1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận khảo sát về việc làm thêm của sinh viên trường đại học kinh tế đại học đà nẵng

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU- Trong xã hội hiện nay vấn đề việc làm luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, được không chỉ báo giới, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp quan tâm mà nó đã ăn s

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO THỐNG KÊ

Học phần: Thống kê kinh doanh và kinh tếGiảng viên: Nguyễn Văn Cang

Nhóm 4: Thành viên:

- Phan Thị Thu Huyền- Trần Thị Khánh Ly- Lê Trọng Nghĩa- Trần Thảo Nguyên- Đặng Ngọc Thảo Nhi- Trần Phương Nhi- Hoàng Thị Quỳnh Như

Trang 2

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2

II BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU: 3

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Nhu cầu làm thêm là gì? 4

2.1.2 Thuyết liên quan 4

2.2 Thiết kế nghiên cứu 5

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu: 5

2.2.2 Quy trình nghiên cứu 5

2.2.3 Mô tả quy trình 5

2.2.4 Mô hình giả thuyết 6

III CẤU TRÚC BẢNG HỎI 6

3.1 Thông tin cá nhân: 6

Trang 3

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang

4.3.2 Kiểm định sai khác trung bình cho hai tổng thể độc lập 12

4.3.3.Kiểm định mức độ đánh giá của hai biến định lượng 13

4.3.4 Kiểm định giả thuyết về mối liên hệ tương quan giữa hai tiêu thức định tính 14

4.3.5 Kiểm định phân phối chuẩn 16

Trang 4

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

- Trong xã hội hiện nay vấn đề việc làm luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, được không chỉ báo giới, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp quan tâm mà nó đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đang không ngừng tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm để đạt được mục đích cao đẹp của họ trong tương lai

- Xét về năng lực hành vi, sinh viên là một phần quan trọng trong độ tuổi lao động.Họ có thể lực, trí lực rất dồi dào Xét về mục đích, sinh viên đi học là mong có kiến thức để có thể lao động và làm việc sau khi ra trường.

- Hiện nay, đông đảo sinh viên nói chung đã nhận thức được rằng có rất nhiều cáchthức học khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên chọn cách thức học ở thực tế, đó là đi làm thêm Việc làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở thành một xu thể, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường Sinh viên đi làm thêm ngoài vì thu nhập, họ còn mong muốn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, học hỏi thực tế nhiều hơn, Và sở dĩ việc làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế là vì đối với sinh viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làmviệc của họ sau khi tốt nghiệp Với mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài "Khảo sát về việc làm thêm của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.” làm đề tài nghiên cứu của nhóm.

II BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU:

- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về nhu cầu chọn việc làm thêm của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

- Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu nhu cầu chọn việc làm của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

- Đối tượng khảo sát giới hạn: Sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

- Không gian nghiên cứu giới hạn: Trên thành phố Đà Nẵng - Thời gian nghiên cứu: từ 1/4/2023 đến 1/5/2023

Too long to read onyour phone? Save to

read later on yourcomputer

Save to a Studylist

Trang 5

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang Về mặt học thuật: Hiểu được phần nào đó về cung - cầu của thị trường việc

làm thêm, động lực và các yếu tố tác động đến sinh viên trong việc tìm kiếm việc làm.

 Về mặt thực tiễn: Chúng ta luôn biết rằng đời sống đại học đòi hỏi sinh viênphải có khả năng tự lập trong cuộc sống cao Một trong những yếu tố quan trọng để đáp ứng một phần yêu cầu đó là khả năng tài chính Chính vì vậy sinh viên hầu như ai cũng đều có mong muốn đi làm thêm để trang trải cuộcsống Sinh viên có thể tham khảo các kết quả nghiên cứu này để rút ra nhiềukinh nghiệm trong quá trình tìm kiếm việc làm thêm của mình.

 Học tập của bản thân: Mỗi người trong chúng em thông qua quá trình đã học được hiểu về cách báo cáo, quy trình nghiên cứu khoa học giúp ích nhiều điều cho bản thân chúng em sau này.

2.1 Cơ sở lý luận

- Với quan niệm việc làm thêm qua thu thập từ các thông tin sau:

“Việc làm thêm đối với sinh viên có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm, không làm ảnh hưởng nhiều đến học tập… với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống…”

Theo ông Đinh Văn Hường, chủ nhiệm Khoa Báo chí ở một trường tại Hà Nội: “Việc làm thêm đối với sinh viên theo quan niệm của tôi có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống…”

2.1.1 Nhu cầu làm thêm là gì?

- Nhu cầu làm thêm là mong muốn có được việc làm thêm của sinh viên trong khoảng thời gian học đại học

2.1.2 Thuyết liên quan

- Thuyết nhu cầu Maslow

+ Theo Maslow, bản, nhu cầu người chia làm hai nhóm chính: nhu cầu (basic

Trang 6

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang+ Các nhu cầu cao nhu cầu gọi nhu cầu bậc cao Những nhu cầu bao gồm nhiều nhân tố tinh thần đòi hỏi công bằng, an tâm, an toàn, vui vẻ, địa vị xã hội, tôn trọng, vinh danh với cá nhân

+ Các nhu cầu thường ưu tiên ý trước so với nhu cầu bậc cao Với người bất kỳ, thiếu ăn, thiếu uống họ không quan tâm đến nhu cầu vẻ đẹp, tôn trọng Tuy nhiên, tuỳ theo nhận thức, kiến thức, hoàn cảnh, thứ bậc nhu cầu đảo lộn Ví dụ như: người ta hạn chế ăn, uống, ngủ nghỉ để phục vụ cho nghiệp cao Ngược lại, theo chủ thuyết cách mạng vô sản, cải, sở hữu tài sản nhu cầu số bỏ qua nhu cầu bậc caokhác

2.2 Thiết kế nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài có sự kết hợp giữa phân tích , so sánh , tổng hợp dữ liệu sơ Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua việc điều tra nghiên cứu về vấn đề lựa chọn việc làm thêm của sinh viên ĐH Kinh tế

2.2.2 Quy trình nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn gồm:

+ Nghiên cứu định tính: sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu với dàn bài có sẵn nhằm tìm hiểu sơ lược nhu cầu tìm việc làm thêm của sinh viên kinh tế Đà Nẵng + Nghiên cứu định lượng: sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng hình thức sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn gián tiếp qua google form

2.2.3 Mô tả quy trình

Bước 1: Phát hiện vấn đề và hình thành mục tiêu nghiên cứu

Nhận thấy nhu cầu tìm việc làm thêm của sinh viên kinh tế Đà Nẵng ngày càng tăng cao nhưng chưa nắm rõ những yếu tố nào ảnh hưởng đến đến nhu cầu chọn việc làm thêm của sinh viên nên nhóm quyết định tìm phương pháp khảo sát và hình thành nên mục tiêu nghiên cứu nhu cầu việc làm của sinh viên.

Bước 2: Thiết kế bảng hỏi

Dựa vào những luận điểm nhóm đã thảo luận, nhóm đã đưa ra những câu hỏi để đáp ứng việc thu nhập dữ liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Bước 3: Tiến hành nghiên cứu

Trang 7

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang Sử dụng phương pháp định lượng tiến hành khảo sát 90 sinh viên qua việc gửi bảng hỏi chi tiết (google form) đến các sinh viên nhằm thu nhập dữ liệu sơ cấp chođề tài nghiên cứu

Bước 4: Tập hợp và sử lý số liệu

Từ nguồn dữ liệu thu nhập được sau quá trình khảo sát, tiến hành phân tích thông tin, sử dụng phần mềm spss 26.0 để phân tích dữ liệu

Bước 5: Trình bày kết quả nghiên cứu

* Bảng câu hỏi chính thức sử dụng trong nghiên cứu gồm các phần:

Phần câu hỏi chính : ghi nhận mức độ đánh giá của đối tượng nghiên cứu về các biến quan sát.

Phần thu thập thông tin cá nhân: ( độ tuổi, giới tính, )

2.2.4 Mô hình giả thuyết

Giả thuyết 1: Công việc bạn làm thêm có liên quan đến ngành học của bạn

Giả thuyết 2: Một người sếp vui tính ảnh hưởng đến ý định chọn việc làm của sinh viên

Giả thuyết 3: Số giờ làm thêm ảnh hưởng đến ý định chọn việc làm thêmGiả thuyết 4: Về việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập tác động cùng chiều về ý định đi làm thêm của sinh viên

Giả thuyết 5: Rằng mức độ làm thêm tác động ngược chiều đến kết quả học tập và sức khỏe

Giả thuyết 6: Không có sự khác biệt về mức độ đam mê trong việc chọn việc làm thêm của sinh viên

III CẤU TRÚC BẢNG HỎI3.1 Thông tin cá nhân:

3.1.1 Các câu hỏi cụ thể:

- Họ và tên

Trang 8

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang- B ạn đi làm thêm từ năm mấy?

3.1.2 Ý nghĩa:

- Thu thập các thông tin về đặc điểm nhân khẩu học của người trả lời khảo sát Giúp chọn lọc và xác định những đối tượng phù hợp để có thể tham gia và tiến hành khảo sát

3.2 Yêu cầu về công việc làm thêm

3.2.1 Các câu hỏi cụ thể - Tình hình đi làm thêm hiện tại?

- Số công việc bạn đang, đã nhận làm?- Bạn nghĩ sinh viên có nên đi làm thêm không?

- Thời gian bạn đã làm thêm trong vòng 1 ngày là bao lâu?

- Bạn cảm thấy đi làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập không?

- Mức lương mà bạn mong muốn khi chọn một công việc làm thêm là bao nhiêu / tháng?

- Trên thực tế, mức lương bạn đã, đang nhận được có như kì vọng không?- Công việc bạn thường làm thêm là gì?

- Bạn thường tiêu tiền lương vào việc gì?

- Vừa học vừa làm thêm có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không?- Theo bạn sinh viên nên đi làm thêm vào năm mấy là tốt nhất?- Theo bạn tìm được việc làm cho sinh viên hiện nay là khó hay dễ?- Bạn có hài lòng với công việc làm thêm hiện tại của mình không?

- Bạn có nghĩ sinh viên khi đi làm thêm sẽ dễ mắc phải những cạm bẫy ngoài xã hội?

Trang 9

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang

3.2.2 Ý nghĩa

- Giúp nhóm khảo sát hiểu được những nhu cầu mà sinh viên mong muốn khi tìm kiếm việc làm thêm, từ đó đưa ra những lời khuyên cho các cửa hàng để có thể hiểu hơn về những mong muốn tìm việc của sinh viên, cải thiện và tạo ra những công việc làm thêm tốt cho sinh viên

3.3 Hành vi của sinh viên khi làm thêm

3.3.1 Các câu hỏi cụ thể

- Việc đi làm thêm gia đình bạn có biết không?

- Vậy bạn đi làm thêm gia đình có ngăn cản hay ủng hộ không?- Khi thời gian làm trùng với thời gian đi học bạn sẽ làm như thế nào?

- Khi đi làm thêm bạn dành thời gian cho việc đi chơi với bạn bè, gia đình như thế nào?

- Theo bạn tìm được việc làm cho sinh viên hiện nay là khó hay dễ?

3.3.2 Ý nghĩa

- Việc hiểu hơn các hành vi của sinh viên khi làm thêm sẽ giúp cho các chủ cửa hàng tuyển nhân viên phán đoán được những quyết định khi đi làm của sinh viên, đồng thời cũng tìm ra được đâu là chế độ ưu đãi tốt nhất đối với nhân viên của mình

- Bên cạnh đó, các chủ cửa hàng còn thể xem xét độ nhạy cảm của nhân viên khi có sự thay đổi về mức lương hay thời gian làm việc.

IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1 Thống kê mô tả

Câu 1: Tình hình đi làm thêm hiện tại?

tinh hinh di lam them hien tai

Frequency PercentValidPercent

CumulativePercentdang di làm

Trang 10

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang

Nhận xét: Theo số liệu thì có 43 người đang đi làm thêm ở hiện tại chiếm 44,8%,

còn có 40 người chưa bao giờ đi làm thêm chiếm 41,7% và số còn lại là đã từng đi làm thêm Điều này cho thấy thì đại đa số SV đều đã và đang đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập phục vụ cho một số mục đích của cá nhân.

Câu 2: Số công việc bạn đang, đã nhận làm?

so cong viec tung lam

Frequency PercentValidPercent

CumulativePercentValid

Trang 11

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang

Nhận xét: Số công việc mà sinh viên làm thêm nhiều nhất là 1 công việc, có 59

người và chiếm 61,5% Trong khi đó số sinh viên làm 2 công việc chiếm 22,9% tương đương với 22 người Còn lại số sinh viên làm từ 2 công việc trở lên chỉ chiếm 15,6% Điều này là điều hiển nhiên vì thời gian sinh viên không có đủ để vừa đi học vừa làm cùng lúc nhiều công việc.

Câu 3: Bạn có hài lòng với công việc làm thêm hiện tại của mình không?ban co hai long cv hien tai khong

CumulativePercentValid

Trang 12

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang

Nhận xét: Có 63 sinh viên hài lòng với công việc làm thêm hiện tại chiếm 65,6%,

tỉ lệ tương đối cao Tỉ lệ sinh viên không hài lòng với công việc làm thêm chiếm 34,4%, là một tỉ lệ khá thấp Điều này cho thấy các sinh viên đều tìm được công việc phù hợp với mình.

Câu 4: Điều gì khiến bạn quan tâm khi đi làm thêm?dieu khien b qtam khi lam them

Frequency PercentValidPercent

kinh nghiem, ren luyen

Trang 13

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang

Nhận xét: Có 39 sinh viên quan tâm đến vấn đề tiền lương khi đi làm thêm chiếm

tỉ lệ cao nhất với 40,6% Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều sinh viên quan tâm đến các yếu tố khác như kinh nghiệm làm việc, rèn luyện kĩ năng và cơ hội phát triển với 20 sinh viên cho mỗi yếu tố, đều chiếm 20,8% Còn lại là yếu tố về môi trường làmviệc chiếm 17,7%, tỉ lệ thấp nhất trong tất cả các yếu tố Từ đó cho thấy không hẳntất cả các sinh viên đi làm thêm đều quan tâm đến vấn đề tiền bạc mà còn muốn rèn luyện thêm nhiều kĩ năng khác cho bản thân.

Câu 5: Công việc làm thêm hiện tại của bạn có liên quan đến ngành học không?

co lien quan den nganh hoc cua ban khong

Frequency PercentValidPercent

CumulativePercentValid

Trang 14

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang

Nhận xét: Có 59 sinh viên có công việc làm thêm không liên quan đến ngành học

chiếm 61,5% và 37 sinh viên có công việc làm thêm liên quan đến ngành học chiếm tỉ lệ còn lại là 38,8% Sự chênh lệch khá lớn giữa 2 tỉ lệ này cho chúng ta thấy không hẳn là tất cả các công việc làm thêm đều liên quan đến ngành học của bản thân mà sinh viên vẫn chọn làm những công việc đó đồng nghĩa với việc phát triển các kĩ năng liên quan đến ngành học của mình thì sinh viên vẫn muốn phát triển thêm nhiều kĩ năng khác ngoài những kĩ năng liên quan đến ngành học của mình.

Câu 6: Bạn nghĩ sinh viên có nên đi làm thêm không?

sv co nen di lam hay khong

Frequency PercentValidPercent

CumulativePercentValid

Trang 15

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang

Nhận xét: Có đến 90 sinh viên chọn là nên đi làm thêm chiếm đến 93,8% , tỷ lệ

chiếm khá là cao Còn có 6,3% là nghĩ không nên đi làm thêm tương ứng với 6 người, một tỷ lệ khá thấp Điều này cho thấy đại đa số sinh viên đều nghĩ nên đi làm thêm khi đang là sinh viên

Câu 7: Bạn có nghĩ sinh viên khi đi làm thêm sẽ dễ mắc phải những cạm bẫy ngoài xã hội?

cam bay xa hoi

Frequency PercentValidPercent

CumulativePercent

Trang 16

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang

Nhận xét: Có 33 sinh viên nghĩ rằng khi đi làm thêm sẽ dễ mắc phải những cạm

bẫy ngoài xã hội, chiếm 34.4% với tỉ lệ tương đối cao Mặt khác, có 37 người nghĩ sinh viên khi đi làm thêm sẽ không mắc phải những cạm bẫy ngoài xã hội, chiếm tỉlệ cao nhất với 38.5% Cuối cùng có 26 người nghĩ việc đi làm thêm sẽ tùy vào từng người mà đánh giá rằng sinh viên khi đi làm thêm có mắc những cạm bẫy củaxã hội hay không Điều này cho thấy sự chênh lệch không quá lớn

Câu 8: Thời gian bạn đã làm thêm trong vòng 1 ngày là bao lâu?

thoi gian lam them moi ngay

Frequency PercentValidPercent

CumulativePercentValid

Trang 17

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang

Nhận xét: Số thời gian mà sinh dành cho việc làm thêm mỗi tuần từ số người

tham gia khảo sát trên với tỷ lệ đa số khá tương đương nhau Nhiều nhất là 41 người làm 5-6h/ngày cùng với 3-4h/ngày chiếm 42,7%.

Câu 9: Bạn cảm thấy đi làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập không?

di lam them co anh huong den viec hoc khong

Frequency PercentValidPercent

anh huong vua

Trang 18

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang

Nhận xét: Chỉ có 7 sinh viên nghĩ việc đi làm thêm rất ảnh hưởng đến kết quả học

tập, con số này chiếm tỉ lệ thấp nhất là 7.3% Và có 33 sinh viên nghĩ đi làm thêm ảnh hưởng vừa phải kết quả học tập, chiếm tỉ lệ cao nhất với 34,4% Có 32.3% sinh viên nghĩ đi làm thêm ít ảnh hưởng đến kết quả học tập gồm 31 sinh viên Cuối cùng có 25 sinh viên chiếm 26% trong tỉ lệ phần trăm sinh viên nghĩ rằng đi làm thêm không ảnh hưởng đến kết quả học tập Bảng khảo sát cho thấy việc đi làm thêm ảnh hưởng vừa phải đối với hầu hết các sinh viên hiện nay.

Câu 10: Mức lương mà bạn mong muốn khi chọn một công việc làm thêm là bao nhiêu / tháng?

muc luong mong muon

Frequency PercentValidPercent

CumulativePercent

Trang 19

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang

Nhận xét: Trên 2 triệu đồng là mức lương được nhiều sinh viên lựa chọn nhất

cho mong muốn khi chọn một công việc làm thêm, chiếm tỉ lệ lên đến 62.5% Chỉ có 12 sinh viên lựa chọn 1,5-2 triệu đồng là mức lương mong muốn khi chọn một công việc làm thêm chiếm tỉ lệ thấp nhất 12,5% Và có 24% trong tỉ lệ phần trăm sinh viên mong muốn mức lương là 1-1,5 triệu đồng khi chọn một công việc làm thêm với 23 sinh viên lựa chọn Số khảo sát cho thấy 2 tỷ lệ chênh lệch nhau nhiều và điều này cho ta thấy rằng nhu cầu cao của sinh viên đối với mức lương để phù hợp với chi tiêu

Câu 11: Trên thực tế, mức lương bạn đã, đang nhận được có như kì vọng không?

muc luong co nhu ki vong khong

Frequency PercentValidPercent

CumulativePercentValid

Trang 20

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang

Nhận xét: Trên thực tế, có 49 sinh viên hài lòng với mức lương hiện tại của mình

và số người này chiếm 51%, còn 47 sinh viên không hài lòng với mức lương hiện tại và chiếm 49% Số khảo sát cho thấy 2 tỷ lệ không chênh lệch nhau nhiều và điều này cho thấy muốn tìm được công việc phù hợp và có mức lương như kì vọng là không hề dễ.

Câu 12: Công việc bạn thường làm thêm là gì?cong viec ban tung lam them

Frequency PercentValidPercent

CumulativePercent

Trang 21

Thống kê kinh doanh và kinh tế GV: Nguyễn Văn Cang

Nhận xét: Đa số sinh viên đều lựa chọn các công việc như: gia sư có 11 sinh viên

chiếm 11,5%, nhà hàng có 20 sinh viên chiếm 20,8%, bán hàng có 29 sinh viên chiếm 30,2%, phục vụ có 28 sinh viên chiếm 29,2%, phát tờ rơi có 8 sinh viên và chiếm 8,3% Điều này cho thấy sinh viên có nhiều lựa chọn công việc khi đi làm và đa số sinh viên chọn các công việc như bán hàng và phục vụ.

Câu 13: Việc đi làm thêm gia đình bạn có biết không?

gia dinh ban co biet khong

Frequency PercentValidPercent

CumulativePercentValid

Ngày đăng: 03/06/2024, 19:44