Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 20 năm 2000 2020, lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu từnông nghiệp sang lâm nghiệp và thủy sản theo hướng giảm dần tỷtrọn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
Giảng viên hướng dẫn : Võ Thị Lệ Uyển
Sinh viên thực hiện : Nhóm 1
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 05 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Cấu trúc đề tài 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1 Một số khái niệm và lý thuyết liên quan 5
1.1.1 Nông nghiệp 5
1.1.2 Năng suất lao động (LP) 5
1.1.3 Số lao động trong nông nghiệp (L) 6
1.1.4 Số lao động đã qua đào tạo trong nông nghiệp (EDU) 7
1.1.5 Thu nhập bình quân của người lao động nông nghiệp (INC) 7
1.1.6 Vốn đầu tư vào nông nghiệp (I) 8
1.2 Tổng quan tình hình nông nghiệp Việt Nam 9
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG 11
2.1 Phương pháp nghiên cứu 11
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 11
2.1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 11
2.1.3 Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu 11
2.2 Xây dựng mô hình 11
2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 11
2.2.2 Mô hình hồi quy tổng thể 12
2.2.3 Mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên 12
2.2.4 Giải thích các biến số trong mô hình 12
2.2.5 Các giả thuyết ban đầu 13
2.3 Mô tả số liệu 13
2.3.1 Nguồn dữ liệu 13
2.3.2 Mô tả thống kê số liệu 14
2.3.3 Tương quan giữa các biến trong mô hình 15
Trang 4CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ SUY DIỄN THỐNG
KÊ 16
3.1 Phân tích hồi quy và kiểm định ý nghĩa thống kê 16
3.1.1 Kết quả mô hình hồi quy 16
3.1.2 Kiểm định tính ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy 16
3.1.3 Kiểm định tính có ý nghĩa của mô hình hồi quy 17
3.2 Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình 17
3.2.1 Kiểm định dạng hàm của mô hình OLS 17
3.2.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 18
3.2.3 Kiểm định đa cộng tuyến 18
3.2.3.1 Cách khắc phục 19
3.2.3.2 Giải thích và biện luận 20
3.2.4 Kiểm định tự tương quan 21
3.2.4.1 Kiểm tra tự tương quan 21
3.2.4.2 Kiểm tra tự tương quan Bậc 1 21
3.2.4.3 Kiểm tra tự tương quan Bậc 3 22
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP 22
4.1.Đổi mới khoa học công nghệ 22
4.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã qua đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp 22
4.3 Thu hút vốn đầu tư 23
4.4 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế 24
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 5Theo báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2018 của ViệnNghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR cho thấy, năng suất lao độngcủa Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực Đối vớinông nghiệp, năng suất lao động của Việt Nam tính theo GDP bìnhquân một lao động nông nghiệp thuộc nhóm thấp và đang giảm, chỉbằng 1/16 Malaysia và 2/5 Thái Lan
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 20 năm (2000 2020), lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu từnông nghiệp sang lâm nghiệp và thủy sản theo hướng giảm dần tỷtrọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp và thủy sản Nếunăm 2000, nông nghiệp chiếm tới 80,79% giá trị gia tăng của khu vựcnông lâm nghiệp và thủy sản (thủy sản chiếm 13,76%, lâm nghiệp chỉchiếm 5,45%), thì năm 2010, nông nghiệp chỉ còn chiếm 78,27%,giảm 2,52 điểm phần trăm so với năm 2000; lâm nghiệp chiếm 3,55%,giảm 1,9 điểm phần trăm; thủy sản chiếm 18,18%, tăng 4,42 điểmphần trăm Sự dịch chuyển của lực lượng lao động từ sản xuất nôngnghiệp sang các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ,…đang dẫn đếntình trạng thiếu hụt lao động trong sản xuất nông nghiệp, nhất là laođộng trẻ Năng suất lao động khu vực kinh tế nông nghiệp - nông thônchưa tương xứng với sự phát triển chung của nền kinh tế, vốn đang cónăng suất lao động thấp so với khu vực và trên thế giới
-Vậy thì những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất lao độngtrong nông nghiệp và làm cho năng suất lao động trong nông nghiệpcủa Việt Nam chưa cao? Để hiểu rõ vấn đề trên nhóm em lựa chọn đềtài "Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp ViệtNam giai đoạn 2011 - 2020"
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năngsuất lao động nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Trang 6Xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúngđến năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
Từ đó, đề xuất các phương án để nâng cao năng suất lao độngnông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất laođộng trong nông nghiệp Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: năng suất lao động nông nghiệp Việt Namgiai đoạn 2011 - 2020
4 Cấu trúc đề tài
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, đề tài nghiêncứu được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và mô hình kinh tế lượngChương 3: Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê
Chương 4: Giải pháp
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm và lý thuyết liên quan
1.1.1 Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sửdụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vậtnuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực,thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp làmột ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt,chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâmnghiệp, thủy sản Ngoài ra, Nông nghiệp là một ngành kinh tế quantrọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷtrước đây khi công nghiệp chưa phát triển
1.1.2 Năng suất lao động (LP)
Năng suất lao động là số lượng sản phẩm được người lao độngsản xuất ra trong một đơn vị thời gian Khái niệm năng suất lao độngphản ánh tính lợi nhuận, tính hiệu quả và giá trị chất lượng và là chỉtiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội được lượng hóa bằngmức tăng giá trị gia tăng của tất cả nguồn lực
Trang 7Có hai loại năng suất lao động đó là năng suất lao động cá biệt
và năng suất lao động xã hội Trên thị trường hàng hóa được trao đổikhông phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội Chính vì vậy, năngsuất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa là năngsuất lao động xã hội
Năng suất lao động thường được định nghĩa là số lượng sảnphẩm (GDP) được tạo ra trên một đơn vị người lao động làm việc(hoặc trên mỗi giờ lao động) Theo hướng dẫn về đo lường năng suấtcủa OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), năng suất laođộng dựa trên giá trị gia tăng là thông số phổ biến nhất để tính toánnăng suất lao động Để tính được năng suất lao động tổng, ILO sửdụng số liệu có thể so sánh được trên bình diện quốc tế lấy từ Các chỉ
số Phát triển Thế giới (World Development Indicators) của Ngânhàng Thế giới (để tính GDP theo sức mua tương đương (PurchasingPower Parity)) và Mô hình Kinh tế lượng về Xu hướng của ILO (để tínhtổng số việc làm)
Như vậy, năng suất lao động phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra(là sản phẩm) và đầu vào (là lao động) được đo bằng thời gian làmviệc Từ nhiều khái niệm khác nhau về năng suất lao động chúng ta cóthể hiểu một cách tổng quát nhất “năng suất lao động là một phạmtrù kinh tế, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của người laođộng trong quá trình sản xuất ”
Về mặt lý thuyết của việc tăng năng suất lao động: Tăng năngsuất lao động có nghĩa là giảm chi phí lao động cho một đơn vị sảnphẩm Trong một thời gian như nhau, nếu năng suất lao động càngcao thì số lượng giá trị sử dụng sản xuất ra càng nhiều nhưng giá trịsáng tạo ra không vì thế mà tăng lên Khi năng suất lao động tăng thìthời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm càng ít, dẫn đếngiá trị của đơn vị hàng hoá đó giảm, giá thành của sản phẩm đó giảm,nhưng không làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm đó C.Mác viết: “Nói chung, sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao độngtất yếu để sản xuất ra một vật phẩm sẽ càng ngắn và khối lượng laođộng kết tinh trong sản phẩm đó càng nhỏ,thì giá trị của vật phẩm đócàng ít Ngược lại, sức sản xuất của lao động càng ít thì thời gian laođộng tất yếu để sản xuất ra một sản phẩm sẽ càng dài và giá trị của
nó cũng càng lớn Như vậy là, số lượng của đơn vị hàng hoá thay đổi tỷ
lệ thuận với số lượng của lao động thể hiện trong hàng hoá đó, và thayđổi tỉ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó
Trang 81.1.3 Số lao động trong nông nghiệp (L)
Số lao động trong nông nghiệp là số người tham gia hoạt độngtrong lĩnh vực nông nghiệp Tại Việt Nam, dịch chuyển lao động làmột xu thế khách quan của quá trình vận động của các nền kinh tế.Quá trình dịch chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệpđược đẩy mạnh cùng với quá trình phát triển kinh tế, dịch chuyển cơcấu ngành và công nghiệp hóa, đô thị hóa Ở Việt Nam, trong nhữngnăm gần đây, xu hướng dịch chuyển lao động nông nghiệp đang diễn
ra mạnh mẽ và là một trong những chỉ báo cho thấy sự phát triển theohướng ngày càng hiện đại của nền kinh tế
Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, dân số thành thịngày càng tăng, trong khi dân số nông thôn có xu hướng giảm Dân sốkhu vực thành thị ở Việt Nam năm 2019 là 33.122.548 người so với26.515.900 người năm 2010, tương ứng chiếm 34,4% so với mức30,6% tổng dân số cả nước Từ năm 2009 đến nay, tỷ trọng dân số khuvực thành thị tăng 4,8 điểm phần trăm Một trong những lý do dẫnđến sự thay đổi này chính là quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh vàrộng khắp tại nhiều địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khuvực thành thị
So sánh số liệu thống kê hằng năm cho thấy, sự dịch chuyểngiảm dần đều về cơ cấu lao động ngành nông nghiệp trong tổng sốlao động Tỷ trọng lao động có việc làm trong khu vực nông, lâm, thủysản ở nước ta liên tục giảm, từ 53,9% năm 2009 xuống còn 35,3% năm
2019 Đây là lần đầu tiên, số lao động làm việc trong khu vực dịch vụcao hơn số lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản
So sánh số liệu thống kê hằng năm cho thấy, sự dịch chuyểngiảm dần đều về cơ cấu lao động ngành nông nghiệp trong tổng sốlao động Tỷ trọng lao động có việc làm trong khu vực nông, lâm, thủysản ở nước ta liên tục giảm, từ 53,9% năm 2009 xuống còn 35,3% năm
2019 Đây là lần đầu tiên, số lao động làm việc trong khu vực dịch vụcao hơn số lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản
1.1.4 Số lao động đã qua đào tạo trong nông nghiệp (EDU)
Người lao động đã qua đào tạo, học nghề là những người đãđược trang bị kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để thựchiện công việc trong một ngành nghề cụ thể Điều này có thể đạtđược thông qua các chương trình đào tạo, khóa học, đào tạo thực tếhoặc các chương trình đào tạo khác tùy thuộc vào ngành nghề và quyđịnh của địa phương Người lao động đã qua đào tạo, học nghề
Trang 9thường có nhiều lợi thế hơn so với những người không có đào tạochuyên môn tương đương Họ có thể có được mức lương cao hơn, đượcxem là chuyên gia trong lĩnh vực của mình và có thể dễ dàng tiến xatrong sự nghiệp của mình Hơn nữa, đào tạo và học nghề cũng giúpngười lao động phát triển kỹ năng, tăng tính cạnh tranh trong thịtrường lao động và tạo ra sự đa dạng và sáng tạo trong ngành nghề.
1.1.5 Thu nhập bình quân của người lao động nông nghiệp (INC)
Thu nhập bình quân đầu người GDP là chỉ tiêu kinh tế - xã hộiquan trọng phản ánh "mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầnglớp dân cư" để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệnghèo làm cơ sở cho hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sốngcủa nhân dân, xóa đói giảm nghèo
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng bằng tổng thu nhậptrong năm của hộ chia cho số nhân khẩu bình quân năm của hộ vàchia cho 12 tháng :
Trong đó:
Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền mà giá trị hiện vật sau khi trừchi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong mộtthời kỳ nhất định, thường là 1 năm Thu nhập của hộ bao gồm:
- Thu từ tiền công, tiền lương;
- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chiphí sản xuất và thuế sản xuất);
- Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thủy sản(sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);
- Thu khác được tính vào thu nhập như thu do biếu, mừng, lãitiết kiệm,
Trang 10Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiết kiệm, thu
nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốnnhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh,
1.1.6 Vốn đầu tư vào nông nghiệp (I)
Thời gian qua, số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đã có sựtăng lên đáng kể Tuy nhiên, nếu so với số doanh nghiệp đang hoạtđộng tại Việt Nam, thì doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệptại Việt Nam hiện đang rất khiêm tốn TS Đinh Trọng Thắng, Trưởngban Chính sách đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương(CIEM) cho rằng, cần phải có một Nghị quyết của Chính phủ về địnhhướng và giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, coiđây là trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong tái cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn trong thời gian tới
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm trướcđây toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp chỉ có hơn 3.000 doanhnghiệp, chiếm chưa đến 1% số doanh nghiệp của cả nước Nhưngriêng năm 2017 đã có thêm gần 2.000 doanh nghiệp đầu tư vào nôngnghiệp Năm 2017 được cho là năm đặc biệt, lần đầu tiên sau nhiềunăm, số doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào nông nghiệp tăng lên mạnh
mẽ
Tuy nhiên, hiện số doanh nghiệp đang đầu tư vào lĩnh vực nôngnghiệp còn rất nhỏ bé so với lực lượng doanh nghiệp trên cả nước.Theo TS Đinh Trọng Thắng, một trong những nguyên nhân cácdoanh nghiệp chưa thực sự mặn mà là thể chế thị trường hoạt độngchưa đủ mạnh và chưa thông suốt ở khu vực nông nghiệp, nông thôn,dẫn đến doanh nghiệp khó tiếp cận đến các nguồn lực sản xuất nhưđất đai và lao động ở nông thôn, cũng như nguồn lực thị trường
Trong đó, có một vấn đề rất lớn cần được giải quyết, đó là quan
hệ giữa mục tiêu tăng thu nhập cho người nông dân và mục tiêu đảmbảo diện tích trồng một số loại cây cụ thể; trong đó có cây lúa Haynói cách khác, theo TS Đinh Trọng Thắng là cần có một tư duy mới,một cách tiếp cận mới trong vấn đề bảo đảm an ninh lương thực,tránh đồng nhất an ninh lương thực với diện tích và sản lượng một sốloại cây cụ thể,…
Bên cạnh đó, còn nhiều rào cản, khó khăn khi đầu tư vào nôngnghiệp, đặc biệt là những bất cập về vấn đề hạn điền Từ năm 2013,Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách
Trang 11khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghịđịnh 210) Tuy nhiên, việc triển khai Nghị định còn nhiều bất cập;trong đó tích tụ ruộng đất còn khó khăn
1.2 Tổng quan tình hình nông nghiệp Việt Nam
Nông nghiệp Việt Nam trước đây là nền nông nghiệp sản xuấtnhỏ, lạc hậu, phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên Nghề nông cơ bản đượccha truyền con nối, truyền bá kinh nghiệm sản xuất của thế hệ trướcđối với thế hệ sau Các nghề truyền thống trong nông thôn cũng đượctruyền dạy theo kiểu như vậy Đào tạo nghề cho lao động nôngnghiệp, nông thôn thực sự chỉ được bắt đầu chú ý từ khi đổi mới kinh
tế, chuyển sang nền kinh tế thị trường Sự phát triển của sản xuấtnông nghiệp theo hướng sản xuất lớn, ứng dụng thành tựu khoa họccông nghệ hiện đại gắn với kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đòi hỏiphải thay đổi căn bản chất lượng, trình độ lao động nông thôn về mọimặt
Trong 11 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nôngnghiệp, nông thôn (2010 - 2020), cả nước có gần 10 triệu lao độngnông thôn được học nghề, đạt 89% mục tiêu Đề án đặt ra (11 triệungười), trong đó gần 4,6 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề theo Đề
án 1956, đạt 65% kế hoạch 11 năm của Đề án (7,052 triệu người),trong đó, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho 4,57triệu người, đạt 70% kế hoạch 11 năm của Đề án (6,54 triệu người),trong đó có: 53,4% lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề là nữ;40,2% học nghề nông nghiệp, 59,8% học nghề phi nông nghiệp; 1,8%
là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công vớicách mạng; 25,8% người dân tộc thiểu số; 4,9% người thuộc hộnghèo; 1,7% người bị thu hồi đất canh tác; 4,7 người khuyết tật; 3%người thuộc hộ cận nghèo, còn lại là lao động nông thôn khác được hỗtrợ học nghề; thí điểm đặt hàng dạy nghề trình độ cao đẳng, trungcấp giai đoạn 2010-2015 cho 10.534 người thuộc diện hộ nghèo,người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác cókhó khăn về kinh tế Trong số 4,57 triệu lao động nông thôn được hỗtrợ học nghề có 1,84 triệu lao động nông thôn học nghề nông nghiệp,chiếm 40,2%; 2,73 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề phinông nghiệp, chiếm 59,8% Sau khi đào tạo nghề, gần 4 triệu người
có việc làm đạt 86,5% (mục tiêu tối thiểu 70% số lao động có việc làmsau học nghề), giai đoạn 2016-2020 đạt 89,3%
Trang 12Kết quả nêu trên đã góp phần quan trọng vào việc giải quyếtviệc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao độngnông thôn Đào tạo nghề đã chú trọng gắn với thế mạnh địa phương,với quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch phát triển kinh tế - xãhội và quy hoạch xây dựng nông thôn mới; đào tạo nghề đang chuyểnsang đào tạo theo yêu cầu, nhu cầu của doanh nghiệp, nhu cầu củangười lao động, gắn đào tạo với tư vấn, định hướng nghề nghiệp.Công tác đào tạo nghề đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơcấu lao động Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản trongtổng số lao động cả nước giảm từ 49,5% năm 2010 xuống còn 33,5%năm 2020 Công tác đào tạo nghề đã góp phần quan trọng trong việcphát triển các loại hình kinh tế tập thể, hợp tác xã thông qua các hìnhthức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra nhiều công ăn việclàm, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinhthần cho người dân và đóng góp tích cực vào sự thành công trong xâydựng nông thôn mới, góp phần quan trọng trong việc hình thành cáchình thức sản xuất - kinh doanh có hiệu quả.
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ hiệu quả của công tác đào tạo nghềcho lao động nông nghiệp, nông thôn, cần thẳng thắn chỉ ra nhữnghạn chế sau đây:
Một là, nhu cầu về đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở nông thôn
hiện rất lớn, song chưa đáp ứng được Trong những năm qua, mặc dùquá trình đô thị hóa và hội nhập kinh tế đã thúc đẩy quá trình chuyểndịch lao động từ nông thôn ra thành thị, tuy nhiên, lao động vẫn tậptrung ở khu vực nông thôn rất cao, tiếp tục gây sức ép về nhu cầu đàotạo và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn
Hai là, sự di cư của lao động nông thôn ra thành thị ồ ạt gây
thiếu hụt lao động ở nông thôn và gia tăng sức ép việc làm Năm
2020, số người di cư từ 15 tuổi trở lên là 877,8 nghìn người, chủ yếuđến khu vực thành thị (69,0%) Sự di cư tự phát này khiến cho tỷ lệthất nghiệp của người di cư (9,82%) cao hơn khoảng 4,4 lần so với tỷ
lệ thất nghiệp chung của lao động từ 15 tuổi trở lên (2,25%) mà phầnlớn tập trung ở những lao động nông thôn không qua đào tạo chuyênmôn, kỹ thuật
Ba là, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở khu vực nông thôn còn thấp.
Chất lượng lao động từng bước được cải thiện, nhưng còn hạn chế,làm cho thu nhập của người lao động không thể tăng nhanh, gây rachênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn
Trang 13Năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trởlên tại khu vực nông thôn là 16%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ củathành thị (39,3%) và thấp hơn so với mức chung của cả nước (24,6%).
Bốn là, quy mô đào tạo các ngành nghề trong lĩnh vực nông
nghiệp ngày càng giảm mạnh Sự dịch chuyển cơ cấu lao động từnông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp là phù hợp, các ngànhnghề trong lĩnh vực nông nghiệp bị thu hẹp là tất yếu Tuy nhiên, córất nhiều ngành nghề cần thiết trong lĩnh vực nông nghiệp (trồngtrọt, chăn nuôi, thú y, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông, lâmsản, dịch vụ nông nghiệp ) để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, ítngười muốn vào học những ngành này do có xu hướng ly hương, lynông để lập nghiệp
Năm là, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu,
dạy nghề chưa gắn với nhu cầu việc làm và còn biểu hiện lãng phí Sựhình thành hàng loạt các trung tâm dạy nghề, nhất là tại cấp huyệnnhưng không đủ năng lực đào tạo nên chỉ xoay quanh các lớp nghềmay công nghiệp, sửa chữa cơ khí nhỏ, lái xe, với số người học ít ỏi,gây lãng phí cơ sở vật chất
Sáu là, chất lượng đào tạo nghề còn quá thấp so với yêu cầu
thực tế và trình độ của các nước trong khu vực Lực lượng lao độngphần lớn vẫn còn thiếu kỹ năng và kiến thức để đáp ứng yêu cầu củathị trường
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG
2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu chéo gồm 4 nhân tố
cụ thể là: L, EDU, INC và I trong năm 10 năm từ năm 2011 đến năm 2020 Nguồn dữliệu được nhóm tổng hợp từ Tổng cục thống kê (https://www.gso.gov.vn/) và The WorldBank (https://www.worldbank.org/en/home)
2.1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Sử dụng phần mềm Excel, STATA để xử lý sơ số liệu và tính ma trận tương quangiữa các biến
2.1.3 Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Chạy phần mềm STATA hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương tốithiểu thông thường (OLS) để ước lượng ra tham số của các mô hình hồi quy đa biến Vớiphần mềm STATA ta dễ dàng:
Dùng kiểm định RESET của Ramsey để xem mô hình có bỏ sót biến hay không
Trang 14 Xét phân tử phóng đại phương sai VIF để nhận biết khuyết tật đa cộng tuyến.
Dùng kiểm định Breusch - Pagan để kiểm định khuyết tật phương sai sai số thayđổi và Robust Standard Errors hồi quy mô hình theo phương pháp sai số chuẩnmạnh
Dùng kiểm định Jarque - Bera để kiểm tra sai số ngẫu nhiên có tuân phân phốichuẩn hay không
Dùng Correlation Matrix trong phần mềm STATA để tìm ma trận tương quangiữa các biến
Dùng kiểm định F để nhận xét sự phù hợp của mô hình
2.2 Xây dựng mô hình
2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình: Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.2.2 Mô hình hồi quy tổng thể
+ L: Số lao động trong nông nghiệp Đơn vị: nghìn người;
+ EDU: Số lao động đã qua đào tạo trong nông nghiệp Đơn vị: nghìn người;