1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của sinh viên tôn đức thắng đối với điểm đến vũng tàu

71 39 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của sinh viên Tôn Đức Thắng đối với điểm đến Vũng Tàu
Tác giả Lê Viết Huy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Huân
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thể loại Báo cáo Cuối Kì
Năm xuất bản 2022
Thành phố Bảo Lộc
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,08 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • 2. Tổng quan tài liệu (7)
    • 2.1. Thực trạng chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm đến du lịch (7)
    • 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm đến du lịch (10)
    • 2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm đến du lịch (13)
    • 2.4 Nét mới của đề tài (17)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (18)
    • 3.1 Mục tiêu chung (18)
    • 3.2 Mục tiêu cụ thể (18)
  • 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu (18)
    • 4.1 Khách thể nghiên cứu (18)
    • 4.2 Đối tượng nghiên cứu (18)
    • 4.3 Phạm vi nghiên cứu (18)
  • 5. Câu hỏi nghiên cứu (19)
  • 6. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu (19)
  • 7. Phương pháp nghiên cứu (20)
    • 7.1. Phương pháp thu thập thông tin (20)
    • 7.2. Phương pháp xử lý thông tin (21)
    • 7.3. Khung nghiên cứu (21)
  • 8. Ý nghĩa nghiên cứu (22)
    • 8.1. Ý nghĩa lý luận (22)
    • 8.2. Ý nghĩa thực tiễn (22)
  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN (23)
    • 1.1. Khái niệm liên quan (23)
      • 1.1.1. Khái niệm du lịch (23)
      • 1.1.2. Điểm đến du lịch (24)
      • 1.1.3. Sự hài lòng của khách hàng (25)
      • 1.1.5. Chất lượng dịch vụ (0)
    • 1.2. Lý thuyết tiếp cận (26)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA SINH VIÊN TÔN ĐỨC THẮNG ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN VŨNG TÀU (27)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN VŨNG TÀU (46)
  • Kết Luận (49)
  • Tài liệu tham khảo (50)
  • PHỤ LỤC (52)

Nội dung

Ngoài ra sự thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch, sự liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ lượng khách cao cấp, khách quốc tế thấp đã dẫn tới những tiếng xấu cho

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Tìm hiểu những nhân tố tác động đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của sinh viênTrường Đại học Tôn Đức Thắng đối với Vũng Tàu.

Mục tiêu cụ thể

- Thực trạng của sinh viên Tôn Đức Thắng về sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch tại Vũng Tàu.

- Tiến hành khảo sát của sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng về chất lượng dịch vụ tại Vũng Tàu Từ đó đưa ra những yếu tố tác động tới sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng

- Đề xuất ra những giải pháp nhằm gia tăng, nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng về chất lượng dịch vụ tại Vũng Tàu.

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

Sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng

Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sv trường ĐH Tôn Đức Thắng về CLDV tạiVũng Tàu

Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Điển đếm Vũng Tàu

- Thời gian: từ ngày 15/3/2022 đến ngày 20/5/2022.

- Nội dung: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Tôn Đức Thắng tới chất lượng dịch vụ của Vũng Tàu

Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng của sinh viên Tôn Đức Thắng về sự hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ du lịch tại Vũng Tàu hiện nay như thế nào?

Yếu tố nào tác động đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng khi tới Vũng Tàu?

Những giải pháp để gia tăng, nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng về CLDV tại Vũng Tàu?

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở các nghiên cứu trước, mô hình bên dưới được đề xuất nhằm nhận dạng và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của sinh viên TDT đối với điểm đến Vũng Tàu, với 6 giả thuyết:

H1: Cơ sở hạ tầng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của sinh viên TDT đối với điểm đến Vũng Tàu

H2: Môi trường du lịch ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của sinh viên TDT đối với điểm đến Vũng Tàu

H3: An toàn ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của sinh viên TDT đối với điểm đến Vũng Tàu

H4: Phương tiện hữu hình ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của sinh viên TDT đối với điểm đến Vũng Tàu

H5: Giá cả ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của sinh viên TDT đối với điểm đến Vũng Tàu

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin thứ cấp: tác giả sử dụng phương pháp tham khảo các bài báo cáo khoa học từ nhiều tác giả nghiên cứu trước đó, tham khảo từ nhiều nguồn trích dẫn, thống kê lại từ các công trình nghiên cứu như phân tích, so sánh, thu thập dữ liệu, tác giả tiến hành lựa chọn, tổng hợp số liệu với nhằm thừa kế có sự chọn lọc từ các thành tựu công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trước; Tìm hiểu các thông tin có chọn lọc từ nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau hoặc từ phương tiện truyền thông đại chúng (các bài như tạp chí, báo chí, facebook, wedsite…); Dữ liệu từ Tổ Chức Du Lịch Thế Giới; Tổng Cục Du Lịch Việt Nam; Tổng Cục Thống Kê Việt Nam; Sở Du Lịch Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Thu thập thông tin sơ cấp: tác giả tiến hành sử dụng phương pháp thu thập định lượng dự kiến khảo sát 40 sinh viên bằng bảng hỏi (google form) với mục đích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên TĐT tại điểm đến Vũng Tàu.

Phương pháp chọn mẫu phi xác suất-hình thức chọn mẫu thuận tiện Bảng hỏi có 2 phần, phần 1 là thông tin cá nhân, phần 2 là nội dung chính được thừa kế từ Phạm Ngọc Khanh (2019), Tribe & Snaith (1998) và Zeithaml & Bitner (2000) Các biến quan sát được đo lường trên thang đo lòng thang đo Likert 5 mức từ không đồng ý tới mức đồng ý:

(1) Hoàn toàn không hài lòng; (2) Không hài lòng; (3) Bình thường; (4) hài lòng và (5)Hoàn toàn hài lòng.

Phương pháp xử lý thông tin

Dựa vào kết quả của bảng hỏi tác giả phân tích dữ liệu điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for theSocial Sciences-là một chương trình máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê) nhằm thống kê, mô tả tỷ lệ, tần suất và các giá trị trung bình của các biến số được mã hoá.

Khung nghiên cứu

Hình 2: Khung nghiên cứu đề tài

Ý nghĩa nghiên cứu

Ý nghĩa lý luận

Đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa minh họa thêm cho các lý thuyết về sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ tại điểm đến du lịch biển Ngoài ra, đề tài còn minh họa cho việc áp dụng một cách linh hoạt giữa các giải thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự hài lòng của du khách và chất lượng sản phẩm du lịch biển đảo Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu này giúp củng cố thêm về nguồn tri thức khoa học, góp phần vào kho tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu các vấn đề về sự hài lòng của du khách đối với chất lượng du lịch biển về lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và làm phong phú thêm nguồn tài liệu cho lĩnh vực du lịch và khoa học xã hội.

Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài này nghiên cứu này sẽ cho thấy các đánh giá của du khách đến đối với điểm đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cụ thể là đối tượng sinh viên tại Đại Học Tôn Đức Thắng về chất lượng dịch vụ du lịch biển Từ đề tài này, đưa ra những đề xuất nhằm điều chỉnh cách thức tổ chức và nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch biển đảo nhằm mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình sử dụng các dịch vụ du lịch Ngoài ra, đề tài còn giúp các nhà quản lý du lịch, các nhà cung ứng dịch vụ nhìn ra được những ưu điểm và nhược điểm của các sản phẩm dịch vụ du lịch và có những chiến lược, giải pháp phát triển cho phù hợp.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung bài báo cáo được trình bày trong 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận

Chương 2: Thực trạng tác động đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của sinh viên Tôn Đức Thắng đối với điểm đến Vũng Tàu.

Chương 3: Những giải pháp để gia tăng, nâng cao mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ của sinh viên Tôn Đức Thắng đối với điểm đến Vũng Tàu.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Khái niệm liên quan

Du lịch hiện nay đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại nhiều lợi nhuận cho các quốc gia và nhiều vùng lãnh thổ Tại một số nước hiện nay, du lịch đã được đầu tư, xúc tiến và quản bá rộng rãi Tuy nhiên, khái niệm "du lịch" được định nghĩa khác nhau trong từng trường hợp khác nhau dựa vào góc độ nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và các đối tượng nghiên cứu khác nhau.

Theo Luật Du Lịch 2017, khái niệm du lịch được hiểu là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

Theo tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khái niệm Du lịch được định nghĩa gần giống với khái niệm của Luật Du lịch 2017: Du lịch là các hoạt động của các cá nhân đi tới một nơi ngoài môi trường sống thường xuyên (nơi sinh hoạt hàng ngày của mình) trong thời gian không quá 1 năm liên tục với mục đích chính của chuyến đi không liên quan tới hoạt động kiếm tiền nơi họ đến.

Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Theo các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…” Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai phần để định nghĩa nó Du lịch có thể được hiểu là:

• Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.

• Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.

Ngày nay, du lịch đã trở thành một trong những trụ cột kinh tế quan trọng và được quan tâm hàng đầu tại nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ Thuật ngữ Du lịch đã trở nên phổ biến, và gắn liền với các hoạt động nghỉ ngơi và giải trí, nhưng do mỗi người có những quan điểm khác nhau, mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi hoàn cảnh nghiên cứu khác nhau nên định nghĩa du lịch được hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Trong hoạt động du lịch, địa điểm thu hút du khách và thu hút được một số lượng khách du lịch nhất định đến để tham quan được gọi là điểm đến du lịch (Tourist destination hoặc Tourist attraction) Điểm đến du lịch có thể là một địa dah cụ thể, có thể là một vùng, một quốc gia, một vũng lãnh thổ hoặc một châu lục.

Xét trên phương diện địa lí, điểm đến du lịch được xác định theo phạm vi không gian lãnh thổ Điểm đến du lịch là một vị trí địa lí mà một du khách đang thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của người đó

Tuy nhiên, các định nghĩa trên vẫn còn mang tính khái quát, phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của du khách du lịch và chưa cụ thể được những yếu tố cấu thành điểm đến du lịch Để được gọi là một điểm đến du lịch, một địa điểm cụ thể cần phải đáp ứng được 5 yếu tố sau:

• Các điểm hấp dẫn du lịch - attractions

• Giao thông đi lại - khả năng tiếp cận nơi đến – access

• Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ - amenities

• Các hoạt động bổ sung – activities

1.1.3 Sự hài lòng của khách hàng

Theo bài báo khoa học “Sự hài lòng của khách hàng TPHCM đối với dịch vụ truyền hình trả tiền” của các tác giả Hà Nam Khánh Giao và Lê Quốc Dũng (2013), sự hài lòng của khách hàng được tóm tắt là sự thể hiện cảm xúc của họ sau khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ qua sự so sánh với giá trị mong đợi của họ về một sản phẩm hay dịch vụ trước khi sử dụng.

Với những đối tượng nghiên cứu khác nhau, các định nghĩa về sự hài lòng cũng có sự khác nhau Theo Hansemark và Albinsson (2004), “Sự hài lòng của khách hàng là một thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn” Theo Zeithaml & Bitner (2000), sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ Ngoài ra, Kotler (2000), định nghĩa “Sự hài lòng như là một cảm giác hài lòng hoặc thất vọng của một người bằng kết quả của việc so sánh thực tế nhận được của sản phẩm (hay kết quả) trong mối liên hệ với những mong đợi của họ”.

Sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chất lượng dịch vụ chiếm vai trò then chốt tác động đến sự hài lòng của du khách.

Ngoài ra việc thỏa mãn được các nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng cũng tác động đến mức độ hài lòng của du khách tại điểm đến Kỳ vọng của du khách bắt nguồn từ kinh nghiệm tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ, từ đó hình thành nên các trạng thái hài lòng hoặc không hài lòng dựa trên cảm giác so sánh chất lượng giữa các sản phẩm dịch vụ mà họ đã trải nghiệm với các sản phẩm dịch vụ mà họ đang trải nghiệm.

Như vậy, sự hài lòng của khách hàng là một cảm giác chủ quan được hình thành dựa trên những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình sử dụng các sản phẩm, dịch vụ Các kinh nghiệm cá nhân đó tích lũy và biến thành kỳ vọng của du khách đối với một chất lượng dịch vụ nhất định Từ đó, du khách có xu hướng so sánh giữa chất lượng sản phẩm dịch vụ thực tế với kỳ vọng của họ và đánh giá mức độ hài lòng hoặc không hài lòng

Lý thuyết tiếp cận

Lý thuyết tiếp cận của Zeithaml và Bitner (2000) đã chứng minh rằng, sự thỏa mãn của khách hàng không chỉ bị ảnh hưởng bởi chất lượng dịch vụ mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chất lượng sản phẩm, yếu tố về giá cả, cũng như các yếu tố tình huống và yếu tố cá nhân Qua kiểm tra mô hình nghiên cứu, tác giả đã kết luận rằng một sản phẩm hay dịch vụ đều được khách hàng xem xét trong một thời gian và quyết định này chịu sự chi phối bới giá cả và chất lượng sản phẩm Sau khi xem xét tác giả đã kế thừa yếu tố là giá cả của Zeithaml và Bitner để có thể làm bài luận.

Mặt khác, mô hình nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Khanh cho rằng sự thỏa mãn của khách hàng bị ảnh hưởng bởi 5 yếu tố cở sở hạ tầng, môi trường du lịch, an toàn, các hoạt động du lịch và giải trí, năng lực phục vụ Sau quá trình khảo sát và đánh giá, tác giả đã nêu rằng mô hình trên đã cho thấy được những yếu tố tác động đến sự hải lòng của khách hàng và đã được tác giả đã kế thừa mô hình trên cho bài luận của mình.

THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA SINH VIÊN TÔN ĐỨC THẮNG ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN VŨNG TÀU

LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA SINH VIÊN TÔN ĐỨC THẮNG ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN VŨNG TÀU

2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu Đặc điểm Mẫu N = 57

Sinh viên năm thứ mấy

Trong năm qua đã đi du lịch được mấy lần

(Nguồn: kết quả khảo sát sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng, 2022)

Mẫu khảo sát nghiên cứu được thực hiện bởi 57 bạn sinh viên ở các khoa khác nhau và hiện đang học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng Những kết quả thu thập được phân loại theo các đặc điểm như Giới tính; Số năm sinh viên đang học; Thu nhập hằng tháng; Trong năm qua đã đi du lịch được mấy lần.

Về đặc điểm giới tính, tỉ lệ người thực hiện khảo sát là nữ nhiều hơn tỉ lệ người thực hiện khảo sát là nam Cụ thể kết quả mẫu khảo sát được thống kê số người thực hiện khảo sát là nữ chiếm 73.7% (42/57) so với số người thực hiện khảo sát là nam chỉ chiếm 26.3% trên tổng số 57 người.

Về đặc điểm trình độ học vấn: Kết quả bảng khảo sát cho thấy, có 18 người thực hiện khảo sát đang là sinh viên năm nhất (chiếm 31.6%); có 36 người thực hiện khảo sát là sinh viên năm hai (chiếm 63.2%); có 2 người là sinh viên năm ba (chiếm 3.5%) và số người thực hiện khảo sát đang là sinh viên theo học năm thứ 4 chiếm 1.8% (1 người) Từ kết quả bảng khảo sát, ta có thể thấy sự chênh lệch rất lớn về đặc điểm trình độ học vấn giữa các kết quả khảo sát

Về đặc điểm thu nhập: Số người có thu nhập hàng tháng dưới 2 triệu là 31 người chiếm tỉ lệ 54.4%; Tiếp theo đó, số người có thu nhập từ 2 – 5 triệu là 22 người (chiếm 36.8%); Và cuối cùng, tỉ lệ người có thu nhập trên 5 triệu chiếm 7% với tổng số người là 4 người.

Về đặc điểm tần suất đi du lịch trong năm: số người thực hiện khảo sát trong năm qua đi du lịch 1 lần là 23 người (chiếm 40.4%); tỉ lệ người đi du lịch 2 lần trong năm qua chiếm 29.8% với tổng số người là là 17 người; số người đi du lịch 3 lần trong năm qua là 4 người chiếm 7%; Và với phương án người đi du lịch trên 3 lần trong năm qua, số lượng người chọn phương án này là 13 người, chiếm 22.8%.

2.2 Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của sinh viên Tôn Đức Thắng đối với điểm đến Vũng Tàu

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của sinh viên Tôn Đức Thắng đối với điểm đến Vũng Tàu Từ kết quả khảo sát, ta có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu cũng nư kỳ vọng của nhóm đối tượng khách hàng cụ thể là sinh viên hiện đang theo học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng đối với điểm đến là thành phố Vũng Tàu thông qua các biến khảo sát được thể hiện trong các bảng sau đây.

Bảng 2.2.1 Mối liên hệ giữa hai biến thu nhập hằng tháng và số lần đi du lịch trong năm qua

Số lần đi du lịch trong năm qua

1 lần 2 lần 3 lần Trên 3 lần Tổng

66.7% ô có tần số kỳ vọng nhỏ hơn 5

(Nguồn: kết quả khảo sát sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng, 2022)

Kết quả kiểm định trong bảng trên cho thấy, số ô trong bảng chéo là 66.7% (lớn hơn 20%) và P của bảng bằng 0.228 (lớn hơn 0.05), từ đó có thể kết luận hai biến thu nhập hằng tháng và biến số lần đi du lịch trong năm qua không có mối liên hệ với nhau

Bảng 2.2.2 Mối liên hệ giữa hai biến số trình độ học vấn và số lần đi du lịch trong năm qua

Sinh viên năm thứ mấy

Số lần đi du lịch trong năm qua

1 lần 2 lần 3 lần Trên 3 lần Tổng

62.5% ô có tần số kỳ vọng nhỏ hơn 5

(Nguồn: kết quả khảo sát sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng, 2022)

Từ bảng mối liên hệ giữa hai biến số trình độ học vấn và số lần đi du lịch trong năm qua và thống số Chi-Square ta có thể thấy được số ô trong bản chéo là 62.5% (lớn hơn 20%) và mức Pearson Chi-Square là 0.028 (nhỏ hơn 0.05) Tuy P < 0.05 nhưng số ô trong bảng chéo lại lớn hơn 20% nên không thỏa được điều kiện để hai biến số nêu trên có mối quan hệ với nhau Vì thế, ta có thể kết luận hai biến số trình độ học vấn và số lần đi du lịch trong năm qua độc lập với nhau.

Bảng 2.2.3 Mối liên hệ giữa hai biến Giá cả và Cơ sở vật chất

Tương Quan tong_giaca tong_cosovatchat tong_giaca

(Nguồn: kết quả khảo sát sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng, 2022)

Từ kết quả của bảng trên ta có giá trị của sig là 0.000 nhỏ hơn 0.05 nên điều này chứng tỏ hai biến giá cả và cơ sở vật chất có mối quan hệ với nhau Vì vậy ta có thể kết luận biến giá cả có ảnh hưởng đến biến cơ sở vật chất tại điểm đến Vũng Tàu.

Bảng 2.2.4 Mối liên hệ giữa hai biến Môi trường và Cơ sở vật chất

Tương Quan tong_cosovatchat tong_moitruong tong_cosovatchat

(Nguồn: kết quả khảo sát sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng, 2022)

Kết quả kiểm định hai biến cơ sở vật chất và biến môi trường cho ta số liệu giá trị của sig là 0.000 bé hơn 0.05, nên hai biến đã nêu có mối liên hệ với nhau Do đó, có thể kết luận, biến môi trường có tác động đến biến cơ sở vật chất.

Bảng 2.2.5 Mối liên hệ giữa hai biến An toàn và Cơ sở vật chất tong_cosovatchat tong_antoan tong_cosovatchat

(Nguồn: kết quả khảo sát sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng, 2022)

Kết quả kiểm định của hai biến cơ sở vật chất và an toàn có sig bằng 0.000 bé hơn 0.05 nên ta có thể kết luận biến an toàn có tác động tới biến cơ sở vật chất Điều này có thể thấy rõ tại các điểm đến được đầu tư phát triển hiện đại các trang thiết bị vật chất ở thành phố Vũng Tàu thường sẽ có mức độ an toàn được đảm bảo cao hơn một số điểm đến khác.

Bảng 2.2.6 Mối liên hệ giữa hai biến Phương tiện hữu hình và Cơ sở vật chất

Tương Quan tong_cosovatchat tong_phuongtienhuuhinh tong_cosovatchat

(Nguồn: kết quả khảo sát sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng, 2022)

Khảo sát hai biến phương tiện hữu hình và cơ sở vật chất cho ra kết quả giá trị Sig bằng0.000 bé hơn 0.05 nên biến cơ sở vật chất có tác động tới biến phương tiện hữu hình Các giá trị phương tiện hữu hình như phong cảnh đẹp, không khí trong lành, việc đảm bảo an ninh, an toàn trong thời gian lễ hội, nhân viên phục vụ các hoạt động lễ hội rất chuyên nghiệp, bố trí không gian tổng thể của lễ hội phù hợp, trang phục của nhân viên phục vụ phù hợp với đặc trưng của lễ hội đều có tác động tới các giá trị trong biến cơ sở vật chất như sự đa dạng của nhà hàng, khách sạn phục vụ du khách, trang thiết bị cần thiết tại các điểm du lịch, hệ thống thông tin liên lạc, đường truyền mạng (Internet) luôn sẵn sàng phục vụ du khách, dịch vụ y tế, ngân hàng, … luôn sẵn sàng phục vụ du khách, hệ thống giao thông thuận tiện.

Bảng 2.2.7 Mối liên hệ giữa hai biến Môi trường và Giá cả

Tương Quan tong_giaca tong_moitruong tong_giaca

(Nguồn: kết quả khảo sát sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng, 2022)

Kết quả trong bảng trên cho thấy giá trị của Sig là 0.000 bé hơn 0.05 nên có thể kết luận biến giá cả có tác động đến biến môi trường

Bảng 2.2.8 An toàn và Giá cả

Tương Quan tong_giaca tong_antoan tong_giaca

(Nguồn: kết quả khảo sát sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng, 2022)

Nhìn vào bảng Tương Quan ta thấy sig bằng 0.011 nhỏ hơn 0.05 nên có thể kết luận rằng có sự tác động qua lại giữa hai biến an toàn và giá cả Điều này có thể dễ dàng thấy được tại các điểm du lịch ở thành phố Vung Tàu, nơi có mức độ bảo đảm an toàn cao hơn sẽ có giá thành cao hơn.

Bảng 2.2.9 Phương tiện hữu hình và giá cả

Tương Quan tong_giaca tong_phuongtienhuuhinh tong_giaca

(Nguồn: kết quả khảo sát sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng, 2022)

Từ kết quả của bảng Tương Quan trên, giá trị của Sig là 0.000 bé hơn 0.05 nên biến giá cả có tác động tới biến phương tiện hữu hình Trên thực tế, tại các điểm du lịch ở thành phố Vũng Tàu, những nơi có phương tiện hữu hình có giá trị cao thường sẽ có mức giá cả cao hơn và để được tận hưởng các phương tiện hữu hình này, du khách phải trả một mức giá hợp lí.

Bảng 2.2.10 Mối liên hệ giữa hai biến Môi trường và An toàn

Tương Quan tong_moitruong tong_antoan tong_moitruong

(Nguồn: kết quả khảo sát sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng, 2022)

Sau khi chạy dữ liệu trên phần mềm SPSS ta có được bảng Correlation, có Sig bằng 0.000 nên kết luận được biến môi trường và biến an toàn có mối quan hệ với nhau.

Bảng 2.2.11 Mối liên hệ giữa hai biến An toàn và Phương tiện hữu hình

Tương Quan tong_antoan tong_phuongtienhuuhinh tong_antoan

(Nguồn: kết quả khảo sát sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng, 2022)

Theo kết quả của bảng trên có sig bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05 nên có sự tác động qua lại

Bảng 2.2.12 Mối liên hệ giữa hai biến Giới tính và Cơ sở vật chất

Trung bình Giá trị kiểm định T – Test

(Nguồn: kết quả khảo sát sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng, 2022)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN VŨNG TÀU

Qua quá trình khảo sát và phân tích, thống kê dữ liệu, ta có thể kết luận rằng biến sự hài lòng chịu sự tác động của các biến như: Cơ sở vật chất; An toàn; Môi trường; Giá cả; Phương tiện hữu hình Bên cạnh đó, kết quả bảng khảo sát còn cho ta thấy các biến như Giới tính; Trình độ học vấn; Số lần đi du lịch trong năm qua; Thu nhập hàng tháng không có sự tác động đến sự hài lòng của nhóm sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng tham gia làm khảo sát.

Sau quá trình chạy và phân tích dữ liệu, tôi xin được đề ra một số giải pháp tương ứng với các biến liên quan nhằm nâng cao mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng. Đầu tiên, giải pháp để nâng cao sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng đối với cơ sở vật chất tại điểm đến Vũng Tàu Chính quyền địa phương cần quan tâm và cải thiện, cũng như kiểm tra định kì các cơ sở vật chất tại các khu du lịch, nhằm có những biện pháp hợp lí và kịp thời trong trường hợp các cơ sở vật chất ấy không đảm đảm được chất lượng dịch vụ Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện để phát triển các điểm đến du lịch, các khu du lịch cụ thể cũng là việc làm cần thiết nhằm đa dạng hóa các điểm đến tại Vũng Tàu cũng như nâng cao sự hài lòng của du khách khi lựa chọn điểm đến tại đây Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cần chú ý đến tính bền vững để đảm bảo được nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau Bên cạnh đó, nhóm sinh viên tham gia khảo sát là những đối tượng du khách trẻ, yêu thích sự mới mẻ và đam mê khám phá Chính vì thế, chính quyền địa phương cần tích cực sáng tạo hơn nữa trong việc đầu tư và xây dựng các cơ sở hạ tầng sao cho vừa có thể phát triển mạnh mẽ nền du lịch tại Vũng tàu, vừa có thể đảm bảo nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.

Việc đầu tư, sáng tạo và đổi mới các cơ sở vật chất cần dựa vào nhu cầu và thị hiếu thực tế của xã hội Dựa vào các tiêu chuẩn chung của xã hội để phát triển nhằm thu hút du được xây dựng đảm bảo các tiêu chí an toàn của du khách cũng là một trong những giải pháp nhằm nần cao sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng đối với điểm đến Vũng Tàu.

Bên cạnh đó việc tổ chức các khóa học, các chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tại các điểm du lịch cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện sự hài lòng của du khách tại Vũng Tàu

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại cũng giúp nâng cao mức độ hài lòng của du khách, đặc biệt là nhóm sinh viên tại trường đại học Tôn Đức Thắng Vì thế tại các điểm du lịch ở Vũng Tàu cần áp dụng hợp lí các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm mang đến cho du khách những tiện nghi tốt nhất và những trãi nghiệm đáng nhớ nhất. Tiếp theo, không chỉ cơ sở vật chất mà tình trạng môi trường cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên tại trường Đại học Tôn Đức Thắng

Nhằm cải thiện yếu tố môi trường tại điểm đến Vũng Tàu, các chính quyền địa phương cần phối hợp với các hộ dân cư hoạt động du lịch nhằm tăng cường tuyên truyền và ngăn chặn tình trạng xả rác bừa bãi của du khách khi đang tham gia vào hoạt động du lịch Bên cạnh đó nhằm xóa bỏ hoàn toàn hành động xả rác bừa bãi, cần lắp đặt camera tại các khu du lịch công cộng, và có những khung hình phạt hợp lí nhằm răng đe và làm gương cho các trường hợp sau này Bên cạnh đó, các nhà đầu tư du lịch cần bố trí vị trí thùng rác hợp lý sao cho du khách luôn tìm được nơi chứa rác mà không phải vức rác bừa bãi.

Ngoài ra, việc hạn chế sử dụng phương tiện di chuyển cá nhân và khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng nhằm giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường cũng là một trong những cách giúp cải thiện vấn đề môi trường tại điểm đến Các khu du lịch cần đầu tư các phương tiện công cộng nhằm vận chuyển du khách trong phạm vi của khu du lịch, chính quyền thành phố cần có những chính sách giảm thiếu tối đa các phương tiện di chuyển cá nhân và khuyến khích người dân địa phương cũng như khách du lịch sử dụng phương tiện công cộng.

Ngoài ra việc bảo tồn các hệ sinh thái động thực vật cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm Chính quyền địa phương cần định kì kiểm tra và có những hành động đúng đắn nhằm bảo tồn các hệ động thực vật tại Vũng Tàu như: các rặn san hô, bãi cát

Thứ ba, việc đảm bảo an toàn tại các khu du lịch cũng là một trong những yếu tố giúp thỏa mãn sự hài lòng của sinh viên tại trường Đại học Tôn Đức Thắng. Để tăng cường được sự hài lòng của du khách, tại các điểm du lịch cần có các nhân viên cứu hộ cứu nạn được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm nhằm để hỗ trợ du khách kịp thời, đáp ứng được sự an toàn cho du khách khi đến tham gia vào các hoạt động du lịch tại Vũng Tàu.

Việc tăng cường an ninh và đảm bảo an toàn cho du khách nói riêng và sinh viên tại trường Đại học Tôn Đức Thắng sẽ tạo được lòng tin từ khách du lịch và từ đó nâng cao chất lượng và vị thế cũng như số lượng du khách đến với du lịch tại Vũng Tàu.

Thứ tư, để giúp du khách cảm thấy hài lòng hơn về điểm đến, các tổ chức du lịch cần quan tâm đến yếu tố phương tiện hữu hình tại Vũng Tàu Cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn về trang phục của nhân viên phục vụ, các trang thiết bị hỗ trợ cho dịch vụ, cơ sở vật chất, cách ăn mặc của nhân viên,…

Cuối cùng, để tạo dựng được lòng tin cho khách hàng và nâng cao mức độ hài lòng của du khách về điểm đến, chính quyền địa phương Vũng Tàu cần có những chính sách bình ổn giá cả Kiểm soát giá cả tại các điểm đến, cần đưa ra các khung hình phạt đối với các vấn nạn thét giá tại điểm du lịch nhằm răn đe và làm gương cho các trường hợp mai sau.Ngoài ra cần nâng cấp các sản phẩm dịch vụ sao cho phù hợp với giá cả và phù hợp với khoản tiền mà du khách bỏ ra Xóa bỏ tình trạng king doanh phá giá gây bất bình ổn trong giá cả tại điểm đến.

Ngày đăng: 31/03/2024, 14:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w