1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận môn kinh tế lượng ứng dụng đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường đại học nguyễn tất thành

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đi Làm Thêm Của Sinh Viên Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
Tác giả Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Tú Hằng, Nguyễn Trần Thế Phong, Hoàng Thị Thu Hà, Đặng Thị Ni Na
Người hướng dẫn Trần Thị Thùy Linh
Trường học Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Kinh Tế Lượng Ứng Dụng
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 452,84 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (8)
    • 2.1 Giới thiệu các khái niệm quan trọng của đề tài (8)
      • 2.1.1 Quyết định (8)
      • 2.1.2 Việc làm thêm (8)
      • 2.1.3 Sinh viên (8)
      • 2.1.4 Trường đại học (8)
    • 2.2 Cơ sở lý thuyết nền của nghiên cứu (8)
      • 2.2.1 Thuyết hành vi hoạch định (8)
      • 2.2.2 Thuyết hành động hợp lý (9)
    • 2.3. Lược khảo đề tài nghiên cứu liên quan (10)
      • 2.3.1 Đề tài “Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đi Làm Thêm Của (10)
      • 2.3.2 Đề tài “Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường đại học An Giang” của thạc sĩ Nguyễn Thị Phượng (2023) (11)
      • 2.3.3 Đề tài “ Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời (12)
    • 2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu (13)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (15)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (16)
    • 3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu (16)
      • 3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu (16)
      • 3.2.2 Xác định cỡ mẫu và chọn mẫu (17)
      • 3.2.3 Phương pháp lấy mẫu (17)
    • 3.3 Thang đo nghiên cứu (17)
    • 3.4 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát (19)
    • 3.5 Các phương pháp nghiên cứu (20)
    • 3.6 Phân tích mô hình hồi quy (20)
    • 4.1 Mô tả nghiên cứu (21)
    • 4.2 Phân tích kết quả hồi quy (23)
    • 4.3 Thảo luận (27)
      • 4.3.1 Tác động của yếu tố tận dụng thời gian (27)
      • 4.3.2 Tác động của yếu tố xây dựng mối quan hệ mới (28)
      • 4.3.3 Tác động của yếu tố kiến thức xã hội (28)
    • 4.4 Hạn chế của đề tài (0)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHIẾN NGHỊ (0)
    • 5.1 Kết luận (0)
    • 5.2 Một số khiến nghị (0)

Nội dung

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦNHỌC KỲ 1 NĂM 2023TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNHTRUNG TÂM KHẢO THÍPHIẾU CHẤM TIỂU LUẬNMôn Thi: Kinh Tế Lượng Ứng Dụng Trong Kinh DoanhNhóm sinh viên thực hiện: Ng

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Giới thiệu các khái niệm quan trọng của đề tài

Theo wikipedia (2022) quyết định được xem là sự phản ứng của con người đối với một vấn đề - ra quyết định Theo nghĩa hẹp, ra quyết định là sự lựa chọn cuối cùng phương án hành động của con người Theo nghĩa rộng, ra quyết định là một quá trình gồm phát hiện vấn đề, xác định mục tiêu, tập hợp ý kiến và trí tuệ để định ra phương án; phân tích đánh giá lựa chọn phương án tối ưu, thực hiện phương án, phản hồi điều tiết Như vậy, ra quyết định là quá trình cân nhắc và lựa chọn trong hành động để đạt mục tiêu tốt nhất của người con người.

Là hình thức làm việc không cần đủ 8 giờ/ngày và cũng không phải theo quy chuẩn giờ hành chính Số ngày làm việc trong tuần có thể ít hoặc nhiều tùy theo thỏa thuận giữa người lao động và người sủa dụng lao động, được quy định theo Điều 32 của Bộ luật lao động 2019.

Từ điển Giáo dục học định nghĩa sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học (Vũ Thùy Hương, 2018)

Theo Luật Giáo dục đại học chương IX, điều 59 (2012) định nghĩa sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học.

Theo quy định tại khoản 8 điều 4 Luật Giáo dục đại học năm 2012, trường đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ cộng đồng Cơ sở giáo dục đại học bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

Cơ sở lý thuyết nền của nghiên cứu

2.2.1 Thuyết hành vi hoạch định

Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) là một lý thuyết trong lĩnh vực tâm lý học và khoa học hành vi, được phát triển bởi nhà tâm lý học xã hội người Scotland, tên làIcek Ajzen TPB giải thích cách mà con người hình thành ý định và thực hiện hành vi của mình, thông qua ba yếu tố chính: thái độ (attitude), quan điểm chung (subjective norms) và kiểm soát hành vi (perceived behavioral control).

TPB cho rằng ý định của người thực hiện là yếu tố quan trọng nhất để dự đoán hành vi của họ Ý định được hình thành từ sự tương tác giữa các yếu tố thái độ, quan điểm chung và kiểm soát hành vi Nếu người thực hiện có ý định rõ ràng để thực hiện một hành vi, và đủ khả năng để kiểm soát hành vi của mình, thì khả năng họ sẽ thực hiện hành vi đó sẽ cao hơn

2.2.2 Thuyết hành động hợp lý.

Mô hình thuyết hành động hợp lí cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý đinh được quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó (Fishbein và Ajzen,1975) Trong đó, Thái độ và Chuẩn chủ quan có tầm quan trọng trong ý định hành vi.

Mô hình thuyết hành động hợp lí (TRA) do Fishbein và Ajzen xây dựng năm 1975.

Thuyết hành động hợp lí quan tâm đến hành vi của người tiêu dùng cũng như xác định khuynh hướng hành vi của họ, trong khuynh hướng hành vi là một phần của thái độ hướng tới hành vi (ví dụ cảm giác chung chung của sự ưa thích hay không ưa thích của họ sẽ dẫn đến hành vi) và một phần nữa là các chuẩn chủ quan (Sự tác động của người khác cũng dẫn tới thái độ của họ).

Thái độ đối với việc đi làm thêm

Thái độ đối với việc đi làm thêm là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực của sinh viên đối với việc đi làm thêm Thái độ tích cực đối với việc đi làm thêm sẽ khiến sinh viên có ý định đi làm thêm cao hơn.

Chuẩn chủ quan là những kỳ vọng của sinh viên về việc những người quan trọng đối với mình sẽ mong muốn họ đi làm thêm hay không Chuẩn chủ quan cao sẽ khiến sinh viên có ý định đi làm thêm cao hơn.

Nhận thức về kiểm soát hành vi

Nhận thức về kiểm soát hành vi là niềm tin của sinh viên về khả năng của bản thân trong việc thực hiện hành vi đi làm thêm Nhận thức về kiểm soát hành vi cao sẽ khiến sinh viên có ý định đi làm thêm cao hơn.

Lược khảo đề tài nghiên cứu liên quan

2.3.1 Đề tài “Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đi Làm Thêm Của Sinh Viên Trường Đại Học Văn Lang” của Vũ Xuân Tường và những người bạn (2021)

Qua bài nghiên cứu của Vũ Xuân Tường các yếu tố được đề cập đến là kinh tế; kinh nghiệm kĩ năng; quỹ thời gian; mối quan hệ; kiến thức xã hội Từ quá trình nghiên cứu và kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng:

- Kinh tế của sinh viên đại học được xác định bởi chi phí bao gồm học phí, lệ phí, chi phí sinh hoạt cơ bản và các khoản tiêu dùng khác nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên trong nhiều khía cạnh.Ngoài việc được hỗ trợ từ cha mẹ, tiết kiệm cá nhân, học bổng thì sinh viên có thể quyết định làm thêm để có thêm một khoản phí.

- Kinh nghiệm – kĩ năng là những trải nghiệm, bản thân sinh viên tích lũy trong quá trình học tập ngoài ra trong quá trình tham gia làm thêm cũng giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm kỹ năng, điều này sẽ mang lại lợi ích bao gồm phát triển các kỹ năng làm việc, xác định được kỹ năng và sở thích của bản thân sinh viên.

- Quỹ thời gian, ngoài thời gian học tập sinh viên khi quyết định đi làm thêm sẽ học được cách quản lí thời gian sao cho hiệu quả để không ảnh hưởng đến năng suất học tập

- Mối quan hệ, việc quyết định đi làm thêm của sinh viên đôi khi có thể do muốn gặp gỡ được thêm nhiều mối quan hệ, giúp duy trì và nâng cao đời sống tinh thần của sinh viên, giúp cải thiện và phát triển lối sống khi được tiếp xúc với nhiều người.

Mô hình của đề tài trên:

Nguồn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Phượng (2023)

Nguồn: Vũ Xuân Tường và những người bạn (2021)

2.3 2 Đề tài “Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường đại học An Giang” của thạc sĩ Nguyễn Thị Phượng (2023)

Bài nghiên cứu cho thấy ngoài các yếu tố thu nhập, kinh nghiệm – kỹ năng sống; quỹ thời gian; mối quan hệ thì còn có 2 yếu tố khác là tự khẳng định bản thân; chi tiêu cũng ảnh hưởng đến việc ra quyết dịnh đi làm thêm của sinh viên

- Tự khẳng định bản thân là tháp nhu cầu cao nhất trong Maslow, sau khi thỏa mãn đươc các nhu cầu cấp thì con người luôn hướng đến những nhu cầu cao hơn và việc quyết định làm thêm cũng ảnh hưởng bởi yếu tố này, khi đi làm thêm sinh viên sẽ thể hiện được những điểm mạnh của bản thân từ đó đưa ra nhưng lựa chọn được nghành nghề thật sự yêu thích.

- Chi tiêu là những khoản phí chi tiêu của sinh viên trong sinh hoạt hằng ngày ba gồm tiền ăn uống, trọ, đi lại và yếu tố này cũng ảnh hưởng nhiều đến việc đưa ra quyết định đi làm thêm của sinh viên.

Mô hình của đề tài trên

2.3.3 Đề tài “ Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh viên trường Kinh Tế - Đại học Duy Tân” của thạc sĩ Mai Thị Hồng Nhung (2022)

Bài nghiên cứu của tác giả được lược khảo từ các đề tài nghiên cứu tương tự đưa ra được những yếu tố quan trọng nhằm đưa ra quyết định làm việc bán thời gian Với những yếu tố được sàng lọc từ các đề tài khác, tác giả đã chọn ra 5 yếu tố đưa vào mô hình nghiên cứu Năm sinh viên đang học; Thu nhập; Kinh Nghiệm- Kỹ năng sống; Kết quả học tập.

- Năm sinh viên đang học là thời gian sinh viên tham gia học tập nhưng đây cũng là khoảng thời gian sinh viên rất năng động, mong mỏi học thêm kinh nghiệm còn tạo ra thu nhập, tăng cường các kĩ năng cần thiết còn có thêm những mối quan hệ mới.

- Kết quả học tập là kết quả đánh giá lại quá trình học tập của sinh viên sau quá trình học tập, sẽ có vài sinh viên e ngại việc đi làm thêm ảnh hưởng đến năng suất học tập dẫn đến kết quả không tốt nên lựa chọn không đi làm thêm.

Nguồn: Thạc sĩ Mai Thị Hồng Nhung (2022)

Mô hình nghiên cứu của đề tài này :

Đề xuất mô hình nghiên cứu

Sau khi lược khảo 3 đề tài nghiên cứu liên quan nhóm em đã chọn ra những yếu tố có tác động đến việc đưa ra quyết định làm việc làm thêm của sinh viên Nguyễn Tất Thành gồm 5 yếu tố:

+ Tăng thêm Kinh nghiệm – Kỹ năng

+ Xây dựng mối quan hệ mới

Từ những yếu tố trên nhóm em đưa ra mô hình nghiên cứu như sau : a Thu Nhập: Đối với đời sống sinh hoạt của sinh viên việc có thu nhập là một việc cần thiết, theo nghiên cứu của 2 thạc sĩ Nguyễn Thị Phượng(2023) và thạc sĩ Mai Thị Hồng Nhung (2022) thu nhập tác động tích cực đến quyết định đi làm thêm, và trong 2 nghiên cứu việc có thêm thu nhập từ việc làm thêm giúp sinh trang trải thêm nhiều chi tiêu trong cuộc sống, không bị phụ thuộc vào gia đình, thoải mái đưa ra quyết định và biết cách quản lí chi tiêu sớm trong cuộc sống.

Giả thuyết A1: Thu nhập có tác động tích cực (+) đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành b Tăng thêm kinh nghiệm- kỹ năng:

Theo 3 đề tài nghiên cứu mà nhóm em lượt khảo thấy được quyết định đi làm thêm giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm và kỹ năng trong cuộc sống Theo Vũ XuânTường(2021) kinh nghiệm- kỹ năng sẽ được tích lũy trong quá trình đi làm thêm, khi sinh viên tiếp xúc với nhiều loại khách hàng từ đó sẽ giúp sinh viên giả quyết được nhiều tình huống khó.

Giả thuyết A2: Tăng thêm kinh nghiệm- kỹ năng có tác động tích cực (+) đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường đại học Nguyễn Tất Thành c Tận dụng thời gian:

Theo thạc sĩ Mai Thị Hồng Nhung ( 2022) việc sinh tận dụng thời gian rảnh để quyết định đi làm thêm của sinh viên khác cao, điều đó giúp sinh viên quản lí và sắp xếp hợp lí thời gian học tập và tận dụng thời gian dư còn lại để đi làm thêm.

Giả thuyết A3: Thời gian rảnh có tác động tích cực (+) đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành d Xây dựng mối quan hệ mới:

Nghiên cứu của Vũ Xuân Tường (2021) và nghiên cứu của thạc sĩ Nguyễn Thị Phượng (2023) cho thấy việc xây dựng thêm nhiều mối quan hệ mới trong quá trình đi làm thêm giúp sinh viên cải mở hơn, xây dựng được với những người xung quanh. Ngoài ra nhiều sinh viên lựa chọn đi làm thêm để giao lưu gặp gỡ những người bạn mới, tiếp xúc với nhiều người hơn để nâng cao tinh thần trong đời sống.

Giả thuyết A4: Xây dựng mối quan hệ mới có tác động tích cực (+) đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành e Kiến thức xã hội:

Trong nghiên cứu của Vũ Xuân Tường việc đi làm thêm giúp sinh viên có thêm nhiều kiến thức thực tiễn, đi làm thêm là để phát triển sự hiểu biết và vận dụng những kiến thức học được vào cuộc sống.

Giả thuyết A5: Kiến thức xã hội có tác động tích cực (+) đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Ramu Ramanathan, Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng(ấn bản thứ 5), Nhà xuất bản Harcourl College, 2002 (Bản dịch của chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright, Việt Nam)

Quy trình gồm các bước:

Bước 1:Tìm cơ sở lý thuyết phù hợp với mô hình: Các lý thuyết được lựa chọn có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài để làm rõ các khái niệm, thuật ngữ của đề tài nghiên cứu Từ đó, xác định và đề xuất ra mô hình nghiên cứu phù hợp cho đề tài

Bước 2: Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được phát triển từ lý thuyết hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975)

Bước 3: Thiết kế bản khảo sát để thu thập và xử lý dữ liệu

Bước 4: Ước lượng mô hình hồi quy sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính tư đó thực hiện các hàm hệ số hồi quy

Bước 5: Kiểm định các giả thuyết Kiểm định t: kiểm định các hệ số hồi quy Kiểm định F: kiểm định sự phù hợp của mô hình

Kiểm định đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi và tự tượng quan

Bước 6: Chọn mô hình phù hợp.

Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Dữ liệu thu thập theo phương pháp phi xác suất, thuận tiện và được tiến hành

Sau khi tạo form câu hỏi, bắt đầu đưa link form đã tạo lên các diễn đàn, nhóm trên các trang mạng xã hội để khảo sát trực tuyến Vì đây là nền tảng dễ tiếp cận nhất với các đối tượng cần khảo sát, cụ thể là sinh viên ngành Marketing, khoa Quản trị Kinh doanh trường đại học Nguyễn Tất Thành.

3.2.2 Xác định cỡ mẫu và chọn mẫu

Kích cỡ mẫu theo hồi quy:

Theo kinh nghiệm của các nghiên cứu trước đây cho thấy kết quả nghiên cứu chịu sự ảnh hưởng của kích thước mẫu Nếu kích thước mẫu nhỏ thì kết quả nghiên cứu không đảm bảo tính chính xác Ngược lại nếu kích thước mẫu càng lớn thì sẽ càng đảm bảo tính chính xác của nghiên cứu, tuy nhiên như vậy nghiên cứu sẽ khá tốn kém về chi phí và thời gian Do đó kích thước mẫu như thế nào để vừa đảm bảo tính chính xác vừa có chí phí nghiên cứu phù hợp là điều cần quan tâm trong nghiên cứu.

Hiện nay các nhà nghiên cứu chưa thống nhất với nhau về số mẫu nghiên cứu. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê, 2008) thì quy mô mẫu ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến quan sát Tuy nhiên, theo Hair (2006), kích thước mẫu có thể xác định theo công thức sau:

N = K x P x M (với K=5, P là số lượng biến phân tích M là bậc của thang đo)

3.2.3 Phương pháp lấy mẫu: Áp dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất (non-probability sampling), kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện (convenient sampling).

- Công cụ thu thập dữ liệu: thu thập bằng bảng câu hỏi đóng trên Google form, khảo sát đối với sinh viên ngành Marketing Khoa Quản trị Kinh doanh trường đại học Nguyễn Tất Thành

- Công cụ và nội dung xử lý dữ liệu: Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20 để xử lý số liệu thu thập, kiểm định hệ số tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá,phương trình hồi quy tuyến tính Với tập dữ liệu thu về, việc đầu tiên là gạn lọc những bảng câu hỏi không phù hợp, sau đó tiến hành nhập liệu, làm sạch và tiến hành một số phương pháp phân tích trên phần mềm.

Thang đo nghiên cứu

Từ các đề đã lược khảo, nhóm em đưa ra bảng thang đo như sau:

Tố Mã Biến Biến Khảo Sát Nguồn

TN1 Mức lương hiện tại của sinh viên là phù hợp

Thạc sĩ Mai ThịHồng Nhung

TN2 Số tiền có được khi làm thêm đủ cho sinh viên chi tiêu trong một tháng

Thu nhập là mục đích quan trọng nhất khi quyết định đi làm thêm của sinh viên

TN4 Đi làm bán thời gian giúp bản thân tự chủ hơn về thu nhập và chi tiêu

Tăng thêm kinh nghiệm- kỹ năng

KN1 Sinh viên cảm thấy cần nhiều kinh nghiệm từ việc làm thêm

Thạc sĩ Nguyễn Thị Phượng (2023)

KN2 Sinh viên có được nhiều kỹ năng sống hơn khi đi làm thêm

Kỹ năng và kinh nghiệm có được từ việc đi làm thêm giúp ích cho sinh viên sau này

KN4 Sinh có nhiều trải nghiệm hơn khi quyết định đi làm thêm

TG1 Sinh viên có nhiều thời gian rảnh thì tỉ lệ làm việc cao

Thạc sĩ Mai Thị Hồng Nhung (2022)

TG2 Sinh viên luôn có thời gian rảnh

TG3 Sinh viên nên dùng thời gian rảnh để đi làm thêm

TG4 Thời gian cuối tuần là thời gian để sinh viên đi làm thêm

Xây dựng mối quan hệ mới

XD1 Đi làm thêm giúp sinh viên có những mối quan hệ mới

Thạc sĩ Nguyễn Thị Phượng (2023)

XD2 Sinh viên đi làm thêm sẽ mở rộng được mối quan hệ cá nhân

XD3 Khi đi làm thêm sinh viên sẽ xây dựng được những mối quan hệ

Nhưng mối quan hệ khi sinh viên đi làm thêm sẽ giúp ích khi sinh viên ra trường

KT1 Kiến thức khi đi làm thêm giúp sinh viên nhiều trong đời sống

Vũ Xuân Tường và những người bạn (2020)KT2 Không chỉ cần kiến thức trong học tập xã hội thông qua làm thêm

KT3 Sinh viên nên đi làm thêm để có thêm kiến thức thực tiễn

KT4 Kiến thức học được khi làm thêm dễ học hơn kiến thức trên trường

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Từ bảng thang đo nghiên cứu và các biến quan sát được từ các nghiên cứu trước và kết quả của thỏa luận nhóm, nhóm em sử dụng thang đo số 5 mức độ để đo lường các yếu tố quyết định đi làm thêm sinh viên, từ đó có bảng khảo sát như sau:

Tên biến Nội dung câu hỏi

Thu nhập Đi làm thêm giúp sinh viên có thêm thu nhập chi tiêu sinh hoạt trong cuộc sống.

Tăng thêm kinh nghiệm- kỹ năng Đi làm thêm giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm và kỹ năng, giúp ích cho tương lai sinh viên sau này.

Sinh viên nên tận dụng thời gian để đi làm thêm.

Xây dựng mối quan hệ mới

Việc đi làm thêm giúp sinh viên có thêm nhiều mối quan XD

Kiến thức xã hội Đi làm thêm giúp sinh có thêm kiến thức xã hội để phát triển bản thân.

Bạn sẵn sảng đi làm thêm và khuyến khích bạn bè đi làm thêm trong thời gian rảnh

Các phương pháp nghiên cứu

Khảo sát bằng phương pháp nghiên cứu định lượng:

Khảo sát, thu thập dữ liệu từ đối tượng nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi khảo sát đã được hoàn chỉnh sau khi nghiên cứu định tính để khám phá, kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên ngành Marketing từ khoa Quản trị Kinh doanh trường đại học Nguyễn Tất Thành.

Khảo sát bằng phương pháp nghiên cứu định tính:

Có cơ sở dữ liệu để so sánh với nghiên cứu trước đây, với đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết đi làm thêm của sinh viên ngành Marketing từ khoa Quản trị Kinh doanh trường đại 23 học Nguyễn Tất Thành , từ đó có thể kết luận về giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài.

Phân tích mô hình hồi quy

Mô hình hồi quy mô tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y vào các biến giải thích X1,X2,X3,X4,X5 có dạng:

Mô hình hồi quy mẫu PRF xác định:

Biến độc lập ( biến tác động):

X2: Tăng thêm kinh nghiệm- kỹ năng

X4: Xây dựng mối quan hệ mới

Sử dụng phần mềm IBM SPSS Statistics 20 để phân tích kết quả hồi quy.

Mô tả nghiên cứu

Sau khi thu nhập được 71 kết quả khảo sát nhóm em thu thập được 26 kết quả của sinh viên chưa đi làm thêm và 45 kết quả của sinh có đi làm thêm Trong đó:

Nganh Sinh Vien Nam Total

Bảng 4.1.1 Thống kê ngành, giới tính và năm học ( tác giả tự tính toán )

Vì đối tượng khảo sát của nghiên cứu là sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Nguyễn Tất Thành gồm có 6 ngành chính Quản Trị Kinh Doanh, Quản Trị Nhân Lực, Marketing, Logistic, Thương Mại Điện Tử và Kinh Doanh Quốc

Tế và sau khi khảo sát nhóm thu thập được:

Có 5 sinh viên thuộc ngành Kinh Doanh Quốc Tế chiếm 11,36%, 11 sinh viên của ngành Logistic chiếm 25%, ngành Marketing có 11 sinh viên chiếm 25%, Quản chiếm 11,36%, cuối cùng là Thương Mại Điện Tử với 7 sinh viên chiếm 15,9% trên tổng thể.

Tổng số mẫu thu thập được là 44, trong đó có 25 sinh viên nam chiếm 56,81%,

Trong 44 mẫu khảo sát cho thấy: Năm nhất có 17 mẫu chiếm 38,64%, Năm hai có 22 mẫu chiếm 50%, Năm ba có 5 mẫu chiếm 11,36%.

Phân tích kết quả hồi quy

Căn cứ vào số liệu đưa vào phân tích vào hồi quy tác động của các yếu tố gồm Thu

Nhập (X1), Tăng Thêm Kinh Nghiệm - Kỹ Năng (X2), Tận Dụng Thời Gian (X3), Xây

Dựng Mối Quan Hệ Mới (X4), Kiến Thức Xã Hội (X5) đến quyết định đi làm thêm của sinh viên được trình bày trong bảng sau:

Total 50,182 43 a Dependent Variable: Y b Predictors: (Constant), KT, XD, KN, TG, TN

Kết quả F trong mô hình kiểm định cho giá trị F= 15,915 và Sig= 0,000 Như vậy, mối quan hệ này đảm bảo độ tin cậy ở mức 5% Từ đó mà ta có thể kết luận các biến độc lập có tác động đến ra quyết định đi làm thêm của sinh viên Mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với các tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Bảng 4.2.1.Phân Tích Hồi Quy Lần 1

Từ kết quả hồi quy cho thấy mô hình có 3 yếu tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên là TD(Tận dụng thời gian), XD(Xây dựng các mối quan hệ mới ) và KT(Kiến thức xã hội) với mức ý nghĩa 10% (Sig < 0.1) Các yếu tố TN, KN có mức ý nghĩa lớn hơn 10% với mức lần lượt là 0,456; 0,076 nên nhóm em quyết định loại hai biến này khỏi mô hình hồi quy theo quy tắc Sig lớn nhất được lựa chọn bỏ ra khỏi mô hình trước tiên.

Sau khi loại biến không phù hợp ra khỏi mô hình, nhóm chạy lại phân tích hồi quy có kết quả như sau:

Sau khi chạy lại phân tích hồi quy nhóm em thu được kết quả cho thấy mô hình có 3 yếu tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên là TG ( Tận dụng thời gian), XD ( Xây dựng mối quan hệ mới) và KT ( Kiến thức xã hội) là có mức ý nghĩa

10% ( Sig < 0.1) Còn yếu tố KN có Sig lớn hơn 10% nên nhóm em quyết định loại biến này khỏi mô hình

Sau mô hình hồi quy tuyến tính lần trước nhóm em quyết định chạy lại mô hình phân tích hồi quy với 3 biến độc lập TG, XD, KT để khẳng định chắc hơn về mức ý nghĩa giữa 3 biến này với biến phụ thuộc Y.

Std Error of the Estimate

1 ,803 a ,645 ,618 ,667 2,149 a Predictors: (Constant), KT, XD, TG b Dependent Variable: QD

Bảng 4.3 Kết quả thu được

Dựa vào bảng trên cho thấy chỉ số R bình hiệu chỉnh của mô hình này là 0,645 điều này cho biết được sự tương thích của mô hình Như vậy, các biến độc lập đã giải thích được 64,5% sự biến động của biến phụ vào quyết định đi làm thêm của sinh viên Còn lại 35,5% do các biến này không được đưa vào mô hình và các sai số ngẫu nhiên

Total 50,182 43 a Dependent Variable: QD b Predictors: (Constant), KT, XD, TG

Kết quả xử lý cho thấy hệ số R Square hiệu chỉnh của mô hình là 0,645 nên hệ kết quả phân tích của mô hình có giá trị Kết quả kiểm định F= 24,216 và Sig=0,000, bên cạnh đó VIF lớn nhất của biến lớn nhất có giá trị 1,086 < 10.

Vì vậy mô hình phù hợp với dữ liệu và không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Dựa vào bảng cho thấy biến độc lập của mô hình bao gồm TG, XD, KT có mức ý nghĩa 5% và các biến độc lập này có Sig < 0,05 nên các biến này có ý nghĩa thống kê Chính vì thế, các biến trên đều phù hợp và có ý nghĩa thống kê trong quyết định đi làm thêm của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường đại học Nguyễn

Giả thuyết Nội dung giả thuyết Kết quả kiểm định

A1 (TN) Thu nhập có tác động tích cực (+) đến quyết định đi Sig = 0,076 > 0,05

Bác bỏ giả thuyết A2 ( KN)

Tăng thêm kinh nghiệm- kỹ năng có tác động tích cực (+) đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường đại học Nguyễn Tất Thành.

Sig = 0,534 > 0,05 β2 = 0,078 Bác bỏ giả thuyết A3 ( TG)

Thời gian rảnh có tác động tích cực (+) đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học

Sig = 0,007 < 0,05 β3 = 0,262 Chấp nhận giả thuyết

Xây dựng mối quan hệ mới có tác động tích cực (+) đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

Sig = 0,000 < 0,05 β4 = 0,388 Chấp nhận giả thuyết

Kiến thức xã hội có tác động tích cực (+) đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học

Sig = 0,000 < 0,05 β5 = 0,480 Chấp nhận giả thuyết.

Phương trình hồi quy đã được chuẩn hóa có dạng như sau:

Kết quả cuối cùng cho ta thấy biến (KT) có tác động lớn nhất đến quyết định đi làm thêm của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường đại học Nguyễn Tất Thành.

Thảo luận

Qua quá trình nghiên cứu trên cho thấy rõ sự tác động của các yếu tố đến quyết định đi làm thêm của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường đại học Nguyễn Tất

4.3.1 Tác động của yếu tố tận dụng thời gian.

Giả thuyết A3 yếu tố tận dụng thời gian có ảnh hưởng tích cực đến quyết định đi làm thêm của sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường đại học Nguyễn Tất Thành.

Sig = 0,007 < 0,05 & β3 = 0,262 vì vậy giả thuyết này được chấp thuận và khẳng định.

Với β3 = 0,262 > 0 cho biết khi yếu tố về tận dụng thời gian tăng thêm 1 mức độ thì quyết định đi làm thêm của sinh viên tăng 0,262 điểm mức độ đồng ý trong Đối với sinh viên việc tận dụng thời gian vô cùng quan trọng, ngoài giờ học sinh viên có thể dùng thời gian rảnh để vui chơi giải trí, ôn tập kiến thức trên trường thì việc tận dụng thời gian để đi làm thêm cũng được nhiều sinh viên lựa chọn, sắp xếp thời gian phù hợp giúp sinh quản lí dễ dàng lối sinh hoạt của mình từ đó giúp sinh viên có thêm nhiều lợi ích hơn về nhiều mặt, trở thành một người có kế hoạch, kỷ cương.

4.3.2 Tác động của yếu tố xây dựng mối quan hệ mới.

Giả thuyết A4 yếu tố xây dựng mối quan hệ mới có ảnh hưởng tích cực đến quyết định đi làm thêm của sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường đại học Nguyễn Tất Thành.

Sig = 0,000 < 0,05 & β4 = 0,388 vì vậy giả thuyết này được chấp thuận và khẳng định.

Với β4 = 0,388 > 0 cho biết khi yếu tố xây dựng mối quan hệ mới tăng thêm 1 mức độ thì quyết định đi làm thêm của sinh viên tăng 0,388 điểm mức độ đồng ý trong điều kiện các yếu không đổi.

Mỗi mối quan hệ sẽ mạng lại lợi ích khác nhau, việc đi làm thêm giúp sinh viên tiếp xúc thêm nhiều người hơn từ khách hàng đến đồng nghiệp, những mối quan hệ đó giúp sinh viên nâng cao đời sống tinh thần, trợ giúp trong học tập khi sinh viên cần, khi ra trường nhiều khi những mối quan hệ đó sẽ giúp sinh viên kiếm được môi trường làm việc phù hợp với bản thân, truyền đạt những kinh nghiệm cần có trong công việc, chính vì thế yếu tố xây dựng mối quan hệ có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên.

4.3.3 Tác động của yếu tố kiến thức xã hội.

Giả thuyết A5 yếu tố kiến thức xã hội có ảnh hưởng tích cực đến quyết định đi làm thêm của sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường đại học Nguyễn Tất Thành.

Sig = 0,000 < 0,05 & β5 = 0,480 vì vậy giả thuyết này được chấp thuận và khẳng định.

Với β5 = 0,480 > 0 cho biết khi yếu tố kiến thức xã hội tăng thêm 1 mức độ thì quyết định đi làm thêm của sinh viên tăng mức độ đồng ý trong điều kiện các yếu tố không đổi.

Ngoài kiến thức trên trường sinh viên cũng cần học thêm những kiến thức cần thiết từ xã hội thường được gọi là những kiến thức thực tế và việc đi làm thêm giúp sinh viên có thêm kiến thức từ công việc, từ việc tiếp xúc với nhiều loại khách hàng,nhiều tình huống khi đi làm thêm từ đó giúp sinh viên có thêm nhiều kiến thức kinh nghiệm làm phong phú bản thêm và giúp cho tương lai kiếm việc sau này của sinh viên trở nên dễ dàng hơn.

Trong khuôn khổ môn học các yếu tố chưa kiểm định độ tin cậy của các thang đo và các nhân tố được xây dựng theo thang đo đơn hướng nên chưa thể hiện được đầy đủ các khái niệm của một nhân tố. Để nghiên cứu này có tính định lượng, cần sự tham gia của những người có kinh nghiệm Nếu những người tham gia khảo sát không đi làm thêm hoặc không hiểu rõ về các yếu tố quyết định đi làm thêm của sinh, những phản hồi của họ có thể chỉ là dựa trên cảm tính mà thiếu tính thực tế.

Vì vậy, các thang đo chỉ có thể tương đối thể việc đi làm thêm của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường đại học Nguyễn Tất Thành Hiện nay, các yếu ảnh hưởng đến việc đi làm thêm liên tục biến đổi do chúng phụ thuộc vào nhu cầu và thời gian của nhiều đối tượng khác nhau.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Trên cơ sở mô hình lý thuyết, nghiên cứu đã xây dựng thành công mô hình hồi quy tuyến tính các yếu tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường đại học Nguyễn Tất Thành.

Với các biến độc lập được hiểu là:

TG: Tận dụng thời gian

XD: Xây dựng mối quan hệ mới.

KT: Kiến thức xã hội.

Có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự quyết định đi làm thêm của sinh viên như sau Tận dụng thời gian (TG), Xây dựng mối quan hệ mới (XD), Kiến thức xã hội (KT) Từ đó cho thấy, Kiến thức xã hội có hệ số hồi quy cao nhất chiếm vai trò ảnh hưởng nhiều đến quyết định đi làm thêm, đặt biệt trong thời đại xã hội ngày càng phát triển cần có những kiến thức cơ bản để có thể giúp sinh viên phát triển bản thân Kết quả mô hình cũng cho thấy khi sinh viên được khảo sát rất đồng ý với việc quyết định đi làm thêm để có thêm kiến thức xã hội giúp ích cho bản thân.

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định đi làm thêm của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh của trường đại học Nguyễn Tất Thành Từ đó xác định mức độ tác động, cũng như tầm ảnh hưởng của các yếu tố mà nhóm nghiên cứu được tác động đến việc đi làm thêm của sinh viên từ đó đưa ra các khuyến nghị dựa trên cưo sở lý thuyết từ các nghiên cứu trước đây, nhóm em tổng hợp lạ và đưa ra mô hình nghiên cứu về những yếu tố quyết định đến việc đi làm thêm của sinh viên.

Ban đầu với 5 yếu tố:

Ngày đăng: 23/07/2024, 09:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1.1 Thống kê ngành, giới tính và năm học ( tác giả tự tính toán ) - tiểu luận môn kinh tế lượng ứng dụng đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường đại học nguyễn tất thành
Bảng 4.1.1 Thống kê ngành, giới tính và năm học ( tác giả tự tính toán ) (Trang 22)
Bảng 4.2.1.Phân Tích Hồi Quy Lần 1 - tiểu luận môn kinh tế lượng ứng dụng đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường đại học nguyễn tất thành
Bảng 4.2.1. Phân Tích Hồi Quy Lần 1 (Trang 24)
Bảng 4.3 Kết quả thu được - tiểu luận môn kinh tế lượng ứng dụng đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường đại học nguyễn tất thành
Bảng 4.3 Kết quả thu được (Trang 25)
Bảng 4.2.2. Loại biến TN - tiểu luận môn kinh tế lượng ứng dụng đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường đại học nguyễn tất thành
Bảng 4.2.2. Loại biến TN (Trang 25)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w