1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng khoa học công nghệ trong việc phát triển lực lượng sản xuất nâng cao năng suất lao động ở việt nam hiện nay nhìn từ góc độ quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về lực lượng sản xuất

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Ngoài ra, khoa học và công nghệcòn có thể giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động nhưng lại tăng năng xuất laođộng thông qua việc tự động hóa quy trình sản xuất.Trong công nghiệp, khoa

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

DANH SÁCH SINH VIÊN VIẾT TIỂU LUẬN NHÓM I ST

1 Nguyễn Thị Mai Anh 7143401053 Rất tích cực Nhómtrưởng2 Nguyễn Hà Anh 7143401054 Rất tích cực

3 Phạm Quỳnh Anh 7143401055 Rất tích cực4 Nguyễn Phương Ánh 7143401056 Rất tích cực5 Nguyễn Thị An Bình 7143401057 Rất tích cực6 Nguyễn Thị Quỳnh Chi 7123112076 Rất tích cực7 Hoàng Thị Linh Chi 7143401058 Rất tích cực8 Lê Thị Diệp 7143401060 Rất tích cực9 Hoàng Thanh Dung 7143401061 Tích cực10 Nguyễn Trần Tuấn Đạt 7143401059 Rất tích cực

1

Trang 3

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN

STTNội dung nhận xétGiảng viên nhận xétĐiểm

Điểm kết luận giảng viên

3 Nội dung(Lý luận + Thực tiễn)

4 Phương pháp trìnhbày

Trang 4

2.2 Nhiệm vụ của đề tài 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

3.1 Đối tượng nghiên cứu 6

3.2 Phạm vi nghiên cứu 6

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 7

4.1 Cơ sở lí luận 7

4.2 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Những đóng góp mới của đề tài 7

1.3 Lý luận về khoa học và công nghệ 11

1.4 Ảnh Hưởng của Khoa Học - Công Nghệ đến Năng Suất Lao Động ở Việt Nam 14

CHƯƠNG II 20

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 20

2.1 Khái quát thực trạng đề tài 20

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Ngô Minh Thuận – Giảngviên bộ môn Triết học Mác – Lênin đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn sinh viêntrong thời gian môn học Nhờ vào những lời khuyên và chỉ bảo đúng lúc của thầychúng em đã hoàn thiện bài luận của mình.

Tiếp đến, chúng em xin gửi lời tri ân tới các thầy cô Học viện Chính sách vàphát triển – Những người đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức bổ ích đểchúng em có nền tảng tốt về sau này Ngoài ra cũng không thể không nhắc tới giađình, bạn bè là hậu phương vững chắc là chỗ dựa tinh thần cho chúng em trongthời gian qua Sự thành công của bài luận chắc chắn phải kể đến công ơn của mọingười.

Nhưng sau tất cả, chúng em nhận thức rằng với lượng kiến thức và kinhnghiệm ít ỏi của bản thân chắc chắn bài luận sẽ khó tránh khỏi thiếu sót Kínhmong quý thầy cô thông cảm và góp ý để chúng em ngày càng hoàn thiện hơn.Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!

Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnhphúc.

4

Trang 6

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

Khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quá trìnhsản xuất và nâng cao hiệu suất làm việc của lao động Qua việc áp dụng công nghệtiên tiến, Việt Nam có thể sản xuất được các sản phẩm chất lượng cao hơn, giúptăng cường cạnh tranh trong thị trường quốc tế Ngoài ra, khoa học và công nghệcòn có thể giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động nhưng lại tăng năng xuất laođộng thông qua việc tự động hóa quy trình sản xuất.

Trong công nghiệp, khoa học, công nghệ phát triển, dần trở thành lực lượngsản xuất trực tiếp, dẫn đến sự thay đổi to lớn trong quá trình sản xuất Xu thế toàncầu hóa, cùng sự chuyển giao và hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ đã thúcđẩy nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ Các công cụ lao động giản đơn, mangtính chất tiểu thủ công nghiệp đã được thay thế bằng các dây chuyền máy móc thiếtbị hiện đại Sức lao động của con người được giải phóng, lao động chân tay dầnđược thay thế bởi lao động trí óc, lao động giản đơn dần được thay thế bằng sựchuyên môn hóa ngày càng cao Những sự thay đổi trên làm cho năng suất laođộng tăng vượt bậc, khối lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và có chất lượngcao Trong nông nghiệp, với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn, Đảng và Nhà nước chủ trương tích cực ứng dụng thành tựu khoa học,công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp Việc cơ giới hóa trong sản xuất nôngnghiệp ngày càng được đẩy mạnh Nhiều loại máy móc hiện đại được đưa vào sảnxuất nông nghiệp như máy cày bừa, máy gặt, máy gieo hạt, máy sấy Nhờ đưamáy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất và áp dụng cơ chế quản lý hợp lý, năngsuất và chất lượng trong sản xuất nông nghiệp của nước ta ngày càng tăng Ngànhthủy nông cũng được cải thiện đáng kể với việc đưa vào sử dụng nhiều loại máybơm có công suất lớn có thể tưới tiêu trên phạm vi rộng Nhiều giống lúa, hoa màu,giống cây trồng mới được đưa vào sản xuất có chất lượng, khả năng chống chịusâu bệnh, thiên tai tốt, đem lại năng suất cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu trongnước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài Việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sảnxuất nông nghiệp còn tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận những thành tựu

5

Trang 7

mới của khoa học, công nghệ, góp phần từng bước nâng cao chất lượng nguồnnhân lực nông thôn nói chung và cả nước nói riêng.

Xuất phát từ vấn đề nêu trên, em đã chọn đề tài “Thực trạng khoa học – côngnghệ trong việc phát triển lực lượng sản xuất nâng cao năng suất lao động ở ViệtNam hiện nay – Nhìn từ góc độ quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về lực lượngsản xuất” làm tiểu luận giữa học phần môn triết học của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích của đề tài

Trên cơ sở phân tích lý luận quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về lực lượngsản xuất, mục đích đề tài làm rõ thực trạng và xu hướng khoa học – công nghệtrong việc phát triển lực lượng sản xuất nâng cao năng suất lao động ở Việt Namhiện nay, từ đó đề xuất ra những giải pháp, phương hướng giải quyết trong nghiêncứu khoa học – công nghệ nhằm xây dựng kinh tế phát triển

2.2 Nhiệm vụ của đề tài

Đưa ra lí thuyết về quan điểm chủa nghĩa duy vật lịch sử về lực lượng sảnxuất Nêu ra thực trạng đề tài nghiên cứu từ đó đề xuất giải pháp.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về lực lượng sản xuất Vấn đề thựctrạng khoa học – công nghệ trong việc phát triển lực lượng sản xuất nâng cao năngsuất lao động ở Việt Nam hiện nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:

- Về nội dung nghiên cứu: gồm hai phần lý luận và thực tiễn.

- Về mặt lý luận: Nghiên cứu quan điểm chủ nghĩa Mác – Lenin về lực lượngsản xuất

- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu vấn đề thực trạng khoa học – công nghệ trongviệc phát triển lực lượng sản xuất nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam hiệnnay

- Về không gian nghiên cứu: tại Việt Nam.

6

Trang 8

- Về thời gian nghiên cứu: 13/11/2023 – 11/12/2023

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu4.1 Cơ sở lí luận

Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh cùng với các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận án, tác giả sử dụng phương phápluận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đồng thời vận dụng quan điểm kháchquan, quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể, quanđiểm thực tiễn.

5 Những đóng góp mới của đề tài5.1 Về lý luận

Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận của Chủ nghĩa Mác - Lêninvà tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam làmrõ quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về lực lượng sản xuất và tác dụng của việcnghiên cứu.

5.2 Về thực tiễn

Thực trạng khoa học – công nghệ trong việc phát triển lực lượng sản xuấtnâng cao năng suất lao động ở Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp phát triểnkhoa học – công nghệ bền vững.

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kếtcấu thành 3 chương, 9 tiết.

7

Trang 9

NỘI DUNGCHƯƠNG I

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong những bộ phận cơ bản của triết họcMác – Lenin, thường được biết đến như một học thuyết triết học duy vật biệnchứng về lĩnh vực xã hội Đó là sự kết hợp giữa thế giới quan duy vật biện chứngvà phương pháp luận biện chứng duy vật vào nghiên cứu đời sống xã hội và sự vậnđộng, phát triển của loài người trong lịch sử.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác trở thành phương pháp luận của nhiều nhànghiên cứu trong các bộ môn như kinh tế học, lôgic học, sử học, xã hội học

Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã tạo nên một bước ngoặt căn bảntrong sự phát triển tư tưởng xã hội Trước đó, quan niệm duy tâm về đời sống xãhội đã thống trị và có nhiều thiếu sót cơ bản của xã hội học và sử học trước Mácnhư: Chỉ chú ý đến các động cơ tư tưởng của hoạt động của con người mà khôngtính đến các nguyên nhân vật chất và không nhìn thấy vai trò quyết định của nhândân mà chỉ chú ý đến vai trò của cá nhân Đối với V.I.Lênin, ông khẳng định: Chủnghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học Mộtlý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùy

tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị [7,

Khác với các triết thuyết trước đây, Chủ nghĩa duy vật lịch sử lý giải sự thayđổi của xã hội loài người bằng sự phát triển của trình độ sản xuất trong mọi lĩnhvực, bắt đầu bằng sự cải tiến của công cụ lao động Trình độ sản xuất thay đổikhiến các quan hệ sản xuất cũng thay đổi dẫn đến những mối quan hệ xã hội tươngứng với những quan hệ sản xuất đó cùng với những tư tưởng nảy sinh ra từ nhữngquan hệ xã hội đó cũng thay đổi Khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượngtầng được xây dựng trên nó cũng sẽ biến đổi theo Sự vận động của kinh tế kéotheo sự thay đổi của cả hệ thống chính trị Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định

8

Trang 10

rằng, sự vận động, phát triển của xã hội chịu sự quyết định của các hoạt động vậtchất, yếu tố vật chất, các quan hệ vật chất có trong xã hội, hay nói cách khác, chính

tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội [6]

Chủ nghĩa duy vật lịch sử đóng vai trò quan trọng làm cơ sở nền tảng của thếgiới quan và phương pháp luận khoa học, ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và cảitạo xã hội Nó đặt ra khoa học xã hội trên nền tảng vững chắc, đẩy lùi quan điểmduy tâm và siêu hình trong nhận thức lịch sử-xã hội Chủ nghĩa duy vật lịch sửcũng là cơ sở lý luận cho Đảng cộng sản trong xác định chiến lược và sách lượccách mạng Trong lĩnh vực quân sự, chủ nghĩa duy vật lịch sử đóng vai trò quantrọng làm cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho khoa học quân sự, hỗ trợphát triển phương pháp nghiên cứu cho cán bộ cách mạng và quân đội Chủ nghĩaduy vật lịch sử là cơ sở của thế giới quan và phương pháp luận khoa học để nhìnnhận và giải quyết các vấn đề của thời đại và cách mạng Việt Nam Trong bối cảnhđổi mới của Việt Nam, nó đóng vai trò quan trọng trong làm sáng tỏ các vấn đề lýluận và thực tiễn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, cũng như giải quyết mốiquan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Chủ nghĩa duy vật lịch sửcòn là cơ sở lý luận cho việc nhận diện bản chất của chiến tranh và giải quyết cácvấn đề trong hoạt động quân sự, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong đổi mới tưduy về bảo vệ Tổ quốc của Đảng và phát huy vai trò của nhân tố tinh thần trongchiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử có ý nghĩa quan trọng trongviệc nghiên cứu sự phát triển xã hội Là một khoa học triết học về xã hội, chủnghĩa duy vật lịch sử đóng vai trò là cơ sở và phương pháp luận chung cho nhiềulĩnh vực khoa học xã hội khác nhau Lenin nhấn mạnh rằng chủ nghĩa duy vật lịchsử không cố gắng giải thích mọi thứ mà chỉ muốn xây dựng một phương pháp duynhất và khoa học để giải thích lịch sử Chủ nghĩa duy vật lịch sử tìm hiểu về quyluật phát triển chung nhất của xã hội loài người và nghiên cứu sâu hơn các quy luậttrong các hình thái kinh tế xã hội có đối kháng giai cấp, đặc biệt là tư bản chủnghĩa Mặc dù giữ vai trò phương pháp luận chung, chủ nghĩa duy vật lịch sử vẫnliên kết mật thiết với các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn khác, đồng thời

9

Trang 11

nhấn mạnh rằng sự phát triển của chúng cần tuân theo những quy luật chung của

xã hội mà chủ nghĩa duy vật lịch sử đã phát hiện [11]

1.2 Lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trongquá trình sản xuất Trong quá trình sản xuất, con người kết hợp sức lao động củamình với tư liệu sản xuất, tạo ra một sức sản xuất nhất định trong quá trình sảnxuất Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con ngườinhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình Nó được dùng trong quá trình sản xuấtcủa xã hội qua các thời kỳ nhất định.

Về mặt cấu trúc, Lực lượng sản xuất gồm có hai yếu tố cơ bản đó là tư liệusản xuất, người lao động và hiện nay có thêm yếu tố khoa học kĩ thuật - công nghệ

 Tư liệu sản xuất là những tư liệu để triển khai sản xuất, gồm có tư liệu laođộng và đối tượng người dùng lao động Trong đó tư liệu lao động gồm có

o Công cụ lao động (máy móc,… ) cũng là một yếu tố cơ bản của lựclượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất Công cụlao động do con người sáng tạo ra, là yếu tố động nhất của lực lượngsản xuất Cùng với quá trình tích luỹ kinh nghiệm, với những phát minhvà sáng chế kỹ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến vàhoàn thiện Chính sự cải tiến và hoàn thiện không ngừng công cụ laođộng đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất Xét đến cùng, đó lànguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội Trình độ phát triển củacông cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của conngười, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử.o Đối tượng người dùng lao động khác (phương tiện đi lại luân chuyển và

dữ gìn và bảo vệ mẫu sản phẩm,… ) Đối tượng lao động là những yếutố nguyên nhiên vật tư có sẵn trong tự nhiên (gỗ, than đá,… ) hoặc tựtạo (polime, … )

 Người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh vàkỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ laođộng, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất.

10

Trang 12

 Khoa học kĩ thuật - công nghệ trở thành lực lượng lao động quyết định trựctiếp nâng cao năng suất lao động Có thể nói: khoa học và công nghệ hiện đạilà đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.

o Tri thức khoa học được kết tinh vào mọi nhân tố của lực lượng sản xuấttừ người lao động đến tư liệu lao động

o Những phát minh khoa học trở thành điểm xuất phát cho sự ra đời củacác ngành nghề sản xuất mới, năng suất lao động tang

o Khoa học đã xâm nhập vào trong lãnh đạo, quản lý điều hành làm tăngchất lượng, hiệu quả

Tất cả các yếu tố ấy muốn là thành tố của lực lượng sản xuất thì nhất thiếtchúng phải liên kết lại với nhau theo một phương thức (hay cách thức) nào đó,chừng nào các yếu tố ấy còn tách rời nhau thì chúng chỉ là những nhân tố trongtrạng thái khả năng mà thôi.

Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất cá nhân hoặc tính chất xã hộihóa trong việc sử dụng tư liệu lao động của con người để tạo ra sản phẩm Khi nềnsản xuất được thực hiện với những công cụ trình độ thủ công, lực lượng sản xuấtchủ yếu mang tính chất cá nhân Khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí hóa, lực lượngsản xuất đòi hỏi phải được vận động trong sự hợp tác xã hội rộng rãi trên cơ sở

chuyên môn hóa [19]

1.3 Lý luận về khoa học và công nghệ

1.3.1 Khái niệm về khoa học và đặc điểm của khoa học

Trong thế giới rộng lớn của kiến thức về tự nhiên, xã hội và trí tuệ, khoa họclà bản chất của sự hiểu biết, được biểu hiện qua những khám phá thông qua các lýthuyết, định lý, định luật và nguyên tắc Khoa học, thực sự, là hành trình khám phánhững hiện tượng và đặc điểm tự nhiên tồn tại một cách khách quan Những pháthiện này đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thế giới, mở ra cánh cửa cho nghiêncứu và ứng dụng hiểu biết này vào thực tế.

Khoa học, là những sáng tạo của tâm hồn con người, không thể trực tiếpchuyển giao vào sản xuất, không đảm bảo độc quyền, và không nằm trong danh

11

Trang 13

sách hàng hóa có thể mua bán Tri thức khoa học có khả năng lan rộng, được phânloại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Khoa học tự nhiên chú trọng vào việc khám phá và hiểu luật lệ của tự nhiênxung quanh chúng ta, trong khi khoa học xã hội tập trung vào nghiên cứu về cáchsống, hành động và ứng xử của con người.

Khoa học, vì vậy, không chỉ là kết quả của quá trình nghiên cứu, mà còn làmột lực lượng mạnh mẽ, tác động quyết định đến hoạt động sản xuất.

1.3.2 Khái niệm về công nghệ và đặc điểm của công nghệ

Khái niệm về công nghệ mang đến nhiều góc độ và mục đích khác nhau trongnghiên cứu Tuy nhiên, nó có thể được hiểu một cách chung chung là công nghệ làsự kết hợp của những kiến thức để tạo ra các giải pháp kỹ thuật được áp dụng vàosản xuất và cuộc sống hàng ngày.

Ngày nay, công nghệ thường được coi là sự hòa quyện giữa phần cứng vàphần mềm Phần cứng là những trang thiết bị vật lý, trong khi phần mềm bao gồmthành phần con người, thông tin và tổ chức Mọi quá trình sản xuất đều phải đảmbảo cả bốn thành phần này, với mỗi thành phần đóng góp vào các chức năng cụthể.

Từ khái niệm truyền thống chỉ nhìn nhận công nghệ như là kỹ thuật và thiết bịmà ít chú ý đến thực tế vận hành, kỹ năng của công nhân và khả năng quản lý tổchức, thuật ngữ "công nghệ" ngày nay thường thay thế cho "kỹ thuật" Việc hiểunội dung của công nghệ trở nên quan trọng, đặc biệt là khi công nghệ thực sự trởthành yếu tố quyết định sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Khác với khoa học, các giải pháp kỹ thuật của công nghệ có tác động trực tiếpvào sản xuất và cuộc sống hàng ngày, nên nó được nhà nước bảo hộ dưới dạng sởhữu công nghiệp Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ phản ánh qua việc sángtạo và cải tiến công cụ, phương tiện để phục vụ sản xuất và các hoạt động khác.

Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong cả lực lượng sản xuất và quá trìnhphát triển xã hội Dưới đây là một số vai trò của công nghệ trong hai lĩnh vực này:

1 Lực lượng Sản xuất:

12

Trang 14

 Tăng năng suất: Công nghệ giúp tăng năng suất lao động thông qua tựđộng hóa và quy trình sản xuất thông minh Hiện nay trong thời đại côngnghệ 4.0, các máy móc, robot và hệ thống tự động đều đóng vai trò quantrọng trong việc gia tăng hiệu suất sản xuất.

 Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Công nghệ thông tin giúp cải thiện quảnlý chuỗi cung ứng, từ việc theo dõi hàng tồn kho đến tối ưu hóa đặt hàng vàvận chuyển Điều này giúp giảm lãng phí và tăng sự linh hoạt trong quá trìnhsản xuất.

 Nâng cao chất lượng sản phẩm: Công nghệ đảm bảo kiểm soát chấtlượng chặt chẽ thông qua cảm biến và hệ thống quản lý thông tin Điều nàygiúp giảm lỗi sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận.

2 Phát triển Xã hội:

 Giáo dục và học tập: Công nghệ có một vai trò lớn trong cải thiện môitrường giáo dục và học tập Internet và các công nghệ khác mang lại nguồnthông tin rộng lớn và cơ hội học tập trực tuyến, giúp mọi đối tượng có thểtiếp cận với giáo dục hiệu quả, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho conngười.

Giao tiếp: Công nghệ đã làm thay đổi cách con người giao tiếp Mạng xãhội, email, video call giúp kết nối nhanh chóng và hiệu quả dù bị ngăn cáchbởi vị trí địa lí, tăng kết nối toàn cầu thậm chí là ngoài không gian vũ trụ.

Y tế: Công nghệ trong y tế giúp cải thiện các công việc chăm sóc sức khỏethông qua việc theo dõi bệnh lý, chẩn đoán nhanh chóng và hiệu quả hơn,phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến

3 Tạo ra cơ hội nghề nghiệp: Công nghệ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mớivà yêu cầu nhân sự có kỹ năng công nghệ thông tin Điều này tạo ra môitrường làm việc đa dạng và khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo.

4 Bảo vệ môi trường: Công nghệ có thể giúp giảm tác động tiêu cực lên môitrường thông qua quá trình sản xuất xanh, sạch và bền vững Sử dụng côngnghệ để theo dõi và giảm lượng rác thải, cũng như thúc đẩy năng lượng táitạo, đều là các ứng dụng quan trọng.

13

Trang 15

Tóm lại, công nghệ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng caohiệu suất sản xuất mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển toàn diện của xãhội, từ giáo dục đến y tế và các lĩnh vực Tuy nhiên, những chính sách quản lý làcần thiết để đảm bảo rằng tiến bộ công nghệ được thúc đẩy một cách tích cực vàbền vững, tránh bị lạm dụng và phụ thuộc vào công nghệ quá mức.

1.3.3 Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ, mặc dù chúng có nội dung khác nhau, nhưng lại tạonên một mối quan hệ mật thiết Tại mức độ thấp, khoa học có tác động đến kỹthuật và sản xuất một cách yếu ớt, nhưng ở mức độ phát triển cao như hiện nay,khoa học tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến quá trình sản xuất.

Quá trình phát triển này đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong lịch sử.Trong thế kỷ 17-18, khoa học và công nghệ phát triển theo những con đường riêngbiệt, với công nghệ dẫn đầu khoa học Thế kỷ 19 chứng kiến sự gần kết giữa khoahọc và công nghệ, với khó khăn của công nghệ thúc đẩy nghiên cứu khoa học vàngược lại, những khám phá khoa học mở ra cánh cửa cho các nghiên cứu và ứngdụng công nghệ.

Vào thế kỷ 20, khoa học trở thành lực lượng chủ đạo dẫn dắt sự nhảy vọttrong công nghệ, và ngược lại, đổi mới công nghệ tạo ra nhũng phát minh khoahọc mới và cải tiến hơn giúp tăng hiệu quả trong sản xuất, trong đó có nâng caonăng suất lao động Vì vậy nền kinh tế đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển songsong với trình độ phát triển của khoa học - công nghệ.

1.4 Ảnh Hưởng của Khoa Học - Công Nghệ đến Năng Suất Lao Động ở ViệtNam

1.4.1 Tự động hoá trong sản xuất công nghiệp

Trong thời đại công nghệ 4.0, xu hướng tất yếu trong các lĩnh vực phải kể đếnxu hướng tự động hóa Đầu tư hệ thống tự động hóa đồng bộ giúp doanh nghiệp tốiưu quản trị, tăng năng suất và đảm bảo an toàn cho người lao động, phù hợp vớichiến lược phát triển bền vững Tự động hóa đang ngày một phát huy hiệu quảtrong bối cảnh già hóa dân số và những hệ lụy của đại dịch COVID-19 để lại cho

14

Trang 16

nền kinh tế thế giới Tự động hóa được nhiều lĩnh vực ứng dụng rộng rãi, trong đócó sản xuất công nghiệp.

Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp kết nối, điều khiển các loại máymóc, robot vận hành chính xác và mang đến những sản phẩm có chất lượng cao,đồng đều Với khả năng hoạt động liên tục không ngừng nghỉ của các loại máymóc tự động, quy trình sản xuất của doanh nghiệp không bị gián đoạn so với hoạtđộng thủ công truyền thống Điều này giúp tiết kiệm nhiên liệu, tăng năng suất,nâng cao độ linh hoạt trong sản xuất Thêm vào đó, khi vận hành, các hệ thống tựđộng hóa đều đã được đồng bộ, thiết lập các thông số cần thiết cho quy trình, chấtlượng sản xuất, vì vậy giúp sản phẩm đầu ra đạt chất lượng tốt, đồng đều, hạn chếlỗi, giúp doanh nghiệp giảm chi phí hay rút ngắn thời gian kiểm định.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất giúp đảm bảo an toàncho người lao động trong một số công đoạn khó, nguy hiểm, độc hại Chiến lượcnày phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của thế giới.

Tự động hóa hiện đang là một xu thế bao trùm và tác động trực tiếp lên hầuhết các ngành nghề trên thị trường Việc ứng dụng công nghệ và các giải pháp tựđộng hóa có khả năng thay thế, thậm chí thực hiện những công việc mà con ngườikhông thể làm được trước đây, từ đó nâng cao chất lượng và năng suất lao động.

Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt từ thị trường trong việc tăng năng suất, giảmchi phí lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm thì tự độnghóa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp Cùng với đólà sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo (AI), máy học và các công nghệ khác với tự độnghóa quy trình bằng robot Theo báo cáo từ hãng nghiên cứu thị trường Researchand Markets và Zion Market Research, thị trường siêu tự động hóa dự báo chạmmốc 26 tỷ USD vào năm 2028 Thị trường robot công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ

15,7 tỷ USD vào năm 2022 lên 30,8 tỷ USD vào năm 2027 [17]

Những năm gần đây, các doanh nghiệp muốn cạnh tranh đứng vững trên thịtrường đều đặc biệt đẩy nhanh tốc độ hướng tới quy trình chuyển đổi số, tự độnghóa hơn bao giờ hết Đối với thị trường các doanh nghiệp Việt Nam, tác động củadịch bệnh cũng khiến quá trình chuyển đổi số và ứng dụng triển khai các công

15

Trang 17

nghệ giải pháp tự động hóa trong các ngành nghề sản xuất diễn ra nhanh, mạnhhơn Tại Việt Nam, xu thế phát triển và ứng dụng của tự động hóa trong sản xuấtđang dần tiến tới một quy trình khoa học với sự tham khảo nghiên cứu kỹ lưỡngcác thành tựu trên thế giới và dưới những điều kiện cụ thể của thực tế để phân tích,xây dựng chiến lược ứng dụng công nghệ số và thiết bị tự động đối với từng lĩnhvực, từng ngành khác nhau Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế bởi đa phần cácdoanh nghiệp mới đang ở mức độ tự động hóa một phần.

Có thể thấy rằng, việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất, kinh doanh chínhlà tư duy linh hoạt giúp doanh nghiệp luôn nắm thế chủ động ứng phó với nhữngyếu tố khách quan khó kiểm soát, biến động của thị trường Tự động hóa cũng làmột chiến lược đầu tư dài hạn, bền vững và tạo ra sự thay đổi, đưa hoạt động sảnxuất của doanh nghiệp đạt hiệu quả cả về kinh tế và nguồn lao động.

1.4.2 Khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng,đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp Theo Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sảnxuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi Các chương trìnhsản phẩm quốc gia, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bảo tồn và sử dụng bềnvững nguồn gen được triển khai hiệu quả, góp phần duy trì xuất khẩu các mặthàng nông sản chủ lực.

Trước kia nền nông nghiệp của Việt Nam còn phát triển hạn chế do khoa họccông nghệ chưa phát triển, còn canh tác thủ công, bị động khi có những điều kiệnbất lợi xảy ra Tuy nhiên, giờ đây nhiều ý tưởng, phát minh khoa học công nghệsáng tạo đã được ứng dụng thành công trong sản xuất nông nghiệp và góp phầnnâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất lao động

Công nghệ cảm biến và IoT (Internet of Things – Internet vạn vật) có côngnghệ cảm biến đất đai và thời tiết giúp nông dân theo dõi tình trạng đất đai, độ ẩm,và thời tiết một cách chính xác; điều này giúp tối ưu hóa lịch trình tưới, sử dụngphân bón một cách hiệu quả và dự đoán những bất lợi về thời tiết Sử dụng trí tuệnhân tạo AI vào trồng trọt là một bước đột phá lớn trong nền nông nghiệp Nó giúp

16

Trang 18

người nông dân dự đoán được mức sản xuất nông sản dựa trên các yếu tố như điềukiện thời tiết, tình trạng đất, nguồn nước, sâu bệnh ở cây trồng; từ đó nông dân tựlập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nguồn nông sản một cách hiệu quả Ngoài ra cònứng dụng tự động hóa vào để quản lý giám sát tự động, thu hoạch phân loại tựđộng.

Bên cạnh đó khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo đã giúp cải thiện cơcấu giống và tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệpcải thiện năng suất lao động, thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trongnông nghiệp, từng bước hoàn thiện hệ thống canh tác bền vững, hoàn thiện hệthống tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần quantrọng trong tăng trưởng ngành, thúc đẩy tái cơ cấu và xuất khẩu Đơn cử như tronglĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, đã công nhận được hai giống lúa, hai giốngkhoai lang và một giống sắn, 14 giống cây thực phẩm, tự công bố lưu hành giốngchanh leo Nafoods 1 phù hợp cho chế biến, xác định được một giống cà-phê chètriển vọng chất lượng cao TN9 và 14 dòng cà-phê mới.[20]

Những tiến bộ này không chỉ giúp tăng cường hiệu quả và năng suất trongnông nghiệp mà còn giúp giảm lượng nguồn lực sử dụng và tác động tiêu cực lênmôi trường Đồng thời, chúng cũng mở ra cơ hội nghề nghiệp mới trong lĩnh vựcnông nghiệp thông minh và bền vững Tuy nhiên, việc chế tạo, thử nghiệm và sửdụng các sản phẩm này phải luôn tuân thủ những quy định của pháp luật.

1.4.3 Khoa học - công nghệ trong y tế

Công nghệ thiết bị y tế phát triển rất mạnh mẽ, nhanh chóng ứng dụng nhữngthành tựu khoa học, công nghệ mới nhất vào việc chẩn đoán, điều trị để đạt đượcmục tiêu cao nhất “vì sức khỏe của con người” Sự phát triển của khoa học và côngnghệ trong lĩnh vực y tế đã mang lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm cải thiệnchẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như tăng cường năng suất lao động trong ngành ytế.

Công nghệ y tế hiện đại như hình ảnh y tế số, máy hình ảnh y khoa (CT,MRI), và các phương pháp kiểm tra gen giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tật một cáchchính xác hơn Hình ảnh y tế số cho phép lưu trữ và truyền tải hình ảnh nhanh

17

Trang 19

chóng, giúp chia sẻ thông tin giữa các bác sĩ và giảm thời gian chờ đợi của bệnhnhân Ngoài ra y tế hiện đang sử dụng trí tuệ nhân tạo AI vào chẩn đoán, khámchữa bệnh, hỗ trợ bác sĩ cũng như ứng dụng được ở những nơi thiếu nhân viên y tế.Đơn cử như DrAid™ của Công ty VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) – sảnphẩm phần mềm hỗ trợ chẩn đoán AI đầu tiên chạy trên cả Cloud (hệ thốngđám mây) và On-Premise (phần mềm tại chỗ) Về cơ chế vận hành, sau khiphân tích ảnh X-quang ngực thẳng, nếu DrAid™ nghi ngờ một người bệnh cónguy cơ dương tính với lao, nhân viên y tế sẽ tiến hành thêm xét nghiệmchuyên sâu (GeneXpert) để xác nhận bệnh lao.INgược lại, nếu không códấu hiệu bất thường, AI sẽ thông báo để có thể bỏ qua bài kiểm traGeneXpert Hiện tại, độ chính xác trong mô hình nghi ngờ lao của VinBrainđã đạt hơn 96% Các chẩn đoán của AI sẽ được tự động xuất thành báocáo y tế theo chuẩn quốc tế, giúp các bác sĩ tiết kiệm thời gian làm việc,nâng cao hiệu suất và hiệu quả chẩn đoán [23]

Công nghệ đã mang lại nhiều phương pháp điều trị mới và hiệu quả hơn, từphẫu thuật robot đến liệu pháp tế bào gốc và các phương pháp điều trị chuyển gen.Nhờ vào những tiến bộ này, nhiều bệnh nhân có cơ hội sống lâu hơn và có chấtlượng cuộc sống tốt hơn Ứng dụng và thiết bị y tế di động giúp người bệnh tựgiám sát sức khỏe của mình và tương tác với bác sĩ từ xa Điều này không chỉ giảmáp lực cho hệ thống y tế mà còn tạo ra môi trường chăm sóc toàn diện và tích cựchơn.

Hệ thống quản lý thông tin y tế và sổ y bạ điện tử giúp đơn giản hóa quá trìnhghi chép và theo dõi thông tin về bệnh nhân Điều này cải thiện khả năng quản lýthông tin y tế, giảm sai sót và tăng tính minh bạch trong việc chăm sóc sức khỏe

Công nghệ ngày càng quan trọng trong quá trình nghiên cứu y khoa và pháttriển dược phẩm Tính toán lượng lớn dữ liệu (big data) và trí tuệ nhân tạo giúpnhanh chóng phân tích thông tin và tìm kiếm các phương pháp điều trị mới Bêncạnh đó công nghệ cung cấp các phương tiện học tập trực tuyến, mô phỏng 3D, vàthực tế ảo trong đào tạo y học, giúp cải thiện kỹ năng của bác sĩ và nhân viên y tế.

18

Trang 20

Những tác động tích cực trên đã phần nào giảm gánh nặng cho các y bác sĩ vàgia tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân Việc ứng dụng công nghệ trong y tế đãtăng năng suất khám chữa bệnh, tăng tỉ lệ người bệnh được cứu chữa kịp thời, nhấtlà ở những nơi xảy ra xung đột, thiếu nhân viên y tế và thiết bị y tế

1.5 Đối chiếu lịch sử và hiện tại

Sự phát triển của xã hội được chủ nghĩa duy vật lịch sử nhìn nhận chủ yếuqua quá trình biến đổi của lực lượng sản xuất Trong quá khứ, giai đoạn Tiền-Côngnghiệp đến Cách mạng công nghiệp đã chứng kiến sự biến đổi đáng kể trong lựclượng sản xuất, tạo nền tảng cho sự thay đổi cấu trúc xã hội Nông nghiệp và thủcông là những nguồn lực chủ yếu, và mối quan hệ sản xuất chủ yếu là giữa giai cấpnông dân và tư sản địa chủ.

Trong thời đại hiện đại, Cách mạng Công nghiệp thứ hai và Đại cách mạngCông nghiệp 4.0 đang tiếp tục làm thay đổi bản chất của lực lượng sản xuất Sựtích hợp của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và toàn cầu hóa mở ra mộtkỷ nguyên mới Các nhà máy thông minh, chuỗi cung ứng toàn cầu, và kết nối liêntục giữa các quốc gia tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và hiệu quả.

Lực lượng sản xuất không chỉ là nguồn cung cấp hàng hóa và dịch vụ, mà cònlà nguồn động viên của sự phát triển xã hội Trong cả hai giai đoạn, mâu thuẫn xãhội phát sinh từ sự mất cân bằng trong mối quan hệ sản xuất, làm nổi bật sự chia rẽgiữa giai cấp công nhân và tư sản Tính chất phản đối và đối lập trong xã hội phảnánh sự mất cân bằng này, và quá trình biến đổi lực lượng sản xuất thường đi kèmvới những cuộc đấu tranh xã hội.

Nhìn chung, chủ nghĩa duy vật lịch sử nhấn mạnh vai trò quyết định của lựclượng sản xuất trong sự biến đổi xã hội Ở quá khứ và hiện tại, sự tiến triển của lựclượng sản xuất đã định hình lại cấu trúc xã hội và mối quan hệ quyền lực, đồngthời tạo ra những thách thức và cơ hội mới cho phát triển xã hội trong tương lai.

19

Ngày đăng: 23/05/2024, 11:48

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w