1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đại học thương mại

52 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thương mại
Tác giả Nhóm 4, Lớp 2235SCRE0111
Người hướng dẫn Ths. Vũ Thị Thùy Linh
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Bài thảo luận
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 7,2 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU..................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.1. T ÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (0)
    • 1.1.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài (8)
    • 1.1.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài (8)
    • 1.2. M ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (9)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (9)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (9)
    • 1.3. Đ ỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (9)
    • 1.4. C ÂU HỎI NGHIÊN CỨU (9)
  • CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT ERROR! BOOKMARK (9)
    • 2.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài (0)
    • 2.1.2. Các nghiên cứu trong nước (0)
    • 2.2. C Ơ SỞ LÝ LUẬN (10)
      • 2.2.1. Khái niệm (0)
      • 2.2.2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu. . .Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Mô hình đánh giá kết quả học tập (11)
      • 2.2.4. Tổng quan các biến (13)
  • CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (15)
    • 3.1. M Ô HÌNH NGHIÊN CỨU (15)
    • 3.2. G IẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU (16)
    • 3.3. Q UY TRÌNH KHUNG MẪU (17)
      • 3.3.1. Khung mẫu (17)
      • 3.3.2. Kích thước mẫu (17)
    • 3.4. P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (17)
    • 3.5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU (18)
      • 3.5.1. Ý nghĩa lý luận (18)
      • 3.5.2. Ý nghĩa thực tiễn (18)
    • 3.6. T HANG ĐO TRONG NGHIÊN CỨU (18)
      • 3.6.1. Thang đo về phương pháp giảng dạy (18)
      • 3.6.2. Thang đo về phương pháp học tập (19)
      • 3.6.3. Thang đo về gia đình và xã hội (19)
      • 3.6.4. Thang đo về động cơ học tập (19)
      • 3.6.5. Thang đo về cơ sở vật chất (19)
      • 3.6.6. Thang đo về kết quả học tập (20)
  • CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (20)
    • 4.1. P HÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ (20)
      • 4.1.1. Mô tả mẫu (20)
    • 4.2. M Ô TẢ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP (26)
      • 4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số cronbach alpha (27)
      • 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (30)
    • 4.3. K IỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BẰNG PHÂN TÍCH HỒI QUY (34)
      • 4.3.1. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu (34)
      • 4.3.2. Phân tích tương quan Pearson (37)
      • 4.3.3. Phân tích hồi quy, kiểm định mô hình và kiểm định lý thuyết (38)
      • 4.3.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình (40)
    • 4.4. K IỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC (40)
      • 4.4.1. Sự khác biệt yếu tố giới tính.....................Error! Bookmark not defined. 4.4.2. Sự khác biệt yếu tố sinh viên khóa (40)
      • 4.4.3. Sự khác biệt yếu tố kết quả học tập kì vừa qua (41)
      • 4.4.4. Sự khác biệt yếu tố kết quả học tập mục tiêu kỳ tới (42)
  • CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 5.1. K ẾT LUẬN (43)
    • 5.2. K IẾN NGHỊ (45)
    • 5.3. H ẠN CHẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (45)
  • PHỤ LỤC (47)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNGBÀI THẢO LUẬNMÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT: QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠ

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT ERROR! BOOKMARK

C Ơ SỞ LÝ LUẬN

Nhân tố ảnh hưởng: là những yếu tố tác động đến chủ thể, làm cho chủ thể đó có những biến đổi nhất định trong tư tưởng hành vi hoặc trong quá trình phát triển. Những nhân tố ấy có thể là người, vật hay sự việc nào đó… chúng kết hợp với nhau để tạo ra một kết quả.

Kết quả học tập: Kết quả học tập đề cập đến việc đánh giá kiến thức thu được trong trường Một sinh viên có kết quả học tập tốt là một người đạt điểm tích cực trong các kì thi được đưa ra trong một khóa học.

Phương pháp giảng dạy: là cách thức, sự tương tác chung giữa người dạy và người học ở trong điều kiện dạy học nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu của việc dạy học.

Phương pháp học tập: là những cách thức hay đường lối học hành khi người học đầu tư vào học tập với những khoảng thời gian hợp lí mang lại hiệu quả cao, giúp người học hiểu rõ và nắm bắt được nội dung của bài học. Động cơ học tập: là những nhân tố kích thích, thúc đẩy tính tích cực học tập ở người học nhằm đạt kết quả về nhận thức, phát triển nhân cách và hướng tới mục đích học tập đã đề ra.

Cơ sở vật chất: là những hệ thống phương tiện vật chất kĩ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ trong việc giáo dục và đào tào toàn diện sinh viên trong nhà trường.

2.2.2 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

Thuyết hành động hợp lý (TRA)

Thuyết hành động hợp lý (TRA) nhằm giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi trong hành động của con người Thuyết này được sử dụng để dự đoán cách mà các cá nhân sẽ hành xử dựa trên thái độ và ý định hành vi đã có từ trước của họ Các cá nhân sẽ hành động dựa vào những kết quả mà họ mong đợi khi thực hiện hành vi đó Thuyết này nhằm giải thích thái độ và ý định của các sinh viên trường đại học Thương mại trong việc lựa chọn phương pháp học tập hợp lý Hai nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định đó là Thái độ cá nhân và Chuẩn mực chủ quan Trong đó thái độ của sinh viên được đo lường bằng nhận thức, niềm tin Họ sẽ chú ý đến các nhân tố mang lại lợi ích cần thiết và mức độ quan trọng khác nhau

Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)

Lý thuyết hành vi có kế hoạch hay lý thuyết hành vi hoạch định (The Theory of Planning Behaviour) là một lý thuyết thể hiện mối quan hệ giữa niềm tin và hành vi của một người nào đó, trong đó niềm tin được chia làm ba loại: niềm tin về hành vi, niềm tin theo chuẩn mực chung và niềm tin về sự tự chủ Dự đoán sự ảnh hưởng của niềm tin đến hành vi học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại Thuyết hành vi có kế hoạch đc xem là tối ưu hơn thuyết hành động hợp lý trong việc dự đoán hành vi của mỗi sinh viên trong cùng 1 nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu bởi TPB khắc phục được nhược điểm của mô hình TRA bằng cách bổ sung thêm nhân tố "kiểm soát hành vi cảm nhận"

2.2.3 Mô hình đánh giá kết quả học tập

Xét chung tổng thể thì có ba nhóm yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên đó là: Nhóm yếu tố liên quan đến cá nhân học sinh, nhóm yếu tố liên quan đến gia đình của học sinh và nhóm yếu tố liên quan đến nhà trường Mặc dù, các nghiên cứu tập trung nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên nhưng mỗi nghiên cứu sẽ có những mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu riêng. Một số các mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên trên thế giới đã được ứng dụng xin được giới thiệu dưới đây:

Mô hình ứng dụng của Bratti và Staffolani

Mô hình Bratti và Staffolani (2002), trích từ luận văn của Võ Thị Tâm (2010) cho thấy kết quả học tập của sinh viên chủ yếu được xác định bởi thái độ học tập của sinh viên, vì việc sinh viên bố trí thời gian cho việc học tùy thuộc tất cả vào quyết định của sinh viên nào đó Họ có thể đưa ra quyết định thời gian dành cho việc học trên lớp hay ở nhà một cách tối ưu nhất Vì thế cho nên kết quả học tập của sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào thái độ học tập của họ. Đặt G là kết quả học tập của sinh viên, chịu sự tác động bởi thời gian dành cho việci tự học (s ), thời gian tự học ở lớp (a ) và năng lực của sinh viên đó (ei i i).

Mô hình này đã đưa ra mối liên hệ giữa các yếu tố liên quan đến cá nhân người học với kết quả học tập Qua đó cho thấy kết quả học tập của sinh viên phụ thuộc vào chính bản thân sinh viên đó đã dành thời gian cho việc học như thế nào và năng lực của sinh viên đó Phương pháp này cho thấy giáo dục vừa là sự tiêu dùng vừa là sự đầu tư tốt Vì trong lúc dành thời gian cho giáo dục cũng là lúc sinh viên tự đầu tư cho nguồn vốn tri thức của bản thân mình.

Mô hình này cho thấy đặc điểm của người học đóng vai trò chính và là yếu tố duy nhất có mối liên hệ trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên đó Đây là mô hình nhấn mạnh yếu tố tự học của người học và hạn chế của mô hình này là xem nhẹ các yếu tố bên ngoài.

Mô hình ứng dụng của Checchi & ctg

Mô hình ứng dụng của Checchi et al, trích tự luận văn của Võ Thị Tâm (2010) được xác định bởi Checchi & ctg (2010) nhằm để dự đoán về mối liên hệ giữa đầu tư cho giáo dục của cha mẹ với kết quả học tập của con cái Đặc điểm cơ bản của mô hình này là cha mẹ phải dành một phần thu nhập gia đình để đầu tư vào việc học hành của con cái Nếu đầu tư cho việc học của con cái tăng lên, cũng có nghĩa là tiêu dùng của cha mẹ giảm đi nhưng sẽ làm cho thu nhập tương lai của con cái có thể sẽ tăng lên.

Từ phương trình trên cho ta thấy rằng điều kiện kinh tế gia đình mà tiêu biểu là thu nhập gia đình (Y ), số tiền đầu tư cho giáo dục con cái (S) và đặc điểm về sự thôngf minh của người học (A), mức độ cố gắng của người học (E) tác động tích cực đến kết quả học tập của người học Ứng dụng mô hình này thì cho dù sinh viên hoàn toàn chủ động và có ý thức trong việc học của mình thì nguồn lực kinh tế gia đình vẫn có ảnh hưởng mạnh lên kết quả học tập của người học.

Mô hình ứng dụng của Dickie

Nghiên cứu của Dickie (1999), trích từ luận văn của Võ Thị Tâm (2010) đã đưa ra mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả học tập như sau:

Trong đó, (F) là đại diện cho các đặc trưng gia đình, (S) là đại diện cho nguồn lực của nhà trường và (K) là đặc điểm của người học, ( ) là năng lực cá nhân của người học, đây là các yêu tố tác động đến kết quả học tập của người học vì nó đề cập đến ba nhóm yếu tố nhà trường – gia đình – người học.

Trong ba mô hình nghiên cứu được giới thiệu ở trên có phạm vi nghiên cứu khác nhau.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

M Ô HÌNH NGHIÊN CỨU

Kết quả học tập của sinh viên bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau nhưng nhìn chung có 2 nhân tố chính là bản thân sinh viên và giảng viên, Nguyễn Thị Thu An và công sự (2016), trong đó, phương pháp học tập và động cơ học tập là 2 nhân tố thuộc bản thân sinh viên; phương pháp giảng dạy là nhân tố thuộc về giảng viên Ngoài ra còn có những yếu tố khách quan khác như cơ sở vật chất, gia đình và xã hội Dưới đây là mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là kết quả học tập; và các biến độc lập bao gồm: phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, gia đình và xã hội, động cơ học tập và cơ sở vật chất.

Hình 3 1: Mô hình nghiên cứu

G IẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Từ mô hình nghiên cứu trên, ta có các giả thuyết nghiên cứu:

- H1: Phương pháp giảng dạy có thể ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên Đại học Thương mại.

Phương pháp giảng dạy bao gồm các yếu tố: nội dung bài giảng, sắp xếp kiến thức có hệ thống, kỳ vọng của giảng viên, cách giải đáp thắc mắc,…là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Ngoài năng lực về mặt lý thuyết, thì yêu cầu đối với giảng viên về mặt kĩ năng: công tác tổ chức lớp học, khả năng tương tác với sinh viên,…cũng là những yếu tố cần thiết để nâng cao kết quả học tập của sinh viên. Năng lực của giảng viên đóng vai trò quan trọng trong giảng dạy và học tập (Biggs,

1999) vì năng lực này giúp sinh viên nắm bắt được mục tiêu và kỳ vọng của môn học. Năng lực của giảng viên còn giúp sinh viên hiểu được giá trị và lợi ích của việc học tập từ đó sẽ giúp sinh viên thích thú hơn trong quá trình học tập để có kết quả học tập tốt hơn.

Phương pháp giảng dạy Động cơ học tập

Gia đình và xã hội Kết quả học tập

- H2: Phương pháp học tập có thể ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên Đại học Thương mại.

Có rất nhiều phương pháp học tập, mỗi người sẽ có một phương pháp học khác nhau. Sinh viên có thể thử các phương pháp học tập thông qua nhiều kênh, nhiều cách khác nhau Tìm được cho bản thân một phương pháp học hiệu quả sẽ giúp sinh viên nâng cao năng lực học tập một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.

- H3: Gia đình và xã hội có thể ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên Đại học Thương mại.

Sự động viên, quan tâm từ gia đình và xã hội là động lực thúc đẩy nhằm nâng cao năng lực học tập của sinh viên Những yếu tố khách quan sẽ tác động đến tinh thần, khả năng tập trung của sinh viên Môi trường sống và học tập tốt sẽ góp phần nâng cao thành tích học tập của sinh viên và ngược lại.

- H4: Động cơ học tập có thể ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên Đại học Thương mại.

Việc sinh viên chủ động, ưu tiên dành nhiều thời gian cho việc học sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Động cơ học tập được định nghĩa là quá trình quyết định của sinh viên về định hướng, mức độ tập trung và nỗ lực của sinh viên trong quá trình học tập (Cole và ctv., 2004).

- H5: Cơ sở vật chất có thể ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên Đại học Thương mại.

Cơ sở vật chất bao gồm các trang thiết bị học tập, thư viên, không gian học nhóm,…là một trong các yếu tố có thể nâng cao tinh thần có nhu cầu học tập của sinh viên Cơ sở vật chất tốt, hiện đại sẽ giúp sinh viên có cơ hôi tiếp cận kiến thức nhanh chóng, dễ dàng hơn Hệ thống thư viện tiện nghi giúp sinh viên thuận lợi hơn, có thể tìm kiếm và truy cập nguồn học liệu hữu ích ngay tại trường, tiết kiệm thời gian đi lại và tìm kiếm điểm học.

Q UY TRÌNH KHUNG MẪU

Nghiên cứu này được tiến hành thu thập dữ liệu bằng phương pháp điều tra Mẫu nghiên cứu được lựa chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn giản từ hơn 20.000 sinh viên trường Đại học Thương mại, theo học tất cả các khoa, ngành học tại trường, từ năm nhất đến năm cuối.

Có 350 phiếu khảo sát đã được phát ra, sau khi tiến hành nhập và sàng lọc số liệu thì kết quả có 217 phiếu hợp lệ (chiếm 62% tổng số phiếu đã được phát ra) được sử dụng để phân tích.

P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu này được tiến hành thực hiện dựa trên cơ sở của phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

Phương pháp định tính: Trên cơ sở bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ được xây dựng dựa trên mục đích, đề tài nghiên cứu; sau khi loại bỏ những yếu tố không cần thiết, bổ sung những yếu tố còn thiếu; lập bảng câu hỏi chính thức và tiến hành phỏng vấn trực tiếp các sinh viên của trường.

Phương pháp định lượng: Nghiên cứu được thực hiên bằng cách sử dụng kỹ thuật khảo sát online thông qua đường link bảng câu hỏi chi tiết với 2 phần chính bao gồm thông tin cá nhân và thang đo Likert 5 bậc từ 1 đến 5 (trong đó, 1: hoàn toàn không đồng ý, 2: không đồng ý, 3: không ý kiến, 4: đồng ý, 5: hoàn toàn đồng ý). Trên cơ sở dữ liệu điều tra, sau khi nhập và sàng lọc dữ liệu, giữ lại những bảng trả lời hợp lệ (đầy đủ thông tin và phù hợp với đề tài nghiên cứu) để đưa vào phân tích. Phương pháp phân tích định lượng bao gồm: phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi quy đa biến.

- Phân tích thống kê mô tả: Phương pháp này thống kê mô tả lại những đặc tính cơ bản của dữ liệu đã thu thập được

- Phân tích hồi quy đa biến: Theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang

(2009), kích thước mẫu phù hợp cho mô hình hồi quy bội là n >= 50 +8*p (p là số biến độc lập) Biến phụ thuộc là kết quả học tập; các biến độc lập được chia làm 3 nhóm: Nhóm yếu tố thuộc về bản thân sinh viên: phương pháp học tập, động cơ học tập; Nhóm yếu tố thuộc về giảng viên: phương pháp giảng dạy; Nhóm yếu tố khách quan khác: cơ sở vật chất, gia đình và xã hội.

Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên có tính hai mặt Việc nhận biết và phát huy được các yếu tố tích cực là điều cần thiết đối với mỗi sinh viên Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại.

Sự thành công trong việc nghiên cứu đề tài này góp phần nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy cho sinh viên và giảng viên trường đại học Thương mại nói riêng và các trường đại học trên toàn quốc nói chung Mặt khác, kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, thúc đẩy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành tại Việt Nam.

T HANG ĐO TRONG NGHIÊN CỨU

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập được xây dựng dựa trên cơ sở của lí thuyết về kết quả học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập đã nghiên cứu trước đây Đồng thời, thang đo cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của bối cảnh nghiên cứu.

3.6.1 Thang đo về phương pháp giảng dạy

1 Thuyết trình kết hợp đọc cho sinh viên ghi Nguyễn Thị Nga (2013).

Các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên (nghiên cứu trường hợp

Khuyến khích sinh viên nêu câu hỏi và bày tỏ quan điểm riêng về các vấn đề của môn học. tại trường Đại học Phạm Văn Đồng) Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia

3 Sẵn sàng giải đáp những thắc mắc liên quan đến nội dung môn học.

Sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá KQHT khác nhau để tăng độ chính xác trong đánh giá.

Bảng 3.1: Thang đo về phương pháp giảng dạy

3.6.2 Thang đo về phương pháp học tập

HT1 Tìm ra phương pháp học tập phù hợp với từng môn học.

Võ Thị Tâm (2010) Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn ThS Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Doctoral dissertation, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục).

HT2 Tóm tắt và tìm ra các ý chính khi đọc tài liệu.

HT3 Thảo luận, học nhóm.

HT4 Tự đánh giá kết quả học tập một cách trung thực.

Bảng 3.2: Thang đo về phương pháp học tập

3.6.3 Thang đo về gia đình và xã hội

Gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập.

Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Huyền Trang, Nguyễn Thu Hà (2020) Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Ngân hàng-Phân viện Bắc Ninh Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng.

Gia đình thường xuyên quan tâm đến KQHT.

Thu nhập của gia đình đảm bảo cho việc học

4 Tham gia các hoạt động đoàn thể ở ngoài trường.

Bảng 3.3: Thang đo về gia đình và xã hội

3.6.4 Thang đo về động cơ học tập

DCHT1 Tôi dành nhiều thời gian cho việc học Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn

Huyền Trang, Nguyễn Thu Hà

(2020) Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Ngân hàng-Phân viện Bắc Ninh Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng.

DCHT2 Đầu tư vào việc học là ưu tiên số 1 của tôi.

DCHT3 Tôi tập trung hết sức mình cho việc học.

DCHT4 Nhìn chung động cơ học tập của tôi rất cao.

Bảng 3.4: Thang đo về động cơ học tập

3.6.5 Thang đo về cơ sở vật chất

CS1 Chất lượng phòng học (bàn, ghế, ánh sáng, ) Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn

Hà (2020) Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập

CS2 Sách, báo, tài liệu tại thư viện trường.

CS3 Hệ thống mạng Internet của nhà trường được kết nối để khai thác thông tin phục vụ cho học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Ngân hàng-Phân viện Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng.

CS4 Vệ sinh môi trường.

Bảng 3.5: Thang đo về cơ sở vật chất

3.6.6 Thang đo về kết quả học tập

Tôi đã gặt hái được nhiều kiến thức từ môn học Võ Thị Tâm (2010) Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn ThS Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Doctoral dissertation, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục).

Tôi đã phát triển được nhiều kỹ năng từ các môn học.

Tôi có thể ứng dụng được những gì đã học từ các môn học.

Nhìn chung tôi đã học được rất nhiều kiến thức và kĩ năng trong học tập.

Bảng 3.6: Thang đo về kết quả học tập

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

P HÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ

Kết quả thống kê giới tính của 217 mẫu nghiên cứu, đối tượng trả lời bảng câu hỏi khảo sát là sinh viên trường Đại học Thương Mại cho thấy trong tổng số 217 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn có 109 sinh viên nam chiếm 46.2% và 108 sinh viên nữ chiếm 45.8% Thống kê về giới tính của các đối tượng được khảo sát biểu hiện quaBảng 4.1 và Biểu đồ 4.1 như sau:

Bảng 4 1: Giới tính mẫu nghiên cứu

Hình 4 1: Giới tính mẫu nghiên cứu

Qua khảo sát lấy phiếu điều tra, sinh viên các khóa được khảo sát được trình bày tại bảng 4.2 như sau: Trong tổng số 217 kết quả, sinh viên K57 chiếm 81 phiếu.sinh viên K56 chiếm 67 phiếu với tỷ lệ 28.4%, sinh viên K55 chiếm 44 phiếu với tỉ lệ18.6% và sinh viên K54 chiếm 10.6% với số phiếu là 25 Qua biểu đồ cho thấy tỷ lệ sinh viên được khảo sát ở sinh viên K57 là chủ yếu điều này do đối tượng quen biết của tác giả chủ yếu là sinh viên K57.

Bảng 4 2: Sinh viên các khóa

Hình 4 2: Sinh viên các khóa

4.1.1.3 Kết quả học tập kì vừa rồi

Theo kết quả khảo sát với số lượng mẫu 217 ta thấy, kỳ học vừa qua số sinh viên đạt sinh viên giỏi rất nhiều chiếm đến 46,6%, sinh viên xuất sắc có 50 sinh viên đạt 21.2% , số lượng sinh viên đạt loại khá là 23.3% với 55 người và trung bình có 2 sinh viên chiếm 0.8% Thống kê được thể hiện qua bảng và biểu đồ như sau:

Bảng 4 3: Kết quả học tập kì vừa rồi

Hình 4 3: Kết quả học tập kì vừa rồi

4.1.1.4 Kết quả học tập mục tiêu

Theo kết quả khảo sát có 55.1% số lượng sinh viên mong muốn đạt được danh hiệu sinh viên giỏi trong kỳ tiếp theo chiếm 130 phiếu, danh hiệu sinh viên xuất sắc có 84 phiếu đạt 35.6% và số sinh viên mong muốn đạt danh hiệu khá là 2 người, yêu 1 người do sinh viên chú trọng tới kết quả học tập, cũng như đề ra mục tiêu để thực hiện trong kì tiếp.

Bảng 4 4: Kết quả học tập mục tiêu

Hình 4 4: Kết quả học tập mục tiêu

Theo thống kê trên, có 217 người trả lời gồm 576 lựa chọn: 169 lượt chọn phương pháp học tập chiếm 29.4% tổng số lựa chọn; 162 lượt chọn phương pháp giảng dạy chiếm đến 28.2%; 71 lượt chọn cơ sở vật chất , 76 lượt chọn gia đình và xã hội và cạnh tranh trong học tập có đến 96 phiếu chiếm 16.7% Cho thấy hầu hết các sinh viên tham gia khảo sát cho rằng phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, cạnh tranh trong học tập tác động nhiều đến kết quả học tập; cơ sở vật chất và gia đình

& xã hội có tác động nhưng không mạnh mẽ.

M Ô TẢ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP

Theo kết quả thống kê mô tả cho thấy thang đo này đều được đa số sinh viên đánh giá tương đối tốt.

Sinh viên có mức đánh giá cao nhất với nhân tố Phương pháp học tập với mức trung bình là 4.0495 trong đó cao nhất là “Tìm ra phương pháp học tập phù hợp với từng môn học” với mức đánh giá 4.1567 Điều này có nghĩa do sinh viên được coi là những người đã trưởng thành, việc học và dạy ở đại học nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân, vì vậy, cách học ở đại học luôn xoay quanh vấn đề: làm sao để tự nỗ lực mà đạt kết quả học tập cao nhất” Do đó, tìm ra được phương pháp học tập cho từng học phần là điều mà được hầu hết các sinh viên cho rằng nó tác động mạnh đến kết quả học tập.

Về nhân tố Phương pháp giảng dạy đánh giá trung bình của sinh viên là 3.7788 trong đó cao nhất là “Sẵn sàng giải đáp những thắc mắc liên quan đến nội dung môn học” Cho thấy sự sẵn sàng giải đáp thắc mắc của giảng viên cho học sinh tác động không hề nhỏ đến kết quả học tập Chỉ khi những vướng mắc trong học phần được giải đáp dẫn tới sinh viên hiểu sâu hơn các vấn đề thì kết quả học tập sẽ cải thiện hơn.

Về nhân tố Giáo dục và xã hội với mức trung bình 3.798 trong đó cao nhất là nhân tố “Gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập” Chứng tỏ gia đình tạo điều kiện thuận lợi ví dụ như thời gian, tiền bạc có thể giúp sinh viên chuyên tâm vào học tập hơn Bố mẹ đều sẵn sàng chi khoản tiền không hề tiếc cho con khi đầu tư vào việc học Thêm vào đó, nền kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình có điều kiện tích lũy, làm giàu và tự do đầu tư vào các hoạt động theo nhu cầu Nhờ đó chức năng giáo dục của gia đình được cải thiện đáng kể từ đó dễ dàng tạo điều kiện cho con học tập.

Về nhân tố động cơ học tập là 3.63709 Trong đó “Tôi dành nhiều thời gian cho việc học” được đánh giá cao nhất với 3.796, điều này cho thấy việc dành nhiều thời gian cho việc học có vai trò quan trọng trong việc tác động tới kết quả học tập. Dành nhiều thời gian học tập và nghiên cứu kỹ hơn các bài học trong từng học phần từ đó sinh viên có thể phát huy tính tự giác, khả năng tư duy, sáng tạo, dẫn tới việc tiếp thu kiến thức trên lớp được hiệu quả hơn.

Về nhân tố Cơ sở vật chất, được sinh viên đánh giá thấp nhất trong 5 nhân tố với mức trung bình 3.6947 Yếu tố được đánh giá cao nhất là “Hệ thống mạng Internet của nhà trường được kết nối để khai thác thông tin phục vụ cho học tập” và thấp nhất là “Sách, báo, tài liệu tại thư viện trường phong phú” Điều này cho thấy, với sự phát triển công nghệ mạnh mẽ như hiện nay thì chỉ với internet sinh viên có thể truy cập và tiếp cận dễ dàng với rất nhiều tài liệu phục vụ cho việc học tập mà không cần di chuyển đến thư viện.

4.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số cronbach alpha

Phương pháp này sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha kiểm định mức độ tin cậy và tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo Tư tưởng chung của phương pháp này là tìm kiếm sự vô lý nếu có trong các câu trả lời (hay có nên đưa một biến quan sát vào một nhân tố hay không?) Nó cho biết sự chặt chẽ và thống nhất trong các câu trả lời nhằm đảm bảo người được hỏi đã hiểu cùng một khái niệm (Trần Văn Trang và Phạm Tuấn Anh, 2015).

Hệ số Cronbach’s alpha của một thang đo cần hai yêu cầu cơ bản:

- Hệ số Cronbach’s Alpha tổng (chung) > 0.6

- Hệ số tương quan biến - tổng > 0.3 Độ tin cậy tốt nhất được xác định trong khoảng từ 0.7 đến 0.8.

Nếu giá trị Cronbach’s Alpha càng lớn (chẳng hạn α >95) có nghĩa là nhiều biến quan sát trong thang đo bị trùng lặp (Redundancy), không có gì khác biệt nhau Sau khi điều tra và tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, nghiên cứu thu được kết quả như sau:

Bảng: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các nhân tố

Bảng 4 5 : Thống kê mô tả của nhân tố phương pháp giảng dạy

Bảng 4 6: Thống kê mô tả của nhân tố phương pháp học tập

Bảng 4 7: Thống kê mô tả của nhân tố gia đình, xã hội

Bảng 4 8: Thống kê mô tả của nhân tố động cơ học tập

Bảng 4 9: Thống kê mô tả nhân tố cơ sở vật chất

Bảng 4 10: Thống kê mô tả nhân tố kết quả học tập

Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha có giá trị > 0.6, chứng tỏ thang đo có ý nghĩa và các nhân tố là đáng tin cậy trong việc đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Hệ số tương quan biến tổng của các biến đều > 0.3 cho thấy các các biến quan sát của cùng một nhân tố có sự tương quan chặt chẽ với nhau và có đóng góp giá trị vào nhân tố đó.

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.2.1 Phân tích nhân tố với biến độc lập

Bảng: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett biến độc lập

Kết quả trên cho thấy hệ số KMO = 0.823(> 0.5) và mức ý nghĩa sig = 0.000 (< 0.05) vì vậy các biến quan sát có tương quan với nhau và việc phân tích nhân tố trên là hoàn toàn phù hợp.

Bảng 4 11: Kết quả phân tích ma trận xoay của biến độc lập

Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax Kết quả cho thấy 20 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 4 nhóm và tổng phương sai trích rút là 59.919% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu Các hệ số tải nhân tố trải dài từ 0.307 đến 0.889 Vì vậy, các thang đo rút ra được chấp nhận Theo quy tắc loại biến xấu, có biến nào cùng tải lên từ 2 nhân tố với hệ số tải gần nhau và hệ số chênh lệch < 0.3 để các nhân tố đều đảm bảo được giá trị hội tụ và phân biệt khi phân tích EFA (Hair và cộng sự, 1998; trích bởi Khánh Duy, 2007) ta loại bỏ 3 biến xấu là DCHT2, DCHT4 và CSVC3 để tiếp tục chạy.

4.2.2.1.2 Phân tích lần 2 sau khi loại biến xấu

Bảng 4 12: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett biến độc lập

Kết quả trên cho thấy hệ số KMO = 0.788 (> 0.5) và mức ý nghĩa sig = 0.000 ( 0.6, chứng tỏ thang đo có ý nghĩa và các nhân tố là đáng tin cậy trong việc đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Hệ số tương quan biến tổng của các biến đều > 0.3 cho thấy các các biến quan sát của cùng một nhân tố có sự tương quan chặt chẽ với nhau và có đóng góp giá trị vào nhân tố đó.

Phương trình nghiên cứu hồi quy tuyến tính bội được xây dựng như sau:

Ketquahoctap = β0 + β1*phuongphaphoctap + β2*phuongphapgiaoduc + β3*giadinhxahoi+β4*cosovatchat + α1

- Ketquahoctap: Kết quả học tập của sinh viên (được xem là biến phụ thuộc).

- Các biến độc lập là: phương pháp học tập, phương pháp giáo dục, gia đình và xã hội, cơ sở vật chất

- β1, β2, β3, β4: Các hệ số hồi quy

- α1: Sai số của mô hình

4.3.2 Phân tích tương quan Pearson

Người ta sử dụng một hệ số thống kê có tên là Hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến trung gian, biến trung gian và biến phụ thuộc để đánh giá được mối liên hệ của biến độc lập và biến phụ thuộc Một hệ số tương quan dương 1 cho thấy hai biến số có mối quan hệ thuận chiều tuyệt đối Nếu giữa 2 biến độc lập có sự tương quan chặt thì phải lưu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy Trong phân tích tương quan Pearson, không có sự phân biệt giữa các biến độc lập, biến trung gian và biến phụ thuộc mà tất cả đều được xem xét như nhau

Bảng 4 17: Ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố( Pearson)

Kết quả ma trận tương quan cho thấy 4 biến độc lập có hệ số tương quan dao động từ -0.055 đến 0.619 (nhỏ hơn 1) chứng tỏ chúng có mối quan hệ thuận chiều Hệ số tương quan giữa biến độc lập “Phương pháp học tập” với biến phụ thuộc r = 0.619 đạt cao nhất điều này chứng tỏ hai nhân tố này có mối quan hệ thuận chiều và chặt chẽ nhất Kết quả ma trận cho thấy, cặp biến độc lập giữa “Phương pháp giáo dục” và các biến độc lập còn lại đều có sig > 0.05, như vậy các cặp biến này không có ý nghĩa thống kê và không có sự tương quan giữa cặp biến này.

4.3.3 Phân tích hồi quy, kiểm định mô hình và kiểm định lý thuyết

Phân tích hồi quy đa biến

Phương trình hồi quy bội Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy bội để dự đoán cường độ tác động của các nhân tố đến kết quả học tập của sinh viên Phương trình hồi quy tuyến tính bội có dạng:

Ketquahoctap = β0 + β1*phuongphaphoctap + β2*phuongphapgiaoduc + β3*giadinhxahoi+β4*cosovatchat + α1

Bảng 4 18: Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy mô hình có R2= 0.464 và được điều chỉnh = 0.454 Ta nhận thấy hiệu chỉnh nhỏ hơn nên ta dùng nó để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) R2 được điều chỉnh 0.454 nói lên độ thích hợp của mô hình là 45.4% hay nói cách khác là 45,4% sự biến thiên của biến “Kết quả học tập” được giải thích chung của 4 biến quan sát.Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội đưa ra là phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được.

Bảng 4 19: Bảng kết quả phân tích ANOVA

Kiểm định F sử dụng trong phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể Ý nghĩa của kiểm định này là mối quan hệ tuyến tính giữa biến trung gian và các biến độc lập Phân tích ANOVA cho thấy thông số F= 45.819 có mức ý nghĩa (sig.) = 0.000, điều này chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được tất cả các biến đưa vào đều có ý nghĩa về mặt thống kê, phù hợp với dữ liệu và có thể dùng được Như vậy các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc “kết quả học tập của sinh viên”

Bảng 4 20: Kết quả hồi quy (Sử dụng phương pháp Enter)

Mức ý nghĩa của 4 biến: Phương pháp học tập, gia đình và xã hội, cơ sở vật chất đều có ý nghĩa về mặt thống kê vì có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05, trái lại biến phương pháp giáo dục lại không có ý nghĩa (0.766 > 0.05) Ngoài ra, ta cũng thấy rằng hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10 chứng tỏ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2018) Hệ số hồi quy của 3 biến độc lập đều mang dấu dương chứng tỏ cả 3 biến đều tác động thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên.

Ta có phương trình hồi quy như sau:

Ketquahoctap = 0.512+ 0.526(phuongphaphoctap)+ 0.146(giadinhxahoi)+ 0.245(cosovatchat) Để xác định tầm quan trọng của mỗi biến đối với biến phụ thuộc trong mối quan hệ so sánh giữa các biến độc lập, chúng ta dùng hệ số hồi quy (Beta) đã được chuẩn hóa Ta có Phương pháp học tập là quan trọng nhất do có hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0.492; Cơ sở vật chất quan trọng thứ nhì với hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0.246; Gia đình và xã hội quan trọng thứ ba với hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0.157

4.3.4 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình

Giả thuyết N1 cho rằng phương pháp giáo dục có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Căn cứ vào kết quả hồi quy cho ta thấy với hệ số Beta = -0.014 với mức ý nghĩa Sig.= 0.766 lớn hơn 0.05 nghĩa là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Vậy giả thuyết N1 không được chấp nhận, điều này chứng tỏ phương pháp giáo dục không có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên

Giả thuyết N2 cho rằng phương pháp học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Căn cứ vào kết quả hồi quy cho ta thấy với hệ số Beta = 0.246 với mức ý nghĩa Sig.= 0.000 nhỏ hơn 0.05 nghĩa là có ý nghĩa về mặt thống kê Vậy giả thuyết N2 được chấp nhận, điều này chứng tỏ phương pháp học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên

Giả thuyết N3 cho rằng gia đình và xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Căn cứ vào kết quả hồi quy cho ta thấy với hệ số Beta = 0.157 với mức ý nghĩa Sig.= 0.003 nhỏ hơn 0.05 nghĩa là có ý nghĩa về mặt thống kê Vậy giả thuyết N3 được chấp nhận, điều này chứng tỏ gia đình và xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên

Giả thuyết N4 cho rằng cơ sở vật chất ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên.Căn cứ vào kết quả hồi quy cho ta thấy với hệ số Beta = 0.245 với mức ý nghĩaSig.= 0.000 nhỏ hơn 0.05 nghĩa là có ý nghĩa về mặt thống kê Vậy giả thuyết N4 được chấp nhận, điều này chứng tỏ cơ sở vật chất ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên

K IỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC

4.4.1 Sự khác biệt yếu tố giới tính

Kiểm định sự đồng nhất của phương sai (Levene’s test) được tiến hành với giả thuyết phương sai của 2 tổng thể đồng nhất Kết quả kiểm định cho mức ý nghĩa 0.051 lớn hơn 0.05 cho thấy phương sai giữa giới tính giữa nam và nữ không khác nhau Vì vậy, trong kết quả kiểm định giả thuyết về trị trung bình của 2 tổng thể (Independent- samples T-test), ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần giả thuyết phương sai bằng nhau (Equal variances not assumed) có ý nghĩa (2 đuôi) là 0.055 lớn hơn 0.05 Do đó, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả học tập của sinh viên có giới tính khác nhau.

Bảng 4 21: Kiểm định sự khác biệt về giới tính

4.4.2 Sự khác biệt yếu tố sinh viên khóa

Theo kết quả kiểm định sự đồng nhất của các phương sai nhóm, với mức ý nghĩa 0.541 > 0.05 có thể nói phương sai đánh giá về kết quả học tập giữa sinh viên các khóa không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được (Bảng X)

Bảng X: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về kết quả học tập giữa sinh viên khóa

Bảng Y: Kết quả phân tích ANOVA sự khác biệt về kết quả học tập giữa sinh viên các khóa

Theo kết quả phân tích ANOVA, giá trị F = 0.333 > 0.05 với mức ý nghĩa 0.801

> 0.05, nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả học tập giữa sinh viên các khóa (bảng Y)

4.4.3 Sự khác biệt yếu tố kết quả học tập kì vừa qua

Theo kết quả kiểm định sự đồng nhất của các phương sai nhóm, với mức ý nghĩa 0.431 > 0.05 có thể nói phương sai đánh giá về kết quả học tập giữa kết quả học tập kì vừa qua không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được (Bảng X)

Bảng X: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về kết quả học tập giữa kết quả học tập kì vừa qua

Bảng Y: Kết quả phân tích ANOVA sự khác biệt về kết quả học tập giữa kết quả học tập kì vừa qua

Theo kết quả phân tích ANOVA, giá trị F = 0.322 > 0.05 với mức ý nghĩa 0.809

> 0.05, nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả học tập giữa kết quả học tập kì vừa qua (bảng Y)

4.4.4 Sự khác biệt yếu tố kết quả học tập mục tiêu kỳ tới

Theo kết quả kiểm định sự đồng nhất của các phương sai nhóm, với mức ý nghĩa 0.935 > 0.05 có thể nói phương sai đánh giá về kết quả học tập giữa kết quả học tập mục tiêu kỳ tới không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được (Bảng X)

Bảng X: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về kết quả học tập giữa kết quả học tập mục tiêu kì tới

Bảng Y: Kết quả phân tích ANOVA sự khác biệt về kết quả học tập giữa kết quả học tập mục tiêu kì tới

Theo kết quả phân tích ANOVA, giá trị F = 0.499 > 0.05 với mức ý nghĩa 0.684

> 0.05, nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả học tập giữa kết quả học tập mục tiêu kì tới (bảng Y)

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w