MỤC LỤC
Nhưng với sự đẩy mạnh tuyên truyền về các chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cùng các hoạt động tài trợ tăng cường nhận thức và thúc đẩy triển khai từ Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO)… thì ngân hàng Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới tín dụng xanh, quan tâm tới các dự án đầu tư mang lại lợi ích cho môi trường. Nhiều ngân hàng trong nước đã và đang triển khai các sản phẩm tín dụng xanh như cho vay tiết kiệm năng lượng, cho vay năng lượng tái tạo, cho vay sản xuất sạch hơn… Tuy nhiên, hiện các “dòng tín dụng xanh” phần lớn vẫn dựa trên các dự án có tài trợ quốc tế. Những biến động trên thị trường gần đây cho thấy cổ phiếu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, theo tiêu chí xanh, bền vững đang được nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài quan tâm thông qua quỹ đầu tư xanh.
Một số dự án điển hình trong giai đoạn gần đây có thể kể đến như nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của LEGO tại Bình Dương, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn tại Bình Thuận, dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Bạc Liêu, dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt công nghệ cao T&J tại Bắc Ninh…. Ngoài ra, việc xây dựng sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn LEED Gold (Leadership in Energy and Environmental Design) về sử dụng năng lượng, nước và chất thải có trách nhiệm, đồng thời được thiết kế để vận hành các trang thiết bị sử dụng năng lượng điện nhằm nâng cao hiệu quả bền vững. Trước đó, kết quả điều tra của Công ty Nielsen Việt Nam công bố tại Hội thảo “Chiến lược thương hiệu gắn với phát triển xanh” do Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương tổ chức năm 2017 đã cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề.
Về cơ cấu theo lĩnh vực: Dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh, chiếm 45% tổng dư nợ tín dụng xanh; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm 17%; quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn chiếm 11% và lâm nghiệp bền vững chiếm 5%. Hiện có khoảng 19 tổ chức tín dụng đã xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường xã hội, trong đó có 13 tổ chức tín dụng tích hợp nội dung quản lý rủi ro môi trường xã hội vào quy trình hoạt động tín dụng xanh, 10 tổ chức tín dụng đã xây dựng được sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho các lĩnh vực xanh, 17 tổ chức tín dụng đã sử dụng sổ tay đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho 10 ngành kinh tế. Theo Trung Nguyên (2023), các tổ chức tín dụng đã chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế để triển khai cho vay chương trình tín dụng xanh, như: Dự án chuyển hóa cacbon thấp sang lĩnh vực tiết kiệm năng lượng (Dự án GIF); Sản phẩm cho vay dự án phát triển năng lượng tái tạo từ nguồn vốn World Bank (Dự án REDP); Sản phẩm cho vay dự án hiệu quả năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam (nguồn vốn WB); Sản.
(ii) Số liệu liên quan trái phiếu xanh tại Việt Nam chưa dễ dàng tiếp cận, ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin và sự tham gia của các nhà đầu tư vào công cụ tài chính này; (iii) Việt Nam chưa có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh và khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào thị trường trái phiếu xanh. Những chính sách cho TTX nói chung và cổ phiếu xanh, trái phiếu xanh nói riêng là cơ sở pháp lý quan trọng để các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam có thể tham gia đầu tư thu hút vốn xanh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án xanh ở Việt Nam có điều kiện tiếp cận nguồn vốn. Các hoạt động chính đã được triển khai đến nay có thể được chia thành 3 nhóm: (i) Nâng cao hiểu biết toàn thị trường về tài chính xanh; (ii) Khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp với tài chính xanh; (iii) Xây dựng và áp dụng chỉ số phát triển bền vững toàn thị trường.
Thứ hai, hoạt động khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp với tài chính xanh được thể hiện ở các nhóm hoạt động như: (i) Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện báo cáo ESG, UBCKNN cùng với sự hỗ trợ của IFC đã công bố Sổ tay hướng dẫn thực hiện báo cáo ESG cho các doanh nghiệp niêm yết vào năm 2016; (ii) HOSE và Báo Đầu tư Chứng khoán đã đưa tiêu chí về việc công bố đầy đủ các thông tin ESG là điều kiện để bình chọn báo cáo thường niên tốt nhất của các doanh nghiệp từ năm 2013. Việc xây dựng chỉ số VNSI là một trong những nhiệm vụ liên quan đến các sản phẩm tài chính sáng tạo cho “thị trường vốn xanh” được nêu trong Kế hoạch hành động của ngành tài chính nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về TTX đã ban hành theo Quyết định số 2183/QĐ-BTC của Bộ Tài chính.
Đồng thời, mức độ mà các ngân hàng trung ương nên sử dụng các công cụ theo ý mình để đóng vai trò phát triển bền vững chủ động để thúc đẩy đầu tư xanh và hạn chế đầu tư “nâu” vẫn còn nhiều tranh cãi, và thực sự có những lo ngại còn tồn tại, cụ thể chẳng hạn như nền kinh tế xanh có thể gây ra xung đột với các mục tiêu ngân hàng trung ương khác, bao gồm cả sự ổn định tài chính. (i) Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm của thị trường vốn xanh bao gồm: Trái phiếu xanh (các trái phiếu của doanh nghiệp xanh, phát hành cho các dự án xanh hoặc các sản phẩm xanh); Trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương phục vụ cho các mục tiêu, chương trình, dự án xanh; Các chỉ số xanh, chỉ số bền vững, chỉ số carbon; Các chứng chỉ, chứng chỉ đầu tư xanh của các quỹ đầu tư phát hành;. Trong đó, thiết lập khung tài chính xanh cho các hoạt động trên thị trường vốn, huy động vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh thông qua xây dựng sản phẩm của thị trường vốn xanh, xõy dựng cỏc bộ chỉ số xanh để theo dừi, đỏnh giỏ và giao dịch trờn thị trường vốn, ban hành quy chế hoặc hướng dẫn về quản trị rủi ro môi trường, xã hội cho các tổ chức thị trường, cho các thành viên thị trường là các định chế tài chính và các doanh nghiệp niêm yết.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2017 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cùng với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bước đầu thiết lập "Danh mục dự án xanh" và xây dựng tài liệu hướng dẫn công tác thống kê, báo cáo tín dụng xanh để phân loại các hoạt động kinh tế/dự án xanh làm cơ sở để cấp tín dụng xanh và phát hành thí điểm trái phiếu xanh. Vì vậy, việc xây dựng danh mục phân loại xanh (danh mục sắp xếp các loại hình dự án hoặc hạng mục của dự án mang lại lợi ích về môi trường đáp ứng các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường) gắn với các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường cụ thể là cần thiết đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân phát hành trái phiếu và các bên liên quan để quản lý, điều hành và thực hiện hiệu quả việc cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất tiêu chí môi trường đối với dự án hoặc hạng mục của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh bao gồm: Tiêu chí sàng lọc, tiêu chí ngưỡng và chỉ tiêu và yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác (gồm: Phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương (nếu có); tuân thủ yêu cầu về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và các yêu cầu khác theo quy định.