1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kinh tế lượng đề tài các yếu tố ảnh hưởng tới gdp việt nam giai đoạn 2002 2021

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bởi vì nước ta là một quốc gia không chỉ đang trải qua sự chuyển đổi kinh tế quan trọng mà còn vẫn đang đối mặt với nhiều vấn đề về kinh tế xã hội như thất nghiệp, biến đổi khí hậu và tă

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Lớp Lecture: TOK1101123_06Lớp Seminar: 01

Hà Nội – 10/2023

Trang 2

Bảng đánh giá của Sinh viên:

Dữ liệuKết quảPhân tích Trình bày

1 Lý do lựa chọn đề tài:

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, tăng trưởng nền kinh tế quốc dân là mục tiêu cốt lõi của mọi quốc gia Sự phát triển và mở rộng về quy mô của nền kinh tế sẽ góp phần gây dựng nên một đất nước vững mạnh và một xã hội công bằng văn mình Đặc biệt, đối với Việt Nam, sự phát triển của nền kinh tế được coi kim chỉ nam cho mọi quyết định của Chính phủ Bởi vì nước ta là một quốc gia không chỉ đang trải qua sự chuyển đổi kinh tế quan trọng mà còn vẫn đang đối mặt với nhiều vấn đề về kinh tế xã hội như thất nghiệp, biến đổi khí hậu và tăng trưởng không cân

Trang 3

đối giữa các khu vực Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng hai chỉ số chủ yếu: phần tăng, giảm quy mô của nền kinh tế (tính theo GDP), hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP)

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một chỉ số quan trọng để đo lường sự phát triển vàtốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bởi nó phản ánh tổng giá trị của sản phẩm vàdịch vụ trong một khoảng thời gian cụ thể Bên cạnh đó, GDP còn thể hiện sự thay đổimức giá cả của một quốc gia vì đây là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường Có thể nối,GDP là một công cụ hoàn hảo để khảo sát sự phát triển và thay đổi trong nền kinh tế quốcdân

Để tối ưu hóa sự phát triển kinh tế, việc có một hiểu biết sâu sắc về các yếu tố ảnhhưởng đến sự biến đổi của GDP tại Việt Nam là điều vô cùng quan trọng.

Bên cạnh đó, dù còn gặp phải nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đang trải qua một giaiđoạn phát triển kinh tế nhanh chóng và được coi là một trong những nền kinh tế phát triểnnhanh nhất ở Châu Á Điều này lại càng tạo ra một nhu cầu cấp thiết để hiểu rõ các yếu tốđang thúc đẩy sự phát triển này.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Với mục tiêu tối ưu hóa sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và hoàn thành được cácmục tiêu kinh tế và xã hội, bài viết sẽ tập trung vào việc đo lường tầm quan trọng của cácyếu tố ảnh hưởng đến GDP ở Việt Nam bao gồm Lạm phát, Tỷ lệ thất nghiệp, FDI (Đầutư trực tiếp từ nước ngoài), Lãi suất cho vay, Tỷ giá hối đoái, Dân số trong việc gây ra sựthay đổi của GDP Từ việc xem xét và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên,nghiên cứu sẽ đánh giá tác động của những chính sách kinh tế và xác định những vấn đềkinh tế cần giải quyết Thông qua đó, bài nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp vàchính sách để giải quyết những thách thức này và thúc đẩy sự phát triển kinh tế bềnvững

Bên cạnh đó, với mục tiêu cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý kinh tế, nhàđầu tư và doanh nghiệp để họ có thể chuẩn bị cho tương lai và đưa ra các quyết định dựatrên thông tin này, nghiên cứu sẽ cố gắng dự đoán xu hướng phát triển kinh tế của ViệtNam trong tương lai dựa trên các yếu tố hiện tại và các tình hình quốc tế.

3 Câu hỏi nghiên cứu:

Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung trả lời các câu hỏisau:

Câu hỏi 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi của GDP?

Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nêu trên đến sự thay đổi của GDP?

Trang 4

Câu hỏi 3: Có những khuyến nghị giải pháp nào được đưa ra nhằm tăng GDP không?

1.1 Lý thuyết liên quan đến câu hỏi nghiên cứu:

Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của gross domestic product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Phương pháp tính GDP (phương pháp chi tiêu):Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.

Y = C + I + G + (X - M)

GDP (Y) là tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G) và cán cân thương mại (xuất khẩu ròng, X - M).\

1.2 Lý thuyết về các yếu tố:

Lạm phát (inflation): là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và

dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.Tác động của lạm phát đến GDP: Lạm phát (dương): Sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ sẽ làm giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ, từ đó sẽ dẫn đến sự suy giảm đòi hỏi của người dân với mua hàng hóa và dịch vụ và dẫn đến sự suy giảm của tiêu dùng cá nhân và cuối cùng là giảm GDP

Tỷ lệ thất nghiệp (unemployment rate): là một chỉ số quan trọng trong kinh tế

để đo lường tỷ lệ người lao động không có việc làm trong một quốc gia hoặc khu vực cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, thường được biểu thị dưới dạng phần trăm của lực lượng lao động Tỷ lệ thất nghiệp = (Số người thất nghiệp / Tổng số người trong lực lượng lao động) x 100%

Tác động của Tỷ lệ thất nghiệp đến GDP:

Trang 5

- Tỷ lệ thất nghiệp thấp: Khi tỷ lệ thất nghiệp thấp, nghĩa là có ít người lao động không có việc làm, nền kinh tế thường hoạt động gần tới công suất tối đa Vì cónhiều người lao động tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu dùng tăng lên, điều này có thể dẫn đến tăng sản xuất và GDP.

- Tỷ lệ thất nghiệp cao: Ngược lại, khi tỷ lệ thất nghiệp cao, có nhiều người lao động không có việc làm, điều này dẫn đến sự giảm tổng cầu và sản xuất Ngườithất nghiệp thường có ít tiền để tiêu dùng, điều này có thể làm giảm tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế, và do đó, ảnh hưởng là giảm GDP.

FDI: (Foreign Direct Investment): là "Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài" FDI đề

cập đến việc một tổ chức kinh tế hoặc cá nhân từ một quốc gia đầu tư vào một tổ chức kinh tế hoặc doanh nghiệp ở một quốc gia khác

Tác động của FDI đến GDP: Một trong những cách chính FDI tác động đến GDP là thông qua việc tạo ra đầu tư và tăng cường sản xuất, chuyển giao công nghệ và kiến thức, thúc đẩy xuất khẩu và tạo các lực kéo đầu tư khác Điều này có thể dẫn đến tăng cường sản xuất, tạo việc làm, và tạo ra giá trị gia tăng Ngoài ra, FDI còn làm tăng thuế và thu nhập chính phủ: FDI thường tạo ra thuế thu nhập cho chính phủ quốc gia thông qua thuế từ hoạt động kinh doanh và thuế thu nhập từ người laođộng được tạo ra bởi các doanh nghiệp nước ngoài Từ đó làm tăng GDP.

Dân số: (Population): là tổng số người sống trong một khu vực cụ thể, chẳng hạn

như một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một thành phố, hoặc một quận Để đánh giá mối liên hệ giữa dân số và GDP, nhóm sử dụng dữ liệu về dân số của Việt Nam giai đoạn 2002-2021.

Tác động của dân số đến GDP: Tăng trưởng dân số có thể tạo ra lực lao động lớn hơn, đóng góp vào sản xuất và tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, dân số lớn hơn có thểtạo ra thị trường tiêu dùng lớn hơn, đặc biệt nếu dân số có thu nhập tăng Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh doanh và dịch vụ, đóng góp vào GDP.

 Hiệp định Atiga:

Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) là một trong những Hiệp định cơ bản của AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN), được ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010 Ngoài các cam kết về thuế quan, ATIGA cũng bao gồm nhiều cam kết khác như: xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại, hải quan, các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệsinh dịch tễ Điều này là lợi thế lớn, góp phần đơn giản hoá, thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam, từ đó làm tăng xuất khẩu ròng Như vậy, việc tham gia và ký kết hiệp định Atiga có thể là bước tiến lớn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

2 Một số nghiên cứu tham khảo:

Trang 6

Tên nghiên cứu Tác giảNămPhạm viDữ liệu đãsử dụng

Kết luận

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến GDPViệt Nam giai đoạn 1991-2001

Vũ Mạnh Cường, Nguyễn Tiến Đạt,

2020 Ở Việt Nam, giai đoạn 1991-2001

Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Các biến được sử dụng trong bài khác với bài nghiên cứu Song, vẫn có thể sử dụng lý thuyết về GDP.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến Tổng sản phẩm quốc nội GDP Việt Nam trong giai đoạn 1995-2011

Trương Bích Phương

2021 Ở Việt Nam, giai đoạn 1995-2011

Xây dựng mô hình kinh tế lượng

Các biến được sử dụng trong bài tham khảo không phải các biến tương quan mà làcác biến trực tiếp, bài nghiên cứu chỉ tham khảo hình thức lập môhình kinh tế lượng.

Bảng 1: Một số nghiên cứu tham khảo

3 Mô hình tổng quát:

log (GDP)=β 1+β 2 log ( LP)+β 3 log(TLTN )+β 4 log ( FDI )+ β 5 log ( DS)+β 6 D 1+β 7 D 1 log (FDI )+u

Trong đó:

+ LP: Lạm phát của Việt Nam.

+ TLTN: Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam.

+ FDI: Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tới Việt Nam.+ DS: Dân số Việt Nam

+ D1 (Biến giả): Nhận giá trị 1 từ năm 2010 (hiệp định Atiga có hiệu lực)Nhận giá trị 0 trước năm 2010

+ D1*Log(FDI):+ u: Sai số ngẫu nhiên

4 Kỳ vọng về dấu của các biến

Trang 7

lực từ năm 2010

Hiệp định có hiệu lực sẽlàm tăng GDP

định Atiga có hiệu lực sẽlàm tăng GDP

Ghi chú: (+) Tác động cùng chiều; (-): Tác động ngược chiều

Bảng 2: Xu hướng tác động kỳ vọng của các biến trong mô hình đề xuất

III.DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH1 Dữ liệu

1.1 Thống kê mô tả: - Bảng biểu

Sum Sq Dev 237503.2 503.7519 540.2788 4.950000 584.3720 3.749500

Bảng 3: Thống kê mô tả các biến được trình bày trong bảng 1

Nhận xét: Trung bình mỗi năm, GDP của Việt Nam là trên 181.2 tỷ đô Có sự chênh lệch rất lớn giữa năm có GDP cao nhất và năm có GDP thấp nhất: Cao nhất là 366.14 tỷ đô còn thấp nhất là 35.06 tỷ đô Sự khác biệt này có nguyên nhân rất lớn là do chính sách kinh tế của chính phủ ngày càng tiến bộ từ năm 2002, chính sách kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với cột mốc quan trọng là Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007.

Trang 8

- Đồ thị

Hình 1: Đồ thị các biến được trình bày trong bảng 1

Hình 2: Đồ thị Loga các biến được trình bày trong bảng 1

Bảng 4: Độ tương quan giữa các biến được trình bày ở bảng 1

LOG(GDP) 1.000000-0.379197 0.979277 0.945075-0.357546 0.886090LOG(LP)-0.379197 1.000000-0.485693-0.259493-0.367100-0.442960LOG(DS) 0.979277-0.485693 1.000000 0.910781-0.192699 0.869711LOG(FDI) 0.945075-0.259493 0.910781 1.000000-0.334014 0.743987LOG(TLTN)-0.357546-0.367100-0.192699-0.334014 1.000000-0.370117

Trang 9

2 Kết quả ước lượng mô hình

Ghi chú: *,**,***:Tương ứng với mức ý nghĩa nhỏ hơn 10%, 5%, 1%

Trang 10

Bảng 6: Thông tin về các mô hình và kiểm định

Kết luận: Từ P_value của các biến và các kiểm định trong Bảng 6, nhóm lựa chọn sửdụng mô hình [4]:

log (GDP)=−184.2563+0.0063 log ( LP)−0.174583 log (TLTN )+0.094903 log( FDI )+42.80012log ( DS)+1.241757 D1−0.611571 D1 log( FDI )−0.290198 @ Trend

2.2 Kiểm định mô hình- Kiểm định Ramsey

Ramsey RESET Test:

Durbin-Watson stat3.297139 Prob(F-statistic)0.000000

Bảng 7: Kiểm định Ramsey cho mô hình lựa chọn

Nhận xét: Ta thấy giá trị p-value 0,369110>0.05 nên có thể cho rằng mô hình không vi phạm giả thuyết dạng hàm đúng, không thiếu biến quan trọng.

Trang 11

- Kiểm định Jacque-Bera

Series: ResidualsSample 2002 2021Observations 20

Hình 3: Kiểm định Jacque-Bera cho mô hình lựa chọn

Nhận xét: Ta thấy giá trị p-value là 0,428906 > 0,05 nên có thể nhận định sai số ngẫu nhiên phân phối chuẩn.

- Kiểm định White ( No cross terms)

White Heteroskedasticity Test:

R-squared0.628327 Mean dependent var0.000812Adjusted R-squared-0.176966 S.D dependent var0.000741S.E of regression0.000804 Akaike info criterion-11.21834Sum squared resid3.88E-06 Schwarz criterion-10.52133

Trang 12

Durbin-Watson stat2.814936 Prob(F-statistic)0.669150

Bảng 8: Kiểm đinh White (No cross terms) cho mô hình lựa chọn

Nhận xét: Ta thấy giá trị p-value là 0,669360 > 0,05 nên có thể cho rằng môhình không vi phạm giả thuyết phương sai số không đổi.

2.3.Trình bày mô hình

Dependent Variable: LOG(GDP)Method: Least Squares

Date: 10/23/23 Time: 22:07Sample: 2002 2021

Durbin-Watson stat3.252311 Prob(F-statistic)0.000000

Bảng 9: Mô hình hồi quy OLS

2.4 Đối chiếu với kì vọng

Xu hướng tác động quaước lượng

Hiệp định có hiệu lực sẽlàm tăng GDP

Hiệp định có hiệu lực làmtăng GDP

D1*Log(FDI) Cùng mức FDI, khi hiệpđịnh Atiga có hiệu lực sẽ

Trang 13

Kết quả ước lượng mô hình ở Bảng 9 cho thấy nhiều biến có dấu như kỳ vọng Hệ số

xác định là 0.998594 cho thấy có đến gần 99.86% sự thay đổi của GDP qua các năm là do

các yếu tố trong mô hình quyết định

Giá trị P_value của thống kê F bằng 0 cho thấy mô hình là có ý nghĩa

Hệ số của biến lạm phát mang dấu dương, 0.0063 như kỳ vọng, nhưng biến này không

có ý nghĩa thống kê Điều này có thể là do những biến cố kinh tế xuất hiện như cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã đẩy lạm phát ở Việt Nam lên đến hơn 23% hay lạm phát giảm quá sâu, dưới 1% vào năm 2015.

Biến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Log(FDI) có hệ số mang dấu dương, 0.095 cho thấy khi FDI tăng 1% sẽ làm cho GDP tăng trung bình xấp xỉ 0.1 %, với điều kiện các

yếu tố khác ko đổi Điều này cho thấy đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam có tác động tích cực đến GDP của Việt Nam Về cơ bản, kết quả này phù hợp với cả lý thuyết lẫn thực tế FDI có những đóng góp trực tiếp rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó, FDI cũng giúp đẩy mạnh xuất khẩu, đóng góp vào thặng dư cán cân thương mại ở Việt Nam, từ đó làm tăng GDP.

Biến dân số Log(DS) có hệ số bằng 42.8 Điều này cho thấy sự tăng lên về dân số có

ảnh hưởng tích cực đến GDP và 1% thay đổi của dân số sẽ dẫn đến 42.8 % thay đổi trung bình của GDP, với điều kiện các yếu tố khác ko đổi Kết quả này cũng phù hợp với cả lý thuyết lẫn thực tế Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, sự gia tăng hợp lý của dân số sẽ là động lực lớn đối với sự tăng trưởng của GDP như cáchTrung Quốc đã từng tận dụng lợi thế về dân số để tăng trưởng kinh tế.

Biến về tỷ lệ thất nghiệp Log(TN) có hệ số là -0.175, mang dấu âm Hệ số này có

nghĩa là khi thất nghiệp tăng 1% thì GDP trung bình của Việt Nam sẽ giảm 0.175%, với đk các yếu tố khác ko đổi Kết quả này phù hợp với cả lý thuyết lẫn thực tế Bởi, thất nghiệp là một hiện tượng tiêu cực trong nền kinh tế, khiến nguồn lực lao động bị lãng phí và không được sử dụng hiệu quả Nghiên cứu về định luật Okun cho biết tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mỗi 1 điểm phần trăm sẽ dẫn đến tăng trưởng GDP thực giảm 2%.

Atiga là một trong những hiệp định của cộng đồng kinh tế AEC Hệ số của biến giả

Atiga bằng 1.24, mang dấu dương đại diện cho việc tham gia hiệp định này có ý nghĩa

tích cực đối với sự tăng trưởng của GDP Điều này có nghĩa là GDP trung bình của VN sau khi tham gia hiệp định atiga cao hơn khi chưa tham gia là 1.24%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Với hệ số góc của biến (Atiga* FDI) bằng -0.61 Như vậy, tác động của FDI tới GDP

có sự khác nhau giữa năm việt nam tham gia Atiga và năm chưa tham gia Nói cách khác, với cùng mức FDI, các yếu tố khác không đổi thì việc tham gia Atiga làm GDP thấp hơn

Trang 14

là 0.61% Điều này cho thấy Việt Nam chưa tận dụng được ưu đãi từ việc tham gia hiệp định Atiga

1 Tóm tắt quá trình thực hiện

Các kiểm định đối với hiện tượng đa cộng tuyến và phương sai thay đổi được thực hiện nhằm đảm bảo các ước lượng là vững chắc Thông qua mô hình hồi quy cho thấy được các mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động Mô hình hồi quy cho thấy sự khác biệt trong GDP giữa hai giai đoạn trước và sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định ATIGA vào năm 2010 Yếu tố ảnh hưởng nhất đến tỷ lệ biến động của GDP đó là tỷ lệ biến động của dân số, sau đó là tác động của thay đổi tỷ lệ thất nghiệp và cuối cùng là nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI Kết quả ước lượng cho thấy tác động hỗn hợp của các yếu tố có mối liên quan gần đến GDP.

2 Rút ra kết luận từ kết quả mô hình

Thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” sẽ kết thúc sớm”, mặc dù năm 2007 Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ dân số vàng, nhưng đến năm 2011, nước ta đã bước vào già hóa dân số, và năm 2009 tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chỉ chiếm 8,7% nhưng đến năm 2019 đã chiếm 12% vậy nên chính sách dân số thời kỳ này cần phát huy dư lợi dân số vàng để phát triển kinh tế - xã hội, chủ động tích lũy các nguồn lực thích ứng khi bước vào thời kỳgià hóa dân số.

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của nước ta xếp theo tiêu chí của ILO (Tổ chức Lao động quốc tế) khá thấp: thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2020 là 2,48%, nhưng điểm nghẽn nằm ở chất lượng lao động là vấn đề thách thức lớn với nền kinh tế; năng suất lao động thấp, thu nhập thấp, đa phần người dân, đặc biệt là khu vực phi chính thức không có tích lũy cho tương lai, về mặt chất lượng, chúng ta chưa tận dụng được cơ hội dân số vàng

Hiệp định thương mại ATIGA đã đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam với nguồn nguyên liệu phong phú giá rẻ hơn, nguồn thiết bị máy móc chất lượng tốt hơn so với sản xuất trong nước Hiệp định giúp tạo ra một không gian sản xuất thống nhất: hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động có tay nghề tự do lưu chuyển trong ASEAN Nền kinh tế Việt Nam nói chung có cơ hội dễ dàng tiếp cận thị trường trong và ngoài khu vực, qua đó, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, ổn định nguồn và hạ giá đầu vào nhập khẩu, góp phần cải cách quản lý, dịch chuyển cơ cấu kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam có cơ hội tăng cường thu hút FDI; tiếp cận các nguồn hỗ trợ về khoa học - công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đào tạo, nâng cao trình độ và chất lượng nguồn nhân lực Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng lợi thế này để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có tay nghề và nhân lực trình độ cao góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Ngày đăng: 10/06/2024, 09:01

w