Mục tiêu Dựa trên những vấn đề cơ bản về kinh doanh dịch vụ Logistics tại tại các doanh nghiệp Logistics và thực trạng kinh doanh dich vụ Logistics tại chi nhánh công tyGSC Hà Nội trong
Trang 1NGÀNH: QUAN TRI KINE ĐOANH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
CHƯƠNG TRÌNH CHÁT LƯỢNG CAO
DAY MANH KINH DOANH DICH VU LOGISTIC
TAI GSC (VIET NAM)
#1 -257
Cle
Sinh vién :Nguyén Đức Thang Chuyén nganh :Quan trị Kinh doanh quốc tế Lớp :Kinh doanh quốc tế CLC 57B
Mã SV :11153909
Giáo viên hướng dẫn :PGS.TS Phan Tổ Uyên
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LOI CAM ON
Em xin bày tỏ lòng kính trong và cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dan,
PGS.TS Phan Tố Uyên, người đã nhiệt tình hướng dẫn và động viên em trong suốt
quá trình thực tập Cô dù bận nhưng không ngần ngại chỉ dẫn em, định hướng đi cho
em để em hoàn thành tốt nhiệm vụ Một lần nữa em chân thành cảm ơn cô và chúc
cô dồi dào sức khoẻ.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong suốt quá trình học tập tại trường đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cần thiết
để em có thể hoàn thành chuyên đề của mình.Em xin cảm ơn các anh chị trong công
ty GSC đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, chu đáo, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực
tập.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiêu nhiêu
kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của bài viết không tránh khỏi những thiếu xót,
em rất mong nhận sự góp y, chi bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thé cán bộ, côngnhân viên tại các doanh nghiệp dé báo cáo này được hoàn thiện hon!
Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các cô chú, anh chị tại các doanh nghiệp lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!
Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Nguyễn Dire Thắng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích mộtcách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Các kết quả nàychưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác
Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Nguyễn Đức Thắng
il
Trang 5MỤC LỤC
09009090 iLỒN I DOAN os ces esscci cece eae nsesanreneacemor amcsesmncemeememcmcnamenmaaes iiDANH MỤC BANG, HÌNHH 5-5 2 5s S2 *ESSSeESESeEEseSeEetersrsrsee VDANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT -2 5-5 5< S<<£s2S£Ss£s£SeEs£sSeEeEeesesess vi
DE l1 PT 66 án õö nan nu eerie eros 1 CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE CƠ BAN VE KINH DOANH DỊCH VU
LOGISTICS Ở CAC DOANH NGHIỆP LOGISTICS - 5-52 4
1.1 Khái quát về dich vụ Logistics 5< <5 5< << Ss 5s eEeEereererseserseree 4
LV ‹ n8 6 AĂHH 4
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ Logistics cece % ` ` 6
1.1.3 Tam quan trọng của dịch vụ Logistics -.- ¿2-52 2+5 +s+>+zse>+s+2 7
1.2 Nội dung kinh doanh dịch vu Logistics tại các doanh nghiệp Logistics 9
1.2.1 Các điều kiện kinh doanh dịch vu Logistics tại các doanh nghiệp Logistics
1.2.2 Quy trình kinh doanh dịch vụ Logistics tại các doanh nghiệp Logistics 16
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ Logistics tại các doanh
Nghiệp LOBISTIOS nn .cnrcnaanianssnasasonssnsicadics éntsaich nas kansas Ans 36611048 6131440344E50L436510443481403 18
1.3 Các yếu tố tác động đến kinh doanh dịch vu Logistics tại các doanh nghiệp
2.2 Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vu Logistics của công ty GSC Ha
ING ca unaringe na ggggg110N0010824021050E16501A04HVAASIXSAANEARSSAEG4S47380800107540707000004/00/36 34
2.2.1 Các điều kiện kinh doanh dịch vu Logistics tại Công ty GSC Hà Nội 34
ill
Trang 62.2.2 Quy trình kinh doanh dịch vụ Logistics tại Công ty GSC Hà Nội 42
2.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh các loại dịch vu Logistics của công ty GSC (Hà Nội) qua các năm gần đây - - 2 + 2+ e+x£££xerxrxererrrrxee 41 2.3 Kết luận, đánh giá qua phân tích thực trạng kinh doanh dịch vu Logistics cũa công ty GSC Hã NT wrcoicsacrcsmsemisnnaxcmsnonsneconmmna nnn nnsanmemnencinnmannss 51 2.3.1 Những kết quả đạt được + - 2+ + x+S£E£EE£x£E£xeEcEerxrkrrxrrrrree 51 2.3.2 Những han chế và nguyên nhân 2 + 2+5£ £+S£s+E££xzEezxzrrxee 52 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÂY MẠNH KINH DOANH DỊCH VU LOGISTICS CUA CONG TY GSC HÀ NỘI DEN NĂM TẾ gan phaũnniniiuii1ássesallaag41010800016186383100606501EESES4AE48SNENGGESNE-KILEIEISNEIUSSSA.21-G G50 55 3.1 Phương hướng phát triển kinh doanh dich vu Logistics của công ty GSC Ha NOi 6.071.027.010 55
3.2 Giải pháp day mạnh kinh doanh dịch vu Logistics của Công ty GSC Ha 08: ).8.1.0211117 77 56
3.2.1 Đa dạng hóa các hoạt động về dịch vụ TGPISHGS co 56 3.2.2 Giải pháp nhằm tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ - 58
3.2.3 Gidi phap vé Man SU oo 4 59
3.2.4 Tổ chức nghiên cứu thị trường, xây dựng quảng bá thương hiệu 60
3.2.5 Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng - 60
3.2.6 Giải pháp nhằm nâng cao khả năng sử dung digital marketing của công ty 6l 3.3 Một số kiến nghị với Nhà nước và các Bộ ngành liên quan đối với dịch vụ NEO DAS Ul Ca tro ETETDDTELDDDLEDGEEEDEEETEOXDTEDEGEOTEETCDDGTEEECDOEUEECGOrrrtrrrrrrrarrar 62 KET LUAN 0777 64 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -5- < s52 5s Sssess+sesssecse 65
IV
Trang 7DANH MỤC BANG, HÌNH
BANG
Bang 2.1 Báo cáo tài chính của công ty GSC Hà Nội ( 2016-2018) 29
Bảng 2.2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của công ty GSC Hà Nội (2016-2018) 29 Bảng 2.3 Lợi nhuận của công ty GSC Hà Nội ( 2016-2018) -«<- 31
Bảng 2.4 Ty suất lợi nhuận của công ty GSC Ha Nội ( 2016-2018) 32
Bảng 2.5 Số vòng quay vốn của Công ty GSC tại Hà Nội (2016-2018) 33
Bảng 2.6 Năng suất lao động theo doanh thu của Công ty GSC Hà Nội (2016-2018)
ee 33
Bang 2.7 Co cấu nhân sự của Chi nhánh Công ty GSC Hà Nội tinh đến cuối năm
0 1 41
HÌNH |
Hình 1.1: Các hoạt động cơ bản của chuỗi dịch vụ logistics 2-255s 5
Hình 1.2 Quy trình kinh doanh dịch vu Logistics tai cái doanh nghiép 17
Hình 2.1: So đồ cơ cau tô chức công ty GSC 2- - 2s 2+s+£+zE+£zxersrrerxee 39
Hình 2.2: Ty trọng doanh thu các ngành dịch vụ của công ty GSC (Hà Nội) 48
HAI Gian ZO = 22U LỄ taroetstetikstuitttbcptttiitcdtkitrgi065g0190%:0010/0046360810801302071L410116010000013300PBG093)81332 48
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
Maersk communication system
Operation & documentation Excution
system
Container Freight Station
Gross Domestic Product
Trach nhiệm hữu han
Golden Star Investment Trading and Logistics Co., Ltd
Multimodal Transport Operator
Point of sale
Electronic Data Interchange
Transportation Management System
Warehouse Management System Search Engine Optimization
vi
Trang 9LOI MO DAU
1 Tinh cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong thời kỳ kinh tế hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam đang đứng trước
những cơ hội lớn dé phát triển các hoạt động xuất nhập khâu Tông nguồn thu từ dịch
vụ Logistics bao gồm kho vận, giao nhận, vận chuyển và phân phối vào khoảng
15-20% GDP mỗi năm của Việt Nam Với dung lượng thị trường lớn như vậy thì đây
là điều kiện rat tốt dé Logistics trong nước phát trién
Đồng thời, với xu hướng chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động
ngày càng cao như hiện nay thì nhu cau thuê ngoài các dịch vu Logistics cùng ngày
cảng tang cao.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, khi mà Việt Nam đã mở cửa cho các
ngành dịch vụ thì các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics Việt Nam phải cạnh
tranh với nhau và với các doanh nghiệp kinh doanh Logistics nước ngoài với những
thế mạnh về tài chính, kinh nghiệm cùng mạng lưới chuyên nghiệp toàn cầu
Trong bối cảnh đó, Công ty TNHH Đầu tư thương mại và tiếp vận Sao Vàng(GSC) đã hình thành và phát triển với mục đích cung cấp dịch vụ giao nhận, vận
chuyên quốc tế và nội địa bằng vận tải đa phương thức kết hợp với các dịch vụ giaohàng tận chân công trình Do mới thành lập được vài năm và với quy mô nhỏ nên
công ty gặp nhiều khó khăn về tài chính và nhân lực Trong khi đó, có rất nhiều doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics phát triển mạnh mẽ, khoảng 900 doanh nghiệp
cả trong nước và nước ngoài (Theo báo cáo tông hợp của Cục Hàng hải 2012) Với một thị trường lớn và sư cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì GSC đang thực sự gặp khó khăn trong quá trình phát triển công ty Với định hướng phát triển
trở thành một công ty cung cấp dịch vụ Logistics vững mạnh trong tương lai, công tycần không ngừng đa dạng hóa, nâng cao chất lượng cũng như mở rộng quy mô phù
hợp với tình hình kinh tế hiện nay.
Sau thời gian thực tập và tìm hiểu ở công ty TNHH Đầu tư thương mại và tiếpvận Sao Vàng (GSC), với kiến thức của một sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh
doanh quốc tế cùng với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của
công ty, em đã chọn đề tài: “ Day mạnh kinh doanh dich vu Logistics của Công tyTNHH Đầu tư thương mại và tiếp vận Sao Vàng” cho chuyên đề thực tập của
mình.
Trang 102 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu
Dựa trên những vấn đề cơ bản về kinh doanh dịch vụ Logistics tại tại các doanh
nghiệp Logistics và thực trạng kinh doanh dich vụ Logistics tại chi nhánh công tyGSC Hà Nội trong những năm gần đây, chuyên đề đề xuất một số giải pháp đây mạnh
kinh doanh dịch vu Logistics của chi nhánh GSC Hà Nội đến 2025
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
e Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về kinh doanh dịch vụ Logistics tại các
doanh nghiệp logistics.
e Phan tích, đánh giá thực trạng kinh doanh dich vu Logistics của chi nhánh
công ty GSC Hà Nội giai đoạn 2014 — 2018
Phương hướng và giải pháp đây mạnh kinh doanh dich vu Logistics của chỉ
nhánh công ty GSC Hà Nội
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Những vấn đề và thực trạng kinh doanh dịch vụ
Logistics của công ty GSC
3.2 Pham vi nghién cứu
e Phạm vi về không gian : thực trạng kinh doanh dich vu Logistics của Công ty
GSC
e Pham vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics của
Công ty GSC Hà Nội từ 2016-2018 và đề xuất giải pháp nhằm đây mạnh kinhdoanh dịch vụ Logistics của Công ty GSC đến năm 2025
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập thông tin
e Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Nguồn dữ liệu chủ yếu được thu thập chủ yếu từ các nguồn sau:
- Dữ liệu tại thư viện của trường Đại học Kinh tế quốc dân: gồm các luận văn
chuyên đề về đề tài Logistics
- Dữ liệu trên internet: trang web của công ty, trang web về hải quan, về tình
hình dịch vu Logistics của các doanh nghiệp
2
Trang 11- Các báo cáo của Chi nhánh Công ty GSC Hà Nội: báo cáo tình hình tài chính,
báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thường niên, báo cáo nội bộ.
e Phương pháp thu thập-thông tin sơ cấp
Nguồn dit liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu từ các nguồn sau:
- Quan sát: quan sát quy trình hoạt động tại công ty trong quá trình thực tập tại
công ty
- Tìm hiểu trực tiếp: các câu hỏi trực tiếp nhân viên tại công ty nhằm tìm hiểusâu hơn về hoạt động phát triển dịch vụ Logistics
4.2 Phương pháp xử ly dữ liệu
Phương pháp so sánh được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh
của công ty thông qua việc so sánh doanh thu công ty qua các năm Từ đó nhận thấy
xu hướng biến động về tình hình kinh doanh dich vu Logistics của công ty là tốt hay
xấu, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp trong kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo
Phương pháp tỷ lệ được kết hợp với phương pháp so sánh trong quá trình
phân tích nhằm thấy được sự thay đổi tỷlệ phần trăm trong quá trình kinh doanh dịch
vu Logistics, giúp chúng ta dé dàng nhận thấy hiệu quả từng nội dung nghiên cứu
5 Kết câu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh
mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của chuyên đề gồm 3 chương trong phần
nội dung với các đề mục chính sau đây:
Chương 1: Những van dé bản về kinh doanh dich vụ Logistics ở các Doanh nghiệp
Logistics
Chương 2: Thực trang kinh doanh dịch vu Logistics cua Công ty GSC Ha Nội
Chương 3: Giải pháp day mạnh kinh doanh dich vu Logistics của Công ty GSC HàNội đến năm 2025
Trang 12Thuật ngữ logistics đã có từ khá lâu trong lịch sử Lần đầu tiên logistics được
phát minh và ứng dụng không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực
quân sự Logistics được các quốc gia ứng dụng rat rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến
thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng các vũ khí có khối lượng lớn và đảm
bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến.Sau khi chiến tranh thế gidi kết thúc, các
chuyên gia logistics trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng logistics của họ trong
hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến Trải qua dòng chảy lịch sử, logistics ngàycàng được nghiên cứu và áp dụng sâu vào lĩnh vực kinh doanh.Có rất nhiều khái niệmkhác nhau về logistics cũng như dịch vụ logistics được đưa ra bởi các tô chức, cá
nhân nghiên cứu vê lĩnh vực này.
Theo Hội đồng quản trị Logistics của Mỹ (CLM) thì "Quản trị logistics là quá
trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả chi phí lưu thông, dự trữnguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phâm cùng dòng thông tintương ứng từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đíchđáp ứng yêu cầu của khách hàng"
Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, thì logistics là quá trình tối ưu hoá về vị
trí, lưu trữ và chu chuyền các tài nguyên/yếu tô đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là
nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối
cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (xem logistics and supply chain
management, tac giả Ma Shuo, tài liệu giảng day của World Maritime University,
1999).
Theo ông Nguyễn Hùng, Phó Tổng Giám Đốc Công ty Kho vận miền Nam(Sotrans): Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát một cách hiệu quảnhững luồng lưu thông và khối lượng tồn kho của hàng hóa, dịch vụ và những thôngtin liên quan đến chúng
Trang 13Theo quan điểm "5 đúng" thì :"Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm
đến đúng vi trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng
tiêu dùng sản phâm".Còn theo giáo sư David Simchi-Levi (MIT, USD) thì hệ thống
Logistics là một nhóm các cách tiếp cận được sử dụng để liên kết các nhà cung cấp,
nhà sản xuất, kho, cửa hàng một cách hiệu quả để hàng hóa được sản xuất đúng số
lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm mục đích giảm thiểu chi phí trên toàn
bộ hệ thống đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về mức độ phục vụ"
Theo luật Thương mại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005
và Nghị định 140/2007NĐ-CP của Chính phủ qui định chỉ tiết luật Thương mại về
điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics có đưa ra khái niệm: Dịch vụ logistics là hoạt
động thương mại Theo đó, thương nhân tô chức thực hiện một hoặc nhiều công việc
bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục
giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc cácdịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng
thù lao.
<> Dòng chu chuyển vận tai
“—— Dong thông tin lưu thông
Hình 1.1: Các hoạt động cơ bản của chuỗi dich vụ logistics
Trang 14Qua sơ đồ trên có thé thấy dịch vụ logistics là một chuỗi các dich vụ từ quá
trình sản xuât đên tiêu thụ sản phâm của các doanh nghiệp.
Qua các quan niệm ở trên có thé chia khái niệm dich vụ logistics thành hai nhóm
như sau:
Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mai 2005,
coi logistics gần tương tự với giao nhận hàng hoá Tuy nhiên trong đó có tính mở, thể
hiện trong đoạn "hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá" Theo nhóm này,
bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vậnchuyên sản pham từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ Theo đó, dịch vụ logistics mang
nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics không có nhiều khác biệt so
với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức(MTO).
Nhóm định nghĩa dịch vụ logistics theo phạm vi rộng, có tác động từ giai đoạn
tiền sản xuất cho tới khi hàng hoá tới tay người tiêu dùng cuối cùng Theo nhóm địnhnghĩa nay, dịch vụ logistics gan liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầuvào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hoá và đưa vào các kênh lưu thông, phânphối dé tới tay người tiêu dùng cuối cùng Nhóm định nghĩa này về dịch vụ logisticsgóp phan phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụvận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư van quản
lý với một nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn
bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng cuối
cùng.Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ "trọn gói" cho các nhà sản xuất Đây
là một công việc mang tính chuyên môn hoá cao Ví dụ, khi một nhà cung cấp dịch
vu logistics cho một nha sản xuất thép, anh ta sẽ chịu trách nhiệm cân đối sản lượng
của nhà máy và lượng hàng tồn kho dé nhập phôi thép, tư vấn cho doanh nghiệp về
chu trình sản xuất, kỹ năng quản lý và lập kênh phân phối, các chương trình
marketing, xúc tiến bán hang dé đưa sản phâm đến với người tiêu dùng.
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ Logisfics
- Dịch vụ logistics là một hệ thông các hoạt động nhăm tôi ưu hoá mọi công
việc, mọi thao tác từ khâu cung ứng , sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm chứ
wow
không phải chi là "kho" va "van", "giao" và "nhận" như một sô người lâm tưởng Day
là một chuỗi các dịch vụ chứ không phải là một dịch vụ đơn thuần.
- Dich vụ logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp: dịch vụ logistics hỗ
6
Trang 15trợ toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ cung ứng các yếu tố đầu vào cho
quá trình sản xuất cho tới phân phối các sản phâm đầu ra, ngay cả khi sản phẩm đã rakhỏi dây chuyên sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng Doanh nghiệpcung ứng có thê kết hợp bat cứ yếu tố nào của các dich vụ logistics với nhau hay tất
cả các yếu tố logistics tuỳ theo yêu cầu của khách hàng
- Dịch vụ logistics là sự phát triên cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao
nhận, vận tải giao nhận găn liên và năm trong logistics.
Cùng với quá trình phát triển của mình, các dịch vụ logistics đã làm đa dạng hóa khái niệm vận tải giao nhận truyền thống Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để
thực hiện các khâu rời rạc như nhận hàng, bao gói, bảo quản, làm thủ tục thông quan,
vận chuyên hàng hoá cho đến cung cấp dịch vụ trọn gói Từ chỗ đóng vai trò đại lý,
người uỷ thác trở thành một chủ thê chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với
khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh Ngày nay, người giao
nhận vận tải trở thành người cung ứng dịch vu logistics thực hiện một loạt các nghiệp
vụ, quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệuphục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hoá trong kho, phân phối hàng hoá đúng
nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi kiểm tra
- Các dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logistics là một chuỗi công việc có tính chất liên hoàn, số lượng công việc nhiều, tính chất công việc phức tạp, thời gian thực hiện
kéo đài.
1.1.3 Tầm quan trọng của dịch vu Logistics
Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tinh dây chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và
thương mại mỗi quốc gia Đối với những nước phát triển như Nhật và Mỹ logistics
đóng góp khoảng 10% GDP Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể
hơn 30% Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa dam bảo cho việc vận hành sản
xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng Logistics
phát triển tốt sẽ mang lai khả năng tiết giảm chi phi, nâng cao chất lượng sản phẩm
dịch vụ Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP Mặc dù dịch
vu logistics còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng nó có vai trò rat quan trọng không
chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn có vai trò rất lớn đối với toàn nền kinh tế quốc
dân.
Đối với nền kinh tế quốc dân, logistics đóng một vai trò quan trọng không thé
7
Trang 16thiếu trong sản xuất, lưu thông, phân phối Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ riêng
họat động logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hau hết các nước tại Châu Au,
Bắc Mỹ và Châu á Thái Binh Dương Vì vậy nếu nâng cao hiệu quả họat động logistics
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của đất nước
Đối với các doanh nghiệp, các dịch vụ logistics đóng vai trò to lớn to trong
việc giải quyết bài toán đầu vào và đầu ra một cách hiệu quả Logistics có thể thayđổi nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyên nguyên vật liệu,
hàng hóa, dịch vụ logistics còn giúp giảm chi phi, tăng kha năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Như vậy dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình sảnxuất kinh doanh, lưu thông, phân phối của toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong sản xuất
kinh doanh nhập khẩu.
Logistics giữ vai trò cầu néi,la động lực thúc day lưu chuyển hàng hóa từ nơi
sản xuất đến nơi tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu.Cùng với sự phát triển mạnh mẽ củanền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa, dịch vụ logistics ngày càng
đóng vai trò hết sức quan trọng thể hiện ở những điểm sau:
- Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyên của
sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kién, tới sản phâm cuối
đến tay người tiêu dùng Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng
năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chỉ phí, đặc biệt là chi phí vận
chuyền Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cũng cao khiến cho các doanh nghiệp
có nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn
kho.Chính trong giai đoạn này, cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận
chuyền hàng hóa được đặt lên hàng đầu Và với sự trợ giúp đắc lực của công nghệ thông
tin, logistics chính là công cụ đắc lực dé thực hiện điều này.
- Dịch vụ logistics hỗ trợ cho các nhà quản lý ra quyết định chính xác trong
hoạt động sản xuất kinh đoanh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bàitoán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng (số lượng bao nhiêu, chất lượng thế nào,
chủng loại ra sao, nguồn từ đâu ), dự trữ bao nhiêu nguyên vật liệu và thành phẩm, vận chuyên tới người tiêu dùng như thế nào sao cho chỉ phí thấp nhất nhằm thu được lợi nhuận cao nhất Đề giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả không thê thiếu vai
trò của dịch vụ logistics.Vì dịch vụ logistics cung ứng nguyên vật liệu cho doanh
nghiệp,tư van cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh dé sản xuất sản phẩm cũng
§
Trang 17như tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho doanh nghiệp Từ đó, nhà quản lý kiểm soát và ra
quyết định chính xác về các vấn đề trên dé giảm tối đa chi phí phát sinh , đảm bảo
hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
- Dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời
gian và địa điểm ( just in time)
Ở đây không chỉ là giao hàng đến với người tiêu dùng đúng thời gian và địađiểm mà còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp đúng lúc, kịp thời,đảmbảo khống chế hàng tồn kho ở mức tối thiểu Việc đảm bảo đúng thời gian và địa điểm
giúp doanh nghiệp giảm được chỉ phi không cần thiết trong sản xuất, dự trữ cũng nhưphân phối tới tay người tiêu dùng.Đặc biệt trong quá trình toàn cầu hóa như hiện nay
hàng hóa và sự vận động của chúng ngày càng phong phú và phức tạp hơn, nhu cầu
của người tiêu dùng cũng đa dạng và có những yêu cầu khá cao trong việc đảm bảo
hàng hóa được giao đúng thời gian và địa điểm Việc giao hàng đúng thời gian và địa
điểm có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiêp Có giao hàng đúng thời gian và địa điểm, đáp ứng nhu cầu khách hàng thì
doanh nghiệp mới giữ được chữ tín đối với khách hàng, từ đó mới giữ chân được
khách hàng Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vu logistics giúp doanh nghiệp vận
chuyền hàng hóa đến với người tiêu dùng, đảm bảo đúng thời gian và địa điểm, từ đó
cũng giúp doanh nghiệp giảm được chỉ phi, tạo uy tín đối với khách hàng, nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Qua các vai trò trên của dịch vụ logistics có thé thấy rằng dịch vụ logistics có
tầm quan trọng rất lớn trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, lưu thông, phân
phối không chỉ của từng doanh nghiệp nói riêng mà còn của cả nền kinh tế nói
chung.Là cau nối, là động lực thúc day quá trình sản xuất, lưu chuyển hàng hóa đến
nơi tiêu dùng, hiện nay dịch vụ logistics được các doanh nghiệp sử dụng ngày càng
nhiều
1.2 Nội dung kinh doanh dịch vụ Logistics tại các doanh nghiệp Logistics
1.2.1 Các điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics tại các doanh nghiệp Logistics
1.2.1.1 Cơ sở hạ tang
Thực tiễn phát triển hoạt động logistics ở các nước trên thế giới cho thấy, hệthống này chi có thé phát triển trên nền tang cơ sở hạ tang vững chắc Sự sẵn có và
chất lượng của cơ sở hạ tầng chúng là một trong các cấu phần chính quyết định môi
trường logistics và giao thông của mỗi quốc gia Vì vậy, có thể nói cơ sở hạ tầng
chính là nền tang, là trái tim, mach máu của hoạt động logistics Cơ sở hạ tầng tốt
9
Trang 18giúp cho hàng hóa và dịch vụ được vận chuyển tới mọi nơi nhanh và hiệu quả nhất.
Cơ sở hạ tầng bao gồm: đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng
không, mạng lưới công nghệ thông tin.
e Đường biến
Vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác Mặc dù tốc
độ vận chuyển tương đối chậm và bị lệ thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên nhưng vận
tải biển vẫn luôn giữ vai trò quan tọng nhất trong hệ thông vận tải quốc tế và có tác
dụng rat lớn trong việc thúc đấy thương mại quốc tế Khối lượng hàng hóa vận chuyên
bằng đường biển không ngừng tăng qua các năm theo số liệu thống kê của UNTACD,
tổng số lượng hàng hóa chuyên chở trong buôn bán quốc tế đạt hơn 7 tỷ tắn mỗi nămthì khối lượng hàng hóa chuyên chở thông qua vận tải biển luôn chiếm khoảng 80%
Sở di vậy là bởi vì: vận tải đường biển có năng lực chuyên chở lớn, thích hợp cho việc vận chuyên hầu hết các loại hàng hóa, các tuyến đường hàng hải hầu hết là những
tuyến đường giao thông tự nhiên nên chỉ phí xây dựng các tuyến đường thấp, giá
thành vận tải đường biển là thấp nhất, hiệu quả sử dụng nhiên liệu là cao nhất, va rất
thân thiện với môi trường.
Một bộ phận quan trọng cấu thành nên cơ sở vận chất kỹ thuật của vận tải biển
chính là hệ thống cảng biển
Nếu định nghĩa cảng biển theo quan điểm truyền thống thì cảng biển chỉ đơn
thuần là đầu mối giao thông, là nơi thực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hóa từ phương
thức vận tải biển sang các phương thúc vận tải khác và ngược lại Theo quan điểm
“nay, vai trò cơ bản của cảng biển là xếp dỡ hàng hóa, hỗ trợ cho công tác xuất nhập
khẩu với tư cách là một bộ phận cơ sở hạ tang quan trọng của quốc gia
Tuy nhiên theo quan điểm hiện đại, cảng biển được xem là nơi thu hút các hoạt
động kinh tế, là điểm đầu mối của hoạt động vận tải Theo đó, cảng biển là khu vựctiếp nối giữa đất liền và biên, được phát triển thành một trung tâm công nghiệp và
logistics, đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới công nghiệp và là mắt xích quan
trọng trọng logIstics toàn cầu Như vay, cảng biển muốn hoạt động tot, nang cao tinh
cạnh tranh của minh thì cần phải có mặt bằng, cơ sở vật chất lớn dé phục vụ cho tất
cả các hoạt động của các doanh nghiệp, ví dụ như hạ tầng giao thông kết nối hiệu quả,
các dịch vụ đi kèm chất lượng, thủ tục nhanh gọn
Nêu xét vê vi trí địa lý thì ta có cảng biên, cảng sông, cảng cửa ngõ Tuy nhiên thuật ngữ “cảng biên” không phải lúc nào cũng đông nghĩa với việc vị trí của cảng phải đặt ở vị trí cửa biên hay ven biên mà có thê năm sâu trong các cửa sông.
10
Trang 19Năm 1956, trên thế giới bắt đầu áp dụng container trong chuyên chở đường
biển quốc tế Cũng từ đó trong khái niệm “cảng biển” có thêm “cảng container" Việc
phát triển cảng container không những thúc đây xuất khâu, phát triển ngoại thương
mà còn hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động logistics Vì thế, khi xem xét vấn đề vận tải và
các hoạt động logistics, người ta không thể không đề cập đến năng lực của hệ thống
cảng container Năng lực hệ thống cảng container của một quốc gia được hiểu là khả
năng xếp dỡ, thông qua container của quốc gia đó Các nhân tố chính ảnh hưởng đếnnăng lực hệ thống cảng container bao gồm: cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống cảngcontainer, cơ sở hạ tầng kết nối với hệ thống cảng, nguồn nhân lực cho phục vụ vận
hành cảng, cơ chế quản lý và khai thác cảng Năng lực hệ thống cảng container đóng
vai trò quyết định đối với sự phát triển của hoạt động logistics Rõ ràng cảng biểnchính là đầu mối vận tải quan trọng, nơi tập trung, kết nối tất cả các phương tiện vận
tải: đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không, đồng thời cũng là cơ sở hạ tầng quan trọng để phát triển hoạt động logistics Sự phát triển của
cảng biển, đặc biệt là cảng container giúp ngành logistics giảm chi phí, tăng khả năng
cạnh tranh và nâng cao chất lượng hoạt động logistics Ví dụ, nếu cảng biển được xây
dựng ở vị trí thuận lợi (có thé kết nối trực tiếp với vận tải đường biển, đường sông,
đường hàng không, đường bộ, đường sắt) sẽ giúp giảm bớt chỉ phí về vận tải Các
thiết bị chuyên dùng hiện đại của cảng sẽ giúp rút ngắn thời gian xếp dé hàng
Ngược lại các hoạt động logistics cũng chính là động lực để nâng cao năng lực hệ
thống cảng biển nói chung và cảng container nói riêng
e Đường sông
Đường sông là phương thức vận tải rất hữu hiệu đối với các loại tàu thuyền cỡ
nhỏ Đặc biệt, đối với các loại hàng hóa có giá trị thấp như: than, gạo, cát, đá và các
laii vật liệu khác, việc vận chuyên bằng đường sông với khối lượng lớn rất thuận tiện
và hiệu quả.
Cũng như với vận tải biển, khả năng vận chuyển của vận tải đường thủy nội địa là khá cao, giá thành thấp, ít gây ô nhiễm môi trường so với các phương thức vận
tải khác, đáp ứng được việc chuyên chở khối lượng lớn cho các khu công nghiệp,
chuyên chở hàng siêu trường, siêu trọng Tuy nhiên, các tuyến đường vận tải vẫn là
những tuyến đường giao thông tự nhiên và còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên.
Vì vậy, cần phải mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý cơ sở hạtầng đường thủy, phải đầu tư thường xuyên về cả trí lực và vật lực cho công tác mở
11
Trang 20luồng mới, duy tu bảo dưỡng, nạo vét và chình trị dòng chảy, tạo điều kiện cho tàu
thuyền hoạt động, vận chuyền hàng hóa suốt cả năm, tận dụng triệt để những ưu điểm
của vận tải đường thủy nội địa.
e Duong bộ
Trong hệ thống logistics của mỗi quốc gia, vận tai đường bộ là một phươngthức vận tải rất thông dụng và đường bộ là kết cấu hạ tầng rất quan trọng đối với việc
vận chuyên hàng hóa.
Trước hết là bởi vận tải đường bộ có tính linh hoạt và cơ động cao, tốc độ
tương đối, không đòi hỏi có các quy trình kỹ thuật quá phức tạp như hàng không, thủ
tục cũng thường đơn giản hơn, đặc biệt là có khả năng chuyên chở hàng hóa trục tiếp
đến nơi giao hàng mà không nhất thiết phải liên kết với các phương thức vận tải khác
Không những thế, ngoài việc giao lưu hàng hóa trong nước và với nước ngoài,
vận tải đường bộ còn hỗ trợ cho các phương thức vận tải khác trong việc vận chuyển
kế tiếp ở hai đầu và là cầu nói, liên kết các phương thức vận tải với nhau, tạo thành
một hệ thống vận tải thống nhất
Việc xây dựng các tuyến đường bộ không đòi hỏi nhiều vốn và vật tư như
đường sắt Kỹ thuật làm đường cũng không đòi hỏi trình độ kỹ thuật phức tạp như
đường sắt hay đường băng sân bay Giá thành xây dựng đường bộ tương đối thấp,
trong trường hợp chưa có nhiều vốn thì có thể xây dựng loại đường bộ cấp thấp với
chỉ phí rất nhỏ Trong điều kiện số lượng hàng hóa vận chuyển không lớn thì xây
dựng các tuyến đường bộ là hợp lý nhất
Hiện nay, mạng lưới đường bộ thường dưới dạng 3 chiều hoặc mạng nhện
Tổng chiều dai, chất lượng và mật độ của đường bộ của một nước góp phần phản ánh
năng lực của hệ thống logistics quốc gia nói riêng và trình độ phát triển kinh tế của
nước đó nói chung.
Khi phân loại hệ thống đường bộ, nếu căn cứ vào vật liệu làm đường gồm:
đường đất, đường đá, đường bê tông và đường nhựa Nếu căn cứ vào lãnh thổ, đường
được chia thành: đường liên huyện, liên tỉnh, quốc lộ và đường bộ quốc tế Nếu căn
cứ vào gia cước vận tai, gồm: đường bộ loại I, II, Il, IV, V mức giá cước tăng dần từloại I đến loại V
Nhược điểm lớn nhất của vận tải đường bộ là giá cước rất cao, không thích
hợp chuyên chở những mặt hàng có giá trị thấp như nguyên nhiên liệu, bán thành
phâm có giá tri thâp Ngoài ra còn bị lệ thuộc nhiêu vào các điêu kiện tự nhiên như
12
Trang 21sự g6 ghé của mặt đất, mưa hay gió bão ở mức trung bình.
e Đường sắt
Đường sắt từ khi ra đời đã mau chóng trở thành phương tiện chủ lực trong vận
tải, và đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia Tầm quan trọng của đường sắt còn phụ thuộc vào vị trí địa lý của từng nước.Chang hạn đối với các nước không có biển như Lào thì đường sắt đóng vai trò quan
trọng nhất trong tất cả các phương thức vận tải
Vai trò quan trọng của vận tải đường sắt trước hết chính là khả năng kết nối
giữa các phương tiện vận tải khác nhau đề hình thành nên vận tải đa phương thức, và
là cầu nối giữa các vùng dân cư, lãnh thổ Vận tải đường sắt còn có năng lực vận
chuyền lớn, tốc độ vận chuyên cao, thích hợp cho việc vận chuyên hau hết các loại
hàng hóa, có khả năng thực hiện quanh năm, ít chịu tác động của thời tiết, khí hậu,
an toàn, liên tục, 6n định, giá thành thấp Trái lại với vận tải đường bộ, chi phí để đầu
tư xây dựng các tuyến đường sắt cao, tính chất linh hoạt cơ động kém
Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã và đang xây dựng đường sắt cao tốc Công đoàn Đường sắt quốc tế (UIC) cho biết đến ngày 21/5/2010 có tổng cộng 14
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có đường sắt cao tốc Đó là các nước Bi, Pháp,
Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc,
Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ Dự kiến đến năm 2025 toàn thế giới có tổng cộng 41.774 km
đường sắt cao tốc Tổng cộng trên toàn thé giới có khoảng 13.414 km đường sắt cao
tốc đang vận hành, 10.781 km đang xây và 17.579 km đanh được lên kế hoạch
Được biết, đường sắt cao tốc là hệ thống giao thông đường sắt mới, xây dựng
trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất, đảm bảo tàu chạy an toàn
với tốc độ cao, năng lực vận chuyền lớn (gấp 10 lần máy bay, gấp 5 lần đường bộ caotốc), đúng giờ giấc, ít gây tác hại về môi trường nhất, năng lượng tiêu hao thấp, hiệu
quả cao Tuy nhiên, chi phí dé đầu tư vào các tuyến đường và dé vận hành đường sắt
cao tốc là khá cao.
e Duong hàng không
Vận tải hàng không là phương thức vận tải quan trọng trong thương mại quốc
tế, phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây Mặc dù chỉ vận chuyển khoảng
1% tông khối lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế nhưng đối với các mặt hàngquý hiếm, có giá trị cao, mau hỏng, thư từ, điện tín, tài liệu, sách báo, hàng thời vụ,hang khan cấp thì vận tải hàng không vẫn luôn đứng ở vị trí số một
13
Trang 22Trong tất cả các phương thức vận tải, vận tải hàng không có ưu điểm vượt trội
là tốc độ rất cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh, sử dụng công nghệ
cao, đơn giản hóa về chứng từ thủ tục, và an toàn hơn Bên cạnh các ưu điểm, vận tải
hàng không vẫn còn các nhược điểm như: giá cước cao, không thích hợp vận chuyên
hàng hóa giá trị thấp, khối lượng hàng hóa lớn, cồng kénh, và đòi hỏi vốn dau tư lớn
về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đào đạo nhân lực phục vụ
Cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng nhất của vận tải hàng không chính là các
cảng hàng không Cảng hàng không là nơi đỗ cũng như cất hạ cánh của máy bay, là
nơi cung cấp các điều kiện vật chất kỹ thuật và các dịch vụ cần thiết liên quan tới vậnchuyền hàng hóa và hành khách Ở các cảng hàng không đều có các khu vực làm
hàng xuất, hàng nhập và hàng chuyền tải.
e Mang lưới công nghệ thông tin
Cơ sở hạ tầng công nghệ công tin (CNTT) hay cơ sở hạ tầng “mềm” là điềukiện hết sức quan trọng, là nền tảng hạ tầng tạo ra các công cụ và tiện ích để phát
triển các ngành công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại hóa, tạo ra sức mạnh
cạnh tranh của từng địa phương, từng khu vực và mọi quốc gia Hạ tầng CNTT có
nhiều ưu điểm vượt trội như ít ma sát, “năng động” hơn hạ tang vat chat, it va cham
các bộ phận, và đặc biệt có tính bảo mật cao.
Hạ tầng CNTT được hiểu bao gồm các hệ thống thiết bị được lắp đặt tại các
trung tâm CNTT kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn hữu tuyến như cáp
quang, cáp đồng hoặc vô tuyến với các công nghệ tiên tiến, tốc độ cao tạo thành một
mạng lưới thống nhất, đồng bộ truyền dẫn các tín hiệu hội tụ giữa thoại và dữ liệu,
hội tụ giữa viễn thông, máy tính và phát thanh truyền hình Vì thế, cấu trúc hạ tầng
CNTT gồm có: phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông và cơ sở dữ liệu Một hệ
thống hạ tầng CNTT được đầu tư hoàn chỉnh phải mang các yếu tố: dễ quản lý, dễ
mở rộng, dễ lắp đặt, vận hành và sửa chữa, đáp ứng tốt các yêu cầu của công nghệ kỹ
thuật hiện tại và các nhu cầu phát triển công nghệ thông tin trong tương lai 15 năm,
đáp ứng tốt các nhu cầu trong hoạt động kinh doanh và thương mại của công trình,
hệ thống có tính linh hoạt và sẵn sàng cao, sử dụng vật tư thiết bị của các hãng sản
xuất có uy tín, chất lượng trên thị trường
Hạ tầng CNTT cũng chính là bộ phận xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động
logistics Trong logistics, hệ thống CNTT được sử dụng rộng rãi bao gồm POS (điểm
bán hàng), hệ thống thông quan tự động, hệ thống phân và theo dõi luồng hàng, hệ
thống EDI (hệ thống chia sẻ và trao đổi dữ liệu điện tử), hệ thống TMS (hệ thống
14
Trang 23CNTT quản trị vận tai), WMS (hệ thống CNTT quản trị kho), hay các hệ thống CNTT
hỗ trợ tối ưu hóa và hoạch định trong vận tải, kho bãi
Sự tiễn bộ nhanh chóng của hệ thống CNTT trong thời gian qua đã giúp cho
quá trình hoàn thiện logistics, quản trị kinh doanh va dich vụ khách hang phát triển
mạnh mẽ.
Tóm lại, hệ thống cơ sở hạ tầng cần được phát triển tùy thuộc và tương thíchvới đặc điểm địa lý của mỗi quốc gia Ví dụ minh họa điển hình là Singapore, mộttrong những quốc gia đi đầu về phát triển logistics tại khu vực Đông Nam Á, và thế
giới ngày nay Diện tích đất nước nhỏ không cho phép Singapore xây dựng một hệ
thống hạ tang vận tải với nhiều cảng biển, sân bay và thực tế hiện nay tại Singapore
không có mạng lưới đường sắt riêng, mà chỉ có một tuyến đường sắt nằm trong mạng
lưới đường sắt Malaysia Đặc điểm về địa lý khiến Singapore hướng đến chiến lược
xây dựng một sân bay, một cảng biên và hệ thống đường bộ, tất cả đều được tập trung
đầu tư theo chiều sâu, không bị dàn trải và đều rất hiện đại Vấn đề này đòi hỏi các
nhà quy hoạch phải có một tầm nhìn, định hướng đúng đắn và đặc biệt là chính phủ
cần có sự quan tâm dau tư cơ sở hạ tang dé ngành logistics phát triển đúng tầm
1.2.1.2 Khung pháp lý và thể chế
Ngày nay, nhu cầu về giao thương càng mạnh mẽ bao nhiêu, các yếu tố chính
trị, pháp lý càng có ảnh hưởng sâu sắc tới các hoạt động logistics bấy nhiêu Chính
trị có ôn định thì các doanh nghiệp mới chủ đọng hơn trong việc sản xuất, kinh doanh
của mình, hoạt động logistics mới diễn ra thuận lợi Nếu nhận được sự hỗ trợ đầy đủ
về chính sách pháp luật đối với các hoạt động logistics từ phía Chính phủ sẽ tạo điềukiện tối đa cho các doanh nghiệp để tối ưu hóa chuỗi logistics Ngược lại, nếu chínhtrị bat ôn, Chính phủ không quan tâm với không hỗ trợ thì chắc chăn hệ thống logisticskhông thé hoạt động hiệu quả, thậm chí bị ngưng trệ, bat chấp thực tế là cơ sở hạ tanghay điều kiện địa lý có tốt như thế nào đi chăng nữa
Chính vì vậy, các doanh nghiệp hiện đại luôn đòi hỏi một khung thể chế và
pháp lý chặt chẽ, được điều chỉnh thường xuyên để ngày càng phù hợp hơn với yêu
cau phát triển kinh doanh và hoạt động logistics
1.2.1.3 Điều kiện về nhu cầu của người sử dụng dịch vụ Logistics
Những người sử dụng dịch vụ logistics bao gồm: nhà cung ứng, người sản
xuât, người bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng cudi cùng
15
Trang 24Nhà cung ứng: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào
can thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh Thông thường, nhà cung cấp được hiểu
là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chỉ tiết của sản phẩm,
bán thành phẩm
Doanh nghiệp sản xuât: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp
dụng các quá trình sản xuât dé tạo ra sản phâm cuôi cùng.
Người bán buôn, bán lẻ: là những người phân phối sản phẩm cuối cùng đến
tay người tiêu dùng
Người tiêu dùng: là người sử dụng sản pham của đơn vị sản xuất Chu kì hoạt
động của logistics bắt đầu từ việc nhận thức được nhu cầu về dịch vụ logistics Việc
nhận thức được nhu cầu này sẽ dẫn tới yêu cầu về dịch vụ Các yêu cầu này có thé
đến từ người tiêu dùng, cũng có thể xuất phát từ phía doanh nghiệp Chính các yêucầu này lại định hướng cho các hoạt động logistics cần thiết cho sự vận chuyên của
nguyên vật liệu vào trong nhà máy, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và thành
phẩm ra khỏi nhà máy
Vì vậy có thê thấy rằng người tiêu dùng chíng là người kiểm soát chu kỳ hoạt
động của logistics Yêu cầu của người tiêu dùng về một sản phâm kéo theo hệ quả là việc mua hàng, sẽ làm giảm số lượng hàng lưu trữ trong kho Hàng hóa giảm đi trong
kho sẽ kích thích quá trình sản xuất, như vậy nguyên liệu lại được đưa vào doanh
nghiệp để chuyển thành thành phẩm Quá trình sản xuất tiêu thụ nguyên vật liệu và
lại tạo ra nhu cầu nguyên vật liệu mới đối với doanh nghiệp Sau đó, doanh nghiệp
định hướng vào thị trường sẽ sử dụng các nghiên cứu về thị trường để đảm bảo sản
phẩm nào có tiềm năng được người tiêu dùng ưa thích Và logistics, là một chức năng
cỏ bản trong doanh nghiệp, có vai trò quan trọng trong quá trình người tiêu dùng tiếp
cận, châp nhận và tin tưởng vào sản phâm của doanh nghiệp.
Người sử dụng dịch vụ có thể chọn một dịch vụ hoặc sự phối hợp giữa các dịch vụ sao cho đảm bảo được sự cân bằng tốt nhất giữa các dịch vụ và giá cả dịch
vụ.
1.2.2 Quy trình kinh doanh dịch vu Logistics tại các doanh nghiệp Logistics
16
Trang 25Tô chức thực
hiện kế hoạch
Tổng kết, đánh giá Điều phối, xử lý trục trac, rủi ro
Hình 1.2 Quy trình kinh doanh dịch vụ Logistics tại cái doanh nghiệp
Quy trình kinh doanh dịch vụ Logistics tại các doanh nghiệp Logistics nhìn chung thường gồm các nội dung sau:
- Thứ nhất là xác định mục tiêu phát triển dịch vụ logistics của doanh nghiệp
trong từng giai đoạn
Ta thấy rõ doanh nghiệp Việt Nam đã làm nhiều việc của dịch vụ logistics
Tuy vậy, sự liên hệ giữa người giao nhận với khách hàng vẫn tiễn hành như cũ, chưa
hiện đại hóa, chưa triển khai mạnh mẽ công nghệ thông tin, nhưng đã làm được những
cốt lõi của dịch vụ logistics, đã nhận hàng ,vận chuyền, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục
hải quan ,các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký
hiệu Trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp đều phải nghiên cứu và đưa ra những
mục tiêu cụ thể phù hợp với từng hoàn cảnh và đều hướng đến mục tiêu chung là
logistics hoàn thiện tức là nhận tất cả các khâu của chuỗi cung ứng.
- Thứ hai là lập kế hoạch phát triển dịch vụ logistics Bước này giải quyêt một sô vân đề như:
+ Khách hàng mục tiêu: nhu cầu khách hàng về sản phẩm như thé nào , thời
gian địa điêm giao hàng ra sao
+ Công ty sẽ lây nguyên vật liệu ở đâu, sản phâm khách hàng cân ở đâu, nguôn hàng với sô lượng bao nhiêu, lây ở đâu, khi nào vận chuyền
+ Tìm nhà cung cấp, nguồn hàng, số lượng, chất lượng hàng+ Bảo quản sản phẩm tại kho bãi nào, phương thức bảo quản phù hợp
+ Chọn phương thức vận chuyền, số lượng nhân công vận chuyền
- Thứ ba là tổ chức thực hiện kế hoạch logistics
Tổ chức những hệ thống phân phdi liên quan đến di chuyền phương tiện, phân
bố nguồn hàng tới các thị trường, xác định kho hàng tối ưu
17 ĐẠI HỌC K.T.Q.D |
_ TT THONG TIN THƯVIỆN | 69 _ s1
PHONG LUẬN ÁN -TULIEU | pe
i aa
Trang 26Việc di chuyển phương tiện và hàng hóa từ kho đến các khách hàng có thể thực hiện trên nhiều tuyến đường khác nhau Chi phí mỗi tuyến đường cũng có thé
khác nhau do phụ thuộc vào độ dài quãng đường, chi phí cầu đường Vi vậy, một
trong những nội dung phát triển của logistics là phải lập kế hoạch và té chức kế hoạch
tối ưu cho các thị trường và tính toán chi phí vận chuyền thấp nhất
Ngoài ra còn phải xác định số lượng kho hàng tối ưu trong điều kiện cụ thể
của doanh nghiệp Nếu số lượng kho hàng lớn sẽ làm giảm chi phí vận chuyên từ các
kho đến khách hàng, nhưng nó làm phát sinh thêm chỉ phí vận chuyền từ nơi sản xuất
đến các kho và phát sinh thêm các chỉ phí dự trữ, chi phí quản lý kho
- Thứ tư, điêu phôi, xử lý các tình huông trục trac và các rủi ro tiềm ẩn
Điều phối trong quá trình thực hiện kế hoạch logistics đóng vai trò rất quantrọng, nhằm hạn chế các tình huống trục trac, các rủi ro tiềm ân, kết hợp với các khâu
trong chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo các mắt xích hoạt động hiệu quả
- Cuối cùng là tổng kết và đánh giá dịch vụ logistics của doanh nghiệp
Thông qua việc thực hiện kế hoạch phát triển dịch vụ logistics, doanh nghiệp
tổng kết lại các thành công cũng như những mặt chưa làm được trong quá trình làm
dịch vụ, tìm hiểu nguyên nhân, điểm mạnh, điểm yếu để đưa ra các giải pháp và
phương hướng cho giai đoạn tiếp theo của công ty.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ Logistics tai các doanh
nghiệp Logistics
1.2.3.1 Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vu Logistics
DT=>PxQ Trong đó:
DT: Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics của doanh nghiệp
P: Giá các loại dịch vụ của hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics của doanh nghiệp
Q: Khối lượng các loại dịch vụ tương ứng của hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics
cua doanh nghiép
1.2.3.2 Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics
TDTTDT = DT›:/DTn
18
Trang 27Trong đó:
TĐTTDT: tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
Logistics năm (n+1) đối với năm n
DT: Tổng doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics năm n
DTn:¡: Tổng doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh dich vu Logistics năm n+1
Tốc độ tăng trưởng doanh thu là chỉ tiêu cho thấy mức độ phát triển của doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics Tốc độ này càng lớn thì cho thấy mức độ phát
triển của doanh nghiệp càng tăng
1.2.3.3 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chỉ phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng
lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chỉ phí thấp cũng cho phép
mang lại lại nhuận cao cho hoạt đồng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
LN = DT - CF và HI = (LN/CF) x 100%
Trong đó:
LN: Lợi nhuận từ dịch vụ Logistics của doanh nghiệp
DT: Tổng doanh thu từ dich vụ Logistics của doanh nghiệp
CF: Tổng chi phí từ dich vụ Logistics của doanh nghiệp
HI: Tỷ suất lợi nhuận đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ Logistics của doanh nghiệp
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là thước đo đánh giá mức độ lợi nhuận của một
công ty Bất kể lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là tích cực hay tiêu cực, cần thiết phải
có một phân tích đầy đủ về nó Nó giúp các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ Logistics nói riêng đánh giá được đúng đắn khả năng tiêu thụ
hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
1.2.3.4 Hiệu quả kinh doanh theo chi phí của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics.
Chi tiêu hiệu quả kinh doanh trên chi phí cho biết doanh thu đạt được trên một
Trang 28DT: Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vu Logistics
CF: Chi phí của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics
1.3 Các yếu tố tác động đến kinh doanh dịch vụ Logistics tại các doanhnghiệp Logistics
1.3.1 Các yếu tố bên trong
1.3.1.1 Nguôn nhân lực
Có thế nói rằng con người luôn là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại
của mỗi doanh nghiệp Khi có một đội ngũ nhân lực có trình độ, kỹ thuật cao, nghiệp
vụ thành thao, am hiểu thị trường thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ hoạt động rất hiệu
quả do tiết kiệm được thời gian, chi phí, sức lao động, giảm thiểu rủi ro trong kinh
doanh Do vậy, việc tuyên dụng, đào tạo để tạo nên một đội ngũ công nhân viên
giỏi, năng đông, hiểu biết rộng, và cống hiến cho doanh nghiệp là việc quan trọng
hàng đầu với mỗi doanh nghiệp
1.3.1.2 Tiềm lực doanh nghiệp
Tiềm lực doanh nghiệp thê hiên ở nhiều mặt: qui mô của doanh nghiệp: cơ sở
vật chất kĩ thuật; cơ cau tổ chức bộ máy lãnh dao; tài năng, trình độ chuyên môn và
kinh nghiệm quản ly của các nhà lãnh đạo; trình độ tay nghề, sự thành thạo kỹ thuật,
nghiệp vụ của lao động; tiềm lực tài chính, khả năng huy động vốn
Doanh nghiệp có qui mô lớn thì có khả năng cung ứng các dịch vụ logistics
với nhiều loại hình dịch vụ, đảm bảo chất lượng của dich vu, có thể hoạt động trên
phạm vi thị trường lớn, cung ứng dịch vụ cho nhiều khách hàng khác nhau cùng lúc.
Cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp có đầy đủ, đảm bảo thì mới có thể
cung cấp cho khách hàng những dịch vụ mà khách hàng yêu cau với chất lượng tốt
Với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thì các cơ sở vật chất kĩ thuật phải
kê đến là: phương tiện vận tải, kho bãi, máy móc thiết bị phục vụ cho đóng gói, bảo
quản hàng hoá
Người lãnh đạo doanh nghiệp có tài năng, trình độ quản lý sẽ dẫn dắt doanh
nghiệp đi lên, ngày càng phát triển Ngược lại, doanh nghiệp sẽ ngày càng đi xuống
Trang 29Tài chính có thể coi là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp logistics cũng như sự phát triển của các dịch vụ logistics Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cần một nguồn tài chính lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng: phương tiện vận tải, kho bãi Có nguồn tài chính lớn doanh nghiệp mới có thể mở
rộng quy mô, đa dạng các dịch vụ cung ứng cho khách hàng.
1.3.1.3 Hệ thống thông tin
Doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống thu thập thông tin về các yếu tố thuộc
môi trường vĩ mô, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nguồn hàng Đối với doanh nghiệp
kinh doanh dich vụ logistics thì yếu tố thông tin là quan trọng.Thu thập được thông
tin thiết thực, kịp thời giúp doanh nghiệp năm bắt được nhiều cơ hội tốt trong kinh
doanh Cũng từ đó có các quyết định, các chính sách và chiến lược kinh doanh thích
hợp.
1.3.1.4 Nghiên cứu và phát triển
Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển tuy chỉ phí tốn kém song hoạt độngnay đem lại kết quả ngoạn mục nhất Nó giúp doanh nghiệp: đổi mới, đa dang hoá vàphát triển các loại hình dịch vụ logistics;hiện đại hoá dây chuyền công nghệ và
phương thức cung ứng dịch vụ cho khách hang; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ cho lao động Các doanh nghiệp cần năm vững được tầm quan trong của yếu tố
này để đầu tư thích đáng và thu được thành công trong hoạt động kinh doanh của
mình.
Như vây, qua nghiên cứu tổng thể các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, chúng ta cũng thấy được ảnh
hưởng của các nhân tố này đến sự phát triển của các dịch vụ logistics Các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics càng phát triển thì các dịch vụ logistics cũng ngày
càng phát triển.
1.3.2 Các yếu tố bên ngoài
Đây là các nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp cung ứng
dịch vụ logistics, và do đó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các dịch vụ
logistics Các nhân tố này bao gồm: Yếu tố chính trị, pháp luật; yếu tố kinh tế; yếu tố
khoa học-công nghệ: yếu tố hạ tầng và điều kiện tự nhiên; sự cạnh tranh trong ngành kinh doanh dịch vụ logistics;yếu tố khách hàng (các doanh nghiệp thuê các dịch vụ
logistics)
1.3.2.1 Yếu tố chính trị, pháp luật
21
Trang 30Trong kinh doanh hiện đai, các yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng có ảnh
hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nền kinh tế thị trường có sự
điều tiết của Nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên thế giới Khi tham gia
vào kinh doanh, để thành công trên thương trường thì các doanh nghiệp phải không
những nắm vững pháp luật trong nước mà còn phải hiểu và nắm vững pháp luật quốc
tế tại thị trường mà mình kinh doanh Đồng thời với việc nắm vững luật pháp thì các
doanh nghiệp cũng phải chú ý tới môi trường chính trị Chính trị có ôn định thì sẽ
giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình Các yếu
tố cơ bản thuộc môi trường chính trị, pháp luật là:
- Sự ồn định về chính trị va đường lối ngoại giao
- Sự cân bằng của các chính sách của Nhà nước
- Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội
- Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật
Trước năm 2005, luật pháp Việt Nam chưa hề có quy định về việc kinh doanh
dịch vụ logistics cũng như các hình thức dịch vụ logistics Đến tận khi luật Thương
mại được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và nghị định 140/2007/NĐ-CP của
Chính phủ mới có quy định chỉ tiết về các dịch vụ logistics và điều kiện kinh doanh
dịch vụ logistics.
Trước kia, các dịch vụ logistics mà chủ yếu là dịch vụ vận tải, giao nhận thì
Nhà nước nắm quyền chi phối.Gần day, việc kinh doanh dịch vụ logistics được Nha
nước cho phép mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia kinh doanh Điều này tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong ngành cung ứng dịch vụ logistics đồng thời cũng tạo
nên sự đa dạng, phong phú của các dịch vụ logistics, chất lượng dịch vụ cũng tốt hơn.
1.3.2.2 Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics
nói riêng.Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đến
nhu cau sử dụng dịch vụ logistics và các yếu tố liên quan đến việc huy động và sửdụng các nguồn lực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics để cung ứng
các dịch vụ logistics cho khách hàng Các yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và các dịch vụ logistics là: Tốc độ tăng
trưởng của GDP; lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân hang; tỷ lệ lam phát; tỷ giá hối đoái:
mức độ thất nghiệp; cán cân thanh toán; chính sách tài chính, tín dụng: kiểm soát về
22
Trang 31giá cả, tiền lương tối thiểu; tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư Các yếu tố này
ảnh hưởng đến phương thức và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp Sự thayđổi của các yếu tố này và tốc độ thay đồi, chu kỳ thay đổi đều tạo ra cơ hội hoặc nguy
cơ đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thậm chí còn có thé làm thayđổi cả mục tiêu, phương hướng và cả chiến lược của doanh nghiệp
Trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nước ta đều đạt
trung bình trên 8% Chính vì vậy càng kích thích việc đầu tư và mở rộng quy mô của
các doanh nghiệp khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics không ngừng tăng,
đây là cơ hội cho phép các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics mở rộng quy
mô, sản pham dich vụ logistics cũng như thị trường của mình, cũng là cơ hội cho các
doanh nghiệp mới có thé ra nhập thị trường
1.3.2.3 Yếu to công nghệ
Trong thời đại khoa học-công nghệ phát triển như vũ bão, việc áp dụng các
tiến bộ này vào sản xuất kinh doanh làm cho hiệu quả ngày càng cao hơn Các doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ logistics nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học công
nghệ không những cho chính doanh nghiệp mình mà còn nhằm thực hiện dịch vụ tư
vấn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Sự phát triển của thương mại điện tử
đã đưa các doanh nghiệp tiên tiến đến việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt
động kinh doanh của mình Điều đó đã làm cho chất lượng dịch vụ logistics của các
doanh nghiệp cung ứng tăng lên rõ rệt và sẽ mang lại sức cạnh tranh cao cho các
doanh nghiệp có ứng dụng dịch vụ mới vào kinh doanh.
1.3.2.4 Yếu tố cơ sở hạ tâng va diéu kiện tự nhiên
Đối với sự phát triển của các dịch vụ logistics thì yếu tố cơ sở hạ tang và điều
kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải ( đường, phương tiện, bến bãi ), hệ thống thông tin, hệ thống bến cảng nhà kho,
điện nước hệ thống cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ
logistics, đặc biệt là dịch vụ vận tải Điều kiện tự nhiên là yếu tố cần được các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đặc biệt quan tâm Bởi các yếu tố như nắng, mưa,
hạn hán, lụt, dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung ứng dịch vu, đặc biệt là
dịch vụ vận tải đường biển vì nếu điều kiện không thuận thì sẽ không thực hiện được
dịch vụ này, thậm chí còn gây thiệt hại lớn bởi rủi ro trong vận tải biển là rất cao Bên
cạnh đó cũng phải kê đến ảnh hưởng của sự khan hiếm của các nguyên,nhiên vật liệu,
sự gia tang của chi phí năng lượng
1.3.2.5 Sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ Logistics
23
Trang 32Cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics càng gay gắt thì loại hình dịch vụ
logistics càng phong phú, chất lượng dịch vụ logistics càng được nâng cao Khi đề
cập đến vấn đề cạnh tranh, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics phải xem xét
xem đối thủ của mình là ai, số lượng bao nhiêu, mức độ cạnh tranh thế nào Trong
thời gian qua cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước là định
hướng mở cửa kinh doanh dịch vụ logistics Số lượng các doanh nghiệp logistics được
mở ngày càng nhiều và dẫn đến cạnh tranh trong ngành ngày một gay gắt hơn không
chỉ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước mà còn có sự gop mặt
của nhiều doanh nghiệp logistics nước ngoài
1.3.2.6 Yếu tố khách hàng
Khách hàng chiếm vị trí trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, để hoạt động có
hiệu quả thì các doanh nghiệp phải bán được hàng tức là phải có khách hàng thuê
dịch vụ logistics Khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics chủ
yếu là các doanh nghiệp Các doanh nghiệp này có nhu cau sử dụng dich vụ logistics
lớn thì ngành dịch vụ logistics mới phát triển được Hiện nay không ít doanh nghiệp
tự mình thực hiện các hoạt động logistics mà không thuê dịch vụ ngoài Vì vậy, ngành
dịch vụ logistics muốn phát triển thì phải cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
thấy được lợi ích to lớn của việc sử dụng dịch vụ logistics
24
Trang 33CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
CUA CONG TY GSC (HÀ NỘI)
2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty GSC Hà Nội giai đoạn
2016 — 2018
2.1.1 Giới thiệu vê công ty TNHH Đầu tư thương mai và tiếp van Sao Vang (GSC)
2.1.1.1 Thông tin chung về công ty TNHH Đầu tư thương mại và tiếp vận Sao Vàng
(GSC)
GSC — Golden Star Investment Trading and Logistics Co, Ltd là công ty dịch
vụ về giao nhận vận tải quốc tế, chính thức đi vào hoạt đông vào tháng 10 năm 2012.Công ty là công ty tư nhân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản ngân hàng và mã số
thuế riêng
Công ty có văn phòng chính ở Hà Nội :
Dia chỉ: Tòa nhà Vitranco, tang 6, 1A-Al phố Thái Thịnh, quận Đống Đa,
Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoai:+84-4-3513 5407 (4 line)
Fax:+84-4-4514 5410
Email:hanoi@gscvn.com.vn
Ngoài ra con hai chi nhánh ở Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ ở Hải Phòng: Tang 8, 7B phố Tran Hưng Dao., quận Hồng Bang., thành
phó Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: +84-3-1351 5585 Fax: +84-3-1351 5586
Email: haiphong@gscvn.com.vn
Địa chỉ ở TP Hồ Chi Minh: Tầng 3, 143-145 đường Phan Xích Long., Quận 7,
phường Phú Nhuan., thành phố Hồ Chi Minh, Việt Nam.
Điện thoại: +84-8-3517 8410 (4 line)
BÁC
Trang 34Fax: +84-8-3517 8411
Email:hochiminh@gscvn.com.vn
Céng ty TNHH Dau tu Thuong mai va Tiếp vận Sao Vàng, tên viết tắt GSC
Co., Ltd, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giao nhận, vận chuyền quốc tế
và nội địa bằng vận tải đa phương thức kết hợp với các dịch vụ giao hàng tận chân
công trình (door-to-door).
GSC (Vietnam) luôn tìm kiếm và sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho các đối tác
quốc tế trên toàn cầu, nhằm mục tiêu mở rộng mối quan hệ, đem lại những khả năng
hợp tác lâu dài, đôi bên cùng có lợi GSC cung cấp những dịch vụ linh hoạt và nhạy
bén, phù hợp với sự thay đổi và phát triển liên tục của những chính sách quốc gia và khu vực, đem lại những giá trị bền vững và tin cậy cho đối tác quốc tế muốn phát
trién kinh doanh tại Việt Nam
Dựa trên thế mạnh cơ bản có được từ sự phối hợp giữa các chi nhánh tại ba
thành phố lớn Hà Nội - Hải Phòng — Hồ Chí Minh, GSC cung cấp một hệ thống dịch
vụ giao nhận toàn diện và chuyên nghiệp cho khách hàng Các chi nhánh của GSC
được đầu tư phát triển đồng đều, với cơ sở vật chất và nguồn nhân lực hoàn chỉnh, đủ
khả năng làm hài lòng mọi nhu cầu vận chuyền của khách hàng Dù khách hàng muốn
vận tải đường biển hay đường không, hàng nguyên container (FCL) hay hàng lẻ
(LCL), GSC luôn luôn có thé đưa ra phương án logistics tối ưu, dem lai lợi ích và sự thuận tiện tối đa.
GSC là thành viên của hệ thống W3PLN — Worldwide 3PL Network với mạng
lưới đại lý rộng lớn trên toàn thế giới Từ những lợi thế nay, GSC đẩy mạnh và tập
trung nguồn lực của mình vào hoạt động vận tải quốc tế, xây dựng những tuyến vận
chuyên chuyên biệt với mức phí ưu đãi từ Vietnam tới Los Angeles, New York,
Southampton, London, Rotterdam, Hamburg, Nagoya, Tokyo, Busan, Incheon,
Keelung, Singapore, Hongkong, Bangkok, Manila, Jakarta, Shenzhen, Shanghai,
Ningbo, Guangzhou, Qingdao và ngược lại.
GSC luôn trung thành với những giá trị cốt lõi Tôn trọng, Thịnh vượng, Minh
bạch, Tuân thủ được xác định từ những ngày đầu thành lập Công ty đã thiết lập những quy trình quản lý nội bộ từ vi mô đến vĩ mô dựa trên những tiêu chí căn bản
ban đầu, được cấp chứng chỉ ISO 9001:2008 Các chu trình công việc đều được sắp
xếp theo những nguyên tắc khoa học và liên tục được cải tiến từ bộ máy linh hoạt và
năng động.
26
Trang 35GSC cam kết trở thành một nhà cung cấp dịch vụ logistics phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế, mang lại cho khách hàng và đối tác những trải nghiệm hài lòng và
chuyên nghiệp nhất!
2.1.1.2 Thành lập — Lịch sử - Kinh nghiệm
GSC là nơi hội tụ của những con người có tâm huyết với chuỗi các nghiệp vụ
giao nhận và xuất nhập khâu Với kinh nghiệm nhiều trong nghề, GSC xây dựng chủtrương tư van cho doanh nghiệp những giải pháp dé có thé tự xác định hướng đi đúngđắn trong lĩnh vực xuất nhập khâu và vận chuyển, giành chỗ đứng riêng cho doanh
nghiệp mình trong xã hội.
GSC mang tới cho các đại lý, đối tác và khách hàng những dịch vụ hiệu quả,
kinh tế và nhanh gọn với mạng lưới đại lý ở hầu hết cấc quốc gia trên thé và đội ngũ
quản lý có kinh nghiệm lâu năm trong điều hành khối nghiệp vụ giao nhận — xuất
nhập khẩu trong và ngoài nước Đặc biệt, GSC có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năngđộng, am hiểu nghiệp vụ xuất nhập khẩu, chứng chỉ IATA (chứng chỉ hàng khôngquốc tế); GSC có khả năng cung cấp dịch vụ cho các dự án lớn về Khai thuế Hải quan
(chứng chỉ đại lý thủ tục hải quan), tư vấn các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập
khẩu và các thủ tục thanh toán liên quan đến ngân hàng, vận chuyển hàng hoá đa
phương thức cho các công trình lớn.
2.1.1.3 Tam nhìn — sứ mệnh — giá trị cốt lõi
GSC phát triển những mảng dịch vụ nối tiếp như kho vận, vận tải, hải quan
dé hoàn thiện dây chuyền công việc, trở thành một nhà cung cấp chuỗi cung ứng tông
thể hoàn chỉnh Ngoài ra còn có những ưu đãi cho khách hàng lâu dài và tiềm năng,đem lại sự tin cậy về mối quan hệđối tác, đem lại những giá trị hài hòa cho cả haibên Công ty dựa trên cơ sở niềm tin gặt hái được xuyên suốt quá trình phát triển, kết
hợp với những giá trị cốt lõi định trước của để xây dựng một con đường đi lên bền
vững.
- Sứ mệnh:
27
Trang 36Hệ thống dịch vụ giao nhận của GSC được nhắn mạnh vào tính chuyên nghiệp,
thời gian nhanh chóng và mức độ hiệu qua.
Đối với những giao dịch — vận tải quốc tế, GSC chu toàn mọi khía cạnh của lô hang, lường trước những phát sinh có thé xảy ra và nâng cao tỷ lệ thành công trong
việc kêt nôi thương mại.
GSC không ngừng hoàn thiện những quy trình công việc, đưa ra sô tay chất
lượng trong dịch vụ giao nhận nhằm tạo ra một cơ chế vận hành trơn tru nhất, đem
lại sự thỏa mãn cho từng khách hàng.
GSC tập trung đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho ngành Logistics, coi giá trị con người là động lực quan trọng nhất để đầu tư và thúc đây cho những phát triển của
mình.
- Giá trị cốt lõi:
Các giá trị cốt lõi chính là nền tảng và nguyên tắc cho những chính sách, hành động và ứng xử của GSC đối với khách hàng, đối tác, nhân viên và xã hội.
+ Tôn trọng: GSC đặt sự tôn trọng những mối quan hệ nội tại cũng như bên
ngoài của mình lên hàng đầu, bao gồm đồng nghiệp trong GSC, GSC với khách hàng
và GSC với đối tác.
+ Thịnh vượng: Công ty GSC luôn hướng tới sự An cư — Lạc nghiệp cho từng
cán bộ công nhân viên của mình, đặt mục tiêu đem lại niềm tin và hạnh phúc cho gia
đình của cán bộ công nhân viên.
+ Minh bạch: Các chính sách, chế độ và chế tài của GSC đều được xây dựng
dựa trên nên tảng minh bạch, công khai, rõ ràng và công băng.
+ Tuân thủ: Công ty GSC luôn tuân thủ luật pháp của Nhà nước Việt Nam, cũng
như hoạt động dựa trên những quy trình — quy chế đã định của minh.
28
Trang 372.1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty GSC (Hà Nội)
Bảng 2.1 Báo cáo tài chính của công ty GSC Hà Nội ( 2016-2018)
(Nguon: Phòng Kế toán Chi nhánh Công ty GSC Hà Nội)
e Tinh hình doanh thu của chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016-2018
Bảng 2.2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của công ty GSC Hà Nội (2016-2018)
Trang 38Chỉ tiêu tăng giảm doanh thu cho ta biết mức tăng hay giảm tương đối (tinh theo
phan trăm) qua các giai đoạn Từ bảng trên cho ta thấy cụ thé như sau:
Từ năm 2016 đến năm 2017, công ty có sự tăng trưởng về doanh thu, cụ thé tăng
26,63% của năm 2017 so với 2016 Nguyên nhân của sự tăng doanh thu này chủ yếu là
do năm 2017 doanh thu thuần về cung cấp dịch vụ của công ty là 11.527.467.460 VNĐ
tăng 54,06% so với năm 2016 là 7.482.348.859 VNĐ do trong năm 2017 công ty có mở
rộng một số dịch vụ ăn uống, nhà hàng nhằm tăng doanh thu Trong khi đó, doanh thu
thuần về bán hàng nhìn chung không có sự tăng giảm đáng kể
Từ năm 2017 đến năm 2018 thì doanh thu công ty tăng đột biến, năm 2018 tăng
225,13% so với năm 2017 Sự chênh lệch của 2018/2017 so với 2017/2016 là
745,40% Lý giải cho sự tăng trưởng quá lớn này chủ yếu là do năm 2017 công ty đã
mở rộng kinh doanh dịch vụ và đạt được kết quả rõ rệt, nắm bắt được tình thế đó, năm 2018 công ty tiếp tục mở rộng kinh doanh về lĩnh vực cung cấp dịch vụ như mở
thêm các dịch vụ về khách sạn, các khu nghỉ dưỡng ở các thành phố du lịch như Hải
Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang Ngoài ra công ty còn mở rộng các dịch vụ sẵn có và đi
kèm như ăn uống, điều hành tổ chức tour du lịch, dịch vụ đại lý tàu biển, làm cho
doanh thu thuần về cung cấp dịch vụ năm 2018 là 34.659.016.187 VND tăng 200,66%
so với năm 2017 là 11.527.467.460 VNĐ Ngoài ra, doanh thu về bán hàng năm 2018
là 12.916.575.636 VND tăng 315,93% so với năm 2017 là 3.105.418.830 VND là do
các lãnh đạo công ty đã có cái nhìn sâu rộng về thị trường đặc biệt những hàng hóa
đang và sẽ được giảm trừ miễn thuế trong thời gian tới như ô tô, các mặt hàng nông san, vì vậy công ty đã đây mạnh những mặt hang đó và còn cả moto, xe máy, nông
lâm sản, thiết bị công nghệ, linh kiện điện tử, kim loại và các loại quặng, phụ tùng ô
tô.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty và chúng tác động theo
những khía cạnh khác nhau Có thé thay đối với công ty thì doanh thu có sự tăng từ năm
2016 đạt 11.555.308.600đồng đến năm 2017 đạt 14.632.886.400 đồng tăng 26,63% và
đặc biệt là giai đoạn năm 2017 đến năm 2018 có một sự tăng đột biến về doanh thu đạt
47.575.591.800 đồng tăng tương ứng 225,13% Năm 2016, Chính phủ đã quy định lại
về thuế suất TNDN là 20% điều này đã góp phần không nhỏ để công ty thúc đây mở
rộng quy mô kinh doanh Với điều kiện đất nước hội nhập quốc tế như thời điểm 2017 —
2018 đã tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi với hoạt động dịch vụ Logistics của công ty GSC
30
Trang 39Do những ảnh hưởng khách quan và những bước đi mạo hiểm của công ty đã góp phần
tạo nên bước nhảy vọt năm 2018 về doanh thu.
e Tình hình tổng chi phí của chỉ nhánh Hà Nội (2016-2018)
Dựa vào Bảng 2.1, ta thay năm 2017 tổng chi phí là 13.436.901.590 VNĐ, tương
ứng tăng 25,34% so với 2016 là 10.720.365.158 VNĐ Có thể thấy chỉ phí có tăng
một phần nhỏ, nguyên nhân là do công ty gia tăng một số các loại hình dịch vụ làmcho giá vốn về cung cấp dịch vụ tăng lên đáng kể
Từ năm 2017 đến năm 2018 có sự tăng đột biến về các loại chỉ phí trong công
ty từ 13.436.901.590 VNĐ lên đến 44.352.310.236 VNĐ, tương ứng 230,08%.
Nguyên nhân là do hầu hết các loại chi phí năm 2018 đều tăng mạnh như chi phí tài
chính năm 2018 là 1.100.587.938 VNĐ trong khi năm 2017 chỉ là 735.632 VNĐ,
tăng 149510,97 % do năm 2018 công ty phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn chỉ trả cho
chỉ phí lãi vay lên đến 1.100.587.938 VNĐ Bên cạnh đó là các khoản chỉ phí như giá
vốn hàng bán tăng 215,13%, chỉ phí quản lý doanh nghiệp tăng 431,08% và các chi
phí khác tăng 245,31% Có thê thấy trong năm 2018 công ty đã có một bước ngoặt
đáng ké về tình hình tài chính nói chung cũng như tình hình về chi phí nói riêng, khi
công ty mở rộng kinh doanh thì đồng thời các loại chi phí sẽ tăng lên Nhưng cũng
không thể không thấy sự tăng vọt về chỉ phí sẽ làm tăng các rủi ro về tài chính, ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty Vì vậy, công ty cần có những chính sách
rõ ràng và kiểm soát hơn nữa về các loại chỉ phí, đặc biệt cần cắt giảm các khoản vay
không cần thiết cũng như có những chính sách hiệu quả đề thu hồi vốn từ các công
ty con cũng như từ khách hang, cân nhắc đầu tư dài hạn dé tránh những khoản vay
vốn lâu dài
* Chỉ tiêu Lợi nhuận và Tỷ suất lợi nhuận
a Lợi nhuận
Lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp Lợi nhuận càng
cao đồng nghĩa với việc hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại Do vậy, xem xét
sự tăng trưởng lợi nhuận là một cách để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty,
cụ thé là chỉ nhánh Hà Nội của công ty GSC
Bang 2.3 Lợi nhuận của công ty GSC Hà Nội ( 2016-2018)
Chênh lệch (%) 2017/2016 | 2018/2017
(Don vi: VND) Chi tiéu 2016 2017 2018
Tổng | loi
nhuan 347.954.753 956.787.848 | 2.578.625.251 174,97% 169,5%
Trang 40| sau thuế
(Nguôn: Báo cáo tài chính - Phòng Kế toán Chỉ nhánh Công ty GSC Hà Nội)
Theo số liệu từ bảng trên có thể thấy lợi nhuận của chỉ nhánh công ty GSC Hà
Nội tăng khá mạnh mỗi năm ( từ 2016 đến 2018 ) Lợi nhuận năm 2017 tăng 174,97%
so với năm 2016 (tức gap 2,74 lần) và năm 2018 tăng 169,5% so với năm 2017 (lợinhuận năm 2018 gap 2,69 lần năm 2017) Từ lợi nhuận cho thấy công ty GSC (Ha
Nội) đã phát triển rất nhanh trong giai đoạn này Và để có cái nhìn cụ thé hơn thì ta
cùng tim hiéu chỉ tiêu về tỷ suât lợi nhuận.
b Tỷ suất lợi nhuận
phạm vi kinh doanh Còn hiệu quả kinh doanh thì chưa cao, con số tỷ suất lợi nhuận
chỉ rơi vào khoảng 3% đến 6% là rất thấp đối với một hoạt động kinh doanh Thậm
chí năm 2018 tỷ suất lợi nhuận còn thấp hơn so với năm 2017 Con số 5,42% ở năm
2018 nói lên rằng trong năm 2018 cứ thu được 100 VNĐ thì trong đó chỉ có 5,42
VND là lợi nhuận.
e Ty suất lợi nhuận trên chi phí
Chỉ số này phản ánh hiệu quả kinh doanh đối với chi phí bỏ ra Năm 2018 tỷ suất là
5,81% tức là bỏ ra 100 VNĐ thì lợi nhuận đạt được chỉ có 5,81 VNĐ Tương tự như
32