đề tài chủ đề 4 tài chính xanh có thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế việt nam không

32 3 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề tài chủ đề 4 tài chính xanh có thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế việt nam không

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những tổ chức này thường đảm bảo rằng nguồn vốn được sử dụng cho cáchoạt động có tác động tích cực đối với môi trường và xã hội.Một trong những yếu tố quan trọng của trung gian tài chính

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM

HỌC PHẦN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 1ĐỀ TÀI:

Chủ đề 4 - Tài chính xanh có thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanhcủa nền kinh tế Việt Nam không?

Lớp học phần: NHQT1102(223)_04Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đình Khải

Nguyễn Thái Tuấn Thắng

Ngô Đức MạnhTrung

Tuấn

Hà Nội - 2024

Trang 2

b Thực trạng của hệ thống tài chính Việt Nam 3

2 Sự cần thiết của hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam 4

II Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề 5

III Phân tích và đánh giá 6

1 Cấu trúc hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam 6

a Trung gian tài chính xanh 6

b Thị trường tài chính xanh 7

c Công cụ huy động vốn xanh 7

d Đầu tư xanh 9

2 Chủ thể tham gia hệ thống tài chính 10

4 Cơ quan quản lý hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam 19

a Tài chính xanh dưới sự tác động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 19

b BỘ TÀI CHÍNH 21

c Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (State Securities Commission - SSC): 23

d Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE): 24

IV Kết luận và khuyến nghị 25

1 Kết luận 25

2 Một số khuyến nghị cho sự phát triển của hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 3

I Giới thiệu về hệ thống tài chính ở Việt Nam Sự cần thiết của hệ thống tàichính xanh tại Việt Nam

1 Hệ thống tài chính Việt Nam

Tại Việt Nam, hệ thống tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự pháttriển kinh tế và xã hội Hệ thống tài chính là mạch máu, nuôi sống kinh tế và xã hội Nónhư một cầu nối, nối liền quá khứ và tương lai, tạo điều kiện cho sự phát triển, thịnhvượng không ngừng Hệ thống tài chính là trái tim của nền kinh tế, nơi mà tiền tài đượcvận chuyển và phân phối đến những nơi cần thiết nhất Nó là cầu nối giữa các chủ thểđang tìm kiếm nguồn lực tài chính và các chủ thể có khả năng cung cấp nguồn lực tàichính, giữa nguồn vốn và những dự án phát triển Hệ thống tài chính, như một ngọn đènsáng rực rỡ dẫn con người đến sự phát triển bền vững Nó là nền tảng, để thúc đẩy sựsáng tạo, đổi mới, khơi nguồn cảm hứng, để nền kinh tế Việt Nam vươn tầm thế giới Tàichính, như một bàn tay ân cần, chăm sóc, hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân, từng bướcphát triển Nó là công cụ để quản lý rủi ro, tăng cường an ninh, bảo vệ tài sản, đảm bảosự ổn định, phát triển bền vững Với sự quan trọng của nó, không thể phủ nhận, tài chínhlà chìa khóa, mở cánh cửa thành công, thịnh vượng.

a Lịch sử hình thành

“Lịch sử Việt Nam đã trải qua hơn 4.000 năm, nhưng có thể nói rằng hệ thống tàichính Việt Nam - hệ thống tài chính do các ngân hàng đóng vai trò chủ đạo bắt đầu hìnhthành rõ nét từ năm 1858, khi Việt Nam trở thành một nước phong kiến nửa thuộc địa củaPháp.

Giai đoạn những năm 1990: Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế được đẩy

mạnh-năm 1992 thực hiện lập kế hoạch hóa và định giá tài sản quyền sở hữu nhà nước Nhằmđẩy mạnh hội nhập thì vào 1995 Việt Nam chính thức Gia nhập ASEAN Cũng trong nămnày thì Thị trường chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sài Gòn (SSE) được thành lập.

Giai đoạn những năm 2000: Quá trình hội nhập ngày càng sâu sắc và tiến xa hơn.

Năm 2001 nước ta đã lập kế hoạch hoá và định giá tài sản quyền sở hữu nhà nước giaiđoạn 2001-2010 Đặc biệt không thể không nhắc đến là vào năm 2007: Việt Nam chínhthức gia nhập WTO Cũng trong năm này thị trường tài chính chứng khoán bắt đầu ápdụng.

Giai đoạn những năm 2010: Hệ thống tài chính tiếp tục phát triển Cụ thể vào năm

2014: Thị trường trái phiếu chính phủ được ra mắt Một năm sau đó vào năm 2015: Sápnhập nhiều ngân hàng nhà nước thành các ngân hàng thương mại lớn hơn.

Hiện tại và tương lai: Hệ thống tài chính đang tiếp tục phát triển với việc thúc đẩy tài

chính số, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đầu tư và phát triển kinh tế bền vững.

Trang 4

b Thực trạng của hệ thống tài chính Việt Nam

Hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2023 đang chứng kiến nhiều xu hướng chủđạo đặt ra nhiều cơ hội đan xen thách thức do những ảnh hưởng của dịch bệnh vid-19, sự biếnđộng không ngừng của thị trường và sự xuất hiện của nhiều yếu tố mới Nền kinh tế đã đangđược phục hồi khá nhanh nhờ thay đổi chiến lược phòng chống dịch phù hợp, mở cửa trở lạitừ đầu quý IV/2021 Tăng trưởng quý IV/2021 đạt 5,22% (ở mức -6,02% quý III/2021), giúptăng trưởng cả năm đạt 2,58%, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp 1,84% Đến năm 2022,nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi mạnh mẽ với GDP là 8.02%, kinh tế vĩ mô ổn định,lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm đảm.

Nền kinh tế được dự báo hồi phục tốt khi Việt Nam kiên định chiến lược “sống chung an toànvới Covid-19”, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã được thông qua vàtriển khai tích cực Tiếp theo, đầu tư công được Chính phủ chỉ đạo mạnh mẽ, đẩy mạnh từđầu quý III/2022 Thêm vào đó, chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ,toàn diện trên phạm vi cảnước Qua đó, trở thành động lực mới thúc đẩy tài chính số.Ngoài ra, khung khổ pháp lý chohoạt động tài chính tiếp tục được chú trọng và hoàn thiện, đặc biệt khung pháp lý liên quanđến lành mạnh hoá thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, có bốn rủi ro đang xuất hiện có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của thịtrường tài chính Thứ nhất, lạm phát tăng, đẩy hoạt động điều hành vào thế lưỡng nan: tănglãi suất có thể giúp kiểm soát lạm phát nhưng lại làm giảm đà hồi phục kinh tế.Thứ hai, rủi rothanh toán ngày càng gia tăng Từ đầu năm 2022 đến nay, cuộc xung đột giữa Nga – Ukrainekhiến giá dầu, hàng hóa biến động mạnh, chuỗi cung ứng bị đứt gãy,kéo theo là hoạt độngthanh toán xuất nhập khẩu, hợp tác đầu tư với hai quốc gia nói trên bị gián đoạn Thứ ba,khung pháp lý đang được hoàn thiện nhưng vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của thịtrường Thứ tư, rủi ro công nghệ thông tin, tội phạm tài chính, an ninh mạng gia tăng trongquá trình chuyển đổi số

2 Sự cần thiết của hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu nóng lên toàn cầu trở thành thách thức đối với toànnhân loại, nhiều quốc gia trên thế giới Trước những hệ lụy về môi trường và xã hội, từ pháttriển kinh tế nâu, các quốc gia đã dần chuyển sang nền kinh tế xanh - một nền kinh tế quantâm đến hạnh phúc, công bằng xã hội và môi trường bên cạnh các mục tiêu về kinh tế Xuhướng quốc tế đang chuyển đổi sang kinh tế xanh Trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chínhtoàn cầu 2008, tăng trưởng xanh hay kinh tế xanh đang trở thành mối quan tâm hàng đầu củatất cả các quốc gia như một động lực thúc đẩy và phục hồi kinh tế toàn cầu và công cụ đểphát triển bền vững Chủ đề này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các diễn đàn khu vựcvà quốc tế và đang được các nước nghiêm túc xem xét áp dụng.

Việt Nam kể từ khi “Đổi mới” và mở cửa với kinh tế thế giới (1986), nhất là từ sau Đại hộiVI, Đảng cộng sản Việt Nam đã chuyển sang phương thức phát triển mới “Xây dựng một nềnkinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN, có sự quản lýcủa Nhà nước”, kể từ đó đến nay đã đạt được nhiều thành tựu trong tăng trưởng kinh tế, đời

Trang 5

sống người dân không ngừng được nâng cao, hiện nay Kinh tế Việt nam đã đạt đến mức pháttriển trung bình Mặc dù có giai đoạn chịu tác động của khủng hoảng tài chính-tiền tệ vàonăm 2007-2008 Hiện nay Việt Nam đã thoát khỏi nước nghèo và xếp vào nhóm nước có thunhập trung bình Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất tại ĐôngNam Á với tỉ lệ tăng trưởng GDP trung bình đạt 7.5% (2001- 2005), sau đó giảm xuống 6.3%(2006-2010) và 5.9% (2011-2015), cho thấy một mô hình phát triển sâu rộng và không bềnvững Quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam thời gian qua dựa nhiều vào khai thác tàinguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế gây thiệt hại cho môi trường và gia tăng tácđộng của biến đổi khí hậu Theo dự đoán của Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA), mức phátthải khí CO2 tại Việt Nam sẽ tăng từ hơn 113 triệu tấn trong năm 2010 lên tới gần 471 triệutấn vào năm 2030 Nếu không tăng cường công tác bảo vệ môi trường thì trong 10 năm tới doGDP của Việt Nam tăng gấp 2 nên mức độ ô nhiễm tăng gấp 3 lần và đến năm 2050 có thểtăng từ 4 - 5 lần

Theo Báo cáo của UNEP (2013) thì Việt Nam có mức độ sử dụng nguyên liệu thô trong nước(than, dầu, thép) để sản xuất ra một đơn vị GDP vào loại cao nhất thế giới Trong khi thế giớingày càng ít sử dụng nguyên liệu thô để tạo ra một đơn vị GDP thì Việt Nam lại gia tăng tỷ lệnày Nếu như năm 1990, Việt Nam sử dụng khoảng hơn 8 kg nguyên liệu thô để tạo ra 01USD GDP thì con số này đến năm 2008 là khoảng 13 kg, trong khi con số tương ứng để tạora 01 USD GDP trung bình của thế giới năm 1990 là 1,8 kg tới năm 2008 chỉ còn khoảng 1,5kg Mô hình tăng trưởng hiện nay của Việt Nam rõ ràng là không bền vững Bởi vậy trongchiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2020, Việt Nam đã xác định phát triển nhanh gắn liềnvới phát triển bền vững, trong đó đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển dịch từ nền kinh tế nâusang nền kinh tế xanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Trải qua 24 năm đổi mới và mở cửa phát triển Kinh tế, Việt Nam cũng đã phải trả giá cho suygiảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường Nằm trong xu thế phát triển chung của kinh tế thếgiới với sự điều chỉnh về mô hình phát triển và thay đổi cơ cấu ngành nghề Việt nam đã trởthành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), do vậy phát triển kinh tế của Việtnam phải tuân theo những nguyên tắc chung của những cam kết với WTO trong xu thế pháttriển Hội nhập toàn cầu Hơn nữa Việt Nam được xếp vào danh sách một trong năm nướcchịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu Để khắc phục tình trạng này mang lại phúclợi tốt nhất cho người dân, yêu cầu chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế là tất yếu nhằm“Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng đảmbảo phúc lợi và bảo vệ Tài nguyên môi trường” do vậy hướng tới nền “Kinh tế xanh” là lựachọn hợp lý Việt Nam, đã bắt đầu quan tâm tới việc chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng“xanh hóa” Để làm được điều này thì trước hết cần phải sự thay đổi từ trong cốt lõi của nềnkinh tế, đó chính là hệ thống tài chính Phát triển kinh tế theo hướng xanh hóa đã được Đảngvà Nhà nước quan tâm ngay từ những năm đầu thời kỳ Đổi mới và đạt được một số thành tựunhất định.

Trang 6

II Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề.

Xét về mặt lý thuyết, hàm sản xuất thường được sử dụng trong lý thuyết kinh tế họccổ điển và tân cổ điển để xem xét các mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố tăng trưởng,phát triển như vậy và có dạng chung là: Y = f (xi), trong đó:Y là tăng trưởng kinh tế, còn xi làcác yếu tố tăng trưởng Cụ thể, trong lý thuyết kinh tế học cổ điển hàm sản xuất Y = f (L, K)dựa chủ yếu vào các yếu tố lao động (L), vốn (K), sau này trong lý thuyết kinh tế học tân cổđiển hàm sản xuất được bổ sung thêm yếu tố công nghệ (T) trở thành dạng Y = f (L, K, T) vàtừng thịnh hành nhiều thế kỷ trong quản lý phát triển ở nhiều quốc gia Dạng hàm sản xuất(Cobb – Douglas), là Y = AL^α K^β T^γ , trong đó: Y là tăng trưởng kinh tế (thường làα K^α K^β T^γ , trong đó: Y là tăng trưởng kinh tế (thường làβ T^α K^β T^γ , trong đó: Y là tăng trưởng kinh tế (thường làγ , trong đó: Y là tăng trưởng kinh tế (thường làGDP); A là năng suất nhân tố tổng (Total Factor Productivity), là tất cả những gì còn lại đónggóp cho tăng trưởng mà không phải là L, K, T; và α, β, γ là các hệ số thỏa mãn điều kiện α +β + γ = 1 Có thể thấy trong hàm sản xuất nêu trên thì TNMT không được hiện diện như là 1nhân tố đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, mà là ẩn số trong A Trong thực tế phân tích kinhtế theo kết quả hàm sản xuất thì đóng góp của TNMT hầu như bị bỏ qua.Sau đó, đã có nhữngcố gắng trong lý thuyết kinh tế học hiện đại đưa bổ sung thêm vào yếu tố tài nguyên và môitrường (E), làm cho hàm sản xuất trở thành Y = f (L, K, T, E) Điều phức tạp đối với tínhtoán hàm sản xuất Y = f (L, K, T, E) là để E trở thành biến trong hàm sản xuất thì điều đầutiên là E phải được lượng Nếu như các công cụ lượng giá của kinh tế học tân cổ điển có khảnăng dễ dàng giá trị hóa các yếu tố L, K, T thì đối với E lại không dễ dàng như vậy Kinh tếhọc TNMT mới được hình thành và phát triển từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ 20 nên chưa đủkhả năng cung cấp công cụ lượng hóa (giá trị hóa) yếu tố tài nguyên và môi trường (E)

Tài nguyên thiên nhiên có những đặc điểm rất khác biệt so với các tài sản kinh tếthông thường khác, như nguồn gốc hình thành, sự giới hạn, tính khấu hao tài sản Sự khácbiệt này làm cho việc giá trị hóa tài nguyên và môi trường trở nên không dễ dàng trong nhiềutrường hợp các lý thuyết kinh tế hiện nay chưa đáp ứng được như đối với loại tài nguyênkhông tái tạo như than, dầu mỏ, quặng kim loại khác mà lý thuyết về giá trị hóa hiện hànhchưa thể giải đáp cho câu hỏi về mối quan hệ giữa khai thác ngay và để lại Giá trị hiện tạiròng (NPV)và lợi suất (R) điều chỉnh đưa các lợi ích và chi phí khai thác, sử dụng tài nguyênthiên nhiên trong tương lai về giá trị hiện tại tương đương trong các tính toán kinh tế vẫn cònnhiều bàn cãi vì rất khó thống nhất về hệ số này Đó là chưa kể giá trị của hàng hóa tàinguyên thiên nhiên phức tạp hơn rất nhiều so với các hàng hóa thông thường khác bởi cónhiều loại giá trị cần được tính đến.Giá trị của TNMT là điều mà mô hình tăng trưởng kinh tếtruyền thống từ trước đến nay đã bỏ qua, không hoặc ít được tính đến trong hạch toán cả ởtầm vĩ mô (quốc gia), trung mô (địa phương, vùng) và vi mô (doanh nghiệp) đã cung cấp cácdữ liệu sai lệch cho các quyết định chính sách công.

Trang 7

III Phân tích và đánh giá

1 Cấu trúc hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam

Cấu trúc hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam có thể được phân thành 4 thành phần chính,bao gồm:

Trung gian tài chính xanhThị trường tài chính xanhNguồn vốn xanh

Đầu tư xanh

a Trung gian tài chính xanh

Tài chính xanh, hay còn gọi là tài chính bền vững, đã trở thành một xu hướng quan trọngtrong thế giới kinh doanh và tài chính toàn cầu, và Việt Nam không nằm ngoại lệ Trung giantài chính xanh ở Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bềnvững và giúp đất nước tiến gần hơn đến mục tiêu chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh hơn.

Trung gian tài chính xanh ở Việt Nam bao gồm các tổ chức tài chính, ngân hàng, quỹ đầutư và công ty tài chính có nhiệm vụ cung cấp tài chính cho các dự án và doanh nghiệp có mụctiêu bền vững Những tổ chức này thường đảm bảo rằng nguồn vốn được sử dụng cho cáchoạt động có tác động tích cực đối với môi trường và xã hội.

Một trong những yếu tố quan trọng của trung gian tài chính xanh ở Việt Nam là việc hỗtrợ và khuyến khích các doanh nghiệp và dự án xanh Điều này có thể thể hiện qua việc cungcấp các sản phẩm tài chính đặc biệt như vay vốn với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệpxanh, đầu tư vào các dự án phát triển năng lượng tái tạo, và hỗ trợ khả năng phân tích và đánhgiá tác động môi trường của các hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, trung gian tài chính xanh ở Việt Nam cũng đối diện với một số thách thức.Các doanh nghiệp và dự án xanh thường đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn và có thời gian hoàn trảdài hạn, điều này có thể đặt áp lực lên các tổ chức tài chính Hơn nữa, cần có hệ thống chuẩnmực và cơ cấu quản lý mạnh mẽ để đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy trong việc sửdụng tài chính xanh.

Trung gian tài chính xanh ở Việt Nam có tiềm năng để đóng góp vào việc xây dựng mộtnền kinh tế và một xã hội bền vững hơn Qua việc hỗ trợ các hoạt động kinh doanh và dự áncó tác động tích cực đối với môi trường và xã hội, chúng giúp Việt Nam tiến thêm một bướctrong việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của ngườidân.

Trong những năm gần đây, trung gian tài chính xanh ở Việt Nam đã đạt được một sốthành tựu đáng kể Cụ thể, thị trường trái phiếu xanh đã được triển khai thí điểm từ năm 2021và đã có một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh thành công Ngoài ra, một số tổ chứctín dụng cũng đã bắt đầu triển khai các sản phẩm tín dụng xanh, như cho vay dự án nănglượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường Ngoài ra, còn có 1 số thành tựu khác:

Phát hành trái phiếu xanh: Tính đến tháng 10 năm 2023, tổng giá trị phát hành trái

phiếu xanh tại Việt Nam đã đạt 1 tỷ USD, đứng thứ hai trong khối ASEAN, chỉ sauSingapore.

Trang 8

Phát triển các quỹ đầu tư xanh: Hiện nay, có 2 quỹ đầu tư xanh đang hoạt động tại Việt

Nam, với tổng tài sản quản lý khoảng 100 triệu USD.

Mở rộng các sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh: Các tổ chức tài chính tại Việt Nam

đang ngày càng chú trọng phát triển các sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh, như tín dụngxanh, bảo hiểm xanh,

b Thị trường tài chính xanh

Thị trường tài chính xanh ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, nhưng đãcó những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây Năm 2022, tổng giá trị phát hành tráiphiếu xanh tại Việt Nam đạt 1 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2021 Ngoài ra, các sảnphẩm tài chính xanh khác như tín dụng xanh, bảo hiểm xanh, quỹ đầu tư xanh cũng đangđược triển khai và nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Có thể thấy, thị trường tài chính xanh ở Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển.Với sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tài chính, thị trường này sẽtiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi sangnền kinh tế xanh ở Việt Nam.

Tuy nhiên, thị trường tài chính xanh ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế cần được giảiquyết Cụ thể, khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn thiếu sót; các sản phẩm tài chính xanhchưa được đa dạng hóa; nhận thức của các nhà đầu tư về tài chính xanh còn hạn chế.

Để phát triển thị trường tài chính xanh ở Việt Nam, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cáccơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư Các cơ quan quản lý nhànước cần hoàn thiện khung pháp lý về tài chính xanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chứctài chính phát triển các sản phẩm tài chính xanh Các tổ chức tài chính cần đa dạng hóa cácsản phẩm tài chính xanh, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.Các nhà đầu tư cần nâng cao nhận thức về tài chính xanh, tích cực tham gia vào thị trườngnày Với sự nỗ lực của các bên liên quan, thị trường tài chính xanh ở Việt Nam sẽ phát triểnmạnh mẽ, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở Việt Nam.

c Công cụ huy động vốn xanh

Công cụ huy động vốn xanh là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy pháttriển bền vững ở Việt Nam Đây là các công cụ tài chính được sử dụng để huy động vốn chocác dự án có lợi ích về môi trường và xã hội Các công cụ huy động vốn xanh phổ biến ở ViệtNam hiện nay bao gồm tín dụng xanh và chứng chỉ xanh.

Công cụ huy động vốn xanh giúp các doanh nghiệp và tổ chức tiếp cận nguồn vốn chocác dự án xanh, góp phần bảo vệ môi trường và xã hội Các dự án xanh thường có chi phí đầutư cao và thời gian thu hồi vốn lâu, do đó việc huy động vốn là một thách thức lớn Công cụhuy động vốn xanh giúp các doanh nghiệp và tổ chức tiếp cận nguồn vốn từ các nhà đầu tưquan tâm đến các vấn đề môi trường và xã hội.

Để phát triển công cụ huy động vốn xanh ở Việt Nam, cần có sự phối hợp của các cơquan quản lý, doanh nghiệp và tổ chức Các cơ quan quản lý cần tiếp tục hoàn thiện khuônkhổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các công cụ huy động vốn xanh Cácdoanh nghiệp và tổ chức cần nâng cao nhận thức về phát triển bền vững.

Trang 9

Thực trạng phát triển công cụ huy động vốn xanh ở Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã triển khai chương trình tíndụng xanh với tổng hạn mức 10.000 tỷ đồng Chương trình này nhằm hỗ trợ các doanhnghiệp đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã triển khai chương trình tín dụng xanh với tổnghạn mức 5.000 tỷ đồng Chương trình này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các dựán năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại như Vietcombank, BIDV, Techcombank, đãtriển khai các chương trình tín dụng xanh Tính đến tháng 10 năm 2023, tổng dư nợ tín dụngxanh của các ngân hàng thương mại đạt 20.000 tỷ đồng.

Phân tích và đánh giá về các công cụ huy động vốn xanh ở Việt Nam

Các công cụ huy động vốn xanh ở Việt Nam đang có những bước phát triển tích cực Sốlượng các công cụ này ngày càng tăng, quy mô huy động vốn cũng ngày càng lớn.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục đối với các công cụ huy động vốnxanh ở Việt Nam, bao gồm:

Chính sách và quy định còn chưa đầy đủ và đồng bộ Hiện nay, Việt Nam chưa có khungpháp lý riêng cho các công cụ huy động vốn xanh Điều này gây khó khăn cho các doanhnghiệp, tổ chức trong việc phát hành và sử dụng các công cụ này.

Nhận thức của các nhà đầu tư về các công cụ huy động vốn xanh còn hạn chế Nhiều nhàđầu tư vẫn chưa hiểu rõ về các công cụ huy động vốn xanh, do đó chưa sẵn sàng đầu tư vàocác công cụ này.

Thị trường các công cụ huy động vốn xanh còn nhỏ Do quy mô thị trường còn nhỏ, nêncác công cụ huy động vốn xanh thường có lãi suất cao hơn so với các công cụ tài chínhtruyền thống.

Để thúc đẩy phát triển các công cụ huy động vốn xanh ở Việt Nam, cần có các giảipháp sau:

Đối với chính sách tái cấp vốn/tái chiết khấu, NHNN nên nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sungtheo hướng ưu tiên nguồn vốn cho phát triển tín dụng xanh như cho vay lãi suất thấp, thờihạn dài hơn mà vẫn bảo đảm nguyên tắc thị trường, cũng như bảo đảm nguyên tắc điều hànhchính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát trong từng thời kỳ.

Các cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính cần đưa ra chính sách tài khoá phù hợp vớithực trạng, tăng cường tuyên truyền, phổ biến về các công cụ huy động vốn cho hệ thống tàichính xanh.

d Đầu tư xanh

Đầu tư xanh (Green Investing) các hoạt động đầu tư tập trung vào các công ty hoặc dự áncam kết bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển và sản xuất các nguồn năng lượng thay thế,xây dựng các dự án môi trường, cung cấp nước sạch và không khí sạch, hoặc các hoạt độngkinh doanh vì môi trường khác, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế bềnvững Trong những năm gần đây, đầu tư xanh tại Việt Nam đã có những bước phát triển đángkể, với sự tham gia của cả khu vực công và tư nhân.

Thực trạng đầu tư xanh ở Việt Nam

Trang 10

Trong những năm gần đây, đầu tư xanh ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể.Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tổng vốn đầu tư xanh vào Việt Nam giai đoạn 2016-2022 đạt khoảng 10,5 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 2011-2015 Dưới đây là các dựán đầu tư xanh tiêu biểu ở Việt Nam:

Dự án Genesis School của Tập đoàn Capital House là một trường học đạt chứng chỉ xanh

LOTUS hạng vàng Dự án được thiết kế theo các tiêu chí xanh như sử dụng vật liệu thânthiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, nước và rác thải.

Dự án ECOHOME 3 của Tập đoàn Capital House là một khu đô thị đạt chứng chỉ xanh

EDGE Dự án sử dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, nước và rác thải, góp phần giảmthiểu tác động đến môi trường.

Dự án điện mặt trời Hòa Bình của Tập đoàn Sun Group là một dự án điện mặt trời với

công suất 1.500 MWp Dự án sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện, góp phần giảmthiểu phát thải khí nhà kính.

Phân tích và đánh giá về đầu tư xanh ở Việt Nam

Kết quả về môi trường: Các dự án đầu tư xanh góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường,

bảo vệ đa dạng sinh học, và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Kết quả về kinh tế: Các dự án đầu tư xanh có thể mang lại lợi ích kinh tế cho doanh

nghiệp và xã hội, bao gồm tiết kiệm năng lượng và nước, giảm chi phí vận hành, và tăng giátrị tài sản.

Kết quả về xã hội: Các dự án đầu tư xanh góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của

người dân, tạo ra môi trường sống lành mạnh và bền vững.Đánh giá chung:

Các dự án đầu tư xanh ở Việt Nam đang ngày càng phát triển cả về số lượng và quy mô.Điều này cho thấy, Việt Nam đang ngày càng quan tâm đến phát triển kinh tế bền vững, bảovệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Tuy nhiên, các dự án đầu tư xanh ở Việt Nam cũng còn tồn tại một số hạn chế như:

Chi phí đầu tư ban đầu cao: Các dự án đầu tư xanh thường có chi phí đầu tư ban đầu cao

hơn so với các dự án truyền thống.

Kỹ thuật và công nghệ còn hạn chế: Kỹ thuật và công nghệ sản xuất xanh ở Việt Nam

còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao.

Chính sách hỗ trợ chưa đầy đủ: Chính sách hỗ trợ cho các dự án đầu tư xanh ở Việt

Nam chưa đầy đủ, dẫn đến việc triển khai các dự án gặp nhiều khó khăn.

Để thúc đẩy sự phát triển của các dự án đầu tư xanh ở Việt Nam, cần có sự chung tay củacác bên liên quan, bao gồm Chính phủ, doanh nghiệp, và người dân Chính phủ cần có cácchính sách và cơ chế hỗ trợ cho phát triển các dự án đầu tư xanh, cụ thể như:

Hỗ trợ về vốn: Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ về vốn cho các dự án đầu tư xanh,

giúp giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu.

Hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ: Chính phủ cần đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển kỹ

thuật và công nghệ sản xuất xanh, giúp nâng cao hiệu quả đầu tư.

Hoàn thiện chính sách: Chính phủ cần hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho các dự án đầu tư

xanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai các dự án.

Cuối cùng, doanh nghiệp cũng cần có nhận thức và trách nhiệm cao hơn trong việc đầu tưxanh Người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng các sản phẩm, dịch vụxanh.

Trang 11

2 Chủ thể tham gia hệ thống tài chính

a Các chủ thể tham gia

o Các trung gian tài chính xanh, như ngân hàng xanh, bảo hiểm xanh, quỹ xanh, v.v.Các trung gian này có vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính như cho vay, bảo hiểm, quản lýquỹ, v.v cho các doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động đầu tư xanh.

o Các công cụ huy động vốn xanh, như trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh, v.v Các côngcụ này là những loại giấy tờ có giá trị được phát hành bởi các doanh nghiệp hoặc tổ chứckhác để huy động vốn từ các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư xanh.

o Các doanh nghiệp đầu tư xanh, như các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hànghóa và dịch vụ có lợi cho môi trường và phát triển bền vững, ví dụ như năng lượng tái tạo,hiệu quả năng lượng, quản lý rác thải, v.v Các doanh nghiệp này có nhu cầu sử dụng nguồnvốn xanh để thực hiện các dự án và hoạt động kinh doanh của mình.

o Thị trường tài chính xanh, là nơi giao dịch các công cụ huy động vốn xanh giữa cácnhà phát hành và các nhà đầu tư Thị trường này có vai trò phản ánh giá trị của các công cụhuy động vốn xanh, cũng như cung cấp thông tin và minh bạch cho các bên liên quan.

o Người tiêu dùng xanh, là những cá nhân có ý thức và hành vi tiêu dùng có lợi chomôi trường và phát triển bền vững Người tiêu dùng xanh có vai trò quan trọng đối với sự cânbằng cung - cầu trên thị trường, kích thích sự sáng tạo, sử dụng và giám sát các sản phẩm vàdịch vụ xanh

b Thực trạng

o Các trung gian tài chính xanh ở Việt Nam tiêu biểu như là ngân hàng xanh, quỹ đầutư xanh, khoản vay xanh, đã và đang có những bước phát triển trong giai đoạn từ năm 2019đến nay Về việc phát triển tín dụng xanh: Trước đây, các ngân hàng chưa có chính sách tíndụng xanh hay chính sách ưu tiên cho các hoạt động liên quan tới bảo vệ môi trường Nhưngvới sự đẩy mạnh tuyên truyền về các chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững,cùng các hoạt động tài trợ tăng cường nhận thức và thúc đẩy triển khai từ Ngân hàng Nhànước và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), ngân hàng Phát triển châu Á(ADB), Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO)… thì ngân hàng Việt Nam đã bắt đầu quantâm tới tín dụng xanh, quan tâm tới các dự án đầu tư mang lại lợi ích cho môi trường Cácquy định về chính sách tín dụng xanh đã thấy ở VietinBank, Techcombank, ABBANK,Sacombank… Xu hướng tín dụng hướng tới phát triển toàn diện và bền vững có thể cònmạnh hơn trong thời gian tới với sự hỗ trợ mạnh mẽ về chính sách của cơ quan quản lý.Nhiều ngân hàng trong nước đã và đang triển khai các sản phẩm tín dụng xanh như cho vaytiết kiệm năng lượng, cho vay năng lượng tái tạo, cho vay sản xuất sạch hơn… Tuy nhiên,hiện các “dòng tín dụng xanh” phần lớn vẫn dựa trên các dự án có tài trợ quốc tế Bởi ngânhàng vẫn còn e ngại về rủi ro tín dụng từ các dự án đầu tư xanh

o Các công cụ huy động vốn: Trên thực tế, các nguồn tài chính phục vụ cho phát triểnkinh tế xanh rất đa dạng, tuy nhiên tựu chung lại tài chính xanh được huy động từ hai nguồnchính gồm nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn tư nhân Sau đó nguồn tài chính này được giải

Trang 12

ngân thông qua nhiều trung gian hoặc các kênh tài chính tạo lập một quỹ đầu tư xanh giữangười có vốn và người cần vốn thông qua sử dụng các công cụ tài chính xanh như trái phiếuxanh, cổ phiếu xanh, Việc công cụ trái phiếu xanh đã bắt đầu được sử dụng, đem lại mộtkênh huy động vốn hiệu quả cho các chính quyền địa phương trong việc tài trợ cho các dự ánxanh Tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2020, đã có 4 đợt phát hành trái phiếu xanh với tổngtrị giá gần 284 triệu USD, bởi một tổ chức được Chính phủ bảo lãnh (23,4 triệu USD năm2016), một chính quyền thành phố (3,6 triệu USD năm 2016) và hai khoản vay xanh (tươngứng 71 triệu USD và 186 triệu USD vào năm 2020) Hiện nay, phần lớn nguồn vốn thu đượctừ phát hành trái phiếu (57%) được sử dụng cho năng lượng tái tạo - ngành chính được cácbên liên quan của Việt Nam quan tâm, cùng với ngành chất thải và nông nghiệp chiếm tỷtrọng không đáng kể Những biến động trên thị trường gần đây cho thấy cổ phiếu của cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, theo tiêu chí xanh, bền vững đangđược nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài quan tâm thông qua quỹ đầutư xanh Ngoài ra khoản vay xanh cũng là trung gian tài chính xanh phát triển trong giai đoạnnày Khoản vay xanh là giải pháp quan trọng, giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ đời sốngvà quy trình sản xuất đến môi trường và xã hội, góp phần vào quá trình phát triển bền vữngcủa nền kinh tế Vào năm 2020 Việt Nam đã có khoản vay xanh đầu tiên trị giá 186 triệuUSD được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Công ty cổ phần TTP Phú Yên (CTCPPhú Yên) ký kết để xây dựng và vận hành một nhà máy điện mặt trời có công suất 257MW.Đây là khoản vay được "chứng nhận xanh" đầu tiên của Việt Nam Theo ADB, các khoảnvay xanh được sử dụng để tài trợ cho những dự án mới hoặc đang được thực hiện giúp manglại lợi ích cho môi trường hoặc khí hậu hiện nay.

o Các doanh nghiệp đầu tư xanh: Trong giai đoạn gần đây, dòng vốn FDI vào ViệtNam đã có sự chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng Cụ thể, các dự án đầu tưđang dần đảm bảo các tiêu chuẩn để phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững củaViệt Nam Một số dự án điển hình trong giai đoạn gần đây có thể kể đến như nhà máy trunghòa carbon đầu tiên của LEGO tại Bình Dương, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn tại BìnhThuận, dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Bạc Liêu, dự án Nhà máy xử lýchất thải rắn sinh hoạt công nghệ cao T&J tại Bắc Ninh…

§ Nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của LEGO tại Bình Dương: Ngày

03/11/2022, nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của LEGO tại Bình Dương chính thứcđược khởi công và dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất trong năm 2024 Đây làdự án của LEGO - tập đoàn sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới có trụ sở chính tại ĐanMạch có tổng đầu tư hơn 1 tỷ USD Theo kế hoạch, nhà máy sẽ sử dụng năng lượngmặt trời bằng các tấm pin được lắp đặt trên mái nhà, đồng thời, VSIP (VietnamSingapore Industrial Park) cũng sẽ thay mặt LEGO xây dựng một dự án năng lượngmặt trời ở gần đó Khi cả hai kết hợp lại, mạng lưới năng lượng mặt trời sẽ sản xuấtnăng lượng tái tạo để đáp ứng 100% yêu cầu năng lượng hàng năm của nhà máy (NhậtXuân, 2022) Ngoài ra, việc xây dựng sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn LEED Gold(Leadership in Energy and Environmental Design) về sử dụng năng lượng, nước vàchất thải có trách nhiệm, đồng thời được thiết kế để vận hành các trang thiết bị sử dụngnăng lượng điện nhằm nâng cao hiệu quả bền vững Các cam kết phát thải sẽ được Tậpđoàn LEGO thực hiện bằng cách cùng VSIP trồng 50.000 cây xanh tại Việt Nam để bùđắp cho thảm thực vật bị thiệt hại trong quá trình xây dựng nhà máy.

Trang 13

§ Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt công nghệ cao T&J tại Bắc Ninh:

Đây là dự án do Công ty trách nhiệm hữu hạn Năng lượng xanh là chủ đầu tư, được kýkết hợp tác đầu tư vào tháng 11/2021 bởi Tập đoàn công nghiệp JFE Nhật Bản và Côngty Cổ phần Môi trường Thuận Thành Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 58 triệuUSD, trong đó, Bộ Môi trường Nhật Bản tài trợ 20 tỷ Yên (tương đương 18 triệu USD),Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) hợp tác tài trợ số vốn vay là 30 triệu USD và 10 triệuUSD còn lại là vốn đối ứng của chủ đầu tư (Cảnh Hưng, Minh Huế, 2021) Theo kếhoạch, nhà máy sẽ được thiết kế với công suất xử lý 500 tấn rác thải sinh hoạt/ngày,hiệu suất phát điện 11,6 MW và có thể tạo ra hơn 91.800 MWh năng lượng sạch mỗinăm Nhà máy được khởi công xây dựng vào tháng 01/2022 và dự kiến đi vào hoạtđộng trong quý IV/2023.

o Người tiêu dùng xanh: trong Khảo sát Thói quen Tiêu dùng - tháng 12/2021, PwC đã khảosát 9.370 đáp viên đang sinh sống tại 26 vùng lãnh thổ và quốc gia trong đó có Việt Nam, kếtquả cho thấy, người tiêu dùng ngày nay đã quan tâm nhiều hơn về môi trường Hơn 47%người tham gia khảo sát cho biết họ ưu tiên sử dụng các sản phẩm có thể tự phân hủy Trướcđó, kết quả điều tra của Công ty Nielsen Việt Nam công bố tại Hội thảo “Chiến lược thươnghiệu gắn với phát triển xanh” do Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương tổ chức năm2017 đã cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề“xanh” và “sạch”, họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có cam kết “xanh” và“sạch” Cụ thể, có đến 86% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm đếntừ thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường Việc doanh nghiệp cam kếtcó trách nhiệm với môi trường cũng tác động đến quyết định mua hàng của 62% người tiêudùng Việt Nam và có tới 80% người tiêu dùng lo ngại tác hại lâu dài của các nguyên liệunhân tạo.

3 Phân tích và đánh giá Thực trạng công cụ tài chính tại Việt Nam

Tài chính xanh là một phương thức quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh củacác quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, tài chính xanh vẫn khá mới mẻ trong nhận thức cũngnhư thực tiễn với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Vì vậy, việc nâng cao nhận thức vềphát triển các công cụ tài chính xanh trên cả thị trường vốn và thị trường tiền tệ là điều vôcùng quan trọng Phát triển thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh đang làxu hướng nổi lên mạnh mẽ ở phạm vi toàn cầu, đã và đang trở thành những công cụ tài chínhtất yếu trong thu hút nguồn lực tài chính cho nhiều dự án xanh tại Việt Nam

a Tín dụng xanh

a1 Khung pháp lý về tín dụng xanh tại Việt Nam

Nhận thức rõ tầm quan trọng của tín dụng xanh trong phát triển kinh tế bền vững, tạiViệt Nam, theo chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015, NHNN đã yêu cầu các NHTM thúcđẩy cấp tín dụng xanh cho những dự án có mục tiêu rõ ràng về việc bảo vệ môi trường,khuyến khích hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường Thống kê cho thấy, tín dụngxanh tại Việt Nam giai đoạn 2015-2019 đã có sự tăng trưởng

Trang 14

a2 Phân tích thực trạng phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam

a2.1 Về quy mô

Theo các số liệu được Vụ Tín dụng các ngành kinh tế công bố, dư nợ tín dụng xanh tăngđều qua các năm Tính đến ngày 31/12/2021, tổng dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanhước đạt trên 451.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ nền kinh tế (Hình 1).

Trang 15

Hình 1: Dư nợ tín dụng xanh giai đoạn 2015 - 2021

Ngân hàng Nhà nước cho biết, giai đoạn 2017-2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thốngđối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm Đến30/6/2023, dư nợ cấp Tín dụng Xanh đạt gần 528,3 nghìn tỉ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Vậy có thể nói rằng, mặc dù dư nợ tín dụng xanh tại Việt Nam có xu hướng tăng nhanh theotừng năm nhưng quy mô dư nợ vẫn tương đối nhỏ so với tổng tín dụng hệ thống.

a2.2 Về cơ cấu

Về cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn: Tính đến cuối 2021, dư nợ tín dụng trung và dài hạnchiếm 76% dư nợ tín dụng xanh, trong đó, lãi suất cho vay các lĩnh vực xanh ngắn hạn từ 5-8%/năm, trung và dài hạn từ 9-12%/năm

Về cơ cấu theo lĩnh vực: Dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nôngnghiệp xanh, chiếm 45% tổng dư nợ tín dụng xanh; năng lượng tái tạo, năng lượng sạchchiếm 17%; quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn chiếm 11% và lâmnghiệp bền vững chiếm 5% (Hình 2)

Hình 2: Cơ cấu tín dụng xanh theo lĩnh vực

(Nguồn: Thống kê của NHNN)

Trang 16

a2.3 Về các đơn vị cung cấp

Các NHTM cũng tích cực hoàn thiện xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi romôi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng Hiện có khoảng 19 tổ chức tín dụng đãxây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường xã hội, trong đó có 13 tổ chức tín dụng tíchhợp nội dung quản lý rủi ro môi trường xã hội vào quy trình hoạt động tín dụng xanh, 10 tổchức tín dụng đã xây dựng được sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho các lĩnh vực xanh, 17 tổ chức tín dụng đã sử dụng sổ tay đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho 10 ngànhkinh tế

a2.4 Về các sản phẩm tín dụng xanh

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các ngân hàng cho vay lĩnh vực nhạy cảm với môitrường, khí hậu như: được cung cấp các khoản vay ưu đãi hoặc áp dụng lãi suất thấp, hoặccấp bù lãi suất chênh lệch, đã được thực hiện Bên cạnh đó, các NHTM có tỷ trọng cho vaytín dụng cao cũng được ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức quốc tế, các đốitác phát triển (Bảng 2).

Theo Trung Nguyên (2023), các tổ chức tín dụng đã chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tácvới nhiều tổ chức quốc tế để triển khai cho vay chương trình tín dụng xanh, như: Dự ánchuyển hóa cacbon thấp sang lĩnh vực tiết kiệm năng lượng (Dự án GIF); Sản phẩm cho vaydự án phát triển năng lượng tái tạo từ nguồn vốn World Bank (Dự án REDP); Sản phẩm chovay dự án hiệu quả năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam (nguồn vốn WB); Sản

Ngày đăng: 13/05/2024, 14:18

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan