1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than - Vinacomin

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đẩy Mạnh Kinh Doanh Xuất Khẩu Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Than - Vinacomin
Tác giả Giang Thị Võn Trang
Người hướng dẫn PGS.TS Phan Tố Uyờn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 35,52 MB

Nội dung

Trong thương mại quốc tế, xuất khâu được cho là hoạt động tích cực làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, đưa hinh ảnh sản phẩm chat lượng cao của quốc gia vươn ra thị trường tiêu dùn

Trang 1

ONVEL NVA ÏH1LÔY:

LUGE ETOS

31L 0006 HNVOG HNOI ‘GNYON NẠXñH2

_ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DAN

TRÌNH CHÁT LƯỢNG CAO

CHUYÊN ĐÈ THỰC TẬP

CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUOC TE

ĐỀ tai: |

MANH KINH DOANH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY

CÔ PHAN XUẤT NHẬP KHAU THANVINACOMN

Trang 2

-TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

CHUONG TRINH CHAT LUQNG CAO

CHUYEN DE THUC TAP

Dé tai:

DAY MANH KINH DOANH XUAT KHAU TAI CONG TY

CO PHAN XUAT NHAP KHAU THAN - VINACOMIN

Sinh viên thực hiện : Giang Thị Vân Trang

Chuyên ngành : Kinh doanh quốc tế

Mã sinh viên : 11134178

Lớp : Kinh doanh quốc tế CLC - 55

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Phan Tố Uyên

HÀ NỘI, 05/2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết

quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối

không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào

Tác giả xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!

Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2017

Tác giả chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giang Thị Vân Trang

Trang 4

hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Công ty Cổ phan xuất nhập khẩu

Than- Vinacomin đã cho phép và tạo điều kiện để em thực tập tại Công ty Đặc biệt

lãnh đạo và các anh chị nhân viên trong Phòng xuất nhập khẩu than đã nhiệt tìnhgiúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành chuyên đề

Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế, chuyên đề

không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp quý báu từ phía Thầy Cô để chuyên đề thực tập được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

CHUONG 1: NHUNG VAN DE CƠ BAN VE KINH DOANH XUẤT

KHẨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUAT NHAP KHẨU - 5

1.1 Tầm quan trọng của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân 5

1.2 Nội dung kinh doanh hàng xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất

1711) 801710 003.1 7

1.2.1 Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh xuất khẩu 7 1.2.2 _ Tổ chức các nghiệp vụ kinh doanh xuất khâu - 2-2 s2 sese¿ 8 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu qua kinh doanh xuất khẩu 12

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh xuất khẩu tại các doanh

nghiệp xuất, nhập khẩu 222 ssssss€szcssersszcze 17CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CUA CÔNG

TY CO PHAN XUAT NHAP KHẨU THAN-VINACOMIN 22

Khái quát chung về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu than

-VINA COMIN ; csencenscescesnessonsonsnussensvonensennsessossanspssuesessencuessessteaseuscntensesssessesesae 22

Giới thiệu chung về Công ty Cổ phan xuất nhập khâu than — Vinacomin 22

Tình hình phát triển của Công ty Cổ phần xuất nhập khâu than —

Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cô phanxuất nhập khẩu than - Vinacomin từ năm 2010 đến năm 2016 37Đặc điểm mặt hàng kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần xuất

nhập khẩu than — Vinacomin 2 2 +2 E+#£E£+E££E£+E£xz+zx+rxzrxee 37Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh xuất khâu tại Công ty Cổ

phần xuất nhập khẩu than — Vinacomin -2- 2-2 s2 s2+szzsz=+z 39

Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cô phần xuấtnhập khẩu than - Vinacomin 2- 2 2++++££++£+x+z+xecrxe+rveee 42

Trang 6

2.3 Kết luận đánh giá qua nghiên cứu thực trạng kinh doanh xuất khẩu

tại Công ty Cé phần xuất nhập khẩu than — Vinacomiin 53

2.3.1 Két quả đạt được về kinh doanh xuất khẩu tai Công ty Cổ phan xuất nhập khẩu than — Vinacomin 2-2 2£ ++£++z£xz+xeerxezrxrxecrxee 53 2.3.2 Những hạn chế về kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phan xuất nhập khẩu than — VINACOMIIN c¿-©22++ee+tExtertrrrterrrrrkrrrrrrrrrrrre 55 23034 TÑpuy€nmhAN, 010 62 57

CHUONG 3: PHUONG HUONG VA GIAI PHAP DAY MANH KINH DOANH XUAT KHAU TAI CONG TY CO PHAN XUAT NHAP KHAU THAN- VINACOMIN DEN NĂM 2025 - 2-2 cscssessessecssessecse 59 3.1 Phương hướng phát triển của Công ty Cỗ phần xuất nhập khẩu than — VINACOMIN đến năm 2025 s°s«ssezeezeee 59 3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cô phần xuất nhập khẩu than - Vinacomin đến năm 2025 61

3.2.1 Giải pháp tăng doanh thu xuất khâu của Công ty Coalimex 61

3.2.2 Giải pháp giảm chi phí xuất khẩu Công ty Coalimex - 61

3.2.3 Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn dành cho xuất khẩu 62

3.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dich vụ xuất khẩu; mở rộng lĩnh vực mặt hàng xuất khẩu ¿+ + k+s+k+EvEk+EeEE+EeEkeErrkererkererkcre 65 3.2.5 Giai pháp thâm nhập, mở rộng thi trường - «+ +««<+ss++seseess 67 3.2.6 _ Giải pháp han chế sự ảnh hưởng của tính thời vụ - -«<<<+ 67 3.2.7 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ xuất khẩu của Công ty Coalimex 2- 2£ 222 E+££+xerxerxerrxrrserrxee 68 3.2.8 Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ FOO AEE | ceeetotxtyxexkbetedicog22rcotooteoeeods#Eodrcboctcctrrtrrboot202eotrogrrged.ooaeooorree 68 3.3 Một số kiến nghị với nhà nước và các Bộ ngành liên quan 70

3.3.1 Đối với Nhà nước ccvc+++cc++vvrrrerrrrrrrrrtrrrrrrrrrrtrrrrrrrrrrrie 70 3.3.2 _ Kiến nghị đối với cơ quan thuế: -2- 2 2s s£+£+sz++z+xx++x+rxezxzcsz 72 3.3.3 Đối với Tổng cụ Hải quan 2- 2-2 ©22£©+z£EE£++Eexe+rxezrxerxecrseee 72 3.3.4 _ Đối với Công ty -s-©2++©+t2EEEEEEEEEEEE2EEE21EEE1EE1.E Erkrrrrrree 73 400079177 74 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-22 scs<szessesses 75

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEU :

Cơ cau nhân lực chia theo trình độ của Công ty cỗ phần Xuất nhậpkhẩu than-Vinacomin năm 20 16 - 2-2 2+2 ©s2++2£+z2xzz+z 28Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2016 của

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu than-Vinacomin - 30

Tình hình kinh doanh than của Công ty cỗ phần Xuất nhập khâu Than

—Vinacomin năm 20 10-2 ÏỐ 5 5+2 «+ + £+k£+EesEeeseeseeeeeeereerrke 32

Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu

than-Vinacomin từ năm 2010 đến năm 20 16 - 2-2 22222 35 Tình hình xuất khâu theo mặt hàng kinh doanh của công ty Cổ phan

xuất nhập khâu than — Vinacomin từ năm 2013- năm 2016 42

Tình hình xuất khâu than theo loại than của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu than- Vinacomin từ năm 2013-2016 - 2-2-2 44 Tinh hình xuất khẩu lao động theo ngành nghề của Công ty Cổ phan

xuất nhập khẩu than- Vinacomin giai đoạn 2013-2016 45

Tình hình xuất khẩu than vào các thị trường nước ngoài của Công ty

cổ phần xuất nhập khẩu than- Vinacomin giai đoạn 2013-2016 46Tình hình thị trường xuất khâu lao động của Công ty Cổ phần xuất

nhập khâu than Vinacomin từ năm 2013 đến năm 2016 48

Bảng 2.10 Tình hình kinh doanh xuất khâu theo hình thức xuất khẩu của Công ty

Cổ phần xuất nhập khẩu than-Vinacomin giai đoạn 2013-2016 50Bảng 2.11 Kết quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu

than- Vinacomin giai đoạn 2013-2016 5 «+ ++s sex 52

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Nghĩa đây đủ Tiếng Anh Tiếng Việt

Giao lên tàu

Hiệp hội các Quôc gia

Đông Nam Á

Ma trận đánh giá các yêu

IFE Internal Factor Evaluation | ,

to bén trong

eas Emergency Bunker Phụ phí xăng dâu (cho

Surcharge tuyến đường di Chau A)

Trach nhiém hitu han TSCD Tài san cô định

United State Dollar Đô la Mỹ

Triệu USD

USD

Tr.USD

m]=m;| mm | —Wl Nl] —

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam là nước đang trên đà phát triển hội nhập với nền kinh tế thế giới.Các chính sách về mở cửa nền kinh tế cùng với cơ chế thị trường định hướng Xã

Hội Chủ Nghĩa đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây linh hoạt và

hiệu quả hơn rất nhiều Việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới như Tổ chứcthương mại thế giới (WTO), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là những việc làmcần thiết phù hợp với xu thế chung hiện đại, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam

có nhiều cơ hội hơn trong tiếp cận và xâm nhập thị trường kinh tế thế giới Trong

thương mại quốc tế, xuất khâu được cho là hoạt động tích cực làm tăng nguồn thu

ngoại tệ cho quốc gia, đưa hinh ảnh sản phẩm chat lượng cao của quốc gia vươn ra

thị trường tiêu dùng quốc tế, tạo cơ hội cho nhập khẩu hàng hóa, giải quyết các vấn

đề về việc làm Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đếnhết tháng 12 năm 2016 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 350,74 tỷUSD (tăng 7,1% ) -tương ứng tăng gần 23,16 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.Trong đó, xuất khâu đạt hơn 176,63 ty USD (tăng 9%)-tương ứng tăng gần 14,62 tyUSD và nhập khâu đạt hơn 174,11 tỷ USD (tăng 5,2%)- tương ứng tăng hơn 8,54 tỷ

USD Cán cân thương mại hàng hóa cả nước tháng 12 năm 2016 thâm hụt 494 triệu

USD, đưa mức thặng dư thương mại của cả năm 2016 còn khoảng 2,52 tỷ USD Cóthé thay tình hình phát triển kinh tế và thương mại quốc tế ở Việt Nam đang diễn rachiều hướng tích cực Đi ngược với xu hướng tăng lên của xuất khẩu cả nước, kim

ngạch xuất khẩu than đá cả năm 2016 dat gan 1.28 triệu tan, trị giá 141 triệu USD;

giảm 27% về lượng và 23,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015 Đây là mặt hàng

khoáng sản xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam giai đoạn 2010-2014, nhưng do gặp

phải những khó khăn về trữ lượng và tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế đến

giá than nên tình hình xuất khâu than Việt Nam đang diễn ra phức tap

Cũng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với mặt hàng chủ đạo là than,Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu than- Vinacomin là công ty con của Tập đoàn

Công nghiệp than Khoáng sản Việt Nam, đang có những bước chuyển minh đáng

kế dé hội nhập cùng xu thế kinh tế mới hiện nay Trải qua 30 năm hoạt động, Công

ty được đánh giá là một trong những đơn vị mạnh thuộc lĩnh vực kinh doanh thương

Trang 11

mại của Tập đoàn Tuy nhiên giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016, Công ty đã trải

qua một thời kì đầy khó khăn và biến động Mặt hàng than xuất khẩu chủ đạo của

Công ty giảm mạnh khoảng 2456,44 nghìn tắn (tương đương 95,73%) trong 7 năm,

kéo theo đó kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty giảm 114.22 triệu USD (66,6%)

và doanh thu thuần của công ty cũng giảm 434,94 tỷ đồng trong giai đoạn

2010-2016 Trong giai đoạn này, công ty bắt đầu nhập khẩu than và thực hiện xuất khâu

một số mặt hàng kinh doanh mới như xuất khẩu lao động, nông sản khô Như vậy

để công ty hoạt động kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả hơn thì cần có những giảipháp cụ thể thiết thực, giúp công ty vượt qua khó khăn trong thời kì khủng hoảng vàphát triển hơn nữa trong tương lai

Từ những lý do trên, em lựa chọn đề tài: “Đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu

tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu than - VINACOMIN” cho chuyên đề thực

tập của mình.

2.Téng quan các công trình khoa học đã được công bố liên quan tới đề tài

Thực tế đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề đẩy mạnh xuất khẩutrong nền kinh tế thị trường có thể kể ra một số tên đề tài như sau:

-“Một số giải pháp đây mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị

trường Liên Bang Nga”- Tác giả: Nguyễn Thị Linh (năm 2015)

-“Đây mạnh xuất khẩu sản phẩm ván ép của Công ty Cổ phan xúc tiến thương

mại Việt Nam (VTRACO)”- Tác giả: Nguyễn Bá Hải (năm 2015)

-“Thực trạng và giải pháp đây mạnh hoạt động xuất khâu dịch vụ viễn thông của Việt Nam”- Tác giả: Trần Vũ Diệu Linh (năm 2015)

Cũng đã có các tác giả có đề tài nghiên cứu về ngành than, Tập đoàn công nghiện Than khoáng sản Việt Nam hoặc Công ty cỗ phần xuất nhập khẩu than- Vinacomin Có thể kể tên một số đề tài sau:

- “Quản trị vốn lưu động ròng tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Than

Coalimex” Tác giả: Nguyễn Hiền Linh (năm 2009)

- “Hoạt động xuất khâu than của Tập đoàn Công nghiệp Than — Khoáng sảnViệt Nam, thực trạng và giải pháp” (Năm 2006)

Trong quá trình tìm hiểu tài liệu tham khảo, em nhận thấy chưa có chuyên đềnào nghiên cứu về van đê đây mạnh hoạt động kinh doanh xuât khâu của Công ty cô

Trang 12

phần Xuất nhập khẩu than- Vinacomin đến năm 2025, đây cũng là giai đoạn đầy

khó khăn và thách thức với công ty Vì vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu cho

chuyên đề là “Đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phan Xuất nhập

khẩu than-Vinacomin”

3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài :

Về mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu những van dé cơ bản về kinh doanh xuất khâu và phân

tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu tại Cổ phần xuất nhập khẩu than - Vinacomin,chuyên đề đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm đây mạnh kinh doanh xuất khẩu tại

Công ty Cé phần xuất nhập khẩu than — Vinacomin đến năm 2025

Về nhiệm vụ nghiên cứu :

- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh doanh xuất khẩu và sự

cần thiết khách quan phải đây mạnh kinh doanhxuất khẩu tại các doanh nghiệp

- Phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh xuất khâu tai Công ty Cổ phần

xuất nhập khẩu than - Vinacomin từ năm 2010 đến năm 2016

- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp cơ bản để đây mạnh kinh doanhxuất khâu tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than-Vinacomin đến năm 2025

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu : Những vẫn đề cơ bản và thực trạng kinh doanh xuấtkhẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu than - VINACOMIN

Phạm vi nghiên cứu :

Về không gian, chuyên đề nghiên cứu kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ

phần Xuất nhập khẩu Than — Vinacomin.

Về thời gian, chuyên đề Nghiên cứu thực trạng kinh doanh xuất khẩu tại Cổphần xuất nhập khâu than - Vinacomin từ 2010-2016 và đề xuất giải pháp day mạnhkinh doanh xuất khâu tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than — Vinacomin đến

năm 2025.

5.Phuong pháp nghiên cứu :

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu của

luận văn là phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác — Lénin.Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp của khoa học kinh tế là phương

Trang 13

pháp phân tích gan với tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, gắn lý luận với

thực tiễn.

6.Kết cấu luận văn :Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tàiđược kết cấu thành 3 chương :

Chương I : Những vẫn đề cơ bản về kinh doanh xuất khẩu tại các Doanhnghiệp xuất nhập khẩu

Chương 2 : Thực trạng kinh doanh xuất khâu tại Công ty Cổ phần xuất nhập

khẩu than — Vinacomin.

Chương 3 : Phương hướng và giải pháp day kinh doanh xuất khâu tại Công ty

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu than - Vinacomin đến năm 2025.

Trang 14

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE CƠ BẢN VE KINH DOANH XUẤT KHẨU

TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU

1.1 Tầm quan trọng của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân

Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốcgia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu là thu lợinhuận Tiền tệ ở khái niệm này có thể hiểu là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với

cả hai quốc gia Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc

gia trong phân công lao động quốc tế Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc giađêu có lợi thì các quôc gia rât tích cực tham gia mở rộng hoạt động xuât khâu này.

Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương

Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát

triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi

lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khâu hàng tiêu dùng cho đến

tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết bị công nghệ cao Tắt cả các hoạt động nàyđều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp

tham gia nói riêng.

Xuất khâu có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường Hoạt động

xuất khẩu được xem như đòn bay thúc day nền kinh tế phát triển Cụ thể, xuất khẩu

là hoạt động giúp mỗi quốc gia tăng nguồn thu ngoại tệ, nguồn thu này có thể xemnhư là nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu các thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại

trên thế giới vào trong nước, phục vụ cho các ngành công nghiệp sản xuất Do vậy,

xuất khâu không chỉ giúp nhập khẩu phát triển mà còn làm đây nhanh quá trình

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xuất khâu tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân

sang hướng nén kinh tế cởi mở, hướng ngoại hơn Trong bối cảnh công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước, nền kinh tế trong nước đã và đang thay đổi theo xu thế chungcủa nền kinh tế thế giới Cụ thể, xuất khẩu đã ảnh hướng đến sản xuất trong nước vàdịch chuyên cơ câu nên kinh tê như sau:

Trang 15

Thứ nhất, xuất khâu thúc đây các ngành sản xuất trong nước phát triển vàthay đổi cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo diễn biến của thị trường thế giới Nền

kinh tế trong nước phải sản xuất những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường

quốc tế và xuất khâu các sản phẩm đạt chất lượng chuẩn quốc tế; điều này giup

ngành sản xuat trong nước tiến bộ nhanh chóng về cả chất lượng lẫn số lượng Xuấtkhẩu tạo cơ hội hội nhập và đổi mới cho các ngành liên quan như công nghiệp khaikhoáng, công nghiệp chế biến, giao thông vẫn tải, công nghiệp dịch vụ Từ đó, cơcầu nền kinh tế quốc dân cũng thay đổi theo xu thế phát triển của nền kinh tế trênthế giới

Thứ hai, hoạt động xuất khẩu giúp mở rộng thị trường kinh doanh các mặthàng trong nước Việc trao đổi, buôn bán hàng hóa với nước ngoài mở ra rất nhiều

cơ hội cho các sản phẩm trong nước được tiêu thụ ở nhiều thị trường Phạm vi, quy

mô các thị trường tiêu thụ càng ngày càng mở rộng do thương mại kinh tế phát

triển Do đó sản phẩm mang thương hiệu quốc dân còn giúp khang định hình ảnh

của nền kinh tế quốc gia trên thị trường thế giới

Thứ ba, xuất khâu tạo ra những tiền đề trong các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuậtnhằm cải cách đổi mới, nâng cao năng lực sản xuất trong nước Xuất khẩu tạo điều

kiện tăng nguồn vốn cho nhập khẩu, làm gia tăng số lượng trang thiết bị, công nghệ

tiên tiến được đưa vào trong nước Công nghiệp hóa được áp dụng vào sản xuất sẽgiúp đây mạnh về chất lượng sản phẩm Khi hàng hóa trong nước được đưa sangnước ngoài không thé tránh khỏi việc bị cạnh tranh khốc liệt Do vậy, doanh nghiệptrong nước cần chủ động giảm cạnh tranh bằng việc sắp xếp lại sản xuất, hoàn thiện

bọ máy quản lí và cơ cau người lao động để việc sản xuất kinh doanh đem lại hiệu

quả cao nhất.

Thứ tư, xuất khâu góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm trong

nước Các ngành nghé sản xuất sản phẩm xuất khâu cần nhiều nhân công cho các

công việc mới với mức lương hấp dẫn đã thu hút rất nhiều lao động phố thông Điều

này giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cả nước

Thứ năm, xuất khâu là cơ sở để mở rộng và thúc đây các quan hệ kinh tế đốingoại ở nước ta Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại đã làm cho nền kinh tếnước ta gắn chặt hơn với phân công lao động quốc tế Thực tế, xuất khẩu xuất hiệntrước các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó chi phối và thúc day các ngành

Trang 16

kimh tế đối ngoại khác phát triển Mối quan hệ này có tính hai chiều, tức là, khixuất khâu giúp các mối quan hệ quốc tế như thương mại quốc tế, vận tải quốctế, được đây mạnh, thì các mối quan hệ này lại tạo cơ sở cho hoạt động xuất khẩu

diễn ra dễ hàng hơn.

1.2 Nội dung kinh doanh hàng xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

1.2.1 Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh xuất khẩu

Chiến lược là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp cho mộtthời kì nhất định, đồng thời chỉ ra các biện pháp, chính sách, điều kiện để thực hiệnđược mục tiêu đó Xây dựng, hay còn gọi là hoạch định chiến lược kinh doanh xuấtkhẩu là giai đoạn quan trọng đầu tiên trong tiến trình quản trị chiến lược kinhdoanh Có thé thực hiện việc hoạch định chiến lược theo thứ tự như sau:

Thứ nhất, xác định nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu của doanhnghiệp làm nén tảng cho công tác hoạch định chiến lược kinh doanh xuất khẩu với

ba nội dung: Vạch rõ mục tiêu chính và mục tiêu phụ của doanh nghiệp; Xác định

ngành nghề và mặt hàng kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp; Xác lập triết lýchỉ đạo (tôn chỉ) của doanh nghiệp.

Thứ hai, phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài (môi trường ngoạivi) để nhận biết được những cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh của

công ty Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố khách quan biến động nhanh chóng

mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được như điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện

tự nhiên - địa lí, các yếu tố khoa học - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, các điều kiện quốc tẾ,

đối thủ cạnh tranh hiện hữu, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, tỷ giá xuất khâu, tỷ giá hối

đoái, chuỗi cung ứng toàn cầu Điều quan trọng là doanh nghiệp cần xác định trongmôi trường đa yếu tố ấy, đâu là yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất cả về mặt thuận lợilẫn khó khăn đến những nguồn lực hiện hữu và tiềm năng của doanh nghiệp Dé tìm

hiểu môi trường bên trong, người ta thường sử dụng phương pháp ma trận đánh giá

các yếu tố ngoại vi để rút ra các tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh

doanh xuất khâu của doanh nghiệp

Thứ ba, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp xuất nhập

khẩu Doanh nghiệp cần tìm ra đặc điểm các yếu tố cụ thể của môi trường bên trong

doanh nghiệp như lĩnh vực kinh doanh, nguồn vốn, nhân sự, quản tri, cơ sở vật

chat, Từ đó rút ra những điểm mạnh, sở trường, ưu thế của doanh nghiệp và

Trang 17

những điểm yếu, sở đoản, bất lợi của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, so

với yêu cầu của thị trường và đòi hỏi của khách hàng Để phân tích môi trường bêntrong, người ta thường sử dụng phương pháp ma trận đánh giá các yếu tố nội vi đểrút ra các tác nhân chủ yếu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

(ma trận IFE).

Thứ tw, xây dựng các chiến lược kinh doanh tông quát và các chiến lược kinhdoanh bộ phận Chiến lược kinh doanh tổng quát là chiến lược tổng thể chung củatoàn công ty nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp và phù hợp với doanhnghiệp Chiến lược kinh doanh bộ phận rất quan trọng góp phan cụ thé hóa cácchiến lược chung của công ty, bao gồm chiến lược kinh doanh xuất khâu và chiếnlược marketing phục vụ xuất khẩu

Thứ năm, lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh Các bước để thực hiện việc lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh là: Chọn tiêu chuẩn chung

để so sánh các chiến lược kinh doanh đã xây dựng; Chọn thang điểm cho các tiêuchuẩn và cho điểm từng tiêu chuẩn thông qua phân tích

Sau khi xây dựng được chiến lược, doanh nghiệp xuất khẩu cần cụ thé hóa nóbằng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu Doanh nghiệp cần phải đặt ra những mục tiêucho kế hoạch trong từng thời kỳ nhất định sao cho thống nhất với mục tiêu chiếnlược Mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể đối với toàn công ty và đối với từng bộphận Các mục tiêu được vạch ra có thể là mục tiêu định tính hay mục tiêu định

lượng Các mục tiêu định lượng được coi là chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu bao gồm

chỉ tiêu doanh sé, chỉ tiêu chi phí, chỉ tiêu lợi nhuận, dự trữ Doanh nghiệp cần xâydựng kế hoạch các công việc cụ thể cần làm để hoàn thành các chỉ tiêu này Việcxây dựng kế hoạch xuất khẩu là điều kiện tiền đề cho việc hoàn thành tốt chiến lượcxuất khâu và là một công việc rất cần thiết Nó giúp công ty nắm bắt những cơ hội

và giảm thiểu rủi ro Việc dự báo chính xác nhu cầu thị trường để xây dựng lên các

kế hoạch thu mua, dự trữ, sẽ đảm bảo cho xuất khẩu thắng lợi

1.2.2 Tổ chức các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài được tổ chức với nhiều nghiệp

vụ, diễn ra theo đúng trình tự của quá trình xuất khẩu từ điều tra nghiên cứu thị

trường nước ngoài, lựa chọn mặt hàng xuât khâu, lập phương án xuât khâ đên đàm

Trang 18

phan, ký hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng Mỗi nghiệp vụ đều phải được xem xét kĩ lưỡng theo đúng thứ tự, thủ tục để nắm bắt cơ hội kinh doanh xuất khẩu kịp

thời và thực hiện kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả Thông thường, để hoạt động kinh doanh xuất khẩu diễn ra suôn sẻ, cần tổ chức các nghiệp vụ theo thứ tự sau:

Thứ nhất, nghiên cứu, tiếp cận thị trường Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, điều quan trọng nhất phải thực hiện đầu tiên đó là nghiên cứu thị trường để hiểu rõ đặc điểm thị trường của mình và đưa ra phương án kinh doanh hiệu quả nhất.

Công việc đầu tiên cần thực hiện là lựa chọn mặt hàng xuất khẩu Dé lựachọn mặt hàng xuất khẩu, trước tiên cần dựa vào nhu cầu sản xuất, tiêu dùng về quy

cách, chất lượng, chủng loại, giá cả, thời vụ và thị hiếu cũng như tập quán của từng

vùng, từng lĩnh vực sản xuất Sau đó, tiến hành xem xét các khía cạnh của hàng hoá

thế giới Về khía cạnh thương phẩm, phải hiểu rõ giá trị, công dụng, đặc tính, quy

cách phẩm chat của mẫu mã hàng hóa; năm bắt đầy đủ giá cả hang hoá ứng với điều

kiện cơ sở giao hang (CIF, FOB, ); khả năng sản xuất và nguồn cung chủ yếu của

các công ty cạnh tranh, hoạt động dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, hướng dẫn sử dụng

cũng là các thông tin quan trọng Ngoài ra, để lựa chọn mặt hàng xuất khẩu, doanh

nghiệp cũng cần phải nắm vững tỷ suất ngoại tệ của các mặt hàng xuất khâu Tỷ

suất ngoại tệ xuất khẩu là số lượng nội tệ tương đương bỏ ra để thu được một đơn vị ngoại tệ thu nhập Nếu tỷ suất ngoại tệ tính ra thấp hơn tỷ giá hối đoái trên thị

trường thì việc xuất khẩu là có hiệu quả Việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu khôngnhững chỉ dựa vào tính toán hay ước tính mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của

những người nghiên cứu thị trường để dự đoán xu hướng biến động của giá cả thị

trường trong nước cũng như ngoài nước và dự đoán được các khả năng có thể xảy

ra dé từ đó lựa chọn được mặt hàng phù hợp, có tiềm năng để xuất khẩu

Về việc nghiên cứu dung lượng thị trường, dung lượng thị trường là khối

lượng hàng hoá được giao dịch trên phạm vi một thị trường nhất định trong một thời

kỳ nhất định (thường là một năm) Để nghiên cứu dung lượng thị trường, cần xác

định nhu cầu thực của khách hàng, xu hướng biến động biến động của nhu cầu

trong từng thời điểm và đồng thời nắm bắt khả năng cung cấp của thị trường tại thời

điểm tương ứng Dung lượng thị trường là không én định, nó thay đổi tuỳ theo tác

Trang 19

động của từng nhân tố nhất định như tiến bộ khoa học kĩ thuật, thị hiếu tiêu ding,

chính sách của nhà nước, yếu tố chính trị - xã hội, khí hậu

Về lựa chọn đối tác kinh doanh, đây là điều kiện quan trọng để thực hiệnthắng lợi các hoạt động xuất khẩu Người ta thường lựa chọn đối tác dựa trên ba cơ

sở nghiên cứu sau: Tình hình sản xuất kinh doanh; Khả năng về vốn cơ sở vật chất

kỹ thuật; Thái độ và quan điểm kinh doanh của đối tác Đối tác kinh doanh là yếu tố

cần được xem xét, lựa chọn cẩn thận nhất để hoạt động kinh doanh xuất khẩu diễn

ra thuận lợi, tiễn tới các mối quan hệ lâu dài và hai bên trở thành bạn hàng tin cậy

của nhau.

Thứ hai, tạo nguồn cho hoạt động xuất khẩu Nguồn hàng xuất khẩu là toàn

bộ hàng hoá của một doanh nghiệp, một địa phương hay một vùng có khả năng sản

xuất được Thu mua tạo nguồn hàng xuất khâu là một hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanh mua bán trao đổi hàng hoá nhằm tạo ra nguồn hàng cho xuất khẩu, là toàn bộ các hoạt động từ đầu tư, sản xuất kinh doanh, đến các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng, vận chuyển bảo quản, sơ chế, phân loại nhằm tạo ra hàng hoá có đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết cho xuất khẩu Phần lớn các hoạt động

nghiệp vụ này chỉ làm tăng chi phí thuộc chi phí lưu động chứ không làm tăng

giá trị sử dụng của hàng hoá Do vậy, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu để

đơn giản hoá các nghiệp vụ nhằm giảm chi phí lưu thông để tăng lợi nhuận cho

doanh nghiệp Tuỳ theo tình hình riêng của mỗi doanh nghiệp mà có những hình

thức thu mua, tạo nguồn hàng xuất khẩu khác nhau như: Thu mua tạo nguồn theo

đơn đặt hàng kết hợp với ký kết hợp đồng; Thu mua tạo nguồn xuất khẩu theohợp đồng, không theo hợp đồng: Thông qua liên doanh, liên kết với các đơn vịsản xuất; Tự sản xuất; Thông qua các đại lý thu mua; Thông qua hàng đổi hàng.Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu bao gồm hệ thống các công việcsau: nghiên cứu nguồn hàng xuất khâu, tổ chức hệ thống thu mua, kí kết hợp

đồng thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu, xúc tiến khai thác nguồn hàng xuất

khẩu, tiếp nhận bảo quản hàng xuất khẩu

Thứ ba, xây dựng kế hoạch và lập phương án giao dịch Sau khi đã thu

thập được những thông tin cần thiết về những nhân tố ảnh hưởng đến giao dịch.

Doanh nghiệp phải lập phương án giao dịch, trong đó có các điểm sau: Lựa chọn

10

Trang 20

mặt hàng kinh doanh; Xác định số lượng xuất khẩu; Lựa chọn thị trường, kháchhàng, phương thức giao dịch; Lựa chọn thời gian giao dịch; Lựa chọn cách thức chào hàng, quảng cáo.

Thứ tư, giao dịch đàm phán trước ký kết Có thể đàm phán gián tiếp bằng

thư, điện tín, điện thoại, fax hoặc đàm phán bằng trực tiếp gap gỡ Hình thức dam

phán trực tiếp thường được áp dụng khi có hợp đồng lớn và cần trao đổi cặn kẽ, chỉ

phí nhiều nhưng hiệu quả công việc cao hơn Sau khi thống nhất hình thức phù hợp,

đàm phán được tiến hành theo các bước sau:

Một là chào hàng - là đề nghị của một bên (người bán hoặc người mua) gửicho đối phương, biểu thị muốn bán hoặc mua một hoặc một số hàng nhất định với

những điều kiện nhất định về giá cả, thời gian giao hàng, phương tiện thanh toán.

Trong thư chào hàng, doanh nghiệp cần giới thiệu hoạt động của công ty mình, khả

năng mua bán kinh doanh về mặt hàng gì và uy tín của công ty để người mua hoặc

người bán có những hiểu biết nhất định về đối tác kinh doanh, từ đó mở ra khả năng

giao dịch buôn bán cao hơn Trong thư chào hàng, doanh nghiệp cũng cần xác định

giá giao dịch hợp lý bao gồm tất cả các chi phí phát sinh cùng với các điều kiện

khác như quy cách, phẩm chất, điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện thanh toán

Hai là hoàn giá (mặc cả) Trong trường hợp người nhận được thư chào hàngkhông chấp nhận hoàn toàn với các điều kiện trong chào hàng đó mà đưa ra đề nghịmới thì đề nghị mới gọi là hoàn giá Đây là bước quan trọng nhất trong quá trìnhđàm phán Công đoạn đòi hỏi người đàm phán phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm

để có thể bảo vệ được quyền lợi của công ty cũng như làm vừa lòng bạn hàng

Ba là chấp nhận thỏa thuận Nghĩa là đồng ý tất cả các điều kiện của chàohang hoặc tat cả các điều kiện khi đã hoàn giá, do hai phía cùng chấp nhận

Bốn là xác nhận là sự khẳng định sự thoả thuận mua bán bằng văn bản xác

nhận của bên mua hoặc bên bán, hoặc của cả hai bên.

Năm là ký kết hợp đồng Việc giao dịch đàm phán nếu có hiệu quả sẽ dẫnđến việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương Nội dung hợp đồng phải thể hiệnđược đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia ký kết Hình thứcvăn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với các đơn vị xuất nhập khâu của ta trong

quan hệ với nước ngoài Hợp đồng mua bán quốc tế hay còn gọi là hợp đồng xuất

II

Trang 21

nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự

có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau Theo đó, một bên gọi là bên xuất khẩu(bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên khác gọi là bên nhập khâu

(bên mua) một tài sản nhất định gọi là hàng hoá Bên mua có nghĩa vụ phải nhận

hang và trả tiền hàng Một hợp đồng mua bán quốc tế thường bao gồm hai phan:

những điều trình bày và các điều khoản, điều kiện kèm theo

Sáu là tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Sau khi hợp đồng xuất khâu đã

được ký kết, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, với tư cách là một bên ký kết, phải

tô chức thực hiện hợp đồng đó Thực hiện hợp đồng là một công việc rất phức tạp,

nó đòi hỏi phải tuân thủ luật pháp quốc gia và quốc tế, đồng thời phải đảm bảo đượcquyền lợi quốc gia và uy tín kinh doanh của đơn vị Về mặt kinh doanh, trong quátrình thực hiện các khâu trong công việc, để thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanhxuất nhập khẩu phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, phải nâng cao tính doanhlợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch.

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là rất quan trọng vàcần thiết Qua đó, cho phép doanh nghiệp xác định được hiệu quả của mỗi hợp đồng

xuất khẩu cũng như một giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Nhờ các

đánh giá đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp ứng xử phù hợp với việc thực hiện

các hợp đồng xuất khẩu tiếp theo Hiệu quả xuất khâu được đánh giá thông qua hệ

thống các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng

Về các chỉ tiêu định tính, các chỉ tiêu định tính là các tiêu chuẩn không được

thể hiện đưới dạng các số đo vật lý hoặc thước đo tiền tệ, hệ thống chỉ tiêu định tínhthường sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu bao gồm các chỉ tiêu cơbản sau:

Một là khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường thé hiện qua kết

quả của doanh nghiệp trong việc thúc day các hoạt động xuất khâu của mình trên thị

trường xuất khẩu, khả năng mở rộng sang các thị trường nước khác, mở rộng mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, khả năng khai thác tối ưu nguồn hàng cho xuất

khẩu Các kết quả này chính là những thuận lợi quá trình mà doanh nghiệp có thểtận dụng để phục vụ cho quá trình xuất khẩu nhằm thu được lợi nhuận cao và cókhả năng về thị trường lớn hơn

Trang 22

Hai là kết quả về mặt xã hội cụ thể ở những lợi ích mà doanh nghiệp có thểmang lại cho xã hội, cho đất nước khi thực hiện các hoạt động kinh doanh xuấtkhâu Do vậy, doanh nghiệp cần chú trọng đến lợi ích xã hội khi thực hiện các hợpđồng xuất khẩu, tăng cường kinh doanh những mặt hàng Nhà nước khuyến khíchxuất khẩu và không xuất khẩu những mặt hàng mà Nhà nước cấm theo đúng quyđịnh pháp luật.

Về các chỉ tiêu định lượng, đây là hệ thống các chỉ tiêu thể hiện bằng con số

qua thống kê, tính toán, phản ánh khách quan kết quả, hiệu quả kinh doanh xuấtkhẩu của doanh nghiệp Ta có thể xét đến hệ thống các chỉ tiêu sau:

Thứ nhất là chỉ tiêu lợi nhuận, đây là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, phan

ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh Hơn nữa, nó còn được

cho là tiền đề để duy trì và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp, để cải thiện vànâng cao đời sống của người lao động

Để tính được các chỉ tiêu lợi nhuận thì trước hết cần tính chỉ tiêu doanh thu

từ hoạt động xuất khâu của doanh nghiệp chính là tổng số tiền thu được từ việc thực

hiện các hợp đồng xuất khâu của doanh nghiệp

Công thức tính chỉ tiêu doanh thu:

TR=PxQ

Trong đó: TR là tổng doanh thu từ hoạt động xuất khâu

P là giá cả hàng xuất khâu

Q là số lượng hàng xuất khẩu

Từ đó ta sẽ tính loi nhuận từ hoạt động xuất khẩu, chính là lượng dôi ra của

doanh thu xuất khẩu so với chi phí xuất khẩu, được tinh bằng công thức:

Lợi nhuận xuất khẩu = TR — TC

Trong đó: TR là tổng doanh thu từ hoạt động xuất khâu

TC là tổng chi phí từ hoạt động xuất khẩu

Bên cạnh đó, có hai chỉ tiêu cũng hay được sử dụng để tính từng khoản lợi

nhuận cụ thé từ đó doanh nghiệp có những đánh giá chính xác hơn về các nguồn lợi

nhuận mình có được:

13

Trang 23

Lợi nhuận kinh tế = TR- TCktTrong đó: TR là tổng doanh thu từ hoạt động xuất khâu

TCkt là tổng chi phí kinh tế từ hoạt động xuất khẩu

*Ý nghĩa: mức lợi nhuận kinh tế trong xuất khâu có thé cho chúng ta nhữngkết luận rõ ràng về tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu Cụ thé hơn,khi lợi nhuận kinh tế do hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp mang lại

là không âm, ta có khẳng định được rằng, hoạt động xuất khâu đó là có hiệu quả.

Thứ hai là hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu Hiệu quả của

việc xuất khẩu được xác định bằng cách so sánh số ngoại tệ thu được do xuất khâu(giá trị quốc tế của hàng hoá) với những chỉ phí bỏ ra cho việc sản xuất hàng hoáxuất khâu đó Cụ thé bằng những chỉ tiêu sau:

- Tỷ suất lợi nhuận xuất khâu là chỉ tiêu hiệu quả tương đối của xuất khẩu, nó

có thể tính theo hai cách:

Cách thứ nhất, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thé hiện phần trăm lợi nhuận

có được trong tổng doanh thu, tỷ số này có giá trị lớn hơn 1 thì doanh nghiệp đạthiệu quả trong xuất khâu và ngược lại, nếu tỷ số nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp hoạtđộng chưa hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu Người ta cũng thường kết hợp sosánh tỷ số này với tỷ số bình quân của toàn ngành mà doanh nghiệp xuất khẩu thamgia Công thức tính:

Cách thứ hai, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí được đánh giá tương tự như tỷ suất

lợi nhuận trên doanh thu, phản ánh phần trăm lợi nhuận đạt được so với chi phí bỏ

ra Công thức tính:

P

= ————— x 100%

e TCTrong do: p là tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu

P là lợi nhuận xuất khẩu

TC là tổng chỉ phí từ hoạt động xuất khẩu

14

Trang 24

-Chỉ tiêu ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài san (Return on total assets), đo

lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài san của công ty:

Lợi nhuận sau thuế

Tong tai san-Chi tiêu ROE cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữu doanhnghiệp sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu ROE càngcao thì doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả

Lợi nhuận sau thuế

ROE = ee ee

Von chủ sở hữu

-Hiệu quả tương đối của hoạt động xuất khẩu cho ta biết số thu bằng ngoại tệđối với một đơn vị chi phí trong nước Ở công thức này ta cần hiểu ba vấn dé: tổnggiá thành xuất khẩu là tổng chi phí sản xuất hàng xuất khâu, các chi phí mua và bánxuất khẩu; Thu ngoại tệ xuất khẩu là tổng thu nhập ngoại tệ của hàng hoá xuất khẩu

tính theo giá FOB; Thu nhập nội tệ của hàng xuất khẩu là số ngoại tệ thu được do

xuất khẩu tính đổi ra nội tệ theo tỷ giá hiện hành Công thức:

Tx

Hx = —

Cx

Trong dé: Hx là hiệu quả tương đối của việc xuất khâu

Tx là doanh thu bằng ngoại tệ từ việc xuất khâu đơn vịhàng hoá, dịch vụ (giá quốc tế)

Cx là tổng chi phí của việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu,

bao gồm cả vận tải đến cảng xuất (giá trong nước)-Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu ta có các chỉ tiêu cụ thể sau:

Thu nhập ngoại Giá thành nguyên

= tệ xuât khâu liệu ngoại tệ

Giá thành xuất khẩu nội tệ

Tỷ lệ thu nhập ngoại tệ xuất khẩu là số lượng bản tệ bỏ ra dé thu được một

Tỷ lệ thu nhập.

ngoại tệ xuât khâu

đơn vị ngoại tệ Công thức giúp doanh nghiệp biết nên thực hiện hợp đồng xuất

khẩu hay không Nếu tỷ lệ thu nhập ngoại tệ xuất lớn hơn tỷ giá do ngân hàng công

bố thi không nên tham gia vào thương vụ này và ngược lại tỷ lệ thu nhập ngoại tệ

15

Trang 25

xuất khâu nhỏ hơn tỷ giá do nhà nước công bố thì việc ký kết hợp đồng này sẽ đemlại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Giá thành chuyền đổi Tổng giá thành nội tệ xuất khẩu (VND)

xuất khẩu Thu nhập ngoại tệ xuất khâu (USD)

Giá thành chuyển đổi xuất khâu (hay tỷ xuất ngoại tệ nhập khẩu) là số

lượng bản tệ thu về khi phải chi trả một đồng ngoại té Nếu tỷ xuất ngoại tệ hàngnhập khẩu lớn hon tỷ giá thì doanh nghiệp nên tham gia vào thương vụ xuất khẩu

Ngược lại nếu tỷ xuất này nhỏ hơn tỷ giá, doanh nghiệp không nên tham gia vào

thương vụ kinh doanh đó.

Thu nhập nội tệ Giá thành xuất

xuất khẩu khẩu nội tệ

Giá thành xuất khẩu nội tệ

- Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn: Mục đích lớn nhất của các doanh nghiệp

thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đều là

kiếm được lợi nhuận từ các hoạt động thương mại Do đó trước tiên cần tìm các biện

pháp nâng cao hiệu quả của nguồn lực đã có, quan trọng nhất là nguồn vốn Các doanh nghiệp thường xem xét các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn như sau:

- Lợi nhuận xuất khẩu

Hiệu quả sử dụngvôn = _———_ —— XxI100%

Tông von

*Ý nghĩa: lợi nhuận sinh ra từ xuất khẩu chiếm bao nhiêu phần trăm tổng

vốn đầu tư, số phần trăm càng lớn thì hoạt động xuất khẩu càng hiệu quả

Lợi nhuận xuât khâu

So vòng quay von :

Tông vôn

*Y nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn kinh doanh xuất khâu bỏ ra

sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, hay phản ánh tốc độ quay của toàn bộ vốn

Trang 26

Trong đó: Dx là doanh lợi xuất khẩu

Tx là thu nhập bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được

chuyển đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá công bố của ngân

hàng Ngoại thương tại thời điểm tính (sau khi trừ mọi chi phíbằng ngoại tệ)

Cx là tổng chi phí cho việc xuất khẩu

*Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết trong một đồng chi phí bỏ ra cho xuất khẩu sinh

ra bao nhiêu đồng thu nhập xuất khẩu

-Tỷ xuất ngoại tỆ xuất khẩu là lượng nội tệ tương đương phải bỏ ra để tạođược một don vi ngoại tệ thu nhập:

Lượng ngoại tệ thu được từ XK(USD)

Tỷ suất ngoại tệ =

Lượng nội tệ bỏ ra XK (VNĐ)Nếu tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khâu nhỏ hơn tỷ giá do ngân hàng Nhà nước

công bố thì doanh nghiệp nên xuất khẩu và ngược lại

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh xuất khẩu tại các doanh nghiệpxuất, nhập khẩu

Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nóichung và hoạt động xuất khâu nói riêng là rất cần thiết, bởi vì những nhân tố này

thường xuyên làm ảnh hưởng đến các kết quả cũng như tiến triển trong tương lai

của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Mục đích của việc nghiên cứu này lànhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng và chiều hướng tác động của chúng đếnhoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Theo không gian, có thé chia các nhân tố

này thành hai nhóm là nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp và nhóm các nhân

tố bên trong doanh nghiệp

Về các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có thé xét đến các nhân tố ảnhhưởng trong nước và ngoài nước, mỗi nhân tố đều có đặc điểm riêng có thể ảnhhưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh nghiệp phụ thuộc vào từng thời điểm nhất

định mà doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu:

Thứ nhất, các nhân tô ảnh hưởng trong nước là nhóm nhân tố nằm bên trongquốc gia nhưng không chịu sự kiểm soát của doanh nghiệp Cụ thể:

ĐẠI HỌC K.T.Q.D B9 -44A2

TT THONG TIN THƯ VIỆN

| PHÒNG LUẬN ÁN -TULIỆU!” Chat ting cao

Trang 27

+ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chính sách và pháp luật liên quan

đến hoạt động xuất khẩu của Nhà nước Đây là nhân tố không chỉ tác động đếnhoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ở hiện tại, mà còn cả trong tương lai Vìvậy, một mặt doanh nghiệp phải tuân theo ở hiện tại, mặt khác doanh nghiệpphải có các kế hoạch xuất khẩu trong tương lai cho phù hợp Hiện nay, Việt Nam

đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, đây là một chiến lược tập trungvào việc tạo ra các sản phẩm xuất khẩu ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu cuảthị trường thế giới dựa trên cơ sở khai thác tốt với nhu cầu của thị trường quốcgia Với chiến lược này, Nhà nước có các chính sách phát triển cụ thể cho từnggiai đoạn nhằm khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức kinh tế tham gia hoạt độngxuất khẩu trong đó có doanh nghiệp ngoại thương Việc khuyến khích hoạt độngxuất khẩu được thể hiện ở các chính sách, các biện pháp liên quan đến việc tạonguồn hàng cho xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu, hỗ trợ tàichính cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu

Tuy nhiên, không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khâu Bởi

vì, việc tự do hoàn toàn đối với xuất khâu nhiều khi mang lại thiệt hại rất lớn choquốc gia, chang hạn như việc xuất khâu hang hoá quý hiếm, các sản phẩm thuộc về

di tích văn hoá, các sản phẩm là vũ khí

+Tỷ giá hối đoái hiện hành: Tỷ giá hối đoái là giá cả của ngoại tệ tính theo

đồng nội tệ, hay quan hệ so sánh về giá trị giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tỆ Trong hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp phải quan tâm đến yếu tố nay vì nó liên quan đến

việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến

hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp Nếu tỷ giá hối đoái lớn hơn tỷ suất ngoại tệ

xuất khẩu thì doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động xuất khâu Ngược lại, nếu tỷ

giá hối đoái mà nhỏ hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khâu thì doanh nghiệp không nên xuất

khẩu Để có biết được tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp phải được cơ chế điều hành tỷgiá hối đoái hiện hành của nhà nước và theo dõi biến động của nó từng ngày

+ Khả năng sản xuất hàng xuất khẩu của từng nước: Khả năng này đảm bảonguồn hàng cho cho doanh nghiệp, biểu hiện ở các mặt hàng có thể được sản xuấtvới khối lượng, chất lượng quy cách, mẫu mã, có phù hợp với thị trường nước ngoài

hay không Điều này quyết định khả năng cạnh tranh của các mặt hàng khi doanh

18

Trang 28

nghiệp đưa ra chào bán trên thị trường quốc tế Nếu một đất nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển, có khả năng tạo ra được nhiều loại mặt hàng đa dạng, chất

lượng tiêu chuẩn quốc tế, hình thức mẫu mã đảm bảo thẩm mỹ cao và giá cả phảichăng thì đây là điều kiện thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp khi tham gia hoạtđộng xuất khẩu Ngược lại, khả năng sản xuất trong nước yếu kém, với chúng loại

mặt hàng đơn điệu, thô sơ, sẽ hạn chế rất lớn khả năng cạnh tranh và mở rộng xuất

khẩu của các doanh nghiệp Hiện nay, ở nước ta năng lực sản xuất hàng sản xuấthàng xuất khâu còn thấp kém, mặt hàng xuất khẩu còn đơn sơ, chất lượng chưa đạttiêu chuẩn quốc tế Đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp ngoại thương khitham gia vào hoạt động xuất khâu

+ Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước: Cạnh tranh

một mặt có tác động thúc đây sự vươn lên của các doanh nghiệp, mặt khác nó cũng

tạo sức ép cho các doanh nghiệp yếu kém Mức độ cạnh tranh ở đây biểu hiện số

lượng của các doanh nghiệp tham gia xuất khâu cùng ngành hoặc cùng mặt hàng cóthể thay thế nhau Hiện nay, nhà nước có chủ trương khuyến khích mọi doanhnghiệp, mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khâu đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng

doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, do đó đôi khi dẫn đến sự cạnh tranh

không lành mạnh Đây là một thách thức cho các doanh nghiệp ngoại thương ở Việt Nam hiện nay.

+Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước: Đây là nhân tốthuộc về cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu Nó bao gồm phát triển của hệthống giao thông vận tải, trình độ phát của hệ thống thông tin liên lạc Các nhân tố

này có thể tăng cường hoặc hạn chế năng lực giao dịch, mở rộng thị trường xuất

khẩu của doanh nghiệp, tăng cường hoặc hạn chế các dịch vụ vận chuyển hànghoá xuất của doanh nghiệp, có tác động đến chi phí xuất khẩu mà doanh nghiệpphải chịu.

+Vị trí địa lý cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên là những cái mà tự

nhiên ban cho, thông qua đó các nước khai thác tiềm năng của nó để phục vụ xuất

khẩu Nguồn tài nguyên thiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở choquốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng dé xuất khẩu Vị trí địa lý có vai trò như là

nhân tô tích cực hoặc tiêu cực đôi với sự phát triên kinh tê cũng như xuât khâu của

19

Trang 29

một quốc gia Vị trí đị lý thuận lợi là điều kiện cho phép một quốc gia tranh thủ

được phân công lao động quốc tế , hoặc thuúc đây xuất khâu dịch vụ như du lịch ,

khẩu của doanh nghiệp Có thé kể đến các nhân tố sau:

+ Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khâu: Có ảnh hưởng đến

nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng xuất khẩu, do đó có ảnh hưởng đếnhoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Các nhân tố phản ánh sự phát triển kinh tếcủa thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cư,

tình hình lạm phát, tình hình lãi suất.

+ Tình hình chính trị, hợp tác quốc tế: Nó biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các

quốc gia Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một

nhóm các quốc gia, do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của

doanh nghiệp Ngày nay các khối kinh tế chính trị hình thành ngày càng nhiều, có

thé thấy rõ nhu cầu hợp tác cùng phát triển của các quốc gia ngày càng tăng cao, dégiảm thiểu các rào cản về kinh tế nhưng đồng thời lại tạo ra những ràng buộc nhất

định cho các nước trong cùng liên minh và gây nhiều khó khăn cho các nước không

tham gia liên minh.

+ Đặc điểm và sự thay đổi về văn hoá- xã hội của thị trường xuất khẩu: ảnh

hưởng rất lớn đến nhu cầu của khách hang, do đó ảnh hưởng đến các quyết định

mua hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khâu của doanhnghiệp.

+ Trình độ phát triển khoa hoc công nghệ của thị trường xuất khẩu: Sẽ ảnh

hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội của thị trường đó, do vậy sẽ ảnhhưởng đến nhu cầu và sức mua của khách hàng

+ Chính sách thương mại của các quốc gia có thị trường xuất của doanh

nghiệp: Có thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuấtkhẩu sang thị trường đó Một quốc gia có chính sách thương mại tự do sẽ giúp cho

20

Trang 30

hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường quốc gia đó được thực hiện

một cách dễ dàng hơn và thường mang lại hiệu quả kinh tẾ cao Ngược lai, một

quốc gia có chính sách thương mại khắt khe thì sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho doanh

nghiệp khi thực hiện xuất khâu sang thị trường này

+ Mức độ cạnh tranh quốc tế: Biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp,các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp khi cùng tham gia vào một thị trường xuất

khẩu nhất định Sức ép này càng lớn thì càng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi

muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình

+ Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới: Trong điều kiện màmỗi quốc gia đều dựa vào lợi thế của mình cũng như thị trường tiêu thụ thế giới

để tổ chức sản xuất và xuất khẩu thì tính liên kết và phụ thuộc giữa các nước

ngày càng tăng lên Chính vì điều này mà mỗi sự biến động của tình hình kinh té- xã hội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động

kinh tế trong nước Lĩnh vực hoạt động xuất khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ

với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở

nước ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm Bat kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất khẩu, tình hình lạm phat , thất nghiệp hay tăng truởng về suy thoái

kinh tế của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của các doanhnghiệp xuât khâu ở nước ta.

21

Trang 31

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KINH DOANH XUAT KHẨU CUA CÔNG TY CO

PHAN XUẤT NHẬP KHẨU THAN-VINACOMIN

2.1 Khái quát chung về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu than - Vinacomin

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cé phan xuất nhập khẩu than — Vinacomin

*Lịch sử hình thành

Công ty Coalimex đã trải qua hơn 30 năm hoạt động với nhiều thành tích đáng kể Lịch sử hình thành và phát triển của công ty diễn ra theo đúng tiến trình

thay đổi của nền kinh tế trong nước nói chung và đặc biệt của ngành công nghiệp |

than nói riêng Lịch sử đó được chia thành 03 thời kỳ, cụ thể như sau:

Thời kỳ đầu tiên kéo dài 12 năm từ năm 1982 đến năm 1994 Tiền thân là

Công ty Vật tư trực thuộc Bộ Điện Than, vào ngày 01/01/1982 Công ty Xuất nhập

khẩu Than và Cung ứng Vật tư (Colimex) với nhiệm vụ chính là:

+ Xuất khẩu than;

+ Nhập khẩu, cung ứng vật tư - thiết bị, gia công đặt hàng trong nước;

+ Cung ứng hóa chất mỏ (vật liệu nỗ công nghiệp)

Sau đó, từ năm 1995 đến năm 2004, công ty bước sang 9 năm của thời kỳ

thứ hai Ngày 01/04.1995, theo quyết định số 137NL/TCCB của Bộ Năng lượng,

“Công ty Xuất nhập khâu Than và Cung ứng Vật tư” được chuyển về thực thuộc

“Tổng Công ty Than Việt Nam” (thành lập ngày 10/10/1994)

Ngày 25/12/1996 Công ty được đổi tên thành “Công ty Xuất Nhập khẩu và

Hop tác Quốc tế”, tên giao dịch quốc tế viết tắt là “Coalimex”

Trong thời kì này công ty giữ nguyên lĩnh vực ngành nghề chính nhưng tổ

chức theo cơ cấu mới Công ty chuyển hướng giảm nhiệm vụ về gia công đặt hàngtrong nước và cung ứng vật liệu nỗ công nghiệp, đồng thời bổ sung nhiệm vụ Xuấtkhẩu lao động vào cơ cấu ngành nghề của công ty

Thời kỳ thứ 3 từ năm 2005 đến nay, đây là thời kì quan trọng đánh dấu bướcchuyền mình trong hình thức sở hữu vốn của công ty Theo Quyết định số 149/QD-

BCN ngày 01/12/2004 của Bộ Công nghiệp, Công ty chuyển sang hoạt động theo

22

Trang 32

mô hình Công ty Cổ phần với Nhà nước (đại diện là Tập đoàn Công nghiệp Than —Khoáng sản Việt Nam) giữ cổ phan chi phối Tên gọi mới của Công ty là “Công ty

cô phần Xuất nhập khâu Than Việt Nam”, tên giao dịch quốc tế viết tắt được giữ

trình, văn phòng cho thuê, xuất khẩu một số sản phẩm khác ngoài than

Hiện nay, Công ty có các đơn vị thành viên trực thuộc như sau:-Chi nhánh Công ty CP Xuất nhập khâu Than - Vinacomin tại Quảng Ninh;-Chi nhánh Công ty CP Xuất nhập khẩu Than - Vinacomin tai Hà Nội;-Chi nhánh Công ty CP Xuất nhập khâu Than - Vinacomin tại TP Hồ Chí Minh

* Giới thiệu chung-Tén công ty: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than- Vinacomin

(COALIMEX)

- Tên giao dịch quốc tế: Vinacomin- Coal import export joint stock company

- Tên giao dịch quốc tế viết tắt: V-coalimex

- Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp số: 0100100304

- Vốn điều lệ: 110.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm mười tỷ đồng)

- Địa chỉ: Số 47 Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm,

Hà Nội.

- Số điện thoại: 04 39424634; số fax: 04 39422350

- Email: coalimex@fpt.vn ; Website: www.coalimex.vn

*Ngành nghề kinh doanh chính

Ngay từ khi thành lập, xuất khẩu than luôn là khu vực thương mại chính,

23

Trang 33

đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Công ty Trong những năm gần đây do nhu cầu

sử dụng than ở các công nghiệp trong nước tăng cao nên công ty được giao nhiệm

vụ điều tra than nhập khẩu để cung cấp thị trường nội địa Song song với hoạt động

đó, các dự án về sản xuất và chế biến các sản phẩm từ than cũng đã di vào thực hiện

và mang đến nguồn thu cho Công ty

Bên cạnh đó, Công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh xuất, nhập khẩu trực tiếp

và ủy thác các mặt hàng khác như: thiết bị vật tư chuyên dụng phục vụ cho các mỏthan, mỏ khoáng sản, tô hợp Bô-xít Nhôm; phương tiện vận tải, xe máy, phụ tùng,

vật tư các loại; khoáng sản, kim khí, nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất; cát đã qua

chế biến; hàng công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng: đồ uống, rượu , bia các loại;thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến; thiết bị viễn thông, điện tử:

hàng điện máy, điện lạnh.

Đặc biệt kể đến hoạt động xuất khẩu lao động, tư vấn du học nước ngoài củaCông ty, đây cũng được coi là một ngành nghề kinh doanh mới và đem lại hiệu quả

kinh doanh cao cho công ty Công ty Coalimex tự hào là một trong 15 công ty hoạt

động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đầu tiên tại Việt Nam; với hơn 20 năm kinhnghiệm, Công ty được đánh giá trở thành lựa chọn đáng tin cậy tại thị trường ViệtNam cho ban hàng quốc tế Di kèm với hoạt động xuất khẩu lao động, Công ty cũngcung cấp dich vụ đào tạo, giáo dục, định hướng cho người lao động Việt Nam di laođộng có thời hạn ở nước ngoài.

Về các hoạt động kinh doanh trong nước, Công ty hoạt động ở lĩnh vực cungcấp các dịch vụ như cho thuê thiết bị, máy móc, cảng, kho bãi, ký gửi hàng hóa, sanlấp mặt bằng và kinh doanh Nitrat Amon hàm lượng Tận dụng nguồn lực có sẵn,Công ty cũng kinh doanh địa ốc và văn phòng cho thuê (Không bao gồm hoạt động

tư vấn về giá đất); đồng thời, tiếp tục mở rộng kinh doanh các ngành nghề khác phùhợp với quy định của pháp luật.

*Cơ cầu tô chức

24

Trang 34

Về Đại hội đồng cồ đông:

Đại hội đồng cổ đông gồm tat cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ

quan có thâm quyền cao nhất của Công ty, có trách nhiệm quyết định những vấn đề

được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định Đặc biệt, Đại hội đồng cổ đông sẽ

thông qua các Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, ngân sách tài chính cho

năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên

Ban kiêm soát của Công ty

25

Trang 35

Vé Hội dong quản trị:

Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bau ra, là cơ quan quản lý Công

ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi van dé liên quan đến quyền

lợi của Công ty, trừ những van đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cé đông Hội

đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lýkhác Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 05 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên

không quá 05 năm.

Về Ban Kiểm soát:

Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu sự quản lý trực tiếp củaĐại hội đồng cô đông Ban Kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt cổ đông để kiểm soát

mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Hiện tại, Ban Kiểm soát

Công ty gồm 03 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên không quá 05 năm

Về Ban Giám đốc:

Ban Giám đốc của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khâu Than - Vinacomin gồm

03 thành viên, trong đó có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc Giám đốc do Hội

đồng quản tri bổ nhiệm, là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.quyết định của Hội đồng quản trị, Điều lệ Công ty Giám đốc là người đại diện theo

pháp luật của Công ty.

-Các phòng ban

Về Khối kinh doanh, nhiệm vụ chính là chủ động xây dựng chiến lược kinh

doanh cho các mặt hàng kinh doanh công ty đang theo đuổi, tìm tín hiệu, mở rộng thị trường, tìm kiếm thị trường tiềm năng, liên hệ với các nhà cung cấp Khối kinh

doanh bao gồm các phòng xuất nhập khẩu cụ thể như sau:

+ Phòng Xuất nhập khẩu than: Chịu trách nhiệm những công việc liên quan

đến sản xuất, kinh doanh Than

+ Năm phòng Xuất nhập khẩu: Quản lý, thực hiện các nghiệp vụ liên quanđến việc xuất, nhập khẩu các sản phẩm còn lại ngoại trừ than

Về Khối quan lý, phục vu, thực hiện các yêu cầu được giao từ Ban giám đốc phụ

trách sắp xép tô chức hoạt động trong công ty, các phòng trực thuộc khối này gồm có:

26

Trang 36

+ Phòng Tổ chức hành chính: Theo dõi tình hình nhân viên trong công ty,đào tạo, tuyển dụng lao động, tham mưu về các van dé liên quan đến tổ chức nhân

sự trong công ty, chỉ đạo xét đuyệt mức tiền lương đối với các thành viên, tổ chứccác công tác tô chức, quản lý hành chính, thực hiện các chế độ chính sách đối với

nhân viên, văn thư lưu trữ.

+ Phòng Kế toán — Tài chính: Thực hiện đứng yêu cầu về Chế độ kế toántheo quy định của pháp luật, thực hiện kế toán thu chi tài chính, theo dõi nguồnvốn, xây dựng kế hoạch tài chính, quản lý số sách hang ngày, sự biến động củacác loại tài sản Báo cáo kịp thời cho Ban giám đốc về tình hình sử dụng vốn cóhiệu quả hay không Báo cáo Tình hình tài chính của công ty với các cơ quan chức năng của nhà nước _-

+ Phòng Đầu tư: Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do Ban giám đốc chỉđạo về việc tìm kiếm thị trường và xây dựng kế hoạch đầu tư các công trình, các

dự án đấu thầu

Các phòng ban trong công ty có sự chuyên môn hóa rõ ràng nhưng đều có sựtương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong các công việc chung nhằm nâng cao giá trị dịch vụđược cung cấp, tối thiểu hóa chi phí cho doanh nghiệp Hơn nữa, với cách tổ chức

khoa học, linh hoạt này, các hoạt động của công ty sẽ diễn ra quy củ, liên tục với

hiệu quả cao nhất

- Các chỉ nhánh

Hiện nay, Công ty có 3 chi nhánh và 9 phòng chức năng thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ do Ban giám đốc giao phó

Về 3 chỉ nhánh:

Thứ nhất là “Chi nhánh Công ty cô phần xuất nhập khẩu than - Vinacomin tại

Hà Nội” có trụ sở đặt tại Phòng 408, Nơ 9B, bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà

Nội Chi nhánh này còn có Trung tam đào tạo XKLĐ tại Công Thôn, Yên Viên, Hà

Nội Chi nhánh tại Hà Nội của công ty có nhiệm vụ chính là phụ trách hoạt động

xuất khẩu lao động và đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam

đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Thứ hai là “Chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than - Vinacomin tại

Quảng Ninh” có trụ sở tại Số 33B Lê Thánh Tông, TP Hạ long, Quảng Ninh Chi

VĂN

Trang 37

nhánh này có chức năng, nhiệm vụ chính là xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, hànghóa, thiết bị; Kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh, thủy hải

sản; Kinh doanh các mặt hàng nông sản.

Thứ ba là “Chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than - Vinacomin tai

TP Hồ Chí Minh” có trụ sở tại Tầng 10, tòa nhà Coalimex, 29 -31 Đinh Bộ Lĩnh,phường 24 Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh; số điện thoại: 84-83-4452877

Chức năng, nhiệm vụ chính của chi nhánh này là sản xuất, chế biến than mỏ

và các khoáng sản khác; Xuất nhập khẩu than, kinh doanh vật tư, hàng hóa, thiết bị;Xuất khẩu nông sản

-Đội ngũ nhân viên

Để hoạt động thành công và có hiệu quả Công ty luôn coi trọng về trình độ

và kĩ năng của đội ngũ nhân viên trong Công ty Về số lượng, tính đến ngày 31/12/2016, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu than — Vinacomin có 208 cán bộ nhân

viên, trong đó có 32 cán bộ quản lí Điều đó cho thấy số lượng cán bộ nhân viên củaCông ty không quá lớn do tiếp thu chỉ đạo từ lãnh dao tập đoàn về việc tinh gọn bộmáy, đi vào chiều sâu nhằm nâng cao năng suất lao động Về trình độ nhân viêntrong Công ty được thé hiện qua số liệu ở bang sau

Bảng 2.1.Co cau nhân lực chia theo trình độ của Công ty cỗ phan Xuất nhập

khẩu than-Vinacomin năm 2016

Qua bảng trên ta có thể thấy Công ty có nguồn nhân lực trình độ cao với

Số lượng (Người) | Ty lệ (%)

13,46

*Nguôn: Phòng Tổ chức — Hanh chính:

13,46% cán bộ có trình độ học vấn trên đại học bao gồm thạc sĩ quản tri kinh doanh,

thạc sĩ quản lí nguồn nhân lực, thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế Bên cạnh đó cán

bộ nhân viên có trình độ đại học chiêm đa sô đên 69,71%, bao gôm các cử nhân

28

Trang 38

kinh tế, cử nhân quản trị kinh doanh, cử nhân kinh tế đối ngoại đến từ cáctrường đại học hàng đầu về kinh tế như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh

tế quốc dân; về chuyên môn có các kỹ sư ngành khai thác lộ thiên, kỹ sưngành cơ khí đốt trong, kỹ sư tuyển khoáng của các trường Đại học Mỏ địachất, Đại học Bách khoa

Tuy số lượng cán bộ nhân viên ít, nhưng trình độ chuyên môn và kinh

nghiệm làm việc của họ lại là điểm mạnh giúp công ty luôn hoạt động có hiệu quả.

Hơn nữa, lãnh đạo Công ty luôn chú trọng việc đào tạo nâng cao kĩ năng cho nhânviên nhằm nâng cao hiệu suất công việc, đổi mới tư duy và phương pháp làm việccủa họ Công ty Coalimex tự hào về đội ngũ cán bộ nhân viên luôn gắn bó, đoàn kếtcùng Công ty vượt qua mọi khó khăn và phát triển trong tương lai

ngoài nước Công ty COALIMEX đang trong độ tuổi thanh xuân, tràn trề nhựasống và sẽ vươn lên mãnh liệt hơn bao giờ hết, để vững bước trên con đường công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2.1.2 Tình hình phát triển của Công ty Cổ phan xuất nhập khẩu than —

Trang 39

Bảng 2.2.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2016 của

Công ty Cổ phan Xuất nhập khẩu than-Vinacomin

Dựa trên số liệu về doanh thu thuần của Công ty Coalimex cho thấy, giai đoạn

7 năm trở lại đây doanh thu thuần của Công ty có xu hướng giảm Cụ thể, năm 2012

doanh thu giảm mạnh 1277,57 ty VND (khoảng 55,65%) so với năm 2011; đến năm

cuối giai đoạn này doanh thu thuần đã giảm 889,4 tỷ VND (gần 38,74%) so với

30

Trang 40

năm 2011 Đáng kể hơn là mức giảm nhanh về doanh thu từ hoạt động sản xuấtkinh doanh khoảng 18,88 tỷ đồng (xấp xi đạt 61,4%) của năm 2015 so với năm2011-thời gian đầu giai đoạn 5 năm này Một điểm khởi sắc trong giai đoạn 2010-

2016 là doanh thu thuần năm 2015 tăng 97,16 tỷ đồng (đạt xấp xỉ 7,4%) so với năm

2014 và tiếp tục tăng 454,46 tỷ đồng trong năm 2016 Lí giải cho sự tăng doanh thunày là việc công ty đã đi theo đúng định hướng và kế hoạch đặt ra, tiếp tục mở rộngngành nghề kinh doanh, phát huy những thế mạnh kinh doanh đã có và phát triển

hướng kinh doanh mới như nhập khẩu than cung cấp cho thị trường trong nước đầy

tiềm năng

Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh lại có xu hướng

giảm mạnh Từ số liệu bảng trên cho thấy, năm 2015 lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh giảm 8,14 tỷ đồng (khoảng 40,7%) so với cùng kì năm 2014 Thêm vào đó,

mức lợi nhuận sau thuế năm 2015 cũng giảm 5,31 tỷ đồng so với năm 2014, va

so với năm 2011 đã giảm 21,01 tỷ đồng (khoảng 63,4%) Nguyên nhân dẫn đến

sự việc này là do tác động của giá bán than thấp và điều kiện khai thác than,khoáng sản tiếp tục gặp nhiều trở ngại khiến chi phí khai thác ngày càng tăng.Hơn nữa, có thé thay trong giai đoạn 5 năm từ năm 2011 đến năm 2015, mặc dùmức doanh thu thuần năm 2015 có tăng nhẹ so với năm trước, nhưng lợi nhuậnsau thuế của Công ty trong những năm cuối giai đoạn này lại giảm khoảng 1,6

lần so với đầu giai đoạn Các chỉ tiêu trên cho thấy Công ty đang gặp khó khăn

trong giai đoạn 5 năm từ 2011 đến năm 2015 Năm 2016 vẫn trong giai đoạn

khủng hoảng của công ty, nhưng so với 2015 thì có những tín hiệu đáng mừng

hơn Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đã tăng khoảng 21,4%, lợi nhuận trướcthuế tăng 0,9 tỷ đồng.Tuy vậy lợi nhuận sau thuế lại giảm nhẹ khoảng 5,02% so

với năm 2015.

Đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than- Vinacomin, việc khai thác,sản xuất và kinh doanh than luôn là nhiệm vụ chính Hoạt động này cũng đem lạinguồn doanh thu chủ yếu cho Công ty Vì vậy những biến động trên thị trường than,

khoáng sản Việt Nam cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh

của Công ty.

31

Ngày đăng: 30/11/2024, 00:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN