BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÀI THẢO LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỚNG TIÊU DÙNG ĐỒ ĂN NHANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, kéo theo đó là nhịp sống của con người cũng tăng nhanh Từ đó, con người phát sinh thêm những nhu cầu mới Theo nhu cầu của Maslow, nhu cầu cơ bản nhất nằm ở đáy của kim tự tháp là nhu cầu sinh học – những đòi hỏi về thể chất cho sự sống còn của con người Nếu những yêu cầu này không được đáp ứng, cơ thể con người không thể duy trì cuộc sống. Thực phẩm, không khí, nước, ngủ,… nằm trong danh mục này Các nhu cầu sinh lý học được cho là quan trọng nhất, vì vậy chúng phải được đáp ứng trước tiên Ngoài việc phải được ăn ngon, có đủ dinh dưỡng để hoạt động thì mọi người cũng đòi hỏi việc ăn uống phải tốn ít thời gian Điều này đã góp phần vào thúc đẩy sự ra đời và phát triển của nền công nghiệp thức ăn nhanh (Fastfood).
Việt Nam có hơn 98 triệu dân trong đó 65% là dân số trẻ ở độ tuổi dưới 35 và có tốc độ tăng trưởng năm 2022 dự kiến lên đến 8% đang là thị trường hấp dẫn các tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh.
Tại quận Cầu Giấy, Đống Đa, Nam Từ Liêm,… xuất hiện dày đặc các cửa hàng đồ ăn nhanh nằm ở những góc ngã tư rộng rãi, thu hút được sự chú ý của nhiều đối tượng khi phân bố chủ yếu gần các khu đông dân cư, trường đại học,…
Xác lập các vấn đề nghiên cứu
- Nhóm sẽ thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng đồ ăn nhanh của sinh viên Đại học Thương mại” dựa trên các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng thức ăn nhanh đã được nhiều tác giả trên thế giới thực hiện và đã công bố nhiều mô hình liên quan cùng với một số nghiên cứu đã được thực hiện tại Việt Nam.
- Giúp các bạn sinh viên nhận thức được những tác hại khi tiêu dùng đồ ăn nhanh.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên Đại học Thương mại.
- Mô hình hoá các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên Đại học Thương Mại.
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng thức ăn nhanh của sinh viên Đại học Thương Mại ? (CHC)
- Mức độ ảnh hưởng các yếu đối trên đối với xu hướng sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên Đại học Thương Mại như thế nào ? (CHCT)
- Mô hình nào thể hiện được các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng thức ăn nhanh của sinh viên Đại học Thương Mại ? (CHCT)
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng thức ăn nhanh của sinh viên Đại học Thương mại
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên trong Đại học Thương mại
- Về nội dung: Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng đồ ăn nhanh của sinh viên TMU Từ đó chỉ ra những tác động, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về việc sử dụng đồ ăn nhanh.
- Về không gian thị trường: Trường Đại học Thương Mại
- Về thời gian: Dữ liệu khảo sát trong thời gian từ ngày 26/10/2022 đến ngày 2/11/2022
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng thức ăn nhanh là chủ đề đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu cũng như những người làm công tác thực tiễn trong và ngoài nước Một số nghiên cứu liên quan điển hình được đề xuất là:
1 Trần Thị Minh Nguyệt, Phan Thị Mỹ Kiều (2020) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng thức ăn nhanh của người tiêu dùng tại thành phố Quảng Ngãi [1]
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng thức ăn nhanh của người tiêu dùng tại Tp Quảng Ngãi Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cửa hàng ăn nhanh của người tiêu dùng là dịch vụ, cảm nhận, sản phẩm, quảng cáo và giá Trong đó nhân tố về Dịch vụ có ảnh hưởng lớn nhất, nhân tốcó ảnh hưởng thứ 2 là Sản phẩm, tiếp theo là nhân tốquảng cáo và giá, cuối cùng là nhân tốCảm nhận của người tiêu dùng Dựa trên kết quảnghiên cứu này, các doanh nghiệp thức ăn nhanh đang kinh doanh trên địa bàn TP Quảng Ngãi có thểtập trung vào các nhân tốtrên đểđáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và xây dựng được sức hút cho chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của mình.
2 Shalu Batra, M.Stat (2015 – 17) A statistical study on trends of fast food consumption with special reference to the students of Dr B.R Ambebkar University, Agra.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm so sánh xu hướng tiêu dùng theo độ tuổi, giới tính, tài chính; Tìm hiểu lý do tiêu thụ thức ăn nhanh giữa các sinh viên; Tìm hiểu thức ăn nhanh được ưa thích nhất; Tìm hiểu địa điểm và thời gian được yêu thích nhất khi tiêu dùng thức ăn nhanh; Tìm kiếm lượng tiền trung bình mà học sinh chi tiêu cho đồ ăn nhanh và kiểm tra nhận thức về rủi ro của sức khỏe khi tiêu dùng thức ăn nhanh trong số các sinh viên được điều tra Bài làm sử dụng phương pháp định lượng thông qua việc phát phiếu khảo sát với số phiếu 100 với sinh viên của đại học Dr.B.R.Ambedkar, Agra Trong 100 phiếu khảo sát phát ra có 85 phiếu hợp lệ và 15 phiếu không hợp lệ do thiếu thông tin
Kết quả kiểm định cho thấy rằng: Việc tiêu dùng thức ăn nhanh là độc lập với giới tính, độ tuổi, khoa, tình trạng dân cư và thu nhập của gia đình; Đối với lý do tiêu dùng đồ ăn nhanh thì “Taste” của món ăn là lý do được lựa chọn nhiều nhất; Đối với danh mục món ăn thì “Maggie” là món ăn được lựa chọn nhiều nhất; 85 sinh viên được hỏi thì 30 người thích ăn ở các cửa hàng vì thích ra ngoài và gặp bạn bè, 46 người thích vì cảm thấy giống như ở nhà; Đối với địa điểm ăn uống họ thích ăn ở các “Local Eating Points”; Lượng tiền chi tiêu cho đồ ăn nhanh trong 1 tháng khoảng Rs.100 đến Rs.6000; Trong số 85 SV được hỏi thì 60
SV nghĩ rằng đồ ăn tốt cho sức khỏe, 68 SV nhận thức về rủi ro sức khỏe và 37 SV đã đối mặt với vấn đề sức khỏe; Đối với đánh giá thì 64,7% SV nói điều đó không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thức ăn nhanh của họ.
3 Phương Thị Ngọc Mai, Phan Thị Cúc (2020) Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng thức ăn nhanh của người tiêu dùng tại TP HCM [3]
Nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng thức ăn nhanh của người tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh Nghiên cứu được tiến hành thông qua khảo sát 225 người tiêu dùng; có độ tuổi từ 15 đến 40 tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 8 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng thức ăn nhanh của người tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh, đó là: Thực phẩm; Vệ sinh; Địa điểm; Khuyến mại; Nhân viên; Thương hiệu; Không gian; Giá trị trải nghiệm Trong đó, nhân tố Thực phẩm có tác động mạnh nhất.
4 Trần Thị Thái (2016) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh của người tiêu dùng tại Đà Nẵng [4]
Nghiên cứu nhằm mô tả, phân tích và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh của người tiêu dùng Phạm vi nghiên cứu: tại thị trường Đà Nẵng Thời gian nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 05 năm 2016 Nghiên cứu được thực hiện với 210 người tiêu dùng đã từng đến các nhà hàng thức ăn nhanh tại thành phố Đà Nẵng Kết quả cho thấy quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh tại thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của 5 nhân tố là: Sự tiện lợi, Giá cả, Thái độ và phong cách phục vụ, Thương hiệu, Chất lượng sản phẩm Trong đó, có 4 yếu tố ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh là sự tiện lợi, thái độ và phong cách phục vụ, thương hiệu, chất lượng sản phẩm Và yếu tố giá cả có ảnh hưởng ngược chiều lên quyết định lựa chọn nhà hàng.
5 Hossein Nezakati1, Yen Lee Kuan, and Omid Asgari (2011) Factors influencing customer loyalty towards fast food restaurants [5]
Theo nghiên cứu cuả Hossein Nezakati , Yen Lee Kuan và Omid Asgari, tên thương hiệu có ảnh hưởng đáng kể đến lòng trung thành của khách hàng đối với nhà hàng thức ăn nhanh ưa thích của họ.Niềm tin thương hiệu có ảnh hưởng đáng kể đến lòng trung thành của khách hàng đối với nhà hàng thức ăn nhanh ưa thích của họ.
6 Trần Thị Bảo Yến, Lê Thị Giang (2020) Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thức ăn nhanh qua Internet tại TP HCM [6]
Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thức ăn nhanh qua internet của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Kết quả phân tích từ 578 phiếu khảo sát cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thức ăn nhanh qua internet khu vực TPHCM gồm Rủi ro tài chính và thời gian; Đa dạng về lựa chọn sản phẩm thức ăn nhanh ; Cảm nhận giá cả sản phẩm; Chất lượng sản phẩm ; Chiêu thị ; Tính đáp ứng của trang web, Sự thuận tiện Trong đó, nhân tố rủi ro về tài chính và thời gian là có ảnh hưởng mạnh nhất Từ kết quả này, nghiên cứu đã đề xuất một số hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp chuyên doanh thức ăn nhanh thu hút được người tiêu dùng
7 Hesamedin Askari Majabadi, Mahnaz Solhi, Ali Montazeri, Saharnaz Nejat Davoud Shojaeizadeh, Saharnaz Nejat, Farideh Khalajabadi Farahani, Abolghasem Djazayeri (2012 –2013) Factors Influencing Fast-Food Consumption Among Adolescents in Tehran [7]
Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thức ăn nhanh ở thanh thiếu niên ở Tehran, Iran Để đạt được mục tiêu của nghiên cứu này, 42 thanh thiếu niên đã được đăng ký vào nghiên cứu này thông qua phương pháp chọn mẫu có mục đích và dữ liệu cần thiết được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn sâu bán cấu trúc cá nhân Việc thu thập và phân tích dữ liệu được thực hiện đồng thời và dữ liệu thu thập được phân tích thông qua phân tích nội dung chuyên đề và sử dụng phần mềm MAXQDA 10 và sẵn sàng tham gia vào nghiên cứu đã được đăng ký vào nghiên cứu Không có xu hướng tiếp tục tham gia nghiên cứu, trình bày câu trả lời không trung thực, và không ký vào mẫu chấp thuận đã được thông báo được coi là tiêu chí loại trừ Nhìn chung, 46 trẻ vị thành niên đã tham gia vào nghiên cứu, trong số đó có 4 người bị loại do họ không tham gia phỏng vấn đúng cách Tuy nhiên, độ bão hòa dữ liệu đã đạt được bởi 42 người.
KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tổng quan lý thuyết về hàng vi mua hàng
3.1.1.1 Lý thuyết hành vi mua hàng
Hành vi mua của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình tìm hiểu, mua sắm, đánh giá cho sản phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ. Để dẫn tới hành động mua hàng, theo Philip Kotler người tiêu dùng trải qua 5 giai đoạn:phát hiện, ý thức vấn đề (nhận biết nhu cầu) tìm kiếm thông tin và đánh giá các phương án lựa chọn sau đó ra quyết định mua và cuối cùng hành vi sau mua.
Trên thực tế không nhất thiết phải trải qua 5 giai đoạn quyết định mua của người tiêu dùng, nhất là trong những trường hợp mua những mặt hàng ít cần để tâm Người tiêu dùng có thể bỏ qua hay đảo lại một số giai đoạn Ví dụ như một người thường xuyên mua một nhãn hiệu kem đánh răng, họ sẽ đi thẳng từ nhu cầu về kem đánh răng đến quyết định mua, không cần trải qua giai đoạn tìm kiếm thông tin và đánh giá.
Tiến trình mua khởi đầu với việc người mua nhận biết được vấn đề Người mua cần ý thức được nhu cầu, do đó họ sẽ cảm thấy có sự khác biệt giữa trạng thái thực tế và trạng thái mong muốn Nhu cầu có thể bắt nguồn từ các tác nhân kích thích bên trong và bên ngoài của chủ thể Trong trường hợp các tác nhân bên trong, một trong số những nhu cầu bình thường của người ta như đói, khát, tính dục tăng dần lên đến một mức độ nào đó và trở thành một niềm thôi thúc Do kinh nghiệm có trước đó, người ta hiểu được cách thức giải quyết sự thôi thúc này và động cơ của nó sẽ hướng đến những phương tiện có thể thỏa mãn được sự thôi thúc Hoặc một nhu cầu có thể phát sinh từ một tác nhân kích thích từ bên ngoài, chẳng hạn từ báo chí, quảng cáo, bạn bè, xã hội,
Một người tiêu dùng đã có nhu cầu, thì bắt đầu tìm kiếm thông tin Nếu sự thôi thúc của người tiêu dùng mạnh, và sản phẩm vừa ý nằm trong tầm tay, người tiêu dùng rất có thể sẽ mua ngay Nếu không, người tiêu dùng đơn giản chỉ lưu giữ nhu cầu trong tiềm thức. Người tiêu dùng có thể không chịu tìm hiểu thêm thông tin, tìm hiểu thêm một số thông tin, hoặc rất tích cực tìm kiếm thông tin liên quan đến nhu cầu Trong trường hợp họ muốn tìm kiếm các thông tin, thường có các nguồn thông tin sau :
- Nguồn thông tin cá nhân thu nhận được từ gia đình, bạn bè, hàng xóm và người quen.
- Nguồn thông tin thương mại thu thập được qua quảng cáo, nhân viên bán hàng, nhà buôn, bao bì hay các cuộc trưng bày sản phẩm
- Nguồn thông tin công cộng thu nhận được từ các phương tiện truyền thông đại chúng và các tổ chức
- Nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân có được qua tiếp xúc, khảo sát hay sử dụng sản phẩm Ảnh hưởng tương đối của những nguồn thông tin này đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng thay đổi tùy theo loại sản phẩm và các đặc điểm của người mua. Đánh giá lựa chọn
Khi lựa chọn sản phẩm để mua và tiêu dùng, người tiêu dùng muốn thỏa mãn ở mức độ cao nhất nhu cầu của mình bằng chính sản phẩm đó Họ tìm kiếm trong giải pháp của sản phẩm những lợi ích nhất định người tiêu dùng xem mỗi sản phẩm như một tập hợp các thuộc tính với những khả năng đem lại những lợi ích mà họ mong muốn có được và thỏa mãn nhu cầu của họ ở những mức độ khác nhau Những thuộc tính mà người tiêu dùng quan tâm thay đổi tùy theo sản phẩm Ngay cả khi đánh giá về một sản phẩm, sự nhìn nhận của họ về những thuộc tính mà họ cho là quan trọng nhất hay nổi bật nhất cũng không hoàn toàn giống nhau.
Cũng cần lưu ý rằng, những thuộc tính nổi bật nhất không phải bao giờ cũng là những thuộc tính quan trọng nhất Một số thuộc tính nổi bật lên vì người tiêu dùng bị ảnh hưởng của một quảng cáo có nhấn mạnh về thuộc tính ấy Ngược lại, một thuộc tính nào đó không thật sự nổi bật có thể do NTD đã lãng quên nó, nhưng khi được nhắc đến thì được thừa nhận là quan trọng.
Quyết định mua hàng và hành động
Trong giai đoạn đánh giá, người mua sắp xếp các nhãn hiệu trong nhóm nhãn hiệu đưa vào để lựa chọn theo các thứ bậc và từ đó bắt đầu hình thành ý định mua nhãn hiệu được đánh giá cao nhất Bình thường, NTD sẽ mua nhãn hiệu được ưu tiên nhất Nhưng có hai yếu tố có thể dẫn đến sự khác biệt giữa ý định mua và quyết định mua Đó là:
- Thái độ của những người khác, như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp …
- Các yếu tố của hoàn cảnh, như hy vọng về thu nhập gia tăng, mức giá dự tính, sản phẩm thay thế…
Hai yếu tố này có thể làm thay đổi quyết định mua, hoặc không mua hoặc mua một nhãn hiệu khác mà không phải là nhãn hiệu tốt nhất như đã đánh giá.
Phản ứng sau mua là bước cuối cùng trong quá trình quyết định mua của NTD Sau khi mua xong, Khách hàng sử dụng sản phẩm và có các đánh giá về sản phẩm mua được Mức độ hài lòng của khách hàng sẽ tác động trực tiếp đến các quyết định mua vào lần sau Sự hài lòng hay không của khách hàng sau khi mua phụ thuộc vào mối tương quan giữa sự mong đợi của khách hàng trước khi mua và sự cảm nhận của họ sau khi mua và sử dụng sản phẩm.
Có thể xảy ra ba khả năng dưới đây:
- Nếu những tính năng sử dụng của sản phẩm không tương xứng với kỳ vọng của khách hàng thì họ sẽ không hài lòng
- Nếu tính năng đó đáp ứng được kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng.
- Nếu nó vượt quá sự mong đợi của khách hàng thì họ sẽ rất hài lòng.
Khi khách hàng hài lòng, họ sẽ chia sẻ tâm trạng hưng phấn đó cho nhiều người khác.Như vậy, có thể nói khách hàng hài lòng là người quảng cáo miễn phí và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp Ngược lại khi họ không hài lòng, họ cũng sẽ “chia buồn” với nhiều người khác Điều này làm cho công ty có nhiều nguy cơ mất đi khách hàng tiềm năng.
Hình 3 1 Sơ đồ quy trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng
3.1.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng
Hành vi NTD có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sắm hay từ chối sản phẩm của doanh nghiệp Điều này có ý nghĩa quan trọng, bao gồm việc lên kế hoạch cho các chiến lược marketing Hành vi của người mua chịu ảnh hưởng của năm yếu tố chủ yếu: văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý và kinh tế Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết cách tiếp cận và phục vụ người mua một cách hiệu quả hơn Vì thế, nghiên cứu hành vi tiêu dùng cùng với những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng giúp cho những nhà làm marketing nhận biết và dự đoán xu hướng tiêu dùng của từng đối tượng khách hàng cụ thể.
Từ đó đưa ra những kế hoạch marketing kịp thời và hiệu quả
- Văn hóa: Là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn và hành vi của NTD Các yếu tố văn hóa của chúng ta về cơ bản là những yêu cầu cơ bản, giá trị, hành vi mong muốn và sở thích được chúng ta quan sát và tiếp thu từ các thành viên thân thiết trong gia đình cũng như những người quan trọng khác xung quanh chúng ta
- Văn hóa đặc thù: Mỗi nền văn hóa chứa đựng những nhóm nhỏ hay các văn hóa đặc thù, là những văn hóa tạo nên nét đặc trưng riêng và mức độ hòa nhập với xã hội cho các thành viên đó Các nhóm văn hóa đặc thù bao gồm các dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, các vùng địa lý
- Tầng lớp xã hội: Tầng lớp xã hội là những giai tầng tương đối đồng nhất và bền trong một xã hội, được sắp xếp theo một trật tự tôn ti và các thành viên trong những thứ bậc ấy đều cùng chia sẻ những giá trị, mối quan tâm và cách cư xử giống nhau.
Khái quát chung về đồ ăn nhanh
3.1.2.1 Khái niệm về đồ ăn nhanh/ Nguồn gốc xuất hiện
Thức ăn nhanh là loại thức ăn được chế biến nhanh, phục vụ nhanh và thưởng thức chỉ trong khoảng thời gian ngắn Thậm chí, thức ăn được nấu sẵn và chỉ hâm lại trước khi phục vụ tại chỗ hoặc dễ đóng gói mang đi Thuật ngữ thức ăn nhanh được công nhận vào năm
1951 và xuất hiện trong từ điển bởi Merriam - Webster
Nguồn gốc của thức ăn nhanh
Thuật ngữ thức ăn nhanh dùng để chỉ những loại thực phẩm được nấu sẵn để bán, nó được gắn liền với sự phát triển của đô thị khi con người ngày càng trở nên bận rộn với cuộc sống cũng như ưa chuộng những loại thức ăn để tiết kiệm thời gian chế biến và chi phí hơn.
Cụ thể, những ngôi nhà ở các thành phố lớn thường thiếu không gian nấu ăn hoặc không đủ dụng cụ để chuẩn bị và chế biến thực phẩm Thậm chí việc mua nguyên liệu nấu ăn cũng có thể nhiều tiền ngang ngửa với sản phẩm đã được chế biến sẵn Đồng thời, việc chiên thực phẩm cũng có thể gây ra hỏa hoạn Vì thế, người dân thành thị lúc bấy giờ được khuyến khích mua các loại thịt hoặc tinh bột được chế biến sẵn như bánh mì ở bên ngoài Nhất là trong thời kỳ bùng nổ kinh tế Mỹ sau Thế chiến thứ hai, người Mỹ bắt đầu chi tiêu và mua sắm nhiều hơn Tùy vào mỗi vùng và văn hóa đất nước mà thức ăn nhanh cũng có nhiều loại, như pizza, bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ (còn gọi là bánh mì Kebab), bánh hamburger, khoai tây nghiền, bánh mì sandwich.
3.1.2.2 Đặc điểm của đồ ăn nhanh
Về cơ bản dịch vụ ăn nhanh cũng có 7 đặc điểm chung của dịch vụ:
Tính vô hình một cách tương đối của dịch vụ: Đặc tính này phản ánh một thực tế là hiếm khi khách hàng nhận được sản phẩm thực từ kết quả của hoạt động dịch vụ Tính vô hình của dịch vụ làm cho khách hàng gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong việc đánh giá các dịch vụ cạnh tranh.
Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ: Sản xuất trong khi bán, sản xuất và tiêu dùng đồng thời nên cung cấp dịch vụ không thể tách rời nhau , phải tiến hành cùng một lúc , không có thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng để kiểm tra sản phẩm hỏng.
Sự tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ: Khách hàng trên thực tế có tính chất quyết định việc sản xuất dịch vụ Các tổ chức dịch vụ không thể tạo ra dịch vụ nếu không có đầu vào vững chắc là khách hàng, đầu vào đó có thể chỉ là yêu cầu đối với nhân viên phục vụ bàn hay lễ tân.
Tính không đồng nhất: Thông thường dịch vụ bị cá nhân hóa nên rất khó đưa ra các tiêu chuẩn dịch vụ Hơn nữa, sự thỏa mãn khách hàng phụ thuộc rất lớn vào tâm lý của họ, những người cung ứng dịch vụ cần đặt bản thân vào vị trí khách hàng, đồng cảm với họ.
Tĩnh dễ hư hỏng và không cất giữ được: Vì tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng, dịch vụ nên sản phẩm dịch vụ không cất giữ được và rất dễ bị hư hỏng, không lưu kho được.
3.1.2.3 Sự cần thiết và ý nghĩa của sự phát triển loại hình đồ ăn nhanh
Với xu hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa cùng với sự phát triển của những thành tựu về kinh tế, khoa học kỹ thuật nên đời sống con người được cải thiện và nâng cao khiến cho xu hướng “Tây hóa” trong ẩm thực của người Việt Nam rất mạnh mẽ đặc biệt là trong giới trẻ.
Do vậy fastfood (đồ ăn nhanh) đang dần trở thành thị hiếu mới trong đời sống công nghiệp.
Dù con số còn khá khiêm tốn (chưa đến 10% dân số VN) có thói quen sử dụng thức ăn nhanh nhưng với tốc độ của nền kinh tế và nhu cầu gia tăng trong cuộc sống hiện đại, thị trường thức ăn nhanh Việt Nam thực sự đang là mảnh đất khá màu mỡ cho các nhà đầu tư. Khi kinh tế phát triển, yêu cầu phong cách làm việc của con người cũng dần được thay đổi, công việc chiếm rất nhiều thời gian của họ nên các bữa ăn gia đình không còn được thường xuyên như trước mà thay vào đó là các bữa ăn nhanh, gọn nhẹ tiết kiệm thời gian Ly cà phê pha sẵn trong chiếc hộp giấy xinh xinh, đĩa khoai tây chiên hay ô bánh mì kẹp thịt nguội là những món ăn thường gặp ở các nhân viên văn phòng Bữa ăn đơn giản, gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc căng thẳng, sẽ giúp họ có nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn trong phòng máy lạnh thay vì phải chen chúc ồn ào trong các quán ăn bình dân ngoài phố.
Thực trạng và nguyên nhân của xu hướng sử dụng thức ăn nhanh ở sinh viên
họ có những cơ hội lựa chọn và thỏa mãn nhu cầu sở thích cá nhân mà không phải băn khoăn toan tính nhiều và chiếc hầu bao hạn hẹp Chuyện ăn uống không đơn thuần là đảm bảo sự sống mà đã được nâng lên tầm nghệ thuật ẩm thực và thưởng thức Thậm chí nhiều người còn chọn thức ăn nhanh như một giải pháp hạn chế béo phì.
Bên cạnh những tiện lợi của thức ăn nhanh: giản tiện thời gian, đỡ vất vả cho các bà mẹ, nó còn nhanh chóng trở thành sự lựa chọn trong thực đơn ẩm thực hàng ngày vì một lý do khá hiển nhiên: Thức ăn nhanh hạn chế được tối đa hiểm họa ngộ độc thực phẩm và nguy cơ tích lũy độc tố trong cơ thể do dư lượng kháng sinh, hóa chất độc hại không kiểm soát được từ các nguồn thực phẩm hàng ngày Đồ ăn nhanh - nguồn cung cấp thực phẩm, khá an toàn hiệu quả sẽ dần dần thay thế thói quen sử dụng thức ăn đường phố của đại đa số dân cư thành thị Không chỉ là giải pháp an toàn hiệu quả cho cuộc sống hiện đại, thị trường thức ăn nhanh Việt Nam còn là sự lựa chọn tất yếu của người dân trong một tương lai không xa vì những lợi ích tích cực cho cuộc sống và giải pháp giải phóng sức lao động của những người nội trợ “bất đắc dĩ”.
3.1.3 Thực trạng, nguyên nhân của xu hướng sử dụng thức ăn nhanh ở sinh viên
3.1.3.1 Thực trạng xu hướng sử dụng thức ăn nhanh ở sinh viên hiện nay
Tình hình thị trường đồ ăn nhanh Việt Nam
Việt Nam đang là thị trường vô cùng hấp dẫn đối với các tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh fastfood Và số lượng khoảng 90 người tiêu dùng Việt Nam chưa quen với thức ăn nhanh sẽ là cơ hội để các nhà kinh doanh khai thác Ông Leo Maglasang, người quản lý đại diện cho Tập đoàn Jollibee tại Việt Nam nói: Chúng tôi đánh giá đây là thị trường tiềm năng và sẽ tăng trưởng rất tốt trong thời gian sắp tới nên đích thân tập đoàn sẽ đầu tư vốn lớn hàng triệu USD, tổ chức các lớp học bài bản, đưa người Việt Nam ra nước ngoài huấn luyện để chuẩn bị mở hàng loạt cửa hàng thức ăn nhanh tại các tỉnh và thành phố lớn trên toàn ViệtNam.
Cho đến năm 2004, nếu chỉ tính các điểm bán thiết kế theo hệ thống có thương hiệu như KFC, Lotteria, Jollibee, Chicken Town, Manhattan… thì có 27 cửa hàng, bên cạnh đó còn có hơn 30 nhà hàng, tiệm bánh quy mơ nhỏ đặt trong các siêu thị, trung tâm thương mại, khu vực dân cư đông đúc… chuyên bán bánh pizza, hamburger, mì Ý, salad trộn… với các hiệu Win Chicken, Monaco, Hollywood, Mama… Đó là chưa kể đến hệ thống hàng trăm xe đẩy, tiệm bán thức ăn nhanh theo kiểu Việt Nam với bánh tươi, bánh mì kẹp thịt, các loại bánh làm từ gạo, nếp…
Hiện KFC, Lotteria và Jollibee là 3 thương hiệu của nước ngoài đang kinh doanh fastfood khá thành công tại Việt Nam với các món chính là gà chiên, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và nước ngọt có gas Các cửa hàng này bình quân thu hút khoảng 200-300 khách ngày và cao điểm có từ 400 đến trên 1.000 khách ngày.
Tại Việt Nam, kể từ khi cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM năm
1994 Chicken Texas trên đường Nguyễn Trãi, Quận 1, đến nay đã xuất hiện những chuỗi cửa hàng fastfood theo các phong cách Âu, Mỹ, Á pha trộn với thói quen ẩm thực kiểu Việt Nam Bên cạnh bánh mì kẹp thịt Hamburger, gà chiên, khoai tây trộn sốt có cơm cajun, salad bắp cải, salad bắp non… Jollibee có thể coi là sự hòa nhập linh hoạt của phong cách fastfood với đời sống cộng đồng Ở những điểm bán fastfood khác, phong cách công nghiệp dường như giảm hẳn, khách hàng không cần tự phục vụ mà các nhân viên sẽ mang thức ăn, thức uống tận bàn Sự thay đổi này ở một khía cạnh nào đó, đã làm cho phong cách fastfood – với
15 giây 1 ổ bánh mì, khoai tây và nước không còn nữa.
Có một lý do khá bất ngờ, mà theo người quản lý các cửa hàng fastfood, làm cho thị trường fastfood Việt Nam phát triển chậm hơn so với các nước châu Á khác, là do giao thông bằng xe gắn máy không thuận tiện và không tạo cơ hội cho người tiêu dùng có thể vừa lái xe, vừa dùng thức ăn nhanh.
Nhà kinh doanh hy vọng, với tốc độ đô thị hóa, các phương tiện giao thông công cộng phát triển sẽ tạo đà cho thị trường fastfood tăng trưởng nhanh hơn.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, năm 2009, tổng thu nhập của ngành thức ăn nhanh cả nước ước đạt khoảng 500 tỷ đồng, tăng 35-40 so với năm 2008, trong đó phần lớn vẫn đến từ các thương hiệu nước ngoài như KFC, Jollibee, Lotteria… Một số cuộc điều tra gần đây cũng cho thấy 70 người dân thích đi ăn tại các tiệm thức ăn nhanh.
Các loại hình đồ ăn nhanh tại Việt Nam
Mì tôm,Việt Nam là nước tiêu thụ mì ăn liền (mì tôm) đứng thứ 3 trên thế giới Mỗi người Việt Nam trung bình tiêu thụ 55 gió mì tôm/ 1 năm Trong bối cảnh dịch bệnh, tỷ lệ tiêu thụ mì tôm tăng đến 67% vì sự tiện lợi, giá thành rẻ, lại có nhiều chủng loại và mùi vị rất vừa miệng Hiện nay, mì tôm đang được biến hóa thành nhiều món ăn vặt khá ngon như mì trộn indomie, mì xào.
Gà rán là một trong các loại thức ăn nhanh được ưa chuộng trên toàn thế giới Các thương hiệu đình đám như KFC, Lotteria, McDonald’s đã tạo nên cơn sốt gà rán trên toàn cầu với hàng chục nghìn cửa hàng Những miếng đùi gà, cánh gà hoặc phi lê ức gà được tẩm ướp gia vị, áo một lớp bột chiên xù rồi chiên ngập trong dầu Bạn có thể chọn món gà chiên xù truyền thống hoặc chọn gà sốt, gà lắc phô mai…
Xúc xích là một trong những loại đồ ăn nhanh khá phổ biến được chế biến từ thịt như thịt gà, bò, lợn Với thành phần chính là thịt xay nhuyễn, kết hợp cùng các loại gia vị, phụ gia, bột Trước đây, tất cả nguyên liệu xúc xích được đúc trong bỏ làm từ ruột heo non còn ngày nay, vỏ xúc xích được làm bằng Collagen vì có độ mỏng mịn, dai và giòn Xúc xích đóng túi có thể đem hấp, chiên hoặc nướng đều ngon
Pizza là món đồ ăn nhanh có nguồn gốc từ Ý, là một loại bánh tròn, dẹt, đế là bánh mì.
Bánh được nướng trên đá nóng, rắc phô mai, sốt cà chua và có nhiều các loại nhân khác nhau như xúc xích, hải sản, nấm, bò…
Bánh mì là thức ăn nhanh truyền thống của người Việt Nam Bánh mì được sử dụng làm đồ ăn sáng hoặc các bữa xế chiều Bánh mì có lớp vỏ giòn, xốp, bên trong là phần nhân đầy đặn với thịt, pate, xá xíu, rau thơm, nộm, dưa chuột, thêm ít sốt mayone hay tương ớt
Kimbap là một trong những món ăn nhanh phổ biến đến từ Hàn Quốc Đi cùng văn hóa Hàn Quốc từ phim ảnh, âm nhạc vào Việt Nam, các món ăn từ xứ sở Kim Chi cũng được các bạn trẻ đặc biệt yêu thích Kimbap là món ăn rất đơn giản, cơm cùng phần nhân được gói trong lá rong biển Khi ăn cắt miếng nhỏ và chấm với sốt Mayonnaise
Hamburger là một đồ ăn nhanh phổ biến ở Mỹ và các quốc gia phương Tây, mặc dù cái tên Hamburger bắt nguồn từ tên thủ đô Hamburg của Đức Bánh Hamburger gồm có bánh mì tròn kẹp một lát thịt bò xay ở giữa, kèm thêm rau xà lách, cà chua, phô mai và một số loại nước sốt.
Tác hại của việc sử dụng thức ăn nhanh ở sinh viên
Nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn
Các chất béo xấu (chất béo chuyển hóa và bão hòa) trong thức ăn nhanh làm tăng triglyceride và cholesterol LDL trong máu của bạn, dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong lòng động mạch Điều này có thể dẫn đến bệnh tim Thức ăn nhanh cũng gây ra đột biến lượng đường trong máu cao và viêm động mạch khiến mảng bám dễ dàng bám vào bên trong thành động mạch Khi các động mạch bị hẹp lại và tắt, các cơn đau tim có thể xảy ra.
Nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng thức ăn nhanh gây giảm khả năng ghi nhớ và học các kỹ năng mới Các chất béo xấu trong đồ ăn vặt, chẳng hạn như chất béo chuyển hóa, có thể thay thế các chất béo tốt trong não, can thiệp vào cơ chế truyền tín hiệu Tiêu thụ một lượng lớn chất béo và thức ăn nhanh có đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Khi ăn đồ ăn vặt, lượng đường trong máu tăng đột biến do tính chất chế biến của đồ ăn vặt Điều này tương tự cú sốc đối với sự trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng xấu đến khả năng sử dụng insulin của cơ thể, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường typ 2.
Các vấn đề về thận tiềm ẩn
Hàm lượng muối là một lý do khác khiến thức ăn nhanh có hại cho sức khỏe Một chế độ ăn nhiều muối có thể phá vỡ sự cân bằng của natri và kali, gia tăng gánh nặng cho thận. Các chất phụ gia khác nhau và các chất khác cũng có thể dẫn đến giảm chức năng thận.
Có thể bị tổn thương gan
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức ăn nhanh có hại cho gan gần như rượu Ăn thức ăn nhanh trong 4 tuần có thể ảnh hưởng xấu đến men gan Ngoài ra, chất béo chuyển hóa từ đồ ăn vặt có thể lắng đọng trong gan, gây ra các vấn đề về gan.
Thức ăn nhanh hầu như không có chất xơ Điều này có nghĩa là nguy cơ táo bón và trĩ cao hơn Hàm lượng chất béo cao của loại thực phẩm này có thể làm tăng tiết axit dạ dày, kích thích lớp niêm mạc dạ dày Gia vị cay trong thức ăn nhanh cũng có thể kích ứng dạ dày, gây cảm giác nóng rát, đau.
Tăng nguy cơ ung thư
Nhiều nghiên cứu liên kết chế độ ăn ít chất xơ với bệnh ung thư đường tiêu hóa mà thức ăn nhanh hầu như không chứa chất xơ Hàm lượng đường và chất béo cao làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng Các loại đồ ăn nhanh chiên có thể gây ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Suy yếu hệ miễn dịch
Một chế độ dinh dưỡng thích hợp là cần thiết để xây dựng hệ miễn dịch Nếu ăn quá nhiều thức ăn nhanh, cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết để thiết lập hệ thống ngăn ngừa bệnh tật khiến cơ thể dễ bị cúm, nhiễm trùng và các bệnh khác.
Trầm cảm, đặc biệt là ở thanh thiếu niên
Tiêu thụ thức ăn nhanh có thể làm cho các vấn đề cảm xúc tồi tệ hơn và thậm chí dẫn đến trầm cảm vì thực phẩm này thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để cân bằng nội tiết tố. Người ta nghiên cứu thấy rằng nguy cơ bị trầm cảm tăng 58% ở những thanh thiếu niên thường ăn đồ ăn nhanh.
Trớ trêu thay, mặc dù thức ăn nhanh thường có lượng calo rất cao nhưng nó thường khiến bạn cảm thấy yếu và mệt mỏi Mâu thuẫn rõ ràng này là do thức ăn nhanh có ít chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin và khoáng chất Nó không thể cung cấp cho bạn năng lượng liên tục Tiêu thụ lâu dài thức ăn nhanh có thể dẫn đến mệt mỏi mãn tính.
Các vấn đề về da, răng, xương
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc tiêu thụ thức ăn nhanh với mụn trứng cá và bệnh eczema Điều này không có gì ngạc nhiên khi có dầu và chất béo thường có rất nhiều trong thức ăn nhanh Các vấn đề về răng là do đường tinh chế và carbohydrate tạo môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển trong miệng Ngoài ra, một lý do khác khiến thức ăn nhanh có hại cho bạn là tiêu thụ quá nhiều natri (thức ăn nhanh có hàm lượng natri rất cao) làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Thức ăn nhanh có thể gây nghiện Một số thành phần, gia vị được đưa vào chế biến thức ăn nhanh kích hoạt các tế bào trong não gây hưng phấn, vui vẻ Để tìm kiếm nhiều niềm vui hơn, bạn sẽ ăn nhiều thức ăn béo hơn khiến bạn nghiện nó Hóa ra thuốc lá, rượu và ma túy không phải là những tệ nạn gây nghiện duy nhất.
Mất vệ sinh an toàn thực phẩm
Cuối cùng là thực tế cho thấy, nhiều thức ăn nhanh thường được sản xuất trực tiếp trên đường phố và thiếu điều kiện nấu nướng hợp vệ sinh Vì vậy, những người thường xuyên ăn thức ăn nhanh dễ có khả năng bị nhiễm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.
3.1.4.2 Đối với tâm lý, đời sống
Một chế độ ăn uống không lành mạnh, hấp thụ nhiều đường và chất béo từ thức ăn nhanh có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần.
Chứng trầm cảm: theo kết quả nghiên cứu 2014 trên tạp chí trực tuyến PloS One trên
3,663 người ăn uống không lành mạnh trong khoảng thời gian dài là một yếu tố có nguy cơ cao dẫn đến trầm cảm Giám đốc nghiên cứu tâm thần tại bệnh viện Zucker Hillside ở GlenOaks, New York cho biết: “Một trong những triệu chứng được sử dụng để chẩn đoán trầm cảm là thay đổi cảm giác thèm ăn, vì vậy chắc chắn có thể có mối liên hệ chặt chẽ giữa chế độ ăn uống và các chứng bệnh tâm lý như trầm cảm”.
Lời khuyên dinh dưỡng
3.1.5.1 Từ viện dinh dưỡng quốc gia
- Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng
- Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ.
- Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng lạc.
- Nên sử dụng muối Iốt, không ăn mặn.
- Cần ăn rau quả hàng ngày.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.
- Uống đủ nước sạch hàng ngày.
- Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, nước có ga và ăn, uống đồ ngọt.
3.1.5.2 Một số lời khuyên khác Ðảm bảo vệ sinh thực phẩm Ði đôi với việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, rất cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm để thức ăn không là nguồn gây bệnh Thực phẩm có thể bị ô nhiễm từ nhiều con đường: do đất và nước trong quá trình trồng trọt; trong quá trình bảo quản và chế biến, vận chuyển; hoặc do con người và chuột bọ tiếp xúc với thức ăn Nên có thói quen rửa tay sạch trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn và sau khi đại tiểu tiện Uống nước sạch và đủ Hạn chế uống rượu, bia và nước ngọt.
Tổ chức tốt bữa ăn
Phát triển việc nuôi, trồng trong vườn – ao – chuồng của gia đình ðể có nhiều loại thực phẩm tươi và sạch, đảm bảo cho bữa ăn gia đình đủ dinh dưỡng, ngon lành và tiết kiệm Mỗi bữa ăn nên kết hợp nhiều loại thực phẩm gồm có cơm canh, rau và món giàu đạm (thịt, cá, trứng…), có chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng…), món ăn tráng miệng và nước uống Món ăn cần bao gồm nhiều loại thực phẩm, thường xuyên thay đổi để giúp cho ăn ngon miệng và đủ chất.
Duy trì nếp sống năng động lành mạnh
Muốn ăn ngon miệng, tiêu hoá tốt và khỏe mạnh cần duy trì nếp sống năng ðộng khoẻ mạnh Không hút thuốc Hạn chế bia, rượu Người ít hoạt động thể lực, sống tĩnh tại thường bị thừa cân, béo phì và dễ mắc các bệnh tim mạch Cần tăng cường các hoạt động thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với các lứa tuổi và tình trạng sức khoẻ Ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
Nhu cầu dinh dưỡng thay đổi theo tuổi, giới, sức khoẻ và mức độ hoạt động thể lực.Một khẩu phần ăn đủ, cân đối sẽ cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển cơ thể, duy trì sự sống, làm việc và vui chơi giải trí Nếu ăn thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu, trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng, còn người lớn sẽ bị thiếu năng lượng kéo dài.
Ngược lại, ăn quá mức cần thiết sẽ dẫn đến béo phì, các bệnh về chuyển hoá, đái đường, huyết áp cao… Người ăn quá mức tiêu hao thì sẽ tăng cân, ngược lại ăn ít hơn mức tiêu hao thì sẽ bị giảm cân Nếu năng lượng ăn cân bằng với năng lượng tiêu hao của cơ thể thì cân nặng sẽ ổn định. Ðảm bảo bữa ăn đủ chất
Cơ thể chúng ta hằng ngày cần rất nhiều chất dinh dưỡng Ðể bữa ăn cung cấp đủ chất cho cơ thể, cần chế biến món ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính.
Nhóm lương thực gồm gạo, ngô, khoai, sắn, mì… là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong bữa ăn.
Nhóm giàu chất đạm gồm thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa và nguồn thực vật như đậu, đỗ, (nhất là đậu tương, và các sản phẩm chế biến từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành) Trong các thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa… thì cần tăng cường ăn cá, tôm, cua, ốc… vì nước ta có nhiều, ăn bổ, ngon, dễ tiêu, giá lại rẻ hơn so với thịt.
Mô hình nghiên cứu
3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3 3 Mô hình nghiên cứu
1 Giá cả (H1): có thể ảnh hưởng tích cực đến xu hướng tiêu dùng đồ ăn nhanh của sinh viên Đại học Thương mại.
2 Chất lượng sản phẩm (H2): có thể ảnh hưởng tích cực đến xu hướng tiêu dùng đồ ăn nhanh của sinh viên Đại học Thương mại.
3 Chất lượng dịch vụ (H3): có thể ảnh hưởng tích cực đến xu hướng tiêu dùng đồ ăn nhanh của sinh viên Đại học Thương mại.
4 Thương hiệu (H4): có thể ảnh hưởng tích cực đến xu hướng tiêu dùng đồ ăn nhanh của sinh viên Đại học Thương mại.
5 Sự tiện lợi (H5): có thể ảnh hưởng tích cực đến xu hướng tiêu dùng đồ ăn nhanh của sinh viên Đại học Thương mại.
6 Thói quen tiêu dùng (H6): có thể ảnh hưởng tích cực đến xu hướng tiêu dùng đồ ăn nhanh của sinh viên Đại học Thương mại.
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Tổng thể (Mô tả tổng thể - Trường Đại học Thương Mại)
Nghiên cứu được thực hiện với X sinh viên đã từng sử dụng thức ăn nhanh tại trường Đại học Thương mại Kết quả thu được X phiếu trả lời hợp lệ và X phiếu không hợp lệ do chọn nhiều hơn một đáp án hoặc không trả lời Do đó bảng câu hỏi hợp lệ được đưa vào sử dụng phân tích là Y bản, chiếm ….%.
3.3.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tài liệu
- Tổng thể nghiên cứu: 20.000 sinh viên
- Phần tử: sinh viên trường Đại học Thương mại
- Năm học: từ năm 1 đến năm 4
- Ngành học: Kinh tế, Kế toán, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế, Marketing, Quản trị Nhân lực, Luật Kinh tế, Tài chính Ngân hàng, Hệ thống Thông tin Quản lý, Tiếng Anh Thương mại,
Phương pháp chọn mẫu: Việc điều tra tổng thể với quy mô lớn là việc làm bất khả thi với phần lớn nghiên cứu nên cách điều tra chọn mẫu là phù hợp hơn cả Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong điều kiện hạn chế và không có đầy đủ thông tin về tổng thể nên nhóm lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên là chọn mẫu thuận tiện.
Nhóm sẽ điều tra lấy mẫu dựa trên sự tiện lợi và khả năng tiếp cận đối tượng điều tra. Nhóm sẽ tiến hành phát phiếu đến những người bạn, anh chị đang theo học tại trường Đại học Thương Mại.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Phương pháp định tính: Tổng hợp các khái niệm, nội dung nghiên cứu, dựa trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu có trước liên quan đến đề tài
Phương pháp định lượng: Nghiên cứu định lượng được thiết kế với 28 biến quan sát đo lường cho 7 nhóm nhân tố được đề xuất.
Dữ Liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn cá nhân thông qua bảng câu hỏi đóng đã được lập sẵn Nhóm thiết kế bảng khảo sát online với tên bảng là: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng đồ ăn nhanh của sinh viên Đại học Thương Mại’’. Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua kỹ thuật hồi quy đa tham số với số liệu được lấy từ 155 phiếu khảo sát được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất và khảo sát điều tra chia sẻ qua messenger, zalo Sau khi thu thập thông tin qua phiếu khảo sát, nhóm nghiên cứu bước đầu để tổng hợp phiếu và xử lý sơ bộ để chọn lọc phiếu và ý kiến phù hợp với nghiên cứu.
3.3.3 Xử lý và phân tích dữ liệu
− Mã hoá dữ liệu: Nhận dạng các dữ liệu, mô tả dữ liệu và tập hợp các dữ liệu nhằm phục vụ xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu sau này.
− Tạo nhóm thông tin: Nhằm phân tích mối quan hệ giữa các nhóm thông tin
− Kết nối dữ liệu: Nhằm so sánh được kết quả quan sát với kết quả được mong đợi cũng như giải thích được khoảng cách nếu có giữa hai loại kết quả này
Phương pháp định lượng: phân tích thống kê mô tả bằng phần mềm spss, excel, phân tích chuyên sâu Cronbach’s Alpha, nhân tố khám phá EFA, hồi quy Sau khi thu thập thông tin qua phiếu điều tra nhóm nghiên cứu bước đầu tổng hợp phiếu và xử lý sơ bộ để chọn lọc phiếu và ý kiến phù hợp với nghiên cứu rồi tiến hành nhập dữ liệu và excel sau đó đưa vào phần mềm spss để phân tích thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy và nhân tố khám phá EFA.
Bảng 3 1: Thang đo nghiên cứu
4 Yếu tố Phát biểu Nguồn
Nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn chứa chất phụ gia, chất bảo quản hay các chất nhân tạo khác CL1
Nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn là nguyên liệu tự nhiên, tươi ngon CL2
Thức ăn nhanh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm CL3
Thức ăn nhanh có bao bì nhìn hấp dẫn CL3 Thức ăn nhanh nhìn có chất lượng CL4 Thức ăn nhanh được chế biến trong ngày CL5
Giá cả Thức ăn nhanh có giá cả và chất lượng hợp lý GC1 Chitraporn Yokvad và cộng sự (2011)
Thức ăn nhanh có nhiều mức giá để lựa chọn GC2
Thức ăn nhanh là một lựa chọn rẻ hơn so GC3 với các cửa hàng thực phẩm thay thế khác.
Thức ăn nhanh thì không quá đắt GC4
Sự thuận tiện Mua thức ăn nhanh giúp tôi thuận tiện về thời gian TT1
Elif Akagun Ergin và cộng sự ( 2014)
Dễ dàng tìm được sản phẩm thức ăn nhanh mà mình cần TT2
Thức ăn nhanh có nhiều mặt hàng để lựa chọn TT3
Có thể tìm thấy hầu hết tất cả những sản phẩm thức ăn nhanh mà mình mong muốn TT4
Thức ăn nhanh giúp cuộc sống tôi đơn giản hơn TT5
Chất lượng dịch vụ Nhân viên phục vụ vui vẻ DV1 Nguyễn Thị Hồng
Thông tin sản phẩm đầy đủ DV2
Phục vụ nhanh chóng, chuyên nghiệp DV3
Thương hiệu Tôi chọn thức ăn nhanh có thương hiệu nổi tiếng TH1
Tôi chọn thức ăn nhanh có thương hiệu được nhiều SV khác lựa chọn TH2
Tôi chọn thức ăn nhanh có thương hiệu đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm TH3
Tôi sử dụng thức ăn nhanh vào ngày nghỉ/ dịp nghỉ lễ TQ1
Tôi sử dụng thức ăn nhanh khi có người mời/rủ rê TQ2
Tôi sử dụng thức ăn nhanh khi cảm thấy thèm TQ3
Tôi sử dụng thức ăn nhanh khi tụ tập bạn bè, gia đình TQ4
Tôi sử dụng thức ăn nhanh khi cảm thấy TQ5 đói
Quyết định lựa chọn sử dụng thức ăn nhanh
Tôi quyết định lựa chọn thức ăn nhanh vì nó tiện lợi cho tôi QĐ1
Tôi quyết định lựa chọn thức ăn nhanh vì món ăn hấp dẫn QĐ2
Tôi quyết định lựa chọn thức ăn nhanh vì tôi thấy thoải mái khi sử dụng QĐ3 Để kiểm chứng ảnh hưởng của các yếu tố đến xu hướng tiêu dùng đồ ăn nhanh của sinh viên trường Đại học Thương mại, trong nghiên cứu này bằng hỏi được xây dựng với 7 thang đo cụ thể gồm: Chất lượng sản phẩm (5 biến quan sát); Giá cả (4 biến quan sát), Sự thuận tiện (5 biến quan sát), Chất lượng dịch vụ (3 biến quan sát), Thương hiệu (3 biến quan sát), Thói quen tiêu dùng (5 biến quan sát) và Quyết định lựa chọn sử dụng thức ăn nhanh (3 biến quan sát) Các biến quan sát và nguồn tham khảo được trình bày chi tiết trong bảng 2 Tất cả các biến quan sát đều được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ mức 1 tương không đồng ý, mức 3 tương ứng với Phân vân, mức 4 tương ứng với Đồng ý và mức 5 tương ứng vớiHoàn toàn đồng ý.
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39 4.1 Phân tích kết quả định tính
Phân tích kết quả định lượng
4.2.1 Thống kê tần số và thống kê mô tả
Thống kê tần số, tần suất a) Thống kê tần số biến có 1 câu trả lời
Bảng 4 2: Bảng thống kê tần số
Biến mô tả Tần số
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 70 45.5 45.5 45.5
Qua kết quả khảo sát nhóm rút ra nhận định như sau:
Với tiêu chí sinh viên các khóa: phần lớn sinh viên tham gia khảo sát tập trung chủ yếu vào sinh viên năm hai có 91 phiếu (chiếm tỷ lệ 59.1%) vì khi đang thực hiện đề tài nghiên cứu nhóm đang là sinh viên năm hai nên sự tiếp cận chủ yếu là các bạn cùng khóa để khảo sát Tiếp theo là sinh viên năm nhất có 14 phiếu (chiếm tỷ lệ 9.1%), sinh viên năm ba có 36 phiếu (chiếm tỷ lệ 23.4%), cuối cùng là sinh viên năm bốn có 13 phiếu (chiếm tỷ lệ 8.4%).
Tiêu chí ngành học: tập trung chủ yếu vào ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng với 70 phiếu (chiếm tỷ lệ 45.5%) Thứ hai là ngành Quản trị kinh doanh với 25 phiếu (chiếm tỷ lệ 16.2%) Thứ ba là ngành Marketing với 14 phiếu (chiếm tỷ lệ 9.1%) Thứ tư là ngành Thương mại điện tử với 12 phiếu (chiếm tỷ lệ 7.8%) Thứ năm là ngành Ngôn ngữ Anh với 8 phiếu (chiếm tỷ lệ 5.2%) Thứ 6 là ngành Tài chính – Ngân hàng với 7 phiếu (chiếm tỷ lệ 4.5%) Cuối cùng là các ngành khác với 18 phiếu (chiếm tỷ lệ 11.7%) Điều này đã cho thấy sự tiếp cận lớn nhất của nhóm nghiên cứu là những bạn học cùng khoa để tham gia trả lời khảo sát.
Tiêu chí tần suất sử dụng đồ ăn nhanh: phần lớn sinh viên khảo sát sử dụng thức ăn nhanh 1 – 4 lần/tuần với 67 phiếu (chiếm tỷ lệ 43.5%) Thứ hai là sử dụng 4 – 10 lần/tuần với số phiếu là 47 (chiếm tỷ lệ 30.5%) Thứ ba là sử dụng trên 10 lần/tuần với 32 phiếu (chiếm tỷ lệ 20.8%) Cuối cùng là sử dụng dưới 1 lần/tuần có 8 phiếu (chiếm tỷ lệ 5.2%). b) Thống kê tần số biến có nhiều câu trả lời
Bảng 4 3: Bảng thống kê tần số cho nhiều biến trả lời
N Phần trăm so với mẫu tổng
Thức ăn có chứa nhiều chất béo 103 45.4% 66.9%
Giá cao 70 30.8% 45.5% Địa điểm không thuận tiện 2 0.9% 1.3%
- Với cỡ mẫu là 154 mẫu và tiêu chí “những điều quan ngại khi sử dụng thức ăn nhanh” có tổng cộng 227 lựa chọn Trong đó:
+ Số lựa chọn biến “Thức ăn có chứa nhiều chất béo” là 103, chiếm tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án trong tổng số lựa chọn là 45.4% và tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án so với cỡ mẫu là 66.9%
+ Số lựa chọn biến “Thức ăn không ngon” là 52, chiếm tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án trong tổng số lựa chọn là 22.9% và tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án so với cỡ mẫu là 33.8%
+ Số lựa chọn biến “Giá cả” là 70, chiếm tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án trong tổng số lựa chọn là 30.8% và tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án so với cỡ mẫu là 45.5%
+ Số lựa chọn biến “Địa điểm không thuận tiện” là 2, chiếm tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án trong tổng số lựa chọn là 0.9% và tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án so với cỡ mẫu là 1.3%
- Với cỡ mẫu là 154 mẫu và tiêu chí “Yếu tố quan tâm khi sử dụng đồ ăn nhanh” có tổng cộng 279 lựa chọn Trong đó:
+ Số lựa chọn biến “Giá cả” là 116, chiếm tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án trong tổng số lựa chọn là 41.6% và tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án so với cỡ mẫu là 75.3%
+ Số lựa chọn biến “Chất lượng sản phẩm” là 67, chiếm tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án trong tổng số lựa chọn là 24.0% và tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án so với cỡ mẫu là 43.5%
+ Số lựa chọn biến “Chất lượng dịch vụ” là 17, chiếm tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án trong tổng số lựa chọn là 6.1% và tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án so với cỡ mẫu là 11.0%
+ Số lựa chọn biến “Sự thuận tiện” là 51, chiếm tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án trong tổng số lựa chọn là 18.3% và tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án so với cỡ mẫu là 33.1%
+ Số lựa chọn biến “Thương hiệu” là 2, chiếm tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án trong tổng số lựa chọn là 7.9% và tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án so với cỡ mẫu là 14.3%
+ Số lựa chọn biến “Thói quen tiêu dùng” là 6, chiếm tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án trong tổng số lựa chọn là 2.2 % và tỷ lệ phần trăm số lựa chọn 1 đáp án so với cỡ mẫu là 3.9%
4.2.2 Kiểm định và đánh giá thang đo
4.2.2.1 Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
- Việc sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm kiểm tra sự tin cậy của các biến quan sát Giá cả, Chất lượng sản phẩm, Sự tiện lợi, Chất lượng dịch vụ, Thương hiệu, Thói quen tiêu dùng và Quyết định lựa chọn.
- Công cụ này giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt Tiêu chuẩn kiểm định nhóm nghiên cứu sử dụng là hệ số Cronbach’s Alpha tối thiểuthiếu = 0.6 và hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Correlation) tối thiểu = 0.3
Kết quả kiểm định thang đo
So sánh định lượng và định tính
Sau khi thực hiện phân tích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy được cả 2 phương pháp đều còn hạn chế về thời gian và nhân lực nên chưa đạt được độ chính xác cao.
Về nhân tố giá cả: Kết quả nghiên cứu thu được khá giống nhau khi phần lớn mọi người đều đồng tình rằng giả cả có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng đồ ăn nhanh của họ và đa số hài lòng với giá cả của đồ ăn nhanh hiện nay Với nghiên cứu định tính giúp nhóm nghiên cứu biết được chi phí cho 1 bữa ăn, quan điểm về giá cả của họ, còn với nghiên cứu định lượng cho biết biến GC1, GC2 không là điều mà sinh viên quan tâm khi lựa chọn sử dụng đồ ăn nhanh.
Về nhân tố chất lượng sản phẩm: Kết quả nghiên cứu thu được khá giống nhau khi phần lớn mọi người cho rằng chất lượng đồ ăn nhanh không thực sự tác động lớn đến quyết định tiêu dùng của họ
+ Qua nghiên cứu định tính ta có thể thấy đa số sinh viên đều biết đồ ăn sẽ không tốt cho sức khỏe của bản thân và chỉ có 1 phần rất nhỏ người là thực sự chú ý kỹ càng tới chất lượng đồ ăn nhanh mà họ sử dụng Ngoài ra, phần lớn sinh viên đã từng gặp phải trường hợp ăn đồ ăn không đảm bảo chất lượng nhưng sau đó họ vẫn tiếp tục sử dụng vì những lợi ích mà đồ ăn nhanh mang lại.
+ Với nghiên cứu định lượng thì phần lớn sinh viên không đồng tình với các biến CL1, CL4, CL5,CL6 và chỉ đồng tình với 2 biến CL2, CL3 (đối nghịch với kết quả nghiên cứu định tính) cùng với đó là sự sai lệch của nhóm nghiên cứu khi đặt câu hỏi khảo sát, 3 biến DV2, DV3 và TQ1 có liên quan đến nhân tố chất lượng sản phẩm.
Về nhân tố thương hiệu: Qua kết quả nghiên cứu nhóm nghiên cứu thấy được uy tín, thương hiệu của cửa hàng đồ ăn nhanh không thực sự ảnh hưởng đến quyết định mua của họ.
Phần lớn sinh viên đồng ý rằng với những thương hiệu đồ ăn lớn, lâu đời sẽ có chất lượng sản phẩm tốt hơn so với những của hàng nhỏ lẻ nhưng điều đó sẽ đi đôi với giá thành cao hơn.
Về nhân tố thói quen tiêu dùng: Tổng quan thì 2 kết quả nghiên cứu đều cho thấy rằng thói quen tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sử dụng đồ ăn nhanh của họ
+ Với nghiên cứu định tính, nhóm nghiên cứu nhận thấy sinh viên có thói quen sử dụng đồ ăn nhanh vào những dịp đặc biệt, là nơi để tụ tập bạn bè.
+ Với nghiên cứu định lượng thì phần lớn sinh viên không đồng tình với các biến TQ1 và TQ4 và chỉ đồng tình với 3 biến TQ2, TQ3 và TQ5, cùng với đó là sự sai lệch khi đặt câu hỏi khảo sát, 3 biến TL2, TL4 và TH2 có liên quan đến nhân tố chất lượng sản phẩm.
Về nhân tố chất lượng dịch vụ: Kết quả thu được từ 2 phương pháp tương đối trái nghịch nhau
+ Với nghiên cứu định tính thì đa số sinh viên cho rằng chất lượng dịch vụ luôn là 1 yếu tố quan trọng trong khâu đánh giá từ đó tác động đến quyết định mua của họ Tuy phần lớn sinh viên rất ưu tiên sự tiện lợi và giá rẻ nhưng vấn có những yêu cầu khắt khe về chất lượng dịch vụ của cửa hàng đồ ăn nhanh.
+ Với nghiên cứu định lượng thì nhân tố này bị loại bỏ, chỉ còn lại 2 biến nằm trong nhân tố chất lượng sản phẩm là DV2 và DV3.
Về nhân tố sự tiện lợi: Kết quả thu được từ 2 phương pháp tương đối trái nghịch nhau
+ Với nghiên cứu định tính thì đa số sinh viên cho rằng sự tiện lợi của đồ ăn nhanh có tác động mạnh đến quyết định mua của họ Họ đều có lịch học và làm việc tương đối dày đặc, ít có thời gian rảnh ngoài việc nghỉ ngơi do đó đồ ăn nhanh đáp ứng được nhu cầu làm việc, họp tập liên tục cũng như kéo dài của mọi người.
+ Với nghiên cứu định lượng thì nhân tố này bị loại bỏ, chỉ còn lại 2 biến nằm trong nhân tố thói quen tiêu dùng là TL2 và TL4.