Nhậnthức được điều này, các quốc gia ASEAN đã chung tay xây dựng Cộng đồng Kinh tếASEAN AEC với mục tiêu biến khu vực thành một thị trường chung, một khu vựcsản xuất và một cơ sở kinh tế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
… …
BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN: KINH TẾ KHU VỰC
CHỦ ĐỀ: AEC VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Huỳnh Viết Thiên Ân
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Xuân Hiên
: Nguyễn Thị Minh Huệ : Trương Thị Huyền : Trương Thị Thúy : Nguyễn Thị Hoài Mơ
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
1 TỔNG QUAN VỀ AEC: 5
1.1 Mục tiêu của AEC: 5
1.2 Đặc điểm của AEC: 5
2 TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG CAM KẾT TRONG AEC ĐỐI VỚI VIỆT NAM .6 2.1 Tác động tích cực: 6
2.2 Tác động tiêu cực 11
3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH TẾ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, NÂNG TẦM VỊ THẾ TRONG KHU VỰC 13
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1 Tỷ trọng vốn FDI của các nhà đầu tư khu vực ASEAN tại Việt Nam 7 Hình 2 Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN (đơn vị: tỉ USD) 11
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu trong thời đại toàn cầu hóa Nhận thức được điều này, các quốc gia ASEAN đã chung tay xây dựng Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (AEC) với mục tiêu biến khu vực thành một thị trường chung, một khu vực
sản xuất và một cơ sở kinh tế có sức cạnh tranh cao
Sự ra đời của AEC đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên, trong đó có Việt Nam Báo cáo này nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của AEC đến nền kinh tế Việt Nam qua các khía cạnh thương mại, đầu tư, lao động, khoa học công nghệ và đưa ra những kiến nghị nhằm giúp Việt Nam tận dụng tối đa cơ hội và hạn chế những thách thức do AEC mang lại Vì vậy, nhóm 4 sẽ phân tích để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5NỘI DUNG
1 Tổng quan về AEC:
AEC là viết tắt của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Economic Community) Đây là một khối kinh tế khu vực được thành lập bởi tất cả 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) AEC được thành lập vào tháng 12 năm 2015 với mục tiêu tạo ra một thị trường chung và khu vực sản xuất thống nhất tại Đông Nam Á
1.1 Mục tiêu của AEC:
Thị trường chung ASEAN: Tạo ra thị trường chung thống nhất trong khu vực, nơi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề được di chuyển tự do
Cơ sở sản xuất chung ASEAN: Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực thông qua hợp tác trong sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao tay nghề lao động
Phát triển kinh tế toàn diện: Thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các nước thành viên và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong khu vực
Hội nhập kinh tế khu vực: Tăng cường hợp tác kinh tế với các khu vực khác trên thế giới và nâng cao vị thế của ASEAN trong nền kinh tế toàn cầu
1.2 Đặc điểm của AEC:
1) Đến năm 2015, ASEAN sẽ trở thành:
(i) Một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề: (ii) Một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao;
(iii) Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều, nhất là thực hiện có hiệu quả Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI);
Trang 6(iv) Một khu vực ASEAN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu Đồng thời, ASEAN nhất trí đề ra Cơ chế thực hiện và Lộ trình chiến lược thực hiện Kế hoạch tổng thể
2) ASEAN cũng nhất trí xác định 12 lĩnh vực ưu tiên đẩy nhanh liên kết với lộ trình hoàn thành đến năm 2010, đó là hàng nông sản; ô tô; điện từ, nghề các các sản phẩm từ cao su dệt mướt các sản phẩm từ gỗ; vận tải hàng không; thương mại điện tử ASEAN; chăm sóc sức khỏe, du lịch; và logistics Để đẩy mạnh các nỗ lực hình thành Cộng đồng Kinh tế (AFA – ASEAN đã thông qua Kế hoạch tổng thể xây dựng trụ cột này, là một bộ phận trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN được thông quan cấp Hội nghị cấp cao ASEAN-14 (tháng 02/2009), với các quy định chi tiết về định nghĩa, quy mô, cơ chế và lộ trình thực hiện AEC
2 Tác động của những cam kết trong AEC đối với Việt Nam.
2.1 Tác động tích cực:
Việt Nam đã cam kết tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) với mục tiêu tạo ra những tác động tích cực đối với nền kinh tế và xã hội của đất nước Việt Nam hy vọng sẽ tận dụng cơ hội hợp tác khu vực để thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường hợp tác kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, cũng như phát triển nguồn nhân lực và hợp tác về phát triển bền vững Những cam kết này có thể giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước:
Mở rộng thị trường xuất khẩu: AEC giúp Việt Nam tiếp cận thị trường hơn
650 triệu dân với thu nhập trung bình ngày càng tăng Việt Nam có thể xuất khẩu nhiều mặt hàng thế mạnh như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ, v.v sang các nước ASEAN Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước ASEAN tăng trưởng mạnh mẽ, từ 10 tỷ USD năm 2005 lên 47 tỷ USD năm 2023
Trang 7Thu hút đầu tư nước ngoài: AEC tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút
nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tận dụng lợi thế về thị trường, nhân lực và chi phí sản xuất để đầu tư vào Việt Nam Nhờ vậy mà Việt Nam thu hút lượng lớn FDI từ các nước ASEAN, với tổng vốn đăng ký hơn 100 tỷ USD trong giai đoạn 2005-2023
Hình 1 Tỷ trọng vốn FDI của các nhà đầu tư khu vực ASEAN tại Việt Nam.
Theo số liê yu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bô y Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 12/2014, khu vực ASEAN có 8 nước đầu tư FDI tại Viê yt Nam bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Indonesia, Phillipines, Lào và Campuchia với 2.507 dự án và tổng vốn đầu tư đạt 53 tỷ USD (chiếm 14% tổng số dự án và 20% tổng vốn đầu tư của cả nước)
Trong đó, Singapore đứng đầu khu vực ASEAN về đầu tư vào Việt Nam với 1.353 dự án và 32,7 tỷ USD tổng vốn đầu tư (chiếm 53% tổng số dự án và 60% tổng vốn đầu tư của Asean tại Việt Nam) Malaysia đứng thứ hai với 484 dự án và 10 tỷ USD tổng vốn đầu tư (chiếm 19% tổng số dự án và 22% tổng vốn đầu tư của Asean tại Việt Nam) Thái Lan đứng thứ ba với 371 dự án và 6,7 tỷ USD tổng vốn đầu tư (chiếm 14% tổng số dự án và 12% tổng vốn đầu tư của Asean tại Việt Nam)
Tăng cường hợp tác kỹ thuật và chuyển giao công nghệ: AEC cung cấp cơ
hội cho Việt Nam tiếp cận các công nghệ mới và tiên tiến từ các quốc gia thành viên
Trang 8khác, qua đó nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế Chuyển giao công nghệ giúp Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp mới và nâng cao chất lượng sản phẩm Để tăng cường hợp tác kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong khuôn khổ AEC, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau:
Nâng cao năng lực tiếp nhận và ứng dụng công nghệ
Phát triển thị trường công nghệ trong nước
Tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu và các tổ chức quốc tế
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ
Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài
Việc tăng cường hợp tác kỹ thuật và chuyển giao công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam phát triển kinh tế và nâng cao vị thế cạnh tranh trong khu vực và quốc tế
Phát triển nguồn nhân lực: AEC cũng đề xuất các biện pháp hợp tác trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giúp nâng cao trình độ nguồn nhân lực của Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động khu vực Với chính sách tự do hóa di chuyển lao động có kỹ năng trong AEC, người lao động có nhiều cơ hội việc làm hơn và phân
bổ nguồn lực tốt hơn Họ không chỉ có thêm cơ hội việc làm mà còn thêm cơ hội để học hỏi, nâng cao trình độ và kỹ năng được tích hợp trong quá trình phân công lao động này
Tăng cường hợp tác về phát triển bền vững: AEC cũng đề xuất các biện
pháp hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và xử lý biến đổi khí hậu, giúp Việt Nam tham gia vào các nỗ lực chung của cộng đồng khu vực Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước ASEAN trong việc xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế và xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu Bên cạnh đó, Việt Nam có thể tham gia vào các chương trình hợp tác của ASEAN về giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, và phát triển cộng đồng Để tăng cường hợp tác về phát triển bền vững giữa AEC và Việt Nam, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển bền vững
Trang 9 Phát triển các chương trình hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực như môi trường, kinh tế, xã hội, và văn hóa
Tăng cường trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các nước ASEAN
Khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, và tổ chức xã hội
Tăng cường hợp tác về phát triển bền vững là một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, và nâng cao đời sống người dân
Khuyến khích hợp tác kinh tế khu vực: AEC thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa
Việt Nam và các nước ASEAN trong nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, du lịch, giao thông vận tải, v.v Hợp tác kinh tế khu vực giúp Việt Nam tận dụng lợi thế so sánh, phát triển kinh tế và nâng cao vị thế trong khu vực và quốc tế Để khuyến khích hợp tác kinh tế khu vực của AEC với Việt Nam, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
Tăng cường thông tin và quảng bá về thị trường AEC
Hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân
Tăng trưởng kinh tế: Việc tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hỗ trợ
Việt Nam triển khai hợp tác kinh tế sâu rộng và toàn diện với các nước trong khu vực
và trên thế giới Việt Nam đã thực hiện các cam kết của AEC, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) Các FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã đi vào hiệu lực tại Việt Nam Việc tham gia sâu rộng vào liên kết kinh tế ASEAN giúp Việt Nam mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam Lợi ích mà Việt Nam
có được khi AEC được hình thành là tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, du lịch mạnh mẽ hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, tăng cường năng lực sản xuất và tạo cơ hội để các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh
Trang 10Thúc đẩy thương mại: Tham gia tích cực vào AEC giúp nâng cao vị thế quốc
tế của Việt Nam, khẳng định vai trò và trách nhiệm trong khu vực Ngoài ra, AEC tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên, bao gồm cả Việt Nam Việc giảm giới hạn thương mại và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực có thể giúp tăng cường hoạt động kinh doanh của Việt Nam
Về an ninh – chính trị: gia nhập ASEAN giúp Việt Nam phá thế bị bao vây
về kinh tế và cô lập về chính trị khi đó; chấm dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu ở khu vực, tạo dựng mối quan hệ mới về chất giữa các nước Đông Nam Á theo chiều hướng hữu nghị, ổn định và lâu dài, hợp tác toàn diện và chặt chẽ cả về đa phương và song phương Việt Nam tiếp tục có những điều kiện thuận lợi hơn để góp phần duy trì môi trường hòa bình và ổn định khu vực; phối hợp lập trường và hợp tác với các nước trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế phức tạp, hỗ trợ đáng kể trong việc bảo
vệ chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông
Tự do hoá thương mại khu vực: Tính đến ngày 1/1/2010, các nước
ASEAN-6 đã hoàn thành mục tiêu xóa bỏ thuế quan đối với 99,ASEAN-65% số dòng thuế ASEAN-4 (gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) đã đưa 98,86% số dòng thuế tham gia Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung để xây dựng Khu vực Thương mại
Tự do ASEAN (CEPT-AFTA) về mức 0-5% Đây là một kết quả nổi bật, cột mốc quan trọng của ASEAN Với mức cắt giảm thuế quan như vậy đã tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, góp phần làm tăng khối lượng trao đổi thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực
Hình 2 Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN (đơn vị: tỉ USD)
Trang 11Nguồn: tổng cục Thốn kê và Tổng cục Hải quan, 2013
Theo Hình 1, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN qua 5 năm (2008- 2012) nhìn chung có xu hướng tang Nếu tính giai đoạn 2009- 2012, mức tăng bình quân về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đạt khoảng 29%/năm Qua đó, cho ta biết được thuận lợi hóa thương mại trong khu vực sẽ là cơ hội lớn cho Việt Nam để hình thành nên hiệu ứng “tạo thêm thương mại”, tức là làm tăng thêm khối lượng trao đổi thương mại của Việt Nam với các nước trong AEC Nhìn chung, những cam kết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đối với Việt Nam mang lại tác động tích cực đáng kể Việt Nam có thể tận dụng cơ hội hợp tác khu vực để thúc đẩy thương mại và đầu tư, tăng cường hợp tác kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, và hợp tác về phát triển bền vững Những tác động này giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước Việt Nam
có thể hưởng lợi từ việc tham gia vào cộng đồng khu vực này và tạo ra những cơ hội mới để phát triển kinh tế và xã hội
2.2 Tác động tiêu cực
Nhìn vào sự phát triển của các nước trong AC thì rõ ràng khi tham gia vào AEC, bên cạnh những tác động tích cực, Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, thách thức do xuất phát điểm kinh tế thấp, sức cạnh tranh còn nhiều hạn chế Đây là một trong những thách thức lớn ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của đất nước Nếu không vượt lên chính mình, Việt Nam có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình và dẫn đến tụt hậu Ngoài những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam, khi tham gia AEC, Việt Nam còn gặp phải những trở ngại, thách thức khác như là:
Thứ nhất, gia tăng áp lực cạnh tranh: Cạnh tranh giữa các nước ASEAN sẽ
trở nên gay gắt hơn Trước hết là áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa với việc xóa
bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan Với cơ cấu sản xuất và thương mại tương đối tương đồng, Việt Nam số phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ chất lượng tốt hơn và giả rẻ hơn từ các nước ASEAN Cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút đầu tư cũng trở nên gay gắt hơn Sẽ có sự dịch chuyển sản xuất từ các nước ASEAN
Trang 12có trình độ phát triển cao hơn vào Việt Nam Cạnh tranh trong lĩnh vực lao động cũng gay gắt hơn khi thực hiện cam kết về tự do di chuyển lao động trong ASEAN Lao động của các nước ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia có trình
độ cao hơn Việt Nam (nhất là trình độ tiếng Anh)
Thứ hai, tăng chi phí đối với cái cách thể chế và xây dựng kết cấu hạ tầng:
Để hội nhập thành công và hiệu quả, Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách thể chế kinh tế và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng Điều này đòi hỏi thời gian và chi phí nhất định Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn, thâm hụt ngân sách lớn, hội nhập ASEAN là những thách thức lớn bên cạnh việc thực hiện các cam kết hội nhập khác như WTO, TPP
Thứ ba, những tác động về mặt xã hội cũng cần tính đến trong quá trình tham gia AEC Sự phá sản các doanh nghiệp do sức cạnh tranh yếu kém kèm theo
thất nghiệp và sụt giảm thu nhập Cạnh tranh trong lĩnh vực lao động cũng chứa đựng nguy cơ mất việc làm của một bộ phận người lao động Cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng gây áp lực đối với thu nhập và việc làm của người lao động sản xuất và kinh doanh Tham gia AEC cũng có thể làm này sinh các vấn đề khác như buôn lậu, tranh chấp thương mại, ô nhiễm môi trưởng, an ninh,
Thứ tư: Về mặt lí thuyết, AEC không chỉ đẩy mạnh thương mại nội khối
mà còn thu hút đầu tư nước ngoài trong toàn khu vực Thế nhưng, tác dụng thúc
đẩy thương mại nội khối của AEC có thể không nhiều do cộng đồng này tiếp tục phải chịu tác động của các rào cản thương mại và các biện pháp bảo hộ phi thuế quan Đến nay các nước trong khối ASEAN vẫn chưa thể dỡ bỏ hết những rào cản thương mại về con số 0% Một số quốc gia chủ chốt của ASEAN chưa muốn cắt giảm các hạng mục thuế quan quan trọng nhất của mình, trong khi nhiều rào cản trong số đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tiến trình tự do hóa thương mại nội khối
Thứ năm, lo ngại sự xâm nhập của các nước có nền kinh tế phát triển: Sự
chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước, những quốc gia có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn trong khối lo ngại sự xâm nhập của các nền kinh tế phát triển hơn Trong khi đó, các thành viên có nền kinh tế phát triển ở mức cao trong khu vực sẽ