1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn triết học mác lênin “triết học mác lênin là gì nêu Đối tượng và chức năng cơ bản của triết học mác lênin

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Triết học Mác - Lênin là gì? Nêu đối tượng và chức năng cơ bản của Triết học Mác - Lênin?
Tác giả Tống Duy Quyến, Đinh Văn Quý, Đào Đình Quang, Lương Việt Quang, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Viết Quảng, Nguyễn Thị Diễm Quyên, Vũ Đức Quyền, Dương Mạnh Quỳnh
Người hướng dẫn ThS. Đồng Thị Tuyền
Trường học Trường Đại Học Phenikaa
Chuyên ngành Triết học Mác-Lênin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Sự ra đời của triết học Mác - Lênin là một hiện tượng thường xuyên, không chỉ là sản phẩm của hoàn cảnh kinh tế xã hội đương thời, là sản phẩm của tri thức nhân loại thể hiện trong lĩnh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Đề 3: “Triết học Mác - Lênin là gì? Nêu đối tượng và chức năng cơ bản của

Triết học Mác - Lênin?”

Nhóm 9

Giáo viên hướng dẫn : ThS Đồng Thị Tuyền

Lớp tín chỉ : G.Triết học Mác - Lê-nin_1.2(15FS).2_LT

HÀ NỘI, THÁNG 4/2022

Trang 2

Bảng phân công và tên thành viên nhóm

81 Tống Duy Quyến 21012786 Chức năng của Triết

83 Đào Đình Quang 21011919 Đối tượng Triết học

84 Lương Việt Quang 21011214 Khái niệm Triết học

88 Nguyễn Thị Diễm Quyên 21013300 Chỉnh sửa và làm

89 Vũ Đức Quyền 21012372 Chức năng của Triết

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1 Khái niệm Triết học Mác-Lênin 2

2 Đối tượng Triết học Mác-Lênin 3

2.1 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 3

2.2 Biện chứng và nghiên cứu các quy luật vận động, phát triển chung của tự nhiên, xã hội, tư duy 4

3 Chức năng cơ bản của Triết học Mác-Lênin 5

3.1 Chức năng thế giới quan 6

3.2 Chức năng phương pháp luận 6

KẾT LUẬN 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 4

MỞ ĐẦU

Không phải ngẫu nhiên mà có người coi triết học Mác - Lê-nin là khoa học của mọi khoa học, cũng không phải ngẫu nhiên mà các nhà triết học được mệnh danh là nhà thông thái, nhà hiền triết và nắm giữ bí mật chân lý Ngay trong lịch

sử loài người, đã có thời kỳ xã hội đặt triết gia lên đầu cơ cấu xã hội, triết học ra đời gần như đồng thời ở phương Đông và phương Tây, ở Trung Quốc, Ấn Độ,

Hy Lạp, v.v., những trung tâm lớn của nhân loại cổ đại Sự xuất hiện của triết học Mác là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử triết học

Triết học Mác ra đời từ nhu cầu của cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và nhân dân lao động vào những năm 1840 Nó kế thừa tất cả các giá trị tư tưởng nhân loại, trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp Sự ra đời của triết học Mác - Lênin là một hiện tượng thường xuyên, không chỉ là sản phẩm của hoàn cảnh kinh tế xã hội đương thời, là sản phẩm của tri thức nhân loại thể hiện trong lĩnh vực khoa học,

mà còn là sản phẩm của năng lực tư duy và tinh thần nhân văn của người sáng lập ra nó Sự ra đời của triết học Mác - Lê-nin là một tất yếu lịch sử, không chỉ vì

nó là sự phản ánh hiện thực xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân, mà còn là sự phát triển hợp lý của lịch sử tư tưởng nhân loại

Từ khi ra đời đến nay, triết học Mác đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển

và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, luôn phản ánh sự phát triển của trí tuệ con người, thúc đẩy sự phát triển của tư duy con người, thậm chí có khi trở thành vũ khí Ngày nay, triết học Mác đã thực sự trở thành một khoa học và ngày càng hoàn thiện nên ý nghĩa nằm ở chỗ, động lực phát triển đời sống xã hội càng rõ ràng, tư duy lý luận của con người ngày càng hoàn thiện

Trang 5

NỘI DUNG

1 Khái niệm Triết học Mác-Lênin

Triết học Mác-Lênin là triết học duy vật biện chứng theo nghĩa rộng Đó là

hệ thống quan điểm duy vật biện chứng cả về tự nhiên, xã hội và tư duy – thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng giai cấp công nhân và nhân dân lao động để nhận thức và cải tạo thế giới.Triết học Mác-Lênin là một trong

ba bộ phận cấu thành của Chủ nghĩa Mác-Lênin; đầu tiên là Triết học Mác, do Mác và Enghen sáng lập ra, được Lenin và các nhà mácxít khác phát triển thêm Triết học Mác ra đời vào những năm 40 thế kỉ 19 và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân

Sự ra đời của Triết học Mác là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học Nhưng cuộc cách mạng ấy bao hàm tính

kế thừa, tiếp thu tất cả những nhân tố tiên tiến và tiến bộ mà lịch sử tư tưởng loài người đã để lại

Triết học ấy sau này đã được Lenin phát triển thêm và trở thành Triết học Mác - Lenin Triết học Mác - Lenin là triết học duy vật biện chứng triệt để Lenin

hy vọng khắc phục được những thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trước Mác Trong Triết học Mác - Lenin, các quan điểm duy vật về tự nhiên và về xã hội, các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau thành một hệ thống lý luận thống nhất

Trong thời đại ngày nay, triết học Mác - Lênin là một trong những thành tựu vĩ Iđại nhất của tư tưởng triết học nhân loại đang là hình thức phát triển cao

Trang 6

nhất của các hình thức triết học trong lịch sử Triết học Mác - Lênin là học thuyết

về sự phát triển thế giới, đã và đang phát triển giữa dòng văn minh nhân loại

2 Đối tượng Triết học Mác-Lênin

2.1 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Lênin đã chỉ ra rằng, sự đối lập giữa vật chất và ý thức có nghĩa tuyệt đối trong phạm vi hết sức hạn chế: Trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì có trước và cái gì có sau Ngoài giới hạn đó thì không còn nghi ngờ gì nữa sự đối lập đó chỉ là tương đối Như vậy, để phân ranh giới chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, để xác định bản tính và thống nhất của thế giới, cần có sự đối lập tuyệt đối giữa vật chất và ý thức trong khi trả lời câu hỏi cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào Không như vậy sẽ lẫn lộn hai đường lối cơ bản trong triết học, lẫn lộn vật chất với ý thức và cuối cùng sẽ xa dời quan điểm duy vật Song sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ là tương đối nếu như chúng là những nguyên tố, những mặt không thể thiếu được trong hoạt động của con người, đặc biệt là hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của con người Bởi vì, ý thức tự nó không thể cải biến được

sự vật, không có khả năng tự biến thành hiện thực

Nhưng thông qua hoạt động thực tiễn của con người, ý thức có thể cải biết được tự nhiên, thâm nhập vào sự vật, hiện thực hoá những mục đích mà nó đề ra cho hoạt động của mình Điều này bắt nguồn từ chính ngay bản tính phản ánh sáng tạo và xã hội của ý thức và chính nhờ bản tính đó mà chỉ có con người có ý thức mới có khả năng cải biến và thống trị tự nhiên, biến tự nhiên xa lạ, hoang

dã, thanh tự nhiên trù phú, sinh động, tự nhiên của con người

Như vậy, tính tương đối trong sự đối lập giữa vật chất và ý thức thể hiện ở tính độc lập tương đối, tính năng động của ý thức Mặt khác, đời sống con người

Trang 7

là sự thống nhất không thể tách rời giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong đó những nhu cầu tinh thần ngày càng phong phú và đa dạng và những nhu cầu vật chất cũng bị tinh thần hoá Khẳng định tính tương đối của sự đối lập giữa vật chất và ý thức không có ý nghĩa là khẳng định rằng cả hai nhân tố có vai trò như nhau trong đời sống và hoạt động của con người Trái lại, triết học Mác-Lênin khẳng định rằng, trong hoạt động của con người, những nhân tố vật chất

và ý thức có tác động qua lại, song sự tác động đó diễn ra trên cơ sở tính thứ nhất của nhân tố vật chất so với tính thứ hai của nhân tố ý thức

Khẳng định vai trò cơ sở, quyết định trực tiếp của nhân tố vật chất, triết học Mác- Lênin đồng thời cũng không coi nhẹ vai trò của nhân tố tinh thần, của tính năng động chủ quan Nhân tố ý thức có tác dụng trở lại quan trọng đối với nhân

tố vật chất Hơn nữa, trong hoạt động của mình con người không thể để cho thế giới khách quan, quy luật khách quan chi phối mà chủ động hướng nó đi theo con đường có lợi của mình Ý thức con người không thể tạo ra các đối tượng vật chất, cũng không thể thay đổi qui luật vận động của nó Do đó, trong quá trình hoạt động của mình, con người phải tuân theo qui luật khách quan và chỉ có thể

đề ra những mục đích, chủ trương trong phạm vi hoàn cảnh vật chất cho phép 2.2 Biện chứng và nghiên cứu các quy luật vận động, phát triển chung của tự nhiên, xã hội, tư duy

Theo phép biện chứng duy vật, mọi quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều tuân theo ba quy luật cơ bản, đó là: Quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn tới những biến đổi về chất và ngược lại; Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; Quy luật phủ định của phủ định

Vị trí của mỗi quy luật đối với các quá trình vận động, phát triển:

Trang 8

+ Quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn lối những biến đổi về chất là quy luật về phương thức cơ bản của vận động, phát triển Phương thức đó

là từ những quá trình thay đổi về lượng của sự vật tất yếu sẽ dẫn tới những thay đổi về chất và ngược lại, chất mới lại tạo ra những điều kiện mới làm cho lượng của sự vật mới có những biến đổi mới,

Ví dụ, quá trình tích tụ “tư bản” (vốn đầu tư kinh doanh dể tìm kiếm lợi nhuận) đến một giới hạn cần thiết sẽ có thể nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp; ngược lại, sự tăng cường sức cạnh tranh của nó lại tiếp tục tạo ra khả năng tăng cường tốc độ và quy mô tích tụ tư bản mới,

+ Quy luật thống nhất và đấu tranh của (giữa) các rnặt đối lập là quy luật về

nguồn gốc, động lực cơ bản của mọi quá trình vận động, phát triển Theo quy luật này sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (“mâu thuẫn” hiểu theo nghĩa biện chứng) đóng vai trò là nguồn gốc, động lực cơ bản của mọi quá trình vận động phát triển

Ví dụ, quá trình phát triển của các giống loài có nguồn gốc, động lực cơ bản từ sự vận động của hệ thống mâu thuẫn giữa cơ thể sống và môi trường, đồng hoá và dị hoá, biến dị và di truyền,

+ Quy luật phủ định của phủ định là quy luật về khuynh hướng chung của mọi

sự phát triển Theo quy luật này, mọi quá trình phát triển đều diễn ra theo khuynh hướng cơ bản là vận động từ thấp đến cao thông qua nhiều lần phủ định biện chứng - đó cũng chính là quá trình diễn ra theo tính chu kỳ - chu kỳ có tính chất

“phủ định của phủ định”

3 Chức năng cơ bản của Triết học Mác-Lênin

Cũng như mọi khoa học, triết học Mác – Lênin cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng khác nhau Đó là chức năng thế giới và chức năng phương pháp

Trang 9

luận, chức năng nhận thức và giáo dục, chức năng dự báo và phê phán,… Tuy nhiên, chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận là hai chức năng

cơ bản của triết học Mác – Lênin

3.1 Chức năng thế giới quan

Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới

quan Triết học Mác – Lênin đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân thế giới quan cộng sản

Vai trò của thế giới quan duy vật biện chứng:

+ Có vai trò đặc biệt quan trọng định hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới và bản thân để từ đó nhận thức đúng bản chất của tự nhiên và xã hội, giúp con người hình thành quan điểm khoa học, xác định thái độ và cách thức hoạt động của bản

+ Nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người Thế giới quan đúng đắn chính là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực Trình độ phát triển về thế giới quan là tiêu chí quan trọng của sự trưởng thành cá nhân cũng như một cộng đồng xã hội nhất định

+ Là cơ sở khoa học để đấu tranh với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học Với bản chất khoa học và cách mạng, thế giới quan duy vật biện chứng là hạt nhân của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ, cách mạng, là cơ sở lý luận trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng phản cách mạng, phản khoa học

3.2 Chức năng phương pháp luận

Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát có vai trò chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức

Trang 10

và hoạt động thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu Phương pháp luận cũng có nghĩa

là lý luận về hệ thống phương pháp Triết học Mác – Lênin thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn

Vai trò phương pháp luận duy vật biện chứng:

+ Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát có vai trò chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức

và hoạt động thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu Phương pháp luận cũng có nghĩa

là lý luận về hệ thống phương pháp

+ Triết học Mác – Lênin trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển tư duy khoa học, đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật

+ Triết học Mác - Lenin thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức Trong lĩnh vực nhận thức khoa học, triết học Mác -Lênin là phương pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa học

+ Tuy nhiên, triết học Mác - Lênin không phải là "đơn thuốc vạn năng" có thể giải quyết được mọi vấn để Để đem lại hiệu quả trong nhận thức và hành động, cùng với tri thức triết học, con người cần phải có tri thức khoa học cụ thể và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn xã hội

KẾT LUẬN

Bằng kinh nghiệm hay bằng lý trí, con người rốt cuộc phải thừa nhận rằng, hóa ra tất cả các hiện tượng trong thế giới này chỉ có thể , hoặc là hiện tượng vật chất , tồn tại bên ngoài và độc lập ý thức con người, hoặc là hiện tượng thuộc tinh thần,ý thức của chính con người Những đối tượng nhận thức lạ lùng ,

Trang 11

huyền bí, hay phức tạp như linh hồn, đấng siêu nhiên, linh cảm , phô thức, vật thể tia vũ trụ, ánh sáng, hạt Quark, hạt Strangelet Tất thảy cho đến nay vẫn không phải là hiện tượng gì khác nằm ngoài vật chất và ý thức Để giải quyết được các vấn đề chuyên sâu của từng học thuyết về thế giới, thì câu hỏi đặt ra đối với triết học trước hết vẫn là: thế giới tồn tại bên ngoài tư duy, con người có quan hệ như thế nào với thế giới tinh thần tồn tại trong ý thức con người? Con người có khả năng hiểu biết đến đâu về sự tồn tại thực của thế giới? Bất kỳ trường phái triết học nào cũng không thể lảng tránh giải quyết vấn đề này, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy

Khi giải quyết vấn đề cơ bản, mỗi triết học không chỉ xác định nền tảng và điểm xuất phát của mình để giải quyết các vấn đề khác mà thông qua đó, lập trường, thế giới quan của các học thuyết và của các triết gia cũng được xác định Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào Nói cách khác, khi truy tìm nguyên nhân cuối cùng của hiện tượn,

sự vật hay sự vận động đang cần phải giải thích thì nguyên nhân vật chất hay nguyên nhân tinh thần đóng vai trò là cái quyết định Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Nói cách khác khi khám phá sự vật và hiện tượng, con người có giám tin rằng mình sẽ nhận thức được sự vật và hiện tượng hay không

Liên hệ bản thân

Bản thân phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, vì vật chất quyết định ý thức nên con người cần phải ý thức được những vật chất của cuộc sống còn thiếu thốn để có hành động phù hợp với thực tế khách quan

Trang 12

Phải phát huy tính năng động sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày Kết cấu của ý thức thì tri thức quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng phát triển tri thức của bản thân

Cần phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và không còn chủ quan trong mọi tình huống

Khi giải thích một hiện tượng cần phải xét có yếu tố vật chất lẫn tinh thần,

cả yếu tố khách quan và điều kiện khách quan

Trang 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Platon, Mô hình “Nhà nước lý tưởng”

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (8/2019), Triết học Mác – Lênin, Tài liệu tập huấn giảng viên lý luận chính trị

3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo Trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ kông chuyên lý luận chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội

Ngày đăng: 09/10/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w