1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Phát triển kinh doanh trực tuyến của Công ty Cổ phần Phần mềm và Đầu tư công nghệ LIVA

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển kinh doanh trực tuyến
Tác giả Pham Thu Huyen
Người hướng dẫn GS. TS. Hoang Duc Than
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh quốc tế
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 27,25 MB

Nội dung

Khách hàng trong mô hình B2B ở đây không phải là một cá nhân, mà là một công ty, doanh nghiệp, cửa hàng, do đó có thê giá trị của hợp đồng, đơn hàng thường rất lớn và phức tạp, không thể

Trang 1

PHÁT TRIỀN KINH ĐOANH TRỤC XUYẾN CUA

CONG TY CO PHAN PRAN MEM VÀ ĐẦU TƯ

CONG NGHE LIVA

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

CHUONG TRINH CHAT LƯỢNG CAO

DE TAI:

PHAT TRIEN KINH DOANH TRUC TUYEN

CUA CONG TY CO PHAN PHAN MEM VA DAU TU

CONG NGHE LIVA

Sinh vién : Pham Thu Huyén Chuyén nganh : Quan trị Kinh doanh quốc tế

Lớp : Kinh doanh quốc tế CLC 57A

Mã số SV : 11152178 Giáo viên hướng dẫn : GS TS Hoàng Đức Thân

ĐẠI HỌC K.T.Q.D_

| TT THONG TIN THƯ VIỆN

inl

HA NOI, 2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Chuyên đề này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu, kết hợp với kinh

nghiệm công tác và hoạt động thực tiễn, cùng với sự cố gắng nỗ lực nghiên cứu, tìm

hiêu của bản thân.

Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thay giáo,

Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc đến Giáo sư - Tiến sỹ Hoàng Đức Thân, Viện Thương mai và Kinh tế

quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, là người trực tiếp hướng dẫn khoa

học, xin cảm ơn các Thay giáo, Cô giáo trong Viện Thương mai và Kinh tế quốc tế

đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn tất chuyên đề này.

Xin chân thành cảm ơn Công ty cô phần Phần mềm va Đầu tu Công nghệ

LIVA đã giúp đỡ và tạo điều kiện để chuyên đề này được hoàn thành.

Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi hoàn thành

chuyên đề này

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019

Sinh viên

Uf

Pham Thu Huyền

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiệu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi xin cam đoan răng, nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu câu về

sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày 20 thang 05 năm 2019

Sinh viên

_Œ lyf

Pham Thu Huyén

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC VIET TAT

DANH MỤC BANG, HÌNH

0806710000105 , H 1

CHUONG 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN CƠ BẢN VE KINH DOANH TRỰC

1.1 Tổng quan về kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp - 2 - 4

1.1.1 Khái niệm và các mô hình kinh doanh trực tuyến a dus 3E A05 SRIEGESER/EEEASYSSSWVSS.EL.450.G063 4

1.1.2 Đặc điểm của kinh doanh trực tuyỀn ¿- - <2 keEE+E£EekeEtrkeEerxrkrrerrs 6

1.1.3 Xu hướng của kinh doanh trực tuyến - 22 + 222 +£+£s+E+Ez£z+E+Ez£zzxez 10 1.2 Nội dung kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp - 2-2-2 2 25+: 13 1.2.1 Nghiên cứu thị trường kinh doanh trực tuyến ¿- - 2 2s +czcxzzszcz 13

1.2.2 Xây dựng hệ thống kinh doanh trực tuyến 2-2-5 2 2+sezxz£xz e2 151.2.3 Tổ chức thực hiện hoạt động mua bán trực tuyến " ẻẽ ốc 19

1.2.4 Đánh giá hoạt động kinh doanh trực tuyến - 2 2s 2 s+x+sz£szxzeczz 20

1.3 Cơ sở bảo đảm kinh doanh trực tuyẾn 2 52s 22 S+S++Ez£EzEcxererrrrees 241.3.1 Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp - 24

1.3.2 Bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật - - + - 2 z+x+ +2 SEEErEeErkrkererees 26

1.3.3 Bảo đảm nguồn lực tài chính - 2-5 2 S+E£EE+E£EE£E£EEEEEErErkererkrer 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY

CO PHAN PHAN MEM VÀ ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ LIVA 28

2.1 Thực trạng bảo đảm kinh doanh trực tuyến của Công ty cô phần Phần mềm vàĐầu tư Công nghệ LLTV A 2- 2 22 2+E+EE£EE+EEEE9EEEEEEEEEEEEEEEE2E21 2111122 xe 28

Trang 6

2.1.1 Tổ chức bộ máy và nhân sự của Công ty cổ phần Phần mềm và Đầu tư Công

s4: 8000.0177 28

2.1.2 Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cô phần Phần mềm và Đầu tư

Công nghệ LIV Acne scsssscnsvarannssannarnannnaraennnanangnanasceceenonecavacccessuineessenananacaceeesensaruserers 32 2.1.3 Thực trạng về tài chính của Công ty cổ phần Phần mềm va Dau tư Công nghệ

2.2 Phân tích thực trạng kinh doanh trực tuyến của Công ty cô phần Phần mềm va

Đầu tư Công nghệ LIV A - + 2 2+ SE SEEEEE9 2E EEE1E1171E21111111 11.1111 xe 40

2.2.1 Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh trực tuyến của Công ty cổ phần Phần

mềm và Đầu tư Công nghệ LIV A - 2-2 s4 +E9EE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEkEEkrrkrrrree 40

2.2.2 Phân tích kết quả kinh doanh trực tuyến của Công ty cỗ phần Phần mềm và

Đầu tư Công nghệ LLIV A - 2-22 E+SE+SEtEEEEEEEEEE1EEE221211271 21227122 re 44

2.2.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh trực tuyến của Công ty cổ phần Phần mềm va

Đầu tư Công nghệ LIVA - ¿2-52 ESE‡ESEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE11 111211 ce 46

2.3 Đánh giá thực trạng kinh doanh trực tuyến của Công ty cô phần Phần mềm va

Đầu tư Công nghệ LLIV A - + 2 + SE+S SE k‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrkrre 47

2.3.1 Những thành tựu đã đạt được - - - ¿+5 +22 * s3 *+2EE* se csecrseeree 47

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân - ¿2 - 2 2 +E+k£E#EE£E£EEEEEEEEEEEEErkerrrkes 48

CHUONG 3: PHUONG HUONG VA BIEN PHAP DAY MANH KINH

DOANH TRUC TUYẾN CUA CÔNG TY CO PHAN PHAN MEM VA ĐẦU

3.1 Dinh hướng phát triển kinh doanh trực tuyến của Công ty cô phần Phần mềm vàĐầu tư Công nghệ LIVA đến năm 2025 ¿2-2 2+ +E+EE+EE+EEEeEEeEEeExrrrrree 50

3.1.1 Xu hướng kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam - 5-6 ccseccxzxcxei 50 3.1.2 Định hướng phát triển kinh doanh của công ty đến năm 2025 53

3.2 Biện pháp đây mạnh kinh doanh trực tuyến của Công ty cổ phần Phan mềm và

Đầu tư Công nghệ LIV A - ¿5£ £©S2E‡2EE2EEEEEEEEEE23E 2121121121111 11 11x 543.2.1 Xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh trực tuyến — 54

Trang 7

3.2.2 Đây mạnh nghiên cứu thị trường ¿+ 2+ ++++c+++zx+zezxzxzxezezxcss 54

3.2.3 Phát triển quy mô kinh doanh trực tuyến của công ty . 25-s 563.2.4 Đây mạnh hoạt động hỗ trợ kinh doanh trực tuyến ` ốỐỐẺỐẺẻ 57

3.3 Kiến nghị điều kiện thực hiện - - 2 2 2+E+S2 2SE+E£E£EEEEEEEEErkrkrrerrrrrree 583.3.1 Đối với cơ quan nhà nước -¿-¿- + + 2 ++s+++S+++x+xexeEezxzxererxrrerersrrrrrre 583.3.2 Đối với doanh nghiệp - ¿+2 222 SE2ESE+EEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrkrkrrrrree 58

099001757 60

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 22-2225 61

Trang 8

DANH MỤC VIET TAT

Viết tắt Tiếng Việt

Số thứ tự

Việt Nam đồng Xây dựng cơ bản

Viết tắt Tiếng Anh

| AR | Augmented Reality Thực tế tăng cường

F2] 88 | Business to Business Doanh nghiệp với doanh nghiệp

Nghĩa Tiêng Việt

Business to Customer Doanh nghiệp với khách hang

OA

hàng mới

Customer Relationship Quản lý quan hệ khách hàng

Management Fast Moving Consumer Goods

fp ee Cost Per Acquisition Chi phi mỗi lần có khách

Trang 9

STT | Từ viết tắt Đầy đủ Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt

Return on Equity Tỷ suất sinh lời của vốn chủ

sở hữu

United States Dollar

Vietnam E-Commerce Hiệp hội Thương mại Điện

Association tử Việt Nam

Vietnam Dong Đồng Việt Nam Virtual Reality Thực tế ảo

Trang 10

DANH MỤC BANG, HINH

BANG

Bảng 2.1 Bố trí nhân sự tại Công ty cô phần Phan mềm và Đầu tư Công nghệ LIVA 30

Bảng 2.2 Báo cáo Tình hình tài chính Công ty cô phần Phần mềm và Đầu tư Công

II HỆ (De 1” LÃuuggugrtirtrrMREA28E091/40X820360030083838010.50i2Xa56001420(B4350G00:E90801214016188,/80285.03312081108/804030158-084/88.3Gã 5:1 33

Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Phần mềm và

Đầu tư Công nghệ LIVA năm 20177 2-22 + ££EE£+E2EE£EEEEEEEEEEEEerExrrresrkd 35

Bảng 2.4 Tổng hợp hiệu quả kinh doanh của Công ty cé phần Phần mềm và Đầu tư

Bảng 2.7 Phân tích hiệu qua kinh doanh trực tuyến của Công ty cô phần Phan mềm

va Dau tư Công nghệ LIV A ¿2c +seEk‡EEEEEEEEEEEEEEESEESEEEEEEEEEEEEEESEErrkrrvrrs 46

HÌNH

Hình 1.1 Hiệu suất danh mục trực tuyến — & it

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cau tổ chức nhân sự của Công ty cô phần Phần mềm và Dau tư

00-0 4 00À/.001157 al

Hình 2.2 Tháp giá tri gia tăng ngành Công nghệ thông tin - 55 555: 41

Hình 2.3 Thi phần doanh thu ngành phần mềm 2018 ccsccseesessessesseseesesseseesseeeens 42 Hình 2.4 Kết quả kinh doanh trực tuyến theo từng sản phâm năm 2015 — 2017 45

Trang 11

LOI MO DAU

1 Sự cần thiết của dé tai

Thế giới đang ngày càng bùng nỗ về mạng máy tính, con người có thể nhanh

chóng giao tiếp và kết nối với nhau dễ dàng hơn thông qua nhiều loại dich vụ trên

Internet Bên cạnh đó, các công cụ truyền thông đa dạng, đặc biệt là công cụ truyền

thông trực tuyến góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh trực tuyến ngày

càng phát triển hơn Kinh doanh trực tuyến làm tăng năng suất, khuyến khích sự tham

gia nhiều hơn của khách hàng và tạo điều kiện phục vụ khách hàng trên diện rộng,

giúp các doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách địa lý và làm cho thế giới “phẳng” để

tiếp cận khách hàng, từ đó mở rộng thị trường và làm tăng doanh thu Những lợi ích được chia sẻ cho tất cả doanh nghiệp nếu biết tận dụng được cơ hội này Doanh nghiệp

cần phải nắm bắt được cơ hội này, đồng thời vận dụng sáng tạo để nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này Điều này được

khẳng định trong thực tế với những công ty nỗi tiếng trong lĩnh vực này như Amazon, Alibaba, Walmart, eBay, Những lợi thế và hiệu quả mà kinh doanh trực tuyến mang lại hoàn toàn không thể phủ nhận Bên cạnh đó việc ứng dụng kinh doanh trực tuyến

cũng đặt ra những thách thức to lon Dé có thé tồn tại và phát triển được trong môi

trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp lựa chọn con đường và giải

pháp với bài toán chi phí khi doanh nghiệp bắt đầu một dự án kinh doanh trực tuyến.

Trong bối cảnh đó, việc phát triển kinh doanh trực tuyến cho Công ty cé phần

Phần mềm và Đầu tư Công nghệ LIVA là vô cùng cần thiết Công ty mới gia nhập

lĩnh vực kinh doanh trực tuyến trong vài năm gần đây nên gặp phải khá nhiều trở ngại trong việc triển khai hoạt động kinh doanh trực tuyến như nghiên cứu thị trường và

khách hàng, mở rộng mặt hàng kinh doanh, xây dựng quy trình kinh doanh trực tuyến,

kiểm soát, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trực tuyến, Qua quá trình thực

tập tại Công ty cô phần Phần mềm và Đầu tư Công nghệ LIVA tôi nhận thấy hoạt

động kinh doanh trực tuyến của công ty còn nhiều hạn chế và chưa được hoàn thiện.

Vì vậy đề tài nghiên cứu của chuyên đề được chọn là: “Phát triển kinh doanh trực tuyến của Công ty cỗ phần Phần mềm và Đầu tư Công nghệ LIVA”.

1

Trang 12

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Chuyên đề trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng kinh doanh

trực tuyến của Công ty cô phần Phần mềm và Đầu tư Công nghệ LIVA đề xuất giải

pháp cho doanh nghiệp.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé thực hiện mục tiêu tông quát nêu trên, chuyên đê có những nhiệm vụ cụ

thể như sau:

Một là, hệ thong hóa những lý luận chủ yếu về phát triển kinh doanh trực tuyến

của doanh nghiệp.

Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh trực tuyến của Công ty cô

phần Phần mềm và Đầu tư Công nghệ LIVA

Ba là, đề xuất kiến nghị và giải pháp cho Công ty cổ phần Phần mềm va Đầu

tư Công nghệ LIVA.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chuyên đề nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển kinh doanh trực tuyến của Công ty cô phần Phần mềm và Đầu tư Công nghệ LIVA.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi nội dung

- Phuong thức kinh doanh trực tuyến.

- _ Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh trực tuyến.

3.2.2 Phạm vi không gian

Chuyên đề nghiên cứu tại Công ty cỗ phần Phần mềm và Đầu tư Công nghệ

LIVA.

Trang 13

3.2.3 Pham vi thời gian

Chuyên dé nghiên cứu va phân tích thực trang từ năm 2016 — 2018, đề xuất

kiến nghị và giải pháp đến năm 2025

4 Kết cấu chuyên đề

Chuyên đề ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, được

chia thành ba chương:

Chương 1: Một sô van đề lý luận cơ bản về kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng kinh doanh trực tuyến của Công ty cổ phần Phần mềm

và Đầu tư Công nghệ LIVA

Chương 3: Phương hướng và biện pháp đây mạnh kinh doanh trực tuyến của

Công ty cô phan Phần mềm va Đầu tư Công nghệ LIVA

Trang 14

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CƠ BẢN VE KINH DOANH TRUC TUYEN CUA DOANH NGHIEP

TÔI 0 Téng quan về kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và các mô hình kinh doanh trực tuyén

1.1.1.1 Khái niệm kinh doanh trực tuyến

Kinh doanh trực tuyến là hình thức giao dịch, mua bán sản phẩm, dịch vụ của

cửa hàng trong môi trường Internet Nơi thực hiện việc bán hàng online có thé là trênmạng xã hội, diễn đàn, blog, nhưng nhiều nhất vẫn là trên sàn thương mại điện tử và

website thông qua các hình thức quảng cáo trực tuyến.

1.1.1.2 Các mô hình kinh doanh trực tuyến

Kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp có ba mô hình chính: B2B (Business

to Business), B2C (Business to Customer) và B2G (Business to Government).

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B là “hình thức kinh doanh, buôn

bán giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, thông thường là mô hình kinh doanh thương

mại điện tử và các giao dịch diễn ra chủ yếu trên các kênh thương mại điện tử hoặc sàn giao dịch điện tử” Khi một khách hàng mua hàng từ một doanh nghiệp, công ty

sẽ tiếp tục sử dung sản phẩm đó dé kinh doanh bán lại cho khách hàng là người dùngcuối Khách hàng trong mô hình B2B ở đây không phải là một cá nhân, mà là một

công ty, doanh nghiệp, cửa hàng, do đó có thê giá trị của hợp đồng, đơn hàng thường

rất lớn và phức tạp, không thể giao dịch ngay trên sàn thương mại điện tử hoặc kênh

thương mại điện tử riêng mà buộc phải diễn ra bên ngoài thực tế, từ báo giá, lập hợp

đông, cho đên mua bán sản phâm.

“Từ lâu, mô hình B2B đã được khá nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi việc

giao dịch và hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau thường mang lại lợi ích đa dạng

và hiệu quả nhanh hơn Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng nhanh chóng khẳng

định được chỗ đứng của mình trên thị trường thông qua hình thức hợp tác Mô hình

Trang 15

này ngày càng nở rộ hơn khi các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng website thương mại

làm phương thức giao tiếp chính.”

Ngày này, mô hình B2B chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh số kinh doanh

trực tuyến của một quốc gia Đề triển khai B2B, doanh nghiệp trước hết cần đây mạnh

ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách tin học hóa các quá trình kinh doanh, quy

trình quản lý, quản trị nội bộ doanh nghiệp Thêm vào đó, doanh nghiệp cần chú trọng xây dung dir liệu nội bộ, tích hợp các quy trình dé hỗ trợ ra quyết định kinh doanh và

kêt nôi với đôi tác.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C là hình thức kinh doanh giữa

doanh nghiệp và khách hàng Các giao dịch mua bán diễn ra mạng Internet, tất nhiên,

khách hàng ở đây là những cá nhân mua hàng phục vụ cho mục đích tiêu dùng bình

thường, không phát sinh thêm giao dịch tiếp theo Chính vì là khách hàng cá nhân

nên không phải tốn công đàm phán giữa hai bên quá nhiều Bởi tất cả điều kiện mua hang, giá cá, chính sách, đổi trả hàng hóa, đều được cập nhật chỉ tiết trên website

bán hàng Khách hàng chỉ cần đọc qua những điều khoản, giá cả rồi quyết định có

mua hàng hay không.

Dé kinh doanh mô hình này thì doanh nghiệp cần thiết kế một kênh bán hang

trực tuyến, có thể là thiết kế website bán hàng, các gian hàng trên sàn thương mại

điện tử, hoặc kinh doanh qua các kênh trên mạng xã hội Do tính chất khá đơn giản,

không yêu cầu cao về kỹ thuật cũng như tính chất pháp lý, đàm phán, nên bất kỳ doanh nghiệp, cửa hàng nào cũng chọn B2C là mô hình kinh doanh chính của mình.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2G là mô hình mà doanh nghiệp bán

sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin cho chính phủ hoặc các tổ chức chính phủ Thông

qua mô hình này, doanh nghiệp có thê tham gia đấu thầu cho các dự án của xây dung

hay mua bán công của chính phủ Hoạt động B2G ngày càng phát triển thông qua việc đấu thầu trên Internet theo thời gian thực Các loại kỹ thuật B2G được gọi là

truyền thông tiếp thị tích hợp bao gồm truyền thông dựa trên nền tảng website cũngnhư chiến lược quan hệ công chúng và tiếp thị điện tử Hình thái này của thương mại

điện tử có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong

Trang 16

việc thiết lập thương mại điện tử; thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có nhu cầu

lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn Các chính sách mua ban trên website tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hang và giảm rủi

ro của việc không đúng quy cách.

1.1.2 Đặc điểm của kinh doanh trực tuyến

1.1.2.1 Đặc điểm cơ bản của kinh doanh trực tuyến

So với các hoạt động kinh doanh truyền thống, kinh doanh trực tuyến có một

sô điêm khác biệt cơ bản sau:

Thứ nhất, các bên tiễn hành giao dịch trong kinh doanh trực tuyến không tiếp

xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.

“Trong kinh doanh truyền thống, các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp dé tiến

hành giao dịch Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo phương thức vật lý như

chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo, Các phương tiện viễn thông như: fax, telex, chỉ được sử dụng dé trao đôi số liệu kinh doanh Tuy nhiên, việc sử dụng

các phương tiện trực tuyến trong kinh doanh truyền thống chi dé truyền tải thông tin

một cách trực tiệp giữa hai đôi tác của cùng một giao dich.”

Kinh doanh trực tuyến cho phép mọi người cùng tham gia mua bán, trao đôi

hàng hóa, từ các vùng xa xôi hẻo lánh cho đến các khu vực đô thị lớn, “tạo điều kiện

cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn câu và không đòi hỏi nhât thiệt phải có môi quen biệt với nhau.”

Thứ hai, các giao dịch kinh doanh truyền thống được thực hiện với sự ton tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn “kinh doanh trực tuyến được thực hiện trong

một thị trường xuyên biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) Kinh doanh trực tuyến trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.”

Kinh doanh trực tuyến càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành phương tiện giúp cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới Với kinh doanh

trực tuyến, “một doanh nhân dù mới thành lập đã có thé kinh doanh ở Nhật Ban, Đức,

Trang 17

Chilé , mà không hê phải bước ra khỏi nhà, một công việc mà trước kia phải mat

nhiêu năm mới có thê thực hiện được.”

Thứ ba, trong hoạt động giao dịch kinh doanh trực tuyến cần có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thé thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.

Trong kinh doanh trực tuyến, xuất hiện một bên thứ ba ngoài các chủ thể tham

gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống, đó là nhà cung

cấp dịch vụ mang, các cơ quan chứng thực, là những người tạo môi trường cho các

giao dịch thương mại điện tử Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có

nhiệm vụ chuyên đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch kinh doanh

trực tuyến, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch

kinh đoanh trực tuyến.

Thứ tư, đôi với kinh doanh truyền thống thì mạng lưới thông tin chi là phương tiện dé trao đổi dữ liệu, còn đối với kinh doanh trực tuyến thì mạng lưới thông tin

chính là thị trường.

Nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành thông qua hình thức kinh

doanh trực tuyến Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian ảo là các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng;

các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính.

Các trang web khá nỗi tiếng như Bling, Naver, Baidu hay Google đóng vai trò

quan trọng cung cấp thông tin trên mạng Các trang web này đã trở thành các “khu

chợ” khổng lồ trên Internet “V6i mỗi lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng

là rât cao.”

Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên mạng một số các loại hàng trước đây

được coi là khó bán trên mạng Nhiều người sẵn sàng trả thêm một chút tiền còn hơn

là phải đi tới tận cửa hàng Thậm chí, khách hàng có thé chọn kiểu trang phục muốn

may, gửi số do tới cửa hàng (qua internet), rồi sau một thời gian nhất định khách hàng

Trang 18

sẽ nhận được bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình Điều tưởng như không thể

thực hiện được này cũng có rât nhiêu người hưởng ứng.

“Các chủ cửa hàng thông thường ngày nay cũng đang đua nhau đưa thông tin

lên website để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên website bằng cách mở

gian hàng ảo.”

1.1.2.2 Ưu điểm của kinh doanh trực tuyến:

Một là, linh hoạt về không gian và thời gian Bat cứ khi nào, bất cứ nơi đâu,

doanh nghiệp vẫn có thể lướt web, tìm kiếm khách hàng, quảng cáo, giao dịch với

khách hàng Không cần có mặt bằng kinh doanh, doanh nghiệp có thể bán hàng ngay

trên website của mình, thông qua các trang thương mại điện tử, hay thông qua các

kênh trên mạng xã hội Việc kinh doanh không phụ thuộc vào giờ mở cửa giống như

các cửa hàng truyên thông và trung tâm mua sam.

Hai là, tiết kiệm thời gian, quá trình mua bán hàng diễn ra nhanh chóng Khách

hàng có thể ngồi nhà và chọn món hàng yêu thích bằng cách click chuột “Họ chỉ mat

từ 10 đến 25 phút dé tìm được món hàng mình cần, thanh toán qua các phương thức thanh toán điện tử và sau đó nhân viên sẽ nhanh chóng giao hàng tới tận nơi.” Với

mang Internet thì doanh nghiệp có thé dé dàng thực hiện được đơn hàng của khách

hàng một cách nhanh chóng và chính xác.

Ba là, giảm thiểu chỉ phí vận hành kinh doanh Việc bán hàng trực tuyến ngày

càng trở nên dé dang hon bao giờ hết Chi can một chiếc máy tính hay một thiết bị có

thể kết nối Internet là đã có thể bắt đầu “Không phải mắt tiền thuê cửa hàng, mặtbằng, không mat quá nhiều chi phí thuê nhân viên, các chi phí vận hành khác như

điện, nước, đêu được giảm xuông một cách đáng kê.”

Bốn là, giá và chất lượng cạnh tranh bởi giờ đây họ có thé so sánh giá của các

sản phẩm một cách dé dàng “Khách hàng mệt mỏi với việc mắt thời gian vào các cửa

hàng, khu chợ hay trung tâm mua sắm truyền thống, nơi mà giá cả được niêm yết khá

chênh lệch cho cùng một món hang.” Khách hàng phải đi từng nơi dé dé xem, so sánh

mới biêt được giá cả.

Trang 19

Với bán hàng trực tuyến, khách hàng có thé dé dang so sánh các sản phẩm,

cửa hàng và có thé mua hàng tại bat kỳ đâu, vào bat kỳ thời gian nào, dù là ban ngày

hay ban đêm “Với việc mua hàng trực tuyến, khách hàng chỉ cần vài click chuột lướt

qua một số trang web, dién đàn dé tìm kiếm sản phẩm dịch vụ cần mua Khách hàng

dễ dàng năm được mức giá tốt nhất cho món đồ của mình rất nhanh và tiện lợi.” Các

đơn đặt hàng qua website thường ít sai sót hơn so với các đơn đặt hàng qua điện thoại.

Năm là, tránh khỏi những phiền phức khó chịu Một trong những lý do khiến

nhiều người ngại ra ngoài mua sắm là “so gặp phải cảnh chen lắn và xếp hàng dài vàogiờ cao điểm ở các siêu thị hay trung tâm mua sắm hay gặp phải những người bán

hàng không được dễ chịu tại một số địa điểm bán hàng” Với việc mua hàng trực

tuyến, khách hàng sẽ thoát khỏi những phiền phức này

Sáu là, quá trình xứ lí bán hàng được diễn ra nhanh chóng Với mạng Internet

thì doanh nghiệp có thé dé dàng thực hiện được đơn hàng của khách hàng một cách

nhanh chóng và chính xác.

1.1.2.3 Nhược điểm của kinh doanh trực tuyến

Ngoài những ưu điểm nêu trên, kinh doanh trực tuyến vẫn còn một số hạn chế sau:

Một là, độ bảo mật của mạng Internet chưa cao Điều này không chỉ gây ảnh

hưởng cho khách hang mà cả cho doanh nghiệp “Tội phạm mạng có thé dé dàng

thâm nhập vào hệ thống mang và gây bat lợi cho hệ thống mua bán hàng trực tuyến,

các trang web bán hàng online” Các khách hàng không thể xác nhận được họ đang mua hàng của ai và các thông tin cá nhân bị lộ, thậm chí là bị là bị đánh cắp tiền trong

tài khoản mà khách hang sử dụng dé mua hàng trực tuyến Trong khi đó, doanh nghiệp

có nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu, cơ mật kinh doanh và mắt uy tín với khách hàng khi

website bán hàng gặp sự cô khiến cho doanh nghiệp không thể xử lý đơn hàng một cách chính xác.

Hai là, mất thời gian chờ hàng Doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến thường hợp tác với các công ty vận chuyên khách dé giao hàng tới cho khách hàng Các đơn

vị vận chuyên này chỉ làm việc trong giờ hành chính, trừ các ngày cuôi tuân và ngày

Trang 20

lễ Do đó khi khách đặt mua hàng vào cuối tuần, hàng sẽ được chuyển đến muộn hơn.

Bên cạnh đó, vào những dịp cao điểm (như ngày Lễ, Tét, ) công ty vận chuyền bị

quá tải do số lượng đơn hàng quá lớn, khách hàng sẽ phải chờ một thời gian dài mới

có thể nhận được hàng.

Ba là, sự tin tưởng của người dùng còn thấp Một trong những rào cản lớn nhất

của thương mại là sự tin tưởng của người dùng vào thị trường mua bán trực tuyến

vẫn còn khá thấp bởi lối suy nghĩ “trăm nghe không bằng một thấy” Khách hàng không cảm thấy yên tâm khi không được chạm vào sản phẩm họ muốn mua Thêm

vào đó, hiện tượng lừa đảo qua mạng làm mất lòng tin người tiêu dùng vào mua bán

hàng trực tuyến Chuyền từ hình thức mua truyền thống sang mua hàng trực tuyến đã diễn ra từ khá lâu Tuy nhiên, “hiện nay có hàng trăm, hàng nghìn trang web ảo xuất

hiện mỗi ngày Và không ít khách hàng bị lừa mắt tiền, và chỉ sau khi bị lừa họ mới

bat dau “cach” hình thức mua săm này.”

Bên cạnh đó, với hình thức bán hàng online, quảng cáo bắt mắt từ hình thức

đến chất lượng sản phẩm, nhiều người tiêu dùng cũng luôn có sự cảnh giác nhất định.

Hầu hết các trang mạng rao bán hàng online hiện nay đều có nội dung quy định cụ

thể đối với các thành viên đăng ký về chất lượng hàng hóa, kinh doanh hợp pháp Mặc dù vậy, “thực tế những quy định đó hình như chỉ là hình thức, khi mà hiện nay

rất nhiều mặt hàng được giao bán là hàng giả, hàng kém chất lượng, quảng cáo quá

mức thực tế.” Điều này đã trở thành định kiến, khiến cho doanh nghiệp khó xây dựng lòng tin đối với khách hàng.

1.1.3 Xu hướng của kinh doanh trực tuyến

Sự phát triển nhanh chóng của số lượng người dùng điện thoại thông minh,

cùng sự gia tăng của xu hướng dùng mạng xã hội đã và đang tạo cơ hội cho thị trường

kinh doanh trực tuyến Người tiêu dùng ngày càng thích mua sắm online vì độ tiện

dụng của nó, còn các cửa hàng, doanh nghiệp, thậm chí là các cá nhân kinh doanh

đều đang có xu hướng chuyền sang cách thức kinh doanh online, nhằm đáp ứng tốt

nhất nhu cầu của khách hàng

10

Trang 21

Theo báo cáo mới của Nielsen, công ty đo lường toàn cầu, “nhu cầu sử dụng

sản phẩm công nghệ thông tin và di động đã tăng 11% trong hai năm qua”, đã đáp

ứng những nhu cầu về sự tiện lợi của người tiêu dùng trong hệ sinh thái mua hàng

trực tuyến.

Theo báo cáo Thương mại điện tử của Nielsen (2018), “trong số những người

tiêu dùng truy cập vào internet thì có đến 98% người tiêu dùng đã mua hàng trực

tuyến, tăng 1% so với năm 2017” Báo cáo cũng cho thấy “17% người tiêu dùng đã

sử dụng các nền tảng công nghệ dé mua các thực phẩm tươi sống, tăng 5% so với

năm 2017”, góp phần thúc đây sự tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh

(FMCG) trên kênh thương mại điện tử.

Hiệu suất danh mục trực tuyến

Thời Dulich Sách& Các sản Hoạt Đồ dùng Chăm Nội thất Dich vụ Trò chơi Thực Sản Ytế Thực Quả tang sản phẩm Thức Thức ăn

trang Âm nhạc phẩm động giải gia dung sóc sắc giao điện tử phẩm phẩm vệ we danh cho uống có cho thú

-10% công trí đẹp hàng đồng gói sinh nha tươi trẻ em oh n cưng

nghệ cửa sống

thông tin

wNam2017 == % tăng trưởng so với năm 2018

Hình 1.1 Hiệu suất danh mục trực tuyến

(Nguôn: Nielsen (2018), Báo cáo Thương mại điện tử, Việt Nam)

“Thời trang, du lịch, sách và âm nhạc tiếp tục là các ngành hàng chiếm tỷ trọng

lớn nhất trong các giao dịch trực tuyến (59%, 52% và 51%, tương ứng cho từng danh

mục)” Trong khi đó, các loại hình khác cũng cho thấy sự tăng trưởng đáng ké trong

các hoạt động thương mại điện tử bao gồm dịch vụ giao hàng từ nhà hàng, quán ăn,

11

Trang 22

với “24% người tiêu dùng trực tuyến cho biết họ đã mua hàng với hình thức đó (tăng

5% so với năm 2017), thực phẩm đóng gói (tăng 4% lên 25%) và thực phẩm tươi

sống (tăng 5% lên 17%)”

“Việt Nam có hơn 54% dân số sử dụng internet cùng số lượng lớn người sử

dụng các thiết bị thông minh” được xem là thị trường tiềm năng để phát triển thương mại điện tử Doanh số thương mại điện tử bán lẻ từ các công ty cho người tiêu dùng

(B2C) của Việt Nam năm 2016 đã đạt 5 tỉ USD, chiếm trên 3% tổng mức bán lẻ hàng

hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước Trong 5 năm tiếp theo, thị trường thương

mại điện tử B2C Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2 con số Đây là tiềm năng to lớn của

thương mại điện tử đối với ngành bán lẻ Việt Nam Đặc biệt, nhằm thúc đẩy phát

triển thương mại điện tử, “Thi tướng phê duyệt, tới năm 2020, 50% doanh nghiệp sẽ

co trang thông tin điện tử, 80% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt

hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử”.

Theo báo cáo Global Trust in Advertising của Nielsen (2015), “người tiêu

dùng Việt Nam tin tưởng nhiều nhất vào quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, theo sau đó là mạng xã hội, video trực tuyến và banner trực tuyến” Do vậy, dé nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về xu thế thương mại điện tử cũng như tầm quan trọng

của việc xây dựng hiện diện trực tuyến và thực hiện tiếp thị trực tuyến, nhiều chuyên

gia uy tín đến từ các tổ chức và doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và

kinh doanh thương mại điện tử như Google, Nielsen, Facebook, Vietnam Post,

Alibaba, Mắt Bão, Verisign đã chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình.

Các ý kiến đều khẳng định mỗi doanh nghiệp nhỏ cần có một website Khi mà

ngày nay việc thiết lập một website là rất dé dang, các doanh nghiệp hoàn toàn có thé

tạo dựng một website chất lượng cao để tiếp thị cho hoạt động kinh doanh, và xây

dựng thương hiệu của doanh nghiệp dưới hình thức mà họ có thể kiểm soát được.

“77% các doanh nghiệp nhỏ cho rằng website là công cụ tiếp thị trực tuyến hiệu quả

nhất dé hình thành nhận thức va nâng cao quan hệ khách hàng, tốt hơn bất kỳ công

cụ tiếp thị trực tuyến nào khác”.

12

Trang 23

Các chuyên gia cho rằng, “sử dụng tên miền mở rộng uy tín sẽ đem lại cho các

doanh nghiệp một sự tín nhiệm nhất định Có rất nhiều doanh nghiệp quốc tế, bao

gồm cả 500 công ty thuộc đanh sách Fortune 500, khi cân nhắc các tiêu chuẩn toàn

cầu dé kinh doanh trực tuyến đều đã lựa chọn sử dụng tên miền mở rộng dé xay dung

website cua minh với khát vọng mở rộng kinh doanh vươn ra ngoài mạng lưới khách

hàng hiện tại trong khu vực.”

Như vậy, kinh doanh trực tuyến đang dần trở thành một phần không thê thiếu

của mọi doanh nghiệp.

1.2 Nội dung kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp

1.2.1 Nghiên cứu thị trường kinh doanh trực tuyến

“Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, phân tích thông tin về thị trường, sản phẩm hoặc dịch vụ được chào bán trên thị trường đó Nghiên cứu thị trường có

thể thiết kế để nghiên cứu về chân dung khách hàng, tiềm năng sản phẩm mới và thị

trường mới và chuyền động ngành hàng nói chung.”

Nghiên cứu thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp:

Một là, nghiên cứu thị trường nhằm thu thập các thông tin cần thiết, tin cậy và cập nhật nhất cho việc tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới trên thị trường và khai thác triệt để thời cơ khi chúng xuất hiện “Sự biến động không ngừng của thị trường khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dễ gặp phải rủi ro” Do

đó, nhà quản lý sẽ gặp khó khăn khi phải đưa ra những quyết định kinh doanh quan

trọng nhưng lại không nắm hết được các diễn biến đang xảy ra trên thị trường.

Xuất phát từ nhu cầu này, “các hoạt động nghiên cứu thị trường hướng tới việc

cung cấp cho các nhà quản lý thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất về những diễn biến mới của thị trường, sự thay đổi xu hướng tiêu dùng, thầm mĩ của khách

hàng hay những chuyển động ngành hàng mới nhất.”

Hai là, nghiên cứu thị trường cung giúp các nha quản trị dự báo xu hướng của

thị trường Thị trường luôn biến động liên tục và phản ứng của khách hàng lẫn đối

13

Trang 24

thủ cạnh tranh luôn bất định May thay, hoạt động nghiên cứu thị trường, “thông qua

khai thác nguồn dit liệu đã có về khách hàng va xu hướng thị trường có thé đưa ra một số dự báo về thị trường trong tương lai, từ đó cho phép doanh nghiệp chuẩn bị những đối sách cho những diễn biến sắp tới của thị trường.”

Ba là, nghiên cứu thị trường giúp thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho

hoạch định chiến lược kinh doanh va kế hoạch marketing, tổ chức và thực hiện chiến lược marketing Doanh nghiệp luôn có nhiều bài toán kinh doanh cần giải quyết Vì

sao đoanh số bán hàng tại khu vực bị giảm? Vì sao thương hiệu của sản pham không

đến được với người tiêu dùng? Vì sao chiến dịch marketing không hiệu quả?

Với nghiên cứu thị trường, những bài toán kinh doanh hóc búa đó sẽ được

chuyền hóa thành những câu hỏi nghiên cứu nhỏ hơn Sau đó, bằng những kỹ thuật nghiên cứu thị trường, các nhà nghiên cứu sẽ giải quyết từng câu hỏi nghiên cứu, qua

đó giúp nhà quàn lý giải quyết được bài toán kinh doanh của mình

“Một số bài toán kinh doanh như xác định phân khúc khách hàng hay xác địnhmẫu mã, giá cả sản pham chỉ có thé được giải quyết thông qua hoạt động nghiên cứu

thị trường.”

Cuối cùng, nghiên cứu thị trường hỗ trợ cho mọi hoạt động kinh doanh của

công ty thông qua việc nghiên cứu thái độ, hành vi của khách hàng đối với sản phẩm

của doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường cần thu thập các thông tin về quy mô thị trường theo địa phương, quy mô thị trường ngành hàng, nhóm sản phẩm, thị phần và xu hướng

tăng trưởng, phát triển hay bão hoà của thị trường; thông tin đối thủ và thị phần; hành

vi tiêu dùng của người tiêu dùng, của doanh nghiệp và nhà nước; thông tin chung về

kinh tê, chính tri, xã hội của cả nước va địa phương.

Khi nghiên cứu quy mô và sự phát triển của thị trường, nhà quản trị cần quan

tâm tới các con số như tổng giá trị thị trường, mức tăng trưởng hàng năm và chu kỳ

sản phẩm Doanh nghiệp có thể khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như

nguồn thông tin từ các công ty nghiên cứu thị trường, thông tin từ các hiệp hội doanh

14

Trang 25

nghiệp, thông tin từ báo chí, thông tin từ đối thủ cạnh tranh, thông tin từ hệ thống đại

lý hoặc nghiên cứu thị trường trực tiếp

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu hành vi của khách hàng, bằng

cách phân loại khách hàng theo các tiêu chí khác nhau Phân nhóm khách hàng giúp

nhà quản trị hiểu được đặc điểm, tính cách riêng biệt của từng nhóm khách hàng, từ

đó có thể đưa ra những phương án tiếp xúc khách hàng sao cho phù hợp và đem lạihiệu quả cao Điều này giúp cho ngân sách marketing của doanh nghiệp được chi tiêumột cách khôn ngoan, từ đó giảm thiểu chi phi cho doanh nghiệp

Để đánh giá chính xác hon, nhà quản trị có thé phân nhóm khách hàng theo

các tiêu chí như theo loại khách hàng (khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh

nghiệp) theo địa lý, theo nhân khẩu, theo tâm lý, theo lòng tin và lối sống (tôn giáo,

chính tri, dân tộc, văn hóa ).

1.2.2 Xây dựng hệ thống kinh doanh trực tuyến

1.2.2.1 Xây dựng và hoàn thiện website

Đối với doanh nghiệp hoạt động qua mạng hoàn toàn hoặc là doanh nghiệp thương mại điện tử, có lẽ sẽ cần trang web được thiết kế và chăm chút bởi chuyên gia

trong lĩnh vực Mặt khác, nếu đó chỉ là một công cụ tiếp thị cho hoạt động kinh doanh

mà ở đó, hầu hết các hoạt động đều không dùng đến mạng (chẳng hạn như dịch vụ spa cho thú nuôi hay viết tiêu thuyết), nhiều khả năng website tự tạo cũng đã đủ cho mục đích của này.

Trên website của công ty cần đăng tải những thông tin cơ bản như: giới

thiệu công ty, các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty đang kinh doanh, cửa hàng

trực tuyến, thông tin liên hệ để giúp cho khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức)

có thể năm được thông tin về doanh nghiệp Website không chỉ được thiết kế

để cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của bạn mà

nó còn phải là công cụ tiếp thị khẳng định rõ lý do vì sao doanh nghiệp của bạn

lại là lựa chọn tốt hơn

15

Trang 26

Ngoài ra, cần cải thiện vị trí hiển thị của website trong kết quả tìm kiếm thông

qua những phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) SEO sẽ giúp website của doanh nghiệp hién thị gần vị trí đầu tiên trong kết quả tìm kiếm qua mạng.

1.2.2.2 Xây dựng các kênh kinh doanh trực tuyến

Cùng với sự phát triển của công nghệ, các kênh bán hàng trực tuyến ngày càng trở

nên đa dang Các trang mạng xã hội (như Facebook, Instagram, Zalo, ) và sàn thương

mại điện tử (Amazon, Shopee, Lazada, ) là những kênh phổ biến giúp cho doanh nghiệp

dé dàng tiếp cận được khách hàng Những kênh này còn cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp Marketing dé quảng bá sản phẩm với khách hàng mục tiêu.

1.2.2.3 Lựa chọn phương thức thanh toán toán trực tuyến

“Thanh toán trực tuyến là dich vụ trung gian giúp khách hàng thanh toán hàng

hóa hay dịch vụ trên các website bán hàng cho phép thanh toán trực tuyến và có kết

nôi với các công thanh toán thương mại điện tử.”

Sau đây là một số thông tin về các hình thức thanh toán điện tử phô biến nhất

tại Việt Nam:

- Thanh toản qua thẻ

Chiếm khoảng 90% các giao dịch thanh toán thương mại điện tử nên đây được

coi là hình thức thanh toán thương mại đặc trưng nhất Thanh toán qua thẻ gồm có

hai loại: thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế (Visa, Master, Master Express, ) và

thẻ ghi nợ nội địa.

- Thanh toán bằng ví điện tử

Dé có thé thực hiện thanh toán trực tuyến, khách hàng phải sở hữu ví điện tử

như AirPay, Momo, Moca, ZaloPay, VNPAY-QR từ đó khách hàng mới có thé

thanh toán trực tuyến trên những website chấp nhận những loại ví điện tử này.

16

Trang 27

- Tra tiền mặt khi mua hang online

Hình thức này được người tiêu dùng khá ưa chuộng và tin tưởng khi sử dụng.

Hau hết các trang thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, đều sử dụng hình

thức thanh toán khi nhận hàng (ship COD) Với hình này, người sử dụng có thể thanh

toán bằng tiền mặt khi nhận hàng hóa mình đặt mua online.

- Thanh toán bang SmartPhone (Điện thoại di động thông minh)

“Đây là hình thức thanh toán khá phổ biến tại nhiều nước và có tiềm năng phát

triển tại Việt Nam trong thời gian tới Với hình thức này, khách hàng có thé thanh

toán trực tuyến thông qua điện thoại thông minh với dịch vụ mobile banking Đây là

hình thức được xây dựng trên mô hình liên kết giữa ngân hàng, cung cấp viễn thông,

hệ thống tiêu dùng và người tiêu dùng.”

- Thanh toán qua các công thanh toán điện tử

“Đây là hệ thống phần mềm trung gian kết nối giữa người bán, người mua với

ngân hàng để hỗ trợ và thực hiện dich vụ thu và chi cho khách hàng có tài khoản tin dụng ở ngân hàng.” Một số công thanh toán khá phổ biến tại Việt Nam được biết đến

như: Smartlink & banknetvn, và OnePay.

1.2.2.4 Lựa chọn phương thức vận chuyển

Một trọng những vấn đề lớn của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hiện

nay là làm sao để khách hàng có thể nhận được hàng nhanh nhất với chỉ phí vận chuyên thấp nhất có thể Trên cơ sở đó, các công ty chuyên cung cấp dịch vụ giao

hàng online ra đời, ngày càng phô biến và đa dang hơn về các loại hình cũng như giá

cả dịch vụ.

Dưới đây là một số các phương thức giao hàng phổ biến:

- Thué shipper riêng

Doanh nghiệp sẽ phải tự đóng gói hàng và giao cho shipper của mình đưa đến

tay khách hàng Cách này chỉ phù hợp với các mặt hàng có kích thước vừa và nhỏ

| TT THONG TIN THU VIEN

17 Xây P

Trang 28

trong phạm vi vận chuyển ngắn Có ưu điểm là nhanh chóng nhưng lại không thực sự

đáng tin cậy va chi phí cũng khá cao.

- Gui hàng qua bưu điện

Sau khi chốt đơn với khách hàng, nhân viên của công ty sẽ phải tự đóng góitheo đúng tiêu chuẩn của bưu điện và mang đến bưu điện dé gửi Cách này được đảmbảo hơn nhưng cũng không ít trường hợp bưu điện làm thất lạc bưu kiện và thời gianvận chuyền quá lâu, chưa kể phải mang ra tận bưu điện gửi hàng cũng làm mat không

ít thời gian.

- Sir dung dịch vụ ship COD và chuyển phát nhanh

Ship COD (dịch vụ giao hàng thu tiền hộ) là hình thức khá phổ biến với các

cửa hàng online bởi khách hàng luôn ưu tiên phương thức này hơn là chuyển khoảnthanh toán Ưu điểm của nó là lay được long tin từ khách hang, thuận tiện cho cả

người mua và người bán Tuy nhiên có nhược điểm là chi phí cao và thời gian lấy tiền lại khá lâu Thêm vào đó, khi khách hàng hủy đơn hàng hoặc đổi ý, không muốn

mua hàng nữa, người bán sẽ phải chịu phí vận chuyên hai chiêu dé nhận lại hàng.

Các hãng chuyên phát nhanh xuất hiện ngày càng nhiều khiến các chủ cửa

online băn khoăn không biết chọn dịch vụ của hãng nào Chuyển phát nhanh có ưu

điểm vượt trội về tiện ích và tốc độ giao nhận so với bưu điện Các loại hàng hóa nằmtrong danh mục được phép vận chuyên không ké hình dáng, kích cỡ đều sẽ được giao

tận tay người nhận.

Mỗi phương thức vận chuyển đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định, doanh

nghiệp có thé đưa ra nhiều phương thức dé khách hàng có thé lựa chọn phương thức

thuận tiện nhất cho mình

1.2.2.5 Xây dựng quy trính xử lý đơn hàng

Trong quá trình làm chương trình quản lý kinh doanh trực tuyến, việc đánh

dau các bước này rat quan trọng Nếu không làm đúng va đủ các xác nhận trong tiến

trình, việc xử ly đơn hàng có thé gặp các thao tác lỗi không được nhận ra Tat nhiên

18

Trang 29

việc quản lý vận đơn nói chung, các thống kê quan trọng sẽ gặp cản trở Việc này sẽ

càng mở rộng khi số lượng đơn hàng/ngày lớn và số đơn hàng tích lũy theo năm thángtăng dần Xử lý đơn hàng không tốt sẽ dẫn đến việc gửi sai hàng, thiếu hàng, bỏ sótđơn hang, Điều này không chỉ gây tổn thất về doanh thu của công ty ma còn gâyton thất về uy tín

1.2.3 Tổ chức thực hiện hoạt động mua bản trực tuyến

Sau khi đã nghiên cứu thị trường và xây dựng hệ thong kinh doanh trực tuyến,

doanh nghiệp tiến hành tổ chức thực hiện hoạt động mua bán trực tuyến như sau:

- _ TỔ chức mạng lưới bán hang

Doanh nghiệp lựa chọn cho mình một mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng

phù hợp, tiến hành triển khai và phát triển mạng lưới bán hàng nhằm mục đích đạt

được mục tiêu bán hàng.

- - TỔ chức lực lượng ban hang

Bao gồm một số công việc chính như xác định cơ cấu lực lượng bán hàng, xácđịnh các tiêu chuẩn của lực lượng bán hàng, tuyển dụng lực lượng bán hàng theo quy

trình, đào tạo lực lượng bán hàng theo quy trình, tạo động lực cho lực lượng bán hàng.

Doanh nghiệp cần kiêm soát hoạt động bán hàng dé thấy được thực trạng cũng

như kết quả của việc thực hiện kế hoạch bán hàng đã đề ra Từ đó, doanh nghiệp có

thể nhìn thấy những vấn đề còn tồn đọng và có phương án điều chỉnh cho phù hợp nham đảo bảo mục tiêu đã dé ra.

- To chức triên khai mua hàng

Tô chức triên khai mua hàng là quá trình tìm kiêm va lựa chon nhà cung cap, tiên hành thương lượng và đặt hàng, triển khai giao nhận và thanh toán hợp đồng mua hàng.

Doanh nghiệp đánh giá công tác mua hàng qua hai nội dung: đánh giá kết quả mua hàng và đánh giá đội ngũ mua hàng Đánh giá kết quả mua hàng nhằm phân tích

các kết quả đạt được trong quá trình mua hàng cũng như hiệu quả của hàng mua, chất

19

Trang 30

lượng của nhà cung cấp, các vấn đề phát sinh trong quá trình mua hàng Đối với độingũ mua hàng, đánh giá thành tích chú trọng vào hiệu quả của lần mua hàng, đánh

giá năng lực của người mua hàng Thông qua việc đánh giá này, doanh nghiệp sẽ tiến

hành các hoạt động điều chỉnh chính sách, quy trình mua hàng, chế độ thưởng phat.,

1.2.4 Đánh giá hoạt động kinh doanh trực tuyễn

1.2.4.1 Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Chỉ số được coi là hữu hình và thiết yếu nhất trong lĩnh vực Kinh doanh trực tuyến là tỷ lệ chuyền đổi Tỷ lệ này là phần trăm của các đơn hàng được tạo ra tương ứng với tổng số khách truy cập vào trang web của doanh nghiệp Ví dụ, có 10.000 khách truy cập trong một khoảng thời gian nhất định và có được 500 khách hàng mua

hàng trong khoảng thời gian đó, tỷ lệ chuyển đổi sẽ là 5% Nghĩa là cứ 100 khách

truy cập sẽ có 5 người mua hàng.

Khi đánh giá tỷ lệ chuyên đổi, điều quan trọng là phải biết được cơ sở kỳ vọng

là gì Tỷ lệ chuyên đổi trực tuyến trên toàn thế giới dao động từ 2,5-3,25% trong

những quý gần đây Dữ liệu ở Hoa Kỳ cũng tương đồng với dữ liệu toàn cầu Tuy

nhiên, thật thú vị, tỷ lệ chuyển đổi ở Anh Quốc cao hơn khoảng 2% so với tỷ lệ ở Mỹ

và toàn câu.

20

Trang 31

Nó cũng hữu ích khi so sánh tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp với những

trang web của công ty khác có hình thức kinh doanh tương tự Các doanh nghiệp phần

mềm có xu hướng chuyên đổi với tỷ lệ cao hơn khoảng 1% so với tỷ lệ chuyển đôi

trung bình của lĩnh vực kinh doanh trực tuyến toàn cau, trong khi đó các trang web

kinh doanh sản phẩm phục vụ các môn thể thao ngoài trời chuyển đổi với tỷ lỆ caohơn khoảng 2% so với tỷ lệ chuyên đôi trung bình

Ngoài ra, có thé phân tích chi tiết hơn nữa dé xác định ty lệ chuyền đổi dựavào các chiến lược tiếp thị cụ thể được sử dụng và từng loại khách hàng khác nhau

Vi dụ, tỷ lệ chuyên đôi của những khách truy cập lần đầu thông thường sẽ thấp hơn

so với tỷ lệ tương ứng của những khách truy cập thường xuyên và lặp lại Nếu bạn có

thể xác định được kênh quảng cáo sé, truyền thông xã hội và bat kỳ kênh nào khác giúp thúc đây chuyển đổi hiệu quả hon, bạn có thé tập trung nguồn lực tối đa vào những kênh đó.

1.2.4.2 Tỷ lệ hủy bỏ giỏ hàng (Abandoned Cart)

Tỷ lệ hủy bỏ giỏ hàng là một phép đo lường của những cơ hội bị bỏ lỡ và nó

có mối tương quan chặt chẽ đến tỷ lệ chuyển đổi Có một vài nhân tố phổ biến dẫn

đến tỷ lệ hủy bỏ giỏ hàng cao Việc thực hiện một số chiến lược hiệu quả đề giảm nhẹ

những nguyên nhân này có thể giúp doanh nghiệp giảm đáng ké ty lệ hủy bỏ giỏ hàng đồng thời làm tăng tỷ lệ chuyên đổi.

Tỷ lệ hủy bỏ giỏ hàng cũng dao động tùy theo ngành, nhưng phạm vi thường

là từ 50-75% đối với các trang web Kinh doanh trực tuyến chuyên nghiệp Những

con số này có nghĩa là phần lớn những người bắt đầu quá trình mua hàng đều rời khỏi

trang web mà không hoàn thành việc mua hàng Việc theo dõi tỷ lệ giúp nhà quản trị

xác định được mức độ vấn đề của doanh nghiệp, và cho phép họ tập trung vào các

chiến lược dé giảm tỷ lệ hủy bỏ giỏ hàng

1.2.4.3 Giá trị trung bình mỗi đơn hàng (Average Order Value)

Tỷ lệ chuyên đổi những khách truy cập thành khách hàng mua hàn g chỉ là mộtyếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Giá tri trung bình

21

Trang 32

mỗi đơn hàng cũng đóng một vai trò quan trọng không kém Một doanh nghiệp tạo

ra trung bình mỗi đơn hàng là 30 đô-la và có được 1.000 đơn hàng mỗi tháng sẽ kiếm được nhiều hơn 10.000 dé-la so với một trang web tương tự nhưng chỉ tạo ra giá trị

trung bình mỗi đơn hàng là 20 đô-la với cùng lượng đơn hàng và cơ sở khách hàng.

Theo dit liệu gần đây của RJ Metrics, có đến 90% tong số lượng người mua

hàng trực tuyến chỉ tiêu trung bình 54 đô-la cho mỗi đơn đặt hàng (xem hình bên

dưới) Mặc dù dữ liệu này giúp người quản trị có một cái nhìn chỉ tiết về những gì họ

có thê chờ đợi về giá trị chi tiêu trung bình của đa số người tiêu dùng, dữ liệu của

nhóm 10% những người có mức chỉ tiêu lớn thực sự mang lại nhiều kỳ vọng hơn Gia

trị trung bình mỗi đơn hàng trong số top 10% những người mua hàng là 163 đô-la và

top 1% có giá trị trung bình lên tới 267 dé-la.

Nếu thu hút được càng nhiều khách hàng thuộc nhóm 10% tổng số người chỉ tiêu

cao và 1% nhóm những người có mức chỉ tiêu đặc biệt cao, doanh nghiệp càng có cơ hội tốt hơn dé gia tăng giá trị trung bình mỗi đơn hàng Bên cạnh đó, các yếu tố khác như có

một trải nghiệm người dùng mạnh mẽ, có chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho các khách

hàng mua gộp các sản phẩm, và theo dõi hiệu quả các chiến dịch truyền thông qua email

có thé góp phan cải thiện giá trị trung bình của các đơn đặt hàng.

1.2.4.4 Tỷ lệ bỏ trang (Bounce Rate)

Tỷ lệ bỏ trang là phần trăm của những khách truy cập vào trang web nhưng

ngay sau đó thoát khỏi trang đích mà không nhấp vào bắt kỳ trang nào khác Tỷ lệ bỏ

trang cao nó đồng nghĩa với việc khách truy cập đang không tương tác với nội dung

mà doanh nghiệp đăng tải và không thấy thông tin hoặc tài nguyên của doanh nghiệp

có giá trị đôi với họ.

Trong lĩnh vực Kinh doanh trực tuyến, tỷ lệ bỏ trang cao có nghĩa là doanh

nghiệp đang không kết nối tốt với những khách truy cập cũng như không có một trang

đích có sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của họ Trong trường hợp này,

hãy xem lại các chiến lược truyền thông xã hội và quảng cáo số dé bảo đảm thị trường

mục tiêu, thông điệp, và trang đích được đồng bộ với nhau Dé thúc đây doanh thu,

ao

Trang 33

doanh nghiệp cần những khách truy cập thích thú tìm hiểu và khám phá nội dung

cũng như các giải pháp mà doanh nghiệp cung cấp.

Một chỉ số khác gắn liền với tỷ lệ bỏ trang là khoảng thời gian truy cập Thời

gian trung bình truy cập của khách truy cập càng dài bao nhiêu, họ càng có nhiều khả

năng mua hàng của bạn bấy nhiêu Chỉ số lý tưởng là đồng thời có một tỷ lệ bỏ trang

tương đối thấp và khoảng thời gian truy cập trung bình cao.

1.2.4.5 Chi phí mỗi lần có khách hàng mới (Cost Per Acquisition)

Doanh nghiệp phải dau tư rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức vào việc

kinh doanh để thu hút các khách hàng Tuy nhiên, điều quan trọng là phải theo dõi và biết được số tiền cần phải chỉ ra để có được mỗi khách hàng CPA được tính bằng cách chia tông số tiền chi tiêu về quảng cáo của công ty trong một khoảng thời gian

nhất định cho tổng số khách hàng mới lần đầu đặt hàng trong cùng khoảng thời gian

đó Ví dụ, nếu đầu tư 5.000 đô-la vào quảng cáo và thu hút 250 khách hàng mới, thì

CPA của là 20 đô-la Mỹ.

CPA dao động đáng kể tùy theo từng ngành, nhưng đữ liệu gần đây của Google

Adwords cho thấy rằng CPA trung bình tổng thé thông qua nền tảng quảng cáo của

nó là khoảng 60 đô-la Các nhà quảng bá công nghệ có mức CPA trung bình ở mức thấp nhất với chi phí khoảng 20-đô la cho mỗi khách hàng mới có được Bên cạnh chuẩn ngành, cũng có thể thực hiện phép so sánh giữa CPA với giá trị trung bình mỗi

đơn đặt hàng để biết rõ tình trạng sức khỏe tài chính của các hoạt động kinh doanh trực tuyến Chỉ số lý tưởng là khi đồng thời có giá trị trung bình đơn đặt hàng cao

hơn trung bình và CPA thấp hơn trung bình ngành Lúc này nhà quản tri hoàn toàn

có thé nghĩ đến việc tăng ngân sách quảng cáo dé thu hút thêm nhiều khách hàng phù

hợp với cơ sở khách hàng hiện tại của doanh nghiệp.

1.2.4.6 Tỷ lệ mua hàng lặp lại (Repeat Purchase Rate)

Tỷ lệ mua hàng lặp lại là phần trăm số khách hàng quay lại mua hàng khác.

Nó còn được gọi là tỷ lệ khách hàng lặp lại, tỷ lệ đặt hàng lại hoặc thậm chí là tỷ lệ giữ chân khách hàng Tỷ lệ mua hàng lặp lại luôn dao động trong khoảng từ 0% đến

2

Trang 34

100%, với tỷ lệ càng cao thì càng tốt Tỷ lệ 0% tướng ứng với 0 khách hàng quay lại

mua hàng, tỷ lệ 100% có nghĩa là tất cả khách hàng cũ đều quay lại và thực hiện giao

Ngược lại, những doanh nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng lâu bền sẽ có tỷ lệ mua

hàng lặp lại thấp hơn Mặt khác, các cửa hàng có danh mục sản phẩm lớn hơn

cũng có xu hướng có tỷ lệ mua hàng lặp lại cao hơn do có nhiều sự lựa chọn để thu hút khách hàng.

Việc theo dõi dữ liệu về cơ sở khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ hủy bỏ giỏ

hang, tỷ lệ bỏ trang, CPA và tỷ lệ mua hàng lặp lại giúp các nhà quản trị hiểu được những gì đang phát huy hoặc không phát huy hiệu quả trong các hoạt động hiện tại

của doanh nghiệp Nhà quản trị cần sử dụng những phép đo lường này để xác định

cơ hội cải thiện và thiết lập mục tiêu mới.

1.3 Cơ sở bảo đảm kinh doanh trực tuyến

1.3.1 Bảo đảm chất lượng nguôn nhân lực của doanh nghiệp

Kinh doanh trực tuyến ngày càng phổ biến và trở thành xu hướng tat yếu ở các

nước, trong đó có Việt Nam Hiện các doanh nghiệp trong nước đã có sự chuẩn bị

nhất định cho việc khai thác kênh xúc tiến bán hàng tiềm năng này Trong những năm

gần đây, nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến đang giữ một tỷ

trọng không nhỏ trên thị trường tuyển dụng và đang có xu hướng gia tăng Bên cạnh

những tín hiệu khả quan về nhu cầu thị trường, chính sách của chính phủ, nguồn lao

động trẻ nhanh nhạy trong các lĩnh vực công nghệ thông tin cũng là một yếu tố thuận

lợi cho sự phát triển của nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến Tuy

nhiên, bài toán nguôn nhân lực vẫn đang tìm lời giải đáp cho các vấn đề về thực trạng

24

Trang 35

đào tạo, kinh nghiệm và kỹ năng người lao động bởi để phát triển nguồn nhân lực đủ mạnh, có kinh nghiệm và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu là không dễ.

Việc ứng dụng kinh doanh trực tuyến có những yêu cầu đặc thù, nguồn nhân lực phục vụ cho kinh doanh trực tuyến cần đáp ứng yêu cầu cao về chuyên môn:

Thứ nhất, kinh doanh trực tuyến khác với thương mại truyền thống ở chỗ “các hoạt động thương mại được tiến hành trong môi trường điện tử và dựa trên những qui định, những nguyên tắc và yêu cầu riêng (về giao dịch, về thanh toán, về an toàn, về hệ thống luật pháp, về khiếu nại tranh chấp )” Điều này đòi hỏi

những người lao động trực tiếp và những người quản lý kinh doanh phải hiểu

rõ các thao tác kỹ thuật, những quy định và nguyên tắc thực hiện kinh doanh

trực tuyến.

Thứ hai, nền tảng của kinh doanh trực tuyến là công nghệ thông tin “Các hoạt mua bán được thực hiện trên cơ sở ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin như

các kỹ thuật truyền dẫn thông tin, hệ thống dia chỉ và tên miền, kỹ thuật kết nối, các

trang tin dé tiến hành các giao dịch thương mại” Hơn nữa, các công nghệ ứng dụng trong kinh doanh trực tuyến luôn luôn thay đổi với tốc độ vô cùng nhanh chóng, các

công nghệ mới thường xuyên ra đời thay thế cho công nghệ hiện tại Do vậy, những

người làm kinh doanh trực tuyến cần phải nắm vững những vấn đề liên quan đến

thương mại và công nghệ thông tin để có thể vận dụng thành thạo các ứng dụng công

nghệ thông tin khi tiến hành các giao dịch thương mại điện tử, đồng thời phải thường

xuyên cập nhật những công nghệ mới, nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới trong

kinh doanh trực tuyến.

Thứ ba, kinh doanh trực tuyến là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế tri

thức Do đó, nhân lực kinh doanh trực tuyến, đù đó là người thực hiện hay người quản

lý, đều là những đối tượng lao động có hàm lượng tri thức cao “Họ cần duoc tiến

hành đào tạo có hệ thống, trải qua các trình độ từ cơ bản đến chuyên sâu tương ứng

với từng vị trí, từng nhiệm vụ và theo từng chuyên ngành cụ thê.”

25

Trang 36

1.3.2 Bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật

Kinh doanh trực tuyến là những giao dịch thương mại được thực hiện chủ yếu

thông qua máy tính và mạng internet Do đó, để kinh doanh trực tuyến có thể phát

triển được, yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là không thể thiếu

Các yếu tố trong ha tang công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm:

- _ Các yếu tô thuộc về “phần cứng” như máy tính, thiết bị mạng

- _ Yếu tố thuộc về “phần mềm” như phần mềm, các ngôn ngữ lập trinh,

- Cac hệ thống dịch vụ viễn thông cố định, di động

- Internet và các dich vụ gia tăng dựa trên nền internet

- Bao mật, an toàn và an ninh mang

Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để kinh doanh trực

tuyến phát triển phải đạt được những mục tiêu sau:

- Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp có thé sử dụng các thiết bị

công nghệ thông tin và truyền thông như máy tính và các thiết bị xử lý.

- Cho phép người dân và các tô chức, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông cơ bản và Internet với giá rẻ Ngoài ra, mọi doanh nghiệp, cộng đồng và

công dân đều được kết nối và tiếp cận tới cơ sở hạ tầng băng rộng và di động

- _ Thiết lập được các hệ thống mạng viễn thông cố định và không dây mạnh.

Nâng cao năng lực đường tuyén với hệ thống băng thông rộng, cho phép

các tổ chức và doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ chất lượng cao vào các

ứng dụng công nghệ thông tin của mình với chi phí chấp nhận được Ngoài việc

đâu tư mới cho các thiết bị, việc nâng cấp các hệ thống thiết bị hiện thời là điều

không thể thiếu, vì các ứng dụng kinh doanh trực tuyến ngày càng phức tạp hơn,

dung lượng dit liệu cần truyền tải ngày càng lớn hon, do đó, yêu cầu về mặt thiết

bị và công nghệ cũng cao hơn.

26

Trang 37

1.3.3 Bảo đảm nguôn lực tài chính

Dé hoạt động, mỗi doanh nghiệp đều cần có tiền vốn Số tiền vốn này được

đầu tư vào quá trình kinh doanh với mong muốn tạo ra số tiền nhiều hơn so với sốtiền vốn đã đầu tư ban đầu Nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh trực tuyến được sửdụng để, mua sắm các tài sản hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tức là các tài

sản sử dụng để tạo ra thu nhập trong quá trình hoạt động kinh doanh Do hoạt động kinh doanh trực tuyến được thực hiện trên nền tảng online nên doanh nghiệp cần có

khoản đầu tư vào công nghệ cũng như ngân sách cho hoạt động marketing nhằmquảng bá sản phâm và tiếp cận khách hàng

27

Trang 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH TRỰC

TUYẾN CUA CONG TY CO PHAN PHAN MEM VÀ

DAU TU CONG NGHE LIVA

2.1 Thực trạng bảo đảm kinh doanh trực tuyến của Công ty cỗ phần Phan mềm

và Đầu tư Công nghệ LIVA

2.1.1 Tổ chức bộ máy và nhân sự của Công ty cé phan Phan mềm và Đầu tư Công

nghệ LIVA

2.1.1.1 Giới thiệu công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần Phan mềm va Dau tư Công nghệ LIVA

Tên giao dịch: LIVA Software and Investment Technology Joint Stock

Company

Tên viết tắt: LIVA.,JSC

Địa chỉ: Số 14, ngõ 26, phố Đông Tác, phường Kim Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Website: www.liva.com.vn Email: sales@liva.com.vn

Tài khoản số: 111 20867249 017 mở tại Ngân hang Techcombank Chi nhánh

Techcombank BigC

Mã số thuế: 0102758699

“Công ty cổ phần Phần mềm va Dau tư Công nghệ LIVA được thành lập vớimục tiêu trở thành một công ty hàng đầu về cung cấp các giải pháp kinh doanh trực

tuyến Với đội ngũ nhân sự dày dạn kinh nghiệm, LIVA tạo ra những sản phẩm cao

cấp với phong cách hiện đại, tạo hiệu quả cao cho khách hàng.”

28

Ngày đăng: 18/10/2024, 00:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w