HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂNBỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI “ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI
“ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN NAY - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA DUY VẬT
Trang 2Lời cảm ơn!
Để hoàn thành được bài tiểu luận này, chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các khoa, phòng và quý thầy, cô của trường Học viện Chính sách và Phát triển, những người đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng em trong quá trình học tập Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Ngô Minh Thuận - người
đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn chúng em thực hiện bài tiểu luận này bằng tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc.
Trong quá trình nhóm cùng nhau thực hiện đã có những đầu tư nhất định song cũng khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC Trang
Danh sách sinh viên viết tiểu luận nhóm
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI VIỆT
NAM TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
102.1 Vai trò của nhân tố con người Việt Nam trong xây dựng và phát triển lực lượng sản
2.2 Thực trạng của việc phát huy nhân tố con người Việt Nam trong xây dựng và phát
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI, THÚC ĐẨY LỰC
LƯỢNG SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
16
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 4PHI U NH N XÉT, ẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN ẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN NH GI TI U LU N ÁNH GIÁ TIỂU LUẬN ỂU LUẬN ẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN
kết luận giảng viên
Trang 5DANH SÁCH SINH VIÊN VIẾT TIỂU LUẬN NHÓM
4 Nguyễn Vũ Huyền
Thương
MỞ ĐẦU
Trang 61 Lý do chọn đề tài
Có thể nói rằng để xã hội tồn tại và phát triển không thể không dựa vào nguồn tàinguyên con người Mác - Lênin cho rằng, con người là sản phẩm của tự nhiên và của xã hội,con người là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất góp phần vào phát triển xã hội.Đảng ta cũng đã chỉ rõ: Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triểnkinh tế - xã hội, chỉ có con người mới hoàn thành được các mục tiêu đề ra Trong nguồn tàinguyên con người yếu tố quan trọng nhất đó là trí tuệ, kể cả trong giai đoạn hiện nay, khi lựclượng sản xuất phát triển, đánh dấu bởi những phát minh khoa học, những công nghệ hiệnđại thì trí tuệ con người vẫn có sức mạnh quyết định, góp phần vào thúc đẩy xây dựng vàphát triển lực lượng sản xuất
Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, con người là nhân vật chính của lịch sử,vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển xã hội Vai trò của nguồn lực con người đượcđặt ở vị trí trung tâm cùng với các nguồn lực khác như tài nguyên, vốn lực khác Chúng tácđộng khơi dậy và phát huy tiềm năng của các nguồn lực khác Vì vậy, đối với bất kỳ sự pháttriển nào thì nhân tố con người luôn được coi trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xãhội
Bên cạnh đó, còn một số hạn chế như: Tính chuyên môn hóa trong công việckhông cao; văn hóa kỷ luật lao động còn hạn chế, không tuân thủ chặt chẽ các quy định của
tổ chức đề ra; tư tưởng và tâm lý lao động còn chưa công nghiệp vẫn nặng nề theo phongcách tiểu nông; bảo thủ, độc đoán, trì trệ chưa sáng tạo trong công việc; bị tác động nhiềubởi mặt trái của nền kinh tế thị trường nên chạy theo lợi nhuận chưa bền vững
Chính vì thế mà việc phát huy nhân tố con người Việt Nam trong xây dựng vàphát triển lực lượng sản xuất hiện nay vô cùng quan trọng và nhận được rất nhiều mối quantâm Bởi vậy , tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu : “THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁTHUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰCLƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN NAY - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA DUYVẬT LỊCH SỬ VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT “
Trang 72 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích của đề tài
Nghiên cứu thực trạng và tầm quan trọng của việc phát huy nhân tố con ngườiđồng thời đưa ra những biện pháp cải thiện khắc phục
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
Về mặt lý luận: làm rõ các vấn đề lý luận về việc phát huy nhân tố con người Việt
Nam trong xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất hiện nay - Nhìn từ góc độ quan điểmchủ nghĩa duy vật lịch sử về lực lượng sản xuất
Về mặt thực tiễn: nghiên cứu thực trạng vai trò của con người trong xây dựng và
lực lượng lao động sản suất Đề xuất những phương hướng và một số giải pháp nhằm pháthuy nhân tố con người
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về lực lượng sản xuất.,Thực trạng của việc phát huy nhân tố con người Việt Nam trong xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất hiện nay.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
Về nội dung: gồm hai phần lý luận và thực tiễn.
Về lý luận: Nghiên cứu quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về lực lượng sản
xuất trong việc phát huy nhân tố con người Việt Nam.
Về thực tiễn: nghiên cứu thực trạng trạng của việc phát huy nhân tố con người
Việt Nam trong xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất hiện nay.
Không gian nghiên cứu: trên đất nước Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: hiện nay.
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin từ góc độquan
điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về lực lượng sản xuất
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận án, tác giả sử dụng phương pháp luận duyvật biện chứng và duy vật lịch sử; đồng thời vận dụng quan điểm khách quan, quan điểm toàndiện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm thực tiễn
Trang 85 Những đóng góp mới của đề tài
5.1 Về lý luận
Vận dụng được chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác-Lênin trong việc tìm hiểu thực trạngviệc phát huy nhân tố con người Việt Nam trong xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất hiệnnay
5.2 Về thực tiễn
Thực trạng của việc phát huy nhân tố con người Việt Nam trong xây dựng và pháttriển lực lượng sản xuất hiện nay - Nhìn từ góc độ quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử vềlực lượng sản xuất
6.Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm: 3 chương, 10 tiết
Trang 9NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH
sử nhất định của xã hội loài người Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sảnxuất với một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng
Lực lượng sản xuất là mối quan hệ của con người với tự nhiên hình thành trong quá
trình sản xuất Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ khống chế tự nhiên củacon người Đó là kết quả năng lực thực tiễn của con người tác động vào tự nhiên để tạo racủa cải vật chất đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài người
Cụ thể, lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo
ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiêntheo nhu cầu nhất định của con người và xã hội Về cấu trúc, lực lượng sản xuất được xemxét trên cả hai mặt, đó là mặt kinh tế - kỹ thuật (tư liệu sản xuất) và mặt kinh tế - xã hội(người lao động) Lực lượng sản xuất chính là sự kết hợp giữa “lao động sống” với “laođộng vật hóa” tạo ra sức sản xuất, là toàn bộ những năng lực thực tiễn dùng trong sản xuấtcủa xã hội ở các thời kỳ nhất định
1.2 Các yếu tố của lực lượng sản xuất
Có thể có một vài ý kiến nào đó khác nhau về một số yếu tố khác của lực lượng sản
xuất, song suy cho cùng thì chúng đều vật chất hoá thành hai phần chủ yếu là tư liệu sản xuất và lực lượng con người Trong đó tư liệu sản xuất đóng vai trò là khách thể, còn con
Trang 10Người lao động với tư cách là một bộ phận của lực lượng sản xuất xã hội phải làngười có thể lực, có tri thức văn hoá, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm
và thói quen tốt, phẩm chất tư cách lành mạnh, lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm caotrong công việc
Tư liệu sản xuất
Tư liệu sản xuất được cấu thành từ hai bộ phận đó là đối tượng lao động và tư liệu lao động Thông thường trong quá trình sản xuất phương tiện lao động còn được gọi là cơ sở
hạ tầng của nền kinh tế Trong bất kỳ một nền sản xuất nào công cụ sản xuất bao giờ cũngđóng vai trò là then chốt và là chỉ tiêu quan trọng nhất
Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà lao động con người
dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụngcủa con người Đối tượng lao động không phải là toàn bộ giới tự nhiên mà chỉ có một bộphận của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất, được con người sử dụng mới là đối tượng laođộng trực tiếp
Tư liệu lao động dù có tinh xảo và hiện đại đến đâu nhưng tách khỏi con người thì nó cũng không phát huy tác dụng của chính bản thân Chính vậy mà Lênin đã viết: “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [8, tr 430].
Người lao động với những kinh nghiệm, thói quen lao động, sử dụng tư liệu sản xuất để tạo
ra của cải vật chất Tư liệu sản xuất với tư cách là khách thể của lực lượng sản xuất, và nóchỉ phát huy tác dụng khi nó được kết hợp với lao động sống của con người
Công cụ lao động
Công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất, là yếu tố vật chất “trung gian”, “truyềndẫn” giữa người lao động và đối tượng lao động trong tiến hành sản xuất Trong quá trìnhsản xuất, công cụ lao động luôn được cải tiến Do đó, nó là yếu tố động nhất và cách mạngnhất trong lực lượng sản xuất, là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi kinh tế xã hội tronglịch sử; là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người và tiêu chuẩn để phân biệtcác thời đại kinh tế khác nhau
Trong lực lượng sản xuất, người lao động là nhân tố hàng đầu quyết định, còn công
cụ lao động là yếu tố cơ bản, quan trọng không thể thiếu được Cùng với sự cải tiến và hoàn
thiện công cụ lao động thì kinh nghiệm sản xuất của loài người cũng được phát triển vàphong phú thêm [7, tr 133]
Trang 11Lịch sử phát triển xã hội loài người cho đến nay, về cơ bản, là lịch sử vận động, pháttriển của sản xuất và tái sản xuất xã hội Chính trong quá trình lao động con người đã bộc lộbản chất của mình và thể hiện một vai trò đặc biệt quan trọng - động lực của sự phát triểnsản xuất xã hội.
Lao động sản xuất là một hình thái hoạt động chỉ có ở con người Con người tiếnhành lao động sản xuất nhằm thoả mãn không chỉ nhu cầu mang tính sinh vật mà cả nhữngnhu cầu tinh thần, xã hội; không chỉ để thích nghi mà còn để cải tạo giới tự nhiên, cải tạo xãhội, và cải tạo ngay cả chính bản thân con người Trong mọi phương thức sản xuất, conngười bao giờ cũng ở vị trí trung tâm và giữ vai trò quyết định so với công cụ lao động vàđối tượng lao động Con người không chỉ chế tạo ra công cụ lao động, không chỉ đề ra kếhoạch, lựa chọn phương pháp lao động, mà còn trực tiếp sử dụng công cụ lao động để sảnxuất ra của cải vật chất C Mác đã khẳng định: “Những thời đại kinh tế khác nhau khôngphải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tưliệu lao động nào” [1, tr 269]
Chính con người, với trí tuệ và khả năng của mình đã chế tạo ra tư liệu lao động và sửdụng nó để thực hiện sản xuất Tư liệu lao động dù có ý nghĩa lớn lao đến đâu nhưng nếutách khỏi người lao động thì cũng không thể phát huy được tác dụng, không thể trở thành lựclượng sản xuất của xã hội Như thế có thể nói, nhân tố con người (người lao động) có vai tròhết sức quan trọng và đã trở thành động lực của sự phát triển sản xuất xã hội
Như vậy, động lực chủ yếu của sự tiến bộ xã hội là lực lượng sản xuất, mà trong lựclượng sản xuất thì con người là yếu tố quan trọng nhất Cho nên, bất kỳ sự tiến bộ xã hộinào, đều do con người trực tiếp thực hiện Cho đến nay tất cả những phương tiện hùng hậuphục vụ cho nền sản xuất có trên trái đất này đều là kết quả của bàn tay và khối óc conngười
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về lực lượng sản xuất có ý nghĩa phươngpháp luận to lớn trong nghiên cứu, phân tích, đánh giá sự vận động và phát triển của xã hội
Là cơ sở để nhận thức đúng bản chất của xã hội loài người Quan điểm của chủ nghĩaduy vật lịch sử cho rằng, lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định, là động lực của sự pháttriển xã hội Điều này có nghĩa là, sự vận động, phát triển của xã hội loài người trước hết là
sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến
sự thay đổi của quan hệ sản xuất, từ đó dẫn đến sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng
Trang 12Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng, muốn phát triển xã hội thì phảiphát triển lực lượng sản xuất Vì vậy, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý cần tập trung phát triểnlực lượng sản xuất, tạo ra những đột phá về khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất laođộng, từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁT HUY NHÂN TỐ CON
Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, con người là nhân vật chính của lịch sử, vừa
là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển xã hội Con người vừa là chủ thể sáng tạo ra mọigiá trị của cải vật chất và tinh thần, sáng tạo và hoàn thiện ngay chính bản thân mình đồngthời vừa là chủ nhân sử dụng có hiệu quả mọi tài sản vô giá ấy Mặc dù khoa học, công nghệnâng cao địa vị, vị thế, vai trò, sức mạnh của con người Máy vi tính có thể tính nhanh vàchính xác gấp triệu lần con người, rôbốt, người máy có thể làm được những việc mà conngười không thể làm nổi, nhưng những cái đó suy cho cùng đều do con người chế tạo ra, conngười điều khiển chúng, nếu thiếu con người thì tự bản thân chúng cũng không thể phát huytác dụng Khoa học, công nghệ chỉ thực sự phát huy vai trò to lớn khi thông qua con người,chịu sự chi phối của con người
Một là, nhân tố con người là chủ thể của lực lượng sản xuất Con người là người trực
tiếp thực hiện quá trình lao động sản xuất, sử dụng các tư liệu lao động, tác động vào đốitượng lao động để tạo ra sản phẩm Năng lực, trình độ của con người quyết định đến hiệuquả của quá trình lao động sản xuất
Trang 13sáng tạo của con người là nguồn lực vô tận, có thể tạo ra những đột phá trong sản xuất, manglại những giá trị mới cho xã hội.
Ba là, nhân tố con người là động lực của lực lượng sản xuất Con người có nhu cầu,
nguyện vọng và động lực lao động, sáng tạo Nhu cầu, nguyện vọng và động lực lao độngcủa con người là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển
2.1.2 Vai trò của nhân tố con người Việt Nam trong xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, con người được coi là thực thể sinh vật– xã hội, là chủ thể của lịch sử và bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.Với tư tưởng Hồ Chí Minh, con người càng được đề cao hơn với những quyền lợi bất khảxâm phạm Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lợi ích mười năm thì phảitrồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [5, tr 528] Trong Di chúc để lại chotoàn Đảng, toàn dân, Người căn dặn: “Đầu tiên là công việc đối với con người” [6, tr 616],
“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.” [6, tr.622], …Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về conngười trong tiến trình xây dựng xã hội mới, Đảng ta đã khẳng định: “nguồn lực quý báunhất, có vai trò quyết định nhất là con người Việt Nam, nhân tố con người chính là nguồnsức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam.” [9, tr 93] Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế, Đảng xác định một trong những yếu tố quyết định việc chúng ta có tranh thủtận dụng thành công những cơ hội và vượt qua được thách thức, khó khăn mà quá trình đóđặt ra hay không phụ thuộc đáng kể vào con người Nhân tố con người Việt Nam đóng vaitrò quan trọng trong xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất hiện nay ở nhiều khía cạnhnhư:
Một là, lực lượng lao động: Nhân tố con người Việt Nam cung cấp một lượng lớn lực
lượng lao động dồi dào và đa dạng Với nguồn nhân lực trẻ, đội ngũ công nhân chất lượngcao, người lao động Việt Nam dễ dàng thích nghi nhanh chóng với công nghệ mới và cácquy trình sản xuất hiện đại
Hai là, trình độ học vấn: Đảng ta luôn quan tâm và cho rằng giáo dục, đào tạo là quốc
sách hàng đầu Cùng với nhận thức đó, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sáchnhằm đẩy mạnh giáo dục, đào tạo Điều này giúp nâng cao trình độ học vấn và kĩ năng, nănglực thực tiễn của người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ cao
và quản lý hiệu quả trong quá trình sản xuất