TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQG HNVIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ LƯỢNG Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng tới sức bật đà của VĐV bóng chuyền nữ Việt Nam Giảng viên bộ môn: PGS.TS
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQG HN
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ LƯỢNG
Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng tới sức bật đà của VĐV bóng
chuyền nữ Việt Nam
Giảng viên bộ môn: PGS.TS Lê Đình Hải
Nhóm sinh viên thực hiện Mã sinh viên
Hà nội, ngày 25 tháng 12 năm 2023
Trang 2I Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến sức bật đà của vận động viên bóng chuyền nữ chuyên nghiệp tại Việt Nam" không chỉ là một bài nghiên cứu
mà còn là một đề tài cấp thiết trong bối cảnh thể thao Việt Nam đang ngày càng phát triển và chuyển biến Việc hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến sức bật đà của vận động viên bóng chuyền nữ không chỉ mang lại thông tin hữu ích cho giới nghiên cứu mà còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu suất của các câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia, đồng thời làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của môn thể thao này ở Việt Nam.
Một trong những lý do khiến đề tài này trở nên cấp thiết là để giải quyết các thách thức mà vận động viên bóng chuyền nữ đang phải đối mặt trong quá trình tập luyện và thi đấu Việc nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến sức bật đà sẽ giúp đội ngũ huấn luyện và chuyên gia thể dục
có cái nhìn toàn diện về tình hình cụ thể của các vận động viên, từ đó có thể xây dựng các phương pháp tập luyện và huấn luyện hiệu quả hơn Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thành tích thi đấu mà còn tăng cường sức khỏe và phong độ cho các vận động viên, giúp họ duy trì sự cạnh tranh và đồng thời giảm nguy cơ chấn thương Đồng thời, việc nghiên cứu này còn giúp các câu lạc bộ hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sức bật đà và tuyển dụng, lựa chọn vận động viên lớp năng khiếu có tố chất cũng như có sức bật tốt để tập luyện, phát triển và thi đấu môn thể thao này.
Trong tổng thể, đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sức bật đà của vận động viên bóng chuyền nữ chuyên nghiệp tại Việt Nam không
Trang 3chỉ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học mà còn đóng góp tích cực vào
sự phát triển và thăng tiến của môn thể thao này ở quốc gia chúng ta.
2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của bài nghiên cứu là tìm ra được những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến sức bật đà của vận động viên bóng chuyền nữ chuyên nghiệp tại Việt Nam từ đó ưu tiên những yếu tố này để áp dụng vào khâu tuyển dụng của các câu lạc bộ và cải thiện sức bật cho các vận động viên bóng chuyền nữ đang trong giai đoạn nâng cao kỹ năng và thể lực
Câu hỏi nghiên cứu: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sức bật đà của các vận động viên bóng chuyền nữ chuyên nghiệp tại Việt Nam?
3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vận động viên bóng chuyền nữ chuyên nghiệp tại Việt Nam Đối tượng này bao gồm những người tham gia chuyên môn trong lĩnh vực bóng chuyền nữ, có thể là cầu thủ đang thi đấu tại các đội tuyển quốc gia, các đội câu lạc bộ hàng đầu, hoặc những vận động viên tiềm năng đang theo đuổi sự nghiệp chuyên nghiệp trong bóng chuyền nữ.
4 Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài về các yếu tố ảnh hưởng đến sức bật đà của vận động viên bóng chuyền nữ chuyên nghiệp tại Việt Nam có thể mang lại nhiều đóng góp cho lĩnh vực này:
Tuyển chọn hoặc duy trì thể trạng của vận động viên: Nghiên cứu có thể
đưa ra sự ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân của vận động viên như chiều
Trang 4cao, cân nặng đều có thể ảnh hưởng đến sức bật đà của họ Từ đó, nhà tuyển dụng và các huấn luyện viên có thể có sự lựa chọn phù hợp và duy trì thể trạng của vận động viên để họ có thể phát huy sức bật đà của mình.
Đào tạo và huấn luyện: Nghiên cứu chỉ ra mức tạ cũng ảnh hưởng đến
sức bật đà của vận động viên nhằm cải thiện sức bật đà của họ Các huấn luyện viên có thể xem xét đến mức tạ mà các vận động viên đang tập để cải thiện sức bật, nên tăng lên hay giảm đi cho phù hợp với sự kỳ vọng của huấn luyện viên và cải thiện sức bật hết mức có thể cho huấn luyện viên.
Chế độ ăn: Yếu tố dinh dưỡng, chế độ ăn uống có thể làm nổi bật vai
trò của sức khỏe trong việc duy trì và cải thiện sức bật đà Với bữa ăn đảm bảo chất lượng thì chắc chắn sẽ đảm bảo cơ thể đủ dinh dưỡng và thể lực để hoàn thành bài tập của huấn luyện viên đưa ra.
II Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài những yếu tố ảnh hưởng đến sức bật đà của vận động viên nói chung cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến sức bật đà của vận động viên bóng chuyền nữ Việt Nam trong các trận thi đấu nói riêng Cho nên nhóm đã thực hiện bài nghiên cứu này với các yếu tố là biến giải thích như: chiều cao, mức tạ, cân nặng, suất ăn Đây là những yếu tố có thể tác động đến biến được giải thích “ Các yếu tố ảnh hưởng đến sức bật đà của vận động viên nữ bóng chuyền Việt Nam ”.
2.1: Một số khái niệm
Chiều cao của người: Chiều cao của người được định nghĩa là khoảng
cách từ đỉnh đầu (đỉnh của đầu) đến đáy chân (bàn chân) của một người
Trang 5khi đứng thẳng và không đeo giày Đây là một trong những chỉ số thể hiện kích thước cơ thể của con người, và nó có thể đo bằng đơn vị đo lường như centimet hoặc feet và inches.
Mức tạ tập luyện
Mức tạ tập luyện của vận động viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mục tiêu huấn luyện, loại hình thể thao mà họ tham gia, cơ địa và sức mạnh cá nhân Điều này có thể bao gồm việc sử dụng tạ, tăng cường
cơ bắp và sức mạnh, cũng như đào tạo sức bền và linh hoạt.
Mức tạ tập luyện thường được thiết kế để phát triển cơ bắp, cải thiện sức mạnh, và nâng cao hiệu suất trong các hoạt động thể thao cụ thể Vận động viên thường sử dụng các bộ tập luyện tạ như thanh tạ, đĩa tạ, tạ đơn, hoặc máy tập luyện cụ thể để thực hiện các bài tập đa dạng nhằm đạt được mục tiêu luyện tập của họ Cân nặng của tạ thông thường sẽ được đo bằng kg.
Sức bật đà
Sức bật đà ở vận động viên bóng chuyền là khả năng của người chơi tạo
ra sức mạnh từ việc di chuyển và đẩy cơ thể của mình để thực hiện các động tác nhảy, nhấn, đẩy, với mục tiêu làm tăng độ cao, sức đẩy của cú tấn công hoặc sự linh hoạt trong việc di chuyển trên sân Sức bật đà không chỉ đòi hỏi sức mạnh cơ bắp mà còn yêu cầu kỹ thuật, tốc độ và
sự linh hoạt để có thể tạo ra sức đẩy mạnh mẽ và hiệu quả trong khi chơi bóng chuyền Đây là một kỹ năng quan trọng giúp cầu thủ vận động linh hoạt, tăng cường sức mạnh và hiệu suất trên sân.
Trang 6Suất ăn
"Suất ăn" là để chỉ một phần đồ ăn hoặc bữa ăn cụ thể dành cho một người Suất ăn thường được định nghĩa bằng một lượng thức ăn cụ thể được chuẩn bị hoặc phục vụ để cung cấp đủ dinh dưỡng cho một người trong một lần ăn Suất ăn tại việt nam được tính bằng tiền vnđ
2.2: Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Cụ thể:
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ việc khảo sát bảng hỏi dành cho các VĐV bóng chuyền nữ và các bài nghiên cứu trước đây.
Phương pháp phân tích dữ liệu : Tổng hợp và phân tích các nội dung nghiên cứu từ đó đưa ra kết quả nghiên cứu và đánh giá
III Mô hình nghiên cứu
Trang 7Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới sức bật đà của VĐV bóng chuyền nữ
Việt Nam
IV: Kết quả nghiên cứu
4.1: Thống kê mô tả
Với dữ liệu thu thập được thông qua việc khảo sát bảng hỏi với 56 mẫu Kết quả khảo sát các chỉ số cơ bản được thể hiện thông qua bảng thống kê mô tả sau:
BẢNG 1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Mean 178.3929 86.78571 65.80357 101.3750
Median 177.0000 80.00000 65.50000 100.0000
Maximum 195.0000 120.0000 75.00000 200.0000
Minimum 158.0000 55.00000 52.00000 50.00000
Std Dev 7.518894 19.57337 4.707517 44.24377
Skewness 0.103672 0.373217 -0.284956 0.864172
Kurtosis 3.040179 1.917145 3.026295 2.800481
Jarque-Bera 0.104081 4.036053 0.759480 7.062954
Probability 0.949291 0.132917 0.684039 0.029262
Sum 9990.000 4860.000 3685.000 5677.000
Sức bật đà của VĐV bóng chuyền nữ Việt Nam
Chiều cao
Mức tạ tập luyện
Cân nặng Suất ăn
Trang 8Sum Sq Dev 3109.357 21071.43 1218.839 107663.1 Observations 56 56 56 56
Có tổng cộng 56 mẫu quan sát Bao gồm 4 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc Kết quả cho thấy chiều cao trung bình của 56 VĐV nữ là 178.3929cm Trong
đó VĐV có chiều cao tốt nhất là 195cm còn thấp nhất là 158cm
Mức tạ tập luyện trung bình là 86.78571kg, trong đó VĐV có mức đẩy tạ cao nhất là 120kg còn thấp nhất là 55kg
Cân nặng trung bình là 65.80357kg trong đó VĐV nặng nhất là 75kg còn nhẹ nhất là 52kg
Suất ăn trung bình là 101.3750 đồng, trong đó suất ăn có giá trị lớn nhất là 200.000 đồng còn thấp nhất là 50.0000 đồng
4.2: Kết quả mô hình hồi quy
Kết quả ước lượng mô hình bằng phần mềm Eviews thu được kết quả sau:
Bảng 2: Kết quả mô hình hồi quy
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Sample: 1 56
Included observations: 56
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
X2 0.955277 0.210034 4.548204 0.0000
X3 0.231118 0.059461 3.886858 0.0003
X4 0.931288 0.288690 3.225911 0.0022
X5 0.044428 0.028183 1.576404 0.1211
R-squared 0.809185 Mean dependent var 287.3571
Adjusted R-squared 0.794219 S.D dependent var 16.29883 S.E of regression 7.393656 Akaike info criterion 6.924167 Sum squared resid 2787.974 Schwarz criterion 7.105002
Log likelihood -188.8767 Hannan-Quinn criter 6.994277 F-statistic 54.06857 Durbin-Watson stat 1.038596
Prob(F-statistic) 0.000000
Trang 9Qua kết quả ước lượng, mô hình hồi quy có dạng:
Y = 31.0986999635 + 0.955277452719*X2 + 0.231118065596*X3 +
0.931288472824*X4 + 0.044428259332*X5
- Các biến của mô hình bao gồm X2,X3,X4,X5 lần lượt có hệ số Beta là 0.955277; 0.231118; 0.931288; 0.044428 cùng với hệ số chặn C là 31.09870
- Giá trị R bình phương là 0.809185, còn R hiệu chỉnh là 0.794219
- 4 biến này giải thích được 79,42% những yếu tố ảnh hưởng đến sức bật Còn lại 20.58% là các yếu tố khác chưa có điều kiện để đưa vào mô hình
- Prob (F-statistic) < 0,05 mô hình phù hợp
- Fc=54.06857 mà F alpha=2.553395 mô hình luôn luôn tồn tại
- Prob: Với X2, X3, X4 có Prob < 0,05 nên các biến này có ý nghĩa thống kê còn X5 có Prob > 0,05
- Tổng bình phương phần dư bằng 2787.974
- Sai số chuẩn của mô hình hồi quy bằng 7.393656
4.3: Hệ số tương quan và kiểm định đa cộng tuyến
4.3.1: Hệ số tương quan
X5 0.587857 0.3803801 0.3632486 1
Ta thấy rằng hệ số tương quan giữa X2 và X4 có giá trị lớn nhất là 0.668974, con số này thể hiện tính tương quan tương đối chặt do đó chúng ta nghi ngờ có hiện tượng đa cộng tuyến
4.3.2: Kiểm định VIF - Phương pháp hệ số phóng đại phương sai
Để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình, bài phân tích sử dụng phương pháp nhân tử phóng đại phương sai (VIF) Nếu giá trị VIF > 2 ( theo 1
Trang 10số tài liệu) thì mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến Kết quả phương pháp nhân tử phóng đại phương sai VIF trong mô hình hồi quy như sau:
Coefficient Uncentered Centered
Variable Variance VIF VIF
C 810.2628 830.0331 NA
X2 0.044114 1440.657 2.509177
X3 0.003536 28.64235 1.362843
X4 0.083342 371.5434 1.858196
X5 0.000794 9.926437 1.564344
Kết quả thu được từ Eviews cho thấy rằng, giá trị VIF (Centered VIF) của các biến độc lập X3,X4,X5 đều bé hơn 2 nhưng biến X2 lại lớn hơn 2 do đó chúng
ta nghi ngờ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
4.4: Mô hình hồi quy phụ
Để có thể xác định chắc chắn có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không thì chúng ta sẽ chạy mô hình hồi quy phụ và đánh giá xem nên loại bỏ biến nào và giữ lại biến nào thích hợp
BẢNG 3:MÔ HÌNH HỒI QUY KHI BỎ BIẾN X2
Dependent Variable: X2
Method: Least Squares
Sample: 1 56
Included observations: 56
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
X3 0.057157 0.038451 1.486483 0.1432
X4 0.761321 0.158698 4.797303 0.0000
X5 0.060859 0.016584 3.669717 0.0006
Trang 11R-squared 0.601463 Mean dependent var 178.3929
Adjusted R-squared 0.578470 S.D dependent var 7.518894 S.E of regression 4.881665 Akaike info criterion 6.077599 Sum squared resid 1239.194 Schwarz criterion 6.222267
Log likelihood -166.1728 Hannan-Quinn criter 6.133686 F-statistic 26.15907 Durbin-Watson stat 0.992290
Prob(F-statistic) 0.000000
BẢNG 4: MÔ HÌNH HỒI QUY KHI BỎ BIẾN X4
Dependent Variable: X4
Method: Least Squares
Sample: 1 56
Included observations: 56
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
C -8.122743 13.62702 -0.596076 0.5537
X2 0.402980 0.084001 4.797303 0.0000
X3 0.031562 0.028226 1.118196 0.2686
X5 -0.006920 0.013504 -0.512449 0.6105
R-squared 0.461844 Mean dependent var 65.80357
Adjusted R-squared 0.430796 S.D dependent var 4.707517 S.E of regression 3.551614 Akaike info criterion 5.441431 Sum squared resid 655.9260 Schwarz criterion 5.586099
Log likelihood -148.3601 Hannan-Quinn criter 5.497518 F-statistic 14.87540 Durbin-Watson stat 1.732380
Prob(F-statistic) 0.000000
Trang 12Ta nhận thấy rằng giá trị của R bình phương khi bỏ biến X4 có giá trị thấp hơn
là 0.461844<0.601463 Do đó ta sẽ loại bỏ biến có giá trị R bình phương thấp hơn là biến X4
BẢNG 5: MÔ HÌNH HỒI QUY KHI KHÔNG BAO GỒM X4
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Sample: 1 56
Included observations: 56
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
X2 1.330568 0.190031 7.001833 0.0000
X3 0.260511 0.063853 4.079858 0.0002
X5 0.037984 0.030549 1.243348 0.2193
R-squared 0.770249 Mean dependent var 287.3571
Adjusted R-squared 0.756994 S.D dependent var 16.29883 S.E of regression 8.034609 Akaike info criterion 7.074143 Sum squared resid 3356.857 Schwarz criterion 7.218811
Log likelihood -194.0760 Hannan-Quinn criter 7.130230 F-statistic 58.11070 Durbin-Watson stat 0.931635
Prob(F-statistic) 0.000000
Khi bỏ chay kết quả với mô hình không bao gồm biến X4 thì kết quả cho ra lại thấp hơn khi chạy mô hình hồi quy gốc bởi hệ số R bình phương có giá trị
Trang 13bằng 0.770249, nhỏ hơn với hệ số R bình phương của mô hình hồi quy gốc.
Do đó nhóm quyết định giữ nguyên mô hình gốc không loại bỏ bất kì biến nào
4.5: Kiểm định White
Sử dụng kiểm định White để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trong
mô hình Cặp giả thuyết kiểm định như sau:
H0: Mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi
H1: Mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi
BẢNG 6: KIỂM ĐỊNH WHITE
Heteroskedasticity Test: White
Null hypothesis: Homoskedasticity
F-statistic 0.956636 Prob F(14,41) 0.5111
Obs*R-squared 13.78862 Prob Chi-Square(14) 0.4656 Scaled explained SS 19.99569 Prob Chi-Square(14) 0.1303
Test Equation:
Dependent Variable: RESID^2
Method: Least Squares
Date: 12/27/23 Time: 16:16
Sample: 1 56
Included observations: 56
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
C -14452.37 9184.801 -1.573509 0.1233
X2^2 -0.674157 0.618733 -1.089578 0.2823
Trang 14X2*X4 0.586369 1.287154 0.455555 0.6511
X2 192.6744 146.1992 1.317889 0.1949
X3^2 0.028496 0.053925 0.528427 0.6001
X3 -37.46019 30.39682 -1.232372 0.2248
X4^2 -0.902916 0.765364 -1.179721 0.2449
X4*X5 -0.003210 0.151803 -0.021143 0.9832
X4 -13.67989 176.3924 -0.077554 0.9386
X5^2 0.012524 0.009882 1.267380 0.2122
X5 -12.56649 12.03612 -1.044065 0.3026
R-squared 0.246225 Mean dependent var 49.78525
Adjusted R-squared -0.011161 S.D dependent var 93.94076 S.E of regression 94.46355 Akaike info criterion 12.15824 Sum squared resid 365857.9 Schwarz criterion 12.70074
Log likelihood -325.4307 Hannan-Quinn criter 12.36857 F-statistic 0.956636 Durbin-Watson stat 1.881595
Prob(F-statistic) 0.511085
Theo kết quả của kiểm định White từ Eviews, giá trị Prob của kiểm định bằng 0,4656 lớn hơn mức ý nghĩa 5% nên chấp nhận giả thuyết H0 Vậy mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi
4.6: Khoảng tin cậy
Coefficient Confidence Intervals
Sample: 1 56
Included observations: 56