Bàn luận về tỉ lệ mức độ sử dụng các phương tiện truyền thông của thân nhân bệnh nhỉ bi SXH va sot do những nguyên nhân khác.... Chúng tôi thực hiện đề tài này để sosánh mức độ ảnh hưởng
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA TP HO CHÍ MINH
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC NGANH Y DA KHOA
GVHD: TS BS NGUYEN MINH TUAN SVTH: HOANG THI ANH CHAU — 125272008 SVTH: LE DAI CHIEN - 125272011 SVTH: THÁI NGỌC THÀNH ĐẠT — 125272016
SVTH: TA HOANG HONG PHƯỢNG — 125272081
SVTH: LE CHE QUYNH TRAM — 125272106
TP HO CHÍ MINH, THANG 5 NAM 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA Y
KHAO SAT TINH HÌNH SỬ DUNG CAC
PHUONG TIEN TRUYEN THONG TRONG PHONG
BENH SOT XUAT HUYET DENGUE CUA THAN NHAN
BENH NHI TAI PHONG KHAM BENH VIEN
NHI DONG 1
KHOA LUAN TOT NGHIEP NGANH Y DA KHOA
HỌ TÊN SINH VIÊN MSSV
HOÀNG THỊ ANH CHÂU 125272008
LÊ ĐẠI CHIẾN 125272011
THÁI NGỌC THÀNH ĐẠT 125272016
TẠ HOÀNG HÒNG PHƯỢNG 125272081
LE CHE QUỲNH TRAM 125272106
THANH PHO HO CHI MINH, THANG 5 NAM 2018
Trang 3ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA Y
KH.xe Ns
f= me,
KHAO SAT TINH HINH SU DUNG CAC
PHUONG TIEN TRUYEN THONG TRONG PHONG
BENH SOT XUAT HUYET DENGUE CUA THAN NHAN
BENH NHI TAI PHONG KHAM BENH VIEN
NHI DONG 1
KHOA LUAN TOT NGHIEP NGANH Y DA KHOA
GV hướng dẫn: TS BS NGUYEN MINH TUẦN
HỌ TÊN SINH VIÊN MSSV
HOÀNG THỊ ANH CHÂU 125272008
LÊ ĐẠI CHIẾN 125272011
THÁI NGỌC THÀNH ĐẠT 125272016
TA HOÀNG HONG PHUQNG 125272081
LE CHE QUYNH TRAM 125272106
THÀNH PHO HO CHÍ MINH, THANG 5 NAM 2018
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm Khoa Y - Dai
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ban giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 Thanhphố Hồ Chí Minh đã cho phép và tạo điều kiện tốt nhất dé chúng tôi được thực hiện
dé tai nay
Chúng tôi cũng xin cam on tap thé các anh, chi nhân viên khoa Khám bệnh
-Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi được lấy mẫu nghiêncứu trong khi thực hiện đề tài
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thay của chúng tôi, Tiến sĩ, Bác
sĩ Nguyễn Minh Tuần người đã luôn rất nhiệt huyết và tận tình hướng dẫn chúng tôi
hoàn thành đề tài
Thành phó Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2018
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi.
Mọi số liệu, kết quả trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa từng đượccông bố trong bat kỳ công trình nao khác
il
Trang 7MỤC LỤC
LOT CẢM ƠN 5c 212 22 2222221211211 re i
LOT CAM DOAN 0 csc cesssesssssssseesseessnecsseesssecenecenecenneesneesseessesieeenneesneeateees ii TOM TAT NGHIÊN COU o.o.ecsccececesseesesessseeesteeseeeeseeeseesneeeseesneeseinesneeennees iii
MỤC LUG oiececccececccescsssessesssssessessvssvsssesssetsssessvssesstsssssevssssevsesenssesseeseessees iv
DANH MỤC CÁC TU VIET TAT TRONG BAO CÁO vii
DANH MỤC CAC BANG VA HINH VE ou ccccsscsecscsscsseescsesseseseeeesees viii
DAT VAN ĐÈẺ ch TT TH 11 HE 2H01 11 1111 tre x
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - - 25% 2 2E EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkerkes xii
1 MỤC TIỂU TONG QUÁTT - 2 S2 E2 EeESE2EErrerxeea xii
2 MỤC TIEU CHUYEN BIỆTT 2-2-5 SceESEeEzErzkrrered xii CHƯƠNG 1 TONG QUAN Y VĂN 22- 5S E2 221221221 12222.cce 1
LL 0,8 1
1.1.1 Lich sử phat hiện virus Dengue - - 55s s++<cssss+ 1
1.1.2 Cau trúc của virus Dengue - + 2+ +x+x£Evzxexerxsrzrerre 1
1.1.4 Véc-tơ của virus Dengue - c + set 5
1.2 Một số đặc điểm dịch tễ học - 2 S2 SE errrrn 6
1.2.1 Tình hình nhiễm virus Dengue trên thế a) 6
1.2.2 Tình hình nhiễm virus Dengue tại Việt Nam - 8
1.3 Chan đoán và phân độ lâm sàng 2-52 esses esessseeeeeeeeees 9
1.3.1 Sốt xuất huyết Dengue 8 aẢ 9
1.3.2 Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo 10
1.3.3 Sốt xuất huyết Dengue nặng ¿+ 2 cx+cxvzzrszzxerree 10
IV
Trang 81.4 Chan đoán căn nguyên virus Dengue 2 2s s+zszszsee: II
1.4.1 Xét nghiệm huyết thanh: ¿2-52 scSz+EeceEzEsrzxrxee 11 1.4.2 Xét nghiệm phản ứng khuếch đại chuỗi gen, phân lập virus 12 1.5 Biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 12
1.5.1 Phong chống véc-tơ chủ động 2s x+czxszszxecrez 12 1.5.2 Xử lý 6 dịch SXHD 02 52 5 2x22 222 ccrrrrree 17
1.6 Truyền thông trong việc phòng chống sốt xuất huyết Dengue 19
1.6.1 Truyền thông đại chúng - 2-55 s2E+E£2E2Eerrzrerred 19 1.6.2 Truyền thông liên cá nhân 2 2 2+E+Ee£E2Ee£E£xzEerszed 20
1.6.3 Truyền thông tập thễ ¿2-52 St E2 E2 se 20
CHUONG 2 DOI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU 22
2.1 Thiết kế nghiên cứu - 2 2 s22 2Et2E2EE2EEEEE2E2E2Exexrrkrrrres 22 2.2 Đối tượng nghiên cứu - + se s+ESE2E2E£EEEESESEEEEEEerkrrrerrred 22
2.2.1 Dân số mục tiêu - - ¿2S x2 E2 E221 111212222 22 2.2.2 Dân số chọn mẫu 2-2 +22 +E+ESEEEE+EEEE2EEEEEEEESErErkerrrkee 22
2.3 Cỡ mẫu - 2+ 1 E12 211122 ke 22
2.4 Tiêu chuẩn chọn mẫu 2 2 5S2SE‡ESE2EEESESEEEEEErrkrrerrred 22
2.4.1 Tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu - - 2+ + zzczxe: 23 2.4.2 Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu -5- 22522 +sz+zcze¿ 23 2.4.3 Các biến số cần thu thập 22-5222 EErEersrrrrrree 23 2.4.4 Định nghĩa biến số - 52 S2 SE 212121 E121 rree 24
2.5.2 XUr bY Mit 3).:`'ADẠAIIIIIaốađ 26
2.5.3 Kiếm soát sai lệch thong tin ees e ees esteseeeeseeeen 27 2.6 Vấn đề y đức + cc+c t2 2212121211121 re 27 CHUONG 3 KET QUA 1n 28
Trang 9CHUONG 4 BAN LUẬN 2-52 SE SE2E211 11211211111 111x111 xe 50
4.1 Bàn luận về đặc điểm của mẫu nghiên cứu - s2 50
4.2 Bàn luận về tỉ lệ mức độ sử dụng các phương tiện truyền thông của
thân nhân bệnh nhỉ bi SXH va sot do những nguyên nhân khác 52
CHUONG 5: KET LUAN.0 cccccccsecsssssssessssssesscsesssssssssecsesstsesseseasssseees 58 KIÊN NGAI oo.o.ccccccccccccccccscscecsscscsssucscsvcsesvevsscsecscecsvsucecsesecsvssnsacsesasavsnsecees 60
Phụ lục 1 PHIẾU CHAP THUAN THAM GIA NGHIÊN CUU 61 Phu lục 2 BANG CÂU HOI PHONG VAN THAN NHÂN BỆNH NHI 67
Phu luc 3 BANG CAU HOI DANH GIA MUC DO HIEU BIET CUA THAN NHÂN BỆNH NHI VE PHONG BỆNH SXH 70 TÀI LIEU THAM KHHẢO 2-52 5SS22E22EE2E12E2E22EE 21271212121 xe 73
vi
Trang 10DANH MỤC CÁC TU VIET TAT TRONG BAO CAO
Hội chứng suy hô hap cấp
Breteau index (chỉ số Breteau)
Trang 11DANH MỤC CAC BANG VA HÌNH VE
Bang 3.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhỉ trong nghiên cứu 29 Bang 3.2 Đặc điểm chung của thân nhân bệnh nhi trong nghiên cứu 30
Bảng 3.3 Đặc điểm về sử dụng các phương tiện truyền thông của thân nhân
nhân bệnh nÌÏ1 + 222 2 11111111E11122253 2953111111111 k ng 90111 1k tre 38
Bang 3.7 Đặc điểm về thời lượng nghe phát thanh của thân nhân bệnh nhi 41
Bảng 3.8 Đặc điểm về chuyên mục quan tâm trên truyền hình của thân nhân
Bang 3.9 Đặc điểm về thời lượng xem truyền hình của thân nhân bệnh nhi 44 Bảng 3.10 Đặc điểm về chuyên mục quan tâm trên Internet của thân nhân
Bem MI eee eee —ằ 45
Bang 3.11 Dac diém vé thoi lượng sử dụng Internet của than nhân bệnh nhi
¬ — 47
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa mức độ kiến thức của thân nhân về bệnh SXH
và tỉ lệ mắc SXH của bệnh nhỉ - -:- scs+2ctt££tsrxtsrxrrrrrrrrrrrrrrre 48
Hình 1.1 Bộ gen của virus Dengue - cv key 2
Hình 1.2 Ước tính thời gian đáp ứng kháng thể trong sơ nhiễm và tái nhiễm
VITUS Dengue 111 3
Hình 1.3 Các trường hợp nghỉ ngờ hoặc khăng định mắc sốt xuất huyết thông báo đến WHO từ năm 1990-20] 5 -c:-5c222t2£t2ExtttErtrttrrrrrrrrrrrrrrrrres 7 Hình 1.4 Số trường hợp trung bình mắc sốt xuất huyết trên thế giới năm 2016
báo cáo với WHO ch ng TH HH ng 8
Hình 1.5 Ti lệ mắc bệnh sốt xuất huyết nhập viện hàng năm và tỉ lệ phân lập virus đương tính từ năm 1996 đến 2014 của 20 tỉnh phía Nam của Việt Nam 9
vill
Trang 12Hình 3.1 Phân bó tỉ lệ thân nhân bệnh nhi SXH và sốt do nguyên nhân khác
Hình 3.2 Phân bồ ti lệ thân nhân bệnh nhi SXH và sốt do nguyên nhân khác
Hình 3.3 Phân bó tỉ lệ thân nhân bệnh nhi SXH và sốt do nguyên nhân khác
theo thời lượng sử dụng phương tiện truyền hình - ¿5:+5z55¿ 45 Hình 3.4 Phân bồ tỉ lệ thân nhân bệnh nhi SXH và sốt do nguyên nhân khác
1X
Trang 13ĐẶT VÁN ĐÈ
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm do virus mới nồi,
lan nhanh, dễ tạo thành dịch lớn và có các biến chứng nguy hiểm dễ gây tử vongnhất là đối với trẻ em Trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia trên thế giới trải qua dịch
SXHD Hiện nay, theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), vùng dịch tễ của bệnh sốt
xuất huyết (SXH) là khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm trên 100 quốc gia
và vùng lãnh thổ thuộc Châu Phi, Châu Mỹ La-tinh, Đông Địa Trung Hải, ĐôngNam Á và Tây Thái Bình Dương; trong đó Châu Mỹ La-tinh, Đông Nam Á và Tây
Thái Bình Dương là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất Khoảng 40% dân số thế
giới có nguy cơ mắc bệnh, số ca nhiễm hằng năm ước tính lên đến 390 triệu [47]
Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm trong khu vực Đông Nam Á và có toàn bộlãnh thổ là vùng dịch tễ của sốt xuất huyết, điều này ảnh hưởng rất lớn không chỉ
lên sức khỏe cộng đồng mà còn là một gánh nặng lên kinh tế xã hội
Sốt xuất huyết do virus Dengue gây nên, có 4 type là 1, 2,
DEN-3 và DEN-4, lây truyền từ người bệnh sang người lành qua véc-tơ trung gian côn
trùng là muỗi [47] Nhiễm một loại virus có thé tạo kháng thé suốt đời nhưng chỉ
với loại virus đó, nên một người sống trong vùng dịch tễ như ở Việt Nam có thểmắc bệnh nhiều hơn một lần và tối đa là bốn lần [31] Bệnh có biểu hiện lâm sang
đa dang và không đặc hiệu Nếu người bệnh chủ quan không khám chữa bệnh kịp
thời đặc biệt là giai đoạn sau khi hết sốt hoặc tự ý sử dụng thuốc không theo sự chỉ
định của bác sĩ, ví dụ như Aspirin dé hạ sốt, có thé din đến các biến chứng nghiêm
trọng gây tử vong.
Hiện nay sốt xuất huyết vẫn là một bệnh chưa có điều trị đặc hiệu, chỉ theo
dõi và điều trị triệu chứng Vaccine phòng bệnh đang được nghiên cứu nhưng chưa
phổ biến rộng rãi Vì vậy, phòng bệnh thông qua phòng chống lây nhiễm vẫn là yếu
tố hàng đầu, phải kiểm soát sự phát triển và lây lan của muỗi, chủ yếu là loài Aedes
aegypti và loài Aedes albopictus.
Trang 14Ở nước ta, số ca mắc sốt xuất huyết mỗi năm có xu hướng ngày càng gia
tăng, chứng tỏ rằng ở thời điểm hiện tại các biện pháp ngăn ngừa dịch có hiệu quảchưa cao [34] Theo nghiên cứu của tác giả Tran Tan Trâm và Nguyễn Thanh Hùng,
phát hiện và khám chữa bệnh kịp thời, hay phòng tránh và diệt trừ muỗi không chỉ
là nhiệm vụ của riêng cơ quan y tế, mà mỗi người dân đều phải có ý thức tráchnhiệm bảo vệ sức khỏe cho mình và những người xung quanh [42] Dé được như
vậy, ngành y tế cần có sự góp sức của các phương tiện truyền thông dé làm cầu nối
phô biến kiến thức cho toàn dân
Với sự phát triển của thời đại công nghệ thông tin, có rất nhiều phương tiệntruyền thông đang lưu hành, từ các hình thức cô điển như báo giấy, dai phát thanh
đến các hình thức hiện đại như truyền hình, Internet Tuy nhiên, phương tiện nào có
hiệu quả nhất trong công tác tuyên truyền, phương tiện nào là công cụ phố biến
nhất, dễ sử dụng nhất vẫn còn là một câu hỏi Chúng tôi thực hiện đề tài này để sosánh mức độ ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông lên thân nhân các bệnh
nhi tại phòng khám của Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong việc phòng chống bệnh sốt
xuất huyết
xi
Trang 15MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU
1 MỤC TIỂU TONG QUÁT
Khảo sát tình hình sử dụng các phương tiện truyền thông trong phòng bệnh
SXH Dengue của thân nhân bệnh nhi đến khám tại BVNĐI
2 MỤC TIÊU CHUYEN BIỆT
2.1 Mô tả các đặc điểm về dân số học của thân nhân, bệnh nhi SXH và thânnhân, bệnh nhi sốt do những nguyên nhân khác đến khám bệnh tại BVNĐI
2.2 Mô tả và so sánh tỉ lệ mức độ sử dụng các phương tiện truyền thông (báo
chí, truyền hình, phát thanh, Internet) của thân nhân bệnh nhi bị SXH và sốt do
những nguyên nhân khác.
XI
Trang 16CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
CHUONG 1 TONG QUAN Y VĂN
1.1 Bénh nguyén
1.1.1 Lich sử phat hiện virus Dengue
Hai vu dịch SXH được biết đến vào năm 1779 ở Indonesia va Cairo, nhưng
đến năm 1944 mới xác định được virus gây bệnh Virus Dengue đầu tiên được A B.Sabin tìm ra trong Thế chiến II từ những binh lính đóng quân ở Calcuta, New
Guinea và Hawaii Các virus Dengue đầu tiên được phân lập này gọi là DEN-1 vàDEN-2 Sau đó Hammon tìm ra được 2 type huyết thanh khác đó là DEN-3 và
DEN-4 ở Manila vào năm 1956 Cho đến nay có rất nhiều virus Dengue được phân
lập ở nhiều nơi trên thế giới song tất cả đều nằm trong 4 type huyết thanh đã phân
loại [47].
Trước đây người ta nghi ngờ dịch Dengue lây truyền qua trung gian truyền
bệnh, nhưng phải đến 1903 Graham mới đưa ra được dẫn chứng cụ thể và năm 1906Bancroft đã chứng minh loài truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti và Aedes
albopictus [47].
1.1.2 Cấu trúc của virus Dengue
Virus Dengue thuộc ho Flaviviridae, chi Flavivirus Có 4 type huyết thanh
(DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4).
Virus Dengue có hình cầu, đường kính 45-60 nm, gồm ba thành phan [21],
[22], [47]:
e Nhân: ARN, sợi đơn
e Capsid: Hình khối khoảng 20 mặt
e Mang bọc: Lipoprotein.
Cac virion trưởng thành chứa ba loại protein cấu trúc:
Trang 17CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
- Protein lõi C: Trọng lượng phân tử 11 kDa tạo nên cấu trúc hình khối bao
lay nhân ARN
- Protein mang M gồm 2 loại:
e Protein tiền màng (prM) có trong lượng phân tử (TLPT) 19-20 kDa
e Protein màng M có TLPT 7-8 kDa, gắn với lớp lipid của màng tế bào
ký chủ.
- Protein vỏ E: TLPT 55-60 kDa, bao lấy phan lõi Protein vỏ E có nhiệm
vụ kết hợp với thụ thé, gây ngưng kết hồng cau và kích thích tao ra khángthê trung hòa trong đáp ứng miễn dịch bảo vệ
Ngoài 3 loại protein cấu trúc, còn có 7 loại protein không cấu trúc (NS1,
NS2A, NS2B, NS3, NS4A, NS4B va NSS).
1.1.3 Sinh bệnh học
Có ba giả thuyết chính: thúc day nhiễm trùng phụ thuộc kháng thé, độc lực
của virus Dengue, cơ chế sinh bệnh học miễn dịch [21], [22]
a Thúc đấy nhiễm trùng phụ thuộc kháng thé
- Đáp ứng sơ nhiễm: Lần đầu tiên một người bị nhiễm virus Dengue thì đáp
ứng kháng thé xảy ra kiểu sơ nhiễm Trong đáp ứng sơ nhiễm, kháng thé IgMxuất hiện rất sớm, thường vào ngày thứ 5 của bệnh, tăng cao nhất trong hai
tuần lễ rồi sau đó giảm dần Còn kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn và ở
mức tương đối thấp Vì vậy, đặc trưng của đáp ứng sơ nhiễm là kháng thé
IgM tăng cao con IgG ở mức thấp
- Dap ứng tái nhiễm: Một người đã có đáp ứng sơ nhiễm nếu sống trong vùng
dịch SXHD có thể bị nhiễm tiếp bởi các type huyết thanh khác nhau củavirus Dengue thì đáp ứng sẽ xảy ra theo kiểu tái nhiễm Trong đáp ứng tái
2
Trang 18CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
nhiễm kháng thể IgG xuất hiện sớm và tăng cao trong hai tuần lễ còn khángthé IgM ở mức tương đối thấp
to
Khởi phát các triệu chứng (ngày)
Hình 1.2 Ước tính thời gian đáp ứng kháng thể trong sơ nhiễm và tái nhiễm
virus Dengue [47]
Sự thúc day nhiễm tring phụ thuộc kháng thé: Theo Halsted, biểu hiện nặng
của nhiễm virus Dengue xảy ra ở những trường hợp tái nhiễm virus Dengue
do vai trò của kháng thể tăng cường [22] Theo nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thanh Hùng, trẻ nhũ nhi mặc dù bị sơ nhiễm virus Dengue vẫn có
nguy cơ cao bị SXH Dengue/sốc SXH Dengue như trẻ lớn bị tái nhiễm [32]
e Khi sơ nhiễm kháng thé được tạo ra không đủ khả năng trung hòa
chéo do đó vẫn có khả năng tái nhiễm với một type huyết thanh virus
Dengue khác Chính kháng thể tăng cường của lần sơ nhiễm sẽ kết
Trang 19CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
hợp với virus Dengue tái nhiễm tạo thành phức hợp miễn dịch Chính
các phức hợp miễn dịch này làm tăng khả năng thực bào của bạch cầuđơn nhân Khi virus Dengue được đưa vào bên trong bạch cầu đơn
nhân, nó sẽ nhân lên mạnh mẽ dan dến hậu quả nhiều tế bào bị nhiễm
nhanh hơn Hiện tượng này sẽ hoạt hóa tế bào lympho gây độc tế bao
Các tế bào lympho gây độc sau khi được hoạt hoá sẽ ly giải tế bào đơnnhân bị nhiễm Các tế bào đơn nhân bị nhiễm sau khi chết sẽ phóngthích các chất trung gian Các tế bào lympho T sẽ kích thích phóng
thích các cytokine Chính các hóa chất trung gian và các cytokine gây
ra thất thoát huyết tương và gây biểu hiện xuất huyết trong SXHDengue/sốc SXH Dengue
b Độc lực của virus Dengue
Theo giả thuyết này, những biểu hiện lâm sàng của SXH Dengue/sốc SXHDengue có thể là do độc tính của các chủng virus Dengue khác nhau [36] Có
sự khác nhau về cấu trúc được tìm thấy giữa các chủng virus Dengue phân
lập từ bệnh nhi bị SXHD và sốc SXHD [44] Nong độ virus trong máu có lên
quan đến độ nặng của bệnh và nồng độ virus trong máu cao phản ánh độc lựccủa virus, tốc độ tăng trưởng nhanh của virus góp phần thúc đây biểu hiện
SXHD/sốc SXHD [17], [37], [45], [46]
c Cơ chế sinh bệnh học miễn dịch
Sự sản xuất quá mức các cytokine: Cytokine là tên gọi của một nhóm cácphân tử có chức năng truyền đạt thông tin giữa các tế bào trong và ngoài hệmiễn dịch đồng thời chúng hoạt động như một mạng lưới Đáp ứng của một
loại té bao riêng lẻ phụ thuộc vào các loại cytokine va thụ thể cytokine mà nóbiểu hiện Trong nhiễm virus Dengue, nồng độ cytokine tăng lên như IL-2,
IL-6, IL-8, IL-10, a-TNF, y-IEN Sự tăng lên của các cytokine này được xem
như dấu hiệu chỉ điểm ở những bệnh nhi bị SXH Dengue/sốc SXH Dengue
[21].
Trang 20CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
Giảm tiêu cầu và kháng thé kháng tiểu cầu: Sinh bệnh học của giảm tiêu cầu
trong SXH Dengue/sốc SXH Dengue vẫn chưa được biết rõ Có nhiều giả
thuyết được đưa ra để giải thích sự giảm tiêu cầu: Virus Dengue ức chế tủyxương do đó sự sản xuất tiêu cầu bị giảm, DEN-2 có thể kết hợp với tiêu cầu
với sự hiện diện của kháng thé đặc hiệu làm tiêu hủy tiéu cầu dẫn đến số
lượng tiểu cầu giảm, sự tiêu hủy tiểu cầu trong đông máu nội mạch lan tỏa vàtiểu cầu bị kết đính ở các tế bao nội mach bị tổn thương cũng làm cho sốlượng tiêu cầu bị giảm [21]
Rối loạn miễn dịch: Bệnh nhi bị nhiễm virus Dengue thường có giảm số
lượng bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân cùng với sự gia tăng các tế bảo
lympho không điền hình đồng thời ức chế sự tăng sinh tế bào lympho T [21]
Ảnh hưởng của nhiễm virus Dengue trên tế bào nội mạc [21]:
e Tén thương thanh mach: Đặc điểm đặc trưng nhất của SXH
Dengue/sốc SXH Dengue là thất thoát huyết tương Như vậy, ngoàiviệc tăng tính thấm thành mach, virus Dengue có thé gây ton thươngcấu trúc tế bào nội mạch dẫn đến việc giải phóng các cytokine và
chemokine như IL-6, IL-8 và RANTES (Regular upon activation
normal T cell expressed and secreted).
e RANTES: Là một chemokine có tác dung hút tế bao lympho và các tế
bào giết tự nhiên đến các vị trí viêm
Rối loạn đông máu bắt nguồn từ ba yếu tố: Tăng tính thấm thành mạch, tiêu
cầu giảm và các yêu tố đông máu giảm do giảm tổng hợp và tiêu thụ vào quá
trình đông máu trong thành mạch Rối loạn đông máu thường nặng ở nhữngtrường hợp có sốc Đông máu nội mạch lan tỏa và sốc là hai quá trình tác
động lẫn nhau [3], [22].
1.1.4 Véc-tơ của virus Dengue
Loài muỗi Aedes aegypti là véc-tơ chính truyền virus gây bệnh SXH VirusDengue được truyền sang người thông qua các vết căn của muỗi Aedes aegypti bị
Trang 21CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
nhiễm Muỗi bị nhiễm virus Dengue khi nó cắn một người có virus Dengue trong
máu của họ.
Trong cơ thể muỗi, virus đi đến ruột giữa và đến tuyến nước bọt trong vòng
8-12 ngày, sau giai đoạn ủ bệnh virus có thê truyền sang người [12]
Nghiên cứu về tam bay cho thay hầu hết muỗi cái Aedes aegypti có thể dành
cả cuộc đời trong và xung quanh nhà nơi nó lớn lên và muỗi có đường kính bay
trung bình 400 mét [47] Điều này có nghĩa là con người chứ không phải là muỗi
nhanh chóng di chuyển virus trong và giữa cộng đồng và các địa điểm
Các dot bùng phát SXHD cũng được cho là do các loài Aedes albopictus,
Aedes polynesiensis và một số loài thuộc phức hệ Aedes scutellaris Mỗi loài này cómột sinh thái, hành vi và phân bé dia lý cụ thé [33]
Aedes albopictus là một loài muỗi rừng đã thích nghi với môi trường nông
thôn, ngoại 6 và đô thị Trong những thập niên gần đây, Aedes đã lan rộng từ Châu
Á đến Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu, đặc biệt là nhờ sự hỗ trợ của thương mạiquốc tế, nước mưa chứa trong các loại lốp xe đã qua sử dụng là môi trường tốt chomuỗi đẻ trứng Trứng có thé chịu được điều kiện khô ráo trong nhiều tháng khi
không có nước [47].
1.2 Một số đặc điểm dịch té học
1.2.1 Tình hình nhiễm virus Dengue trên thế giới
Dengue lan rộng khắp các vùng nhiệt đới, với các yếu tổ nguy cơ chịu ảnh
hưởng của biến động không gian tại địa phương như lượng mưa, nhiệt độ, độ amtuong đối, mức độ đô thị hóa va chất lượng kiểm soát véc-tơ tại các vùng thành thị.Trước 1970, chỉ có 9 quốc gia trải qua những đợt SXHD Ngày nay, bệnh lưu hành
trên 100 quốc gia ở Châu Phi, Châu Mỹ, Trung Đông, Đông Nam Á và Tây Thái
Bình Dương Trong đó Châu Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là nhữngvùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất [47]
Trang 22CHƯƠNG 1 TONG QUAN Y VAN
Các quốc gia thuộc Châu Phi, Châu Mỹ La-tinh và Đông Địa Trung Hải đều báo
cáo các trường hợp mắc bệnh SXHD hàng năm cho ban thư ký của WHO
WPRO - Khu vực Tay Thai Binh Dương
Hình 1.3 Các trường hợp nghi ngờ hoặc khẳng định mắc sốt xuất huyết thông
báo đến WHO từ năm 1990-2015 [48]
Một ước tính gần đây (2013) cho thấy có 390 triệu trường hợp mắc bệnh sốt
xuât huyệt xảy ra moi năm, trong đó 96 triệu biêu hiện lâm sàng (với mức độ
nghiêm trọng của bệnh) Năm 2012, tỉ lệ mắc bệnh SXHD ước tính khoảng 3,9 tỷ
người ở 128 quốc gia có nguy cơ bị nhiễm virus sốt xuất huyết [48]
Trang 23CHƯƠNG 1 TONG QUAN Y VAN
The boundaries and names shown and the designations used on this map do net imply the expression Data Source: Werld Health Organization ‘<a, World Health
of any opinion whatsoever on the part of the World Health Organization concerning the legal status Map Production: Control of Neglected (ie) World heal
of any country, territory, city or area or of its authorities, or conceming the delimitation of its frontiers Tropical Diseases (NTD) NS Organization
or boundaries Dotted lines on maps represent approximate border lines for which there may not World Health Organization
yet be full agreement © WHO 2016 All rights reserved
Hình 1.4 Số trường hợp trung bình mắc sốt xuất huyết trên thé giới năm 2016
bao cáo với WHO [49]
1.2.2 Tinh hinh nhiém virus Dengue tai Viét Nam
Việt Nam được coi là vùng dịch lưu hành dia phương, chu yêu ở các tỉnhmiền Nam và Nam Trung bộ Tỉ lệ mắc hàng năm trong vòng 10 năm gần đây daođộng từ 40 tới 310 trường hợp trên 100.000 dân, trong đó khu vực miền Namthường xuyên chiếm trên 70% các ca mắc mới Tỉ lệ tử vong có thể lớn hơn1/100.000 dân, tuy nhiên trong những năm gần đây Việt Nam thường duy trì ở mứcthấp hoặc rất thấp, từ 0,1 tới 0,01/100.000 người Bệnh thường xuất hiện và gâythành dịch vào các tháng mùa mưa, nhiệt độ trung bình tháng cao; ở miền Nam dichxảy ra gần như quanh năm, còn ở miền Bắc từ tháng 7 tới tháng 11 Chu kỳ của dichbệnh sốt Dengue/SXHD khoảng 3 - 5 năm Thường sau một số chu kỳ dịch nhỏ vàvừa lại có một chu kỳ dịch lớn xảy ra, ví dụ ở Việt Nam các đỉnh dịch sốt
Trang 24CHƯƠNG 1 TONG QUAN Y VAN
Dengue/SXHD lớn và tương đối lớn rơi vào các năm 1987, 1998, 2007, trong khi
Nam của Việt Nam [34]
1.3 Chan đoán và phân độ lâm sàng
Bệnh SXHD được chia làm 3 mức độ theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới
năm 2009 [47]:
- Sốt xuất huyết Dengue
- Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo
- S6t xuất huyết Dengue nặng
1.3.1 Sốt xuất huyết Dengue
Lâm sàng:
- Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày
Trang 25CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuấthuyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam
Các biểu hiện khác có thể gặp: nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da sung huyết,
phát ban, đau cơ, đau khớp, nhức hai hồ mắt
Cận lâm sang:
Hematocrit bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu) hoặc tăng
Số lượng tiểu cầu giảm nhẹ hoặc bình thường
Số lượng bạch cầu thường giảm
1.3.2 Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo
Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của SXHD, kèm theo dấu hiệu cảnh báo:
- Hematocrit tăng cao >20% so với trị số trước đó của bệnh nhỉ hoặc so với trị
số bình thường theo tuổi
- Tiểu cầu giảm nhanh và số lượng <100.000/mmỶ
1.3.3 Sốt xuất huyết Dengue nặng
Khi bệnh nhi có một trong các biểu hiện sau:
Sốc giảm thé tích do thất thoát huyết tương nặng (sốc SXHD)
Xuất huyết nặng
Suy tạng.
a Sốc sốt xuất huyết Dengue
e Suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào ngày thứ 3-7 của bệnh, biểu
hiện bởi các triệu chứng như vật vã, but rút hoặc li bì, lạnh đầu chi, da
10
Trang 26CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
lạnh âm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹp (hiệu số huyết áp tối đa và tốithiểu <20mmHg) hoặc tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu
ít.
Sốc SXHD được chia ra 2 mức độ để điều trị bù địch:
+ Sốc SXHD: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhẹ, huyết áp
kẹp hoặc tụt, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, âm, bứt rứt hoặc
vật vã, l¡ bì.
+ Sốc SXHD nặng: Sốc nặng, mạch nhẹ khó bắt, huyết áp không đo
được.
b Xuất huyết nặng
Chảy máu mũi nặng cần nhét gạc vách mũi, rong kinh nặng, xuất
huyết trong cơ va phần mềm, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết nội tạng.
Kèm theo Hct giảm hoặc sốc nặng hoặc đông máu nội mạch lan tỏa
Lưu ý: xuất huyết nặng cũng có thé xảy ra ở bệnh nhi dùng các thuốc khangviêm như acetylsalicylic acid (Aspirin), ibuprofen hoặc dùng corticoid, tiền
sử loét dạ day, tá trang, viêm gan man.
c Suy tạng nặng
Suy gan cấp, men gan AST, ALT >1000U/L
Suy than cap: tiểu it hoặc vô niệu, creatinin tăng trên 2 lần giới hạntrên theo tuôi (dưới 1 tuổi: >0,8mg% (71umol/L), 1-8 tuổi: >1,4mg%
(124umol/L), trên 8 tuổi: >2mg% (177umol/L))
Sốt xuất huyết thé não: rối loạn tri giác, có thé kèm co giật
Viêm co tim: suy tim hoặc rối loạn nhịp tim kèm Troponin I đương
tính, CPK (creatin phosphokinase) tăng.
Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS): suy hô hấp cấp kèm
PaOz/FiO;<200.
1.4 Chan đoán căn nguyên virus Dengue
1.4.1 Xét nghiệm huyết thanh
11
Trang 27CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
Xét nghiệm nhanh:
- Tim kháng nguyên NSI trong 5 ngày đầu của bệnh
- Tim kháng thé IgM từ ngày thứ 5 trở đi
Xét nghiệm ELISA:
- Tim kháng thể IgM: xét nghiệm từ ngày thứ 5 của bệnh
- Tim kháng thé IgG: lay máu 2 lần cách nhau 1 tuần tim động học kháng thé
(tăng gấp 4 lần)
1.4.2 Xét nghiệm phản ứng khuếch đại chuỗi gene (Polymerase Chain
Reaction — PCR), phân lập virus
Lay máu trong giai đoạn sốt
1.5 Biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue [13]
1.5.1 Phòng chống véc-tơ chủ động
a Công tác tổ chức, sẵn sàng phòng chống dich
- Xây dựng kế hoạch phòng chống SXHD hang năm của các cấp
- Chuan bị sẵn sang nhân lực bao gồm đội chống dịch cơ động như: cán bộ
điều trị, dịch tễ, côn trùng được trang bị đủ hóa chất, máy móc, phương tiện.
- _ Hóa chất, phương tiện sẵn sàng cho chống dịch tại các tuyến (sử dụng kinh
phí sự nghiệp cấp cho các chương trình mục tiêu tại tinh/thanh phố và kinh
phí địa phương).
12
Trang 28CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
b Hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về SXHD và huy động sự tham gia của
cộng đồng phát hiện loại bỏ 6 lăng quăng/bọ gậy: loại bỏ các vật dụng phế
thải, sử dụng tác nhân sinh học diệt lăng quăng/bọ gậy (thả cá, Mesocyclops).
Tập huấn cho lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thé, mang lưới y tế,cộng tác viên, giáo viên, học sinh nhà trường về bệnh SXHD, các hoạt động
cụ thê loại trừ nơi sinh san của muôi.
Điều tra xác định 6 lăng quăng/bọ gậy tại địa phương và biện pháp xử lý
thích hợp cho từng chủng loại 6 bọ gậy
Tổ chức các hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy thường xuyên đến từng hộ gia
đình thông qua hoạt động của cộng tác viên y tế, học sinh và các tổ chứcquan chúng (dùng hóa chat diệt ấu trùng muỗi, thả cá, Mesocyclops, đậy nắp,
loại bỏ vật dụng phế thải, v.v ) hàng tuần tại khu vực có ô dịch hoạt động,
tiếp tục duy trì 2 tuần/lần vào những tháng cao điểm (từ tháng 4 đến tháng 11
hàng năm).
Phun chủ động hóa chất diệt muỗi tại những nơi có nguy cơ cao (vùng nguy
cơ cao là vùng nhiều năm liên tục có ca bệnh và có chỉ số mật độ muỗi
cao 0,5 con/nhà hoặc chỉ số BI 30; riêng khu vực miền Bắc chỉ số bọ gậy
BI 20).
e Chi số Breteau (BI) là số dụng cụ chứa nước có lăng quăng/bọ
gay Aedes trong 100 nhà điều tra Tối thiểu điều tra 30 nhà, vì vậy BI
được tính như sau [13]:
Số DCCN có lăng quăng / bọ gay Aedes
Trang 29CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
- Huy động sự tham gia của cộng đồng tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của
mỗi địa phương.
- Giam nguồn sinh sản của muỗi: Lăng quăng/bọ gậy có thé phát triển ở các
dụng cụ chứa nước trong nhà và xung quanh nhà, vì vậy xử lý dụng cụ chứa
nước đê làm giảm nguôn sinh sản là biện pháp đơn giản và rât hiệu quả trong
phòng chống SXH
e Xt lý dụng cụ chứa nước: dụng cụ chứa nước sinh hoạt (chum vai, bể
nước mưa, cây cảnh, v.v ): dùng các biện pháp ngăn ngừa muỗi sinh
đẻ (có nắp đậy thật kín, thả cá, v.v ) và lật úp các dụng cụ gia đìnhnhư xô, chậu, bát, máng nước gia cầm
¢ Loại trừ 6 lăng quăng/bọ gậy
+ Đối với bé kính, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh hoặc điều hòa
nhiệt độ: Dùng dầu hoặc cho muối vào, thay nước 1 lần/tuần, cọ rửa
thành dung cụ chứa nước dé diệt trứng muỗi Aedes aegypti, Aedes
albopictus.
+ Thu don, pha huy cac 6 chứa nước tự nhiên hoặc nhân tạo (chai, lọ, lu,
vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa, v.v ) cho vào túi rồi chuyền tới nơi thu
gom phế thải của địa phương hoặc hủy bỏ bằng cách chôn, đốt
+ Các hôc chứa nước tự nhiên (hoc cây, kẽ lá, gôc tre nứa, v.v ): loại bỏ,
lấp kin, chọc thủng hoặc làm biến đổi hình dang dé không ứ đọng nước
+ Sử dụng hóa chất diệt ấu trùng muỗi tại các 6 đọng nước như: các hé ga
ngăn mùi, bé cá cảnh, lọ hoa, v.v
- _ Tuyên truyền, hướng dan cộng đồng:
e_ Tuyến tỉnh, huyện: Phối hợp với các cơ quan thông tin tại địa phương bao
gồm: đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí và các phương tiện thông tin
khác.
14
Trang 30CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
e Tuyến xã, phường: Tổ chức các buổi phô biến kiến thức phòng chống sốt
xuất huyết trong các trường học, các buổi họp dân, khẩu hiệu, tờ tranh, các
cuốn sách nhỏ, thăm hỏi của cộng tác viên y tế, truyền thanh, các buổi
chiếu video, v.v bằng những thông tin đơn giản, dễ hiểu, minh họa rõràng Tùy theo đối tượng nghe mà phô biến các thông tin như:
+ Tinh hình SXHD trong nước, tại tỉnh, huyện hoặc xã về số mặc và chết
trong một vài năm gần đây
+ Triệu chứng của bệnh, sự cần thiết của điều trị kịp thời dé giảm tử vong
+ Nhận biết vòng đời, nơi sinh san, trú đậu, hoạt động hút máu của muỗi
truyền bệnh
+ Những biện pháp cụ thé, đơn giản mà mỗi người dân có thé tự áp dụng
dé loại bỏ 6 lăng quăng/bọ gậy của muỗi truyền bệnh
+ Định ngày và thời gian thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy
phòng chống sốt xuất huyết
- Huy động cộng đồng có những hoạt động cụ thé như sau:
e_ Đối với cá nhân:
+ Vận động từng thành viên gia đình thực hiện các biện pháp thông
thường phòng chống SXHD bao gồm loại bỏ các 6 lăng quăng/bọ gậy,
diệt muỗi, bảo vệ cá nhân không bị muỗi đốt
+ Phòng muỗi đốt: Làm lưới chắn muỗi vào nhà Thường xuyên ngủ man
kê cả ban ngày, mặc quan áo dài nếu có thể, nhất là đối với trẻ nhỏ
+ Xua, diệt muỗi: Sử dụng hương xua muỗi, bình xịt, diệt muỗi cầm tay,
hun khói bằng đốt vỏ cau, dừa hoặc lá cây Treo mành tre, rem tắm hóa
chất diệt muỗi ở cửa ra vào, cửa số hoặc sử dụng vợt điện, v.v
© Đối với cộng đồng: Hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy cần sự tham gia tích
cực của mỗi hộ gia đình, trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở của chính quyền
15
Trang 31CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
địa phương và sự tham gia hưởng ứng của tất cả các tổ chức chính trị - xã
hội.
+ Tổ chức hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy hàng tuần tại các khu vực có 6
dịch đang hoạt động, tiếp tục duy trì 2 tuần/lần ở những tháng cao điểm
để loại trừ nơi sinh sản của véc-tơ nơi công cộng và tư nhân Tuyên
truyền rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, áp
phích, tranh tuyên truyền, các cuốn sách nhỏ, mạng lưới cộng tác viên y
tế, hoạt động của nhà trường Đánh giá tình hình dịch và những kết quả
tham gia của cộng đồng
+ Truyền thông đến các hộ gia đình và học sinh trong trường học về các
biện pháp đơn giản loại trừ nơi sinh sản của véc-to ở nhà cũng như ở
trường học Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về SXHD, các biện pháp
phòng chống, động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có
nhiều đóng góp thiết thực
+ Khuyến khích các công ty thương mại, du lịch với tư cách là nhà tài trợ
tham gia vảo việc nâng cao cảnh quan và cải thiện môi sinh trong cộng
đồng, làm giảm nguồn sinh sản của véc-tơ truyền bệnh Cần cho họ biết
rằng kết quả phòng chống SXHD sẽ có tác động tốt đến kinh doanh và
lợi nhuận của công ty.
+ Kết hợp các hoạt động phòng chống SXHD với các lĩnh vực phát triển
dịch vụ cộng đồng khác như: dịch vụ thu gom rác, cung cấp nước sinh
hoạt, v.v nhằm làm giảm nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh.
c Phun hóa chất diệt muỗi chú động diện rộng
- Mục đích: Chủ động triển khai phun hóa chất diệt muỗi kết hợp với chiến
dịch diệt lăng quăng/bọ gậy ngay từ khi có nguy cơ nhằm ngăn chặn nguy
cơ dịch bùng phát.
16
Trang 32CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
- Chỉ định:
e Nơi có nguy cơ cao xảy ra dịch và
© Có ca bệnh và có chỉ số mật độ muỗi cao (0,5 con/nhà) hoặc chỉ số lăng
quăng/bọ gậy cao (Breteau (BI) 30); riêng khu vực miền Bắc chỉ số mật độmuỗi cao (0,5 con/nhà) hoặc chỉ số bọ gậy cao (BI 20)
© Chỉ số mật độ (CSMĐ) muỗi là số muỗi cái Aedes trung bình trong một
gia đình điều tra
Số muỗi cái Aedes bắt được
CSMĐ (con /nhà] =
B (con/ Số nhà điều tra
- Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur/Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng hướng dẫn
chuyên môn cho các tỉnh, thành phố trong việc chỉ định phạm vi phun hóachất diệt muỗi chủ động diện rộng
1.5.2 Xứ lý 6 dịch SXHD
a Quy mô xử ly 6 dịch SXHD
- Khi có 1 ô dịch SXHD xử lý khu vực phạm vi bán kính 200 mét ké từ nhà
bệnh nhân.
- Trường hợp có từ 3 6 dich SXHD trở lên tại một thôn/ấp hoặc tương đương
trong vòng 14 ngày thi xử lý theo quy mô thôn/áp và có thé mở rộng khi dich
lan rộng.
b Thời gian thực hiện
- _ Các biện pháp xử ly 6 dịch SXHD phải được triển khai trong vòng 48 giờ ké
từ khi 6 dịch được xác định
c Các biện pháp xử ly 6 dịch SXHD
- Phun hóa chất điệt muỗi
- Giám sát bệnh nhân và véc-tơ truyền bệnh:
17
Trang 33CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
e Giám sát bệnh nhân: Thực hiện giám sat và báo cáo ca bệnh tại é dich theo
đúng quy định.
e_ Giám sát véc-tơ trước và sau khi phun hóa chất
d Tuyên truyền, huy động cộng đồng
- Đơn vị y tế địa phương tham mưu chính quyền địa phương thông báo và huy
động các ban ngành, đoàn thể tham gia tuyên truyền và trực tiếp tham gia
vào các hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy phòng bệnh SXHD.
- _ Truyền thông rộng rãi về lịch phun, hướng dẫn các hộ gia đình, cơ quan phối
hợp chuẩn bị phun (dọn dep, che đậy bảo vệ thực phẩm, chim cá cảnh, vật
nuôi, v.v ), bố trí có người ở nhà dé mở cửa trong thời gian phun hóa chất
- Các kênh thông tin: Văn bản chỉ đạo của chính quyền các cấp, truyền thông
trên truyền hình, truyền thanh của tỉnh, thành phố, phát thanh xã phường,cộng tác viên, họp tổ dân phé/té tu quan
e Tổ chức chiến dich diệt lăng quăng/bọ gậy phòng bệnh SXHD
- Thời gian: Tiến hành chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy tới từng hộ gia đình
trước khi phun hóa chất diệt muỗi
- Tổ chức thực hiện:
e_ Đơn vị y tế địa phương tham mưu chính quyền các cấp chỉ đạo các ban,
ngành, đoàn thê (nòng cốt là Mặt trận Tổ quốc, Cựu chiến binh, Hội Phụ
nữ, Giáo dục, Công an, v.v ) xây dựng kế hoạch với sự tham mưu củangành y tế, tổ chức triển khai chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy tại cộngđồng
e Thành lập đội xung kích diệt lăng quăng/bọ gậy tuyến thôn, ấp: thành
phần gồm trưởng thôn, dân phòng, cộng tác viên, Hội Cựu chiến binh,
Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, v.v hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban
18
Trang 34CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
Chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã để triển khai các hoạt động diệt lăng
quăng/bọ gậy tại cộng đồng
- Nội dung hoạt động:
Tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao nhận thức của người dân đề phối hợp
trong hoạt động phun hóa chat, diệt lăng quăng/bọ gậy
Day kín các dụng cụ chứa nước bang nắp, vải màn ngăn không cho muỗi
Thu don rác, ké cả dung cụ chứa nước tự nhiên, nhân tạo (chai, lọ, lu, vỏ
đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa, v.v ) cho vào túi rồi chuyên tới nơi thu
gom phế thải của địa phương hoặc hủy bỏ bang chôn, đốt
Lọc nước loại bỏ lăng quăng/bọ gậy.
Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh, điều hòa:cho dầu hoặc muối vào để ngăn lăng quăng/bọ gậy phát triển; cọ rửabằng bàn chải thành dụng cụ chứa nước thường xuyên để diệt trứng muỗibám trên bể mặt ít nhất 1 tuần/lần
Xử lý bằng hóa chất diệt ấu trùng muỗi ở những nơi đọng nước như: hồ
ga thoát nước, hôc cây, kẽ lá cây, bê cá cảnh và các ô đọng nước khác.
1.6 Truyền thông trong việc phòng chống sốt xuất huyết Dengue
1.6.1 Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng (TTDC) là tiến trình truyền đạt thông tin đến rất nhiều
người cùng một lúc [24], [38] Có 4 hình thức thông qua 4 phương tiện truyền thông
đại chúng:
19
Trang 35CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
- Bao chí (và các sản phẩm in ấn khác nói chung)
- Phát thanh.
-_ Truyền hình
- Internet: Có kiểm soát (các website của các tô chức có uy tín, các báo mạng,
v.v ) và không kiểm soát (các website cá nhân, blog, diễn đàn, v.v )
1.6.2 Truyền thông liên cá nhân
- Giữa người này với người khác.
1.6.3 Truyền thông tập thé
- Truyén thông trong nội bộ một co quan, một công ty, một tổ chức đoàn thể,
hay một nhóm xã hội nào đó.
1.7 Các nghiên cứu liên quan
Năm 2009, Bạch Thị Chính, Lê Công Minh, Tạ Quốc Đạt tiến hành nghiêncứu “Hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức - thực hành đúng
phòng chống sốt xuất huyết cho người dân tại xã Vĩnh Hựu huyện Gò Công Tâytỉnh Tiền Giang” [16] Nghiên cứu được tiến hành thông qua các loạt hoạt động
truyền thông tại cộng đồng và phỏng van trực tiếp người dân và hộ gia đình trước
và sau khi can thiệp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn đề đánh giá hiệu quả của truyền thôngtrong giáo dục sức khỏe về bệnh SXH Kết quả cho thấy người dân nhận thông tinchủ yếu qua các phương tiện truyền thông như đài phát thanh xã, huyện, tỉnh, trungương và qua truyền hình (72,0% - 76,5%) Tỉ lệ người dân nhận thông tin từ người
đến nhà vận động trước chương trình là 17,5%, sau chương trình là 62,5%, với
p<0,001 Tỉ lệ người dân nhận tài liệu truyền thông trước chương trình là 3,0%, sau
chương trình là 57,5%, với p<0,001 Tỉ lệ người dân có được thông tin về phòngbệnh SXH từ các cuộc họp tổ trước và sau chương trình (2,5%; 16,0%; p<0,001), xe
cô động trong chiến dịch (0,5; 13,5%; p<0,001)
Một nghiên cứu khác năm 2010, Trương Phi Hùng, Trần Tuyết Nga, TrầnThị Hồng Liên tiến hành thực hiện nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng bệnh sốt xuất huyết của thân nhân bệnh nhi sốt xuất huyết tại bệnh viện
20
Trang 36CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN Y VĂN
Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh" [23] Thử nghiệm được tiến hành bằng cáchphỏng vấn 200 thân nhân bệnh nhi SXH dựa trên bảng câu hỏi soạn sẵn Kết quảcho thấy chỉ có 63% thân nhân có kiến thức đúng, 52,5% thân nhân có thái độ đúng,
53% thân nhân có thực hành đúng về phòng bệnh sốt xuất huyết
Theo nghiên cứu của tác giả Lê Công Minh, Lê Đức Hạnh năm 2013 về
“Hiéu biết và thái độ của người dân đối với tài liệu truyền thông in về phòng chốngsốt xuất huyết tại một số địa bàn khu vực phía Nam” thông qua 200 người dân đại
diện hộ gia đình (100 người dân tham gia phỏng van sâu va 100 người dân tham gia
10 cuộc thảo luận nhóm) tại 5 tỉnh thuộc khu vực phía Nam, bao gồm: Bà Rịa —
Vũng Tàu, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bình Dương và Tiền Giang, nghiên cứu thực hiện
từ tháng 4 đến tháng 12/2013 [30] Nghiên cứu cho thấy đa số người dân chưa hiểuđúng thông điệp của các hình ảnh và nội dung của tài liệu Phần lớn hình ảnh được
in trên tài liệu truyền thông được khảo sát tại các tinh còn nhiều điểm cần chỉnh sửa:kích thước quá nhỏ hoặc quá to, hình mờ, nhòe, màu sắc tối, v.v và việc sử dụng
từ ngữ trong các tài liệu truyền thông in chưa phù hợp: nhiều chữ, nhiều nội dung
không cần thiết, không phù hợp với vùng miền, còn dùng nhiều từ chuyên môn, từtiếng Anh, nhiều từ sai chính tả Điều này đã ảnh hưởng đến việc hiểu đúng thông
điệp của hình ảnh và nội dung trong các tài liệu truyền thông in của người dân
21
Trang 37CHƯƠNG 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi
2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Dân số mục tiêu
Thân nhân bệnh nhi đến khám vì sốt tại phòng khám ngoại trú của các phòng
khám SXH, Nhiễm, Hô hap, Nội tổng quát của Bệnh viện Nhi Đồng 1
2.2.2 Dân số chọn mẫu
Bệnh nhi và thân nhân bệnh nhi đến khám vì sốt tại các phòng khám SXH,
Nhiễm, Hô hấp, Nội tổng quát của Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 9/2017 đến
Tinh được cỡ mẫu nghiên cứu là: n = [(1,96)° x 0,5 x 0,5)]/(0,05)” = 384,16
Lam tron mau 1a 384.
Nghiên cứu làm trên 2 nhóm trẻ đến khám vi sốt do SXH và sốt do nguyênnhân khác, tông cộng tiến hành thu thập số liệu trên: 384 cặp thân nhân, bệnh nhi
SXH và 384 cặp thân nhân, bệnh nhi sốt do nguyên nhân khác
2.4 Tiêu chuẩn chọn mẫu
22
Trang 38CHƯƠNG 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1 Tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu
- Bệnh nhi và thân nhân bệnh nhi đến khám vi sốt ở thời điểm trong vòng <
72 giờ của bệnh kể từ lúc sốt tại phòng khám ngoại trú của các khoa SXH, Nhiễm,
Hô hấp, Nội tổng quát của bệnh viện Nhi Đồng từ tháng 9/2017 đến tháng 2/2018
- Có làm xét nghiệm chân đoán SXH dựa trên kết quả NS1
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
2.4.2 Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu
- Không sử dụng các phương tiện truyền thông
- Thân nhân có bệnh nhi đang điều trị nội trú
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu
b Các biến số về phương tiện truyền thông
- Các phương tiện truyền thông sử dụng
- Các chuyên mục quan tâm trên báo chí.
- Thời lượng sử dụng báo chí.
- Các chuyên mục quan tâm trên dai phát thanh.
- Thời lượng sử dụng đài phát thanh.
23
Trang 39CHƯƠNG 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Các chuyên mục quan tâm trên truyền hình
- Thời lượng sử dụng truyền hình
- Các chuyên mục quan tâm trên Internet.
- Thời lượng sử dụng Internet.
2.4.4 Định nghĩa biến số
Biên sô Loại biên Ghi chú
Biên liên Tính bằng năm hiện hành trừ cho nămTuổi ;
Quan hệ với bệnh | Biến danh " ˆ
Co ba giá tri là Cha/Mẹ, Ong/Ba và Khác nhỉ định
Các phương tiện | Biến danh | Bao gồm Báo chí, Phát thanh, Truyền hình
truyền thông sử định và Internet.
24
Trang 40CHƯƠNG 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
dụng
Các chuyên mục
quan tâm trên báo
đài phát thanh hang ngày
Các chuyên mục s ` - l , :
Biên danh | Bao gôm Sức khoẻ, Thời su, Kinh tê, Thé
quan tâm trên - ¬
Internet hăng ngày.
Mức độ kiến thức Bao gồm mức độ trả lời đúng bảng câu hỏi
của thân nhân về | Biến thứ tự | theo Phụ lục 3:
bệnh SXH * Hoàn toàn không biết: Trả lời đúng từ 0
25