Chính vì điều đó, chúng tôi không muốn bó buộc bản thân ởviệc chỉ học hỏi và tìm tòi kiến thức ở trường lớp hay sách vở mà còn muốn sẽ được cóthêm những kiến thức và kinh nghiệm thực tế
Trang 1ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH
BÁO CÁO DỰ ÁN Môn học: Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực
học tập của sinh viên
Lớp: 22D1STA50800507 - Sáng thứ 2
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN TRÃI
Sinh viên: Lê Thái Ngân – HT003 – 31211020551
Lê Tự Khôi Nguyên – HT003 – 31211027308
Nguyễn Ngọc Thu – HT003 – 31211023898
Phồng Thủy Phấn – HT003 – 31211025187
Lê Phước Tiến – HT003 – 31211023900
TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 05 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
I.TÓM TẮT 1
II.GIỚI THIỆU DỰ ÁN 2
2.1.Vấn đề nghiên cứu và lý do chọn đề tài 2
2.2.Mục tiêu dự án 2
2.3.Câu hỏi nghiên cứu 2
2.4.Đối tượng nghiên cứu 3
2.5.Đối tượng và phạm vi khảo sát 3
III PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3
3.1.Thời gian nghiên cứu 3
3.2.Phương pháp nghiên cứu 3
3.3.Phương pháp thu thập dữ liệu 3
IV.KẾT QUẢ XỬ LÝ VÀ THẢO LUẬN 4
4.1.Đối tượng nghiên cứu 4
4.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên 6
V.KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ KIỂM ĐỊNH 11
VI.HẠN CHẾ 13
6.1.Đối với đề tài 13
6.2.Đối với nhóm 13
VII.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14
VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
VIII.PHỤ LỤC 15
Trang 3Bởi vì đại dịch COVID-19 vẫn còn đang hoành hành trên quy mô toàn cầu và thànhphố Hồ Chí Minh cũng không phải ngoại lệ, vì thế để đảm bảo sự an toàn về sức khỏecủa cá nhân và cộng đồng, chúng tôi đã tiến hành cuộc khảo sát online Với khoảng thờigian ngắn từ 21/4/2022 đến 26/4/2022, chúng tôi đã thực hiện những bài khảo sát về cácyếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên trên 100 người Tuy rằng số lượngnày còn khá nhỏ, không thể bao quát toàn bộ nhưng chí ít cũng phản ánh được một phầnnào về vấn đề này.
Qua những kiến thức chúng tôi đã được cung cấp cũng như quá trình tìm tài liệutham khảo, môn học này đã góp phần giúp chúng tôi phát triển về tư duy về các vấn đềthực tiễn, sự kĩ lưỡng về các con số nói chung và vận dụng vào quá trình nghiên cứu nóiriêng Và chúng tôi nhận thấy rằng các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viênhiện đang là vấn đề nan giải, vì thế chúng tôi quyết tâm cùng nhau thực hiện dự án “Cácyếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên.” nhằm đưa ra những cải tiến vànâng cao chất lượng học tập của sinh viên Bằng những kiến thức thu thập được từ sách
vở, thực tế, chúng tôi vận dụng phương pháp thống kê khảo sát Google Form, phần mềm
xử lí số liệu SPPS để có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất Dẫu biết rằng sẽ có rấtnhiều khó khăn và hạn chế trước mắt trong việc khảo sát số liệu, các yếu tố không gian vàthời gian, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất
Để có thể hoàn thành bài luận về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tậpcủa sinh viên.” không thể không nói đến sự cố gắng của các thành viên trong nhóm, vàkhông thể không nhắc đến sự giúp đỡ, hỗ trợ tận tình từ thầy cô, bạn bè Chúng tôi xingửi lời cảm ơn đến:
- Ts Nguyễn Văn Trãi – Giảng viên bộ môn thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinhdoanh, đã giải đáp những thắc mắc và hỗ trợ tận tình để chúng tôi có thể hoàn thành tốt
đề tài nghiên cứu này
- Các anh/chị, các bạn sinh viên đã bỏ thời gian thực hiện khảo sát để giúp đỡ nhómtrong quá trình xây dựng bài luận
Trang 4II GIỚI THIỆU DỰ ÁN
2.1 Vấn đề nghiên cứu và lý do chọn đề tài
Với sự vận động và phát triển không ngừng nghỉ của thế giới, nơi mà mỗi ngày sẽ sảnsinh ra hàng nghìn điều mới mẻ Và việc học tập cũng không phải là ngoại lệ, lúc trướccác yếu tố tác động đến động lực học tập chỉ là giáo viên, các bạn cùng trang lứa và giađình Nhưng ngày nay có hàng chục, hàng nghìn những yếu tố tác động đến động lực họctập khiến chúng ta ngày càng không thể đếm xuể Đối với thế giới hàng triệu năm qua,việc học tập vẫn đã và đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nước đã và đang pháttriển – đó là nền móng cho sự thịnh vượng của cả quốc gia và thế giới Vì vậy, vấn đề vềcác yếu tố tác động đến động lực học tập vẫn đang là một vấn đề nan giải
Với vấn đề nêu trên, nhóm chúng tôi quyết tâm thực hiện dự án “Các yếu tố tác độngđến động lực học tập của sinh viên.” Với một sứ mệnh để làm rõ hơn động lực học tậpcủa sinh viên, khát khao được cải tiến và nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Bằngnhững kiến thức đã được chúng tôi học được, chúng tôi sẽ cố gắng để hoàn thành dự ánnày một cách tốt nhất
2.2 Mục tiêu dự án
Nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng học tập của sinh viên
Hiểu hơn về mức độ hài lòng của sinh viên với ngôi trường mình đang theo học.Xác định các yếu tố đóng vai trò chủ yếu tác động đến động lực học tập của sinh viên
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Câu hỏi về thông tin cá nhân (3
câu) Câu 1: Bạn đang là sinh viên trường
nào? Câu 2: Giới tính của bạn là?
Câu 3: Bạn đang là sinh viên năm mấy?
- Phần 2: Câu hỏi phục vụ mục tiêu dự án (4 câu)
Câu 4: Đánh giá của bạn về việc môi trường học tập ảnh hưởng đến động lực học tập.Câu 5: Đánh giá của bạn về việc yếu tố xã hội ảnh hưởng đến động lực học tập.Câu 6: Đánh giá của bạn về việc mục tiêu tương lai ảnh hưởng đến động lực học tập.Câu 7: Bạn đánh giá như thế nào với các phát biểu sau đối với lợi ích của việc hìnhthành động lực
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 52.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viênnhằm để nâng cao và cải tiến chất lượng học tập của sinh viên
2.5 Đối tượng và phạm vi khảo sát
a) Đối tượng khảo sát: là những bạn sinh viên đang học tập và sinh sống tại thànhphố Hồ Chí Minh
b) Phạm vi khảo sát: Dự án này được khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.Bởi vì nơi đây là thành phố đi đầu về sự phát triển của công nghệ, xã hội hiện đại ngàynay, điều đó đồng nghĩa với việc sản sinh ra hàng loạt những yếu tố, tác động đến độnglực học tập của các bạn sinh viên hiện nay
III PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu và viết báo cáo từ ngày 20/04 – 05/05/2022
Quá trình nghiên cứu và tìm kiếm tài liệu liên quan bắt đầu từ ngày 21/04/2022 Quá trình khảo sát được tiến hành từ ngày 21/04 – 26/04/2022
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Các dữ liệu định lượng, định tính được sử dụng trong dự án
Phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả được sử dụng trong dự án
3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Nhóm đã áp dụng các phương pháp phân tích tài liệu từ các tạp chí,sách báo, các bài báo điện tử, các diễn đàn trên internet, … Có liên quan đến các yếu tốảnh hưởng đến học tập của sinh viên
Dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông qua điều tra bằng bảng câu hỏi khảo sát then GoogleForm:
- Kích thước mẫu: 100 người
- Thiết kế bảng câu hỏi trên công cụ Google Form và đăng lên Facebook Khảo sát được thực hiện đến ngày 26/04/2022 thì dừng lại
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu
a) Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các thống kê mô tả như:
- Giá trị trung bình mẫu
Trang 6- Min: giá trị nhỏ nhất trong mẫu.
- Max: giá trị lớn nhất trong mẫu
- Frequency: tần số của từng biểu hiện, tính bằng cách đếm và cộng dồn
- Percent: tần suất tính theo tỷ lệ %
b) Phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê
- Bước 3: thực hiện kiểm định One- sample T- Test
- Bước 4: tìm giá trị Sig tương ứng với giá trị T-Test đã tính được
- Bước 5: so sánh giá trị Sig với giá trị xác suất �
+ Nếu Sig > thì chấp nhận giả thuyết � �0
+ Nếu Sig < thì bác bỏ giả thuyết � �0
IV KẾT QUẢ XỬ LÝ VÀ THẢO LUẬN
Mô tả mẫu nghiên cứu: Bài khảo sát được thực hiện dưới hình thức online trên
Google biểu mẫu Chúng tôi thiết kế cho tất cả các câu hỏi của bài khảo sát là “bắt buộc”,như vậy sẽ không xuất hiện tình trạng người được khảo sát bỏ sót câu hỏi nào
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Phân phối tần số, tần suất, tần suất % thể hiện đối tượng sinh viên khảo sát
Tần số Tần suất Tần suất %
Ngoài UEH 26 0.26 26
Tổng 100 1.0 100.0
Trang 7Bảng 2: Phân phối tần số, tần suất, tần suất % thể hiện giới tính
Tần số Tần suất Tần suất %
Tổng 100 1.0 100.0
Trang 8Bảng 3: Phân phối tần số, tần suất, tần suất % thể hiện độ tuổi sinh viên khảo sát
Tần số Tần suất Tần suất % Năm 1 92 0.92 92
Đối tượng được khảo sát là nam có 28 người, chiếm 28%, nữ có 72 người, chiếm72% Như vậy, tỷ lệ giới tính nữ được khảo sát chiếm nhiều hơn nam Ngoài ra từ kết quảthu thập được, bài khảo sát tiếp cận đến bốn lứa tuổi sinh viên từ năm 1 đến năm 4, tathấy năm một chiếm tỉ lệ cao nhất là 92%
Trang 94.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên
Có nhiều yếu tố làm cho môi trường học tập ảnh hưởng đến động lực học tập mà cóthể kể đến là: Giảng viên nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm; cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi;chương trình học phù hợp với nhu cầu, giáo trình thường xuyên cập nhật
BIỂU ĐỒ 1: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TẦN SỐ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ẢNH HƯỞNG
ĐẾN ĐỘNG LỰC HỌC TẬP
Theo thống kê thu thập thì số người chọn “Hoàn toàn đồng ý” với ý kiến “Giảng viênnhiệt tình, nhiều kinh nghiệm” là nhiều nhất Trong tổng số 100 người, 41 người “hoàntoàn đồng ý”, 39 người “Đồng ý”, như vậy tổng số ý kiến đồng tình là 80 người (tươngđương 80%) Giảng viên với học vị cao, nhiều kinh nghiệm thực tế sẽ luôn được sinhviên ưu tiên Nhờ có kinh nghiệm thực tế giảng viên sẽ làm cho buổi học trở nên hấp dẫnhơn, sinh viên tập trung vào bài hơn
Yếu tố thứ hai được bình chọn là “Cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi”, trong tổng số
100 người với 37 người chọn “Hoàn toàn đồng ý”, 40 người chọn “Đồng ý”, như vậytổng số ý kiến đồng tình là 77 người (tương đương 77%)
Yếu tố thứ ba là “Chương trình học phù hợp với nhu cầu, giáo trình thường xuyêncập nhật”, trong tổng số 100 người bình chọn có 31 người “Hoàn toàn đồng ý”, 44 người
“Đồng ý”, như vậy tổng số người đồng tình 75 người (tương đương 75%)
Trang 10Hai yếu tố còn lại là “Sinh viên cạnh tranh lành mạnh, giúp đỡ nhau trong học tập”
và “Có nhiều câu lạc bộ đội nhóm, tạo nên môi trường năng động sáng tạo” với số ý kiếnđồng tình lần lượt là 71% và 74%
Theo khảo sát số ý kiến “Hoàn toàn không đồng ý” và “Không đồng ý” đều ở mức rấtthấp cho thấy rất nhiều sinh viên cho rằng môi trường học tập có ảnh hưởng đến động lựchọc tập
BIỂU ĐỒ 2: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TẦN SỐ YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN
ĐỘNG LỰC HỌC TẬP
Khảo sát về yếu tố xã hội ảnh hưởng đến động lực học tập, mục “Mức độ đào thảicủa xã hội” đứng thứ nhất với số người chọn “Hoàn toàn đồng ý” là 34 người (tươngđương 34%), 39 người chọn “Đồng ý” (tương đương 39%), tổng số đồng tình là 73 người(tương đương 73%) Học tập để không ngừng cập nhật theo xu hướng mới của xã hộichính vì nếu không như thế sẽ khó tránh khỏi tình trạng đào thải của xã hội
Mục “Áp lực về tài chính” có 32 người (tương đương 32%) bình chọn “Hoàn toànđồng ý” như vậy số người đồng tình là 69 người (tương đương 69%)
Mục “Xu hướng phát triển và sự đòi hỏi của xã hội đối với ngành nghề” có 29 ngườibình chọn “Hoàn toàn đồng ý” (tương đương 29%), số người bình chọn “Đồng ý” là 47người (tương đương 47%), đứng đầu với số người đồng tình là 76 người (tương đương76%)
Mục “Sợ bản thân thua kém người khác” có 53 người chọn “Đồng ý” (tương đương53%), tổng số người đồng tình là 71 người (tương đương 71%)
Trang 11Mục “Áp lực từ gia đình, họ hàng, người thân” với số người đồng tình là 62 người(tương đương 62%).
Biểu đồ cho thấy có rất ít số ý kiến “Hoàn toàn không đồng ý” và “Không đồng ý”cho thấy phần đông sinh viên tin rằng yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến động lực học tập
BIỂU ĐỒ 3: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TẦN SỐ MỤC TIÊU TƯƠNG LAI ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC HỌC
TẬP
Theo số liệu thu thập thì số người chọn “Hoàn toàn đồng ý” cho mục “Thu nhập đáng
kỳ vọng” là nhiều nhất với 40 người (tương đương 40%), số người bình chọn “Đồng ý” là
37 người (tương đương 37%), như vậy tổng số ý kiến đồng tình là 77% Thu nhập là phầnthưởng xứng đáng cho quá trình cố gắng của một người, hiển nhiên cũng trở thành độnglực học tập của sinh viên
Đứng thứ hai là “Đạt được những thành tích đáng ngưỡng mộ trong công việc” với sốngười bình chọn “Hoàn toàn đồng ý” là 39 người (tương đương 39%), với “Đồng ý” là 42người (tương đương 42%), tổng số ý kiến đồng tình là 81%
Có thể kể đến “Được làm công việc mơ ước” với số ý kiến đồng tình là 77 người(tương đương 77%)
Mục “Trở thành nguồn cảm hứng cho người khác và giúp ích cho xã hội” và “Có cơhội làm việc tại công ty đa quốc gia” lần lượt với số người đồng tình là 70 người (tươngđương 70%), 67 người (tương đương 67%)
Số ý kiến “Hoàn toàn không đồng ý” và “Không đồng ý” là rất ít, từ đó thấy đượcsinh viên vẫn lựa chọn mục tiêu tương lai có ảnh hưởng đến động lực học tập
Trang 12BIỂU ĐỒ 4: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TẦN SỐ LỢI ÍCH
“Tập trung học để đạt điểm cao ở các môn học” với số người bình chọn “Đồng ý” là
52 người (tương đương 52%), tổng số ý kiến đồng tình là 75%
Đặc biệt, “Tự mày mò, tìm hiểu những kiến thức nâng cao, chuyên sâu hơn về nhữngngành nghề đang theo đuổi” và “Dành nhiều thời gian hơn cho việc học” bằng nhau về số
ý kiến “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý”, tổng số ý kiến đồng tình là 80%
Số liệu cho thấy số bình chọn cho “Hoàn toàn không đồng ý” và “Không đồng ý” làrất thấp Sinh viên tin tưởng rằng việc hình thành động lực học tập sẽ mang đến những lợiích nhất định Qua đó, ta nhận thấy rằng động lực học tập là một thứ rất phức tạp nhưngchúng tôi đã “gọt bỏ” sự phức tạp đó, mang đến cho bạn cái nhìn rõ hơn về các yếu tốảnh hưởng đến động lực học tập
Trang 13V KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ KIỂM ĐỊNH
Đối với đề tài về các yếu tố ảnh hưởng tới động lực học tập của sinh viên, vấn đềđược quan tâm đó là các yếu tố đó là gì và các sinh viên cảm thấy rằng liệu các yếu tố đótác động tới động lực học tập của chính bảng thân mình không Trong bài dự án nàychúng em đã đặt ra 3 yếu tố đó là : Môi trường học tập, yếu tố xã hội và mục tiêu tươnglai Với những dữ liệu đã được thu thập qua bài khảo sát, bằng cách dùng phương phápkiểm định trong phần mềm SPSS, chúng em sẽ thực hiện phân tích để làm rõ 3 yếu tố đótác động tới động lực học của sinh viên và việc hình thành áp lực có lợi ích cho sinh viênkhông Từ đó rút ra kết luận cho vấn đề này
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH THỐNG KÊ ONE SAMPLE T-TEST TRONG SPSS
1 Để biết mức độ ảnh hưởng của các tới động lực học tập của sinh viên bằng cách khảo sát các câu hỏi:
“Đánh giá của bạn về môi trường học tập có ảnh hưởng tới động lực?”
“Yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến bạn không?”
“Mục tiêu tương lai của bạn có phải là động lực học tập của bạn không?”
Mã hóa dữ liệu: 1 ứng với “Hoàn toàn không đồng ý ”, 2 ứng với “Không đồng ý”, 3ứng với “Bình thường”, 4 ứng với “Đồng ý ”, 5 ứng với “Hoàn toàn đồng ý ”
Giả thuyết: Các sinh viên đều cảm thấy bình thường với các yếu tố về môi trường
học tập, yếu tố xã hội và mục tiêu tương lai Ta kiểm tra xem giả thuyết này có phù hợpvới mức ý nghĩa 5% không
Trang 14mục tiêu tương lai 100 4.0440 70758 07076
Trong bảng One- sample test, p- value ( Sig (2-tailed) cho kiểm định 2 phía của 3yếu tố này đều là 0.000<0.05, do đó ta bác bỏ giả thuyết H0 là các sinh cảm thấy bìnhthường với các yếu tố tác động đến động lực học tập Và với giá trị trung bình (mean) của
cả 3 yếu tố đều >3 ( lần lượt là 4.04 ; 3,88 ; 4,044) ta nhận xét được rằng Hầu hết sinhviên đều đồng ý rằng các yếu tố trên có ảnh hướng tới động lực học tập của bản thân
2 Để biết được các sinh viên có đồng tình rằng hình thành động lực là có lợi bằng câu hỏi “Đánh giá về việc hình thành động lực là có lợi ”
Mã hóa dữ liệu: 1 ứng với “Hoàn toàn không đồng ý ”, 2 ứng với “Không đồng ý”, 3 ứng với “Bình thường”, 4 ứng với “Đồng ý ”, 5 ứng với “Hoàn toàn đồng ý ”
Giả thuyết: Các sinh viên đều đồng ý là việc hình thành động lực học tập là có lợi
Ta kiểm tra xem giả thuyết này có phù hợp với mức ý nghĩa 5% không
H 0 : μ = 4
H a : μ ≠4
T-Test