BANG DANH GIA HOAT DONG NHOM Chủ đề bài tập nhóm: Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành luật về quyền được lãng quên, trong đó người dân có quyền yêu cầu các tổ chức
Trang 1MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
CHU DE: VOI KIEN THUC VE LUAT HIEN PHAP VIET NAM, LAP LUAN DE
PHAN DOI BAN HANH LUAT VE QUYEN DUOC LANG QUEN TAI
VIET NAM
LOP 4824 NHOM 4
HA NOI, 2023
Trang 2
BANG DANH GIA HOAT DONG NHOM Chủ đề bài tập nhóm: Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành
luật về quyền được lãng quên, trong đó người dân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông tin mang tính nhạy cảm của mình trên Internet Bằng kiến thức Luật hiến pháp hãy đưa ra các luận điểm đề ủng hộ/phản
đối quy định trên Nhóm 4: Phản đối
1 Kế hoạch làm việc của nhóm!
s* Họp phân tích đề và lên khung ý tưởng chung
4* Tìm hiểu đề qua tài liệu tham khảo dựa theo phân tích ban đầu
s* Họp trình bày thông tin đã tìm hiều, chốt ý tưởng và phân công công việc % Triển khai ý tưởng theo phân công của nhóm trưởng hoàn thành ñle word và
slide powerpoint s* Đọc và nhận xét phần viéc da trién khai trong nhom s* Bồ sung từ nhận xét của các bạn trong nhóm s* Hoàn thiện ñle word, slide powerpoint, chinh stra hinh thức và lỗi chính tả
Trang 3
5 482435 Nguyễn Hiên Ngọc
6 482436 _ | Nguyễn Khánh Nguyên 7 482437 | Nguyễn Thảo Nguyên
Trang 4I0 0) :) 100 e6 3 P0 0.8 ee- 3 III LUAN DIEM 3: Đã có những điều luật, nghị định mang bóng dáng của quyền được lãng quên được thực thi hiệu quả trong thực tẾ .- -s <<: 4
I0 0) :) 100 4 P0 0.8 eẰe- 5 IV LUẬN DIEM 4: Trinh độ nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin tại Việt Nam chưa đủ điều kiện để ban hành luật về quyền được lãng quên 6 II) 00:05 ee- 6 2 Hệ thống công nghệ thông tin - «<5 < c5 <5 << << sex ss«s 6
Trang 5LOI MO DAU
Van nan bảo mật thông tin cá nhân trên Internet đang trở thành mỗi quan tâm hàng đầu của con người trong thời đại ngày nay Khi mạng xã hội trở thành thế giới ảo
để con người, đặc biệt là giới trẻ thỏa sức đăng tải mọi điều mình muốn, thỏa sức thể
hiện cá tính bản thân, thì vô hình chung những thông tin cá nhân có thể bị lợi dụng đề thực hiện những hành vi xấu xa, không chính đáng Chính vì vậy, quyền được lãng
quên là quyền cho phép chủ thê chủ sở hữu thông tin có quyền yêu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông tin mang tính nhạy cảm của bản thân trên internet Đến bây giờ, có nên chính thức ban hành luật về quyền được lãng quên trên phạm vi toàn cầu vẫn còn là vẫn đề gây nhiều tranh cãi
Quyền được lãng quên là khái niệm xuất hiện lần đầu vào cuối thế kỷ XX
Quyên này đã được Liên minh Châu Âu ban hành và điều chỉnh trong suốt 10 năm Đến năm 2016, quyền được lãng quên chính thức được ghi nhận trong Quy định bảo
vệ dữ liệu và có hiệu lực áp dụng từ 25/5/2018 Tuy đã được phô biến ở Châu Âu,
nhưng chúng ta vẫn cần cân nhắc liệu việc ban hành luật về quyền được lãng quên có phù hợp với điều kiện cuộc sông và pháp luật Việt Nam hay không Song, dưới góc độ
Luật Hiến Pháp nhóm sẽ trình bày những luận điểm lí giải vì sao không nên ban hành
luật về quyền được lãng quên tại Việt Nam
I LUAN DIEM 1: Mối quan hệ giữa quyền được lãng quên và các quyền cơ bản khác (Quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin):
1 Cơ sở pháp ly: Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948: "Ai cũng có quyền giữ quan điểm mà không bị can thiệp; ai cũng có quyền tự do biểu đạt; quyền này bao gồm quyên tự
do tìm kiếm, tiếp nhận và phố biến thông tin và ý kiến tất cả các loại, không kế biên giới quốc gia, bat ké bang loi noi, bang van ban hay in ấn, dưới hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bắt kỳ phương tiện truyền thông nào khác tùy theo sự lựa chọn của họ” Khoản 4 Điều 15 Hiến Pháp 2013: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”
Trang 6Điều 25 trong HP 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”
Khoản 4 Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin 2016: “Việc hạn chế quyên tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”
2 Phân tích lập luận: Trước hết quyền tự do ngôn luận là quyền của con người, tô chức trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc dưới bản điện tử Quyền tự
do ngôn luận bao gồm: quyên tự do biêu đạt, quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do báo chí, quyền không bị kiểm duyệt, quyền tự do tôn giáo
Mỗi quan hệ giữa quyền được lãng quên và quyền tự do ngôn luận luôn là một vấn đề nan giải Nhưng trên thực tế ta có thể thấy, quyền tự do ngôn luận đã có những lợi thể nhất định Quyên tự do ngôn luận giúp tạo ra một môi trường với đa dạng ý kiến và
thảo luận Khi mọi người có quyền tự do diễn đạt ý kiến của mình mà không bị kiểm
soát, xã hội có cơ hội tiếp cận các quan điểm khác nhau, từ đó tạo ra sự phong phú trong ý kiến Từ đó, quyền tự do ngôn luận là nền tảng cho sự tiến bộ và sáng tạo Khi mọi người có thể tự do diễn đạt ý kiến và ý tưởng của mình, họ có cơ hội thúc đây sự tiền bộ xã hội thông qua việc đề xuất giải pháp mới và thách thức thực trạng cũ
Trái lại, nếu ban hành quyền được lãng quên sẽ gây nên những hạn ché nhất định Những thông tin được gắn kết với nhau như những móc xích không thê tách rời, mà khi xóa đi một móc xích thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến quyên tiếp cận thông tin của công dân Mặt khác việc hạn chế quyền này còn có thê cản trở quá trình hội nhập của người
Việt Nam nói chung, bởi trong thời đại số, khi mà thông tin dữ liệu trở thành chìa khóa
để con người tiếp can tri thức, hiểu được cách thức vận hành của thế giới xung quanh Bên cạnh đó, nếu xóa đi những thông tin có liên quan đến an ninh người dân như những thông tin tội phạm có thê gây mất cảnh giác, không có sự đề phòng trong cộng đồng
Trang 7Trên thực tế quyền được lãng quên đã mâu thuẫn gay gắt với quyền tự do ngôn
luận Điều này đã thê hiện qua vụ việc tại quận Saitama (Nhật Bản) khi tòa án quận này
yêu cầu Google gỡ bỏ các thông tin đăng tải cách đây 3 năm về việc bắt giữ một người đàn ông với cáo buộc xâm hại tình dục trẻ em để người này có cơ hội xây dựng lại cuộc đời mà không bị ảnh hưởng bởi thông tin trong quá khứ Tuy nhiên phán quyết này không chỉ khiến cho gia đình nạn nhân cũng như những người ủng hộ họ trở nên
phẫn nộ mà còn khiến dư luận hoang mang khi một tên tội phạm xâm hại tình dục trẻ
em được “tây trắng” và không còn thông tin trên mạng đề cộng đồng có thê cảnh giác hơn
Có thê nói, việc ban hành luật về quyền được lãng quên có thể hạn chế nghiêm trọng đến quyền tự do ngôn luận - quyền đã được công nhận và bảo đảm trong Hiến Pháp
II LUẬN ĐIỂM 2: Nếu ban hành quyền được lãng quên thì gây áp lực kinh tế lên
các tô chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ: 1 Cơ sở pháp ly:
Điều 33 Hiến pháp 2013: “Mọi người được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật khong cam”
2 Phan tich lap luan: Việc ban hành luật về quyền được lãng quên gây cản trở đối với hoạt động kinh
doanh của các tô chức dịch vụ tìm kiếm thong tin nhu Google, Bing Dugc biét, viéc
thu thập thông tin được các doanh nghiệp trên thực hiện thông qua việc nghiên cứu những từ khóa, thông tin mà người dùng đã tìm kiếm, đồng nghĩa rằng, các doanh nghiệp sẽ phân tích thông tin qua các bài đăng công khai trên trang web Điền hình là Google StoreBot, được Google mô tả là một chương trình sử dụng công cụ tìm kiếm đê tự động thu thập thông tin trên các trang web nhằm thu thập và phân tích dữ liệu Bản chất của việc thu thập thông tin, dữ liệu khách hàng là giúp chủ doanh nghiệp nắm rõ được hành vi của khách hàng, từ đó tạo ra trải nghiệm tốt đến người dùng, giúp tăng doanh thu, góp phần xây dựng chiến lược marketing hợp lí khi nhắm đúng mục tiêu cần mua hàng nhằm đạt được lợi ích hợp pháp trong kinh doanh Bên cạnh đó, khi mỗi
Trang 8cá nhân được cấp quyền yêu cầu được xóa bỏ, chỉnh sửa, thay thé những thông tin công khai trên trang web với lí do nhạy cảm, điều này tương đương với việc thu thập thông tin qua các trang web của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gặp khó khăn, trình xử lí
đữ liệu bị xóa và không bị xóa sẽ có sự hỗn loạn
Ngoài ra, việc thực thi quyền được lãng quên cũng đồng nghĩa với việc các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm đang phải đối mặt với một khoản chi phí vô cùng lớn, đó là khoản chi đến lượng nhân sự tăng thêm để phục vụ việc xóa đi dữ liệu mà
khách hàng bao gồm bộ phận kiêm duyệt, bộ phận xử lí khiếu nại, cơ sở vật chất hay
vấn đề thiết lập những nguyên tắc khác nhau cho các quốc gia và khu vực, giữa nơi công nhận và nơi không công nhận quyền được lãng quên Các doanh nghiệp sẽ phải
gánh chịu một khoản thiệt hại vô cùng nghiêm trọng và thậm chí là có thê phải đối mặt
với việc rút lui khỏi thị trường Tóm lại, việc ban hành luật về quyền được lãng quên sẽ gây ra những rủi ro, bất lợi đáng kế đối với hầu hết các doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ thông tin
HI LUẬN ĐIỂM 3: Đã có những điều luật, nghị định mang bóng dáng của quyền được lãng quên được thực thi hiệu quả trong thực tế:
1 Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 21 Hiến Pháp 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sông riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”
Khoản 1 Điều 16 Nghị Định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân:
“Chủ thê dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý
đữ liệu cá nhân xóa dữ liệu cá nhân của mỉnh trong các trường hợp sau: a) Nhận thấy không còn cân thiết cho mục đích thu thập đã đồng ý và chấp nhận
các thiệt hại có thê xảy ra khi yêu cầu xóa dữ liệu;
b) Rút lại sự đồng ý;
Trang 9c) Phản đối việc xử ly dữ liệu và Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và
xử lý dữ liệu cá nhân không có lý do chính đáng để tiếp tục xử lý;
d) Dữ liệu cá nhân được xử lý không đúng với mục đích đã đồng ý hoặc việc xử lý dữ liệu cá nhân là vi phạm quy định của pháp luật;
©) Dữ liệu cá nhân phải xóa theo quy định của pháp luật” Khoản 1 Điều 22 Luật Công nghệ thông tin 2017: “Cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân lưu trữ thông tin cá nhân của mình trên môi trường mạng thực hiện việc
kiêm tra, đính chính hoặc hủy bỏ thông tin đó”
2 Phân tích lập luận:
Hiện nay tại Việt Nam, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành những nghị định, điều
luật bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân của người dùng khỏi sự xâm nhập, trên Internet
Có thể nói đến như Nghị định 13/2023/NĐ-CP Bảo Vệ Dữ Liệu Cá Nhân, Luật an toàn
thông tin mạng Những điều luật, nghị định này đều đang có hiệu lực và thực hiện tốt việc bảo vệ, đảm bảo quyền lợi của người dân trên không gian mạng, đặc biệt là việc bảo vệ thông tin cá nhân, dữ liệu bảo mật của người dùng Điều đó được thể hiện qua vụ việc của nữ nghệ sĩ Lý Nhã Kỳ Nghệ sĩ này đã bị thương hiệu chuyên đồ nội thất
sử dụng hình ảnh bản thân khi chưa được cho phép với mục đích thương mại Với hành vi sử dụng hình ảnh người nổi tiếng để quảng cáo cho sản phẩm nhằm lôi kéo người ủng hộ nghệ sĩ tiêu thụ mặt hàng trong khi chất lượng sản phẩm chưa được cô trải nghiệm hay đứng ra bảo đảm Điều này có thể làm giảm sự tin tưởng người hâm mộ dành cho nghệ sĩ, cũng như gây ảnh hưởng đến danh dự chính cô Sau khi được thông
tin về sự việc, người đại diện cho nghệ sĩ Lý Nhã Kỳ đã liên hệ làm rõ vấn đề và buộc thương hiệu phải xóa bài viết đồng thời lên bài viết đính chính để bảo vệ hình ảnh nữ nghệ sĩ theo đúng luật định Như vậy có thê thấy, các điều luật, nghị định vẫn đang
thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ người dùng Internet mà không cần thiết phải ban hành quyên được lãng quên
Khi các điều luật khác đang thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ người dùng mà quyền
được lãng quên được ban hành sẽ trở thành một bất cập cho Bộ máy Nhà nước trong việc điều chỉnh pháp luật, vì quá trình ban hành một văn bản quy phạm pháp luật liên
Trang 10quan đến quyền của con người sẽ đòi hỏi đến việc sửa đôi hiến pháp và các văn bản khác đi kèm để giải thích rõ ràng về quyền được lãng quên cũng như đảm bảo thực thi quyền này Bên cạnh đó việc ban hành một quyền mới là một quá trình phức tạp đòi
hỏi nhiều thời gian, sức lực và tiền bạc
Từ những trình bày trên, chúng tôi tin rằng việc ban hành luật về quyền được lãng quên là không cần thiết
IV LUẬN ĐIỂM 4: Trình độ nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin tại Việt Nam
chưa đủ điều kiện để ban hành luật về “Quyền được lãng quên” 1 Trình độ nhân lực:
Để ban hành quyền được lãng quên tại Việt Nam, chúng ta cần một đội ngũ nhân lực đồi dào cũng như đạt trình độ cao Tuy nhiên, hiện nay nước ta chưa có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao đề đảm bảo quyền này được thực thi, mà theo kết quả khảo sát
Vietnam Report thực hiện vào tháng 5 - 6, “dự báo từ nay đến năm 2024, Việt Nam
thiếu hụt khoảng 150.000 đến 200.000 kỹ sư công nghệ thông tin mỗi năm” Theo báo
cáo thị trường công nghệ thông tin Việt Nam 2021 Developers Recruitment State, hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên (chiếm gần 30%) trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin đáp ứng được những kỹ năng yêu cầu (kỹ năng chuyên môn, khả năng tư duy phát triển, giao tiếp, trình độ ngoại ngữ ) của doanh nghiệp” Như vậy ta có thể thấy không chỉ thiếu hụt nhân lực mà trình độ kỹ sư công nghệ thông tin chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiến
2 Hệ thống công nghệ thông tin: Hiện nay, hệ thống bảo mật thông tin nước ta còn kém Trong 4 tháng đầu năm 2020, tống cộng 1.056 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam dẫn đến sự cô (553 cuộc tấn công lừa đảo, 280 cuộc tấn công thay đổi giao diện, 223 cuộc tân công cài mã độc) Với thực trạng này ta có thê thấy tội phạm mạng có thê xâm nhập vào hệ thống công nghệ thông tin gây khó khăn cho việc xóa thông tin trên Internet Trong khi đó, để ban hành quyền được lãng quên chúng ta cần đầu tư thêm về
máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại song lại vô cùng đắt đỏ, khó chỉ trả