- Đề xuất các giải pháp nằm nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH Kuehne+Nagel Việt Nam trong tương lai.. Theo Uy ban Kinh tế và Xã hộ
Trang 1TRƯỜNG DAI MỌC KINH TẾ QUỐC DAN CHƯƠNG TRÌNH CHAE LƯỢNG CAO
a NÀNG CAO HIỂU QUÁ HOAT BONG KING HGASNH
và ĐC VU Ee CUB CÔNG Fy Pie
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
CHƯƠNG TRÌNH CHÁT LƯỢNG CAO
NANG CAO HIỆU QUA HOAT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH
VỤ LOGISTIC CỦA CÔNG TY TNHH KUEHNE+NAGEL
VIỆT NAM
. Sinh viên: Đỗ Thái Sơn
Chuyên ngành: Quản trị KDQT Lớp: Quản trị KDQT CLC K58
Trang 3LOI CAM ON
Trong suốt quá trình học tập tại trường, Thực tập tốt nghiệp là một môn học và trainghiệm rất mới đối với đời sinh viên Nhưng nhờ vậy mà em đã nhận được sự hỗ trợrất lớn từ phía nhà trường, thầy cô, các anh chị ở nơi thực tập cũng như bạn bè xung
quanh.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô của trường DH Kinh tế Quốc Dân đã dùng nhữngtri thức, tâm huyết và thời gian của mình dé có thé truyền đạt cho chúng em nhữngkiến thức quý báu suốt thời gian qua
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS - thay giáo Dam Quang Vinh, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện chuyên đề thực tập này một cách tốt nhất.
Về phía đơn vị thực tập, em xin gửi lời cảm ơn đến quý Công ty TNHHKuehne+Nagel Việt Nam đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua Ngoài ra,
có một lời cảm ơn sâu sắc em muốn gửi đến trưởng nhóm Pricing Logistics Đường biển — chị Dương Thi Tâm đã hướng dẫn và giúp đỡ em về hướng đi của lần thực tập này.
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2020
Trang 4Mục lục
CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE CƠ BẢN VE HIEU QUA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUA
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VU LOGISTICS CUA DOANH NGHIỆP 4
121 TẾng tuan về hgii bã caeaasesasaseanaaberednrieekenrrnnssnasssnnnsrsasgssssessulngsg23esessosossi56i3A08 4
1.121 RAG HỆ Hee siccens cases csasavencivessvceuvuvvensesvevansesmassewasbonwennssesansnsstvonssonsssocuvesesseonsercesssees 4
ee đÌNGg«kaaỷẳ-naaaaaieraoaaaurgrtrdinnrrdigiisdssortrtdsionrudortrtrtitiodgusnstvngnsesid 6
DLS YaÏ 100 eeenesetioiogiirtissiceisiiLssssasssteaeevsESsggšwi565386565650640996%0N655E4EESANSENSS54483859aE5686580 sat 8 1.1.4 Tác dụng của ÏOBiSLÍCSsecocecocnnccekt614664665666.6056605686568545558548555558868i4868ã55566915950860ã46 9
11.5 HỆ thống dick v9 Bi GEoeeeeoeneesednoiiinrỷaaniririnseeroanaanndnnronnsunnebsevosd 9 1.2 Tổng quan về hiệu quả kinh doanh + +©+++E+++Ex++E++ttzkvztxxerrxerrerrreerre 10
1.2.1 Hiệu qua hoat động kinh Goan) : 20:ccsssscsscccssessccsvsswsscesesvesesnvscsaxevespaeesnavevsasevoneeseesioce 10
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh logistics - - 14
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 19
CHƯƠNG 2 THỤC TRẠNG HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ
LOGISTICS CUA CƠNG TY TNHH KUEHNE+NAGEL VIET NAM 23
2.1 Giới thiệu khái quát về Cơng ty TNHH Kuehne+Nagel Việt Nam 23
2.1.1 Giới thiệu chung - - - «5= + 1x 1 vn HH Họ TT Họ TH HH ngư 23
2.1.2 Sự hình thành và các giai đoạn phát triễn - -2©+++tx+vSxverterrrrrrrrree 24
2.1.3 Cơ cấu tơ chức bộ máy cơng y - + ©++©+++E+++E++£xxeExzEktrErrrrrrrrrrkrrrkrrkee 26
2:14 Lĩnh vực kính (GHINNN ¿ccssccccccccccccocnc20ncpccng ng 5018 5 vŸss46158 6615 0.08E268368505605568:5S55855668860458 26
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh dich vụ logistics của cơng ty 28
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh dich vụ logistics của cơng ty 33
2.2.1 Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cơng ty - -¿5c©5s+Sxscveerxrrrverrree 33
2.2.2 Khái quát kết quả kinh doanh quốc tế chung của cơng ty S4SRELRESK53889551VSSEEEHSESESHEEEESKIOSS 36
2.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ của cơng ty -555 5-55 40
2.2.4 Kết luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của cơng ty 43
CHUONG 3: GIẢI PHAP NÂNG CAO HIEU QUA HOAT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH
VU LOGISTIC CUA CONG TY seciastcinsieninueneiemmasconimnyeceneasiecenmmenneresenceprmennmerrensnan 47
3.1 Bối cảnh chung tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của
ISMENMELNA GEL ssessaeesrsaaiinisdi Su G0SG8569199150983003588184a565590K6183818988656438E453501816190/10117110018894131980.0818 47
3.1.1 Tình hình kinh tế thế giới 2s ©+z©St++x£ExeEEt+EEEEeEtEkrrkrrkerkerrrrkrrrrrvree 47
3.1.2 Tình hình kinh tế trong a 48
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dich vu logistics của cơng ty 48
3.2.1 Nhĩm giải pháp ngắn hạn - 2-22 22 ©2£+t£EEEEEEEEEEEEEEEEEEYEEEEEEEvrrrrrrrrrrrrrrrrre 48
Trang 53.2.2 Nhóm giải pháp dài hạn
Trang 6Bảng 7.5 Khả ñăng sinh lôi 6ữan ĐỒNG ÊV TS nsw r eens stgusrencannsennessnassesumess 42
DANH MỤC SƠ ĐÒ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty -+- + ©++++©++++++zx+erxezrserveee 26
DANH MỤC BIEU DO
Biểu đồ 2.1 Doanh thu của Kuehne+Nagel năm 2017-20 18 -. -5 5+ 37
Biểu đồ 2.2 So sánh khối lượng vận tải đường biển . -2 +- 5+ ©ss55+2 38Biểu đồ 2 3 Hiệu quả giao nhận vận chuyển hàng khôngErrorl Bookmark not
defined.
Biểu đồ 2.4 So sánh khối lượng vận chuyền hàng không - -. - 39
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối không
sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2020
Tác giả chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sy The Gem
Trang 8MO DAU
1 Tinh cấp thiết của dé tài
Trong vài năm trở lại đây, logistics đã không còn là một khái niệm quá mới mẻ và xa
lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng
trong cơ cấu tông thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc day
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Logistics là hoạt động theo chuỗi dịch vụ từ giai
đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng Lĩnh vực
này liên quan trực tiếp đến hoạt động vận tải, giao nhận, kho bãi, các thủ tục dịch vụhành chính, tư vấn (hải quan, thuế, bảo hiểm ), xuất nhập khẩu — thương mại, kênh
phân phối, bán lẻ
Theo số liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, vào thời điểm cuối năm
2019, cả nước có gần 297.000 doanh nghiệp hiện đang đăng ký kinh doanh trong các
ngành nghề liên quan tới lĩnh vực logistics Tốc độ phát triển của ngành logistics
trong nước những năm gần đây đã đạt khoảng 14 -16%, với quy mô từ 40 - 42 tỷ
USD/năm Có khoảng 3.000 doanh nghiệp nội địa và 25 tập đoàn dich vu giao nhận
hàng đầu thế giới hiện đang tham gia vào thị trường này.
Đặc biệt, cùng với sự bùng nỗ của thương mại điện tử và e-Logistics, ngành logistics
Việt Nam đang có tiềm năng và động lực phát triển hơn bao giờ hết Ké từ năm 2017,quy mô thị trường thương mại điện tử đã đạt 6,2 tỷ USD, tăng trưởng 24%, số lượng
đơn hàng qua công ty giao hàng nhanh tăng trưởng trung bình 45% giai đoạn 2015
-2020 và có thể đạt 530 triệu đơn hàng vào năm -2020 Theo Cục Thương mại điện tử
và Kinh tế số (Bộ Công Thương), thương mại điện tử hiện đang tăng trưởng theo đà 35%/năm; doanh số bán lẻ thương mại điện tử của Việt Nam trong giai đoạn 2016 -
2020 ước tính tăng 20%/năm va tổng doanh số bán lẻ thương mại điện tử Việt Nam
dự kiến đạt 10 tỷ USD trong năm nay
Những thay đổi trong thương mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam đã thúc đây
ngành logistics Việt Nam cải thiện phương thức kinh doanh dịch vụ ngày càng chuyên
nghiệp và hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với một doanh nghiệp có mạng lưới toàn cầunhư Kuehne+Nagel Việt Nam Với vai trò là nhà phân phối và kinh doanh dịch vụ
Trang 9logistics hàng đầu thế giới, công ty TNHH Kuehne+Nagel Việt Nam vẫn không
ngừng cải tiến, hoàn thiện và áp dụng những mô hình dịch vụ mang chất lượng quốc
tế vào thị trường Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay hoạt động khai thác các dịch vụ
này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, chưa mang lại lợi nhuận tối đa như tiềm
năng thực sự của nó.
Trên phương diện đó, qua thời gian thực tập tại công ty em đã chọn đề tài: Giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vu logistics tại Công ty TNHH
Kuehne+Nagel Việt Nam làm chuyên dé báo cáo thực tập của mình Dé tài này nhằm
mục đích tìm hiểu nguyên nhân va đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao năng
lực và hiệu quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại đây.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh dich vu logistics của Công ty TNHH
Kuehne+Nagel Việt Nam, chỉ ra được những ưu-nhược điểm và những yếu tố mang
tính tác động tới hoạt động này.
- Đề xuất các giải pháp nằm nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động kinh doanh
dịch vụ logistics tại Công ty TNHH Kuehne+Nagel Việt Nam trong tương lai.
3 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê
- Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp đánh giá hoạt động kinh doanh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty TNHH
Kuehne+Nagel Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: thị trường logistics Việt Nam và Châu Á-Thái Bình Dương
trong giai đoạn 2014-2019
Trang 105 Kết cấu chuyên đề
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, chuyên đề được kết cấu gồm 3
Chương:.
- Chương 1: Những van đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh va nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh dịch vụ logistcis của doanh nghiệp
- Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vu logistics của Công ty
TNHH Kuehne+Nagel Việt Nam
- Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logisticscủa Công ty TNHH Kuehne+Nagel Việt Nam.
Trang 11CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE CƠ BAN VE HIỆU
QUA VA NANG CAO HIEU QUA HOAT DONG KINH
DOANH DICH VU LOGISTICS CUA DOANH
NGHIEP
1.1 Tổng quan về logistics
1.1.1 Khái niệm
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật trên thế gidi, khéi lượng hang hóa va sản phẩm vật chất được
sản xuất ra ngày càng nhiều Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh truyền
thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất đã
chuyền sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa quá
trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm, trong cả hệ thống quan
lý phân phối vật chất của doanh nghiệp Trong quá trình đó, logistics có cơ hội phát
triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong Tĩnh vực kinh doanh Trong thời gian dau,
logistics chỉ đơn thuần được coi là một phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu
quả cao cho các doanh nghiệp Cùng với quá trình phát triển, logistics đã được chuyên
môn hóa và phát triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng quan
trọng trong giao thương quốc tế Theo thống kê của công ty Armstrong & Associates(Hoa Kỳ), tổng dung lượng thị trường logistics Bên thứ 3 (Third Party Logistics) củaHoa Kỳ tăng trưởng với tốc độ 18%/năm và đạt 77 tỷ USD trong năm 2003
Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cé đại của dé
chế Hy Lạp và La Mã Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas” đượcgiao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện choquân sĩ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác Công việc “hậu cần” này
có ý nghĩa sống còn tới cục điện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ
nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương Quá
trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics
Chính vì thế logistics cũng được coi là một nhánh trong nghệ thuật chiến đấu, đó chính là việc vận chuyển và cung ứng lương thực, thực phẩm, trang thiết bị đúng
lúc, đúng nơi khi cần thiết cho lực lượng chiến đấu
Trang 12Trải qua dòng chảy lịch sử, logistics được nghiên cứu và áp dụng sang lĩnh vực kinh
doanh Dưới góc độ doanh nghiệp, thuật ngữ “logistics” thường được hiểu là hoạt
động quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management) hay quản lý hệ thống phân
phối vật chất (physical distribution management) của doanh nghiệp đó Nó diễn tả
toàn bộ quá trình vận động của nguyên vật liệu và sản phẩm đi vào — đi qua và đi ra
khỏi doanh nghiệp tới khâu phân phối tới tay người tiêu dùng Trong vài thập niên
trở lại đây, dich vu logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại những kết quả rấttốt đẹp ở nhiều nước trên thế gidi, dién hinh nhu: Ha Lan, Thuy Điển, Dan Mach,
Mỹ Theo Uy ban Kinh tế và Xã hội châu A — Thái Bình Duong (Economic and Social
Commission for Asia and Pacific - ESCAP) logistics được phát triển qua ba giai
đoạn:
— Giai đoạn 1: Phân phối vật chất
Vào những năm 60 — 70 của thế ky XX, các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến van
dé quản lý một cách có hệ thống những hoạt động có liên quan đến nhau dé đảm bảo quá trình kinh doanh sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách có hiệu quả.
Những hoạt động đó bao gồm: vận tải, phân phối, bảo quản hàng hóa, quản lý tồn
kho, đóng gói bao bì, phân loại, dán nhãn Những hoạt động này được gọi là phân
phối/cung ứng sản phẩm vật chất hay còn có tên gọi là logistics đầu ra
— Giai đoạn 2: Hệ thống logistics
Đến những năm 80 — 90 của thế kỷ XX, các công ty tiến hành kết hợp quản lý hai
mặt: đầu vào (cung ứng nguyên liệu) và đầu ra (phân phối sản phẩm) dé giảm tối đa
chi phí cũng như tiết kiệm chỉ phí, tăng hiệu quả của quá trình này Sự kết hợp chặtchẽ giữa cung ứng nguyên liệu cho sản xuất với phân phối sản phẩm đến tay người
tiêu dùng đảm bảo tính liên tục và ổn định của các luồng vận chuyền Sự kết hợp này
được mô tả là hệ thống logistics.
— Giai đoạn 3: Quản trị đây chuyền cung ứng
Giai đoạn này diễn ra từ những năm 90 thế kỷ XX cho đến nay Quản trị day chuyền
cung ứng là khái niệm có tính chiến lược về quản trị chuỗi nối tiếp các hoạt động từ
người cung ứng — người sản xuất — khách hàng tiêu dùng sản phẩm, cùng với dịch vụ
làm tăng thêm giá trị sản phẩm như lập chứng từ liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm
Trang 13tra Khái niệm này coi trọng việc phát triển các quan hệ với đối tác, kết hợp chặt
chẽ giữa người sản xuất với người kinh doanh, người tiêu dùng cũng như các bên liên
quan đến hệ thống quản lý như: các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận, người kinh
doanh thông tin Như vậy Logistics được phát triển từ việc áp dụng các kỹ năng
“tiếp vận”, “hậu cần” trong quân đội dé giải quyết những van dé phát sinh của thực
tế sản xuất — kinh doanh và đến nay được hoàn thiện trở thành hệ thống quản lý mang
lại hiệu quả kinh tế cao
1.1.2 Đặc điêm
Các chuyên gia nghiên cứu về dich vụ logistics đã rút ra một sô đặc diém cơ bản của
ngành dịch vụ này như sau:
* Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh chính, đó là
logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống
- Logistics sinh tôn có liên quan tới các nhu câu co bản của cuộc sông Logistics sinh tôn đúng như tên gọi của nói xuât phát từ bản năng sinh tôn của con người, đáp ứng các nhu câu thiêt yêu của con người: cân gì, cân bao nhiêu, khi nào cân và cân ở đâu.
Logistics sinh tồn là bản chất và nền tảng của hoạt động logistics nói chung
- Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistics sinh tồn và gắn với toàn bộquá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp Logistics hoạt độngliên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu đầu vào vào trong, đi qua
và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đi đến tay
người tiêu dùng cuôi cùng.
- Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động Các yếu tố của
logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở
hạ tầng nhà xưởng,
Logistics sinh tồn, hoạt động và hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ, tạo cơ sở hình thành
hệ thống logistics hoàn chỉnh.
* Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp.
Logistics hỗ trợ toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm
đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng Một
Trang 14doanh nghiệp có thể kết hợp bat cứ yếu tố nào của logistics với nhau hay tat cả các
yếu tố logistics tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp minh Logistics còn hé trợ hoạt
động của doanh nghiệp thông qua quản lý di chuyền và lưu trữ nguyên vật liệu đi vàodoanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp
* Logistics là sự phát triên cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao
nhận gan liên và năm trong logistics.
Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng khóa khái niệm vận
tải giao nhận truyền thống Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng dé thực hiện các khâu rời
rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông
quan, cho tới kinh doanh dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to Door) Từ chỗđóng vai trò đại lý, người được ủy thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt
động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều
chỉnh Ngày nay, dé có thé thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản
lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ
sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi,
đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra, Như vậy, người giao
nhận vận tải trở thành người kinh doanh dịch vụ logistics.
* Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức
Trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập
khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mat mátđối với hàng hóa là rất cao, và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều
người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng đường hay
dịch vụ mà họ đảm nhiệm Tới những năm 60-70 của thế ky XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hang hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức Khi vận tải đa
phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh
doanh vận tải đa phương thức (MTO-Multimodal Transport Operator) MTO sẽ chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng
cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta không phải
là người chuyên chở thực tế Như vậy, MTO ở đây chính là người kinh doanh dịch
vu logistics.
Trang 151.1.3 Vai trò
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa,
khu vực hóa, dịch vu logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng thé hiện ở
những điểm sau:
- Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global Value
Chain) như kinh doanh, san xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các
hoạt động kinh tế Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc
biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các
nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của
chiến lược doanh nghiệp Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho
các hoạt động của doanh nghiệp Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh
tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc
gia về thương mại chỉ đứng hàng thứ 2 so với hoạt động của các doanh nghiệp, ví dụ
như thị trường tam giác bao gồm 3 khu vực địa lý: Nhật, Mỹ-Canada và EU Trong
thị trường tam giác này, các công ty trở nên quan trọng hơn quốc gia vì quyền lực
-kinh tế của họ đã vượt quá biên giới quốc gia, quốc tịch của công ty đã trở nên mờ
nhạt Ví dụ như hoạt động của Toyota hiện nay, mặc dù phần lớn cổ đông của Toyota
là người Nhật và thị trường quan trọng nhất của Toyota là Mỹ nhưng phần lớn xe
Toyota bán tại Mỹ được sản xuất tại nhà máy của Mỹ thuộc sở hữu của Toyota Như
vậy, quốc tịch của Toyota đã bị mờ đi nhưng đối với thị trường Mỹ thì rõ ràng Toyota
là nhà sản xuât một sô loại xe ô tô và xe tải có chât lượng cao.
- Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản
xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, tới sản phẩm cuối cùng
đến tay khách hàng sử dụng Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng
hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi
phí vận chuyền Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cũng cao khiến các doanh
nghiệp có nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều
hàng tồn kho Chính trong giai đoạn này, cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu
kho, vận chuyển hàng hóa được đặt lên hàng đầu Và với sự trợ giúp của công nghệ
thông tin, logistics chính là một công cụ đắc lực để thực hiện điều này
- Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh
doanh Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài
8
Trang 16toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả dé bổsung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, khi bãi chứa
thành phẩm, bán thành phẩm, Để giải quyết những vấn đề này một cách có hiệu
quả không thé thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quan lý kiểm soát
và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinhđảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc dam bảo yếu tố đúng thời gian-địa điểm
(just in time) Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của
chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới
đối với dịch vụ vận tải giao nhận Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp
phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất Kết quả là hoạt động lưu thôngnói riêng và hoạt động logistics nói riêng phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc,
kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối
thiểu Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung
ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình
này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn
- Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường buôn bán quốc tế
- Dịch vu logistics phát tri chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế
1.1.5 Hệ thống dich vụ logistics
1.1.5.1 Dịch vụ logistics chủ yếu
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa bao gồm cả hoạt động bốc xếp COnfainer
Trang 17- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa bao gồm hoạt động kinh doanh kho bãicontainer và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị.
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế
hoạch bốc dỡ hàng hóa.
- Dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics Hoạt động
xử lý hàng hóa bi khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và
tái phân phối hàng hóa đó Hoạt động thuê và mua container
1.1.5.2 Dịch vụ logistics liên quan đến vận tải
1.1.5.3 Dịch vụ logistics liên quan khác
- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật.
- Dịch vụ bưu chính.
- Dịch vụ thương mại bán buôn.
- Dịch vụ thương mại bán lẽ bao gồm hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập
hợp hàng hóa, phân phối lại giao hàng.
- Dịch vụ hỗ trợ vận tài khác.
1.2 Tống quan về hiệu quả kinh doanh
1.2.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh
10
Trang 18Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh Có quan
điểm cho rằng: "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng của
một lượng hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá khác Một
nền kinh tế có hiệu quả nằm trong giới hạn khả năng sản xuất của nó" Thực chất
quan điểm này đã đề cập tới khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền
sản xuất xã hội Trên góc độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt
được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất làm cho nền
kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét trên phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả
cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được trên giới hạn năng lực sản xuất của doanh
nghiệp.
Một số nhà quản trị học lại quan niệm hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số
giữa kết quả đạt được và chỉ phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó Manfred Kuhn
cho rằng: Tính hiệu quả được xác định bang cach lay két qua tinh theo don vi gia tri
chia cho chi phi kinh doanh.
Quan điểm khác lại cho rằng: Hiệu quả là một phạm trù kinh tế, nó xuất hiện và tồn
tại từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội xã hội chủ nghĩa Hiệu quả kinh doanh thé
hiện trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào hoạt động san xuất kinh doanh
theo mục đích nhất định
Trong những hình thái xã hội có quan hệ sản xuất khác nhau thì bản chất của phạm
trù hiệu quả và những yếu tố hợp thành phạm trù hiệu quả vận động theo những
khuynh hướng khác nhau.
Trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản nắm quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và do vậy quyền lợi về kinh tế, chính trị đều dành cho nhà tư bản Chính vì thế việc phan đấu
tăng hiệu quả kinh doanh thực chất là đem lại lợi nhuận nhiều hơn nữa cho nhà tư
bán nhằm nâng cao thu nhập cho họ, trong khi thu nhập của người lao động có thể thấp hơn nữa Do vậy, việc tăng chất lượng sản phẩm không phải là để phục vụ trực tiếp người tiêu dùng mà để thu hút khách hàng nhằm bán được ngày càng nhiều hơn
và qua đó thu được lợi nhuận lớn hơn.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, phạm trù hiệu quả vốn tồn tại vì sản phẩm sản xuất xã
hội sản xuất ra vẫn là hang hoá Do các tài sản đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước,toàn dân và tập thể, hơn nữa mục đích của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa cũng khác
11
Trang 19mục đích của nên sản xuât tư bản chủ nghĩa Mục đích của nên sản xuât xã hội chủ nghĩa là đáp ứng đủ nhu câu ngày càng tăng của mọi thành viên trong xã hội nên ban
chất của phạm trù hiệu quả cũng khác với tư bản chủ nghĩa
Xét trên bình điện các quan điểm kinh tế học khác nhau cũng có nhiều ý kiến khác
nhau về hiểu như thế nào về hiệu quả kinh doanh
- Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạtđộng kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá" Như vậy, hiệu quả được đồng nghĩa
với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở rộng
sử dụng nguồn lực sản xuất Nếu cùng một kết quả có hai mức chỉ phí khác nhau thì
theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả.
- Quan điểm nữa cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ so sánh tương đối giữa kếtquả và chi phí dé đạt được kết quả đó Ưu điểm của quan điểm này là phản ánh được
mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh té Tuy nhién chua biểu hiện được tương
quan về lượng và chất giữa kết quả và chưa phản ánh được hết mức độ chặt chẽ của
môi liên hệ này.
- Quan điểm khác nữa lại cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội cho rằng quỹ tiêu dùng với ý nghĩa là chỉ tiêu đại điện cho mức sống của mọi người trong các doanh nghiệp là chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh" Quan điểm này có ưu điểm là đã bám sát mụctiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là không ngừng nâng cao đời sống vật chat vàtinh thần cho người dan Nhưng khó khăn ở đây là phương tiện dé đo lường thể hiện
tư tưởng định hướng đó.
Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh doanh là phạm
trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn ) để đạt
được mục tiêu xác định Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giatrong mối quan hệ với kết quả tạo ra dé xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lựcxác định có thể tạo ra ở mức độ nào Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằngcác công thức chung nhất sau đây:
H=K/C
12
Trang 20Trong đó: H — Hiệu quả của hiện tượng (quá trình) nào đó
K — Kết quả đạt được của hiện tượng (quá trình) nào đó
_ C— Hao phí nguồn lực cần thiết gan với kết quả đó
Hiệu quả kinh doanh theo khái niệm rộng là một phạm trù kinh tế phản ánh những
lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Như vậy cần
phân định sự khác nhau và mối liên hệ giữa "kết quả" và "hiệu quả".
Bắt kỳ hành động nào của con người nói chung và trong kinh doanh nói riêng đều
mong muốn đạt được những kết quả hữu ích cụ thể nào đó, kết quả đạt được trong
kinh doanh mà cụ thể là trong lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông mới chỉ đáp ứng
được phần nào tiêu dùng của cá nhân và xã hội Tuy nhiên, kết quả đó được tạo ra ở mức độ nào, với giá nào là vấn đề cần xem xét vì nó phản ánh chất lượng của hoạt
động tạo ra kết quả Mặt khác nhu cầu tiêu dung của con người bao giờ cũng có xu
hướng lớn hon khả năng tạo ra sản phẩm được nhiều nhất Vì vậy nên khi đánh giá
hoạt động kinh doanh tức là đánh giá chất lượng của hoạt động kinh doanh tạo ra kết
quả mà nó có được.
Nhu vậy, hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu vào và đầu
ra, so sánh giữa chi phí kinh đoanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được Đứng trêngóc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí xã hội, do có sự kết hợp của các yếu tố
lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một tương quan cả về lượng và
chất trong quá trình kinh doanh để tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động kinh doanh,
trình độ nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong sự
vận động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào
tốc độ biến động của từng nhân tố
Từ khái niệm về hiệu quả nêu ở trên đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh doanh
là phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp dé đạt được các
mục tiêu kinh tế - xã hội và nó chính là hiệu quả của lao động xã hội được xác định
trong mối tương quan giữa lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng hao
phí lao động xã hội bỏ ra Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét
13
Trang 21một cách toàn diện cả về không gian và thời qian, cả về mặt định tính và định lượng.
Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng thời kỳ, từng giai
đoạn không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ, chu kỳ kinh
doanh tiếp theo Điều đó đòi hỏi bản thân doanh nghiệp không được vì lợi ích trước
mắt mà quên đi lợi ích lâu dài Trong thực tế kinh doanh, điều này dễ xảy ra khi con
người khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường và cả nguồn lao
động Không thể coi tăng thu giảm chỉ là có hiệu quả khi giảm một cách tuỳ tiện,
thiếu cân nhắc các chi phí cải tạo môi trường, đảm bảo môi trường sinh thái, đầu tư
cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực
Hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là đạt được một cách toàn diện khi hoạt động của
các bộ phận mang lại hiệu quả không ảnh hưởng đến hiệu quả chung ( về mặt định
hướng là tăng thu giảm chi ) Điều đó có nghĩa là tiết kiệm tối đa các chi phí kinh
doanh và khai thác các nguồn lực sẵn có làm sao đạt được kết quả lớn nhất.
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh logistics
1.2.2.1 Nhóm nhân té chủ quan
Luc lượng lao động.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lực lượng lao động tác động trực tiếp
lên hiệu quả kinh doanh theo các hướng sau:
- Trình độ lao động: Nếu lực lượng lao động của doanh nghiệp có trình độ tương ứng
sẽ góp phần quan trọng vận hành có hiệu quả yếu tố vật chất trong quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Cơ cấu lao động: nếu doanh nghiệp có cơ cấu lao động hợp lý phù hợp trước hết nó
góp phần vào sử dụng có hiệu quả bản thân các yếu tố lao động trong quá trình sản
xuất kinh doanh, mặt khác nó góp phần tạo lập và thường xuyên điều chỉnh mối quan
hệ tỷ lệ hợp lý, thích hợp giữa các yếu té trong quá trình kinh doanh
- Ý thức, tỉnh thần, trách nhiệm, kỷ luật của người lao động Đây là yếu tố cơ bản
quan trong dé phát huy nguồn lao động trong kinh doanh Vì vậy chúng ta chỉ có thê
đạt được hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp chừng nào chúng ta tạo được đội
ngũ lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất cao
14
Trang 22Trình độ phát triển của cơ sớ vật chất kỹ thuật và ứng dụng của tiến bộ khoa
học kỹ thuật.
Nhân tố này tác động vào hiệu quả kinh doanh theo các hướng sau:
- Sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra cơ hội để nắm bắt thông tin trong
quá trình hoạch định kinh doanh cũng như trong quá trình điều chỉnh, định hướng lại
hoặc chuyền hướng kinh doanh
- Kỹ thuật và công nghệ sé tác động đến việc tiết kiệm chi phí vật chất trong quá trình kinh doanh làm cho chúng ta sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm chỉ phí vật chất trong
quá trình kinh doanh.
- Cơ sở vật chất và ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật: Cơ sở vật chất và ứng
dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ tạo ra đa ngành nghề kinh doanh.
Hệ thống trao đổi và sử ly thông tin của doanh nghiệp
Thông tin ngày nay được coi là đối tượng lao động của các nhà kinh doanh, và nền
kinh tế thị trường là kinh tế thông tin hàng hoá Dé kinh doanh thành công trong điều
kiện cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cần có
thông tin chính xác về thị trường, người mua , người ban, đối thủ cạnh tranh, tình
hình cung-cau hàng hoá, giá cả Không những thế, doanh nghiệp rat cần hiểu biết
thành công và thất bại của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, các chính sách
kinh tế của nhà nước và các nước khác có liên quan đến thị trường của doanh nghiệp.
Thông tin chính xác kịp thời là cơ sở vững chắc cho doanh nghiệp xác định phươnghướng kinh doanh, xây dựng chiến luợc kinh doanh dai hạn cũng như hoạch định các
chương trình kinh doanh ngắn hạn Nếu doanh nghiệp không quan tâm đến thông tin,
không thường xuyên lắm bắt thông tin kịp thời thì doanh nghiệp dễ đi đến thất bại.
Trong kinh doanh nếu biết mình biết người, lắm được thông tin về đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp mới có những biện pháp thích hợp để dành thắng lợi trong kinh doanh và thu lợi nhuận cao bảo đảm cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
15
Trang 23Một nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay là làm sao tổ
chức được hệ thống thông tin của doanh nghiệp một cách hợp lý đáp ứng kịp thời nhu
cầu thông tin.
Nhân tố tổ chức quan lý doanh nghiệp
Trong kinh doanh nhân tố quản trị kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng: Quản
trị doanh nghiệp có vai trò định hướng cho doanh nghiệp một hướng đi đúng trong
hoạt động kinh doanh, xác định chiến lược kinh doanh, phát triển doanh nghiệp Chiếnlược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp là cơ sở dé đạt hiệu quả hoặc thất bại phi
hiệu quả của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường
Mọi nhân tố phân tích ở trên đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả kinh
doanh thông qua hoạt động của bộ máy quản trị doanh nghiệp và đội ngũ các cán bộ
quản tri.
Nhà quản trị doanh nghiệp đặc biệt các lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chat va tài
năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất và có ý nghĩa duy trì thành đạt cho một
tổ chức kinh doanh Trong các nhiệm vụ phải hoàn thành người cán bộ doanh nghiệp
phải chú ý hai nhiệm vụ chủ yếu là:
- Xây dựng tập thể thành một hệ thống đoàn kết, năng động với chất lượng cao.
- Dìu đắt tập thể dưới quyền hoàn thành mục đích và mục tiêu một cách vững chắc
ồn định.
Ở bat kì doanh nghiệp nào hiệu quả kinh doanh đều phụ thuộc lớn vào cơ cau tổ chức
bộ máy quản tri, nhận thức hiểu biết, trình độ đội ngũ các nhà quản trị, khả năng xác
định mục tiêu và phương hướng kinh doanh của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tương quan giữa hai đại lượng kết quả thu
được và chi phí bỏ ra Cả hai đại lượng này phức tạp, khó tính toán và đánh giá một
cách chính xác Cùng với sự phát triển của khoa học quản trị kinh doanh càng ngày
người ta càng tìm ra các phương pháp đánh giá và xác định hai đại lượng này gần với
giá trị thực của nó hơn Trong cả hai đại lượng này xem xét trên phương diện giá tri
và giá trị sử dụng tiêu thức lợi nhuận làm kết quả thì kết quả và chi phí đều có mối
quan hệ biện chứng với nhau Có thé biểu diễn mối quan hệ đó như sau:
16
Trang 24Lợi nhuận = Doanh thu - Chỉ phí
Sự khó khăn trước hêt biêu hiện ở hai quan niệm về hai yêu tô nay, và cân chú ý rang
cái gì là lợi nhuận sẽ không là chi phí và ngược lại, cái gì coi là chi phí sẽ không là
lợi nhuận.
Có rất nhiều dẫn chứng chứng tỏ sự không thống nhất trong quan điểm này Ví dụnhư trước đây chúng ta quan niệm răng thuế nằm trong phạm trù lợi nhuận là một
phần lợi nhuận Ngày nay quan niệm này đã dần thay đổi: nhiều loại thuế coi là yếu
tố cấu thành chi phí chứ không là lợi nhuận Vậy ảnh hưởng tính toán kinh tế đếnhiệu quả hiệu quả kinh doanh chính là nằm ở sự phức tạp trong quan niệm về hai yếu
tô này.
Mặt khác việc áp dụng toán kinh tế trong doanh nghiệp đối với việc xây dựng mô
hình hoá các quá trình kinh doanh là cần thiết, nó là phần quan trọng giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí và không lãng phí nguồn lực làm tăng hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.2.2.2 Nhóm nhân tô khách quan.
Bat cứ doanh nghiệp nào trong lĩnh vực nào to hay nhỏ, suy cho cùng nó chi là mộttrong các phần tử cấu thành nền kinh tế quốc dân hay trên phương diện rộng hơntrong hoàn cảnh quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì doanh nghiệp có thể coi là bộphận cấu thành nền kinh tế thế giới Do đó, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpchịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường bên ngoài Dé là tổng hợp các nhân tố kháchquan tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và cụ thể là tác động đếnhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Ở đây chúng ta đi xem xét một số nhân tố chủyếu sau:
Môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp Môi trường pháp lý lành mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp tiến hànhhoạt động kinh doanh thuận lợi và ngược lại nếu môi trường pháp lý không 6n định
sẽ gây cho doanh nghiệp nhiều khó khăn, trở ngại và những rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của mình Môi trường pháp lý gồm hệ thống các văn bản pháp luật do nhà
56-44
ĐẠI HOC K.T.Q.D |
TT THONG TIN THU VIỆN
PHONG LUẬN ÁN - TU LIEU
Trang 25nước đặt ra - thé hiện vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế và các thông
lệ và luật lệ quốc tế - đối với các doanh nghiệp xuất khâu Môi trường pháp lý tạo ra
hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động, mọi doanh nghiệp đều nam trong
hành lang đó nếu lệch ra ngoài là phạm luật và bị sử lý Vì vậy, trong hoạt động kinh
doanh của mình doanh nghiệp phải chấp hành mọi quy định của Nhà nước và nếu
doanh nghiệp hoạt động liên quan đến thị trường nước ngoài thì doanh nghiệp không
thể không nắm chắc và tuân thủ pháp luật nước đó và thông lệ quốc tế
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc
độ tăng thu nhập quốc dân, lạm phát Các yếu tố này luôn là các nhân tố tác động
-trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường kinh tế trước hết phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế về cơ cầu ngành
cơ cầu vùng Tình hình đó có thể tạo nên sự hấp dẫn của thị trường Nếu tốc độ tăng
trưởng kinh tế của đất nước cao và ôn định thì nó sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh
én định cho doanh nghiệp hoạt động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình
Còn ngược lại tăng trưởng kinh tế của đất nước không ổn định và trì trệ kéo dài sẽ
ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thị trường của doanh
nghiệp bị thu hẹp, nguồn lực sử dung bị lang phí do không hiệu qua
Mức tăng thu nhập quốc dân cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp Mức tăng trưởng kinh tế của đất nước cao và ôn định tức là khả năng tiêu
dùng thực tế của khách hàng doanh nghiệp ngày càng tăng làm cho thị trường của
doanh nghiệp được mở rộng và vấn đề mở rộng sản xuất của doanh nghiệp được đặt
ra Ngược lại thu nhập quốc dân thấp sẽ làm cho khả năng tiêu dùng giảm thị trường
của doanh nghiệp bị thu hẹp sản xuất trì trệ, hàng sản xuất ra không tiêu thụ được
Lạm phát cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến đời sống kinh tế của đất
nước nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng Tốc độ lạm
phát của đất nước được kìm chế thấp và 6n định sẽ làm cho giá trị đồng tiền trong
nước én định các doanh nghiệp sẽ yên tâm sản suất kinh doanh và đầu tư mở rộng
sản xuất Mặt khác giá trị của đồng tiền trong nước én định cũng là cơ sở quan trọng
để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại nếu tốc độ
18
Trang 26lam phát cao sẽ làm cho người ta mat lòng tin vào đông nội tệ và người ta không dám
đầu tư vào sản xuất và tìm các thoát li khỏi đồng nội tệ bằng cách mua ngoại tệ mạnh
và mua những tài sản có giá trị khác.
Các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước cũng tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trước hết các chính sách kinh tế của nhà nước thé hiện vai trò của Nhà Nước trong quản lý nền kinh tế quốc dân Nếu chính sách kinh tế của nhà
nước dua ra là phù hợp với các điều kiện thực tế thì sẽ góp phần thúc day hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Muốn đánh giá hiệu quả kinh doanh cần sử dụng hệ thống chỉ tiêu phù hợp Hệ thốngchỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cần phải bao hàm 2 nhóm chỉ tiêu là nhóm chỉ tiêu phảnánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp và nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả từng lĩnh vựccủa doanh nghiệp Đồng thời cần quan niệm phân tầng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
kinh doanh thì nhận thức về hiệu quả kinh doanh mới chuẩn xác Theo quan niệm này
có thê chia thành các câp độ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả như sau:
- Cấp độ 1 gồm các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hoặc
bộ phận của doanh nghiệp Ở cấp độ này có các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng
hợp
- Cấp độ 2 gồm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động như hiệu
quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn dài hạn, hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn
và hiệu quả đầu tư cỗ phiếu Tất nhiên, các chỉ tiêu ở cấp độ này chỉ phản ánh tính
hiệu quả sử dụng từng nguồn lực chứ không phản ánh tính hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
- Cap độ 3 bao gồm các chỉ tiêu mà thực chất không phản ánh tính hiệu quả hoạt độnghay hiệu quả sử dụng nguồn lực, son lại là điều kiện trực tiếp dẫn đến sử dụng có hiệuquả từng nguồn lực và do đó tác động trực tiếp đến tính hiệu quả sử dụng từng nguồnlực nên tác động trực tiếp đến tính hiệu quả hoạt động kinh doanh Chẳng hạn như hệ
số sử dụng thời gian lao động không phản ánh hiệu quả sử dụng lao động nhưng là
nhân tố cơ sở tác động trực tiếp đến tính hiệu quả sử dụng lao động: hệ số SỬ dụng
công suất máy móc thiết bị, hệ số tận dụng năng lực sản xuat, không phản ánh tính
A9
Trang 27hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị hay năng lực sản xuất nhưng lại là nhân tố cơ sởtác động đến tính hiệu quả sử dung máy móc thiết bị hay năng lực sản xuat,
Trong chuyên dé này, dé áp dụng các nội dung kiên thức kê trên, em sé dùng các chỉ tiêu hiệu quả dưới đây.
- Phân tích doanh thu
Doanh thu là phần giá trị mà công ty thu được trong quá trình hoạt động kinh doanhbằng việc bán sản phẩm của mình Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng
phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích.
Thông qua nó chúng ta có thé đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả hay không.
- Phân tích về chỉ phí
Chỉ phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hànghóa Đó là những hao phí được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh
doanh Chỉ phí của doanh nghiệp là tất cả các chỉ phí phát sinh gắn liền với hoạt động
của doanh nghiệp Do đó việc phân tích chi phí sản xuất kinh doanh là một bộ phậnkhông thể thiếu được trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, chỉ phí này ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Qua phân tích chi phí sản xuất kinh
doanh có thể đánh giá được mức chỉ phí tồn tại trong đơn vị, khai thác tìm kiếm lợi
nhuận doanh nghiệp
- Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuấtkinh doanh, hay nói cách khác lợi nhuận là phần còn lại của tổng doanh thu trừ đitổng chỉ phí trong hoạt động kinh doanh Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mọihoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp Lợi nhuận là nguồn vốn quan
trọng để tiến hành tái sản xuất mở rộng quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong
thời gian này.
Phân tích lợi nhuận là đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp, phân tích những
nguyên nhân ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tô đên sự biên động của
20
Trang 28lợi nhuận Do đó, làm thế nào dé nâng cao hiệu qua lợi nhuận đó là mong muốn của
mọi doanh nghiệp, từ đó có biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng và nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp trong cơ chế thị
trường phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến
- Phân tích tình hình các chỉ số tài chính
Vòng quay tổng tài sản
Doanh thu thuần
Vòn uay tài sản = a ine SH ma
kg Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của công ty.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Lợi nhuận ròng (hoặc sau thuế)
Ros = —————————————Xx1009Doanh thu a“
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phan trăm trong doanh thu Ty số nàymang giá trị đương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi cànglớn Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ Tuy nhiên, tỷ số nàyphụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành Vì thế, khi theo dõi tình hình
sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của
toàn ngành mà công ty đó tham gia Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có
xu hướng ngược nhau Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường
tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận ròng (hoặc sau thuế)
ROE = = Bình quân von cổ phan phổ thônga “1003
Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh.Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty Để so sánhchính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phan với tỷ số bình quân của toàn
ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành.
24.
Trang 29Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa là
đòn bay tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công
trong việc huy động vốn của cô đông dé kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền
lãi mà công ty phải trả cho các cô đông.
22
Trang 30CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY
TNHH KUEHNE+NAGEL VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kuehne+Nagel Việt Nam
2.1.1 Giới thiệu chung
Trong lịch sử hơn 125 năm hình thành, tập đoàn Kuehne+Nagel đã phát triển từ một
công ty giao nhận vận tải quốc tế truyền thống đến nhà kinh doanh hàng đầu về các
giải pháp chuỗi cung ứng sáng tạo và tích hợp toàn diện.
Được thành lập tại Việt Nam từ năm 1994, Kuehne+Nagel luôn được biết đến với các
giải pháp logistics toàn diện đem lại giá trị cao và phù hợp với yêu cầu của khách
hàng Ngày nay, với hơn 300 chuyên gia logistics tại 4 địa điểm của Việt Nam,Kuehne+Nagel đã trở thành công ty logistics hang đầu đất nước Mạng lưới logistics
toàn cầu cùng với kiến thức chuyên sâu về thị trường Việt Nam giúp Kuehne+Nagel
kinh doanh các giải pháp logistics độc đáo và đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của
khách hàng.
Kuehne+Nagel kinh doanh tat cả các dịch vụ vận chuyền hàng hóa quốc tế từ điểm
đầu đến điểm cuối cho tất cả các ngành công nghiệp chủ chốt, bao gồm vận tải đườngbiển, vận tải đường hàng không, kho bãi, phân phối và vận tải trên dat liền, chú trọng
về các giải pháp logistics tích hợp công nghệ hiện đại và các dịch vụ cụ thể theo
ngành công nghiệp cụ thé.
Kuehne+Nagel kinh doanh các giải pháp logistics chuyên biệt phù hợp với tất cả cáclĩnh vực bao gồm ô tô, hàng không vũ trụ, hàng điện tử công nghệ cao, hóa chất công
nghiệp, dược phẩm va chăm sóc sức khoẻ, FMCG & bán lẻ.
Trong hơn 24 năm tại Việt Nam, Kuehne+Nagel đã xây dựng được một đội ngũ
chuyên gia logistics hàng đầu trong nước và quốc tế với sự hiểu biết sâu sắc về thị
trường Việt Nam và kiên thức chuyên sâu về các ngành công nghiệp.
+ Hệ thống kết nối toàn cầu, với 1400 địa điểm trên 100 quốc gia
23
Trang 31+ Hơn 83.000 nhân viên với đa dạng hóa loại hình dịch vụ
+ Doanh thu 2019: 21,094 triệu CHF
Kuehne+Nagel được xếp hạng là một trong những công ty logistics hàng đầu thế giới.
Xét theo từng loại hình dịch vụ logistics:
+ Dịch vụ logistics đường biển: Đứng vị trí thứ 1 thế giới với 4.690.000 TEUs (2018)
+ Dịch vụ logistics đường hàng không: Đứng vị trí thứ 2 thế giới với 1.743.000 tons
(2018), xếp sau DHL
+ Contract Logistics: Dịch vụ logistics theo hợp đồng về kho bãi, phân phối thuộc
top 2 thế giới.
Sứ mệnh: Với lợi thế mạng lưới kết nối toàn cầu; tận tụy, hòa hợp và không ngừng
cải tiến là triết lý kinh doanh của chúng tôi Với sự tập trung vào nhu cầu của khách hàng, Kuehne+Nagel kinh doanh cho khách hàng những giải pháp logistics với chất
lượng vượt trội và hoạt động vận hành xuất sắc Kuehne+Nagel cũng chính là sự mở
rộng kinh doanh của khách hàng.
Pháp nhân Kuehne+Nagel:
- NVOCC: Blue Anchor Line
- Trụ sở chính của toàn công ty đặt tại: Thụy Sĩ
- Trụ sở chính quản lý khu vực châu Á Thái Bình Dương: Singapore
- Trụ sở chính tại Việt Nam đặt tại Quận 1, Phường Bến Nghé, Thành phố Hồ Chí
Minh Ngoài ra, Kuehne+Nagel tại Việt Nam còn có các văn phòng tại Ha Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng và Vũng Tàu.
2.1.2 Sự hình thành và các giai đoạn phát triển
Vào năm 1890, công ty Kuehne+Nagel được thành lập tai Bremen, Đức bởi August
Kuehne và Friedrich Nagel Kẻ từ đó đến nay, Kuehne+Nagel đã phát triển thành một
trong những nhà kinh doanh dịch vụ logistics hàng đầu thế giới Hiện tại, tập đoànKuehne+Nagel có 1.300 văn phòng tại hơn 100 quốc gia với gần 82.000 nhân viên
24
Trang 32Hoạt động kinh doanh cốt lõi và vị thế trên thị trường của Kuehne+Nagel được xây
dựng dựa trên năng lực tầm cỡ quốc tế của công ty
1890: August Kiihne va Friedrich Nagel thành lập công ty giao nhận hàng hóa trung
gian Kuehne+Nagel tại Bremen, Đức
1913: Kuehne+Nagel thành lập chi nhánh tai Berlin, Bremerhaven, Lùũbeck và
1959: Kuehne+Nagel mở công ty con tại Thụy Sĩ
1968: Kuehne+Nagel thành lập tại Anh Quốc
1993: Kuehne+Nagel Anh bắt đầu hoạt động từ cảng giao nhận của mình ở
Birmingham
1994: Văn phòng đầu tiên được mở tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
2000: Vận tải đường biển và đường hàng không của Kuehne+Nagel hoạt động vớimạng lưới 500 văn phòng tại khoảng 90 quốc gia
2003: Lô hàng container 1.250.000 TEU đã giúp Kuehne+Nagel dẫn đầu tuyệt đốitrong vận tải đường bién và công ty xử lý gần 500.000 tắn hàng đường hàng không
2005: Kuehne+Nagel mua lại tập đoàn ACR giúp tăng cường đáng ké năng lực
contract logistics của minh
2006: Dịch vụ Kuehne+Nagel Drinks Logistics được thành lập
2011: Kuehne+Nagel mua lai RH Freight — công ty dan dau thị trường trong mảngvận tải hàng xếp chung tai khu vực châu Âu va Anh Quốc
2014: Công ty trở thành doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam
25
Trang 332015: Kuehne+Nagel kỷ niệm 125 năm thành lập công ty giao nhận hàng hóa trung
gian tại Bremen, Đức, với các kế hoạch thú vị trong tương lai
Hiện tại: 3 chỉ nhánh dọc đất nước Việt Nam với hơn 350 nhân viên và 115.000 m2
kho bãi
2.1.3 Cơ cấu tô chức bộ máy công ty
Tại Việt Nam, bộ máy công ty được chia thành 9 phòng ban: Seafreight, Airfreight,
Contract logistics, Sales, Project, Oil & Gas, Finance & Admin, HR & Quality, IT.
Sơ đà 2.1 Cơ cấu tô chức bộ máy công ty
2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh
Kuehne+Nagel Việt Nam kinh doanh các dịch vụ logistics cho hàng hóa và hoạt động
xuất nhập khẩu của các đối tác trong và ngoài nước, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng
và chuyên biệt cho khách hàng Tuy theo nhu cầu khách hàng mà công ty sẽ tư vấn hoặc thiết kế những dịch vụ/giải pháp phù hợp Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của
Kuehne+Nagel Việt Nam bao gồm:
26