1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Phát triển kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Á Châu - PGD Kim Đồng

92 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN VIEN THUONG MAI VA KINH TE QUOC TE

CHUYEN DE THUC TAP

DE TAI:

Sinh vién : Nguyễn Phuong Thảo

Chuyén nganh : Kinh doanh quốc tế

Hà Nội — 04/2023

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN VIEN THUONG MAI VA KINH TE QUOC TE

TOÁN QUOC TE TẠI NGAN HÀNG TMCP A CHAU

-PGD KIM DONG

Ho va tén : Nguyễn Phương Thảo

Ngành : Kinh doanh quốc tế

Lớp : Kinh doanh quốc tế 61B Mã số SV : 11194811

Giảng viên hướng dẫn : TS Bùi Thị Lành

Hà Nội — 04/2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và biết rõ những hành động xâm phạm sự chuẩn mực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu là việc tôi tự nguyện tiến hành và không vi phạm quy định về sự trung thực trong học thuật Các sé liệu va thông tin trình bày trong bài nghiên cứu đều là do em tự nghiên cứu và tổng hop, có nguồn gốc chính xác và hoàn toàn không sao chép bất cứ nghiên cứu khoa học nào

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Vậy là hành trình bốn năm thanh xuân vô cùng đáng giá của em đã kết thúc Chuyên đề thực tập: "Phát triển kinh doanh dich vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP A Châu — PGD Kim Đồng" đã đánh dấu sự trưởng thành đáng ké trong tư duy và nhận thức ké từ ngày em đặt chân vào cánh công trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Dé tiễn tới mục tiêu to lớn này, lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã xây dựng môi trường giáo

dục lý tưởng giúp chúng em được yên tâm nghiên cứu và học tập Em xin gửi lời cảm

ơn các thầy cô Viện Thương Mại Và Kinh Tế Quốc Tế đã nhiệt tình hướng dẫn và truyền đạt đến các bạn em vốn tri thức phong phú, không những các em vững kiến

thức mà còn có thêm kĩ năng, kinh nghiệm trong thực tiễn Đó sẽ là hành trang quý

báu khi chúng em ra ngoài và làm việc trong nhiều các môi trường làm việc Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến TS Bùi Thị Lành đã nhiệt tình hướng dẫn, đôn đốc, chỉnh sửa và đưa ra những lời nhận xét xác đáng giúp em có thé thực hiện luận văn

tốt nghiệp một cách tốt nhất Cô đã giúp em tháo gỡ những khúc mắc và các câu hỏi

cực kỳ tâm huyết.

Em cũng xin chân thành cảm ơn giám đốc đơn vị cùng toàn thê các anh chị cán bộ nhân viên tại ACB — PGD Kim Đồng đã tạo điều kiện tốt nhất và tận tình bảo ban, hướng dẫn em trong quá trình thực tập dé em có thé hoàn thiện chuyên đề thực tập.

Lời cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn to lớn tới tất cả người thân, gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh giúp đỡ và động viên em suốt thời gian qua.

Mặc dù đã rất cé gắng nhưng do thời gian hạn hẹp cũng như kiến thức nên

chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô dé chuyên đề thực tập của em được hoàn chỉnh hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2023

Sinh viên

Nguyễn Phương Thảo

Trang 5

LOI CAM ĐOAN ©cccccccccees i

LỜI CẢM 0), en ii

MUC Hi na iii

DANH MỤC TỪ VIET TAT oo.ieccccccccceccceccccscsssecssessecssessecssessecssessecssessscssesssesseeseeens vi DANH MỤC BANG 2 occcccccccessssssssessessessessessessessesavcsscsvesscsuesessussaessssatssesseeaeaseasees viii

PHAN MỞ ĐẦU 2-5-5 2S SE 11211211211271211717111111111 21111111111 11g |

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN KINH DOANH DỊCH VỤ

THANH TOÁN QUOC TE TẠI NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương

1 a 4

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mai 4 1.1.2 Đặc điểm của các dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại 5

1.1.3 Vai trò của dich vụ thanh toán quốc tẾ - 2 s+sz+++zzzzxzrezred 5 1.2 Các phương thức thanh toán quốc tẾ - 2-22 s2s£+zx+£xz+rxerszered 8

1.2.1 Phương thức chuyên tiền 2-2-2 SE +E££E££E£EEE2EEEEEEEEEEEEEEerkerkerkrred 8

1.2.2 Phurong án vàn 101.2.3 Phương thức thanh toán thư tín dụng chứng từ -«+<+<s++ 13

1.2.4 Phương thức giao chứng từ trả tiền (Cash against Documents — CAD) 15

1.3 Phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT của ngân hang thương mại 16 1.3.1 Quan điểm về phát triển kinh doanh dich vụ TTQT -. - l6 1.3.2 Nội dung phát triển kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế 17 1.3.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT 22 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại

ngân hàng thương mại - G2253 311211311 11911191 111 1 11 111g ng rệt 23

1.4.1 Nhân tố bên ngoài - ¿2£ ¿+ £+E£+EE+EE£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErrrrrkee 23 1.4.2 Nhân tố bên trongg - ¿+ ©+£++++++++EE+EE++EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrrrrrkrrrree 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN KINH DOANH DỊCH VỤ

THANH TOÁN QUOC TE TẠI ACB - PGD KIM DONG GIAI DOAN

2019-2022 oe eeccescesceseescceseeseesseeseceeesecsecesecsecesecsecsecseceseesecseesecseeesecseeesecseeesecseeeseeseeeneesees 28

2.1 Giới thiệu chung về ACB — PGD Kim Đồng 2 2525555552 28 2.1.1 Khái quát về ngân hàng TMCP A Châu -2- 2+ ©z+++2zz+zxe+zeeẻ 28

Trang 6

2.1.2 Khái quát về ACB — PGD Kim Đồng -2- 22 + ©5z+cxzzerxecred 29 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh chung của ACB — PGD Kim Đồng giai

đoạn 200119-2()22 - - L9 91 91111 HH HH TT TT HH HH ng 33

2.2.1 Hoạt động huy động vốn -¿ +-©22+EE+EE£EEEEEEEEECEEEErkrrrkerkerred 33 2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh -2- 2 +©++2++2zxzzxezrxrerxeersed 35 2.3 Nội dung phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT tai ACB - PGD Kim

Đông gia đoạn 20019-2()22 - - 0 011 111111 111111 111111 1 11 01 TH Ho nàng nàn 372.3.1 Nghiên cứu thị fTường c5 + + 1k9 9 vn ng nưkp 37

2.3.2 Lập kế hoạch phát triển kinh doanh dịch vụ TTỌQT -s- 38 2.3.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT 40 2.3.4 Kiểm tra, kiểm soát và đánh giá phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT 43

2.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình kinh doanh doanh dịch vụ TTQT của

ACB - PGD Kim Đồng giai đoạn 2019-2022 - - - c + + Hy ep 44

2.5.1 Doanh thu từ dịch vụ TTQT, 6+ S11 13*2 E2 EEEEEEESEserrssseree 44

2.5.2 Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQÏT - -<-<<+<s++ 46

2.5.3 Số lượng hợp đồng sử dụng dich vụ TTQT 2- sz+cs+szcs4 41

2.5.4 Cơ cau các phương thức TTỌQTT 2 + ©£+x+2E£+£x£E++rxzzxerxezred 48

2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh dịch vụ

TTQT tại ACB — PGD Kim Dong giai đoạn 2019-2)22 ccs-c+<52 50

2.5.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài - + ¿5z +sz+sz+ze+s+2 50

2.5.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên tTONE - «+ s + £ssseeeseesse 33

2.6 Đánh giá phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT tại ACB - PGD Kim

Đông giai đoạn 2019-2022 - - HH HH ng ng ng ng nà 572.6.1 Nhting mat dat QUOC 20.0 - 57

2.6.2 Những mặt hạn Ch6 ccscceccssccssssessessessessessessessussussssssessessessessessecsecscseeaes 58 2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế 2- 2-22 ©+22++2z++2cx+ezxesrsed 58 3.1 Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh doanh dịch vụ thanh toán

quôc tê của ACB — PGD Kim Đông . Án HH, 61

E24) 9ê 4 62

3.2 Định hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc

tê của ACB — PGD Kim Dong đên năm 2025, tam nhìn 2030 63

iv

Trang 7

3.2.1 Định hướng chiến lược phòng khách hàng doanh nghiệp 63 3.2.2 Định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế 64

3.3 Các giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế của ACB

— PGD Kim Đông dén năm 2025 tâm nhìn 203 - 5-55 S<<<xsec+s 64

3.4 Một số kiến nghị nhằm phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT 70 3.4.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng ACB - 2 ccctccxecEerErErrrerrerree 70 3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hang Nhà nước 2: 5+ s+s+szzzz+ze+se2 74 3.4.3 Kiến nghị với Chính phủ -¿- ¿+ ++2+++£E+tEEx2Exzrxrsrxrsrxeerked 75 KET 00.9077 4Sa 71

TÀI LIEU THAM KHAO 22-22 ©2£22E2EEtSEECSEEEEEEEEEEEEEErrkxrrrkrrrkee 79

Trang 8

DANH MỤC TU VIET TAT

STT | Từ viết tat | Viết đầy đủ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt l TTỌT Thanh toán quốc tế

8 ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations Nam A

9 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa

10 ACB Asia Commercial Joint Ngan hang Thuong mại Cổ

Stock Bank phan A Châu

H L/C Letter of Credit Phương thức thanh toán theothư tín dụng

12 EU European Union Lién minh chau Au

13 FDI Foreign Direct Investment | Đầu tư trực tiếp nước ngoài 14 MB Military Commercial Joint | Ngân hàng Thuong mại Cổ

Stock Bank phan Quân đội

vi

Trang 9

Chỉ số đo lường hiệu qua

15 KPI Key Performance Indicator R vn

công việc

16 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

European-Vietnam Free Hiệp định thương mại tự do

W EVFTA Trade Agreement Việt Nam - EU

Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện 18 CPTPP Progressive Agreement for | và Tiến bộ xuyên Thái Binh

Trans-Pacific PartnershipDuong

vii

Trang 10

DANH MỤC BANG

Bảng 2 1 Tình hình huy động vốn của ACB - PGD Kim Đồng giai đoạn 2019 —

Bảng 2 2 Kết quả kinh doanh của ACB — PGD Kim Đồng giai đoạn 2019 - 2022 35

Bảng 2 3 Thu nhập từ dịch vụ TTQT của ACB — PGD Kim Đồng giai đoạn

2019-Bảng 2 6 Tổng nhân viên và cơ cấu nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Á Châu — PGD Kim Đồng giai đoạn 2019 — 2022 ¿2 ©2¿+SE+EEEEEEEEEEEE2EEEEEEEEerkrrred 54

Bảng 2 7 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ACB — PGD Kim Đồng giai

h//1205092022220107Ẽ7577 = : 56

viii

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1 Sơ đồ quy trình nghiệp vụ chuyền tiền -: -¿- 2¿25+2c5+zcs+cs+2 9 Hình 1 2 Sơ đồ quy trình nghiệp vụ Nhờ thu phiếu trơn -: +- 11

Hình 1 3 Sơ đồ quy trình nghiệp vụ Nhờ thu kèm chứng từ -. :- 12

Hình 1 4 Sơ đồ quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ . -22©5s555¿ 13

Hình 2 1 Logo Ngân hàng thương mại cô phần A Châu . : 28 Hình 2 2 Sơ đồ tô chức cơ cấu bộ máy nhân sự của Ngân hàng TMCP Á Châu —

PGD Kim Đồng giai đoạn 2019 - 202/2 2¿©22¿©2+2EE22EE222EE22EEEEEEtEExrrrkrsrrree 30 Hình 2 3 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của ACB — PGD Kim Đồng giai đoạn

2019 2/2105 33

Hình 2 4 Kế hoạch kinh doanh — Chỉ tiêu định lượng của nhân viên tại ACB Kim

Đồng giai đoạn 2019 — 2(0222 ¿ :-©-¿+2+2x2EkEEE1271211271121171121171.211 11.11 xe 38 Hình 2 5 Kế hoạch kinh doanh — Chỉ tiêu định tính của nhân viên tại ACB Kim

Đồng giai đoạn 2019 — 202/2 2¿-©2+22+922122212212711271127112711711711 211221 cee 39 Hình 2 6 Báo cáo bán hàng của nhân viên kinh doanh ACB — PGD Kim Đồng giai

đoạn 2019 — 2222 - 6 k1 919001 91021111 01 HH HH HT TT TT TH HH HH 43

Hình 2 7 Ty trọng thu nhập từ dịch vụ TTQT so với thu nhập từ dịch vụ cua ACB —

PGD Kim Đồng giai đoạn 2019 - 2022 2 252+SE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrrree 45 Hình 2 8 Biểu đồ cơ cấu doanh thu từ các phương thức TTQT tại ACB — PGD

Kim Đồng giai đoạn 2019 - 2022 +: ©5¿©2++2E2EEEEE2E1E711271711271211211 21.2 re, 48

ix

Trang 12

PHẢN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong một thế giới phang như hiện tại, thương mại quốc tế diễn ra ngày một mạnh mẽ, giữa các vùng lãnh thổ luôn có sự giao lưu về mặt kinh tế Không đứng ngoài vòng xoáy đó, Việt Nam đã và đang ký nhiều hiệp định thương mại tự do nhằm gia nhập và khăng định vị trí và vai trò của mình trong cộng đồng kinh tế thế giới Cụ thể hơn, lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam đang thực sự phát triển dôi động hơn bao giờ hết Xuất hiện ở hơn 200 đất nước và vùng lãnh thổ, các mặt hàng nước ta đã đi qua các thị trường xuất khâu rất quen thuộc như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, các quốc gia ASEAN, châu Âu và bắt đầu khai thác đến những khu vực mới như Mỹ La Tinh, châu Phi, Trung Đông, Đó chính là những lý do khiến thương mại quốc tế giữ một vai trò ngày càng không thé thiếu đối với nền kinh tế.

Việc mở ra các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế ngày càng nhiều đòi hỏi sự phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dich vụ ngân hàng quốc tế Và thanh toán quốc tế (TTQT) là một dịch vụ không thé thiếu và ngày càng chiếm một vị trí quan trọng đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) Dịch vụ này cũng tạo ra những điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh XNK.

Hiểu rõ được cơ hội này, ACB, với mục tiêu hướng đến trở thành một ngân hàng đứng đầu Việt Nam và vươn tầm quốc tế đã rất tập trung đến phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại Tại Việt Nam, ACB là một trong những NH TMCP hàng đầu, có hệ thống mạng lưới và quy mô vốn thuộc hạng lớn nhất trong hệ thông NH TMCP và liên tiếp được nhận nhiều giải thưởng cùng các bằng khen danh giá trong và ngoài nước ở nhiều năm Ngân hàng ACB được The Asian Banker vinh danh là Ngân hàng bán lẻ được tin dùng nhất tại Việt Nam, đồng thời xếp hạng 10 trong khu vực Châu Á.

ACB - PGD Kim Đồng là đơn vị chủ chốt của khu vực Hoàng Mai — Hà Nội và cũng là bộ phận quan trọng đã có đóng góp đáng kề giúp ACB vùng Hà Nội nói riêng và toàn bộ hệ thống ACB nói chung khang định được vị thé của mình trên thị trường.

Tuy nhiên, ké từ khi được thành lập, ACB — PGD Kim Đồng từ một đơn vi có quy

mô nhỏ, chưa có phòng Doanh nghiệp, bộ phận TTQT chưa được hoàn thiện thi nay

đã có đầy đủ các bộ phận dé cung ứng cho khách hàng các dịch vụ tối ưu nhất Cũng chính vì thế mà ACB Kim Đồng nói riêng, vẫn đang đối mặt những vướng mắc do độ

1

Trang 13

phức tạp của nghiệp vụ, trình độ kiểm soát, quản lí và hạn chế rủi ro Vì thế mà hoạt động TTQT tai đây chưa bộc lộ được tối đa tiềm năng của mình, cũng đồng nghĩa với

việc tình hình kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại đơn vị chưa được sôi nồi.

Thêm vao đó, theo định hướng riêng của đơn vi đã được trưởng đơn vi dé xuất lên các

cấp lãnh đạo, ACB — PGD Kim Đồng trong thời gian tới đặt mục tiêu vươn lên trở

thành một chi nhánh của vùng Và hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế là một hoạt động tiềm năng dé tăng thu nhập, giúp don vi dat được những mục tiêu về

con số và dự định dé ra Xuất phát từ thực tiễn đó, trong phạm vi kiến thức của bản

thân, tôi kỳ vọng rằng, đề tài: “Phát triển kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế

tại ngân hàng TMCP A Châu — PGD Kim Đồng” sẽ giải quyết được các yêu cầu

của vân đê đặt ra.

2 Mục đích, nhiệm vu của nghiên cứu2.1 Mục dich nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng tình hình kinh doanh dịch

vụ thanh toán quốc tế của ACB — PGD Kim Đồng giai đoạn 2019-2022 Từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp và kiến nghị dé phát triển kinh doanh dịch vu này tại don vi đến năm 2025 tam nhìn 2030.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- _ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh dịch vụ thanh toán

quốc tế tại ngân hàng thương mại.

- Tim hiểu tổng quan về ACB — PGD Kim Đồng

-_ Nội dung phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT tại ACB — PGD Kim Đồng - Phan tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT

tại ACB — PGD Kim Đồng.

- Phan tích các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT của ACB - PGD Kim Đồng

- _ Đánh giá và phân tích ưu điểm, nêu ra tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

- - Đánh giá cơ hội và thách thức trong việc phat triển kinh doanh dịch vụ TTQT của ACB - PGD Kim Đồng.

- _ Xác định mục tiêu và định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT dén năm 2025 tầm nhìn 2030.

Trang 14

- Dé xuất giải pháp nhằm phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT cho ACB —

PGD Kim Đồng.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng: Đề tài nghiên cứu về phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT tại ACB — PGD Kim Đồng.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Pham vi không gian: Ngân hàng A Châu ACB có nhiều phòng giao dịch và chi

nhánh, chuyên đề nay chỉ nghiên cứu tại PGD Kim Đồng.

Phạm vi thời gian: Các phân tích và đánh giá của chuyên đề dựa trên số liệu

của ACB — PGD Kim Đồng trong giai đoạn 2019 — 2022, đồng thời đưa ra giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT tại đơn vị đến năm 2025 tam nhìn 2030.

4 Kết cấu chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu và

tài liệu tham khảo, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh dich vụ thanh toán quốc tế

tại ngân hàng thương mai.

Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại

ACB - PGD Kim Đồng giai đoạn 2019-2022.

Chương 3: Giải pháp phát triển kinh doanh dich vụ thanh toán quốc tế tại ACB — PGD Kim Đồng đến năm 2025 tầm nhìn 2030.

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHAT TRIEN KINH

DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN QUOC TE TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại

Theo Tạ Văn Lợi (2019): “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tô chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với một tô chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các ngân

hàng của các nước có liên quan”.

Thanh toán quôc tê của các ngân hàng thương mại là việc thực hiện các nghĩa

vụ tiên tệ, nảy sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tê và phi kinh tê giữa các tô chức

hay cá nhân nước này với tô chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quôc g1a với

tô chức quôc tê, thông qua quan hệ giữa các ngân hang có liên hệ.

Thanh toán quốc tế bao gồm hai loại: bao gồm thanh toán phi mậu dịch và

thanh toán mậu dịch.

- Thanh toán phi mau dịch là quan hệ trả tiền xảy ra không liên quan

đến mua bán hàng hóa hay cung cấp lao vụ và có tính phi thương mại.

Chúng bao gồm chi phí phục vụ van dé di chuyền của các cơ quan ngoại giao, các đoàn khách nhà nước, các cá nhân và tô chức

- Thanh toán mau dịch khác với thanh toán phi mau dịch ở chỗ hình thức này

liên quan đến việc mua bán trao đồi hàng hóa và các dịch vụ thương mại Như thường lệ, trong thanh toán mậu dịch bắt buộc có chứng từ đi kèm Những chủ thể liên quan bị ràng buộc nhau theo các hợp đồng kinh tế hoặc

các cam két khác.

Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, sự trao đổi hàng hóa xuyên biên giới không bị giới hạn bởi chế độ chính trị, các vừng lãnh thổ liên tục mở rộng các môi quan hệ nhất là quan hệ thương mại đặt ra yêu cầu việc thanh toán quốc tế phải được tối ưu và liên tục phát triển để có thể phục vụ những nhu cầu ngày một

ưu việt hơn.

Trang 16

1.1.2 Đặc diém của các dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại

Hoạt động TTQT năm dưới sự thay đôi của quy định và các tập quán quốc tế Hoạt động này liên quan đến các bên tham gia ở hai hay nhiều quốc gia, vì vậy, các bên khi bước vào hoạt động thanh toán quốc tế vừa phải tuân theo quy định của luật quốc gia vừa phải chịu sự điều chỉnh của các quy định quốc tế Phòng thương mại quốc tế ban hành UCP, URC, INCOTERMG tạo ra môi trường pháp lý công bang cho tat cả các bên khi tham gia vào hoạt động thương mai và thanh toán quốc tế, giảm thiểu những mâu thuẫn không hay xảy ra.

Hệ thống ngân hàng vận hành hầu hết các hoạt động TTQT Trừ một số lượng

hàng hóa cực nhỏ XNK được trao đổi qua đường tiểu ngạch thì gần như kim ngạch NXK của một đất nước được thé hiện qua dữ liệu TTQT của hệ thống NHTM Trên thực tế, người mua và người bán trên thị trường ngoại thương không được giao dịch

trực tiếp với nhau, mà theo quy định phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng Điều này giúp bảo đảm cho các khoản tiền mua bán được chuyên đi một cách hiệu quả, tiết

kiệm thời gian và an toàn.

Trong TTQT, người ta sử dụng các phương tiện thanh toán và hầu như không được sử dụng trực tiếp tiền mặt Hối phiếu, kỳ phiếu và séc thanh toán là các phương

tiện thường được sử dụng trong TTQT.

Trong TTQT, ít nhất một trong hai bên có liên quan đến đồng tiền của quốc gia khác Do đó, hoạt động TTQT sẽ trực tiếp chịu những tác động của tỷ giá hối đoái và vấn đề quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia Tiếng Anh là ngôn ngữ được dùng chủ yếu trong TTQT Luật quốc tế là công cụ dé giải quyết những tranh chấp.

1.1.3 Vai trò của dịch vụ thanh toán quốc tế 1.1.3.1 Đối với nén kinh tế

a) Hỗ trợ các hoạt động thu hút nguồn vốn và ngoại tệ diễn ra thuận lợi

Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển như Việt Nam là rat đáng kê Sự tài trợ từ bên ngoài góp phần không nhỏ trong tạo điều kiện tốt cho

các hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi và phát triển Do đó, các nước đã đề ra một số biện pháp nhằm hấp dẫn nguồn vốn nước ngoài như: chú trọng day mạnh nền kinh tế

theo mục đích xuất khẩu, gia tăng các chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếpnước ngoài, vay nợ nước ngoài, Những điều này tat cả đều gây nảy sinh các quan

Trang 17

hệ tiền tệ với các chủ thé ở ngoài nước Dé các biện pháp này được diễn ra thuận lợi

đòi hỏi hoạt động TTQT được vận hành an toàn, tiết kiệm thời gian và chính xác.

b) Thúc day hoạt động XNK trong nên kinh tế diễn ra thông suốt

Dịch vụ TTỌT là cầu nối kinh tế thế giới và trong nước, thúc đây hoạt động XNK

hàng hóa, dịch vụ,

TTOQT phát triển thì điều này giúp cho dòng chảy hàng hóa và tiền tệ diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn Từ đó thì dòng vốn được xoay vòng nhanh hơn, được sử dụng linh hoạt hơn và hạ thấp rủi ro trong quá trình thanh toán của các doanh nghiệp Sự tăng trưởng của doanh nghiệp đóng góp rất nhiều vào sự mở rộng của nền kinh tế.

c) Thúc day và mở rộng dịch vụ va hợp tác quốc tế trong kinh tế đối ngoại

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế sâu rộng như hiện nay, hoạt động về thương mại quốc tế trở nên vô cùng quan trọng đối với sự đi lên của dân tộc Không chỉ vận

hành hoạt động kinh doanh trong nước, các chủ thể của nền kinh tế còn mở rộng ra

nước ngoài với mong muốn lợi nhuận nhiều hơn Quá trình trao đổi mua bán, hàng

hóa và dịch vụ của các tổ chức, cá nhân đến từ các vừng lãnh thô trên thế giới trở nên

nhiêu hơn.

Một điều nữa là nếu không có TTQT thì hoạt động về thương mại quốc tế khó mà vận hành được Boi vì, TTQT là khâu không thé thiếu trong quá trình trao đổi,

mua bán hàng hóa giữa các cá nhân, tổ chức của nhiều lãnh thổ khác nhau trên thế

giới Như đã nêu ở trên, hoạt động này diễn ra nhanh chóng, an toàn và chính xác giúp

cho hoạt động lưu thông hàng hóa — tiền tệ trở nên thống suốt và hiệu quả hơn.

Tóm lại, sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại, phụ thuộc một phần vào hoạt động TTQT Thanh toán quốc tế phát triển thì kinh tế đối ngoại cũng phát triển.

Sự phát triển của TTQT sẽ đây mạnh phát triển trong nước, hoạt đọng XNK, d) Gáp phần giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện hop đông ngoại thương

Trong thương mại quốc tế, khoảng cách địa lý là một trong những vấn đề cản trở

giữa các đối tác với nhau Do đó thì việc nắm bắt được thông tin về khả năng tài chính,

năng lực thanh toán của các bạn hang, trở nên khó khăn Do đó TTQT sẽ giúp

doanh nghiệp XNK giảm thiểu được những điều không may trong việc thực hiện hợp đồng mua bán.

Trang 18

1.1.3.2 Đối với ngân hàng thương mại

TTOQT là một trong những hoạt động thu được doanh số tốt của các ngân hàng thương mai Dem lại những khoản thu đáng kề, thúc đây nhiều hoạt động kinh doanh

khác của ngân hàng như là tài trợ XNK, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh,

Hiện nay, TTQT là dịch vụ không thé thiếu đối với bat kỳ NHTM nào.

a) Giúp ngân hàng tăng doanh thu từ phí dịch vụ

Thu nhập từ phí dịch vụ của các NHTM hiện nay ngày càng tăng Những dịch vụ

điển hình như là phí dich vụ TTQT, phí dịch vụ chuyên tiền, phí lập và chỉnh sửa L/C, nguồn thu từ những dịch vụ này góp phan đáng ké vào doanh thu của ngân hàng Và nó đang theo đà đi lên về lượng lẫn tỷ trọng trong cơ cầu nguồn thu của ngân hàng Các phương thức thanh toán sẽ có các mức dịch vụ có thé khác nhau Nó cũng phụ thuộc vào các đối thủ cạnh tranh và lòng tin của khách hàng dành cho ngân hàng đó.

Từ đó sẽ tạo nên doanh thu của các NHTM.

b) Mắt xích không thể thiểu trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Ngân hàng có thể khai thác thêm các nghiệp vụ bên cạnh như tài trợ thương mại, trao đôi ngoại tệ, tín dụng, bảo lãnh, thông qua hoạt động TTQT.

Đồng thời ngân hàng sẽ hấp dẫn được các đối tượng có mong muốn giao thương trên quốc tế Dựa trên căn cứ này thì ngân hang có thé mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng nguôn thu dé lấp đầy chi phí va sản sinh lợi nhuận.

Sử dụng TTQT giúp nâng cao tính thanh khoản của ngân hàng qua việc tăng số tiền ký quỹ Tuy nhiên, mức ký quỹ phải được xác định dựa trên độ uy tín và mức độ đảm bảo của từng khách hàng khác nhau Nhờ đó, trong thời gian tiền chưa được thanh toán, ngân hàng có thê linh hoạt dùng khối lượng tiền này dé hỗ trợ thanh toán trong những trường hop khan cấp, hoặc đầu tu hay kinh doanh ngắn hạn dé tối đa hóa

lợi nhuận.

c) Giúp tăng cường quan hệ đối ngoại của Ngân hàng thương mại

Hoạt động TTQT sẽ giúp ngân hang mở rộng được quy mô, không chi ở trong

nước mà còn sang những nước khác Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các ngân

hàng nước ngoài Khang định vị thế, thương hiệu của ngân hàng trên thị trường quốc

tế Khi mà dịch vụ của ngân hàng càng nâng cao đồng nghĩa với uy tín của ngân hàng

Trang 19

đó càng được củng cô Độ uy tín của ngân hàng càng cao thì ngân hàng sẽ dễ dàng

hơn trong việc kiếm lợi nhuận từ nguồn đóng góp trên thị trường quốc tế, thu hút nhiều khách hàng nước ngoài.

1.1.3.3 Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Những doanh nghiệp XNK tham gia thương mại quốc tế sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi có thanh toán quốc tế Đề cập đến lợi ích của nhà xuất khẩu và nhà nhập khâu, mức độ quan trọng của những quy định trong hợp đồng ngoại thương là rất lớn Và nếu hoạt động chuyền tiền được thực hiện chuẩn xác, ít thời gian và đặc biệt là an toàn, điều này sẽ đem lại lợi ích lớn cho cả đôi bên Bên cạnh đó thì quyền lợi của nhà

xuất khẩu và nhà nhập khẩu sẽ được bảo đảm, tạo nên sự an toàn trong mối quan hệ

kinh doanh.

a) Đối với nhà xuất khẩu

Nhà xuất khâu thì muốn đảm bảo độ chắc chắn về lô hàng của mình cho đến

khi được nhà nhập khẩu trả tiền hoặc là chấp nhận trả tiền Vì vậy, hoạt động TTQT giúp nhà xuất khẩu đảm bảo vấn đề đó bằng việc kiểm soát những chứng từ trong giao

b) Đối với nhà nhập khẩu

Nhà nhập khẩu cũng đảm bảo an toàn cho tiền của mình đến khi hàng hóa của nhà xuất khẩu đến tay minh Do đó, hoạt động TTQT giúp nhà nhập khâu năm chắc tiền của mình hơn bằng việc định đoạt chứng từ trong giao nhận.

1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế 1.2.1 Phương thức chuyên tiền

Theo Tạ Lợi (2019): “Chuyên tiền là phương thức thanh toán mà ở đó bên mua yêu cầu ngân hàng phía mình chuyên một số tiền nhất định cho bên bán ở một địa

điểm cụ thể Ngân hàng chuyền tiền phải nhờ qua đại lý của mình ở nước ngoài hưởng

lợi để thực hiện nghĩa vụ chuyền tiền”.

Trang 20

Phương thức chuyển tiền có quy trình nghiệp vụ như sau:

Hình 1 1 Sơ đồ quy trình nghiệp vụ chuyén tiền

Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngoại thương (2019), PGS.TS Tạ Văn Lợi, NXB Dai học Kinh tế Quốc dân, Ha Nội Trình tự tiến hành chuyên tiền:

(1) Quan hệ hợp đồng, giao dịch, người bán thực hiện xong trách nhiệm với

người mua.

(2) Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình trả tiền cho người bán (bằng thư chuyền tiền, hay bằng điện chuyền tiền).

(3) Chuyên tiền ra nước ngoài qua ngân hàng.

(4) Ngân hàng chuyền tiền cho người hưởng lợi.

Phương thức chuyền tiền có thể được tiến thông qua hai hình thức sau:

Chuyền tiền bằng điện (gọi tắt là T/T): là hình thức chuyên tiền trong đó lệnh chuyên tiền được trình bày trong một bức điện của ngân hàng trả tiền cho ngân

hàng hưởng lợi.

Trang 21

e Chuyển tiền bằng thư (gọi tắt là M/T): là hình thức chuyên tiền trong đó lệnh chuyên tiền được trình bày trên một bức thư của ngân hàng trả tiền cho ngân

hàng hưởng lợi.

Rui ro có thể xảy ra khi sử dụng phương thức chuyển tiền:

Đối với phương thức này, ngân hàng chỉ là chủ thể trung gian nên không thể

tác động vào ý thức của người mua.

e Người mua có thé gặp rủi ro khi sử dụng thanh toán trả tiền trước nhưng lại không lấy được hàng như đã ký kết, gây tôn thất cho người mua.

e Người bán có thé gặp điều không mong muốn khi sử dụng thanh toán trả sau

trong tình huống người mua đã lấy được hàng nhưng lại không chịu trả tiền

hoặc không đồng ý lấy hàng do biến động giá

e Ngân hàng phục vụ người mua có thé gặp rủi ro khi ngân hàng cho vay dé thanh toán nhưng khi nhận hàng hóa sai lệch so với những gì đã ký kết (không

đủ phẩm chất, qui cách ) bên mua bị thiệt hại làm ngân hàng khó đòi được

e Ngan hàng phục vụ người bán có thé gặp rủi ro khi ngân hàng cho vay với mục đích lưu thông lô hàng nhưng người bán lại không lấy lại được tiền hàng.

1.2.2 Phương thức nhờ thu

Theo Tạ Lợi (2019): “Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế, ở đó người bán khi thực hiện xong trách nhiệm chuyên hàng hoặc cung cấp dịch vụ tiến hành ủy

thác cho ngân hàng phục vụ mình đưa ra bộ chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ cho

bên mua đề được thanh toán, đồng ý với hối phiếu hay đồng ý điều kiện và điều khoản

Có 2 loại hình thức nhờ thu là: Nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.

a) Nhờ thu tron (Clean collections), Theo Tạ Lợi (2019): “Là phương thức thanh

toán, mà ở đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm các chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hay công cụ thanh toán khác), còn chứng từ thương

mại (chứng từ vận tải, hoá đơn, bảo hiểm ) không đi qua ngân hàng mà được

giao luôn cho người mua”.

10

Trang 22

Nhờ thu trơn có trình tự nghiệp vụ như sau:

Ngân hàng xuất trình

Ngân hàng thu hộ

Hình 1 2 Sơ đồ quy trình nghiệp vụ Nhờ thu trơn

Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngoại thương (2019), PGS.TS Tạ Văn Lợi, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội (1) Nhà xuất khâu cung cấp hàng hóa và bộ chứng từ hàng hoá cho bên nhập khâu (2) Bên xuất khẩu sau khi hoàn thành trách nhiệm cung cấp lô hàng và bộ chứng

từ sẽ tạo hối phiếu đi tiền bên nhập khẩu và giao trách nhiệm cho ngân hang

phục vụ mình nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu.

(3) Ngân hàng bên xuất khâu sẽ giao hối phiếu cho ngân hàng phục vụ bên nhập khâu đề nhờ thu tiền người nhập khâu.

(4) Ngân hàng bên nhập khẩu sẽ đi tiền người nhập khẩu (hoặc yêu cầu ký chấp nhận hồi phiếu).

(5) Bên nhập khẩu trả tiền.

(6) Ngân hàng bên nhập khâu chuyền tiền sang ngân hàng bên xuất khẩu.

(7) Ngân hàng phục vụ bên xuất khâu thanh toán tiền hàng cho người xuất khâu Trong phương thức nhờ thu trơn, mối liên hệ giữa sự trả tiền và nhận hàng là không

có, do đó quyên lợi của bên bán không có tính an toàn Người mua có thé lấy hàng

mà không chịu thanh toán hay thanh toán muộn với hợp đồng đã ký Vậy nên phương

thức này chỉ nên sử dụng trong các tình huông người bán và người mua có môi liên

11

Trang 23

kết lâu dài, đủ tin tưởng lẫn nhau hoặc có sự kinh doanh chung với nhau hoặc thanh toán các dịch vụ có liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa như là tiền cước phí vận chuyền, tiền bảo hiểm

b) Nhờ thu kèm chứng từ, theo Tạ Lợi (2019): “Là phương thức thanh toán mà

ở đó bên xuất khâu giao trách nhiệm thu tiền hộ cho Ngân hàng ở bên nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ lô hàng theo cùng với ràng buộc nếu người nhập khâu thanh toán tiền hoặc đồng ý thanh toán (đối với hối phiếu có kì hạn) sẽ đưa bộ chứng từ cho người nhập

Hình 1 3 Sơ đồ quy trình nghiệp vụ Nhờ thu kèm chứng từ

Nguôn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngoại thương (2019), PGS.TS Ta Văn Loi, NXB Địa học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội (1) Bên xuất khẩu chuyên hàng cho bên nhập khẩu

(2) Bên xuất khẩu tạo hối phiếu đi tiền bên nhập khẩu sau đó giao chứng từ

thanh toán cho ngân hàng đề thu hộ tiền từ người nhập khẩu.

(3) Ngân hàng bên xuất khẩu giao hối phiếu qua ngân hàng bên nhập khâu nhờ thu tiền từ người nhập khẩu.

(4) Ngân hàng bên nhập khẩu đi tiền người nhập khẩu hoặc ký chấp nhận hối

(5) Bên nhập khẩu trả tiền cho ngân hàng bên nhập khẩu.

12

Trang 24

(6) Ngân hàng bên nhập khâu chuyền tiền sang ngân hàng vụ bên xuất khẩu.

(7) Ngân hàng phục vụ bên xuất khâu thanh toán tiền cho người xuất khẩu.

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ có ưu điểm hơn phương thức nhờ thu trơn là đã kiểm soát được theo bộ chứng từ, do vậy mà chắc chắn quyên lợi cho người bán hơn Tuy nhiên rủi ro vẫn có thé gặp phải như việc kiểm soát bộ chứng từ lô hàng chỉ đảm bảo được quyền nắm giữ lô hàng đó mà không chắc chắn việc người mua có thanh toán hay không, người mua có thê chậm trễ trong việc trả tiền Với phương thức này, ngân hàng chỉ là chủ thể trung gian cho nên không có nghĩa vụ với việc trả tiền

của người mua.

1.2.3 Phương thức thanh toán thw tín dụng chứng từ

Khái niệm: “Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh

toán mà ở đó ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng), thỏa thuận sẽ thanh toán một khoản tiền xác định cho người thứ ba (người hưởng lợi số tiền từ thư tín dụng), hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, người thứ ba đưa ra cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán đúng với quy định đề ra trong thư tín dụng chứng từ” Theo Tạ Lợi (2019).

Ngan hàng thông 5.Bộ c.từ +HP Ngân hang

bao! N ä tié Se aaa hat hanhnao! NEF tra Bến + Thu doi tien

8 Thanh toan

Hình 1 4 Sơ đồ trình tự nghiệp vụ thư tin dụng chứng từ

Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngoại thương (2019), PGS.TS Ta Văn Loi,

NXB Dia học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

13

Trang 25

Đầu tiên hai bên có giao dịch ký hợp đồng mua bán với điều khoản thanh toán

theo phương thức L/C.

(1) Bên mua bắt đầu tạo đơn xin mở thư tín dụng rồi gửi đến ngân hàng phục vụ mình dé xin mở thư tin dụng cho bên bán hưởng lợi.

(2) Ngân hang phát hành thư tiến hành mở một L/C cho bên bán hưởng và chuyển

bản chính cho bên ban thông qua ngân hang thông bao căn cứ theo đơn xin mở

L/C của bên mua.

(3) Bên bán tiến hành gửi hàng theo nội dung và quy định ghi trên L/C.

(4) Sau khi nghĩa vụ giao hàng hoàn thành, bên bán hoàn tất bộ chứng từ về lô hàng và chứng từ thanh toán sau đó gửi về ngân hàng phục vụ mình đề yêu cầu

ngân hàng phát hành thanh toán.

(5) Ngân hàng thông báo sau khi chắc chắn các chứng từ nhận được hợp lệ với các quy định trong L/C sẽ gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C yêu cầu trả tiền.

(6) Ngân hang phát hành tiến hành xác minh chứng từ nếu phù hợp với các quy

định trong thư thì ngân hàng phát hành bắt đầu đi tiền bên mua và chuyên bộ chứng từ cho bên mua nếu được đồng ý.

(7) Bên mua kiểm tra bộ chứng từ và trả tiền cho ngân hàng phát hành (8) Ngân hàng phát hành trả tiền cho ngân hàng phục vụ bên bán.

(9) Ngân hàng phục vụ bên mua tiến hành trả tiền cho bên mua.

Ưu điểm và nhược điểm của phương thức thanh toán thư tín dụng chứng từ: Uu điểm:

e Có tiến trình khoa học, có khả năng đảm bảo được lợi ích cho tất cả các bên

tham gia.

e Bên bán được đảm bảo sẽ nhận được tiền hàng nếu hoàn thành tất cả các quy định trong L/C, bên mua sẽ nhận được hàng hóa theo đúng những điều khoản ghi trong hợp đồng.

e Ngân hàng có nguồn thu dưới hình thức phí dịch vụ, ngoài ra còn có thé khai thác thêm thông qua cung ứng các sản phâm khác cho khách hàng.

Nhược điểm:

14

Trang 26

e Đây là phương thức thanh toán khá rắc rối, bao gồm nhiều công đoạn, đòi hỏi thời gian và đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối.

e Bên mua có kha năng bị tồn đọng vốn khi ký quỹ mở thư tín dụng, đồng

thời việc thanh toán toàn bộ dựa vào bộ chứng từ mà không có mỗi liên hệ

đến thực trạng lô hàng, do đó có thể gặp điều không may nếu bên bán có

hành động gian lận.

e Nhà xuất khẩu có khả năng không được trả tiền do một vài sai lầm nhỏ

trong bộ chứng từ.

e Bên mua phải trả phí lớn hon so với các phương thức thanh toán khác.

1.2.4 Phương thức giao chứng từ trả tiền (Cash against Documents - CAD)

Khái niệm: “Phương thức CAD là phương thức thanh toán, trong đó nhà nhập

khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản ký thác (trust account) dé thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu với ràng buộc nhà xuất khâu đưa ra đủ những chứng từ theo điều khoản đã được ký kết cho ngân hàng dé được thanh toán” Theo Tạ Lợi (2019).

y Người nhập khẩu

Sơ đồ trình tự nghiệp vụ:

Jui xuất khan

Hình 1.5 So đồ trình tự nghiệp vụ phương thức Giao chứng tir trả tiền

Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngoại thương (2019), PGS.TS Tạ Văn Lợi, NXB Dia học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

(1) Sau khi ký hợp đồng với nhà xuất khẩu (trong đó phương thức thanh toán được

qui định sử dụng là CAD), người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thực hiện dịch vụ CAD Đề làm được điều đó, người nhập khẩu và ngân hang sẽ thỏa thuận dé hai bên đồng ý ký một bản ghi nhớ (Memorandum), gồm

những thông tin dưới đây:

e Phuong thức thanh toán (Means of payment): CAD.

15

Trang 27

e Số tiền ký quỹ (pledged Amount) tri giá 100% thương vu e Những chứng từ bắt buộc (Required Documents).

e Phí dịch vu (Commission).

(2) Sau khi nhà nhập khẩu trả day đủ số tiền ký quỹ sẽ được ngân hàng mở cho một tài khoản tín thác (Trust Account) dé ghi số tiền ký quỹ, đồng thoi Ngân hàng cũng thông tin cho người xuất khâu về việc tài khoản tín thác đã được

kích hoạt.

(3) Sau khi kiểm tra các điều kiện của tài khoản tín thác, nhà xuất khâu nếu đồng ý sẽ giao hàng cho người vận tải để giao tới nơi nhà nhập khẩu đề nghị.

(4) Nhà xuất khẩu sau khi hoàn tất giao hàng sẽ đưa ra những chứng từ mà

Memorandum yêu cầu tại Ngân hàng.

(5) Sau khi đã thu phí dịch vụ theo chỉ thị trong Memorandum, ngân hàng tiến

hành kiểm tra chứng từ theo yêu cầu của Memorandum, nếu thấy phù hợp thì tiến hành ghi “Có” cho người xuất khâu và ghi “Nợ” tài khoản ký quỹ của người nhập khẩu Cuối cùng, ngân hàng giao chứng từ lại cho nhà nhập khâu Ưu và nhược điểm của phương thức thanh toán CAD:

Ưu điển:

e Thu tục thanh toán đơn giản.

e_ Thời gian chuyên từ ngân hàng bên mua qua ngân hàng bên bán nhanh.

e Bên bán thanh toán bằng phương thức này có nhiều lợi ích: giao hàng xong là được nhận tiền ngay, đồng thời bộ chứng từ xuất trình khá đơn giản.

Nhược điểm:

e Người mua yêu cầu phải có đại diện hay chi nhánh ở nước người bán vì hàng hóa phải được kiểm tra trước khi gửi.

e_ Việc kí quỹ dé thực hiện CAD sẽ dẫn đến tồn đọng vốn tại ngân hàng, nếu người bán ko giao hàng thì tiền kí quỹ sẽ ko được hưởng lãi suất.

1.3 Phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT của ngân hàng thương mại

1.3.1 Quan điểm về phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT

Là hệ thống các hoạt động mà ngân hàng có thé sử dụng nhằm gia tăng qui mô TTQT, gia tăng về doanh thu, về số lượng khách hàng, số lượng hợp đồng từ dịch vụ

16

Trang 28

kết hợp với việc nâng cao chất lượng TTQT và kiểm soát tốt rủi ro trong quá trình

thanh toán quốc tế.

1.3.2 Nội dung phát triển kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc té

1.3.2.1 Nghiên cứu thị trường

Thị trường dịch vụ là tổng hợp các mối quan hệ về cung cấp, sử dụng các dịch vụ băng tiền Trên thị trường kinh doanh dịch vụ có các yếu tố tham gia là dịch vụ, tiền, bên cung cấp dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ, trong đó những người cung cấp dịch

vụ cạnh tranh với nhau hình thành nên giá cả thị trường.

Nói đến thị trường kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế là nói đến lĩnh vực cung cấp các sản phẩm dịch vụ cần thiết cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện các giao dịch thanh toán liên quốc gia Trước hết là nói đến cung cầu dịch vụ TTQT Cung của bất kỳ một dịch vụ nào là tong số dịch vụ mà các nha cung cấp đưa ra trên thị trường, ở các mức giá khác nhau Mức cung của dịch vụ

TTQT cũng vậy, nó sẽ tương ứng với giá cả dịch vu, khả năng cung ứng dịch vụ va

chi phí cung cấp dịch vụ Ngoài ra, cung của dịch vụ TTQT còn phụ thuộc vào yếu tố như: chính sách thuế, công nghệ, số lượng cung cấp, kỳ vọng của ngân hàng đối với thị trường Cầu về dịch vụ TTQT là kha năng sử dụng của thị trường hoặc một cách cụ thé là khối lượng và cơ cau của dịch vụ TTQT mà người tiêu dùng sẵn sàng sử dụng hoặc sẽ sử dụng với một mức giá nhất định Cầu của dịch vụ phụ thuộc vào giá dịch vụ, thu nhập của khách hang cũng như kỳ vọng đối với dịch vụ Thị trường dịch vụ TTQT có những quy luật vận động riêng, thé hiện qua sự biến đôi về cung, cầu và

giá của dịch vụ này trên thị trường Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho ngân hàng

hiểu được các quy luật đó Mặt khác, thong qua nghiên cứu thị trường, ngân hang mới có được những thông tin cần thiết để hỗ trợ cho việc phân tích và giải quyết các vấn đề về thu hút khách hàng, giúp cho ngân hàng đạt hiệu quả cao trong kinh doanh và thành công trên thương trường Do đặc điểm của kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế, hoạt động nghiên cứu thị trường cần tiền hành nghiên cứu để năm rõ được những

nội dung sau:

Nghiên cứu nhu cầu thị trường về dịch vụ thanh toán quốc tế thông qua các

chương trình khảo sát thị trường, các tài liệu có sẵn hoặc ngân hàng sử dụng dịch vụ

dé tim ra nhu câu tiêu dùng đôi với cơ câu, quy mô, yêu câu đôi với dịch vụ TTQT về

17

Trang 29

chất lượng, giá cả Đồng thời tìm ra xu hướng biến động của cầu trong một khoảng

thời gian.

Nghiên cứu về thị trường dịch vụ TTQT được tiễn hành theo các bước sau: Bước 1: Tìm kiếm thông tin

Ngân hàng thu thập thông tin, dữ liệu thông qua các chương trình khảo sát thị

trường, các tài liệu có sẵn hoặc ngân hàng sử dụng dịch vụ của bên khác dé có được các thông tin về nhu cầu tiêu dùng đối với cơ cấu, quy mô, yêu cầu đối với dịch vụ

TTOQT về chất lượng, giá cả, ; thông tin về khối lượng cung và đặc điểm của các

sản phẩm cạnh tranh trên thi trường.

Bước 2: Nhận định tông quát về diễn biến tình hình thị trường

Trên cơ sở thông tin thu nhận được từ quá trình thu thập thị trường, ngân hàng

tiến hành nhận định tổng quát về diễn biến thị trường, rút ra những nét tong quát về cung cầu, giá cả, đối thủ cạnh tranh cũng như dự báo được những biến động có thể

xảy ra, lường trước được những rủi ro tiềm ấn Kết thúc bước này cần phải chọn lựa được các cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho ngân hàng đồng thời đưa ra được những thông tin tổng quát nhất về diễn biến của thị trường dịch vụ TTQT trong nước.

Bước 3: Đánh giá khả năng của ngân hàng

Mỗi ngân hàng đề có những điểm mạnh và điểm yếu của mình Trước những

diễn biến thực tế phức tạp của thị trường, ngân hàng phải tự đánh giá khả năng của

mình xem có thé tiến hành kinh doanh đạt hiệu qua cao hay không Điều này có thé giải thích bằng một lý do cơ bản đó là: mọi cơ hội kinh doanh sẽ chỉ trở thành cơ hội hấp dẫn khi nó phù hợp với khả năng của doanh nghiệp Do đó, ngân hàng cần phải cân đối nguồn vốn của mình xem có đủ khả năng chi trả cho những hoạt động thúc đây kinh doanh hay không Đồng thời tiến hành đánh giá đội ngũ cán bộ nghiệp vụ

cũng như hệ thống cơ sở vật chất của ngân hàng xem có đủ khả năng phát triển kinh doanh hay không Nếu có khả năng thì phải sửa chữa, bố sung những yếu tố gi?

Bước 4: Xác định thị trường và đối tượng khách hàng tiêu thụ

Trên cơ sở những nhận định tổng quát về thị trường và kết quả đánh giá khả năng của mình, ngân hàng phải xác định đúng đắn thị trường và khách hàng tiêu thụ Cu thé ngân hàng phải trả lời được các câu hỏi sau: Bán hang ở khu vực nào? Khách hàng là những ai? Đâu là đối tượng sử dụng chính?

18

Trang 30

Bước 5: Xác định giá dịch vụ

Giá dịch vụ được đưa ra dựa vào các nguồn chi phí, đối thủ cạnh tranh và định VỊ sản phẩm dịch vụ TTQT của ngân hàng trên thị trường Gia dịch vụ phải dam bao được mục tiêu lợi nhuận đã đề của ngân hàng, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh về

giá trên thị trường.

1.3.2.2 Lập kế hoạch phát triển kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc té

Dựa vào kết qua nghiên cứu thi trường, ngân hang tiến hành lập phương án

phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT Muốn lập một phương án kinh doanh sát với

thực tế và có tác dụng chỉ đạo cụ thé cho hoạt động kinh doanh, nhà kinh doanh phải thực hiện tốt công việc nghiên cứu, tiếp cận thị trường ở trên Phương án kinh doanh

sẽ là cơ sở cho các cán bộ nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ được giao, nó chia các

mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ dé giám đốc đơn vị kiểm soát và vận hành công việc được thường xuyên và chặt chẽ Phương án kinh doanh được lập một cách đầy đủ và chính xác sẽ giúp cho ngân hàng có thể lường trước được những rủi ro và đạt

hiệu quả cao trong kinh doanh.

Trình tự lập một phương án kinh doanh phát triển địch vụ TTQT bao gồm các

bước sau:

Bước 1: Xác định các mục tiêu cho doanh nghiệp

Mục tiêu kinh doanh có thé nói là kim chỉ nan cho tất cả các hoạt động của

ngân hàng Mục tiêu kinh doanh cũng là yếu tố phản ánh cho những điều đạt được và

tồn tại của kế hoạch kinh doanh Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn có thé khác nhau tuy

nhiên cơ bản phải đạt được tính hiệu quả trong kinh doanh Khi đặt mục tiêu kinh

doanh cần cân nhắc cả những các yêu tô khách quan va chủ quan Trên cơ sở đưa ra nhận xét về thị trường sử dụng dịch vụ TTQT ở khu vực đó mà ngân hàng để ra mục tiêu cho từng thời điểm khác nhau.

Bước 2: Đề ra các biện pháp thực hiện mục tiêu kinh doanh

Trong kế hoạch kinh doanh, ngân hàng phải dé ra các biện pháp cụ thé dé thực hiện các mục tiêu về giá cả, lợi nhuận, thị trường đã được đề ra Biện pháp thực

hiện phải dựa trên cơ sở những thông tin đã được phân tích ở những bước trước đó.

Đồng thời phải dựa vào đặc điểm của dịch vụ TTQT và khả năng của ngân hàng cũng như theo từng giai đoạn cụ thê mà đề ra biện pháp thực hiện cho phù hợp, tránh việc

19

Trang 31

đưa ra các biện pháp thiếu tính thực tế, không sát với tình hình cụ thê của thị trường

va khả năng thực hiện của ngân hàng Cu thé các biện pháp được dé ra ở bước này

như: các chiến lược marketing sản phẩm, kế hoạch tiếp cận khách hàng, các chương

trình chăm sóc khách hàng,

Một kế hoạch kinh doanh chặt chẽ, đầy đủ và có tính thực tế sẽ là cơ sở tốt dé thực thi công tác chuẩn bị về vốn, thời gian huy động các nguồn lực, mức huy động cần thiết và là cơ sở dé các phòng ban thực hiện một cách nhất quan, cơ sở dé quản lý

và giám sát quá trình thực hiện đó.

1.3.2.3 Tổ chức thực hiện a) Tìm kiếm khách hàng

Có nhiều cách đề tìm kiếm khách hàng Ngân hàng có thê tiến hành công việc này theo một số hình thức sau:

Thứ nhất, quảng cáo trực tuyến: Sử dụng các kênh quảng cáo trực tuyến như

Google Ads, Facebook Ads, dé quảng bá dịch vụ đến khách hàng tiềm năng.

Thứ hai, tham gia các sự kiện: Tham gia các sự kiện liên quan đến ngân hàng hay liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của khách hàng tiềm năng dé có cơ hội tiếp

xúc khách hàng mới.

Thứ ba, tìm kiếm khách hàng theo hướng chủ động tiếp xúc với khách hàng qua điện thoại hay gặp gỡ trực tiếp.

b) Giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng

Thứ nhất, giao dịch và đàm phán sử dụng dịch vụ: Giao dịch và đàm phán là bước đầu tiên đưa ngân hàng và khách hàng của mình đến những thỏa thuận chung nhằm đạt được mong muốn của cả 2 bên Kết quả giai đoạn này là cơ sở cho toàn bộ quá trình thực hiện kinh doanh giữa hai bên Ở giai đoạn này, nhân viên của ngân hàng và khách hàng sẽ trao đôi thông tin với nhau dé đưa ra quyết định sẽ sử dụng phương thức thanh toán nào là hợp lý nhất cho khách hàng Những van đề trao đổi sẽ xoay quanh đặc điểm, ưu nhược điểm và giá của các phương thức TTQT, thống nhất cách xử lý những vấn đề nảy sinh ngoài mong muốn Đề kết quả đàm phán được tốt đẹp hay khách hàng có quyết định sử dụng dịch vụ TTQT của ngân hàng hay không, nhân viên ngân hàng cần phải có kiến thức nghiệp vụ cũng như khả năng tư vẫn khách

hàng chuyên nghiệp.

20

Trang 32

Thứ hai, xét duyệt hồ sơ:

Khi bước giao dịch và đàm phán ở trên được diễn ra thành công, ở bước tiếp theo, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng nộp những giấy tờ cần thiết và xét duyệt xem, thông qua những thông tin đó, doanh nghiệp có đủ những điều kiện theo quy định của ngân hàng hay không Vì nếu doanh nghiệp không đạt những tiêu chuẩn do ngân hàng đề ra thì sẽ có thể đem lại những rủi ro trong kinh doanh cho ngân hàng.

Thứ ba, ký kết hợp đồng:

Khi doanh nghiệp đã nộp đủ giấy tờ và những điều kiện của doanh nghiệp được

chấp thuận, lúc này, nhân viên ngân hàng sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ đề 2 bên tiến hành ký kết hợp đồng sử dung dịch vụ TTQT Hợp đồng có thé coi như đã ký kết chi trong trường hợp được các bên ký vào hợp đồng Các bên đó phải có địa chỉ pháp lý ghi rõ trong hợp đồng.

Thứ tư, tô chức thực hiện hợp đồng:

Tổ chức thực hiện hợp đồng dịch vụ TTQT theo những gi hai bên đã cam kết

trong hợp đồng Sau khi có đầy đủ thông tin và giấy tờ từ khách hàng, bộ phận TTQT

của ngân hàng tiến hành vận hành giao dịch cho khách hàng theo hợp đồng tuân thủ luật pháp quốc tế.

c) Chăm sóc khách hàng sau bán

Sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng, nhân viên ngân hàng chăm sóc khách

hàng qua một sô công việc sau:

- _ Giải đáp thắc mắc: Nếu khách hàng có bat kỳ thắc mắc hoặc khiếu nại nào liên quan đến giao dịch thanh toán quốc tế, nhân viên chăm sóc khách hàng

sẽ giải đáp và hỗ trợ khách hàng giải quyết van dé.

- _ Cập nhật thông tin mới nhất: Ngân hàng sẽ cập nhật cho khách hàng thông tin mới nhất về các quy định và chính sách liên quan đến giao dịch thanh toán quốc tế, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về quy trình và đảm bảo tính an

toàn, bảo mật trong quá trình thực hiện các giao dịch thanh toán.

- Tu vấn va giới thiệu san phẩm/dịch vụ mới: Nhân viên chăm sóc khách

hàng cũng có thé tư van cho khách hàng về các sản phâm va dịch vụ mới nhất của ngân hàng, giúp khách hàng tận dụng tối đa các tiện ích và lợi ích của dịch vụ thanh toán quốc tế.

21

Trang 33

- Khảo sát đánh giá: Các cuộc khảo sát đánh giá sau khi sử dụng dịch vụ sẽ

giúp ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện sự hài lòng của

khách hàng.

1.3.2.4 Kiểm tra, kiểm soát và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch

Việc kiểm tra, giảm sát được thực hiện định kì dựa trên kết quả của các công việc được thực hiện trong quả trình thực hiện kế hoạch, từ đó đánh giá mức độ hoàn thành của kết quả thực tế so với kế hoạch đã đề ra.

Việc kiểm tra, giám sát kế hoạch thực hiện giúp ban lãnh đạo cũng như các

trưởng ban, bộ phận khác có thể năm được tình hình, theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT theo các mục tiêu đã dé ra Từ đó đưa ra những quyết định, biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động, hoặc điều chỉnh kế hoạch đề phù hợp với mục tiêu chung đã đề ra.

1.3.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh doanh dịch vụ TTOT

1.3.3.1 Doanh thu và tốc độ tăng trường doanh thu từ dịch vụ TTQT

Là chỉ tiêu cơ bản nhất dùng dé đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế, sự tăng lên hay thụt lùi của doanh thu thanh toán quốc tế ảnh

hưởng một cách rõ ràng đến kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu TTQT được tính bằng: (doanh thu TTQT năm

này trừ đi doanh thu TTQT năm trước)/ doanh thu TTQT năm trước

1.3.3.2 Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT cũng là một biến số biéu hiện rõ ràng sự phát triển kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ đánh giá được sự tối ưu của sản phẩm đối với nhu cầu đa dạng của khách hang Một ngân hàng có dịch vụ TTQT tốt, phí dịch vụ phù hợp, tạo được uy tín sẽ thu hút được nhiều khách hàng sử dụng.

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT đề từ hai nguồn: khách hang mới

và khách hàng đã có quan hệ khác với ngân hàng Đặc trưng của kinh doanh dịch vụ

TTỌT là khi khách hàng đã sử dụng dịch vụ TTQT của một ngân hàng nào, nếu trải nghiệm của khách hàng tốt họ sẽ lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng đó trong

22

Trang 34

những hợp đồng xuất nhập khẩu sau Chỉ tiêu này sẽ giúp ngân hàng phân tích và đưa

ra được các chính sách thu hút và chăm sóc khách hàng phù hợp.

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT được tính bang: Số lượng khách

hàng năm trước cộng với số lượng khách hàng mới trừ đi số khách hàng cũ mất đi 1.3.3.3 Số lượng hợp đông sử dụng dịch vụ TTOT

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng hợp đồng ký kết thành công đồng thời cũng chỉ ra kết quả của công tác phát triển kinh doanh dịch vụ TTQT nói chung và nghiệp vụ

đàm phán, ký kết hợp đồng nói riêng.

Một khách hàng của ngân hàng có thé ký kết nhiều hợp đồng TTQT Phân tích

và theo dõi chỉ tiêu này cũng giúp ngân hàng đưa ra những chính sách khách hàng

hợp lý.

1.3.3.4 Cơ cầu dịch vụ thanh toán quốc rễ

Tỷ trọng của từng phương thức TTQT thé hiện sự đa dang sản phâm của dịch vụ TTQT Việc thay đổi cơ cau các phương thức TTQT sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng nên ngân hàng cần nghiên cứu thị trường đề điều chỉnh

cơ cau các phương thức thanh toán phù hợp.

Tỷ trong của từng phương thức TTQT được tính bằng: doanh số TTQT của

từng phương thức/ tổng doanh số TTQT.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại

ngần hàng thương mai.

1.4.1 Nhân tổ bên ngoài

1.4.1.1 Môi trường quốc tế

Trong nhiều năm lại đây, thương mại quốc tế diễn ra rất sôi nồi, với việc hình thành nhiều liên minh kinh tế trên khu vực và toàn thế giới Sự tạo lập các khối liên

kết làm cho hoạt động trao đổi mua bán ngoại thương và dau tư xuyên quốc gia ngày

càng gia tăng.

Dựa vào các khối kinh tế đó mà hoạt động giao dịch của các ngân hàng được thúc đây phát triển, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế Hợp tác giữa các quốc gia về mặt kinh tế phát triển tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế giữa các doanh nghiệp phát triển, từ đó hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng được đây mạnh và phát

23

Trang 35

triển Các môi trường quốc tế mà nước ta tham gia vào có tính sôi động thì hoạt động xuất nhập khẩu được đây mạnh, đem lại những tác động tích cực đến kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế.

1.4.1.2 Môi trường quốc gia a) Các yếu to kinh tế

Các yếu tố kinh tế bao gồm GNP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, su thay đôi trong cơ cấu sản xuất và tiêu dùng, yếu tố lạm phát, yếu tố lãi suất, các chính sách tài chính và tiền tệ của một quốc gia, các yêu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, bao gồm các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khâu Mà các doanh nghiệp này là những khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng Chính vì vậy, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp XNK tốt thì kéo theo nhu cầu sử dụng dịch vụ TTQT

tăng lên và ngược lại.

Các yêu tô kinh tế cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong nước Điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới tình hình tài chính của ngân hàng, dẫn đến những thay đổi trong các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế cũng không năm ngoài những ảnh hưởng này.

b) Các yếu tố chính trị và pháp luật

Môi trường chính trị: Sự én định về chế độ chính trị thường ảnh hưởng đến

quan điểm của một quốc gia về vấn đề kinh tế đối ngoại, về các ràng buộc và ưu đãi mà quốc gia đó dành cho các công ty nước ngoài Quốc gia có nên chính trị ôn định là tiền đề tốt cho các doanh nghiệp của quốc gia đó tham gia thương mại quốc tế và

giúp đây mạnh hoạt động TTQT tại các ngân hàng.

Ngoài ra, mối quan hệ về chính trị của các vùng lãnh thé trên toàn cầu với nhau

cũng là điều kiện dé mở rộng nền kinh tế nói chung và phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng Nếu các quốc gia có tình hữu nghị bên chặt sẽ tạo được điều kiện thuận lợi

trong việc mở rộng thi trường, tạo môi trường kinh doanh tốt cho doanh nghiệp nói

chung và ngân hàng nói riêng.

Môi trường luật pháp: Là một nhan tô thuộc môi trường bên ngoài có ảnhhưởng rộng lớn và liên tục đên hoạt động của các tô chức và cá nhân trong nên kinh

tê Với các ngân hàng thương mại, do có vai trò to lớn trong nên kinh tê nên tât yêu

24

Trang 36

nam đưới sự điều chỉnh gắt gao của pháp luật từ khi mới thành lập đến quá trình hoạt

động Đối với doanh nghiệp xuất nhập khâu cũng có những quy định và nghĩa vụ cụ

thể Do đó, để một ngân hàng làm dịch vụ cho hoạt động kinh doanh XNK phải tính đến cả khía cạnh pháp lý của ngân hàng và khía cạnh pháp lý của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Trong từng giai đoạn cụ thể, mỗi một dân tộc đều ban hành những chính sách ngoại thương phủ hợp với biến động kinh tế đất nước và thé giới dé tăng kim ngạch NXK Nước ta cũng vậy, trong mỗi giai đoạn phát triển và hội nhập kinh tế cũng có

những định hướng khác nhau dé tối đa hóa hiệu quả kinh doanh của hoạt động XNK Điều này cũng tác động đến sự phát triển dịch vụ TTQT trong ngân hàng cho các

doanh nghiệp XNK ngày nay.

Những quy định trong XNK của Việt Nam ở từng giai đoạn tạo ra môi trường

cho XNK phát triển, điều này giúp cho các doanh nghiệp XNK phát triển đồng thời cũng đem lại những cơ hội cho các ngân hàng Nếu như chính sách XNK được đưa ra phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và phù hợp với sự thay đôi của khu vực va quốc tẾ, đặc biệt là sự thay đổi về nhu cầu hàng hóa thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội tốt cho doanh nghiệp XNK trong việc phát triển thị trường và quan hệ với bạn hàng quốc tế,

tối đa hóa tiềm năng từ dịch vụ của các ngân hàng thương mại Các ngân hàng trong tình huống tốt này sẽ phát triển được các sản phẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp XNK đi kèm với an toàn và hiệu quả Do đó, chính sách đối với các doanh nghiệp

XNK ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của dịch vụ TTQT của các ngân hàng.

c) Các yếu tố văn hóa — xã hội

Một quốc gia mang trong mình đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiều nghề thủ công đặc sắc là một nhân tố tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm độc đáo của vùng miền, nhờ đó sẽ tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng cho các NHTM, tạo điều kiện tốt cho phát triển dịch vụ TTQT cho các doanh nghiệp XNK.

1.4.1.3 Các đối thủ cạnh tranh

Kinh doanh dịch cụ TTQT phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ của các ngân hàng trong nước mà đối với cả những ngân hàng nước ngoài Day là nhân tố cốt lõi mà các ngân hàng phải dành thời gian và nguồn lực dé đào sâu và xem xét nhằm đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp Những ngân

25

Trang 37

hàng trong nước với những điểm mạnh của họ là nguyên nhân trực tiếp lay đi những khách hàng tiềm năng của những ngân hàng cạnh tranh.

1.4.2 Nhân tổ bên trong 1.4.2.1 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực trong kinh doanh dịch vụ có thé coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất vì khách hàng trải nghiệm sản phẩm dich vụ TTQT thông qua con người là chủ yếu và con người cũng là nhân tố sẽ quyết định toàn bộ quá trình kinh

doanh của ngân hàng.

Một ngân hàng có đội ngũ lãnh đạo có trình độ thực sự, sáng tạo trong kinh

doanh, phẩm chất đạo đức tốt sẽ giúp ngân hàng có hướng đi đúng đắn Một đơn vị với đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, thái độ phục vụ thân thiện chắc chắn sẽ đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt Từ đó sẽ giúp cho kinh doanh dịch vụ TTQT phát trién.

1.4.2.2 Kha năng tai chính của ngân hàng

Được thể hiện ở quy mô vốn hiện có, khả năng huy động vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng Năng lực tài chính của bat kỳ tô chức nào là nguồn lực cốt lõi dé

thực hiện các hoạt động mở rộng cũng như phát triển các khả năng khác của ngân

hàng, vì nguồn vốn là khởi nguồn cho các hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào Khi ngân hàng có nguồn vốn dỗi dào, các hoạt động dành cho con người, cơ sở vật chat hay nghiên cứu thị trường, thúc day bán hàng sẽ dé dang đề triển khai hơn.

Đây chính là điều kiện dé ngân hàng hoàn thiện hơn về sản phẩm, nâng cao hiệu qua

bộ máy hoạt động, gia tăng năng suất cũng như xâm nhập thị trường mục tiêu 1.4.2.3 Cơ sở vật chất, công nghệ của ngân hàng

Trong thời đại mà khoa học công nghệ phát triển không ngừng như ngày nay, công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trong trong cạnh tranh với các đối thủ thé hiện qua các mặt: tốc độ thanh toán và lưu chuyên tiền tệ, quản lý tập trung và sử dụng đồng vốn kinh doanh hiệu quả, Vì vay dé có bước đi lớn trong dài hạn, các NHTM phải dành nhiều sự quan tâm trong đầu tư nâng cấp, làm mới công nghệ trong ngân

Trong hoạt động thanh toán quốc tế, nếu hệ thống ngân hàng sử dụng phan mềm tiên tiến dé giải quyết các nghiệp vu của hoạt động thanh toán quốc tế thì sẽ tiết

26

Trang 38

kiệm nhiều về thời gian và chỉ phí, gia tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo sự phát

triển lâu dai Ngược lại, một ngân hàng trì trệ, lười cập nhật, vẫn sử dụng công nghệ lỗi thời thì hoạt động TTQT sẽ mat nhiều thời gian công sức của cả ngân hàng và cả khách hàng, doanh thu thanh toán quốc tế sẽ không được duy trì, dần dần sẽ bị bỏ lại

phía sau.

1.4.2.4 Uy tín của ngân hàng thương mại

Uy tín của NHTM không chỉ trong nước mà trên quốc tế cũng rất quan trọng Hoạt động của ngân hang nói chung và hoạt động TTQT nói riêng phát triển được hon hay không phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của ngân hàng đó ở trong nước và trên thế giới Một ngân hàng trên thị trường có tiếng tốt về độ an toàn sẽ là ấn tượng đầu tiên

dé khách hàng đưa ra quyết định sử dụng các sản phẩm dich vụ.

27

Trang 39

CHUONG 2: THUC TRANG PHAT TRIEN KINH DOANH DICH VU

THANH TOÁN QUOC TE TAI ACB - PGD KIM DONG GIAI DOAN

2.1 Giới thiệu chung về ACB - PGD Kim Đồng

2.1.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu

Hình 2 1 Logo Ngân hàng thương mại cỗ phần A Châu

Nguôn: Ngân hàng thương mại cé phan A Châu Tên quốc tế : Asia Commercial Joint Stock Bank

Tén viét tat : ACB

¬ : 27.019.480.750.000 đồng (Bằng chữ: Hai mươi bảy

Vôn điêu lệ nghìn, không trăm mười chín ty, bon trăm tám mươi

triệu, bảy trăm năm mươi nghìn đông)

Trụ sở chính : 442 Nguyên Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3,

Trang 40

ACB là một trong những ngân hàng thương mại có hoạt động lâu năm tại Việt

Nam, với những điểm mạnh vượt trội so với các đối thủ đối với uy tín, sản pham dich vụ, công nghệ va quy trình dao tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp Cho đến ngày 31/12/2021, vốn điều lệ của ACB đã tăng lên đến 27.019.470 triệu đồng, đây là một sự tăng trưởng đáng kể so với giai đoạn mới thành lập Qua gần 30 năm phát triển, mạng lưới các cơ sở của ACB đã được bao phủ trên toàn quốc với 372 chi nhánh và phòng giao dịch khang trang và hơn 13.000 nhân viên trẻ, nhiệt huyết, đầy quyết tâm

và có trình độ cao Đến nay, ACB vẫn giữ được mục tiêu trở thành "Ngân hàng hàng đầu Việt Nam" và "không ngừng hoàn thiện đề đạt được các chiến lược đột phá" nhằm

cung cấp cho khách hàng những giải pháp tài chính tốt nhất và đáp ứng nhu cầu của

2.1.2 Khái quát về ACB — PGD Kim Đông

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của ACB — PGD Kim Đông

ACB - PGD Kim Đồng là đơn vị nằm trong hệ thống của Ngân hàng TMCP

Á Châu, vùng Hà Nội, cụm Kim Đồng, bắt đầu hoạt động vào năm 2008 tại 461

Truong Dinh, P Trương Định, Q Hai Ba Trưng, Hà Nội, được điều hành và quản lý bởi Giám đốc ACB Kim Đồng Nguyễn Duy Quân.

Qua hơn 14 năm hoạt động, vượt qua những khó khăn ban đầu, trong thời gian qua ACB — PGD Kim Đồng đã cố gắng hoàn thiện và bổ sung thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới dé có thé đáp ứng được nhu cầu ngày càng da dạng của khách hàng Từ một đơn vị non trẻ, ít nhân lực, chưa có phòng Doanh nghiệp, đến nay, ngân hàng đã sở hữu phòng Doanh nghiệp với đội ngũ nhân viên trẻ đầy nhiệt huyết Cho đến thời điểm hiện tai, Ngân hàng TMCP A Châu - PGD Kim Đồng đã khang định được vi thế thương hiệu của mình trong lòng khách hàng và trong các đơn vị của ACB, là ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt và đáng tin cậy.

Trong năm 2017, trong khuôn khổ phong trào thi đua về hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ trong toàn hệ thống ACB, ACB - PGD Kim Đồng đã nỗ lực cố gắng và đạt được thành tích xuất sắc Đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, nhiệt huyết và có trách nhiệm đã mang lại lợi thế cho PGD Kim Đồng trong các cuộc thi đua về kinh doanh và vận hành của khu vực Kim Đồng, giúp đơn vị này luôn đứng trong

những vị trí đâu.

29

Ngày đăng: 21/04/2024, 20:38

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN