1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Kinh Tế Lượng - Đề Tài - Mối Quan Hệ Giữa Lạm Phát Và Thất Nghiệp

12 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ***************** MÔN KINH TẾ LƯỢNG TIỂU LUẬN ĐẾ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập với các nước khác nhau chính vì thế ta càng thấy được tầm quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát Đó chính là vấn đề nan giải mà tất cả các nước phải đối mặt và tìm cách giải quyết trong những thập kỉ qua, cả hiện tại và lẫn tương lai sau này Trong đó vấn đề lạm phát không phải là vấn đề xa lạ đối với các nước có nền kinh tế hàng hóa vì đây chính là đặc điểm của nền kinh tế này Ở mỗi thời kì kinh tế tùy thuộc vào sự tăng trưởng của nền kinh tế mà mức độ lạm phát và thất nghiệp là khác nhau Lạm phát và thất nghiệp luôn tồn tại dai dẳng, hầu như trong mọi nền kinh tế Các nhà kinh tế đã ví tình trạng lạm phát và thất nghiệp là hai căn bệnh mãn tính của nền kinh tế đương đại Một số nguyên thủ quốc gia đã gọi lạm phát và thất nghiệp là kẻ thù số một; đẩy lùi lạm phát và thất nghiệp là sự ưu tiên hàng đầu trong nền kinh tế Lạm phát và thất nghiệp gây ra những tác hại nặng nề cho nền kinh tế Việc nghiên cứu rõ mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là tiền đề cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Phải hiểu rõ được nguyên nhân và đặc điểm của lạm phát và thất nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm đẩy lùi tình trạng lạm phát và thất nghiệp Nên việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng Lạm phát, thất nghiệp cũng như mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà kinh tế hầu hết các quốc gia trên thế giới Vì thế đó chính là lý do mà nhóm lựa chọn đề tài : “ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP” Việc tìm hiểu và nghiên cứu mối quan hệ này rất quan trọng trong việc tìm ra giải pháp để hạn chế, điều tiết tình hình lạm phát và tạo ta công ăn việc làm cho nền kinh tế 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Có cái nhìn tổng thể hơn về tình hình lạm phát thất nghiệp ở Việt Nam Hiểu rõ hai chỉ tiêu kinh tế vĩ mô rất quan trọng là lạm phát và thất nghiệp Đánh giá được mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn từ 1986-2015 và những nhân tố tác động đến mối quan hệ này Phân tích được mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn thông qua mô hình hóa toán học các mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp từ đó dùng nó để dự báo và đưa ra chính sách kinh tế hợp lý và hiệu quả trong tương lai 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: lạm phát, thất nghiệp và mối quan hệ tồn tại phát sinh giữa chúng 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi không gian: Nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam Phạm vi thời gian: Nghiên cứu mối quan hệ này trong giai đoạn từ 1986-2015 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với đề tài mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, nhóm đã sử dụng nhiều phương pháp để tìm hiểu, nghiên cứu để đi đến nội dung hoàn chỉnh Các phương pháp chủ yếu như: Đọc sách cơ sở ngành và chuyên ngành về kinh tế vĩ mô Đọc các tạp chí kinh tế để tìm thêm tư liệu Đọc các sách có liên quan đến tình hình lạm phát, thất nghiệp trong và ngoài nước Tìm hiểu thêm trên internet Thu thập số liệu thông qua các nguồn như: tổng cục thống kê, IMF, WB,… CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỀ LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 2.1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1.1 Các khái niệm về lạm phát Theo giáo trình Kinh tế vĩ mô của T.S Nguyễn Minh Tuấn - Th.S Trần Nguyễn Minh Ái , ĐH Quốc Gia TP HCM Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục trong thời gian nhất định Bên cạnh đó, còn có các khái niệm về giảm phát và giảm lạm phát Giảm phát là mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống Giảm lạm phát là sự sụt giảm của tỷ lệ lạm phát Nghĩa là mức giá chung vẫn tăng lên với mức độ thấp hơn trước tức là tốc độ tăng giá trở nên chậm lại Trong đó, mức giá chung là mức giá trung bình của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ - được đo bằng chỉ số giá Đánh giá mức lạm phát dựa vào chỉ tiêu tỉ lệ lạm phát –phản ánh tỉ lệ tăng hay giảm bớt của giá cả qua công thức: Tỷ lệ lạm phát thời điểm (t) = Chỉ số giá thời điểm (t )−Chỉ số giá thời điểm(t−1) Chỉ số giá thời điểm(t−1) 100 2.1.1.2 Phân loại lạm phát Dựa vào tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế chia thành ba loại: Lạm phát vừa phải: là loại lạm phát một số, tỷ lệ tăng dưới 10% một năm Lạm phát phi mã: là loại lạm phát hai hay ba số, tức là trong khoảng hơn 10%, 50%, 200%,… một năm Siêu lạm phát: là loại lạm phát trên bốn số, tức tỉ lệ lạm phát lên đến hàng ngàn phần trăm Trong các cuộc siêu lạm phát, người ta bị chìm ngập trong khối tiền tệ trong khi hàng hóa đều khan hiếm Tiền không thể thực hiện chức năng trao đổi vì không ai muốn bán hàng lấy những đồng tiền vô giá trị 2.1.1.3 Khái niệm về thất nghiệp và các vấn đề liên quan Trước khi nghiên cứu khái niệm về thất nghiệp, ta cần hiểu thế nào là lực lượng lao động Lực lượng lao động gồm những người trong độ tuổi lao động đang làm việc cộng với những ai chưa có việc nhưng đang tích cực tìm việc Tất cả những ai không làm việc hoặc không tích cực tìm việc không được coi là bộ phận của lực lượng lao động Chúng ta chỉ có thể sản xuất ở những điểm năm trên đường PFF mà không thể vượt ra ngoài nếu không thay đổi nguồn lực Bất kỳ điểm nào năm trên đường cong PFF cũng cho số lượng hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn Để đạt được điểm trên đường PFF, lực lượng lao động phải được sử dụng đầy đủ Nếu chúng ta không cung cấp được việc làm cho toàn bộ những người tham gia lực lượng lao động thì chúng ta sẽ sản xuất ít hơn và gặp phải những vấn đề về thất nghiệp Thất nghiệp là tình trạng những người trong lực lượng lao động không tìm được việc làm Có nghĩa là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang tìm việc nhưng chưa có việc làm Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp = Tổng số laođộng xã hội 100 % × Số người không có việc làm Tử số: Không tính những người không cố gắng tìm việc Mẫu số: Tổng số lao động xã hội = Số người có việc làm + số người không có việc làm nhưng tích cực tìm việc P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus đưa ra công thức ước lượng mối quan hệ giữa tỉ lệ thất nghiệp thực tế với sản lượng như sau: URt = URn + YP - Yt ∙50 Yp Trong đó: URt: tỷ lệ thất nghiệp thực tế URn: tỷ lệ thất nghiệp tự nhiênYp: sản lượng tiềm năng (sản lượng đạt được khi nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng) 2.1.1.4 Phân loại thất nghiệp Thất nghiệp cơ học chủ yếu gồm những người đang đi tìm việc, xuất thân từ thành phần bỏ việc cũ, tìm việc mới hoặc từ thành phần mới gia nhập hay tái gia nhập lực lượng lao động Ngoài ra, còn có những người thất nghiệp thời vụ và thất nghiệp do tàn tật một phần nhưng vẫn có khả năng lao động và đang tìm việc Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động Sự mất cân đối xảy ra do không tương thích giữa các kỹ năng (hoặc địa điểm) của những người tìm công việc với những yêu cầu ( hoặc địa điểm) của công việc sẵn có Thất nghiệp cơ học và thất nghiệp cơ cấu được gộp chung là thất nghiệp tự nhiên Thất nghiệp chu kỳ là loại thất nghiệp được tạo ra bởi tình trạng suy thoái của nền kinh tế Thất nghiệp chu kỳ tồn tại khi nhu cầu công nhân có thấp hơn so với số người có mặt trong lực lượng lao động 2.1.1.5 Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Vào năm 1958, nhà kinh tế A.W.Phillips chỉ ra mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát Nghĩa là những năm thất nghiệp cao thường có lạm phát rất thấp và ngược lại Hai năm sau đó, các nhà kinh tế Paul Samuelson và Robert Solow đã chỉ ra mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp dựa trên số liệu của Mỹ Họ lập luận rằng mối quan hệ này nảy sinh là do thất nghiệp thấp gắn liền với tổng cầu cao vả tổng cầu cao quay lại tạo áp lực đẩy tiền lương và giá cả tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế Hai nhà kinh tế này gọi mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thấp nghiệp là đường Phillips Đường Phillips minh họa cho mối quan hệ nghịch giữa tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp Tại điểm A, lạm phát và thất nghiệp cao Tại điểm B, lạm phát cao trong khi thất nghiệp thấp Như tên bài báo của họ cho thấy, Samuelson và Solow quan tâm đến đường Phillips vì họ tin rằng nó đem lại những bài học quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách Đặc biệt, họ gợi ý rằng đường Phillips cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách một thực đơn về các kết cục kinh tế có thể xảy ra Bằng thay đổi chính sách tiền tệ và tài khoản để tác động vào tổng cầu, các nhà hoạch định chính sách có thể chọn một điểm bất kỳ trên đường này Điểm A có thất nghiệp cao và lạm phát thấp Điểm B có thất nghiệp thấp và lạm phát cao Các nhà hoạch dịnh chính sách có thể muốn thấy cả thất nghiệp và lạm phát đều thấp, nhưng số liệu lịch sử được tóm tắt bằng đường Phillips chỉ ra rằng một kết hợp như vậy không thể xảy ra Theo Samuelson và Solow, các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, đường Phillips minh hoạ cho sự đánh đổi đó Mô hình tổng cầu và tổng cung đem lại một cách giải thích dễ dàng về các kết cục có thể xảy ra mà đường Phillips mô tả Đường Phillips chỉ ra các kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp nảy sinh trong ngắn hạn khi sự dịch chuyển của đường tổng cầu làm cho nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn Như chúng ta biết, sự gia tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ dẫn đến sản lượng và mức giá cao hơn trong ngắn hạn Sản lượng nhiều hơn hàm ý việc làm nhiều hơn và như vậy tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn Ngoài ra, cho dù mức giá năm trước là bao nhiêu, thì mức giá trong năm hiện tại càng cao cũng làm cho tỷ lệ lạm phát càng cao Như vậy, sự dịch chuyển của đường tổng cầu đẩy lạm phát và thất nghiệp theo các hướng ngược nhau trong ngắn hạn - tức mối quan hệ được minh hoạ bằng đường Phillips Để hiểu rõ hơn tại sao lại như vậy, chúng ta hãy xem xét một ví dụ Để giữ cho con số đơn giản, chúng ta hãy hình dung ra rằng mức giá (ví dụ tính bằng chỉ số tiêu dùng) bằng 100 trong năm 2000 Hình 6.6 chỉ ra mức sản lượng có khả năng xảy ra trong năm 2001 Phần (a) nêu ra hai kết cục được xác định bằng mô hình tổng cầu và tổng cung Phần (b) vẫn minh hoạ cho hai kết cục đó, nhưng bằng đường Phillips Trong phần (a), chúng ta có thể thấy các hàm đối với sản lượng và mức giá trong năm 2001 Nếu tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ tương đối thấp, nền kinh tế đi đến kết cục A Nó tạo ra sản lượng 7500 và mức giá là 102 Ngược lại nếu tổng cầu tương đối cao nền kinh tế đi đến kết cục B Sản lượng là 8000 và mức giá bằng 106 Như vậy, mức tổng cầu cao hơn chuyển nền kinh tế đến điểm cân bằng có sản lượng và mức giá cao hơn (a) Mô hình tổng cầu và tổng cung (trên) (b) Đường phillips Hình 2 Đường Phillips có quan hệ với mô hình tổng cầu và tổng cung như thế nào Trong phần (b), chúng ta có thể thấy những kết cục này có hàm ý gì đối với thất nghiệp và lạm phát Bởi vì doanh nghiệp cần nhiều công nhân hơn khi tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, nên thất nghiệp thấp hơn ở kết cục B so với kết cục A Trong ví dụ này, khi sản lượng tăng từ 7500 lên 8000, thất nghiệp giảm từ 7% xuống 4% Hơn nữa, do mức giá cao hơn ở kết cục B so với kết cục A, nên tỷ lệ lạm phát (phần trăm thay đổi trong mức giá so với năm trước) cũng cao hơn Cụ thể, do mức giá là 100 trong năm 2000, kết cục A có tỷ lệ lạm phát 2% và kết cục B có tỷ lệ lạm phát 6% Như vậy, chúng ta có thể so sánh hai kết cục có thể xảy ra của nền kinh tế cả về sản lượng và mức giá (khi dùng mô hình tổng cầu và tổng cung) hoặc về thất nghiệp và lạm phát (khi sử dụng đường Phillips) Như chúng ta đã thấy trong chương trước, chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu Do đó, chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm dịch chuyển nền kinh tế dọc theo đường Phillips Chính sách tăng cung tiền, tăng chi tiêu chính phủ, cắt giảm thuế làm mở rộng tổng cầu và nền kinh tế dịch chuyển đến các điểm trên đường Phillips có thất nghiệp thấp hơn và lạm phát cao hơn Chính sách cắt giảm cung tiền, cắt giảm chi tiêu chính phủ, hoặc tăng thuế làm thu hẹp tổng cầu và nền kinh tế dịch chuyển tới điểm trên đường Phillips có thất nghiệp cao hơn và lạm phát thấp hơn Dựa trên nhận thức này, đường Phillips đưa ra cho các nhà hoạch định chính sách một thực đơn về kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp  Các mô hình nghiên cứu liên quan 2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU  Mô hình nghiên cứu của nhóm  Giới thiệu các biến và thang đo của các biến trong mô hình  Giới thiệu hàm hồi quy của mô hình mà nhóm sẽ nghiên cứu  Kỳ vọng vào các hệ số hồi quy 2.3 QUY TRÌNH THỰC HIỆN BÁO CÁO 2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU CỦA ĐỀ TÀI  Thu thập thông tin thứ cấp: BẢNG 1: TỈ LỆ LẠM PHÁT TRUNG BÌNH CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2011 Năm Lạm phát lạm phát trung bình của (ĐVT: %) 1 chữ số thập phân) năm 1986 1987 453.5 1988 360.4 1989 374.4 1990 95.8 1991 1992 36 1993 81.8 1994 37.7 1995 8.4 1996 9.5 1997 16.9 1998 1999 5.6 2000 3.1 2001 8.1 2002 4.1 2003 -1,8 2004 -0,3 2005 4.1 2006 3.3 2007 2008 7.9 2009 2010 8.4 2011 7.5 Nguồn: Theo Việt Nam do 8.3 2011 23.1 6.7 12 18.12 thống kê của IMF: Tỉ lệ IMF thống kê (làm tròn BẢNG 2: TĂNG TRƯỞNG LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN 1986-2015 Năm Lạm phát (ĐVT: %) 1986 1987 774.7 223 1988 349 1989 36 1990 67.1 1991 67.5 1992 17.5 1993 5.2 1994 14.4 1995 12.7 1996 4.5 1997 3.6 1998 9.2 1999 0.1 2000 -0.6 2001 0.8 2002 4 2003 3 2004 9.5 2005 8.4 2006 6.6 2007 12.6 2008 19.89 2009 6.52 2010 11.75 2011 18.58 2012 6.81 2013 6.6 2014 1.84 2015 0.63 Nguồn : Theo ADB và Tổng Cục Thống Kê BẢNG 3: TỈ LỆ THẤT NGHIỆP CHUNG CỦA CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2008-2014 Năm Thất nghiệp (ĐVT: %) 2008 2.38 2009 2.9 2010 2.88 2011 2.22 2012 1.96 2013 2.18 2014 2.10 Nguồn : Theo Tổng Cục Thống Kê  Thu thập thông tin sơ cấp  Nhập và xử lý số liệu http://www.imf.org/external/ns/search.aspx?lan=eng&NewQuery=Vietnam %20Inflation%20average&col=SITENG&page=18&sort=Score&Filter

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:12

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w