Các lợi ích và bất lợi trong biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Unilever Việt Nam...19 4.1... Định nghĩa Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hợp của mọi phương thức hoạt động cùng với biểu h
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP NHÓM
Trang 2Phần I MỤC LỤC
Phần I MỤC LỤC 1
Phần II Một số khái niệm cơ bản 3
1 Văn hóa là gì ? 3
2 Văn hóa doanh nghiệp là gì ? 3
2.1 Định nghĩa 3
2.2 Văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua 3 cấp độ 3
2.2.1 Những giá trị văn hóa hữu hình 3
2.2.2 Các giá trị được tuyên bố 3
2.2.3 Các quan điểm cơ bản ( các giá trị ngầm định ) 3
Phần III Phân tích văn hóa doanh nghiệp của Unilever Việt Nam 4
1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp Unilever (2) 4
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.2 Unilever Việt Nam 5
2 Văn hóa doanh nghiệp của Unilever 5
2.1 Những văn hóa ban đầu từ nhà sáng lập (3) 5
2.2 Sự thay đổi để phù hợp 6
2.2.1 Anh Quốc: (2) 6
2.2.2 Hà Lan: 6
2.2.3 Nhật bản: (2) 7
2.3 Với Unilever Việt Nam 7
3 Các biểu hiện về văn hóa doanh nghiệp của Unilever Việt Nam 8
3.1 Những giá trị văn hóa hữu hình : 8
3.1.1 Kiến trúc đặc trưng , cơ cấu doanh nghiệp 8
3.1.2 Biểu tượng 10
3.1.3 Những câu chuyện 12
3.1.4 Về mẫu mã sản phẩm (8) 14
3.1.5 Thái độ và cách ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp 14
3.2 Các giá trị được tuyên bố 15
3.2.1 Chiến lược của doanh nghiệp 15
3.2.2 Mục tiêu: 15
1 | P a g e
Trang 33.2.3 Tầm nhìn: 16
3.2.4 Sứ mệnh: 16
3.2.5 Giá trị cốt lõi: (2) 17
3.3 Các quan điểm cơ bản (các giá trị ngầm định) 17
3.3.1 Sự hình thành niềm tin, nhận thức , tình cảm trong tiềm thức từng thành viên doanh nghiệp 17
3.3.2 Phương châm hành động 18
3.3.3 Văn hoá đạo đức doanh nghiệp 19
4 Các lợi ích và bất lợi trong biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Unilever Việt Nam 19
4.1 Lợi ích có được 19
4.2 Bất lợi còn tồn tại 20
4.3 Biện pháp khắc phục 20
5 Kết luận 20
Phần IV Tài liệu tham khảo 22
Phần V Đánh giá các thành viên 22
2 | P a g e
Trang 4Phần II Một số khái niệm cơ bản
1 Văn hóa là gì ?
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những yêu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [ CITATION PGS \l 1066 ]
2 Văn hóa doanh nghiệp là gì ?
2.1 Định nghĩa
Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hợp của mọi phương thức hoạt động cùng với biểu hiện của nó mà một tổ chức, doanh nghiệp đã sáng tạo ra nhằm thích ứng với những yêu cầu môi trường hoạt động và đòi hỏi của sự cạnh tranh [ CITATION PGS \l 1066 ]
Cách định nghĩa khác: Văn hóa doanh nghiệp là 1 hệ thống những ý tưởng chung được xây dựng bởi thành viên của 1 doanh nghiệp nhằm phân biệt DN với các DN khác
2.2 Văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua 3 cấp độ
2.2.1 Những giá trị văn hóa hữu hình
Đó là những cái dễ nhìn thấy, nghe thấy cảm nhận được khi tiếp xúc với doanh nghiệp, gồm những biểu hiện bên ngoài như :
Kiến trúc đặc trưng và cơ cấu doanh nghiệp
Các lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa
Biểu tượng, những câu chuyện, đồng phục
Mẫu mã sản phẩm, thái độ và cách ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp
2.2.2 Các giá trị được tuyên bố
Bao gồm chiến lược, mục tiêu, các nội quy, quy định, tầm nhìn, sứ mệnh hay giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đã tuyên bố ra bên ngoài với mọi người
2.2.3 Các quan điểm cơ bản ( các giá trị ngầm định )
Đây là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm đã ăn sâu trong tiềm thức mỗi thànhviên trong doanh nghiệp
Hệ thống giá trị ngầm định được thể hiện qua các mối quan hệ sau: Quan hệ giữa con người với môi trường; Quan hệ giữa con người với con người; Ngầm định về bản chất con người; Bản chất hành vi con người; Bản chất sự thật và lẽ phải
3 | P a g e
Trang 5Phần III Phân tích văn hóa doanh nghiệp của Unilever Việt
- Giai đoạn 1900 - 1950: Hợp lực, Unilever ra đời
+ Thị trường xà phòng đều phát triển một cách mạnh mẽ nên yêu cầu về nguồncung nguyên liệu tăng cao Lever Brothers tập trung vào việc tìm kiếm, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định
+ Ngành công nghiệp bơ thực vật của Hà Lan suy yếu, Jurgens và Van den Bergh hợp lực duy trì và củng cố vị trí của mình Một thời gian sau, họ đưa sản phẩm bơ thực vật của mình tới thị trường Anh
+ Lever Brothers mua lại Pears Soap lâu đời và mua lại Wall's, một công ty xúc xích với tham vọng làm kem
+ Liên minh Margarine - Margarine Unie thành lập bởi các doanh nghiệp bơ thực vật Jurgens, Van den Bergh, Centra và Schicht sau đó nhanh chóng nhận được được sự tham gia của các thành viên mới tạo ra một nhóm lớn doanh nghiệp Châu u tham gia sản xuất hầu hết các mặt hàng được tạo ra từ dầu và chất béo
+ Unilever thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1929 với sự hợp nhất của hai công tysản xuất gia vị và xà phòng - Margarine Unie của Hà Lan và Lever Brothers của Anh Tên gọi Unilever được lấy từ viết tắt của hai tên công ty này.+ Unilever mua lại Batchelors, công ty chuyên về rau củ sấy khô và đồ hộp vớimục tiêu đầu tư vào các sản phẩm đông lạnh
- Giai đoạn 1950 - 2010: Xây dựng thương hiệu, thay đổi chiến lược
+ Unilever tăng cường tập trung vào dinh dưỡng và nghiên cứu khoa học công nghệ, thay thế và đổi mới để tạo ra bao bì sản phẩm thân thiện với môi trường
+ Unilever U trở thành logo của công ty, củng cố sự hiện diện vững chắc tại Châu Âu và tăng cường sự hiện diện ở Hoa Kỳ
+ Unilever công bố Quy tắc Nguyên tắc Kinh doanh
- Giai đoạn 2010 - nay: Hướng tới trở thành doanh nghiệp phát triển bền vững hiệntại và tương lai
+ Unilever ra mắt Kế hoạch Phát triển Bền vững, đề xuất và thực hiện những cam kết với mục tiêu phát triển doanh nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường
4 | P a g e
Trang 6+ Alan Jope kế nhiệm Paul Polman làm Giám đốc điều hành, Unilever hoàn tấtquá trình hợp nhất.
+ Unilever đề ra hành động mới chống biến đổi khí hậu và các cam kết về sự phát triển trong tương lai của công ty
1.2 Unilever Việt Nam
Unilever Vietnam 1 chi nhánh của tập đoàn Unilever toàn cầu (Unilever là 1 công
ty đa quốc gia của Anh - Hà Lan chuyên sản xuất các sản phẩm tiêu thụ)
- Năm 1995, tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng Unilever bắt đầu đầu tư vào Việt Nam Đến nay tập đoàn đã đầu tư tổng cộng trên 100 triệu USD Các công ty thànhviên của Unilever Việt Nam bao gồm: Lever Việt Nam, liên doanh với Công ty xà phòng Hà Nội và Tổng công ty hóa chất Việt Nam; Công Ty ELIDA PS sản xuất kem đánh răng, liên doanh với công ty hóa mỹ phẩm Unilever có 5 nhà máy sản xuất tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
- Chủ tịch: Nguyễn Thị Bích Vân
- Đầu tư vào Việt Nam: > 300tr USD
- Hệ thống phân phối rộng khắp toàn quốc gồm 150 nhà phân phối
- Số cửa hàng bán lẻ: 200.000
- Tuyển dụng trực tiếp > 1.500 nhân viên và gián tiếp tạo thêm gần 10.000 việc làmcho các đối tác như các đơn vị gia công, nhà thầu, nhà phân phối, các công ty nhỏ
và vừa trên khắp Việt Nam
- Các sản phẩm của Unilever bao gồm: thực phẩm, gia vị, nước đóng chai, nước ngọt, kem, kem đánh răng, trà, ngũ cốc, các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân Unilever có nhiều nhãn hàng, điển hình như: OMO, Dove, Clear, Pond's, P/S, Close Up, Sunsilk, Sunlight, Lipton, Lifebuoy…→ Hàng triệu sản phẩm mỗi ngày cung cấp đến tay người tiêu dùng, giúp nâng cao đời sống tinh thần, sức khỏecho hàng triệu hộ gia đình Việt Nam
2 Văn hóa doanh nghiệp của Unilever
2.1 Những văn hóa ban đầu từ nhà sáng lập [ CITATION Law17 \l 1066 ]Unilever chính thức được thành lập vào ngày 02/09/1929 tại Anh.Công ty được đặt
ở rất nhiều quốc gia khác nhau Và mỗi quốc gia sẽ có một đặc trưng văn hoá doanh nghiệp riêng Văn hoá doanh nghiệp này cũng chỉ ra tầm quan trọng của các tiêu chí hoặc biện pháp được sử dụng để xác định đầu ra cần thiết và mức độ phù hợp của đầu ra đó
Cụ thể văn hoá doanh nghiệp của Unilever Anh Quốc có các đặc điểm sau:
Tập trung vào hiệu suất - hiệu suất cá nhân và hiệu suất tổ chức
Chú trọng chất lượng - chất lượng đầu ra trong mọi lĩnh vực
Làm việc hiệu quả thông qua công nghệ và các công cụ khác
Văn hoá doanh nghiệp của Unilever tập trung vào hiệu suất và chất lượng Văn hoánày có thể quan sát được trong lịch sử lâu dài của doanh nghiệp Doanh nghiệp đã phát triển từ một công ty nhỏ thành một cường quốc toàn cầu Thành công đó chủ yếu dựa vào khả năng văn hoá tổ chức doanh nghiệp của Unilever đã thấm nhuần
5 | P a g e
Trang 7về hiệu suất, chất lượng cao và đạo đức làm việc của nhân viên, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của kết quả đầu ra của nhân viên để tối đa hoá sản lượng kinh doanh một cách tốt nhất.
Unilever cũng đã làm chỉ hiệu quả thông qua công nghệ và đổi mới các quy trình kinh doanh nội bộ của mình, bao gồm cả phát triển nguồn nhân lực
- Gắn lợi ích của nhân viên với văn hóa nước sở tại và những cam kết vì lợi ích cộng đồng nước sở tại: Văn hóa doanh nghiệp của Unilever trong quá trình chinh phục thị trường thế giới, trong đó có thị trường Việt Nam… đều có sự giao thoa, kết hợp với bản sắc dân tộc nước sở tại trên cơ sở tôn trọng sự đa dạng văn hóa và lợi ích cộng đồng nước sở tại
- Giúp các tập đoàn tăng cường tiềm lực, quy tụ sức sáng tạo của nguồn nhân lực, khích lệ họ tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và nhận được sự chấp nhận của cộng đồng xã hội tại nước sở tại
- Ở các nước Tây u, cho dù là người Anh hay người Châu u di cư thì họ nuôi dưỡng trong mình chí tiến thủ mạnh mẽ, tinh thần chú trọng thực tế cộng với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc Do vậy, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiệu quả thực
tế, phóng khoáng, khuyến khích phấn đấu cá nhân đã trở thành nhịp điệu chung của văn hóa doanh nghiệp
2.2.1 Anh Quốc:[ CITATION htt \l 1066 ]
- Hầu hết các nhân viên ở Unilever đã tin tưởng văn hóa ở công ty rất tích cực, tốc
độ làm việc cực kì nhanh chóng Khoảng 39% nhân viên làm việc 8 tiếng hoặc ít hơn, 10% trong số họ có 1 ngày dài - hơn 12 tiếng
- Mục đích đặt ra những khát vọng trong việc điều hành doanh nghiệp, được củng
cố bởi Quy tắc Nguyên tắc Kinh doanh, trong đó mô tả các tiêu chuẩn hoạt động
mà mọi người tại Unilever tuân theo, bất kể họ ở đâu trên thế giới
- Thực hiện các hoạt động của nhân viên một cách chính trực và tôn trọng nhiều người, tổ chức và môi trường mà doanh nghiệp của Unilever tiếp xúc luôn là trọng tâm trong trách nhiệm của công ty
2.2.2 Hà Lan:
- Thống nhất bởi sự khác biệt của nhân viên, phát huy thế mạnh chung để phát triển doanh nghiệp và duy trì thế giới của công ty
6 | P a g e
Trang 8- Làm việc cùng nhau, với kiến thức đã được thiết lập của công ty và tư duy mới của nhân viên, đây là nơi Unilever có thể thực hiện công việc dũng cảm, đổi mới
và tốt hơn
→ Unilever tin rằng nhân viên không được xác định bởi chức danh công việc của
họ, mà bởi tác động tích cực mà họ tạo ra thông qua công việc họ làm
- Cung cấp nhiều kỳ nghỉ do công ty trả lương để đảm bảo duy trì sự cân bằng giữacông việc và cuộc sống nhân viên
- Kế hoạch thời gian linh hoạt mang đến cơ hội để làm việc theo cách riêng Cho
dù nhân viên đang học tập cùng với công việc, là cha mẹ của trẻ nhỏ hay chăm sóc
ai đó, nhân viên đều có cơ hội để đáp ứng những điều quan trọng trong cuộc sống
- Cơ hội nghề nghiệp liên ngành linh hoạt và vô số cơ hội đào tạo & nguồn phúc lợi mọi lúc, mọi nơi Unilever khuyến khích sự phát triển cá nhân và hỗ trợ tài chính cho việc đào tạo
- Với rất nhiều đồng nghiệp tài năng, có rất nhiều người xung quanh có thể huấn luyện và cố vấn trong quá trình phát triển
2.2.3 Nhật bản:[ CITATION htt \l 1066 ]
- Quy định công ty chỉ tuyển dụng, thuê và thăng chức cho nhân viên dựa trên trình
độ và khả năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của họ và tiến hành đánh giá nhân viên dựa trên hiệu suất
- Thành tích, trình độ, năng lực của nhân viên được đánh giá công bằng thông qua trao đổi giữa nhân viên với cấp trên và phản hồi nhiều mặt Unilever sẽ không bao giờ đánh giá nhân viên dựa trên giới tính, quốc tịch, tuổi tác hoặc các thuộc tính khác không liên quan đến công việc
- Tiến hành “Hội thảo về mục đích” cho tất cả nhân viên, trong đó mỗi nhân viên xem xét lại mục đích sống của mình, nói rõ và chia sẻ mục đích đó
- Ngoài ra, trong "Kế hoạch phù hợp với tương lai" (FFP) được giới thiệu vào năm
2019, nhân viên được khảo sát điền vào "mục đích, điểm mạnh lãnh đạo, kỹ năng
họ muốn phát triển và cải thiện, tình trạng sức khỏe của họ", v.v
→ Thông qua đối thoại với cấp trên, công ty hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu phát triển kỹ năng và kế hoạch nghề nghiệp
- Unilever sử dụng chương trình giảng dạy toàn cầu để hỗ trợ một cách có hệ thống việc giáo dục và phát triển kỹ năng cho nhân viên của mình
2.3 Với Unilever Việt Nam
Unilever luôn là một doanh nghiệp có môi trường làm việc được đánh giá cao tại Việt Nam và trên thế giới Là một công ty nước ngoài có cơ sở tại Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp của Unilever Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng từ văn hóa nước ngoài Tuy vậy, Unilever Việt Nam vẫn có được sự thay đổi nhất định trong văn hóa doanh nghiệp để phù hợp hơn với văn hóa Việt Nam Ngoài những hoạt động khen thưởng, đào tạo nhân viên, Unilever còn tổ chức các nhóm sinh hoạt và hỗ trợnhư: nhân viên trẻ chưa lập gia đình, nhóm nhân viên thực tập hay vừa gia nhập công ty,… giúp gắn kết nhân viên toàn diện Đặc biệt, phái nữ khi làm việc tại
7 | P a g e
Trang 9Unilever sẽ được tạo điều kiện tốt nhất để cảm thấy thực sự thoải mái và tự tin thể hiện năng lực của mình Họ luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ, hưởng chế độ đãingộ khi sinh em bé và dành thời gian chăm sóc bản thân, gia đình Trong văn hóa Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì người phụ nữ có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của một gia đình Xã hội ngày càng thay đổi thì phụ nữ Việt Nam không chỉ loay hoay trong căn bếp mà đã vươn ra thị trường, đóng góp cho sựphát triển của nền kinh tế Việc quan tâm đến các chế độ thai sản của nhân viên nữ
sẽ khiến họ cảm thấy được quan tâm, giúp tiếp thêm nguồn động lực để cống hiến hơn nữa cho tổ chức.[ CITATION Duy19 \l 1066 ]
3 Các biểu hiện về văn hóa doanh nghiệp của Unilever Việt Nam
3.1 Những giá trị văn hóa hữu hình :
3.1.1 Kiến trúc đặc trưng , cơ cấu doanh nghiệp
Kiến trúc
Tòa nhà văn phòng Unilever Việt Nam được coi là một kiến trúc xanh của thành phố Hồ Chí Minh Với màu xanh đặc trưng, mát mắt Homebase của Unilever Việt Nam được xây dựng theo mô hình “Linh hoạt để kiến tạo tương lai”, đáp ứng những tiêu chuẩn cao hơn về môi trường - xanh, sạch, đẹp và phát triển bền vững, kiến tạo không gian làm việc xanh hơn, linh hoạt và hiện đại hơn Với phong cách thiết kế không gian mở, diện mạo văn phòng mới của Unilever Việt Nam đem đến trải nghiệm mới, tạo điều kiện để nhân viên có thể làm việc mọi lúc mọi nơi, thúc đẩy mọi người sáng tạo và gắn bó với công ty.[ CITATION uni21 \l 1066 ]
Hinh 1 Toàn cảnh Trụ sở của Unilever Việt Nam tọa lạc tại Quận 7, TP HCM
Cơ cấu tổ chức
Trong cơ cấu tổ chức của Unilever, Giám đốc sẽ lập kế hoạch chiến lược, giao nhiệm vụ xuống các cấp dưới Khi có vấn đề phát sinh, Giám đốc là người nhận
8 | P a g e
Trang 10thông tin, dữ liệu từ cấp dưới để tiến hành nghiên cứu tìm ra phương án giải quyết Tuy rằng có sự bàn bạc, thương lượng giữa các bên liên quan song quyền quyết định cao nhất vẫn thuộc về ban lãnh đạo.[ CITATION htt \l 1066 ]
Hinh 2 Sơ đồ mô tả cơ cấu tổ chức Unilever
→ Với cơ cấu trên thì Unilever VN đảm bảo được tính tập trung chuyên môn cho từng bộ phận, phòng bạn, tạo điều kiện cho nhân viên có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo Tuy vậy nhưng cũng không bị rời rạc giữa từng bộ phận mà vẫn có liên kết chặt chẽ với nhau theo quy trình, cấp bậc giúp việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng sản phẩm có hiệu quả cao
Các chức năng cơ bản theo cơ cấu tổ chức của Unilever là:
Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách quản trị nhân sự và nghiệp vụ hành chính
Phòng kế toán – tài chính: Phụ trách quản lý toàn bộ vấn đề về vốn, tài sản của công ty Tổ chức thống kê, giám sát, cảnh báo tình hình kinh tế, tài chínhtheo từng giai đoạn giúp ban lãnh đạo nắm được bức tranh kinh doanh tổng quan
Phòng kinh doanh: Phụ trách nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, quản lý kênh phân phối của công ty
Phòng dịch vụ: Phụ trách giao hàng, tiếp nhận phản hồi, xử lý khiếu nại và chăm sóc khách hàng
Nhà máy sản xuất: Đảm nhận nhiệm vụ sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra theo nhu cầu của thị trường
Các lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa
Là một công ty có nhiều truyền thống văn hóa, Unilever Việt Nam hằng năm luôn
có các ngày lễ được tổ chức để kỷ niệm, chào mừng các ngày quan trọng như :ngàythành lập công ty, các ngày lễ trong năm, ngày công bố kế hoạch , Vào những dịp
9 | P a g e
Trang 11này công ty có thể tổ chức khen thưởng cho những cá nhân nổi bật, có đóng góp to lớn vào hoạt động chung của công ty Không những vậy, doanh nghiệp còn tận dũng những ngày lễ đó để ra mắt các sản phẩm mới, tổ chức chương trình khuyến mãi sản phẩm, các chương trình tình nguyện trao tặng quà cho trẻ em vùng cao, giúp đỡ phụ nữ Việt Nam
Hinh 3.Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược dài hạn giữa Unilever VN và các đối tác Việt Nam.
Hinh 4.Đại diện Unilever và OMO trao quà cho lực lượng công nhân vệ sinh môi trường
3.1.2 Biểu tượng
Logo :
Logo đầu tiên ( 1969 - 2004) Logo hiện tại ( 2004 - nay )
- Mặc dù thành lập từ năm 1929
nhưng sau 40 năm sau, Unilever mới
có logo chính thức đầu tiên Đó là
- Logo Unilever được thay mới nhân dịp sinh nhật thứ 75 của công ty Ý tưởng chung về một chữ U lớn vẫn
10 | P a g e