Trong triết học, phạm trù được hiểu là những khái niệm chung nhất, rộng nhất phản ánh những mặt, những mối liên hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy..
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE
-o0o -
BÀI TẬP LỚN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Đề 2:
Phân tích cặp phạm trù bản chất, hiện tượng Từ góc độ quan điểm của Triết học Mác – Lênin về bản chất - hiện tượng, liên hệ thực tiễn giải quyết tình huống
được nêu lên
Họ và tên SV : Trần Khánh Linh…………
Lớp : Quản trị Kinh doanh quốc tế 65B
Mã SV : 11230349
Hà Nội – 12/2023
Trang 2MỤC LỤC
NỘI DUNG 3
A CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
I Khái niệm phạm trù, bản chất và hiện tượng 3
1 Khái niệm về phạm trù: 3
2 Khái niệm về phạm trù bản chất và hiện tượng: 3
II Mối quan hệ của cặp phạm trù bản chất – hiện tượng 4
1 Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan trong cuộc sống: 4
2 Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: 5
3 Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng: 7
III Ý nghĩa phương pháp luận 9
1 Ý nghĩa thứ nhất: 10
2 Ý nghĩa thứ hai: 11
B VẬN DỤNG THỰC TIỄN: 12
1 Giới thiệu & Mô tả tình huống: 12
2 Đặt vấn đề 12
2.1 Quan điểm về gia đình theo Triết học Mác-Lênin: 12
2.2 Nguyên nhân người bố ngoại tình: 13
2.3 Lí do người mẹ chọn tha thứ: 14
3 Cách giải quyết và lựa chọn cuối cùng: 15
4 Kết luận: 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3NỘI DUNG
A CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I Khái niệm phạm trù, bản chất và hiện tượng
1 Khái niệm về phạm trù:
Phạm trù là những khái niệm có nội hàm rộng lớn, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện
tượng thuộc một lĩnh vực nhất định
Thí dụ: Trong toán học, ta có phạm trù "số", "điểm", "mặt phẳng",
Trong vật lý học, ta có phạm trù "khối lượng", "vận tốc", "gia tốc”,
Trong kinh tế học, ta có phạm trù "hàng hóa", "giá trị", "tiền tệ",
Trong triết học, phạm trù được hiểu là những khái niệm chung nhất, rộng nhất phản ánh những mặt, những mối liên hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy
2 Khái niệm về phạm trù bản chất và hiện tượng:
Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng
Thí dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống Các mối quan hệ đó rất đa dạng và phong phú, chẳng hạn như quan hệ huyết thống, quan hệ bạn bè, quan hệ đồng nghiệp
Trang 4Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng
Thí dụ: Khi ta ngồi ngoài trời, tiết trời lộng gió, ta cảm thấy mát, đó chính là hiện tượng Bản chất của hiện tượng là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp
II Mối quan hệ của cặp phạm trù bản chất – hiện tượng
1 Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan trong cuộc sống:
Con người luôn muốn khám phá, tìm tòi các mặt, các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng nhưng lại chưa có một cái nhìn tổng quan và khái quát đầy
đủ về bản chất của các sự vật, hiện tượng đó Vậy nên, khi có đủ sự tích lũy về cả tri thức và kiến thức, con người bắt đầu hình thành sự nhận thức về mối liên hệ phụ thuộc, qua lại giữa các mặt của sự vật, hiện tượng và coi chúng như một yếu tố của thể thống nhất hữu cơ Việc giải quyết được những mối liên hệ giữa chúng có thể dẫn đến thành công trong việc nhận thức được toàn bộ bản chất của cả sự vật và hiện tượng Trước hết, ta cần hiểu bản chất và hiện tượng đều tồn tại thực và khách quan trong mối quan hệ hữu cơ, bất kể con người có nhận thức được hay không thì chúng vẫn luôn song hành trong cuộc sống Theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì quan điểm duy tâm không thừa nhận hoặc không hiểu đúng sự tồn tại khách quan của bản chất và hiện tượng Họ cho rằng, bản chất không tồn tại thật sự, bản chất chỉ là tên gọi trống rỗng do con người bịa đặt ra, còn hiện tượng dù có tồn tại nhưng đó chỉ là tổng hợp những cảm giác của con người, chỉ tồn tại trong chủ quan con người Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan tuy thừa nhận sự tồn tại thực sự của bản chất nhưng đó không phải là của bản thân sự vật mà theo họ đó chỉ
là những thực thể tinh thần (Trích “Về sự tương quan giữa các cặp phạm trù cơ bản của Phép biện chứng duy vật”) Chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác -
Trang 5Lênin cho rằng, cả bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là cái vốn có của
sự vật, không do ai sáng tạo ra vì sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định Những yếu tố này liên kết với nhau bằng những mối liên hệ khách quan, đan xen, chằng chịt Trong đó có những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định Những mối liên hệ tất nhiên đó tạo thành bản chất của sự vật Vậy, bản chất là cái tồn tại khách quan gắn liền với sự vật còn hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, cũng là cái khách quan không phải do cảm giác của chủ quan con người quyết định
Thí dụ: Bản chất của hòn đá là sự tồn tại của vật chất, có khối lượng, hình dạng và tính chất riêng Sự tồn tại này không phụ thuộc vào nhận thức của con người Hay hiện tượng mặt trời mọc và lặn hàng ngày không thay đổi dựa trên quan điểm hay cảm nhận của con người, do đó cũng tồn tại khách quan
2 Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:
Bản chất và hiện tượng không chỉ tồn tại khách quan mà chúng còn có mối quan hệ hữu cơ vô cùng chặt chẽ, không thể tách rời Về căn bản, giữa chúng
có sự phù hợp nhất định với nhau bởi mọi sự vật đều là sự thống nhất của cả bản chất và hiện tượng Sự thống nhất của chúng dễ dàng nhìn thấy thông qua các yếu
tố đặc trưng:
* Thứ nhất, bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra thông qua hiện tượng tương ứng; và ngược lại, hiện tượng bao giờ cũng là biểu hiện của bản chất
Thí dụ một người mang bản chất là châu Mỹ thì sẽ có các hiện tượng tương ứng như tóc vàng, mắt xanh, da trắng Hay nếu thấy một vài hiện tượng như một người tóc đen, mắt nâu, da vàng thì có thể bản chất họ là người châu Á
Trang 6Qua đó, có thể nhìn nhận rõ ràng rằng bản chất và hiện tượng không thể tách rời nhau, chúng luôn tồn tại một cách song song Không có bản chất nào tồn tại một cách độc lập thuần túy mà không cần biểu hiện qua hiện tượng, và cũng không có bất kỳ một hiện tượng nào lại không phải là sự biểu hiện của một bản chất nhất định
* Thứ hai, bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau Bất
kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ ra thông qua hiện tượng tương ứng, bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở một mức độ nào đó hoặc nhiều hoặc ít Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng tương ứng sẽ có sự biến đổi theo, bản chất phát triển thì hiện tượng phát triển, bản chất mới ra đời thì các hiện tượng mới phù hợp với nó cũng dần xuất hiện, bản chất biến mất thì hiện tượng cũng sẽ biến mất
Mối liên kết chặt chẽ này được thể hiện thông qua thí dụ sau: Một nền nông nghiệp có bản chất là sản xuất nhỏ, hiện tượng bộc lộ thông qua bản chất sẽ là người nông dân cày cấy, thu hoạch bằng phương pháp thủ công Nhưng nếu bản chất thay đổi là nền nông nghiệp lớn thì hiện tượng cũng sẽ thay đổi hoặc biến mất theo Thay vì dùng sức người thủ công, giờ đây người nông dân có thể dùng phương pháp hiện đại hơn bằng các máy móc, trang thiết bị hiện đại để làm nông
Vì vậy, V.I.Lênin đã đưa ra kết luận: “Bản chất hiện ra, hiện tượng là có tính bản chất” (V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, năm 1981,
tập 29, trang 268) Việc tồn tại sự thống nhất giữa cái quy định sự vận động, phát triển của sự vật - “bản chất” và các biểu hiện đa dạng, phong phú, muôn hình vạn trạng - “hiện tượng” có thể giúp con người nhìn nhận khách quan để tìm ra cái chung trong những hiện tượng biệt lập, cá biệt và từ đó khám phá ra quy luật phát triển của hiện tượng qua các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau
Trang 73 Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng:
Từ sự thống nhất ấy, G.W.Friedrich Hegel cho rằng “Bản chất được ánh lên là nhờ hiện tượng” Liệu câu nói ấy có đúng và quả thực là giữa bản chất và hiện tượng chỉ có sự thống nhất? Khác vơi Hegel, C.Mác lại cho rằng: “Nếu hình thái biểu hiện và bản chất của sự vật trực tiếp đồng nhất với nhau, thì mọi khoa học sẽ trở nên thừa” (Trích “C Mác: Tư bản, quyển III, tập II, Nhà xuất bản Sự
thật, Hà Nội, 1963, trang 281”) Quả thực đúng như C.Mác nói, giữa chúng không
có sự phù hợp hoàn toàn, bởi đó sự thống nhất biện chứng, đi kèm với sự thống nhất ấy còn có mặt đối lập, mặt mâu thuẫn lại với nhau Tính chất mâu thuẫn của
sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ:
* Thứ nhất, trong khi bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu thì hiện tượng lại phản ánh cái riêng biệt đầy đa dạng và phong phú Cái tồn tại ở bản chất
là cái tổng thể của mối quan hệ khách quan, có tính sâu sắc hơn hiện tượng Ngược lại, hiện tượng lại chỉ những biểu hiện của các mặt, mang tính phong phú hơn bản chất
Thí dụ như một người có bản chất lương thiện sẽ biểu hiện ra bên ngoài bằng các hiện tượng phong phú, đa dạng Họ có thể giúp cụ già qua đường hay vô tình nhặt được đồ đánh rơi sẽ tìm người đánh rơi để trả lại Vì vậy, tuy chỉ từ một bản chất chung nhưng ở trong một số điều kiện
và hoàn cảnh nhất định thì có thể biến hóa thành vô số các hiện tượng khác nhau đầy muôn hình vạn trạng
* Thứ hai, sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng còn được nhìn nhận qua hình thức của chúng Bản chất là cái ẩn sâu bên trong của hiện thực khách quan, trong khi đó, hiện tượng lại là cái bên ngoài của hiện thực khách quan Những hiện tượng biểu hiện bản chất được bộc lộ qua nhiều phương thức khác
Trang 8nhau: một số hiện tượng biểu hiện ra một phần của bản chất, một số hiện tượng thì biểu hiện bản chất tương đối đầy đủ, có sự chính xác Đôi khi, các hiện tượng thể hiện ra bên ngoài vô cùng phong phú, đặc sắc nên chúng có thể vô tình hoặc cố ý
bị xuyên tạc, sai lệch, làm các hiện tượng chệch hướng khỏi cái bản chất ban đầu
để hình thành nên các hiện tượng đó bằng việc thêm hoặc bớt những yếu tố thực của bản chất
Thí dụ một người có thể đối xử tốt với bạn ở nhiều mặt, nhưng ta lại không thể khẳng định được rằng bản chất người ấy là tốt bụng, lương thiện Nếu bản chất người ấy là xấu thì sao? Điều đó có nghĩa rằng hiện tượng đối xử tốt với ta bị biến đổi sai lệch so với bản chất thực của hiện tượng
Việc hiện tượng bị biến đổi có thể cũng là tất yếu bởi nếu hiện tượng nào cũng biểu hiện hết được cái bản chất đúng ban đầu ngay lập tức với các cách thức, thông tin đầy đủ thì con người có thể chỉ thông qua giác quan để nhận thức rõ các
sự vật thay vì dùng sự nhận thức trau dồi nhiều năm cùng sự đóng góp từ các ngành khoa học, xã hội, kỹ thuật hiện đại để biết được sự phát triển của hiện tượng Điều này vừa có mặt lợi vừa có mặt hại, khi thì hiện tượng có thể đa dạng hơn bản chất nhưng đôi lúc chúng lại có thể trở nên nghèo nàn hơn chính bản chất Về vấn
đề này, V.I Lênin phát biểu: “Cái không bản chất, cái bề ngoài, cái trên mặt, thường biến mất, không bám “chắc”, không “ngồi vững” bằng “bản chất””(V.I.Lenin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, năm 1981, tập 29,
trang 268)
* Thứ ba, trong khi bản chất như một thể “tĩnh”, tương đối ổn định thì hiện tượng như một thể “động”, thường xuyên biến đổi Nội dung của hiện tượng được quyết định không chỉ bởi bản chất của sự vật, mà còn bởi những điều kiện hoàn cảnh xung quanh Hoàn cảnh và điều kiện sẽ luôn thay đổi, vậy nên khi
Trang 9chúng tác động lên sự vật thì sự tác động ấy cũng sẽ làm thay đổi hiện tượng, biến đổi chúng theo một cách khác
Sự ổn định của bản chất và sự biến thiên của hiện tượng được thể hiện
rõ thông qua việc so sánh mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản giai giai đoạn xưa và nay Tuy bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là bóc lột giá trị thặng dư, nhưng hiện tượng được bộc lộ ra bên ngoài trong hai thời kỳ lịch sử là khác nhau Thời xưa, công nhân thì luôn trong tình trạng bị đàn áp, không có tiếng nói, bị bóc lột sức lao động, còn địa chủ, tư sản chỉ việc hưởng lợi ích từ những sức lao động đầy mồ hôi nước mắt Nhưng trong hiện tại, giai cấp công nhân giờ đã có quyền được tự do lựa chọn có làm cho tư bản không, có muốn cống hiến cho tư bản không thay vì bị ép buộc như xưa Và nếu công nhân lựa chọn làm việc cho tư bản thì hiện nay tư bản cũng cần lo cuộc sống vật chất và tinh thần cho họ thay vì chỉ hưởng lợi từ sức lao động của họ
Tuy nhiên, điều ấy không khẳng định rằng bản chất sẽ mãi mãi luôn không thay đổi, chỉ đứng yên tại một chỗ kể từ khi sinh ra cho đến lúc mất đi
V.I.Lênin từng viết trong tác phẩm “Bút ký triết học của Lênin”: “Không phải chỉ hiện tượng là tạm thời, chuyển động, lưu động, bị tách rời bởi những giới hạn chỉ
có tính chất ước lệ, mà bản chất của sự cũng thế” Bản chất cũng sẽ biến đổi, nó
khác hiện tượng ở chỗ hiện tượng thì luôn thay đổi, biến đổi một cách nhanh chóng
để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện nhưng bản chất thì không vậy, nó biến đổi một cách chậm rãi và cần có một khoảng thời gian dài để thay đổi
III Ý nghĩa phương pháp luận
Hai chức năng cơ bản của triết học nói chung, đặc biệt là triết học Mác - Lênin nói riêng là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận Vấn đề
Trang 10nắm vững triết học Mác - Lênin không chỉ nằm ở việc tiếp nhận một thế giới quan đúng đắn mà còn là xác định một phương pháp luận khoa học Phương pháp luận
là học thuyết triết học về các nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo, định hướng hành vi con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Bởi vậy, việc lựa chọn và sử dụng đúng phương pháp luận sẽ có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn, dẫn ta đến thành công trong nhận thức và hành động Thông qua việc nghiên cứu, bóc tách những khái niệm cũng như mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù bản chất – hiện tượng, ta rút ra 2 ý nghĩa phương pháp luận chính sau:
1 Ý nghĩa thứ nhất:
V.I.Lênin: “Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có thể nói như vậy, đến bản chất cấp hai, v.v., cứ như thế mãi ” (V.I.Lenin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ,
Mátxcơva, năm 1981, tập 29, trang 268) Con người muốn làm chủ được sự vật phải nắm được bản chất của nó nhưng không thể nắm bản chất trực tiếp được mà phải thông qua hiện tượng Vì bản chất không tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng bộc lộ ra bên ngoài thông qua các hiện tượng tương ứng (hiện tượng có thể bị cải biến, xuyên tạc) của mình nên chỉ có thể tìm ra cái bản chất trên cơ sở nghiên cứu các hiện tượng Nhưng hiện tượng trong hoàn cảnh và thời gian khác nhau có thể phản ánh nhiều góc độ khác nhau của bản chất Vì thế, ta phải biết thu thập phân tích nhiều hiện tượng trên nhiều hoàn cảnh, góc độ, thời gian khác nhau mới nhận thức đúng và đầy đủ bản chất, và từ bản chất soi sáng, kiểm tra lại hiện tượng và tiếp tục nắm sâu hơn bản chất Nói về vấn đề này, V.I.Lênin đã từng phát
biểu: “Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất,
từ bản chất cấp một, nếu có thể nói như vậy, đến bản chất cấp hai, v.v., cứ như thế mãi ” (V.I.Lenin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, năm 1981, tập 29,
trang 268)