1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Nâng cao kết quả hoạt động nhập khẩu than của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu than - Vinacomin (Coalimex)

127 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂNVIEN THƯƠNG MẠI & KINH TE QUOC TE

Đề tài: Nâng cao kết quả hoạt động nhập khấu than của

Công ty Cố phần Xuất nhập khẩu than - Vinacomin (Coalimex)

Sinh viên: Phạm Ngọc Ánh

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế

Hà Nội - Tháng 9/2020

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂNVIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TE QUOC TE

Đề tai: Nâng cao kết qua hoạt động nhập khấu than của

Công ty Cố phần Xuất nhập khẩu than - Vinacomin (Coalimex)

Sinh viên: Phạm Ngọc Ánh

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế

Lớp: Quản trị kinh doanh quốc tế 59CMã số SV: 11170506

Giảng viên hướng dẫn: TS Mai Thế Cường

Hà Nội - Tháng 9/2020

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Quá trình thực tập là giai đoạn quan trọng trong quãng đời mỗi sinh viên đại

học Báo cáo thực tập là tiền đề nhằm trang bị cho học viên nền tảng kiến thứctrước khi bước vào con đường làm việc thực tế.

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Mai Thế Cường đã tận tìnhhướng dẫn và tạo điều kiện dé tôi có thé hoàn thành được bài nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các Quy Thay, Cô thuộc ban quản lý đào tạo đã

tận tình giúp đỡ, định hướng cách tư duy và cách làm việc khoa học Đó là những

góp ý hết sức quý báu không chỉ trong quá trình thực hiện nghiên cứu mà còn làhành trang tiếp bước cho quá trình nghiên cứu sinh sau này.

Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến Quý Hội Đồng Giám Khảo đã dànhthời gian đọc và đóng góp ý kiến dé bài nghiên cứu thêm hoàn thiện.

Kính chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ luôn đồng hành cùng Thay, Cô.

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Báo cáo thực tập này là công trình nghiên cứu cá nhân tôi, được thực hiện

dưới sự hướng dẫn khoa học của giảng viên hướng dẫn Mai Thế Cường Các sốliệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong bài hoàn toàn trung thực.Các số liệu sử dụng phân tích có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Người chịu trách nhiệm

il

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIET TẮTT 2 <SSEE£EEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrkerkee viiDANH MỤC BẢNG 2-5: SS S2 12E112121121121121111121121121121 11c cre viiiDANH MỤC HÌNH - 2 ©52+SE2EEEEE19211271211711271121121111111 11.1 ee ixPHAN MO ĐẦU -.5 22 c2 tt HH ghe |CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VẺ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI DOANH

NGHIEP KINH DOANH THAN KHOANG SAN cài 3

1.1 Khái niệm về hoạt động nhập khẫu 2-2 2s xex+ExEzExzxexees 31.2 Quy trình hoạt động nhập khẩu than 2 2 Sex 31.2 Tìm kiếm nguồn than và ký kết hop đồng ngoại thương 3

J7 7n an he hố ee 5

1.2.3 Nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ - 25c Sccctererkererrrrrrrree 61.2.4 Làm thú tục hải quan, đóng thuẾ -©52 52c ctecteEEEEErterkerrsrkrree 6

1.2.4.1 Thời hạn khai báo hải QUỚHH - - s- << kg 6

1.2.4.2 Hô sơ khai báo hải HA - 52-52-52 5£SE‡SE‡EE‡EE2EE2EEEEEEEEEEEEeEkrrsrrerrrred 71.2.4.3 DONG thu ceccecceccecscessecssessesssessessessesssessessecsssssessessecssssseesessesssessesseesesseeses 7

D.2.5 NAGI NGI 0e nnnnaa 8

1.3 Đánh giá kết quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp trong lĩnh vực

nghiệp trong lĩnh vực than khoáng sản - - 55 S5 * + svseereerrrrrss 11

1.4.1 Các yếu tô bên fFO'R - 2© £5e+SE‡EE‡EEEEEEEEE22121111121111211 11 xe 11

1.4.1.1 Tình hình tài chính của doanh nghiép - «<< s<<cssseexssss 111.4.1.2 Năng luc quan lý, nghiệp vu của người lao động -. 11

1.4.1.3 Cơ sở ha tang, giao thông vận tdi ceccecceccecescescescessesseseesssseesessesseesesseees 121.4.2 Các yếu tố bên NOME oe eeccccecceccescessesesessessessesessessesnessessesseseeasesseseeneaneaees 121.4.2.1 Chính sách pháp luật trong nước và QUoc tẾ -: z©-s+-cecs++ 131.4.2.2 Sự biến động của thị trường than trong nước và nước ngoài 14

1H

Trang 6

1.4.2.3 Hệ thống tài chính ngân hang - - 2-2 2+52+Ee+tererererrrssree 151.4.2.4 Tỷ giá lối đOái - 555cc SE E2 EEEEEEEEEEE11112112111111111111 1 cte 15

CHUONG 2: GIỚI THIỆU TONG QUAN VE CÔNG TY CO PHAN XUẤT

NHAP KHẨU THAN - VINACOMIN (COALIMEX) 16

2.1 Cơ cầu tô chức của Coalimex trong giai đoạn 2015-2019 16

QLD 2Ð 6,010 nố.ố.ố e 16

2.1.2 Linh vurc Kitth doanh nnố.ốố.ốốố.ốố.ằ.ằ 17

2.1.2.1 Xudt nhập khẩu, chế biến kinh doanh than : 252 csczsszssssa 172.1.2.2 Nhập khẩu vật tt, thiẾt bị -:-©c+©5e+E+EeEEeEESEEEEEEkerkrrrerkerree 192.1.2.3 Kinh doanh, cho thuê văn Phong «cv seseeeseesersersrs 192.1.2.4 Xuất khẩu lao động - ¿52 £©ESE‡EEEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrees 202.2 Cơ cấu tổ chức của Coalimex trong giai đoạn 2015-2019 20

2.3 Chuỗi giá trị của Coalimex trong giai đoạn 2015-2019 23

2.3.1 Nhóm hoạt động CHINN LH HH HH rệt 232.3.2 Các hoạt động bổ trợ - 5c 5c ch E11 1121121211 ke 24CHƯƠNG 3: PHAN TÍCH THỰC TRẠNG HOAT ĐỘNG NHẬP KHẨUTHAN CUA COALIMEX TRONG GIAI DOAN 2015-2019 26

3.1 Thực trạng hoạt động nhập khẩu than của Việt Nam trong giai đoạn2015-2019 1n 26

3.1.1 Tìm kiếm nguồn hàng và lựa chọn nhà cung cấp giai đoạn 2015-2019 263.1.1.1 Quy trình lựa chọn nhà cung cấp nhằm mục đích kinh doanh cho cáccơ sở ngoài tập đoàn (mục dich tự dodnh)) c cc se kssiseeksreeeerssererke 293.1.1.2 Quy trình lựa chọn nhà cung cấp nhằm mục đích kinh doanh trong nộiDO tẬP COGN Gv 313.1.2 Ký hợp đằngg 5-S5c 5c TT H22 1211111 errreo 333.1.3 Nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ 5-55cScccccccerterrrrrerkees 373.1.4 Làm thủ tục hổi QHẠHH - c eects kh HH HH hy rệt 37BTS NMG NGI 7a 37

3.2 Báo cáo và phân tích kết quả hoạt động nhập khẩu than của Coalimextrong giai Goan 2015-2019 0P n 38

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu than của Coalimextrong giai Goan 2015-2019 An 42

3.3.1 Yếu tố bên CONG oecccccccccceccsssesessesseesessesssssessssscsesssesesssssessssesessessessessesesssees 42

3.3.1.1 Tình hình tài chính của doanh ng hiỆp) - 5c SsSssseeesee 42

3.3.1.2 Nghiệp vụ nhập khiẩU NAN 55-5 SSSEEEEEEEEEEEEEEEEEEkEEkerkerkerrei 44

Trang 7

3.3.1.3 Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải . -©-z©c<+csecxececsrcersereees 453.3.2 Yếu tố bên rigoài S5 St St EE122121121121121121121211 111.101 rre 46

3.3.2.1 Chính sách pháp luật trong nước và quốc "me 463.3.2.2 Sự biến động của thị trường than trong nước và nước ngoài 493.3.2.3 Hệ thong tài chính ngân hàng 2 2+c2+c+eectertererrrerreee 523.3.2.4 TỦ giá hồi đoái 5c 5c St EEEEEE2E1121121121122112121111 re 543.4 Đánh giá hoạt động nhập khẩu than của Coalimex trong giai đoạn 2015-

"ˆD L0 55

3.4.1 THUẬN ÏỢi HH TH TH HH HH TH HH HH Thiệp 55

BAD KW KI eee 6eee'‹‹<4a- 56

3.4.3 UU MiGM h 583.4.4 TỔ ÉqÏ - 5 5c EETETEE2E12212 1 1 11111 errree 59

3.5 Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu than của

Coalimex trong giai đoạn 2015-20019 - cv HH Hệ, 61

3.5.1 Nguyên nhân Khdch QHAH - ch nh rệt 613.5.2 Nguyên nhân CHỦ qUđH SH HH Hết 62

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KÉT QUÁ

HOAT ĐỌNG NHẠP KHAU THAN CUA COALIMEX 63

4.1 Định hướng hoàn thiện hoạt động nhập khẩu than của Coalimex đến

4.2.2.4 Xác định thời gian thực NiGn cccccccccccscccescccecccescceseecessessseeseeseseesssenses 72

Trang 8

4.2.2.5 Xác định địa điểm khai thác và sản xuất chủ lực than Athracite 72

4.2.2.6 Xác định cách thức thực hi€n << 555555 sssSkeeeeeeeeeees 734.2.2.7 Xác định ngân sách thực hiỆH c ccSSckSEESseEEeeessseesseesesvrs 734.2.3 CAC QiGli PRED 0 ốốốẦốỐố.Ố.Ầ5 73

4.2.3.1 Giải pháp trực theP eeceeccececcessesvessessesssseeseesecsessessessessessssessessessessesesseaees 734.2.2.1 Giải pháp gián tỈẾp -¿- +5 St+t‡EkéEEEEEEEEEEEEEE1111 1111111 764.3 Kiến nghị với các co quan chức năng - 2 s+cx+cxczr+rxerxerxee 784.3.1 Doi mới và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất - 784.3.2 Doi mới quản trị doanh nghiệp, quản trị chỉ phí 5-55 : 79

4.2.3 Nâng cao hiệu quả quan tri tài IIĐHVÊH cà ssiseiesrrsereserres 80

4.3.2 Dé xuất, kiến nghị trực tiếp của CoaliHex -©-c©csccccccec: 80KET LUẬN ¿52-552 22221221271 211211271 7121121111111 211 11111 eeye 82DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 22 2-© <+2E£+EE£+EEetxesrxezred xI Tiếng ViSt o.oo ccc ccccccccssccsssesssessssssscssecsuscssessscssscsusssecssecsusssssesecssecsesssecasecsesesesees xTD Tiếng Anh ¿- 2-5 ©S SE EEE121121121215 1111111111111 1111.111.1111 re x

0080000 xii

PHU LUC 1: HO SO YÊU CẦU -2 2 2222E2+EE2EE2EEE2EEzEErrExerxerrrxee xiii

PHU LUC 2: HOP DONG MUA BÁN -2-©22-522+cE2EEeEEerxrrrkerrrees XVPHU LUC 3: BO CHUNG TU o.oi.ocececccccccccsccssssssessessesssessessessessessessesseesessen XXỈX

VI

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIET TAT

TKV Tap đoàn than khoán sản Việt Nam

FOB Eree On Board (Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi)

CIF Cost, Insurance and Freight (Giao hang tại cảng dỡ hang)

CFR Cost and Freight (Tiền hàng cộng cước hay giá thành và cước)

LIC Letter of credit (Tin dụng thư)

CO Certificate of origin (Chứng nhận xuất sứ)BL Bill of lading (Vận đơn đường biển)

GTGT Giá trị gia tăng

DMO Domestic Market Obligation (Thị trường nội địa)

MEMR (Ministry of Energy and Mineral Resources) Bộ Năng lượng

và Tài nguyên khoáng sản Inđônêxia

Vil

Trang 10

DANH MỤC BANG

Bảng 3.1 Thực hiện kế hoạch nhập khẩu than của Coalimex 2015-2019 27Bảng 3.2 Thị trường nhập khẩu than của Coalimex 2015-2019 28

Bảng 3.3 Kết quả nhập khẩu than của Coalimex 2015-2019 -: 39

Bảng 3.4: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Coalimex

2015-năm 20 1 Š-20 1 -ó- + h9 HT HH TH Ho TH TH TH HH ng rà 41

Bang 3.4 Tổng hợp dự báo nhu cầu sử dung than trong nước - 52Bảng 4.1 Cân đối cung cầu than trong nước, cho điện và nhập khâu than 63Bảng 4.2 Sản lượng than sản xuất trong nước giai đoạn 2020 — 2035 64

vill

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của Coaliimex -2- 5¿©2+¿22++£x++£xterxrzrxerxesree 21Sơ đồ 2.2 Chuỗi giá trị than của Coalime o ccccccsssesssessessessseessecstesseesseesseesseens 24Sơ d6 2.3 Tác nhân chuỗi giá trị than của Coalimex 5 2 s2 s52 25Hình 3.1: Quy trình lựa chọn nhà cung cấp than với mục dich tự doanh 30

Hình 3.2 Trích đoạn từ báo cáo tài chính Coalimex của ban kiêm soát báo cáo về

hội đồng quản trị thường niÊn - 2 2 £+ESESE£EE£EE2EEEE2EEEEEEEEEEerkrrkrrkrree 43

Hình 4.1 Tỉ trọng lượng than nhập khẩu của Coalimex giai đoạn 2017 — 2019 72

1X

Trang 12

PHAN MO DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu những năm gần đây đã ảnh hưởng lớntới tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Coalimex Cụthé, sản lượng than xuất khẩu giảm sút dẫn đến doanh thu từ lĩnh vực này giảmđáng kể Ngoài lý do suy giảm kinh tế, một phần khác là bởi chính sách về an

ninh năng lượng của Việt Nam; hơn nữa, giá than Việt Nam thường cao hơn mặt

băng giá thế giới cùng thời điểm, các khách hàng lớn của Coalimex đã thay đổi

công nghệ sử dụng than Anthracite của Việt Nam

Đối diện với những thách thức, khó khăn trên, đòi hỏi lãnh đạo và toàn thể cánbộ nhân viên công ty phải quyết tâm phan đấu, tìm tòi hướng đi phù hợp dé thíchứng với xu thế, tình hình mới, nhằm xây dựng, đổi mới, phát triển Công ty bềnvững Một mặt, công ty bố trí, sắp xếp tổ chức các đơn vị trong công ty phù hợp;tăng cường thực hiện các biện pháp như khoán doanh thu, khoán tiết kiệm chiphí Nhất là việc thường xuyên phát động các phong trào thi đua, động viênnhân viên hăng say lao động, tích cực tìm kiếm thị trường, mở rộng lĩnh vực kinh

doanh cua don vi

Năm 2019, với những chi tiêu sản xuất - kinh doanh đều hoàn thành tốt theo kếhoạch ký, phối hợp kinh doanh với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sảnViệt Nam (TKV), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than - Vinacomin(Coalimex) đã vượt khó, nắm bat tốt cơ hội, góp phan cùng TKV thực hiện thànhcông chủ dé của năm “vừa sản xuất vừa kinh doanh than Đó cũng chính là lý dotác giả chọn đề tài: “Nang cao kết quả hoạt động nhập khẩu than của công ty

Coalimex” làm báo cáo thực tập của mình.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhậpkhẩu than của Coalimex

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Hệ thong hóa cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu tại doanh nghiệpMục tiêu 2: Cung cấp các thông tin về Coalimex dé hình dung ra được tình hình

nhập khẩu của công ty

Mục tiêu 3: Từ hai mục tiêu trên đê xuât giải pháo nâng cao sản lượng nhập khâu

than Anthracite của Coalimex từ thị trường Úc, Nam Phi và Indonexia

1

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nhập khẩu than của công ty Coalimex

Phạm vi nội dung: Trong quá trình thực tập của tác giả, còn một số hạn chế về

nội dung như thông tin số liệu, thông tin trong ngành sẽ được tác giả cập nhậttrong từng phần nghiên cứu.

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu định lượng và

định tính, kết hợp với phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích duy vậtbiện chứng, tổng hợp, thống kê, so sánh

5 Kết cau của dé tài

Bài nghiên cứu gồm 4 chương

Chương 1: Lý luận về hoạt động xuất khâu tại doanh nghiệp

Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty cô phần xuất nhập khẩu than

Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu than của Vinacomin

Chương 4: Định hướng và giải pháp nâng cao kết quả hoạt động nhập khẩu than

của Coalimex

Trang 14

CHUONG 1: LÝ LUẬN VE HOAT ĐỘNG NHAP KHẨU TẠI DOANH

NGHIỆP KINH DOANH THAN KHOÁNG SAN

1.1 Khái niệm về hoạt động nhập khẩu

Nhập khẩu là quá trình kinh doanh, buôn bán, trao đôi hàng hóa trên phạmvi quốc tế, giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau trên nguyên tắc trao đổi nganggiá Ban chất của kinh doanh nhập khẩu là hoạt động nhập khẩu từ các công ty,tổ chức kinh tế nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa, nguyên vật liệu củathị trường trong nước hoặc tái xuất đề thu lợi nhuận.

1.2 Quy trình hoạt động nhập khẩu than

Theo Nghị định số 187/2013 / ND-CP, than không phải là mặt hàng camnhập khẩu có điều kiện nên các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu như các mặthàng khác mà không phải xin giấy Giấy phép nhập khẩu.

1.2 Tìm kiém nguồn than và ký kết hợp đồng ngoại thương

Đề có thé tìm kiếm được nguồn than nhập khâu từ nước ngoài, các doanhnghiệp sẽ tìm kiếm các mỏ than cũng như các công ty, tổ chức kinh doanh thankhoáng sản từ một số nguồn thông tin đáng tin cậy như: các tạp chí về than và

năng lượng hay qua các trang web như WorldCoal.com, Coalage.com Sau khi

tìm được các tô chức kinh doanh than hoặc các mỏ than tiềm năng, các doanhnghiệp nhập khẩu than sẽ cử các đoàn đi khảo sát để nhanh chóng xúc tiến việcnhập khẩu than cho các dự án trong nước Bước tiếp theo, các doanh nghiệp sẽtiễn hành thí điểm nhập khẩu và tìm hiểu đối tac, để từ đó có thé tính toán được

giá nhập khâu cộng với cả chỉ phí cũng như kế hoạch cung ứng cho các nhà máyở khu vực nảo thì đạt được hiệu quả lớn nhất.

Sau khi tim được nguồn hàng, các doanh nghiệp nhập khẩu than sẽ thươnglượng và thỏa thuận các điều kiện và điều khoản giao hàng và lập thành biên bảnthương thảo hợp đồng dé đi đến một ban hợp đồng ngoại thương chính thức.

Một bản hợp đồng ngoại thương nhập khẩu than thông thường sẽ gồm cácđiều khoản sau:

Điều khoản 1: Tên hàng

Trang 15

Điều khoản này dùng để xác định tên gọi khoa học của than, tên gọi này sẽđược hiểu là cách đặt tên mà bên mua và bên bán sẽ cùng hiểu một nghĩa Thôngthường than nhập khẩu sẽ được đặt theo địa danh, xuất xứ của than và theo máchàng hóa (Anthracite, Steam, Coke, ) được thống nhất trên toàn thế giới Ví dụ:

Steam Coal, Russia origin (Than hơi, xuất xứ Nga).Diéu khoản 2: Số lượng và trọng lượng

Thông thường khối lượng than sẽ được đo lường bằng phương pháp đo mớnnước tại cảng xếp và cảng đỡ, và trong quá trình vận chuyên, than luôn có haohụt dẫn đến sự thay đôi trọng lượng Do vậy khối lượng than được ghi trong hợpđồng sẽ được tính theo quy định có dung sai, và dung sai sẽ được quyết định bởingười bán hoặc người mua Don vị trọng lượng thông thường là Metric Ton (Tan

Mét Ví dụ: 30,000MT +/- 10% shipping tolerance by Seller’s option

(30,000MT +/- 10% dung sai vận chuyên theo tùy chọn của bên Bán).Điều khoản 3: Chất lượng

Thông thường trong các hợp đồng nhập khẩu than, điều khoản chất lượngsẽ quy định rõ các thông số kỹ thuật của than dựa trên: Tổng độ 4m, Độ 4m tựnhiên, Độ tro, Chất bốc, Tổng lưu huỳnh, Gia trị nhiệt năng, Kích thước, và tylệ từ chối cho mỗi thông sé.

Điều khoản 4: Giá cả

Điều khoản này sẽ cho biết đơn giá của loại than trên một tấn mét theo điềukiện giao hang (thông thường là FOB, CIF, CFR, ) va địa điểm cảng dỡ hàng.Đồng tiền được sử dụng trong giao dịch mua bán than thường là đồng Đô la Mỹ,

đồng Euro, Ví dụ: USD 55.50/MT CFR Cam Pha, Vietnam (Incoterms 2010)Điều khoản 5: Giao hàng

Điều khoản này trong hợp đồng mua bán than thông thường sẽ quy định rõđiều kiện giao hàng, phương thức giao hàng, phương thức bốc xếp và chuyênchở, loại hình vận chuyển, ngày tàu đến cảng bốc hàng (laycan), số lần giao

Điều khoản 6: Điều khoản hàng hải

Điều khoản này sẽ quy định các tiêu chuẩn phù hợp dé lựa chọn tàu chởthan (bao gồm năm tuổi tàu, kích thước, ) điều khoản thưởng phạt đỡ hàng, quy

4

Trang 16

định chuyên tải, thời gian đỡ hàng cho phép, cách tính thời gian đỡ hàng cũngnhư yêu cầu bảo hiểm.

Điều khoản 7: Thanh toán

Điều khoản này sẽ nêu rõ đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán,thời điểm thanh toán.

Phương thức thanh toán trong hợp đồng ngoại thương mua bán than thườnglà thư tín dụng trả ngay không hủy ngang (at sight irrevocable L/C) do hầu hếtcác hợp đồng mua bán than đều có giá trị lớn.

Thời điểm thanh toán và thưởng phạt trong thanh toán cũng được nêu rõ ởđiều khoản này.

Điều khoản 8: Bat khả kháng

Điều khoản này nêu ra những trường hợp vì lý do khách quan nào đó màcác bên được miễn một phần hay toàn bộ trách nhiệm thực hiện theo nghĩa vụhợp đồng.

Điều khoản 9: Khiếu nại và trọng tài

Điều khoản này trong hợp đồng mua bán than sẽ đảm bảo quyền lợi của bênnhập khâu Trong điều khoản khiếu nại sẽ xem xét các nội dung kiểm tra hànghóa, cách thức khiếu nại, và biện pháp giải quyết khiếu nại Điều khoản trọng tài

sẽ quy định thể thức trọng tài bao gồm trọng tài quy chế và trọng tài vụ việcĐiều khoản 10: Những điều khoản chung

Trong hợp đồng nhập khẩu than, điều khoản này sẽ quy định trách nhiệmthực hiện hợp đồng của các bên, thủ tục và trình tự thông báo cho bên còn lại khimột bên vi phạm, cam kết bồi thường, cách thức ký hợp đồng, số bản hợp đồng,quyền lưu giữ của các bên và hiệu lực của hợp đồng.

1.2.2 Đặt lịch tàu

Thông thường trong hợp đồng ngoại thương sẽ chỉ định bên thuê tau dé vậnchuyền than, nếu các doanh nghiệp nhập khẩu than ký hợp đồng theo điều kiệngiao hàng là FOB thì bên nhập khẩu sẽ thực hiện quy trình này.

Đầu tiên, bên nhập khẩu sẽ lựa chọn hãng tàu hoặc đại lý tàu, kiểm tra giácước và lịch tàu chạy Sau khi lựa chọn được đại lý tàu, bên nhập khẩu sẽ cung

Trang 17

cấp thông tin dé lay booking note Sau khi nhận được booking note, bên nhập

khâu sẽ kiểm tra lại số lượng cont, cảng đi, cảng đến và các yêu cầu đặc biệt (nếu

gửi bộ chứng từ chính thức cho người mua.

Một bộ chứng từ nhập khâu than cơ bản sẽ bao gồm:

- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): mô tả hang hóa trên hóa donphải khớp với mô tả trong L/C Giá trị đơn hàng được ghi trong hóa đơn sẽ

không vượt quá số tiền mà L/C cho phép.

- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin hoặc C/O): Mẫu (form)C/O sẽ được cấp theo thỏa thuận về C/O trong các hiệp định Chính phủ Nướcxuất khẩu khác nhau sẽ có mẫu C/O khác nhau.

- Chứng thư giám định trong lượng, chất lượng ở cảng xếp (Certificate of

Weight, Certificate of Sampling and Analysis): Giám định này sẽ phải phù hợp

theo những chỉ tiết ở trong hóa đơn thương mại và chứng từ vận tải Thôngthường đối với than, quy trình giám định này sẽ được tiến hành bởi công ty

Societe Generale de Surveillance (SGS).

- Vận don (Bill of Lading hoặc B/L): Vi than chi được vận chuyén bangđường biển nên người nhập khâu sẽ nhận được van đơn đường biển Thôngthường đối với trường hợp nhập khẩu than, vận đơn sẽ được quy định làm theolệnh của ngân hàng phát hành, do đó bên nhập khâu sẽ phải xin ký hậu vận đơn

trước khi nhận hàng.

1.2.4 Lam thú tục hải quan, đóng thuế

1.2.4.1 Thời hạn khai báo hai quan

Trang 18

Doanh nghiệp nhập khẩu than cần thực hiện khai báo hải quan trong vòng30 ngày ké từ ngày tàu cập cảng dỡ.

1.2.4.2 Hồ sơ khai báo hải quan

Hồ sơ khai báo hải quan cho hàng hóa là than sẽ bao gồm:

- Tờ khai hải quan theo quy định

- Hóa đơn thương mại hoặc các chứng từ tương đương

- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải tương đương theo quy định của pháp

- Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên nhanh

- Chứng từ chứng minh tô chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khâu than theo

- Phân nhóm: 27.01: Than đá, thanh bánh, than qua bàng và nhiên liệu rantương tự sản xuất từ than đá

- Phân nhóm: 27.02: Than non, đã hoặc chưa đóng bánh, hoặc than huyền- Phân nhóm: 27.03: Than bùn (kế cả bùn rác), đã hoặc chưa đóng bánh

- Phân nhóm: 27.04: Than cốc và than nửa cốc (luyện từ than đá), than non

hoặc than bùn, đã hoặc chưa đóng bánh, muội bình chưng than đá

Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

Căn cứ vào mã HS của hàng hóa, doanh nghiệp nhập khâu than sẽ tra cứuthuế suất thuế GTGT tại Biểu thuế Giá trị gia tăng theo danh mục hang hóa nhậpkhẩu.

Thuế bảo vệ môi trường

Doanh nghiệp nhập khẩu than sẽ tra cứu thuế suất bảo vệ môi trường tạiBiểu thuế bảo vệ môi trường quy định tại Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQHI2.

7

Trang 19

1.2.5 Nhận hàng

Khi nhận hàng, doanh nghiệp nhập khẩu than sẽ thực hiện nghiệp vụ hàng

nhập khẩu như sau:

- _ Cung cấp bản lược khai hang (Cargo manifest), sơ đồ xếp hàng dé bộphận bốc dỡ hàng bố trí phương tiện phù hợp Đối với than, phương tiện dỡ hàngthông thường là xà lan, cầu cảng và phương tiện cập mạn.

- _ Kiểm tra tình trang ham tàu cùng đại diện hãng tàu và cảng biển Lậpbiên bản nếu phát sinh tình trang bat ồn.

- Lam giám định trọng lượng và chất lượng ở cảng dỡ (được tiến hành

1.3.1 Nội dung đánh giá

Kết quả hoạt động nhập khâu của một doanh nghiệp trong lĩnh vực than

khoáng sản sẽ được đánh giá qua các nội dung sau:

- Sản lượng than nhập khẩu: Sản lượng than sẽ được tính theo đơn vị méttan (MT)

- Kim ngạch nhập khẩu: giá trị nhập khẩu than tinh bằng USD- Tổng doanh thu

- Giá trị sản xuất (Lợi nhuận gộp)

1.3.2 Phương pháp đánh giá

1.3.2.1 Đánh giá theo chuỗi thời gian

Các nội dung đánh giá kết quả kinh doanh sẽ được đánh giá qua các năm déso sánh mức độ phát trién hoạt động nhập khau của doanh nghiệp qua từng năm.

Trang 20

1.3.2.2 Đánh giá thực tế và kế hoạch

Đầu năm, doanh nghiệp kinh doanh than nhập khâu sẽ đặt ra kế hoạch nhậpkhẩu than cho mỗi năm Phương pháp này sẽ so sánh kết quả hoạt động nhậpkhẩu than thực tế của doanh nghiệp so với mục tiêu đã đề ra.

1.3.3.3 Đánh giá về tính bên vững trong hoạt động nhập khẩu

Đánh giá hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ trong nước

Hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ trong nước ảnh hưởng đến tính bềnvững trong hoạt động nhập khâu Một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trênthị trường thường theo đuổi rất nhiều mục tiêu Tuy từng thời điểm và vị trí cạnh

tranh của doanh nghiệp trên thương trường mà mục tiêu thường được đặt lên

hàng đầu Do vậy phát triển thị trường là yếu tố quan trọng dé doanh nghiệp đạtđược thành công trong kinh doanh nhập khẩu

Mặt khác: Thị trường tiêu thụ là tam gương phản chiếu hiệu quả kinh doanh

của doanh nghiệp nhập khẩu, phan anh việc thực hiện các chính sách, chiến lược

kinh doanh của doanh nghiệp có đạt hiệu quả hay không Vì vậy thông qua việc

phát triển thị trường doanh nghiệp có thể đánh giá được hoạt động kinh doanh,phát huy tiềm năng, hiệu quả đạt được và điều chỉnh những thiếu sót.

Khi lượng hàng hóa trên thị trường được tiêu thụ nhiều, dẫn đến nguồncung trong nước khan hiếm thì nhập khẩu từ nước ngoài là một quy luật tất yếu.Số lượng hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài tỉ lệ nghịch với sỐ lượng hàng hóacó trong nước Hay nói cách khác khi cầu tăng thì nhập khẩu tăng Ngược lại, khicầu giảm, thì nguồn cung đang đà tăng sẽ trở nên bão hòa và cho đến một mứcdư thừa nhất định, từ đó nhập khẩu giảm Nói tóm lại thị trường tiêu thụ trongnước và hoạt động nhập khẩu điều chỉnh lẫn nhau.

Đánh gia môi quan hệ với các nhà cung cấp

Ngày nay, việc mua được nguyên vật liệu với giá cả chấp nhận được từ nhàcung ứng ngày càng trở nên khó khăn Việc DN có thé giảm chi phí liên quanđến việc mua hàng và tăng lợi nhuận mà không phải tăng sản lượng bán hoặcgiảm chất lượng của sản phẩm, thì quản trị mối quan hệ nhà cung ứng (SRM) là

Trang 21

một cách tiêp cận toàn diện đê quản lý các tương tác của DN với các tô chức

cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà DN sử dụng.

Lua chọn nhà cung ứng tốt và quan lý được nhà cung ứng, là điều kiện tiênquyết giúp tổ chức có được sản phẩm, dịch vụ chất lượng như mong muốn với

giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên thương trường, bên cạnh đó còn luôn nhận

được sự hỗ trợ của nhà cung cấp, dé tiép tuc dat duoc thanh tich cao hon Vay

quan hệ hợp tác có thé được xem như là thành phan cần thiết trong quá trình traođổi giữa các thành viên trong kênh phân phối, có tầm quan trọng cho phép nhữngthành viên trong hệ thống phân phối đạt được những mục tiêu đặt ra và đáp ứng

tôt nhât những mong đợi của người tiêu dùng cuôi cùng

Nói tóm lại, mối quan hệ đối với nhà cung cấp ảnh hưởng tới hoạt độngnhập khẩu Khi xây dựng mối quan hệ tốt, việc thường xuyên trao đổi thông tinvới nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ là người đầu tiên biết về giảm giá và điều đócó thê giúp bạn tăng lợi nhuận của mình Tất cả các loại phí, tỷ lệ chiết khấu luônluôn được thê hiện rõ ràng bằng các thỏa thuận hợp tác hoặc hợp đồng với hóađơn cụ thé.

Danh giá thương hiệu công ty tại thị trường Việt Nam

Uy tín thương hiệu của một công ty trong lĩnh vực than khoáng sản là tiềmnăng vô hình có thể mang lại hình ảnh và vị thế trên thị trường của công ty,khang định thương hiệu sản phẩm và duy trì các mối quan hệ kinh doanh Trongbối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, uy tín của doanh nghiệp là

một vũ khí cạnh tranh rất hữu hiệu, mang lại nguồn lợi rất lớn cho công ty.

Tuy nhiên, việc tạo dựng uy tín thương hiệu không hề đơn giản Nó đượchình thành dan dan từ quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Dé cóđược thương hiệu vững chắc, các công ty cần dam bảo sản pham của mình có giátốt nhất, kèm theo đó là chất lượng và dịch vụ luôn đi đầu, có sức cạnh tranh Cáccông ty muốn giữ vững thương hiệu phải thường xuyên quảng bá hình ảnh vàthiết lập mối quan hệ tin cậy với đối tác, người tiêu dùng hoặc khách hàng Xâydựng thương hiệu doanh nghiệp cũng là phương pháp góp nâng cao kết quả kinh

10

Trang 22

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động nhập khẩu của doanh

nghiệp trong lĩnh vực than khoáng sản

1.4.1 Các yếu tô bên trong

1.4.1.1 Tình hình tài chính cua doanh nghiệp

Nguồn vốn và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong lĩnh vực thankhoáng sản là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhập khẩucủa doanh nghiệp Tiềm lực tài chính quyết định quy mô công ty lớn hay nhỏ,

đồng thời chứng minh thế mạnh của công ty thông qua số vốn công ty sử dụng

vào mục đích thương mại: vôn tự có, vôn vay, vôn

Các công ty có nguồn vốn lớn hoặc tiềm lực tài chính mạnh có thể đồngthời tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh với quy mô lớn và tạo được uy tín, niềmtin cho đối tác Nó thé hiện sức mạnh va khả năng cạnh tranh trên thị trường vàgiúp đáp ứng nhanh chóng, linh hoạt các điều kiện kinh doanh Ngược lại, nếu

nguồn tài chính của doanh nghiệp có hạn, vốn ít thì việc thực hiện hợp dong, giao

dich ngoại thương sẽ gặp nhiều khó khăn, đồng thời làm cho đối tác không tin

tưởng vào khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

1.4.1.2 Năng lực quản lý, nghiệp vụ của người lao động

Con người là yếu tổ cốt lõi của doanh nghiệp và quyết định sự thành bại củadoanh nghiệp Bản chất và trình độ của nhân viên trong công ty là những yếu tốchi phối và có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động và hoạt động của công ty Cóhai yếu tố con người chính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả gia nhập doanhnghiệp Đó là trình độ quản lý của công ty và chất lượng nguồn nhân lực của

công ty.

Trình độ quản lý tổ chức

Một doanh nghiệp thành công cần một hệ thống tổ chức chặt chẽ, rõ ràng vàkhông chồng chéo Đối với doanh nghiệp nhập khẩu than, hoạt động nhập khâulà hoạt động phức tạp chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau ở nhiều khâunhập khẩu Điều này đòi hỏi doanh nghiệp, đặc biệt là phòng nhập khẩu bắt buộcphải quản lý một cách chặt chẽ và hợp lý Nếu công ty được tô chức tốt, quản lý

11

Trang 23

chặt chẽ sẽ đảm bảo rằng tat ca các giai đoạn công việc sẽ được tiến hành nhanhchóng và suôn sẻ theo đúng trình tự công việc Tận dụng và phát huy tối đa khảnăng của người lao động sẽ giúp doanh nghiệp giảm chỉ phí, tiết kiệm thời gianvà tiền bạc Từ đó, công ty có thể nâng cao kết quả của hoạt động nhập khẩu.Doanh nghiệp cần quản lý hai việc nhập hàng và tiêu thụ hợp lý, ăn khớp vớinhau, diễn ra nhanh chóng nhằm mục đích quay vòng vốn nhanh.

Chat lượng nguồn nhân lực

Người lao động là yếu tố cau thành và vận hành doanh nghiệp, là nhân tổquan trọng nhất ảnh hưởng đến bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp Conngười cũng là khách thể, chủ thể trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp Do đó, kết quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu phụ thuộc

vào chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp Cạnh tranh về nguồn nhân lựccũng là một trong những thách thức chính mà doanh nghiệp phải đối mặt Nhậpkhẩu hiệu quả đòi hỏi nhân sự có năng lực và trách nhiệm, phong cách làm việcchuyên nghiệp, ngoại ngữ tốt, nhiều năm kinh nghiệm đối với thị trường trong vàngoài nước, am hiểu văn hóa và có kinh nghiệm trong việc nắm bắt cơ hội kinhdoanh hiếm có Để có được nguồn lao động như vậy, các công ty cần quan tâmhơn nữa đến việc đào tạo và nâng cao tay nghề lao động Đó là mục tiêu hàngđầu dé có một lực lượng lao động hiệu suất cao dé nâng cao kết quả kinh doanhthan nhập khẩu.

1.4.1.3 Cơ sở hạ tang, giao thông vận tải

Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực than khoáng sản, sự phát triển của cơ

sở hạ tầng và giao thông vận tải được đánh giá là một yếu tố rất quan trọng gópphần rất lớn vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp Bằng việc đây nhanh quá trìnhvận chuyền, xếp dỡ than cũng như xây dựng, quy hoạch cac vị trí kho cảng mộtcách hiệu quả, doanh nghiệp có thê đây nhanh quá trình nhập khẩu, rút ngắn thờigian luân chuyên vốn hoặc tăng tốc độ luân chuyền vốn của doanh nghiệp; phòngngừa va hạn chế rủi ro xảy ra tai nạn, hư hỏng, mat mát hàng hóa trong quá trìnhvận chuyền, giảm thiểu các chi phí phát sinh không đáng có.

1.4.2 Các yếu tô bên ngoài

12

Trang 24

1.4.2.1 Chính sách pháp luật trong nước và quốc tế

Tất cả các doanh nghiệp trong lính vực than khoáng sản đều bị ảnh hưởngnặng nề bởi các tính ổn định và phát triển kinh tế, do luôn phải chịu các biệnpháp chế tài của chính phủ trong nước và các quốc gia là đối tác nhằm quản lý vàkiểm soát chặt chẽ hoạt động này Hai công cụ được sử dụng phô biến nhất ở cácquốc gia là thuế nhập khẩu và hạn ngạch xuất nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào từng loại hàng hóa nhập khẩu của

một quốc gia Thuế nhập khẩu được tính theo nhiều cách, chăng hạn như dựa trêngiá trị của lô hàng, số lượng và trọng lượng của hàng hóa Thuế được tính theo tỷlệ phần trăm trên giá trị hàng hóa nhập khẩu, và thuế suất này được quy định rõràng cho từng mặt hàng cụ thể Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinhdoanh nhập khâu than, công ty luôn chịu tác động trực tiếp của thuế nhập khâu.Nếu thuế nhập khẩu cao sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu, tăng giá vốn hang bán, từđó làm giảm sức cạnh tranh ở thị trường than trong nước, làm giảm kết quả kinhdoanh Ngược lại, nếu thuế nhập khẩu giảm, chi phí nhập khẩu giảm, giá bán trên

thị trường nội địa giảm, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước được nâng

cao, khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu nhiều hon dé tận dụng cơ hội và lợi

thế ở thời điểm đó.

Hạn ngạch xuất khẩu của nhà cung cấp

Hạn ngạch hay hạn chế số lượng là quy định của một nước về số lượng caonhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thịtrường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép (Quotaxuất — nhập khẩu) Một số quốc gia xuất khâu than lớn như Uc, Indonexia, Nga,Nam Phi có những quy định về han ngạch xuất khẩu khác nhau.

Đối với Indonexia, việc xuất khẩu than của Inđônêxia hiện nay được thực

hiện theo chính sách "Trách nhiệm đối với thị trường trong nước” (Domestic

Market Obligation - DMO) DMO là chính sách trong đó quy định tỉ lệ phần trămtối thiểu đối với tiêu thụ than trong nước, tỉ lệ này sẽ được Bộ Năng lượng và Tài

13

Trang 25

nguyên khoáng sản Inđônêxia (MEMR) ban hành mỗi năm Do vậy, DMO là

cách mà Chính phủ Inđônêxia sử dụng nhằm đảm bảo tính liên tục và bền vững

của việc cung câp than trong thị trường nội địa

Đối với Úc, ban hành về thuế tài nguyên khoáng sản để kiểm soát xuất

khẩu, theo The Minerals Resource Rent Tax — MRRT của Úc, Tai Bang NSW,

thuế tài nguyên than là 7% giá trị tinh thuế áp dụng đối với mỏ lộ thiên; 6% giátrị áp dụng đối với mỏ ham lò; 5% giá trị áp dụng đối với mỏ ham lò sâu trên

400m (Luật mo Bang NSW (Australia).

Hạn ngạch nhập khẩu của Việt Nam

Hạn ngạch nhập khẩu là số lượng hàng hóa tối đa mà một quốc gia đượcphép nhập khẩu trong một thời hạn nhất định (thường là 1 năm) Hạn ngạch nhậpkhẩu hoàn toàn không mang lại thu nhập cho ngân sách quốc gia, nhưng nó giúpbảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàngnhập khẩu vì giá cả bán ra thị trường nội địa của hàng nhập khâu sẽ tăng do sốlượng bị giới hạn dẫn tới khan hiểm hàng Điều này giúp chính phủ và các côngty xác định hoặc thống kê trước số lượng hàng hóa nhập khẩu.

1.4.2.2 Sự biến động của thị trường than trong nước và nước ngoài

Mọi hình thức kinh doanh đều có hai loại thị trường là thị trường đầu vàovà thị trường đầu ra Không giống như kinh doanh than nội địa nói chung, kinhdoanh than nhập khẩu sử dụng thị trường than quốc tế làm đầu vào Điều này cónghĩa là thị trường đầu vào chịu tác động của biến động thị trường thế giới cả vềgiá cả, sản lượng và chất lượng Nếu giá than trên thị trường thế giới tăng đồngnghĩa với việc giá than nhập khâu tăng, dẫn đến tăng chi phí nhập khâu hoặc tăngchi phí đầu vào cho doanh nghiệp kinh doanh than nhập khâu Điều nay sẽ làmtăng giá than nhập khẩu, giảm sức cạnh tranh, giảm sản lượng bán ra; do đó, kếtquả kinh doanh than nhập khẩu của doanh nghiệp bị giảm sút.

Đối với thị trường trong nước, than nhập khâu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởinhững biến động của thị trường Nói cách khác, than nhập khẩu cũng phải cạnh

14

Trang 26

tranh với than được khai thắc trong nước, vì đây cũng là thị trường đầu ra chocác công ty nhập khẩu than.

1.4.2.3 Hệ thống tài chính ngân hàng

Hệ thống tài chính ngân hàng hiện nay rất quan trọng và ảnh hưởng đếnmoi thành phan kinh tế Trong lĩnh vực kinh doanh nhập khâu, Ngân hàng Thếgiới cũng cấp tín dụng giúp cho các công ty có nguồn vốn dé kinh doanh, đặcbiệt trong lĩnh vực than khoáng sản, khi mà giá trị của mỗi lô than lớn hơn nhiềulần so với những loại hàng hóa khác, do đó nguồn vốn cũng là một yếu tố quantrọng giúp doanh nghiệp day mạnh hoạt động nhập khâu Ngoài ra, dich vụ ngânhàng tài chính còn có thể giúp công ty dễ dàng thanh toán chi phí hợp đồng mua

bán than, đảm bảo an toàn, chính xác và nhanh chóng Ngoài ra, do có uy tín vàđược tín nhiệm bởi ngân hàng nên các công ty trong lĩnh vực than khoáng sản có

thé sử dụng bảo lãnh ngân hàng hoặc cho vay vốn với số lượng lớn dé kịp thờinắm bắt cơ hội kinh doanh.

1.4.2.4 Tỷ giá hoi đoái

Đồng tiền sử dụng để thanh toán trong các hợp đồng nhập khẩu than làngoại tệ, dùng dé chỉ đơn vị tiền tệ của quốc gia mà người bán sử dụng Do đó,

một lượng lớn ngoại tệ sẽ được sử dụng trong thanh toán hợp đồng, bởi vì vậy tỷgiá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh nhập khẩu Khitỷ giá hối đoái tăng có nghĩa là đồng tiền nội tệ đã giảm giá so với ngoại tệ Điềunày có nghĩa là khi thanh toán hợp đồng do tỷ giá hối đoái tăng lên thì doanh

nghiệp phải bù ra một số tiền lớn hơn số tiền đã dự tính trước doanh nghiệp bỏ ra

để nhập một lô hàng do giá bán của hàng nhập khẩu đã tăng lên, điều này làmgiảm hiệu quả kinh doanh nhập khâu Điều này làm giảm kết quả của hoạt độngkinh doanh nhập khẩu Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, tức là đồng nội tệtăng giá so với ngoại tệ, giá than nhập khâu giảm, các công ty có thê hưởng lợibang cách trả một số tiền thấp hơn dự kiến ban dau Vì vậy, dé nâng cao kết qua

hoạt động nhập khẩu và tránh rủi ro về tỷ giá hối đoái, các công ty thường quy

định tỷ giá hối đoái trong hợp đồng hoặc ghi rõ tỷ giá hối đoái tại một thời điểm

xác định trước.

15

Trang 27

CHUONG 2: GIỚI THIỆU TONG QUAN VE CÔNG TY CO PHAN XUAT

NHAP KHAU THAN - VINACOMIN (COALIMEX)

2.1 Cơ cấu tố chức của Coalimex trong giai đoạn 2015-2019

2.1.1 Lịch sử hình thành

Thời kỳ từ năm 1982 đến năm 1994

Công ty được thành lập từ ngày 01/01/1982 trên cơ sở chuyển Công ty Vậttư trực thuộc Bộ Điện Than thành Công ty Xuất Nhập khâu Than và Cung ứng

Vật tư (Coalimex) (trực thuộc Bộ Mỏ và Than, sau đó trực thuộc Bộ Năng lượng,nay là Bộ Công Thương) với nhiệm vụ chính là :

- Xuất khẩu than;

- Nhập khâu, cung ứng vật tư - thiết bị, gia công đặt hàng trong nước;- Cung ứng hóa chất mỏ (vật liệu nỗ công nghiệp).

Thời kỳ từ năm 1995 đến năm 2004

Sau khi Tổng Công ty Than được thành lập ngày 10/10/1994 và chính thứcđi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995 Ngày 01/4/1995, Bộ Năng lượng ra quyếtđịnh số 137NL/TCCB chuyền Công ty xuất nhập khẩu than và cung ứng vật tưvề trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam; Ngày 25/12/1996 Công ty được đôitên là Công ty Xuất Nhập khâu và Hợp tác Quốc tế, tên giao dịch quốc tế viết tắt

“Coalimex” được g1ữ nguyên.

Trong thời ky này ngành nghề chính của Công ty vẫn được duy trì, tuynhiên theo cơ cấu tổ chức mới Công ty giảm nhiệm vụ gia công đặt hàng trongnước và cung ứng vật liệu nd công nghiệp nhưng được bồ sung nhiệm vụ Xuấtkhâu lao động.

Thời kỳ từ năm 2005 đến nay

Thời kỳ chuyên đổi hình thức sở hữu vốn của Công ty Công ty chuyểnsang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo Quyết định số 149/QD-BCN

ngay 01/12/2004 của Bộ Công nghiệp, Nhà nước (đại diện là Tập đoàn Công

nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) giữ cô phan chi phối Với tên gọi là Công

16

Trang 28

ty cô phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam, tên giao dịch quốc tế viết tắt

“Coalimex” được giữ nguyên.

Từ ngày 1/1/2007, Công ty đổi tên thành Công ty cé phần Xuất nhập khâuThan - TKV, tên giao dịch quốc tế viết tắt đổi thành “V-Coalimex”.

Tháng 10 năm 2010, Công ty cô phần xuất nhập khẩu than - Vinacomin

(Coalimex) trở thành tên mới và thương hiệu của Công ty.

Năm 2011, Công ty nhập khẩu chuyến than đầu tiên từ Indonesia về cảngGò Dau, Đồng Nai.

Năm 2016, Công ty niêm yết cô phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán HàNội với mã chứng khoán Coalimex Bồ sung ngành nghề chế biến và kinh doanh

Công ty mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư, liên kếtđầu tư xây dựng các công trình, văn phòng cho thuê, xuất khẩu một số sản phẩm

khác ngoài than,

Hiện nay, Công ty có các đơn vị thành viên trực thuộc như sau:

- Chi nhánh Công ty Cô phần Xuất nhập khẩu Than - Vinacomin tại Quảng

Trang 29

tuyên và kho than của Tập đoàn TKV đều gần cảng biển, cảng sông nên thuận

tiện cho việc giao than xuât khâu.

Thị trường xuất khẩu than của Coalimex là Trung Quốc, Hàn Quốc, ĐảiLoan, Bulgaria, Mexico, Cu Ba, Nam Phi và các nước Đông Nam A.

Do nhu cau than trong nước cao, đặc biệt là than cho nha máy nhiệt điệnnên từ năm 2016 Việt Nam chỉ xuất khẩu các loại than chất lượng cao mà trongnước không sử dụng hết.

Than được xuất khâu thông qua cảng Cam Phả, tỉnh Quảng Ninh CảngCam Pha là cảng than chuyên dụng với công suất hơn 20 triệu tấn/năm, được

quản lý bởi Tập đoàn TKV.

Nhập khẩu than

Từ năm 2011 Coalimex bắt đầu nhập khẩu chuyến than á bitum đầu tiên từIndonesia Hiện nay Công ty đã nhập khẩu rất nhiều chủng loại than như than ábitum, than bitum, than bán antraxít, than antraxít và than cốc từ rất nhiều nơi

trên thế giới như Úc, Nga, Indonesia, Malaysia và Nam Phi Than do Coalimex

nhập khẩu cung cấp cho các khách hàng trong và ngoài Tập đoàn TKV với ratnhiều mục đích sử dụng khác nhau như nhiệt điện, noi hoi, xi mang, luyén thép.

Nhập khẩu than đang thay thé xuất khẩu than và là công việc kinh doanhchính của Công ty trong tương lai Không chỉ quan tâm đến việc cấp than dài hạncho các nhà máy nhiệt điện, Coalimex còn cung cấp tất cả các chủng loại thantheo yêu cầu cho các khách hàng trong nước và các nước lân cận.

Chế biến kinh doanh than

Từ cuối tháng 8 năm 2016, Coalimex được Tập đoàn TKV cho phép thamgia vào hệ thống các đơn vị kinh doanh than cuối nguồn của TKV dé chế biến vàcung cấp than tại địa bàn miền Nam, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Đây là ngành nghề kinh doanh mới hết sức quan trọng, giúp Coalimex hoàn

thiện chuỗi hoạt động kinh doanh than Lĩnh vực kinh doanh thương mại than của

Coalimex sẽ bao gồm: xuất khẩu than Việt Nam, nhập khẩu tất cả các loại than

18

Trang 30

trên thế giới, mua than trong nước, có hệ thống kho bãi để dự trữ và chế biếnthan, vận tải và bán lẻ than đến hộ sử dụng cuối cùng.

2.1.2.2 Nhập khẩu vật tư, thiết bị

Các mặt hàng vật tư — thiết bị nhập khẩu chủ yếu hiện nay của Coalimexbao gồm xe tải siêu trọng, máy xúc, máy khoan, lốp đặc chủng, thép chống lò,

các loại hóa chất và các loại thiết bị vật tư chuyên dụng khác phục vụ cho các mỏthan, mỏ khoáng sản và tô hợp bôxít-nhôm của Tập đoàn TKV.

Coalimex hiện là Nhà phân phối chính thức tại Việt Nam của các Tập đoàn

lớn và uy tín của thế giới như: Caterpillar, Volvo, Sandvik, Bridgestone,

Yokohama, Sojitz, Komatsu, Kawasaki, Belaz, Sibkabel, Kamkabel, Omz Kartex), Uralmash, Rudgormash, Famur, Faser, Weber Mining, Snf, Sefar,

(Iz-Coalimex luôn đi đầu trong việc phối hợp với Người sử dung dé lựa chonvà áp dụng những công nghệ tiên tiến và tối ưu nhất trên thế giới cho các mỏ ởViệt Nam Các thiết bị vật tư tiêu biểu do Coalimex nhập khẩu hiện đang phát

huy hiệu quả rât lớn ở các mỏ than và khoáng sản.

Không chỉ nhập khẩu đơn thuần, Coalimex đã kết hợp với Nhà sản xuất BaLan, Nga, Séc và các đơn vị cơ khí trong nước sản xuất nội địa hóa thành côngmột số thiết bị quan trọng như: Máy đào lò AM-50z, Máy xúc EKG-5, EKG-10,

giàn chống tự hành, đèn thợ mỏ

2.1.2.3 Kinh doanh, cho thuê văn phòng

Tòa nhà Coalimex Building tại 33 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Đây là tòa nhà văn phòng hang A có diện tích sàn 5.100m2, 9 tầng nồi và 2tầng ham , bắt đầu khai thác cho thuê từ năm 2014 Tòa nha có vị trí đắc địa trênphố Tràng Thi — trục đường đối ngoại chính của quận Hoàn Kiếm, liền kề với BộCông Thương, khu vực nhiều khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại tài chính

của thành phó thuận tiện giao dịch.

Tòa nhà 29-31 Dinh Bộ Lĩnh, Thành phó Ho Chí Minh

19

Trang 31

Tòa nhà 29-31 Đinh Bộ Lĩnh bắt đầu khai thác từ năm 2008, có diện tíchsàn 2.550m2 gồm 10 tang nổi và 2 tang ham Tòa nhà tọa lạc trên mặt tiền đườngĐình Bộ Lĩnh thuộc quận Bình Thạnh, là khu vực dân cư sam uất, gần các trung

tâm thương mại, thuận lợi giao thông qua các quận như: Quận 1, Quận 3, Quận

Phú Nhuận, Quận Gò Vấp Bên cạnh đó, tòa nhà còn năm gan những khu hành

chính của thành phố cũng như những ngân hàng, nhà hàng, khách sạn và các

công ty lớn trong và ngoai nước.

2.1.2.4 Xuất khẩu lao động

Là một trong 15 công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đầutiên ở Việt Nam, Công ty là thành viên của Hiệp hội Xuất khâu Lao động ViệtNam Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong hoạt động xuất khâu lao động,

Coalimex trở thành một trong những công ty được tin cậy nhất trong lĩnh vựcxuất khẩu lao động ở Việt Nam.

Coalimex đã đầu tư xây dựng một trung tâm đào tạo lao động hiện đại tạiYên Viên, Gia Lâm, Hà Nội Coalimex cung cấp lao động ở các ngành nghềphong phú cho nhiều nước và vùng lãnh thổ như: Đài Loan, Nhật Bản, Dubai,

Jordan, Malaysia, Cộng Hòa Séc

2.2 Cơ cầu tổ chức của Coalimex trong giai đoạn 2015-2019

20

Trang 32

ĐẠI HỘI DONG CO DONG

oo BAN KIEM SOAT

HOI DONG QUAN TRI

BAN GIAM DOC

KHOI KINH CAC CHI

DOANH KHOI QUAN LY NHANH

TRAM) TRAM| TRAM

CHE | CHE CHE

BIEN | BIEN| BIẾN

THAN | THAN, THANHAI | DONG) LONG

DUONG, NAI AN

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của Coalimex

Nguồn: Coalimex, 2020Đại hội dong cổ đông

Đại hội đồng cô đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơquan có thấm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những van đề được Luậtpháp và Điều lệ Công ty quy định Đặc biệt, Đại hội đồng cổ đông sẽ thông quacác Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, ngân sách tài chính cho năm tiếptheo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Bankiểm soát của Công ty

Hội đông quản trị

Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cô đông bau ra, là cơ quan quản lý Côngty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đếnquyền lợi của Công ty, trừ những van đề thuộc thâm quyền của Đại hội đồng cô

đông Hội đông quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đôc điêu hành và những

21

Trang 33

người quản lý khác Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 05 thành viên, nhiệm

kỳ mỗi thành viên không quá 05 năm.

Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát do Đại hội đồng cô đông bau ra, chịu sự quản lý trực tiếp củaĐại hội đồng cổ đông Ban Kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt cô đông để kiểmsoát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty Ban kiểm soáthoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Hiện tại, Ban Kiểm

soát Công ty gồm 03 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên không quá 05 năm.Ban Giám đốc

Ban Giám đốc của Công ty Cô phần Xuất Nhập khâu Than — TKV gồm 03thành viên, trong đó có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc Giám đốc do Hộiđồng quản trị bồ nhiệm, là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết của Đại hội đồng céđông, quyết định của Hội đồng quan tri, Điều lệ Công ty Giám đốc là người đại

diện theo pháp luật của Công ty.

Các chỉ nhánh và phòng ban chức năng

Hiện nay, Công ty có 3 chi nhánh và 9 phòng chức năng thực hiện các chức

năng, nhiệm vụ do Ban giám đốc giao Danh sách các chi nhánh và các phòng

ban chức năng của Công ty như sau:

Chỉ nhánh

Chi nhánh Coalimex tại Hà Nội

Chi nhánh Coalimex tại Quảng Ninh

Chi nhánh Coalimex tại TP Hồ Chí MinhKhối quản lý

Phòng tô chức hành chínhPhòng kế toán tài chính

22

Trang 34

Phòng Xuất nhập khâu 2Phòng Xuất nhập khâu 3Phòng Xuất nhập khâu 4Phòng Xuất nhập khâu 5

Phòng Xuất nhập khâu Than

Phòng Quản lý Kinh doanh văn phòng

2.3 Chuỗi giá trị của Coalimex trong giai đoạn 2015-2019

Mỗi doanh nghiệp là một tập hợp các hoạt động từ thiết kế, sản xuất, bánhàng và hỗ trợ dịch vụ khách hàng và tất cả các hoạt động này được liên kếtthành một chuỗi Chuỗi giá trị của doanh nghiệp được hiểu là một chuỗi các hoạtđộng có liên kết theo chiều đọc nhằm tạo lập và gia tăng giá trị cho khách hàng.

Theo tác giả Michael E.Porter, chuỗi giá trị của Coalimex sẽ bao gồm 9

hoạt động được chia thành 2 nhóm chính: nhóm các hoạt động cơ bản và nhóm

các hoạt động bồ trợ.

2.3.1 Nhóm hoạt động chính

Các hoạt động chính trong chuỗi giá trị của Coalimex là những hoạt động

mang tính vật chất liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phâm, bán hàng cũngnhư công tác hỗ trợ sau bán hàng, bao gồm:

- Logistics đầu vào: liên quan đến các hoạt động tiếp nhận, tồn kho, phânphối các đầu vào của sản phẩm.

- _ Vận hành: liên quan đến các hoạt động chuyển hóa đầu vào thành hìnhthái sản phẩm sau cùng.

- Logistics đầu ra: liên quan đến các hoạt động như thu gom, lưu trữ và

phân phôi thực tê các sản phâm đên người mua.

23

Trang 35

- Marketing và bán hàng: liên quan đến các hoạt động cung cấp phương tiệndé khách hàng mua sản phẩm hoặc thúc day họ mua sản phẩm.

- Dich vụ: liên quan đến các hoạt động cung cấp các dịch vụ nhằm tăng

Sơ đồ 2.2 Chuỗi giá trị than của Coalimex

Nguồn: Tự tổng hợp

Con đường cung ứng

Than được cung ứng chủ yếu theo con đường truyền thống Thợ mỏ > Nhàmáy Người bán si > Người bán lẻ > Người tiêu dùng Trên sơ đồ 1, đây là

chuôi giá tri bao gôm từ 1-5, mũi tên mau den.

Trong chuối giá tri này một sô người thợ mỏ rat năng động, ngòai việc làmviệc gân ở công trường, khu khai thác mỏ, họ chủ động đảm trách các khâu từ

khai thác, bốc dở cho đến tập kết ở nhà máy.2.3.2 Các hoạt động bổ trợ

Các hoạt động bồ trợ chuỗi giá trị của Coalimex sẽ hỗ trợ cho hoạt động sơcấp và tự chúng cũng hỗ trợ lẫn nhau thông qua việc cung ứng mua hàng đầuvào, công nghệ, nguồn nhân lực và các chức năng khác trong toàn doanh nghiệp.

Các hoạt động bồ trợ bao gồm:

- Thu mua: liên quan đến chức năng của công tác thu gom các yếu tố đầu

vào dé sử dụng trong chuỗi giá tri.

24

Trang 36

- Phat triển công nghệ: mỗi hoạt động tạo ra giá trị đều có đóng góp củacông nghệ Đó là bí quyết, quy trình hoặc công nghệ hiện thân trong cácthiết bị của quy trình.

- Quan lý nhân sự: nguén nhân lực cla tài sản chiến lược và mang tính sốngcòn đối với mọi doanh nghiệp Quản trị nguồn nhân lực bao gồm nhiềuhoạt động liên quan đến tuyên dụng, quy trình đào tạo, huấn luyện, pháttriển và vấn đề thu nhập của tất cả các loại nhân sự.

- _ Cơ sở hạ tầng tô chức: bao gồm các hoạt động như quan trị tong quát, lậpkế hoạch, tài chính, kế toán, pháp lý, quan hệ với các cơ quan nhà nước và

quan tri chat lượng Không giống như các hoạt động bồ trợ khác, cơ sở hạ

tầng hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị của doanh nghiệp chứ không chỉ cho

Nhà máy sản xuất Người

Trang 37

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

THAN CỦA COALIMEX TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2019

3.1 Thực trạng hoạt động nhập khẩu than của Việt Nam trong giai đoạn

3.1.1 Tìm kiếm nguôn hàng và lựa chọn nhà cung cấp giai đoạn 2015-2019

Quy hoạch điện VII’ ước tính từ năm 2015, khi hàng loạt nhà máy nhiệt

điện đi vào hoạt động, nhu cầu sử dụng than của cả nước sẽ tăng mạnh Bên cạnhviệc khai thác than trong nước, Chính phủ cũng đã chỉ định ngành than là đầumỗi nhập khâu than lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các ngành kinh tếtrong nước, đặc biệt là ngành điện Vào thời điểm đó, có 2 đơn vị đang thí điểmthực hiện nghiệp vụ này, đó là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu than -Vinacomin và Công ty chế biến than Quảng Ninh.

Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ than chất lượng cao của thị trường trong nước,Công ty Cổ phần Xuất nhập khâu than - Vinacomin đã nghiên cứu công tác nhậpkhẩu than chất lượng cao về chế biến, pha trộn với nguồn than chất lượng xấutrong nước sản xuất Nguồn than nhập khâu của đối tác có thông số kỹ thuật khácvới loại than được sản xuất trong nước, và than ở mỗi nước đều có đặc điểm khácnhau (ví dụ: nguồn than của Úc có chất bốc trung bình 18%, nguồn than từIndonesia 13%) Để đảm bảo chất lượng than tiêu thụ cho thị trường trong nước,toàn bộ khối lượng than nhập khẩu, trước khi được đem đi pha trộn với thantrong nước, sẽ được chế biến đảm bảo cỡ hạt theo TCVN.

Đề đáp ứng nhu cầu nhập khẩu than trong giai đoạn này, bên cạnh nguồnthan từ những thị trường quen thuộc, Ban Giám đốc Coalimex đã chỉ đạo, chủđộng bố trí nhân sự chuyên trách tìm kiếm thông tin liên quan đến chủng loạithan, khách hàng đang và sẽ sử dung than nhập khẩu, các nhà cung cấp than vànguồn cung cấp than tiềm năng từ nhiều nước như Malaysia, Ukraina, Coalimex đã cử nhân sự chịu trách nhiệm nghiên cứu, thử nghiệm thí điểm nhậpkhẩu đề thực hành và chuẩn bị cho việc nhập khẩu số lượng lớn than trong tương

lai Ngoài ra, Coalimex còn nghiên cứu thị trường tiêu thụ than trong nước và

? Tập đoàn Điện lực Việt Nam, (2011), Quy hoạch Điện VII giai đoan 2011 - 2020

26

Trang 38

nguôn than nhập khẩu rat bài bản, có kế hoạch va thời gian làm việc cụ thé Côngty không chỉ quan tâm đến than cho sản xuất nhiệt điện mà còn thu mua nhiềuloại than có nhu cầu trong nước như than cốc từ Trung Quốc, than cốc từAustralia, Nga, Indonesia, Malaysia, Hoa Kỳ và Canada, nhiều loại than nhiệt từ

Uc, Indonesia và Malaysia.

Bảng 3.1 Thực hiện kế hoạch nhập khẩu than của Coalimex 2015-2019

Chỉ tiêu Sản lượng (MT) | Kim ngạch (USD)

Nguôn: Phòng Xuất nhập khẩu ThanBảng 3.1 cho thấy việc thực hiện kế hoạch nhập khẩu than qua các năm2015 — 2019 của Coalimex với tình hình thực tế luôn nhập nhiều hơn kế hoạchdự định từ 135% - 225% Điều này cho thấy nhu cầu nhập thực tế của Coalimexlớn hơn rất nhiều dự kiến theo kế hoạch Vậy cụ thê Coalimex nhập ở thị trường

nào và vì sao lượng nhập thực tê luôn lớn hơn kê hoạch đê ra.

27

Trang 39

Bảng 3.2 Thị trường nhập khẩu than của Coalimex 2015-2019

Trang 40

Nhìn vào bảng số liệu trên bảng 3.1, ta có thể nhận thấy Úc là thị trườngnhập khẩu lớn nhất của Coalimex có tỷ trọng nhập khâu than hàng năm trên 40%,thứ hai là thị trường của Nam Phi với tỷ trọng nhập khâu than từ khoảng 24-31%.Còn các thị trường khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn lần lượt là Nga, Mozambique,Indonesia, Úc là thị trường mà Coalimex nhập khẩu với kim ngạch nhập khâulớn nhất trong số các thị trường nhập khẩu, chiếm tỷ trọng trung binh trên 40%

trong các năm từ 2015-2019.

Thị trường nhập khâu than năm 2015 Úc là 17,95 triệu USD, chiếm tỷ trọngcao nhất 49,2% còn thị trường thứ hai là Nam Phi với giá tri là 11 triệu USDchiếm tỷ trọng là 30,14%, còn thị trường nhập khẩu than đứng thứ 3 làMozambique với 3,47 triệu USD, chiếm tỷ trọng 9,52%, các thị trường còn lại làNga là 3,41 triệu USD chiếm tỷ trọng 9,35% và cuối củng là các nước khác như

Indonesia, Canada, Malaysia, với 0,65 triệu USD.

Sang năm 2016 kim ngạch nhập khâu đều tăng lên trên các thị trường trừÚc, tuy nhiên đứng đầu thị trường nhập khâu than vẫn Úc với kim ngạch đạt17,37 triệu USD, chiếm tỷ trọng 44.31% còn thị trường đứng thứ hai là Nam Phivới kim ngạch 12,54 triệu USD chiếm tỷ trọng là 31,98%, đối thị trường nhậpkhẩu than từ Mozambique tăng so với năm 2015 là 0,85 triệu USD, tương ứngtăng 124,73% Còn nhập khâu thị trường Nga tăng là 1,54 triệu USD, tương ứngtăng 114,02% so với năm 2015 Trong năm 2015 chi có thị trường Úc mà

Coalimex nhập khâu than là giảm 0,57 triệu USD, tương ứng giảm 3,2% so với

năm 2015.

Tỷ trọng của các thị trường qua 5 tương đối giống nhau, Coalimex đã nỗlực tìm kiếm các nguồn than nhập khẩu mới, thé hiện ở việc tỷ trọng của cácquốc gia khác đã tăng dần qua các năm với tỷ trọng lần lượt là 1,79% năm 2015,

2,19% nam 2016, 3,26% năm 2017, 3,88% năm 2018 và 4,03% năm 2019.

3.1.1.1 Quy trình lựa chọn nhà cung cấp nhằm mục đích kinh doanh cho các cơ

sở ngoài tập đoàn (mục đích tự doanh)

29

Ngày đăng: 11/07/2024, 09:38