chuyển để gửi hàng.
Hình 2.2 Quy trình hoạt động chuỗi cung ứng
2.2.2 Các đối tác cung cấp dịch vụ logistics và vận chuyển.
Hiện nay, Shopee đang hợp tác với một loạt các đơn vị vận chuyển hàng hóa nổi tiếng và đáng tin cậy như:
Giao hàng nhanh thành lập từ năm 2012, là một đơn vị về dịch vụ vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam Với hơn 11 năm phát triển, GHN không chỉ trở thành đối tác giao nhận hàng đáng tin cậy của các sàn thương mại điện tử hàng đầu như Shopee, Lazada, Tiki, mà còn có nhiều thành tựu đáng nể Ví dụ, GHN đã giao thành công hơn 20 triệu đơn hàng mỗi tháng, phục vụ hơn 100.000 cửa hàng trực tuyến, có mạng lưới phủ sóng tại 63 tỉnh thành, và xử lý tốc độ 30.000 đơn hàng mỗi giờ với tỷ lệ lỗi dưới 3% Giao Hàng Nhanh là một trong những đối tác vận chuyển đáng tin cậy và được nhiều chủ shop tin chọn. Ưu điểm
Giao hàng nội thành nhanh chóng: GHN nổi bật với dịch vụ giao hàng trong ngày tại các khu vực đô thị lớn Điều này rất phù hợp với những đơn hàng có tính cấp bách hoặc yêu cầu giao ngay. Đội ngũ giao hàng chuyên nghiệp: GHN có đội ngũ shipper đông đảo, được đào tạo chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng dịch vụ và giảm thiểu tỷ lệ hoàn hàng.
Tích hợp công nghệ theo dõi đơn hàng: Người dùng có thể theo dõi chi tiết quá trình vận chuyển của GHN thông qua hệ thống của Shopee hoặc ứng dụng của GHN, tăng tính minh bạch trong giao hàng.
Giới hạn phạm vi hoạt động: Mặc dù GHN có mạng lưới giao hàng rộng, nhưng dịch vụ giao hàng nhanh chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, còn các khu vực xa xôi hơn có thể gặp khó khăn về tốc độ giao hàng.
Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK)
Giao hàng tiết kiệm là đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp phục vụ cho mọi sàn thương mại điện tử GHTK nổi bật nhờ mức cước hợp lý, tốc độ vận chuyển nhanh chóng và mạng lưới giao hàng phủ sóng rộng khắp 63 tỉnh/thành phố. Ưu điểm
Phí giao hàng thấp cực thấp, rất phù hợp cho các shop online vừa và nhỏ mới kinh doanh
Thời gian giao hàng nhanh, sáng lấy chiều giao với các đơn nội tỉnh, thành phố, ra mắt dịch vụ Fast 2h giao trong khu vực nội thành
Hỗ trợ lấy hàng tận nơi tất cả các ngày trong tuần, kể cả buổi tối, đặc biệt GHTK không nghĩ các dịp lễ tết, hoặc nghĩ nhưng thời gian rất ngắn
Phạm vi giao hàng còn hạn chế, không hỗ trợ ở 1 số địa phương Đôi lúc bị trễ so với thời gian dự kiến do đơn vị thường bị quá tải đơn hàng
Tổng đài chăm sóc khách hàng thường xuyên máy bận, rất khó liên lạc
J&T Express là một trong những đối tác vận chuyển lớn nhất của Shopee tại Việt Nam, với mạng lưới rộng khắp cả nước Được thành lập tại Indonesia và nhanh chóng phát triển tại các thị trường Đông Nam Á, J&T Express nổi bật với sự nhanh chóng và hiệu quả trong việc giao hàng liên tỉnh và liên quốc gia. Ưu điểm
Phạm vi giao hàng rộng: J&T Express có hệ thống vận chuyển trải rộng toàn quốc, bao gồm cả các khu vực ngoại thành và nông thôn, giúp Shopee phục vụ được người mua ở mọi miền đất nước.
Các yếu tố chính trong chuỗi cung ứng của Shopee
2.3.1 Hoạt động dữ trữ hàng hóa
Hệ thống dự trữ của Shopee hoạt động dựa trên mô hình C2C (Consumer to Consumer) là cá nhân và doanh nghiệp nhỏ bán hàng trực tiếp thông qua ứng dụng di động hoặc trang web trên sàn thương mại điện tử Shopee ngoài ra Shopee không bán sản phẩm trực tiếp chỉ cung cấp nơi để người bán đăng sản phẩm và người mua tìm kiếm sản phẩm. Để đảm bảo tốc độ và chi phí giao hàng tối ưu cho khách hàng Shopee sử dụng hệ thống kho trung chuyển và kho của các chủ hàng, các kho này đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ hàng hóa và đảm bảo rằng sản phẩm có thể được giao đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Quản lý kho của người bán trên Shopee đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tồn kho và cung ứng hàng hóa Việc đăng ký trước địa điểm và số lượng hàng hóa tồn kho giúp cả người mua, người bán và hệ thống Shopee kiểm soát chặt chẽ lượng hàng hóa Hệ thống kho lưu động của người bán tạo thành mạng lưới đa dạng khắp cả nước cung cấp hàng hóa đến tay khách hàng nhanh chóng
Kho trung chuyển của riêng Shopee mặt tại nhiều địa điểm hỗ trợ việc lưu trữ, quản lý và phân phối hàng hóa một cách hiệu quả Tại Việt Nam, Shopee đặt các kho phân loại chiến lược tại các thành phố lớn để đáp ứng nhu cầu vận chuyển nhanh và chính xác cho khách hàng trên toàn quốc.
Kho Hà Nội (Kho HN SOC): Kho Hà Nội đặt tại địa chỉ C1 – C2, số 386 Nguyễn Văn Linh, khu công nghiệp Đài Tư, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Với vị trí thuận lợi tại thủ đô, kho này giúp Shopee phục vụ khách hàng ở miền Bắc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Kho Bắc Ninh (Kho BN HUB): Số 10 đường Lương Thế Vinh, phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, kho Bắc Ninh là trung tâm phân phối chính cho khu vực miền Bắc Với quy mô hiện đại đảm bảo khả năng lưu trữ và vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn.
Kho Đà Nẵng (Kho DANANG SOC): Kho Đà Nẵng nằm tại kho VFRACHT, đường số 08, Khu công nghiệp Hòa Cầm, phường Hòa Thọ Tây, quận Hòa Cầm, thành phố Đà Nẵng Đây là trung tâm phân phối quan trọng cho khu vực miền Trung tiếp cận và phục vụ khách hàng tại đây nhanh chóng.
Kho Củ Chi (Kho Củ Chi SOC): Kho Củ Chi nằm trong Khu công nghiệp Tân Phú Trung, Quốc lộ 22, Ấp Trạm Bơm, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh Đây là kho chính phục vụ khu vực miền Nam, với quy mô lớn và hệ thống quản lý hiện đại, đảm bảo khách hàng tại miền Nam nhận hàng đúng hạn và chất lượng.
2.3.2 Hoạt động quản lý kho hàng, bao bì đóng gói sản phẩm
Hoạt động quản lý kho hàng và bao bì đóng gói là quá trình tổng hợp bao gồm việc tổ chức, giám sát và kiểm soát tất cả các khía cạnh liên quan đến việc lưu trữ, bảo quản hàng hóa, cũng như các loại bao bì được sử dụng để đóng gói sản phẩm trong kho đảm bảo rằng hàng hóa và bao bì luôn được lưu trữ trong điều kiện an toàn, được sắp xếp ngăn nắp và khoa học, dễ dàng tìm kiếm và truy xuất khi cần thiết, đồng thời luôn sẵn sàng để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất hoặc giao hàng cho khách hàng.
2.3.2.1 Hoạt động quản lý kho hàng
Shopee sở hữu mạng lưới tổng kho rộng khắp Việt Nam và nhiều quốc gia giúp tối ưu hóa quy trình nhận và phân phối hàng hóa hiệu quả Đối với sản phẩm nhập khẩu, quy trình vận hành của Shopee bao gồm vận chuyển hàng hóa đến các kho trung tâm của Shopee Express nơi các đơn hàng được sắp xếp và phân loại trước khi được phân phối về các kho vệ tinh trên toàn quốc Tại đây, hàng hóa được điều phối cẩn thận để đảm bảo mỗi đơn hàng đến tay người nhận nhanh chóng và chính xác nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường sự hài lòng của khách hàng về tốc độ và độ tin cậy trong giao nhận hàng hóa.
Shopee Express còn xây dựng nhiều kho hàng lớn khắp Việt Nam để lưu trữ và giao hàng một cách hiệu quả Dưới đây là danh sách một số kho hàng quan trọng của Shopee
Kho BN HUB: Được đặt tại Từ Sơn, Bắc Ninh đóng vai trò quan trọng việc lưu trữ và phân phối hàng hóa cho khu vực phía Bắc.
Kho BW SOC: Nằm trong Khu công nghiệp Tân Phú Trung, Quốc lộ 22, ấp Trạm Bơm, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, điểm phân phối chính cho khu vực phía Nam.
Kho DANANG SOC: Được đặt tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, tổng kho này phục vụ nhu cầu lưu trữ và phân phối hàng hóa cho khu vực miền Trung.
Kho Nghĩa Ô: Đây là một trong những tổng kho của Shopee đặt tại Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam.
Kho Thâm Quyến : Nằm tại Quảng Đông, Trung Quốc, tổng kho này cũng tham gia vào quá trình nhập khẩu và phân phối hàng hóa từ Trung Quốc.
Kho Củ Chi SOC: Cũng nằm trong Khu công nghiệp Tân Phú Trung, Quốc lộ 22, ấp Trạm Bơm, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, tổng kho này là một phần quan trọng của mạng lưới phân phối hàng hóa của Shopee tại khu vực phía Nam.
Hệ thống kho bãi của Shopee đóng vai trò then chốt tối ưu hóa quá trình phân phối hàng hóa trên phạm vi toàn quốc Khi người mua tiến hành đặt hàng từ các tỉnh thành khác nhau, hàng hóa sẽ không được vận chuyển trực tiếp từ nơi bán đến nơi mua mà thay vào đó, chúng sẽ được tập hợp và chuyển về các kho bãi trung tâm lớn của Shopee Các kho bãi trung tâm này được thiết kế và vận hành theo tiêu chuẩn đảm bảo khả năng lưu trữ lớn và quản lý hàng hóa một cách khoa học Tại đây, hàng hóa sẽ được kiểm tra, phân loại và sắp xếp cẩn thận dựa trên các tiêu chí như địa điểm giao hàng, loại sản phẩm và thời gian đặt hàng. Sau khi hoàn tất các bước xử lý ban đầu, hàng hóa sẽ được chuyển tiếp đến các kho địa phương gần nơi người mua sinh sống Từ các kho địa phương, hàng hóa sẽ tiếp tục được phân phối đến các điểm giao hàng nhỏ hơn, bao gồm các bưu cục, điểm giao nhận hoặc trực tiếp đến tay người mua.Quá trình này mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho Shopee Trước hết, việc gom các kiện hàng từ cùng một nơi và vận chuyển chúng cùng lúc giúp Shopee tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển Thay vì phải thực hiện nhiều chuyến giao hàng riêng lẻ, Shopee có thể tối ưu hóa lộ trình và phương tiện vận chuyển
2.3.2.2 Hoạt động bao bì đóng gói sản phẩm
Hệ thống thông tin của Shopee
Hệ thống thông tin trên sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam là yếu tố chủ chốt trong việc đảm bảo chuỗi cung ứng hoạt động một cách hiệu quả và liền mạch Quá trình này bắt đầu từ khi khách hàng đặt đơn hàng và kéo dài cho đến khi họ nhận được sản phẩm với mỗi giai đoạn đều được hỗ trợ và quản lý bởi hệ thống thông tin mạnh mẽ và chính xác Shopee tích hợp nhiều chức năng để điều phối tất cả các hoạt động từ mua sắm, giao dịch cho đến quản lý hàng hóa, quảng cáo và vận chuyển và tối ưu hóa tất cả các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử như
Dữ liệu người dùng: Thông tin cá nhân ngời dùng bao gồm tên, số điện thoại, email, địa chỉ, và tài khoản ngân hàng của người dùng Shopee thu thập dữ liệu về lịch sử tìm kiếm, các sản phẩm đã xem, các đơn hàng trước đây, và cả đánh giá của người dùng Điều này giúp Shopee cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm và thông qua việc phân tích dữ liệu truy cập và mua hàng, Shopee có thể xác định sản phẩm ưa thích và dự đoán nhu cầu của từng khách hàng
Dữ liệu sản phẩm: Mỗi sản phẩm được mô tả chi tiết về tên, hình ảnh, giá cả, thương hiệu, và các thông số kỹ thuật như kích thước, màu sắc ngoài ra sản phẩm được phân chia thành nhiều danh mục khác nhau như điện tử, thời trang, đồ gia dụng giúp người mua dễ tìm kiếm Số lượng hàng hóa còn lại trong kho được cập nhật liên tục để tránh tình trạng hết hàng khi người dùng mua sắm.
Dữ liệu giao dịch: Bao gồm thông tin về đơn hàng như mã đơn, thời gian đặt hàng, sản phẩm, số lượng, tổng tiền, và trạng thái thanh toán (đã thanh toán hay chưa) Thông tin người dùng được lưu trữ tất cả các đơn hàng của người mua và người bán dễ dàng quản lý và giải quyết các vấn đề phát sinh như hủy đơn hoặc trả hàng.
Dữ liệu quảng cáo: Shopee cho phép các nhà bán hàng chạy quảng cáo sản phẩm để thu hút nhiều khách hàng hơn Dữ liệu này bao gồm số tiền chi tiêu cho quảng cáo, số lượt xem quảng cáo và tỉ lệ chuyển đổi (số người nhấn vào quảng cáo và mua hàng) Shopee theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, từ đó tối ưu hóa cho các lần chạy quảng cáo tiếp theo.
Dữ liệu vận chuyển: Bao gồm địa chỉ giao hàng, đơn vị vận chuyển, và mã vận đơn Shopee cũng theo dõi trạng thái của từng đơn hàng, từ khi đơn hàng được đặt, chuyển đến kho, và đến khi giao đến tay khách hàng.
Dữ liệu kho hàng: Số lượng hàng tồn: Thông tin về số lượng sản phẩm trong kho của từng nhà bán hàng được cập nhật liên tục, giúp họ quản lý tồn kho và tránh tình trạng hết hàng Quản lý nhập xuất hàng hóa: Theo dõi lượng hàng nhập vào kho và xuất ra khi có đơn hàng, giúp nhà bán hàng tối ưu hóa việc bổ sung hàng hóa.
Hệ thống và công nghệ được sử dụng trong quản lý chuỗi cung ứng
Hệ thống quản lý đơn hàng (Order Management System - OMS) là một hệ thống công nghệ thông tin quan trọng đảm nhận việc xử lý toàn bộ quy trình của một đơn hàng từ khi người mua hoàn tất việc đặt hàng khi hàng hóa được giao thành công đến tay người nhận Theo dõi và quản lý từng giai đoạn của đơn hàng từ việc xác nhận đơn hàng, chuẩn bị hàng hóa, cho đến việc phân phối và điều phối đơn hàng cho các đơn vị vận chuyển phù hợp OMS giúp tự động hóa việc phân chia đơn hàng cho các đối tác vận chuyển dựa trên các yếu tố như vị trí địa lý, tốc độ giao hàng, và năng lực của các đơn vị giao nhận
Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS) của Shopee là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo hoạt động mua sắm trực tuyến diễn ra trơn tru và hiệu quả. Các chức năng chính của hệ thống này bao gồm:
Nhận đơn hàng từ người mua: Khi người mua đặt hàng trên Shopee, hệ thống OMS sẽ tiếp nhận thông tin đơn hàng Thông tin này bao gồm các chi tiết như sản phẩm được đặt, số lượng, địa chỉ giao hàng, phương thức thanh toán và các ghi chú từ người mua (nếu có) Sau khi đơn hàng được xác nhận, hệ thống sẽ bắt đầu quá trình xử lý để chuẩn bị cho các bước tiếp theo như đóng gói và vận chuyển.
Phân phối đơn hàng cho các đơn vị vận chuyển: OMS tự động phân tích và lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp dựa trên nhiều yếu tố như địa điểm giao hàng, khung thời gian giao dự kiến, và năng lực vận chuyển của các đối tác giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển, đảm bảo rằng đơn hàng được giao nhanh chóng và đúng hẹn Việc phân phối tự động này cũng giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với việc xử lý thủ công, đặc biệt khi Shopee phải xử lý hàng ngàn đơn hàng mỗi ngày.
Theo dõi trạng thái đơn hàng: OMS liên tục theo dõi tiến trình của mỗi đơn hàng, từ lúc đặt hàng, đóng gói, vận chuyển đến khi đơn hàng được giao thành công cho người mua Hệ thống này sẽ cập nhật trạng thái đơn hàng theo thời gian thực, từ việc xác nhận đơn hàng, giao cho đơn vị vận chuyển, đến các giai đoạn khác như "đang vận chuyển", "đang giao hàng" và cuối cùng là "đã giao thành công".
Cung cấp thông tin theo dõi đơn hàng cho người mua: Shopee cung cấp cho người mua khả năng theo dõi đơn hàng của họ một cách chi tiết OMS sẽ cung cấp cho người mua mã theo dõi và hiển thị trạng thái hiện tại của đơn hàng trên ứng dụng Shopee Người mua có thể biết được đơn hàng của họ đang ở đâu, đã được giao cho đơn vị vận chuyển hay chưa, và dự kiến khi nào sẽ nhận hàng
Hệ thống quản lý kho (Warehouse Management System - WMS) của Shopee là một công cụ kỹ thuật số giúp quản lý và điều hành các hoạt động trong kho hàng một cách hiệu quả WMS chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm soát và tối ưu hóa các quy trình liên quan đến lưu trữ, phân loại và vận chuyển hàng hóa Hệ thống này đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo rằng Shopee có thể lưu trữ hàng hóa một cách khoa học, tiết kiệm chi phí vận hành và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng Hệ thống này bao gồm các chức năng như:
Nhập hàng: Khi hàng hóa được chuyển đến kho, hệ thống sẽ ghi nhận thông tin chi tiết của từng mặt hàng, bao gồm số lượng, loại hàng, ngày nhập, và các thông tin khác cần thiết đảm bảo rằng hàng hóa được sắp xếp và lưu trữ một cách có tổ chức, dễ dàng kiểm soát.
Xuất hàng: Khi hàng hóa cần được gửi đến khách hàng hoặc chuyển đi địa điểm khác, hệ thống WMS sẽ quản lý quá trình xuất hàng từ kho Hệ thống giúp xác định vị trí hàng hóa trong kho, lựa chọn đường đi tối ưu nhất để lấy hàng, và đảm bảo hàng hóa được xuất kho một cách chính xác và hiệu quả.
Quản lý tồn kho: Hệ thống WMS cung cấp các công cụ để theo dõi số lượng hàng hóa tồn tại trong kho tại bất kỳ thời điểm nào Điều này bao gồm việc theo dõi các mức độ tồn kho tối thiểu và tối đa, cảnh báo khi có sự thay đổi về số lượng hàng hóa, và giúp lập kế hoạch nhập hàng sao cho phù hợp với nhu cầu.
Theo dõi hàng hóa trong kho: Hệ thống cho phép theo dõi vị trí cụ thể của từng mặt hàng trong kho Điều này không chỉ giúp quá trình lấy hàng và kiểm kê hàng hóa trở nên dễ dàng hơn mà còn giảm thiểu khả năng hàng hóa bị thất lạc hoặc nhầm lẫn.
Hệ thống quản lý vận tải (Transportation Management System - TMS) là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp thương mại điện tử như Shopee TMS giúp tự động hóa và tối ưu hóa quy trình vận chuyển, từ đó giảm thiểu chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động Hệ thống bao gồm các chức năng như:
Tìm kiếm và lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp: Hỗ trợ Shopee tìm kiếm và lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp với từng đơn hàng Hệ thống này thường được tích hợp với nhiều đối tác vận chuyển khác nhau, từ đó đưa ra các lựa chọn tối ưu dựa trên các tiêu chí như TMS sẽ so sánh giá cước của các đối tác vận chuyển và lựa chọn đơn vị có giá cả phù hợp nhất, giúp giảm chi phí vận chuyển cho người bán và người mua Tùy vào khoảng cách địa lý và yêu cầu của khách hàng hệ thống sẽ lựa chọn đơn vị vận chuyển có khả năng giao hàng nhanh nhất
Theo dõi lịch trình vận chuyển: Người bán lẫn người mua có thể theo dõi tiến trình vận chuyển của đơn hàng thông qua hệ thống Mỗi giai đoạn của quá trình vận chuyển, từ việc lấy hàng, trung chuyển, đến giao hàng cuối cùng, đều được cập nhật trong thời gian thực Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra trong quá trình vận chuyển như hư hỏng hàng hóa, trì hoãn giao hàng, hoặc không thể giao hàng, TMS sẽ ghi nhận và thông báo kịp thời đến các bên liên quan Điều này giúp Shopee và các đối tác vận chuyển có thể xử lý sự cố nhanh chóng và hiệu quả.
Quản lý chi phí vận chuyển: Tự động tính toán chi phí vận chuyển dựa trên các yếu tố như kích thước, trọng lượng hàng hóa, khoảng cách vận chuyển, và giá cước của từng đơn vị vận chuyển, TMS sẽ tự động tính toán chi phí vận chuyển TMS có thể gợi ý các phương án vận chuyển kết hợp hoặc gom đơn để giảm thiểu chi phí Shopee có thể sử dụng TMS để theo dõi chi phí vận chuyển theo thời gian và phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định tối ưu hóa chi phí. Thông qua việc phân tích, Shopee có thể đánh giá hiệu quả của từng đối tác vận chuyển và đưa ra những điều chỉnh hợp lý để giảm chi phí.
ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SHOPEE
Ưu điểm
Tốc độ giao hàng nhanh chóng, đúng hạn
Trong chiến lược chuỗi cung ứng mới, thay vì giao toàn bộ quá trình vận chuyển cho các dịch vụ logistics bên thứ ba Shopee hiện đang vận hành một bộ phận vận chuyển riêng là Shopee Express để thực hiện các đơn hàng trong cùng một thời điểm Chiến lược chuỗi cung ứng mới của Shopee đã nhanh chóng thích ứng với lượng nhu cầu tăng cao của khách hàng về giao hàng nhanh Đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng, giúp đảm bảo sự đa dạng và tính phủ sóng trong việc chuyển phát hàng hóa
Shopee cung cấp nhiều tùy chọn giao hàng đa dạng: Giao hàng tiêu chuẩn và giao hàng nhanh, giao hàng hỏa tốc Dịch vụ tùy chọn giao hàng của Shopee khẳng định rằng khách hàng có thể nhận hàng một cách nhanh chóng, thậm chí trong vòng vài giờ sau khi đã chốt đơn Sự ra đời của Shopee Express đã hỗ trợ rất nhiều trong khâu vận chuyển hàng hóa của Shopee.
Hoàn tất cập nhật tình trạng đơn hàng
Hệ thống theo dõi và thông báo đơn hàng thời gian thực là một yếu tố quan trọng giúp Shopee chiếm được lòng tin của khách hàng Hệ thống này cho phép người mua hàng có thể dễ dàng theo dõi quá trình vận chuyển của đơn hàng từ khi đặt hàng đến khi nhận được sản phẩm, hiển thị thời gian dự kiến nhận hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về đơn hàng, người dùng có thể trực tiếp liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng của Shopee.
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao
Shopee chú trọng đến chất lượng dịch vụ giao hàng, đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển an toàn, không bị hỏng hóc, đổ vỡ trong quá trình giao hàng cũng như xây dựng trải nghiệm mua sắm thú vị cho khách hàng.
Tính linh hoạt đáp ứng nhu cầu của người bán và người mua Đối với khách hàng: Chính sách hỗ trợ đổi trả linh hoạt, giúp khách hàng dễ dàng trả lại hàng hóa khi có sự cố hoặc không hài lòng về sản phẩm theo các quy định của Shopee Người mua được phép lựa chọn các hình thức thanh toán đa dạng như: thanh toán khi nhận hàng, qua thẻ ngân hàng, qua ví điện tử… Đối với người bán và các doanh nghiệp: Shopee hỗ trợ phí vận chuyển cho các đơn hàng với chính sách vận chuyển cực kì ưu đãi Người bán được hỗ trợ, hướng dẫn các thông tin đầy đủ, hoàn toàn miễn phí và công khai minh bạch về cách thức bán sản phẩm trên Shopee.
Hệ thống quản lý tình trạng kho hàng hiện đại
Ngoài phương thức người bán tự chịu trách nhiệm và tự vận hành quản lý kho hàng, Shopee cũng đã triển khai 4 kho hàng lớn tại Bắc Ninh, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng Các kho hàng này áp dụng hệ thống quản lý kho tự động Warehouse Management System và ứng dụng hệ thống quản lý đơn hàng Order Management System giúp Shopee hoạt động nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ tối ưu cho người mua và người bán.