1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Phát triển kinh tế nông thôn mới huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa

86 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển kinh tế nông thôn mới huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Tác giả Nguyễn Duy Hoàng
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Hà Hưng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 24,13 MB

Nội dung

Vì vậy, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông thôn mới là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóacủa đất nước nói chung và Đan

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA BAT DONG SAN & KINH TE TÀI NGUYEN

CHUYEN DE THUC TAP

DE TAI:

PHAT TRIEN KINH TE NONG THON MỚI HUYỆN DAN

PHƯỢNG, THÀNH PHO HA NỘI TRONG QUA TRINH

CONG NGHIEP HOA - HIEN DAI HOA.

Giảng viên hướng dan : Ths Nguyễn Hà Hưng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Duy Hoàng

Mã sinh viên : 11171809

Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp 59B

Trang 2

Hà Nội 2020

LỜI CÁM ƠN

Trước tiên, em xin cảm ơn các thầy, cô tại Khoa Bat Động Sản và Kinh Tế Tài

Nguyên cùng tat cả các thầy cô giáo đang giảng day và công tác tại trường Dai học

Kinh tế Quốc dân đã trang bị cho em những kiến thức bồ ích trong suốt 4 năm học

qua.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths.Nguyễn Hà Hưng - người Thay trực

tiếp hướng dẫn em Cảm ơn Thay rất nhiều vì dù rất bận rộn nhưng Thay vẫn luôn

tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình và truyền đạt kiến thức giúp em có thé hoànthành bài chuyên đề tốt nghiệp

Cuôi cùng, em xin cảm ơn các anh chị làm việc tại phòng kinh tê huyện Dan

Phượng đã hướng dẫn và cung cấp tài liệu cho em hoàn thiện chuyên đề này

Vì vấn đề về thời gian cũng như kinh nghiệm của em còn hạn chế, trong quá

trình thực tập, với việc hoàn thành chuyên đề này thì không thể tránh được nhữngthiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, cũng như ý kiến của Thầy để em cóđiều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình và phục vụ tốt hơn công tác thực tế

Sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2020

Tác giả

Trang 3

Nguyễn Duy Hoàng

\/95 71005 8

CHUONG 1 CO SO LY LUAN VA KINH NGHIEM VE PHAT TRIEN KINH

TE NONG THON MOI TRONG QUA CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI

HO A 5-5 << HH HH HH 0000000009080 13

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn mới -5- 13

1.1.1 Khu vực nông thôn và phát triển kinh tế nông thôn - 13

1.1.1.1 Khu vực nông thôn c2 33333 1E ESEErrrrrrrrrrrrkrre 13

1.1.1.2 Phát triển kinh tế nông thôn 2-2 2222 £+£E+£E£+E++£e+rxzsez 141.1.2 Phát triển kinh tế nông thôn mới 2-2 ¿+22 £2£++£E£+Ez+£++zxrsez 17

1.1.2.1 001-000i6.ố ÔỎ 17

1.1.2.2 Những vấn đề cần chú ý khi phát triển kinh tế nông thôn mới 17

1.2 Công nghiệp hóa — hiện đại hóa nông thôn trong tình hình mới 18

1.2.1 Công nghiệp hóa — hiện đại hóa nông thôn ¿+55 +++s<++ss2 18

1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm -c5c-ccterrtrtirrrrtirrrrrirerrrirriio 18

1.2.1.2 Nội dung công nghiệp hóa — hiện đại hóa nông thôn 20

1.3 Vai trò của phát triển kinh tế nông thôn mới theo hướng CNH-HĐH

trong quá trình phát triển kinh tế xã hộii . -s-sesesssssesseessees 23

1.3.1 Đóng góp vào thu nhập của địa phương - c«cc«csessesree 23

1.3.2 Nguồn cung cấp lương thực không thé thiếu 2-5552 231.3.3 Giúp lao động trong khu vực 6n định hơn 2-5 55s s+csse2 231.3.4 Tạo cơ sở hạ tầng ¬——— 24

Trang 4

1.3.5 Cải thiện phúc lợi nông thôn 5 5 3+1 132 **EESveereeserrsererssre 24

1.4 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn mới -° 5° 5° <2 24

1.4.1 Kinh nghiệm các nước trên thế giới - 2 2s2+s+x+zx+£x+zx+rszsez 24

1.4.1.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn mới ở Canada 241.4.1.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn mới ở Nhật 251.4.1.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn mới ở Hàn Quốc 26

1.4.2 Kinh nghiệm các địa phương trên cả UGC - - 5 5= 5< << + s+s 27

1.4.3 Bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế nông thôn mới đối với

huyện Dan Phượng - - - c 2 2313213321111 1113111 1111811 111 1t HH ng cư 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRANG PHÁT TRIEN KINH TE NÔNG THÔN MỚIHUYỆN DAN PHƯỢNG, THÀNH PHO HÀ NỘI GIAI DOAN 2016 — 2020 30

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Dan Phượng ảnh hướngtới phát triển kinh tế nông thôn mớii - 2s ssssssssesssessessss 30

2.1.1 Điều kiện tự nhiên ¿22 2 t+SE2E2EEEEEEEEEEEEEE1EE1 7171.211211 30

2.1.1.1 Vi trí địa lý -s- 2c S2 k2 212221 2112711211211 erree 30

2.1.1.2 Diện tích tự nhiên, đặc điểm địa hình - 2s s+secxexezxers 30

2.1.1.3 Khí hậu - Thủy văn - 2 ©2+EE£+EE+£E++EEEEEEEEErrErrrkrrrkree 31

2.1.1.4 Tài nguyên đất -:- scs t2 2E E1 1211211112112 11 111111 re 32

2.1.1.5 xY bê vn 34

2.1.1.6 Tài nguyên khoáng Sản - 3+ 3.3 ri rrirrrkrree 35

2.1.2 Khái quát điều kiện kinh tẾ - 2 2 s+SE2E£2EE+EE£EE£EzEErExerxerreee 35

2.1.2.1 Tình hình phát triỀn kinh tẾ - 2-2 5£ 22+ E+£E+£E£+E+£xerxersez 352.1.3 Điều kiện xã hội, môi trường 2-2 +++E£+E++EE+ExerkezErrxerxerseee 412.2 Những thành quả của quá trình phát triển kinh tế nông thôn mới Đan

Phượng 5 năm (2015 — 2020) - 5< 5< s9 000009608 48

2.2.1 Cơ cấu kinh tế nông thôn mới Dan Phượng chuyền dịch theo hướng sanxuất hàng hóa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế 482.2.2 Phát triển kinh tế nông thôn mới Đan Phượng đã bước đầu hướng tới ưutiên thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh

1 49

2.3 Thu nhập của người nông dân tăng lên, công tác xóa đói giảm nghèo đạt

được nhiều kết quả .s < °s° s° s£ s£ s£Ss£S££S£Es£ E9 s£Es£EsessEseseEsersersersee 512.3 Những hạn chế yếu kém trong quá trình phat triển kinh tế nông thôn

mới tại huyện Dan PhHƯTiØ dd 5G <9 S9 9 999.989.9090 099068995809656 54

Trang 5

2.3.1 Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nông thôn mới chưa

được quan tâm đúng ImỰC - - - c Sc 32.13211191 1 113111111111 1 E11 1g ng ry 54

2.3.2 Sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp nông thôn mới còn chậm,

hiệu quả thấp -:- 22 %+S<+Sk‡EES2E12E12E15711711211171711211211211 1111.211111 542.3.3 Chưa định hình rõ khâu đột pha va chưa dau tư thỏa dang cho các ngành

mũi nhọn và vùng trọng điểm -¿ 2 s+E+EE£EEE2EEEEEEEEEEEEEEEkerkerreee 542.3.5 Sử dụng nguồn lao động chưa hop lý ccssesssesssesssesssecssecsseesecssecsseeseesses 552.3.6 Sử dụng nguồn lực đất đai hiệu quả thấp - -¿ 5¿©csc55sc+: 552.3.7 Chưa phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế trong phát triển

NONG thOn MO occ Ốc 55

2.3.8 Điều kiện sản xuất, kinh doanh, điều kiện song của nông đân 55

2.3.10 Ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế nông thôn còn

"8 562.4 Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trong quá trình phát triểnkinh tế nông thôn mới Dan Phượng - se se sss+seessesssesseessee 56

2.4.1 Nguyên nhân khách quan - - ¿<2 E1 ***kE+#EESkEErkEkkksskesekrske 56 2.4.2 Nguyên nhân chủ qUa1 - - 5 2 5 31132118388 5E EEEEkrerserrree 56

CHUONG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHAP PHÁT TRIEN KINH TENONG THÔN MỚI HUYỆN DAN PHƯỢNG, THÀNH PHO HÀ NỌI 58

3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn mới ở Đan

Phurong ( 2021 10057 58

3.1.1 Chuyén dịch cơ cấu kinh tế - xã hội -¿- ¿+ + x+E+E+EzEeEzEerxererxee 58

3.1.2 Công nghiệp — Tiểu thủ công nghiệp -2- 2-2 £sz+zz+£xerxersez 59

3.1.3 Các ngành dich VU cee ceccecesceeseeeseeseeeseceseceeeseceseceeeeeeeaeeeseseeeseeeaeeees 60

3.1.4 Phat triển kết cầu ha tầng kỹ thuật ©22-55+2cxcccxcrxeerxeerxee 603.1.5 Phát triển doanh nghiệp và các thành phan kinh tế - 61

3.1.6 Tai nguy6n M61 truO 11077 61

3.2 Hệ thống các giải pháp nhằm thúc đấy phát triển kinh tế nông thôn mớihuyện Dan Phượng, Thành phố Hà Nội 5-5 s2 s2ssseesesses62

3.2.1 Nhóm giải pháp về xây dựng, thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế

Trang 6

3.2.3.2 Nâng cao hiệu quả huy động các nguôn vốn - 5s733.2.3.3 Phát triển khoa học công nghệ nhằm phát triển kinh tế nông thôn

¬— 78 3.2.4.6 Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo có hiệu quả 79

3.2.5 Day mạnh liên kết, hợp tác -¿ 5¿©2+2+++cx++rxrzrxerreerxesrxee 793.2.6 Nhóm giải pháp day mạnh phát triển các lĩnh vực văn hoa , xã hội, y tế

và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn 803.2.7 Phát triển thương mại - dich vụ - du lịch 2-2 z scs+zs+zsse2 803.2.8 Nâng cao vai trò quan lý của chính quyền địa phương trong quá trìnhphát triển kinh tế nông thôn mới - 2 2 ¿+ £EE+EE+E++EE+E£EerEerEerxerxerxee 81

5080009000275 83

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ° s22 ssessesseesessesses 85

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông thôn mới nhằm phục

vụ yêu cầu phát triển của đất nước trong tương lai gần Sau 20 năm thực hiện đường

lối đôi mới đưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta

đã đạt nhiều thành tựu to lớn Tuy nhiên, có nhiều thành tựu đạt được chưa xứngđáng với tiềm năng và lợi thế: nông nghiệp phát triển còn kém và không bên vững,sức cạnh tranh còn thấp, chuyên giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhânlực còn nhiều hạn ché

Không thé có một đất nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn của đấtnước đó còn lạc hậu và đời sống nhân dân còn thấp so với các nước trong khu vực

Vì vậy, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông thôn mới là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóacủa đất nước nói chung và Đan Phượng nói riêng Đồng thời, góp phần cải thiệnnâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông

thôn của huyện.

Huyện Đan Phượng có xuất phát điểm thấp so với Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM Song, với sự chỉ đạo kịp thời của Thành ủy cùng nỗ lực của chính quyên và nhân dân địa phương 10 năm qua, kinh tế huyện Đan Phượng luôn tăng

trường ôn định và bên vững, nhờ chuyển dich cơ cau hợp lý, giảm ty trọng nôngnghiệp va phát triển theo hướng sản xuất hang hóa tập trung, ứng dụng công nghệcao Cụ thé, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cau kinh tế giảm từ 14,24% (năm 2010)xuống còn 8,06% (năm 2018), các sản phẩm nông nghiệp phát triển theo hướng sảnxuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao Suốt chặng đường 10 năm qua,Đan Phượng đã huy động được 412,7 tỷ đồng từ nguồn đóng góp của nhân dân và

xã hội hóa đề phát triển kinh tế và xây dựng NTM.

Đến năm 2015 Dan Phượng về đích sớm khi có 15/15 Xã đạt chuẩn Nông thôn

mới.

Bên cạnh những thành công nổi trội thì còn đó những khó khăn nhất định như

đời sống nông thôn còn nhiều bat cập Một khó khăn rất lớn, dé nhận thấy là khi hòanhập với cuộc song hiện dai đã có nhiều nét đặc sắc của văn hóa truyền thống dần bịmai một Hài hòa được giữa bảo tồn và phát triển luôn là một thách thức đối với các

Trang 10

chương trình công tác và thái độ đúng đắn nhất là nhìn thắng, chấp nhận khó khăn,thử thách và tìm cách vượt qua Đặc biệt nữa đó là nguồn vốn đầu tư cho phát triển

kinh tế nông thôn mới vẫn là bài toán nan khó giải.

Huyện Đan Phượng là một trong những huyện đã về đích sớm về xây dựngnông thôn mới Tuy nhiên, không thể dừng lại ở đó mà huyện cần phải cố gắng

nhiều hơn nữa để phát huy hết tiềm năng sẵn có của huyện, đặc biệt là phát triển

kinh tế nông thôn mới, nó không chỉ cải thiện đời sống nhân dân mà còn là tắm

gương đi đầu cho các huyện trong thành phố cũng như các địa phương trong nước

Tin tưởng rằng, dưới sự chung sức đồng lòng của các cấp chính quyền và nhân dân,huyện Dan Phượng sẽ ngày càng tiến dần hơn nữa với mục tiêu này

Trong bối cảnh hiện nay thì phát triển kinh tế nông thôn mới huyện Đan

Phượng là vô cùng cần thiết bởi xây dựng nông thôn mới chỉ là bước đầu Phát triển

kinh tế nông thôn mới sẽ khắc phục được nhiều khó khăn mà huyện đang mắc phảiđiển hình như: Sản xuất nông nghiệp mặc dù đã được chuyên đổi mạnh mẽ và nhiều

mô hình sản xuất hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, nhưng vẫn còn xã chưa có môhình, sản xuất vẫn còn còn sử dụng thuốc BVTV Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi làmảnh hưởng rất nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi lợn, gây ton thất nặng nề vềkinh tế, ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người chăn nuôi Nước ta lànước nông nghiệp và cả huyện Đan Phượng nữa có cơ sở nền tảng của nông nghiệpcòn yếu, CNH, HĐH còn ở giai đoạn đầu Do đó, việc thực hiện CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng vùng, từng địa

phương khác nhau dé triển khai, có kế hoạch thống nhất

Huyện Đan Phượng có rất nhiều lợi thế về con người, khoa học - công nghệ,

đất đai, mặt nước, nguồn vốn và là huyện đi đầu về xây dựng nông thôn mới

nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế nên emquyết định nghiên cứu và tìm ra những giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông thônmới huyện Đan Phượng ngày càng phát triển nhanh, ồn định, bền vững và nâng cao

thu nhập cho người dân đi lên.

Em lựa chọn đề tài: “ Phát triển kinh tế nông thôn mới huyện Đan Phượng,Thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa °° làm chuyên đềtốt nghiệp

2 Mục đích và nhiệm vụ

Trang 11

2.1 Mục đích

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông thôn mớicủa huyện Đan Phượng để tìm ra những giải pháp chủ yêu nhằm thúc đây phát triểnkinh tế nông thôn mới của huyện trong sự nghiệp day mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông thôn mới và trong xu thế hội nhập quốc tế

2.2 Nhiệm vụ

- Hệ thống, phân tích, làm sáng tỏ thêm VỀ CƠ SỞ lý luận và thực tiễn phát triển

kinh tế nông thôn mới, trong điều kiện day mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa

- Nghiên cứu về các kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trên cảnước, từ đó rút ra các bài học có thé áp dụng cho huyện Đan Phượng

- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế nông thôn mới ở huyện Đan Phượng

- Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm thúc đây phát triển kinh tế nông

thôn mới ở huyện Đan Phượng trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa trong tình hình mới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chuyên đề nghiên cứu về phát triển kinh tế nông thôn mới huyện Đan Phượng

trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Chuyên đề chủ yếu tiếp cận dưới góc độ quản lý nhà nước về phát triển kinh

tế nông thôn mới

- Về nội dung: Chuyên đề tập trung nghiên cứu nội dung phát triển kinh tếnông thôn mới, tức là khu vực nông thôn đã bước đầu đạt được các mục tiêu của

xây dựng nông thôn mới và khác với khu vực nông thôn nói chung.

- Về không gian, chuyên đề sẽ tập trung phân tích và đánh giá tình hình pháttriển kinh tế nông thôn mới tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

- Về thời gian, chuyên đề khảo sát thực trạng từ năm 2015 đến nay và đề xuất

vân đề nghiên cứu đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

Trang 12

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Chuyên đề dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác

-Lênin, các quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và lýthuyết về kinh tế làm nền tảng trong nghiên cứu và giải quyết các van đề đã được

đặt ra.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề được nghiên cứu và tổng hợp dựa trên các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tông quan: chuyên đề dựa trên kết quả quá trìnhnghiên cứu các công trình, tài liệu liên quan để kế thừa những kết quả đã đạt được,đồng thời phân tích, đánh giá theo các góc độ khác nhau dé phát hiện những van démới cần được nghiên cứu

- Phương pháp thống kê: chuyên đề dựa trên số liệu thống kê về tình hình hình

phát triển kinh tế xã hội của huyện Đan Phượng trong thời gian qua, từ đó phân tích,

đối chiếu, so sánh dé đánh giá thực trạng phát triển kinh tế của huyện

- Phương pháp nghiên cứu tình huống: một số tình huống điền hình sé đượcnghiên cứu, phân tích phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá của chuyên đề

- Phương pháp chuyên gia: chuyên đề sử dụng ý kiến của các chuyên gia, cán

bộ quản lý dé phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá các nội dung của chuyên

Trang 13

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về phát triển kinh tế nông thôn mới

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn mới huyện Đan Phượng,thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020

Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế nông thôn mới huyện

Đan Phượng, thành phó Hà Nội

Trang 14

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIEM VE PHAT TRIEN KINH

TE NONG THON MOI TRONG QUA CONG NGHIEP HOA,

HIEN DAI HOA1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn mới

1.1.1 Khu vực nông thôn và phát triển kinh té nông thôn

1.1.1.1 Khu vực nông thôn

° Khái niệm nông thôn

Theo PGS.TS Vũ Đình Thang (2007) chỉ ra rằng: '“Nông thôn là một khu vựcđịa lý nằm bên ngoài các thi tran, thị xã và thành phố Là khu vực không gian lãnhthổ mà ở đó cộng đồng cư dân có cách sống và lối sống riêng, lấy sản xuất nôngnghiệp làm hoạt động kinh tế chủ yếu và sống chủ yếu dựa vào nghề nông (nông,lâm, ngư nghiệp), có mật độ dân cư thấp va quan cư theo hình thức làng xã, có cơ

sở hạ tầng kinh tế- xã hội kém phát triển, trình độ về dân trí, trình độ khoa học kỹthuật cũng như tư duy sản xuất hàng hoá và kinh tế thị trường là thấp kém hơn so

với đô thị, có những mỗi quan hệ bền chặt giữa các cư dân dựa trên bản sắc văn hoá

, phong tục tập quán cô truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ”

° Đặc điểm nông thôn

Theo PGS.TS Vũ Đình Thăng (2007) thì nông thôn có những đặc điểm sau

đây :

- Tính không đồng nhất về điều kiện phát triển giữa các vùng nông thôn

Không gian lãnh thé vùng nông thôn khá rộng, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu

tố tự nhiên, kinh tế, xã hội rất phức tạp về tính chất và quy mô tạo nên tính không

đồng nhất về điều kiện phát triển giữa những vùng nông thôn khác nhau trong mộtquốc gia cũng như giữa các quốc gia khác nhau Với những xuất phát điểm phát

triển khác nhau dẫn tới xu hướng tất yếu chênh lệch về thành tựu và trình độ pháttriển qua mỗi giai đoạn lịch sử nhất định Nhận thức rõ tính quy luật nêu trên, Chínhphủ các nước thường có những chính sách hỗ trợ phát triển đối với những vùng cóđiều kiện bất thuận và những hỗ trợ này là hoàn toàn phù hợp với quy định của

Trang 15

Ngoài hoạt động nông nghiệp, các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụđược phát triển trong nông thôn trước hết là những hoạt động nhằm phục vụ chonhu cau phát triển của nông nghiệp Do vậy, dé đảm bảo sự phát triển bền vững của

vùng nông thôn, người ta thường chú ý lựa chọn các hoạt động sản xuất phi nông

nghiệp và dịch vụ nào đó có nhiều mối liên hệ với đầu vào và đầu ra của sản xuấtnông nghiệp ở địa phương dé phát triển

- Tính tương đối đồng nhất của cộng đồng dân cư và đặc điềm cư trúĐặc điểm cơ bản về cách cư trú của dân cư nông thôn là quần cư thành cáclàng (bản, buôn, sóc ) Cách bố trí dan cư là tương đối phân tán, vườn và ruộngthường xen kẽ với nhà ở tạo thành không gian nối tiếp giữa các nhà ở trong cùngmột làng Ở một số bản của đồng bào dân tộc, đôi khi mỗi nhà ở của một gia đình là

trên một quả đổi để tiện canh tiện cư Việc bố trí dân cư theo kiểu truyền thống như

vậy của bản làng tạo nên những nét riêng trong xây dựng, quản lý và sử dụng các

công trình ha tang kinh tế - xã hội của bản làng

Do tụ cư va sinh sống thành các làng, nên cư dan của làng thường có các mốiquan hệ gắn bó, gần gũi Các mối quan hệ này được xây dựng trên nền tảng của cácmỗi quan hệ về địa giới, huyết thống, truyền thống, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng

và được thử thách qua thời gian, tạo nên tính cô kết khá chặt chẽ của cộng đồnglàng bản Trong quá trình phát triển, đưới tác động của đây mạnh công nghiệp hoá,của mở cửa và hội nhập sẽ từng bước cải biến nông thôn cô truyền thành nông thônhiện đại, văn minh Tuy vậy, những yếu tố tiễn bộ vốn là nền tảng tạo nên lối sống

và cách sống của cộng đồng làng bản sẽ vẫn được lưu giữ và làm sâu đậm thêm với

tinh cách là các yếu tố văn hoá bản địa

- Trình độ phát triển của nông thôn thấp hơn so với đô thịNói chung, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng nông thôn thường thấphơn so với đô thị Biểu hiện tập trung nhất của tình trạng còn thấp kém hơn này là ởtrình độ phát triển còn thấp hoặc còn thiếu đồng bộ các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh

tế và xã hội của một địa bàn nông thôn cụ thể Tình trạng kém phát triển của nông

thôn, nói đúng hơn là sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa nông thôn và đô thị

sẽ tạo nên xu hướng di dân từ nông thôn ra thành thị Việc người dan nông thôn dé

về các thành phố để tìm việc làm tạm thời lại gây ra nhiều tác động tiêu cực kháccho cả thành phố lẫn nông thôn trong quá trình phát triển

1.1.L2 Phát triển kinh tế nông thôn

- Khái niệm kinh tế nông thôn

Trang 16

Theo tác giả Hà Văn Đồng (2018) đã định nghĩa :

“Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nôngthôn Nó là một phức hợp những nhân tố cau thành của lực lượng sản xuất và quan

hệ sản xuất trong nông - lâm - ngư nghiệp, cùng với các ngành tiểu - thủ côngnghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và

dịch vụ Tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thổ và

trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.”

- Đặc điểm của kinh tế nông thônTheo tác giả Hà Văn Đồng (2018) thì kinh tế nông thôn mới có những đặcđiểm sau:

+Kinh tế nông thôn vẫn đang mang tính chất thuần nông thê hiện qua các chỉ

tiêu về cơ cấu lao động, cơ cấu nhân khẩu, cơ cấu sản phẩm Ở một số vùng sản

xuất còn mang tính tự cung tự cấp, năng suất lao động, hiệu quả khi sử dụng đất đai

còn thấp

+Trình độ học van vẫn chưa cao hay nói 1 cách khác là còn thấp, trình độ lao

động chủ yếu van là lao động phô thông chưa được qua đào tạo cơ bản về các kiến

thức.

+Mạng lưới y tế tuy đã có phát triển nhưng chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu

khám và chữa bệnh của người dân Ty lệ suy dinh dưỡng của trẻ em và người lớn

tuổi vẫn còn nhiều thé hiện rõ ở các vùng sâu và xa

+Tình hình an ninh - trật tự kỷ cương pháp luật chưa thật sự được đảm bảo và

chấp hành nghiêm túc Có rất nhiều tệ nạn xã hội như buôn lậu, các chất trái phép,

cờ bạc , lô dé

- Nội dung phát triển kinh tế nông thôn :Theo GS.TS Hoàng Ngọc Việt (2017) phát triển kinh tế nông thôn có những

nội dung sau đây :

“Thứ nhất, thực hiện công tác chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển nôngthôn một cách bền vững

Thứ hai, tạo ra môi trường, cơ chế chính sách, pháp luật phù hợp với đặcđiểm, tạo điều kiện thúc đây mạnh người dân các thành phần kinh tế tham gia vàoquá trình phát triển kinh tế nông thôn

Thứ ba, phân định rõ ràng các chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi, quyền hạn củangười dân nông thôn, các t6 chức kinh tế - xã hội, các cấp ủy, chính quyén địaphương trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn

Trang 17

Thứ tư, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội là một trong nhữngvan đề có tính chiến lược nhăm khai thác, sử dụng có hiệu quả trong quá trình pháttriển kinh tế nông thôn

Thứ năm, chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: Nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ, cơ cấu theo hai nhóm ngành dựa vào các tính chất - Nội dung

-phát triển kinh tế nông thôn

Thứ sáu, phát triển các loại hình doanh nghiệp nông thôn tạo cơ sở và nền tảngcho quá trình phát triển kinh tế nông thôn bền vững

Thứ bảy, thực hiện các quy trình sản xuất gắn với bảo vệ môi trường thiênnhiên đặc biệt là bảo vệ nguồn nước sạch, bảo vệ đa dạng sinh học, chống thoái hóa

và xói mòn đất đai, giảm thiểu các hoạt động sản xuất liên quan đến nông thôn cũng

như đề phòng các dịch bệnh đối với gia súc và gia cầm Là nội dung không thể thiếu

và bỏ qua được trong quá trình phát triển nông thôn

Thứ tám, phát triển giáo dục từ bậc mam non đến bậc đại học nhằm xây dựngnguồn nhân lực hùng hậu có năng lực trình độ, tư duy tốt, nhận thức cao ngảy càngnâng lên dé phù hợp với phát triển của thời đại và có tính thế hệ từ các đời ở vùng

nông thôn

Thứ chín, phát triển y tế là một nhiệm vụ luôn gắn liền với quá trình phát triểnkinh tế nông thôn nhằm đảm bảo thể trạng và sức khỏe tốt nhất cho người dân ở

hiện tại và cả trong tương lai.

Thứ mười, luôn đảm bảo và phát huy tốt bản sắc văn hoá dân tộc mang tínhtruyền thống tốt đẹp của các vùng nông thôn, nâng cao tính giữ gìn và phát huy kếthừa một cách có chọn lọc tốt nhất.”

- Những vấn đề cần chú ý khi phát triển kinh tế nông thôn :

Thứ nhất, cần chú ý tới các tồn tại từ thiệt hại do cạnh tranh không hoàn hảo

gây ra.

Thứ hai, tinh bất 6n định của thị trường kinh tế nông thôn không chỉ xuất phát

từ khuyết tật của kinh tế thị trường nói chung mà còn xuất phát về nhu cầu hàng hoá

dịch vụ ở khu vực nông thôn.

Thứ ba, các yếu tố ngoại ứng ảnh hưởng rất mạnh đến kinh tế nông thôn

Thứ tư, để phát triển kinh tế nông thôn đòi hỏi có kết cấu hạ tầng đa dạng,đồng bộ và hiện đại nhưng đây là hàng hoá công cộng mà doanh nghiệp và nôngdân rất khó thực hiện cung ứng

Thứ năm, luôn tồn tại mâu thuẫn trong xã hội và chưa thé khắc phục ngay

Trang 18

Thứ sáu, cần chú ý và quan tâm chú trọng đến lợi ích của người dân khi pháttriển kinh tế nông thôn như cải thiện thu nhập, đời sống, nhận thức của ngườidân nói chung và sự phát triển của đất nước

1.1.2 Phát triển kinh tế nông thôn mới

1.1.2.1 Nông thôn mới

vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.”

“Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn điện, bền vững, cơ sở hạ tầng đượcxây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nôngnghiệp với công nghiệp, dich vụ và đô thị Nông thôn ôn định, giàu ban sắc văn hoádân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính trị được

nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.”

- Đặc điểm của nông thôn mớiTheo nghiên cứu của Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh thì nông thôn mới cócác đặc điểm sau :

+Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn

được nâng cao.

+Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện

đại, môi trường sinh thái được bảo vệ

+Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy tốt

đẹp

+An ninh tốt, quản lý dân chủ

+Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao

1.1.2.2 Những van dé can chủ ý khi phát triển kinh tế nông thôn mới

Thứ nhất, cần chú ý tới công tác tuyên truyền, phô biến, quán triệt, tạo được

sự thông nhất cao về nhận thức trong Đảng, trong nhân dân các xã về quan điểm,nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của nhà nước về xây dựng vàphát triển kinh tế nông thôn mới, để mỗi người dân hiểu rõ, từ đó đồng tâm, chungsức, tự giác, chủ động tham gia và phát triển

Trang 19

Thứ hai, cần chú trọng công tác đảo tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tập

huấn về kiến thức xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn mới cho đội ngũ cán bộcác cấp, nhất là đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, thôn, bản, những người trực tiếp chỉ đạo

từng xã, không rập khuôn, máy móc.

Thứ tư, chú ý vào đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực cho xây dựng và

phát triển kinh tế nông thôn mới Khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình, sự

hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách trung ương là cần thiết dé tạo bước đệm , taoniềm tin cho nhân dân, tạo cơ sở dé thu hút nguồn lực triển khai, lồng ghép cácchương trình mục tiêu trên địa bàn; huy động vốn của các doanh nghiệp thông quacác hình thức thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết và nhất là tăng vốn tín dụng chocác hộ, các tô hợp tác, hợp tác xã vay dé phát triển sản xuất

1.2 Công nghiệp hóa — hiện đại hóa nông thôn trong tình hình mới

1.2.1 Công nghiệp hóa — hiện đại hóa nông thôn

1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm

- Khái niệm

PGS TS Nguyễn Văn Hảo ( 2014), Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ ra rằng :

“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới là

quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và chuyên dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại Gắn nông nghiệp vớicông nghiệp và dich vụ, cho phép phát huy có hiệu qua cao mọi nguồn lực và lợi thécủa nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, nhằm nângcao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn Xây dựng quan hệ sản

xuất phù hợp, xây dựng nông thôn mới giàu có, công băng, dân chủ văn minh và xã

hội chủ nghĩa.”

- Sự cần thiết

Trang 20

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta là một đòi

hỏi cần thiết và là nội dung chủ chốt của công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

Bởi lẽ:

+Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là vấn đề có vị trí chiến lược và có vai

trò, tác dung to lớn trong sự nghiệp đôi mới đất nước nói chung và day mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói riêng

+Day mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn mới, nâng cao thu nhập và đờisông nhân dân là giải pháp cơ bản để chuyền nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thànhnền kinh tế có cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ tiên tiễn, hiện đại

+Thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân nước tađang còn nhiều mặt yếu kém, khó khăn, gây trở ngại rất lớn cho công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi phải được giải quyết, khắc phục

+Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông thôn mới còn là giải pháp quantrọng dé giải quyết các van đề kinh tế - xã hội ở nông thôn, đặc biệt là van đề việclàm, nông nghiệp nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng địa bàn chiến lược an ninh,quốc phòng, khai thác các nguồn lực

Thực hiện đô thị hoá nông thôn va tạo điều kiện dé các đô thị phát triển thuậnlợi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Mục tiêu : +Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gan bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực va phục

vụ có hiệu quả cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

+Phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng

dụng rộng rãi thành tựu khoa học và công nghệ.

+Thúc đây chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng

vùng gắn với thị trường dé sản xuất hàng hoá qui mô lớn với chất lượng và hiệu qua

cao

+Bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triểnnông nghiệp, nông thôn bền vững

+Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên

ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ

vai trò chủ dao, cùng với kinh tế tập thé ngày càng trở thành nền tảng vững chắc;

+ Phát triển mạnh mẽ hộ sản xuất hàng hoá, các loại hình doanh nghiệp, nhất là

doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn.

Trang 21

+Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xoá đói giảmnghèo, 6n định xã hội và phát triển kinh tế

+Nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của người dân nông thôn, nhất làđồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, giữ gìn truyền thống văn hoá và

thuần phong mĩ tục

+Kết hợp chặt chẽ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vớixây dựng tiềm lực và thé trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân

1.2.1.2 Nội dung công nghiệp hóa — hiện đại hóa nông thôn

Theo PGS TS Nguyễn Văn Hảo (2014), Bộ Giáo dục và đào tạo thì công

nghiệp hóa — hiện đại hóa nông thôn có những nội dung sau đây :

“Thứ nhất, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả,bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới Chuyên dịch mạnh cơ cấunông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày cảng cao,gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủylợi hóa, đưa nhanh tiễn bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất,nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng,từng địa phương Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành côngnghiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp Sớm khắc

phục tình trạng manh mún về đất canh tác của các hộ nông dân, khuyến khích việc

dồn điền đổi thửa, cho thuê, góp vốn cô phần bằng đất; phát triển các khu nông

nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, doanh nghiệp côngnghiệp và dich vụ gắn với hình thành các ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trangtrại, tạo ra những sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tẾ cao

Trên cơ sở tích tụ đất đai, đây mạnh cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại(nhất là công nghệ sinh học), bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế

hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tac xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hoá, khu nôngnghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn Thực hiện tốt việc gan két chat ché

“bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa hoc, nhà doanh nghiệp, nhà nước) và phat triển côngnghiệp, tiêu thủ công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn Giữ vững diện tích đấttrồng lúa theo quy hoạch, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và tăng

gia tri xuat khau gạo Mở rộng diện tích, áp dụng công nghệ cao dé tang nang suất,

chất lượng các loại rau, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp có lợi thế Phát triển

nhanh ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp với công

Trang 22

nghé tién tién

Thứ hai, phát triển lâm nghiệp toàn diện, bền vững, trong đó chú trong cả rừngsản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng: tăng diện tích trồng rừng và độ che phủrừng trên cơ sở khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư Có cơchế, chính sách hỗ trợ dé người dân có thể sống, làm giàu từ trồng, chăm sóc, bảo

vệ rừng; hình thành các tổ hợp trồng rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biếnlâm sản và phát triển các vùng rừng chuyên môn hóa đảm bảo đáp ứng ngày càngnhiều hơn nguyên liệu trong nước cho công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ

gỗ, giấy Thực hiện tốt chương trình bảo vệ và phát triển rừng; đổi mới chính sáchgiao đất, giao rừng, bảo đảm cho người làm nghề rừng có cuộc sống ổn định vàđược cải thiện Phát triển rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến lâm sản có

công nghệ hiện đại.

Thứ ba, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng theo quy hoạch, phát huylợi thế từng vùng gắn với thị trường; coi trọng hình thức nuôi công nghiệp, thâmcanh là chủ yếu đối với thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn; gắn nuôi trồng và

chế biến bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm Đây mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ

với ứng dụng công nghệ cao trong các khâu tìm kiếm ngư trường, đánh bắt và hiệnđại hoá các cơ sở chế biến thuỷ sản Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, cơ sở dịch

vụ phục vụ nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản Coi trọng khâu sanxuất và cung cấp giống tốt, bảo vệ môi trường, mở rộng thị trường trong nước vàxuất khẩu

Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến

ngư, công tác thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ở nông thôn.

Chuyên giao nhanh và ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học

vào sản xuất nông nghiệp; chú trọng các khâu giống, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng,

công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến

Thứ tư, khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiệnchương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống

no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh Hình thành các khu dân cư đô thị hóa với

kết cấu hạ tang kinh tế - xã hội đồng bộ như thủy lợi, giao thông, điện, nước sạch,

cụm công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu điện, chợ Quy hoạch phát triển nông

thôn và phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư Phát triển mạnh công nghiệp,dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng

Trang 23

vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huynhững truyền thống văn hoá tốt đẹp của nông thôn Việt Nam Đây mạnh xây dựngkết cau hạ tầng nông thôn Tạo môi trường thuận lợi dé khai thác mọi kha năng đầu

tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa,thu hút nhiều lao động Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho ngườinghèo và các đối tượng chính sách, chương trình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ;

bố trí hợp lý dân cư, bảo đảm an toàn ở những vùng ngập lũ, sạt lở núi, ven sông,ven biên Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng

cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Thứ năm, xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quátrình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nâng cao trình độ giác ngộ của giai cấpnông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơntrong quá trình CNH, HĐH đất nước Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm chonông dan, trước hết ở các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sởcông nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới Chuyên dịch cơ cấu lao động

ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ

trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ Tạo điều kiện dé lao động nông thôn cóviệc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kế cả ở nước ngoài Hỗ trợ, khuyến

khích nông dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và áp dụng tiến

bộ khoa học, công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi dé nông dân chuyên sang làm côngnghiệp và dịch vụ Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; đầu tư

mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng

xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thực hiện có hiệu quả bền

vững công cuộc xóa đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp.

Thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chính là từng bước phát triểnnông thôn Việt Nam theo hướng hiện đại, xóa dần khoảng cách giữa thành thị vớinông thôn Quá trình hoàn thiện và phát triển đường lối, chủ trương của Đảng vềCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhất là từ khi thực hiện công cuộc đôi mới đã

di vào cuộc sống, tạo chuyển biến cơ bản tình hình đất nước và đã đạt những thành

tựu rất quan trọng.”

=>> Tuy nhiên, nước ta là nước nông nghiệp, cơ sở nền tảng của nông nghiệpcòn yếu, CNH, HĐH còn ở giai đoạn dau Vì vậy, việc thực hiện CNH, HDH nôngnghiệp, nông thôn cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng vùng, từng địa

Trang 24

phương khác nhau để triển khai và có kế hoạch thống nhất trong cả nước

1.3 Vai trò của phát triển kinh tế nông thôn mới theo hướng CNH-HDH trong

quá trình phát triển kinh tế xã hội

Phát triển kinh tế nông thôn mới gắn với xây dựng nông thôn mới là chủ

trương, nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như đời sống của người dân nông

thôn Phản ánh một sự thật là hành động địa phương nhưng suy nghĩ toàn cầu, tự tin

sáng tạo và từ đó cũng thúc đây phát triển nguồn nhân lực

Quá trình phát triển kinh tế nông thôn mới ảnh hưởng rất nhiều tới quá trìnhphát triển kinh tế xã hội của một quốc gia và thường chúng mang đến một nănglượng rất tích cực cả về vật chất lẫn con người Đầu tiên phải nhắc tới là vai tròchiến lược trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia

1.3.1 Đóng góp vào thu nhập của địa phương

Các bài học rút ra từ lịch sử kinh tế của nhiều nước tiên tiến cho chúng ta thấy

rang sự thịnh vượng của kinh tế nông thôn mới cũng góp phần đáng kể vào việcthúc day sự phát trién kinh tế xã hội của một đất nước Ví dụ ở Nhật Bản từng cóphương châm “Mỗi làng một sản pham’ là một cách thức rất mới, nhưng từ đó đãgiúp Nhật Bản vừa phát triển được những nghề truyền thống mà vẫn giữ được bảnsắc dân tộc từ đó không những giữ gìn được các nét văn hóa xã hội mà còn thúc đâytăng trưởng kinh tế của khu vực đó

1.3.2 Nguồn cung cấp lương thực không thể thiếu

Các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sảnxuất, cơ giới hóa là nguồn cung cấp lương thực cơ bản của tất cả các khu vực trong

nước - dù là kém phát triển, đang phát triển hay thậm chí đã phát triển Do áp lực

dân số ở các khu vực chậm phát triển và đang phát triển cùng với sự gia tăng nhanh

chóng của nó, nhu cầu về lương thực ngày càng tăng với tốc độ nhanh Nếu vấn đềnông nghiệp không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các sản phẩm lươngthực thì sẽ ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Do đó, việc nângcao nguồn cung lương thực có tầm quan trọng lớn đối với tăng trưởng kinh tế xã hộicủa một quốc gia

1.3.3 Giúp lao động trong khu vực 6n định hon

Giúp cho người lao động tăng thêm cơ hội việc làm, cải thiện đời sống xã hộicho người dân, từ đó tỷ lệ xóa đói giảm nghèo cũng tăng lên Không những thế pháttriển kinh tế nông thôn mới còn giúp cho người dân được đào tạo nghề, tạo nhiều

việc làm mới trong sản xuât công nghiệp đê chuyên dịch cơ câu lao động sang các

Trang 25

ngành công nghiệp và dịch vụ, giúp phát triển kinh tế và xã hội của đất nước

1.3.4 Tạo cơ sở hạ tang

Sự phát triển kinh tế nông mới đi đôi với việc phát triển đường xã, bến bãi

chợ, kho chứa, đường sắt vận tải, dịch vụ bưu chính và nhiều cơ sở hạ tầng khác tạo

ra nhu cầu về sản phẩm công nghiệp và sự phát triển của ngành thương mại

1.3.5 Cải thiện phúc lợi nông thôn

Đã đến lúc kinh tế nông thôn mới phụ thuộc vào nông nghiệp và các ngànhnghề đồng minh ở một nước kém phát triển Thang dư nông nghiệp tăng do sản xuấtnông nghiệp ngày càng tăng và năng suất có xu hướng cải thiện phúc lợi xã hội, đặcbiệt là ở các vùng nông thôn Mức sống của người dân nông thôn tăng lên và họ bắtđầu tiêu thụ chế độ ăn uống bổ dưỡng bao gồm trứng, sữa, bơ sữa và trái cây Họ có

một cuộc sống thoải mái với tất cả các tiện nghi hiện đại - một ngôi nhà tốt hơn,

vòng tua máy, radio, tivi và sử dung quan áo dep hơn

Tóm lại, từ những giải thích đã trích dẫn ở trên, có thể kết luận rằng phát triểnnông thôn mới là phải có để phát triển kinh tế của một quốc gia Ngay cả các nướcphát triển cũng chú trọng phát triển nông thôn mới Theo Muir, “Tiến bộ nông thônmới là cần thiết để cung cấp lương thực cho lực lượng lao động phi nông nghiệpngày càng tăng, nguyên liệu thô cho sản xuất công nghiệp và tiết kiệm và thu thuế

dé hỗ trợ phát triển phần còn lại của nền kinh tế, thu ngoại tỆ và cung cấp cho thịtrường đang phát triển cho các nhà sản xuất trong nước.”

1.4 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn mới

1.4.1 Kinh nghiệm các nước trên thế giới

1.4.1.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn mới ở Canada

Người Canada sống trong các cộng đồng nông thôn mới có những nhu cầuriêng Từ đó các cơ quan chức trách nhà nước lắng nghe ý kiến của những ngườidân trong những cộng đồng này, những người cần tiếp cận với cơ sở hạ tầng tốthơn, bao gồm cầu đường được cải thiện, nước uống sạch hơn, nhà ở giá cả phảichăng và dịch vụ Internet nhanh hơn, đáng tin cậy hơn, tất cả đều có thể tạo ra sựkhác biệt lớn về chất lượng cuộc sống của người Canada nông thôn

Chính phủ Canada dang đầu tư đáng kê thông qua kế hoạch dau tư vào Canada

để đổi mới cơ sở hạ tầng công cộng, có thé thu hút tài năng và đầu tư mới, tạo việc

làm mới và cơ hội kinh doanh để đảm bảo rằng vùng nông thôn Canada tiếp tụcphát triển

Vào ngày 27 tháng 6 năm 2019, Chính phủ Canada đã phát hành một chiến

Trang 26

lược liên bang mới có tên là “ Cơ hội nông thôn, thịnh vượng quốc gia, chiến lượcphát triển kinh tế nông thôn mới ở Canada

Chiến lược dựa trên sự tham vấn sâu rộng với những người sống và làm việc

tại các cộng đồng nông thôn trên khắp Canada - như công nhân lâm nghiệp, doanhnhân và nông dân - cũng như các nhà lãnh đạo cộng đồng, hiệp hội, doanh nghiệp,

học viện, thành phố tự trị, các nhóm ban địa, chính quyền cấp tỉnh và vùng lãnh thổ Nó phản hồi trực tiếp các ưu tiên, mối quan tâm và ý tưởng từ các vùng nông thônCanada, đồng thời đặt con người, địa điểm và quan hệ đối tác vào trung tâm củaphát triển kinh tế nông thôn mới

Theo chiến lược, chính phủ liên bang đang thực hiện nhiều công việc sẽ giúploại bỏ những thách thức cấp bách nhất, chăng hạn như khả năng tiếp cận băng

thông rộng tốc độ cao, dé giúp cộng đồng tận dụng tat ca các cơ hội mà nền kinh tế

kỹ thuật số và toàn cầu mới mang lại Ra mắt đồng thời, day nhanh tốc độ cho tất cả

các chiến lược kết noois của Canada Đây cũng là kế hoạch của Chính phủ nhằm

đảm bảo rằng theo thời gian tất cả người dân Canada đều có quyền truy cập internettốc độ cao, giá cả phải chăng, bất kế họ sống ở đâu Nó cũng cam kết cải thiện khảnăng truy cập di động nơi người Canada sinh sống và làm việc cũng như doc theocác đường cao tốc và đường lớn

Thông qua các khoản đầu tư vào nhà ở giá rẻ; hỗ trợ phát triển du lịch, kinhdoanh và nhập cư; đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phát triển kỹ năng: và các biện pháp

để tăng nguồn lao động sẵn có, họ đang làm việc với các cộng đồng để xây dựng

tăng trưởng kinh tế của họ, tạo ra việc làm tốt cho tầng lớp trung lưu và đảm bảotính bền vững của họ

Chiến lược phát triển kinh tế nông thôn mới đặt nền tảng cho một vùng nôngthôn Canada thịnh vượng, cạnh tranh và phát triển hơn, nơi cư dân có cơ hội theođuôi những nghề nghiệp có ý nghĩa và trải nghiệm chất lượng cuộc sống cao chocác thế hệ sau

1.4.1.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn mới ở Nhật

Dự án “ Mỗi làng một sản phẩm” ở Nhật Bản bắt nguồn từ tỉnh Oita Sau khiđạt nhiều thành công, thì đến khoảng thập niên 70 của thế kỷ trước thì nó đã đượchình thành và phô biến rộng khắp cả nước Nhật và các nước trong khu vực ĐôngNam Á và đạt được rất nhiều thành công

Mục tiêu của dự án “ Mỗi làng một sản phâm” là: Phát triển nông thôn mới

của khu vực nay sao cho tương xứng với tình hình của nước Nhật Giúp cho người

Trang 27

dân ở đây nâng cao đời sống, tăng thêm thu nhập, tạo cơ hội việc làm cho ngườinông dân Bên cạnh đó còn làm thay đổi diện mạo của vùng nông thôn giúp thu hútthêm khách du lịch Tổng thể mục dich là phát triển, xây dựng và củng cố địa

phương, tự xây dựng tổ chức đảm bảo phát triển bền vững và xóa đói giảm nghéo

Sau khi dự án thành công thì cũng đưa ra được những kinh nghiệm xương máu

đó chính là:

- Khi muốn thực hiện bất cứ một dự án nảo thì việc đầu tiên cần quan tâm đến

đó chính là phải hiểu được dự án và cách tiếp cận nó cũng như là phải có hướng điđúng dan

- Nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của dự án về chất lượng và về sốlượng và đồng thời phải hiểu được đúng đắn về cách vận hành của dự án

- Khi xem xét dự án, cần phải cân nhắc độ phù hợp giữa dự án với thực tế tại

địa phương đó.

1.4.1.3 Kinh nghiệm phát triển kinh té nông thôn mới ở Hàn Quốc

Năm 1970, phong trào Saemaul ( làng mới ) bắt đầu như một sáng kiến pháttriển kinh tế nông thôn mới ở Hàn Quốc Các tài liệu chính thức của nhà nước báocáo răng phong trào đã thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế nông thôn mới đadạng như nâng cao năng suất canh tác lúa và tô chức các hiệp hội người sản xuất

Bước đầu tiên của sự thay đôi này là đặt cộng đồng vào trung tâm của các dự

án Khái niệm này đã được ngầm hiểu trong tên gọi ‘‘“Saemaul’’, có nghĩa là ngôi

làng mới trong tiếng Hàn Nội dung của phong trào cũng được hiểu là “không chỉ

làm việc cho chính mình, mà còn đối với làng với đất nước” Ngay từ dự án đầu

tiên, chính phủ đã cung cấp bao xi măng cho các làng quê nông thôn, Họ đã tập hợpthống nhất và đưa ra người đứng đầu để quyết định Về bản chất, quá trình này đã

xây dựng lại bản sắc dân tộc của Hàn Quốc

Thứ hai cho sự thay đổi tư duy này giúp thấm nhuan tinh thần “siêng năng, tựlực và hợp tác” Quá trình thực hiện các dự án giúp cho cộng đồng sống lại tinh thầnlạc quan và tự lực của người Hàn Quốc Chính phủ chỉ trợ cấp cho các dự án và yêucầu cộng đồng chịu trách nhiệm về một phan chi phí Kết quả là mọi người nhận ra

‘tho có thé làm được nếu họ làm việc cùng nhau”

Sự chuyền đổi tư duy này là trọng tâm của sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của

Hàn Quốc Trong vòng 4 năm, thu nhập nông thôn mới đã vượt qua thu nhập hộ giađình thành thị Các số liệu thống kê về viện trợ cho thấy trước năm 1974, các khoản

viện trợ từ nước ngoai chiêm 60% tông các khoản đâu tư vào Hàn Quoc Đên năm

Trang 28

1974, trong đó Phong trào Saemaul được thực hiện, nó giảm xuống còn 20% Cuốicùng do tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của Hàn Quốc, United Stated đã loại

bỏ dần chương trình viện trợ của mình Ngày nay, Hàn Quốc là nhà cung cấp viện

trợ lớn Trong quan hệ đối tác gần đây với chương trình lương thực Thế giới củaLiên hợp quốc, Chính phủ Hàn Quốc đã tai trợ hàng triệu đô la cho sự phát trién củacác vùng nông thôn của các quốc gia như Nepal và Rwanda

Thứ ba, đào tạo cán bộ ở khu vực nông thôn mới, nhân tố quan trọng hàng

đầu chính là đội ngũ cán bộ trên cơ sở tự nguyện hoặc có thé do dan bầu cử Nhanước tài trợ, mở các khóa học cho cán bộ trong ngắn hạn nhằm dé trang bi đủ kiếnthức thiết thực như kỹ năng lãnh đạo cơ bản cho đội ngũ cán bộ để quản lý dự án,phát triển cộng đồng

Phong trào làng mới của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũthành cộng đồng nông thôn mới ngày càng đẹp hơn và giàu hơn Khu vực nông thônnay đã phát triển trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự phát triển.Tuy với mức đầu tư không lớn nhưng phong trào làng mới đã góp phần đưa HànQuốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có

1.4.2 Kinh nghiệm các địa phương trên cả nước

Sau khi nghiên cứu các địa phương trên cả nước ta có thể rút ra được các bài

học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, phải phát huy được sự tham gia cũng như vai trò của người dân,

cộng đồng Sự tham gia của người dân và cộng đồng nắm giữ một vai trò vô cùng

quan trọng trong việc thành bại của quá trình xây dựng nông thôn mới Bên cạnh đó

dé phát triển nông mới trên diện rộng cần có một chính sách phân quyền nhằm giúpcho người dân được quyền làm chủ Từ đó cũng đây mạnh lối tư duy chủ độngtrong việc điều phối và ra quyết định Day là một công việc khá khó khăn do nó cần

có sự nhất trí đông đảo của các tầng lớp trong xã hội

Thứ hai, phát huy vai trò của tổ chức và đặc biệt là vai trò của Nhà nướcchính là hình thành và hỗ trợ thực hiện các chương trình phát triển nông thôn cấp cơ

sở Hơn hết là phát triển nông thôn mới cấp cơ sở cần kinh phí, kỹ thuật và cơ chếchính sách tối đa từ nhà nước Hỗ trợ cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào trình độ và

sự phát triển của vùng đó Đối với những vùng có trình độ thấp, bên cạnh đó mức

độ đói nghèo cao thì sẽ tập trung hỗ trợ nhiều hơn về mọi mặt như cung cấp điều

kiện sống, trang bi các cơ sở hạ tầng hoặc có thé hỗ trợ trực tiếp là cho tiền mặt dé

Trang 29

người dân có vốn làm ăn Đối với trình độ phát triển cao hơn, nhà nước có vai trògiúp lưu thông cho con đường sản xuất, dé kích thích cũng như mở đường cho sảnxuất phát triển và tạo ra môi trường kinh tế hiệu quả

Thứ ba, cần hiểu rõ vấn đề là xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài

chứ không phải là một vấn đề nhất thời Qua những kinh nghiệm từ các nước

Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc thì họ cần tới 50-70 năm dé xây dựng nông thôn mới

Chính vì vậy chúng ta cũng cần một khoảng thời gian đủ dài dé thực hiện tốt nhất

quá trình xây dựng nông thôn mới này.

Thứ tư, nếu chúng ta tập chung vào nhưng cơ chế, chính sách mới sẽ giúpthúc đây nhanh hơn khi chúng ta chú tâm vào mặt kỹ thuật

Thứ năm, dé phát triển nông thôn mới một cách bền vững đòi hỏi vốn đầu tư

khá lơn Việc hỗ trợ từ nhà nước khá lớn tuy nhiên vẫn chưa đủ Một phần quan

trọng không thé thiếu đó chính là việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả

Do đó, Chính phủ cần đưa ra các chính sách giúp cho doanh nghiệp, các tôchức có thé tham gia tốt vào quá trình xây dựng nông thôn mới Nguồn lực có théhuy động từ nhiều nguồn tuy nhiên cần có sự công bằng và minh bạch tất cả phảiđược công khai và trên hết cần được sử dụng có hiệu quả

1.4.3 Bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế nông thôn mới doi với huyện

Đan Phượng

Từ những kinh nghiệm của các địa phương và một số quốc gia trong quá trình

phát triển kinh tế nông thôn mới có thé rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụngcho huyện Đan Phượng, cụ thé như sau:

Thứ nhất, công tác giáo dục chính tri, tư tưởng phải di trước một bước; tuyêntruyền được đặt lên hàng đầu, nêu gương có sức thuyết phục cao nhất Tuyên truyền

phải được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú theo hướng gọn, rõ, sát

đối tượng nhằm tạo sự đồng thuận cao đề từ đó khơi dậy tinh thần tự giác, huy động

sự vào cuộc của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Thứ hai, phát huy dân chủ là chìa khoá, là động lực cho phát triển, muốn vậyphải công khai, minh bạch trong tất cả các khâu, nhất là việc huy động và sử dụng

các nguồn lực từ nhân dân, tăng cường phân cấp cho cấp xã quản lý và tô chức thực

hiện công trình, dự án của Chương trình theo quy định Phát huy vai trò làm chủ của

người dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường kiểm tra, giám sát của

nhân dân.

Thứ ba, quan tâm đầu tư cho phát triển theo hướng tăng trưởng kinh tế đi đôi

Trang 30

với phát triển văn hoá và đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinhthần cho người dân Chủ động tháo gỡ, giải quyết những vấn đề bức xúc của dânnhất là trong van đề giải quyết lao động việc làm sau thu hồi dat, van đề về ô nhiễm

môi trường Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng cuộc sống và giá trị hưởngthụ cho người dân như chất lượng giáo dục, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu

cho nhân dân, xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn với

điểm vui chơi, giải trí, vườn hoa tại các thôn, cụm dân cư, những tuyến đường trồnghoa, cây xanh, mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch

Thứ tư, bám sát vào chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà

nước, quy định của Thành phó, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của huyện

đảm bảo phát triển kinh tế, ôn định xã hội gan với bao vệ môi trường Trong chi daocần lựa chọn điểm, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm dé nhân rộng, đầu tư có trọng tâm,trọng điểm, không đầu tư dàn trải

Thứ năm, phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của cấp ủy, chínhquyền va Sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của hệ thống chính trị Công tác cán bộ làyếu tô quan trọng quyết định thành công cao trong xây dựng nông thôn mới Cán bộ

phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tâm huyết, vì

dân Phải phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, lấy hiệu quả công tác làmthước đo Quá trình thực hiện cán bộ nào không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì kiênquyết phải thay thế Đồng thời huyện chú trọng công tác thi đua, kịp thời biểu

dương, khen thưởng các tô chức, cá nhân có thành tích và nhiều đóng góp công sức

xây dựng nông thôn mới.

Trang 31

CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG PHÁT TRIEN KINH TE NONG THÔN MỚIHUYỆN DAN PHƯỢNG, THÀNH PHO HÀ NỘI GIAI DOAN 2016 — 2020

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đan Phượng ảnh hướng tới

phát triển kinh tế nông thôn mới

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vi tri địa ly

Đan Phượng là một huyện đồng bằng nằm ở về phía tây bắc trung tâm thànhphô Hà Nội, có vi trí địa lý:

Phía Bắc giáp huyện Mê Linh ( ranh giới tự nhiên là bãi, sông Hồng ), phía

Nam giáp huyện Hoài Duc, phía Đông giáp huyện Đông Anh ( ranh giới tự nhiên là

bãi, sông Hồng )và huyện Từ Liêm, phía Tây giáp huyện Phúc Thọ

Huyện Đan Phượng ở gần nội thành Hà Nội, thuận lợi giao thông Với vị tríđịa lý như vậy huyện có thêm lợi thế trong thu hút các nguồn vốn đầu tư, bao gồm

cả các nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng từ trung ương, thành phố Hà Nội và cácnguồn vốn phát triển kinh tế- xã hội từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.Đây là cơ hội lớn giúp huyện đây nhanh quá trình CNH - HĐH và xây dựng nông

thôn mới.

Nội thành Hà Nội và các khu công nghiệp là thị trường rộng lớn cho các sản

phẩm hàng hóa của Dan Phượng, từ các sản phâm lương thực, rau quả, gia súc, giacầm đến các sản phẩm công nghiệp, làng nghề được tiêu thụ với số lượng lớn ở nộithành Đối với nông sản, trong những năm gần đây, cùng với sự đi lên của kinh tế -

xã hội Thủ đô, nhu cầu về sản phẩm nông sản chất lượng cao ngày càng tăng, thúcđây sự chuyền dich sản xuất nông nghiệp của Huyện theo hướng sản xuất nông sản

hàng hoá cao cấp ( hoa tươi, rau an toàn )

Không chỉ thị trường nông sản ngày càng mở rộng mà thị trường các loại hàng hóa khác, thị trường các loại dịch vụ cũng đang gia tăng nhanh chóng như thực

phẩm, các sản phẩm TTCN, hàng tiêu dùng, hang thủ công

Cũng theo quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội, phía đông huyện Đan Phượng

được xác định nằm trong khu vực đô thị lõi; phía tây thuộc đường vành dai 4 đô thị

không gian xanh, sẽ là nơi sản xuất, cung cấp các loại thực phẩm, rau màu và dịch

vụ chất lượng cao của Hà Nội Vi vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch

vụ trên địa bàn Huyện chắc chắn sẽ được mở rộng

2.1.1.2 Diện tích tự nhiên, đặc điểm địa hình

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đan Phượng là 7,735,48 ha Huyện Đan

Trang 32

Phượng nằm trong khu vực châu thé sông Hồng và sông Day, địa hình nghiêng dần

từ tây Bắc xuống đông Nam, được phân làm 4 tiểu vùng tự nhiên là tiểu vùng venDay, tiểu vùng Bãi ven sông Hồng, tiêu vùng Tiên Tân và tiểu vùng Đan Hoài

Tiểu vùng ven Đáy gồm 6 xã: Thọ An, Trung Châu, Phương Đình, Đồng

Tháp, Dan Phượng, Song Phượng Do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Day nên

địa hình có dạng cao, trũng xen lẫn nhau, thường gây úng, hạn cục bộ.

Tiểu vùng ven sông Hồng gồm có 7 xã: Thọ An, Trung Châu, Thọ Xuân,Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung Do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sôngHồng nên địa hình có dạng cao trũng xen lẫn nhau thường gây hạn hán cục bộ

Tiểu vùng Tiên Tân gồm có 5 xã: Thọ Xuân, Phương Đình, Thị tran, DanPhượng, Thượng M6 La vùng đất phù sa cô, mau mỡ, địa hình tương đối bang

Do thuận lợi về vị trí địa lý và địa hình tương đối bằng phăng, có đường giao

thông thuận lợi nên Đan Phượng là huyện chịu tác động khá mạnh của quá trình đô

thị hóa và xây dựng các cụm công nghiệp, làng nghề Những năm gần đây, đã cómột số dự án xây dựng khu đô thị mới, các cụm công nghiệp được triển khai xây

dựng trên địa bàn Đan Phượng như khu đô thị Tân Tây Đô, cụm công nghiệp Thị

Trần Phùng (35,8 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề xã Đan Phượng (22,2 ha),cụm (điểm) công nghiệp làng nghề Sống Cùng xã Đồng Tháp (6,3 ha) ,cum (điểm)công nghiệp làng nghé xã Tân Hội (4,72 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề xãLiên hà (9,6 ha) Hiện đang xây dựng cụm (điểm) công nghiệp làng nghề Hồ Điền

xã Liên Trung, điện tích 3,3 ha và mở rộng cụm (điểm) làng nghề xã Liên Hà

2.1.1.3 Khí hậu - Thủy văn

Trang 33

Nhiệt độ trung bình vào mùa hè khoảng trên 23°C, mùa đông từ 15-16C Chiu

ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên dao động nhiệt độ trong năm của Đan Phượng

khá lớn với biên độ giao động từ 12 - 13°C.

Mùa nóng từ tháng 5-9 với nhiệt độ nóng nhất trung bình trên 30°C , cao nhấtlên tới trên 37°C, mùa lạnh kéo dài khoảng 3-4 tháng (12-2 hoặc 3) tháng lạnh nhất

(tháng 12,1) nhiệt độ xuống thấp < 18°C, thấp nhất là 5°C, giữa mùa nóng và mùalạnh có thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Đan Phượng thời tiết có 4 mùa xuân, hạ, thu,đông rõ rệt Độ 4m không khí trung bình trong năm khoảng 83- 85%, tháng âm nhất

là tháng 3, 4 với độ âm lên tới 98%

- Thủy văn:

Thủy văn Trên địa bàn huyện Dan Phượng có sông Hồng và sông Day chảy

qua địa phận huyện, có tổng chiều dài khoảng 25km trong đó sông Hồng dài khoảng

15km, sông Day dai khoảng 10km Vào mùa mưa, với tần suất xuất hiện đỉnh lũ củasông Hồng tai vùng Dan Phượng một phan đất bãi sông Hong bị ngập

2.1.1.4 Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện 7.735,48 ha đất, diện tích đất nôngnghiệp năm 2019 có 3.523 ha, chiếm 45,54% tong diện tích đất tự nhiên; đất phinông nghiệp là 3.346,98 ha, chiếm 43,27% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng còn865,5 ha, chiếm (11,19%) chủ yếu là đất bãi bồi sông Hồng Khu vực nông thôngồm 15 xã với tổng diện tích tự nhiên 7.442,18 ha, chiếm 96,2% diện tích tự nhiên

toàn huyện.

Trang 34

Đất chưa str} 1050,52 | 13,58 865,50 | 11,19

dung

Nguồn: Phòng Tài nguyên va Môi trường huyện Đan Phượng (2019)

Trang 35

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Đan Phượng năm 2019, 2017

TT |Mục dich sử | Năm 2019 Năm 2017

2.1.1.5 Tài nguyên nước

Nước mặt: Ngoài nguồn nước mưa hàng năm, Dan Phượng được sông Hong ởphía Bắc cung cấp nước qua hệ thống thủy nông Đan Hoài, nước của sông Đáy chạydọc theo vùng bãi tử Thọ An đến Song Phượng Ngoài ra trên địa bàn huyện Đan

Phượng còn có hệ thống ao hồ nằm xen kẽ trong khu dân cư với điện tích khoảng

211,02 ha.

Nước ngâm: Năm trong vung tram tích châu thô sông Hong nên vê mặt địa

Trang 36

chất thủy văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng Trong nhữngnăm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mực nước sông Hồng cũng cạnnhiều đo đó cũng ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của Đan Phượng

Nước mưa: với lượng nước mưa trung bình 1.600-1.800mm trong năm, mặc

dù lượng nước bốc hơi hàng năm bằng 65% so với lượng mưa nhưng đây vẫn lànguồn nước bồ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân

2.1.1.6 Tài nguyên khoảng sản

Huyện Đan Phượng khan hiếm tài nguyên khoáng sản Hiện nay vẫn chưa xácđịnh được có nguồn khoáng sản gì ngoài cát ven sông Hồng, sông Đáy, trữ lượngcát ven sông Hồng nhiều và chất lượng cao

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong năm 2015, nhu cầu sử dụng cát chỉ vàokhoảng 92 triệu m3, nhưng năm 2020 nhu cầu này đã tăng lên đến 160 triệu m3.Trong khi đó, tông tài nguyên cát của Việt Nam ước khoảng 2,3 ty m3, song chủyếu là cát cho xây trát và san nền Cát cho sản xuất bê tông không nhiều, chỉ chiếmkhoảng 30%.Nguôn cát chính cung cấp cho xây dựng chủ yếu tập trung ở các dự ánđược cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác các mỏ hoặc nạo vét khơi thôngluồng lạch, nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60 đến 65% nhu cầu và cung cấpcho các thành phố, đô thi lớn Như vậy, có thé thấy mỗi năm có khoảng từ 35 đến

40 triệu m3 hiện đang được sử dụng vào các công trình xây dựng, công trình giao

thông thuộc diện không rõ nguồn gốc Với mức độ tiêu thụ cát xây dựng như vậy,

nguồn tài nguyên cát sẽ sớm cạn kiệt và nguy cơ nước ta nhập khẩu cát xây dựng làđiều đã được dự báo

Chính vì vậy, khả năng khai thác cát cho sản xuất bê tông ở Việt Nam vàhuyện Đan Phượng trong những giai đoạn tới cần phải được hạn chế vì khai thác cátlòng sông quá mức cho phép sẽ gây ảnh hưởng đến dòng chảy, gây xói mòn đất vànhững tác hại về môi trường sinh thái, đặc biệt là việc khai thác cát ở sông Hồng

2.1.2 Khái quát điều kiện kinh tế

2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế

Trong những năm qua, toàn huyện Đan Phượng đã đạt được những thành tích

rất đáng khích lệ trong phát triển kinh tế, dưới đây là bảng tổng hợp:

Trang 38

(46,69%)

4957 (48,02%)

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Đan Phượng các năm (2010- 2019)

Từ những số liệu trên có thể thấy kinh tế của huyện ngày càng được cảithiện.Từ năm 2010-2019 tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện luôn đạt ngưỡng

cao, thấp nhất năm 2016 ( 9.02%), cao nhất năm 2011( 14%) Nhìn chung tốc độ

Trang 39

tăng trưởng bình quân của huyện đều cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quâncủa cả nước Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều có nhữngbước tiến vững chắc Từ bảng số liệu có thể thấy trong giai đoạn 2010-2019, tỷtrọng trong cơ cầu GDP ở huyện thấp nhất là nông nghiệp, sau đó là dịch vụ là cao

nhất là tỷ trọng công nghiệp

Nông nghiệp năm 2010 đạt 265 tỷ đồng ( tính theo giá có định 1994) chiếm14,26% nhưng đến 2019 đạt 954 tỷ đồng (tính theo giá cố định 2010), chi còn7,47% Công nghiệp vào năm 2010 đạt 1065 tỷ đồng ( tính theo giá cố định 1994)chiếm 44,07%, năm 2014 ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất là 38,14% (

1475 tỷ đồng tính theo giá cố định 1994) nhưng đến năm 2019 vẫn đạt được 46,83%(5984 tỷ đồng tinh theo giá có định 2010)

Dịch vụ cũng ngày được cải thiện, luôn rơi vào khoảng 40%-50% GDP Vào

năm 2010, dịch vụ đạt 640 tỷ đồng (theo giá cố định 1994 - tương đương với41,67% GDP toàn huyện), tỷ trọng cao nhất năm 2014 ( 51,35% - 1195 tỷ đồng theogiá cô định 1994) và thấp nhất vào 2012( 36,36% - 880 tỷ đồng theo giá cô định1994) Năm 2019 dịch vụ van đạt được 45,7%, tương ứng với 5841 tỷ đồng (theogiá có định 2010)

Qua bảng số liệu có thé thay nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớntrong cơ cấu kinh tế của huyện, nhưng đang có xu hướng giảm dần Định hướng củahuyện là hoàn toàn chính xác trong thời kỳ day nhanh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, đảm bảo đời sông người dân ngày càng được cải thiện.

e@ Tình hình tô chức sản xuất

Thực hiện tô chức lai sản xuất, trong đó chỉ đạo 100% HTX Nông nghiệp tổ

chức Đại hội theo Luật HTX năm 2012, thành lập mới 08 HTX chuyên canh (03

HTX chăn nuôi lợn ở xã Trung Châu, Phương Đình; HTX nông nghiệp sông Hồng

ở xã Thọ An; HTX nắm Nghĩa Minh; HTX Hồng Thái ở xã Hồng Hà, HTX rau hữu

cơ Đan Phượng; HTX bưởi tôm vàng Đan Phượng).

Bên cạnh phát triển nông nghiệp, huyện tập tập trung chỉ đạo phát triển côngnghiệp, tiêu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ Toàn huyện hiện có 1.044 doanhnghiệp, 38 HTX đang hoạt động và 1.771 hộ sản xuất, kinh đoanh dịch vụ Ngoài

ra, huyện có 5 cụm công nghiệp với tổng diện tích 85,9 ha với khoảng 40 nghìn laođộng Đang triển khai dự án xây dựng hạ tang kỹ thuật mở rộng làng nghề xã Liên

Trang 40

Hà và Liên Trung: chuẩn bị đầu tư mở rộng cụm công nghiệp - làng nghề xã DanPhượng, Sông Cùng xã Đồng Tháp đáp ứng nhu cầu sản xuất cho nhân dân Hoànthành xây dựng và công bố Đề án, công khai quy hoạch điểm đến du lịch xã Hạ Mỗgiai đoạn 2017-2020 và những năm tiếp theo nhằm phát triển du lịch thành mộtngành kinh tế trong cơ cau kinh tế của huyện

Xây dựng và triển khai thực hiện cải tạo, nâng cấp và chuyển đổi mô hình

quản lý các chợ; tạo điều kiện cho các siêu thị trên địa bàn hoạt động Đồng thời,

duy trì và phát triển các nghề như nấu rượu, sản xuất đậu xã Hồng Hà và Hạ Mỗ,sản xuất rau giá, khoai lang kén xã Trung Châu, sản xuất kẹo lạc xã Song Phượng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân Từ năm 2010 đến nay, ngân hàngchính sách xã hội cho 29.517 lượt đối tượng vay 582 tỷ đồng thông qua 9 chươngtrình ưu đãi của Chính phủ Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 47,9 triệuđồng (tăng 3,5 lần so với năm 2010, tăng 1,67 lần so với năm 2015)

© Cơ sở hạ tang

Giai đoạn 2010-2015 được xác định với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng cơ sở

hạ tầng là động lực cho sự phát triển Chính vì vậy, huyện đã tập trung mọi nguồn

lực để xây dựng cơ sở hạ tầng đạt tiêu chí nông thôn mới Trong 5 năm, huyện đãđầu tư xây dựng được 25,13km đường trục xã, liên xã; 22km đường trục thôn, 19

km rãnh thoát nước theo đường; 136,7 km đường ngõ, xóm; 80,6 km đường trục

chính nội đồng, 5,6 km kênh mương Ngành điện và các xã đã đầu tư xây dựng235,787 km điện trung thế nâng tổng chiều đài đường day trung thế lên 311,042km; 111,726 km điện hạ thế nâng tông chiều đài đường dây hạ thế lên 422,768 km;

28 trạm biến áp, nâng tổng số trạm biến áp trên địa bàn là 225 trạm với tổng dunglượng là 119.498 KVA Hệ thống điện của các xã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật củangành điện và có trên 99% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn

Đã xây dựng thêm được 11 trường học đạt chuẩn quốc gia (không tính thị tranPhùng) nâng tong số trường đạt chuẩn lên 35/48 trường, trong đó 100% trường tiểu

học các xã đạt chuẩn quốc gia Có 15 sân thé thao xã (tăng 7 sân so với năm 2010),

15 nhà văn hóa xã, 71 nhà văn hóa thôn, nhà hội hop cụm dân cư (tăng 36 nhà so

với năm 2010) Huyện đã đầu tư xây dựng mới 7 trạm y tế tại các xã Tân Lập, Thọ

An, Thọ Xuân, Tân Hội, Liên Trung, Đồng Tháp, Trung Châu và sửa chữa 01 trạm

y tế xã Hồng Hà

Ngày đăng: 29/04/2024, 11:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thé hiện sự đôi mới cơ sở hạ tầng huyện - Chuyên đề thực tập: Phát triển kinh tế nông thôn mới huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Bảng th é hiện sự đôi mới cơ sở hạ tầng huyện (Trang 8)
Bảng thể hiện cơ sở hạ tầng huyện Đan Phượng - Chuyên đề thực tập: Phát triển kinh tế nông thôn mới huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Bảng th ể hiện cơ sở hạ tầng huyện Đan Phượng (Trang 8)
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Đan Phượng năm 2019, 2017 - Chuyên đề thực tập: Phát triển kinh tế nông thôn mới huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Đan Phượng năm 2019, 2017 (Trang 34)
Bang 2.4: Bảng thể hiện sự đổi mới cơ sở hạ tang Dan Phượng 2010 - 2015 - Chuyên đề thực tập: Phát triển kinh tế nông thôn mới huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
ang 2.4: Bảng thể hiện sự đổi mới cơ sở hạ tang Dan Phượng 2010 - 2015 (Trang 41)
Bảng 2.5: Đặc điểm dân số, lao động huyện Đan Phượng qua các năm 2017 - - Chuyên đề thực tập: Phát triển kinh tế nông thôn mới huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Bảng 2.5 Đặc điểm dân số, lao động huyện Đan Phượng qua các năm 2017 - (Trang 42)
Hình 2.1: Thống kê số làng, cụm dân cư đạt chuẩn nông thôn mới. - Chuyên đề thực tập: Phát triển kinh tế nông thôn mới huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Hình 2.1 Thống kê số làng, cụm dân cư đạt chuẩn nông thôn mới (Trang 44)
Hình 2.2: Tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ giai đoạn 2019 - Chuyên đề thực tập: Phát triển kinh tế nông thôn mới huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Hình 2.2 Tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ giai đoạn 2019 (Trang 51)
Bảng 3.1: Bảng chỉ tiêu phát triển kinh tế nông thôn mới ở Đan Phượng - Chuyên đề thực tập: Phát triển kinh tế nông thôn mới huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Bảng 3.1 Bảng chỉ tiêu phát triển kinh tế nông thôn mới ở Đan Phượng (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w