1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu các tác động của việc học trực tuyến tới kết quả học tập của sinh viên hiện nay

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ - LUẬTBÀI THẢO LUẬNPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐề tài: Nghiên cứu các tác động của việc học trực tuyến tới kết quả học tậpcủa sinh viên hiện nayG

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÀI THẢO LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: Nghiên cứu các tác động của việc học trực tuyến tới kết quả học tập

của sinh viên hiện nay

Giảng viên: Nguyễn Thị Thanh Phương

Thành viên nhóm: Nguyễn Công Hoàng Anh

Dương Hoàng Đức Hoàng Sơn Tùng

Lê Hồng Yến

Hà Bùi Tố Uyên

Trang 2

MỤC LỤC

2

LỜI CẢM ƠN 2

MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Câu hỏi nghiên cứu 5

6 Giả thuyết nghiên cứu 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN – CÁC KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

1.1 Tổng quan tài liệu 6

1.1.1 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 6

1.1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8

2.2 Cơ sở lý thuyết 10

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

2.1 Tiếp cận nghiên cứu 11

2.2 Phương pháp chọn mẫu 11

2.3 Quá trình thu thập dữ liệu 11

2.4 Mô hình nghiên cứu: 11

2.5 Thiết kế bảng khảo sát 13

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 20

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25

4.1 Kết luận 25

4.2 Kiến nghị đề xuất 25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, em đã nhận được

sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan đi trước liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu …Đặc biệt hơn nữa là sự hợp tác của cán bộ giáo viên các trường … và sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Thanh Phương – người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học

Tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học, các thầy cô giáo công tác trong trường

đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập vànghiên cứu

Tuy đã cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn

Một lần nữa chúng em xin chân thành cám ơn!

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lan rộng, nhiều trường học và đại học đã chuyển sang hình thức học trực tuyến nhằm đảm bảo an toàn cho sinh viên và giảm thiểu sự lây lan của virus Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang học online đã đặt ra nhiều thách thức cho sinh viên và giảng viên trong việc thích nghi với môi trường học tập mới Mặc dù học online có nhiều lợi ích, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên

Do đó, trong đề tài này, chúng tôi sẽ tìm hiểu và phân tích những ảnh hưởng của học online đến kết quả học tập của sinh viên, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giúp cho sinh viên có thể tận dụng hình thức học online để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập

1 Lí do chọn đề tài

Việc học tập online đã trở thành xu hướng phổ biến trong thời đại hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp Tuy nhiên, việc chuyển sang học tập online cũng đặt ra nhiều thách thức cho sinh viên hiện nay Vì vậy, chúng ta nên quan tâm đến việc nghiên cứu về tác động của việc học tập online đến kết quả học tập của sinh viên Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì kết quả học tập của sinh viên không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân mình, mà còn liên quan đến sự thành công của đất nước và cộng đồng xã hội Hiểu rõ được tác động của học tập online đến kết quả học tập của sinh viên sẽ giúp chúng ta có thể tìm ra những giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng giáo dục và cải thiện kết quả học tập của sinh viên Ngoài ra, đề tài này cũng có ý nghĩa trong việc nghiên cứu về giáo dục và công nghệ, một lĩnh vực đang rất được quan tâm và đóng góp cho sự phát triển của xã hội Vì vậy, việc nghiên cứu về “Nghiên cứu các tác động của việc học trực tuyến hiện nay” sẽ có giá trị trong việc nghiên cứu và phát triển các mô hình giáo dục mới, đáp ứng nhu cầu của thế giới hiện đại Trên cơ sở đó, đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tác động của học tập online đến kết quả học tập của sinh viên, từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý để tăng cường chất lượng giáo dục và cải thiện kết quả học tập của sinh viên

Trang 5

Nhóm tác giả chọn địa điểm nhóm nghiên cứu chọn khảo sát là đại học Thương mại.Đại học Thương mại là một trong số các trường đại học có lượng sinh viên lớn đầy đủ tiêu chí để thực hiện việc khảo sát.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục đích chung: Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng học trực tuyến (online) của sinh viên Đại học Thương Mại

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài: những nhân tố dẫn đến việc học trực tuyến của sinh viên và hiệu quả việc học trực tuyến của sinh viên Đại học Thương Mại

+ Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành với những sinh viên trường đại học Thương Mại đã có kinh nghiệm học trực tuyến và những sinh viên đang vẫn đang học trực tuyến ở trường Đại học Thương Mại

+ Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ 1/10/2022 đến 20/02/2023

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi trực tuyến Nội dung phiếu khảo sát tập trung vào những thuận lợi, khó khăn khi học trực tuyến và mong muốn của sinh viên về vấn đề học online nhằm nâng cao hiệu quả học trực tuyến trong

Trang 6

thời gian tới Chúng tôi đã gửi link phiếu khảo sát đến sinh viên trường Thương Mại thông qua các trang mạng xã hội như ( facebook, zalo, mail ).

5 Câu hỏi nghiên cứu

a Câu hỏi nghiên cứu tổng quát:

Có những yếu tố nào của việc học online tác động đến kết quả học tập của sinh viênĐại học Thương mại?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Nhận thức của bản thân ảnh hưởng thuận chiều đến chất lượng họctập trực tuyến của sinh viên trường Đại học Thương Mại

Giả thuyết H2: Mạng Internet ảnh hưởng thuận chiều đến chất lượng học tập trựctuyến của sinh viên trường Đại học Thương Mại

Giả thuyết H3: Phần mềm của hệ thống quản lý có ảnh hưởng đến chất lượng họctập trực tuyến của sinh viên trường Đại học Thương Mại

Giả thuyết H4: Thiết bị điện tử có đến chất lượng học tập trực tuyến của sinh viêntrường Đại học Thương Mại

Trang 7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN – CÁC

KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Tổng quan tài liệu

Trong quá trình nghiên cứu về đề tài “Việc học tập online ảnh hưởng thế nào đến kết quả học tập của sinh viên hiện nay”, nhóm đã tiến hành tìm hiểu, phân tích những nghiên cứu liên quan đến việc học tập của sinh viên đại học Thương Mại tại Việt Nam, từ đó đưa

ra những đánh giá khái quát về tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

1.1.1.1 Lữ Thị Mai Oanh, Nguyễn Thị Như Thúy (2020), “Assessing the Effectiveness

of Students' Online Learning amid the COVID-19 Epidemic”

Nghiên cứu trả lời hai câu hỏi chính “Thực trạng học tập trực tuyến của sinh viên trong đại dịch COVID-19?” và “Đánh giá hiệu quả và yếu tố tác động đến việc học tập trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay?” Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát với sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, khảo sát bằng bảng hỏi trực tuyến

và xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê SPSS Kết quả nghiên cứu chỉ ra thực trạng học tập trực tuyến của sinh viên từ đó đánh giá hiệu quả học tập khi học trực tuyến của sinh viên cuối cùng đưa ra các yếu tố tác động đến hiệu quả học tập trực tuyến của sinh viên như: các yếu tố tâm lý, môi trường và thiết bị học tập được xem là những nguyên nhân chính khiến cho việc học trực tuyến của sinh viên gặp nhiều trở ngại

Trang 8

Hình 2.1 Mô hình đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh

COVID-19 (Lữ Thị Mai Oanh, Nguyễn Thị Như Thúy, 2020)

1.1.1.2 Bùi Quang Dũng và cộng sự (2021), “Một số khó khăn của sinh viên khi học trực tuyến trong bối cảnh đại dịch COVID-19”

Mục đích của nghiên cứu nhằm chỉ ra các yếu tố gây trở ngại đến việc học trực tuyến của sinh viên, từ đó đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến của sinh viên trong thời điểm dịch bệnh Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Kết quả phân tích chỉ rõ các yếu tố tâm lý, môi trường và phương tiện học tập được xem là những nguyên nhân chính khiến cho việc học trực tuyến của sinh viên gặp nhiều trở ngại Tuy nhiên, nghiên cứu được tiến hành trong thời gian dịch bệnh Covid-19 nên vẫn còn có những hạn chế về việc phỏng vấn lấy mẫu của từng sinh viên và tác giả chỉ mới dừng lại

ở việc mô tả và chỉ ra những khó khăn, rào cản của sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Khoa học trong quá trình học trực tuyến trong thời gian qua

Trang 9

Hình 2.2 Mô hình một số khó khăn của sinh viên khi học trực tuyến trong bối cảnh đại dịch

COVID-19 (Bùi Quang Dũng và cộng sự, 2021)

1.1.1.3 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Các bài nghiên cứu tại Việt Nam về đối tượng sinh viên chủ yếu được nghiên cứu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 Việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu hiện nay tuy đã

dễ hơn nhưng hầu hết các nghiên cứu tập trung vẫn khá là ít về việc phân tích hiệu quả học tập trực tuyến và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên Ngoài

ra, hầu như chưa có nghiên cứu đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sinh hoạt củasinh viên trong Covid-19

1.1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.1.2.1 Bài báo “Education during COVID-19; moving towards e-learning” từ trang web “data.europa.eu” của 1 nhóm nghiên cứ nhỏ về “Online and face to face learning: ‐ ‐Evidence from students” performance during the Covid 19 pandemic”‐

Nghiên cứu cho thấy rằng mạng internet, trang thiết bị học tập ảnh hưởng đến chấtlượng học tập và kết quả học tập của học sinh bởi vì tình trạng bất bình đẳng thu nhập daidẳng giữa các chủng tộc ở Nam Phi Có nghĩa là nhiều sinh viên da đen nghèo, không cóđiều kiện tiếp cận với các thiết bị điện tử sẽ không đủ khả năng kết nối wifi hoặc gói dữliệu internet lớn, gây khó khăn cho việc chuyển đổi của sinh viên từ hình thức trực tiếpsang trực tuyến Những sinh viên có quyền truy cập wifi (tức là băng thông rộng khôngdây cố định, đường dây thuê bao kỹ thuật số không đối xứng (ADSL) hoặc cáp quang)đều có thể đạt kết quả tốt hơn đáng kể Sự khác biệt về kinh tế - xã hội như ở nhiều nướcchâu Âu, hơn 95% sinh viên cho biết họ có máy tính để làm việc ở nhà, khoảng 91% báocáo rằng họ có quyền đến một nơi yên tĩnh để học tập Tuy nhiên, ở Indonesia chẳng hạn,chỉ 34% có máy tính và chỉ 70% có thể đến một nơi yên tĩnh để học

1.1.2.2 Jamil Salmi (2020) về “Tác động của COVID-19 đến giáo dục đại học nhìn từ quan điểm công bằng”

Trang 10

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về những khó khăn và thách thức mà sinh viên đại học đang phải trải qua khi đổi từ hình thức học trực tiếp sang hình thức trực tuyến

Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, đề xuất mô hìnhnghiên cứu sơ bộ gồm ba nhân tố chính: những khó khăn về kinh tế, kết nối và học tập: các yếu tố về hệ thống mạng lưới, thiết bị để kết nối, vấn đề kinh tế và sự thiếu tập trung trong học tập chính là nguyên nhân chính khiến cho sinh viên gặp trở ngại, khó khăn đáng kể trong việc học trực tuyến Tuy nhiên, tác giả chưa cụ thể hoá được các đối tượng phỏng vấn, cũng như mới dừng lại ở việc mô tả và chỉ ra những rào cản của sinh viên đại học nói chung trên toàn thế giới trong quá trình học trực tuyến trong thời kì COVID-19 chứ không nói riêng về trường đại học hay một quốc gia nào

Hình 2.3 Mô hình tác động của COVID-19 đến giáo dục đại học nhìn từ quan điểm công bằng

(Jamil Salmi, 2020)

1.1.2.3 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hầu hết các bài nghiên cứu tập trung nhiều về việc mô tả và chỉ ra những khó khăn của sinh viên đại học trong thời kỳ dịch bệnh phức tạp Phần nhiều nghiên cứu chỉ

đề cập đến những khó khăn, rào cản của sinh viên nói chung trên một phạm vi rộng chứ chưa phân tích cụ thể từng khó khăn và mối liên hệ giữa chúng, chỉ có một vài nghiên cứu đi sâu nghiên cứu một hay hai khía cạnh cụ thể như: học tập, các vấn đề về sức khỏe của sinh viên, vv…

Trang 11

2.2 Cơ sở lý thuyết

Hình thức đào tạo online là hình thức giáo dục trực tuyến (online), giúp chúng ta

có thể tiếp nhận thông tin dễ dàng, với các phương tiện như: điện thoại, máy tính hoặc máy tính bảng có kết nối Internet Sinh viên có thể học tập tại nhà hay bất cứ đâu mà không cần phải đến trường

Giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là E-learning) là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính, điện thoại thông minh kết nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu trữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi, yêu cầu, ra đề cho sinh viên học trực tuyến từ xa Gỉang viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN)

Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến

mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trườngkhác

Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng dạy học trực tuyến được sử dụng nhiều ở Việt Nam như TRANS, MICROSOFT TEAM Đây đều là những ứng dụng học tập trực tuyến

dễ sử dụng Sinh viên học sẽ được nhà trường hướng dẫn chi tiết từ cách lập tài khoản, cấp tài khoản học riêng biệt Khi học bằng hai ứng dụng này, sinh viên có thể phát biểu qua mic, qua phần khung chat cũng như có thể bật camera để trao đổi, gặp mặt trực tiếp cùng giáo viên và bạn bè Nếu khi học có lỗi hay bất cứ ý kiến nào của sinh viên phản ánh, nhà sản xuất cũng theo nhu cầu của người sử dụng cũng luôn cập nhật các phiên bản mới để khắc phục Không chỉ với việc học, trường học còn tạo điều kiện cho sinh viên trong việc thi online như trường Thương Mại khi thời gian làm bài thi online lên đến 24h.Với việc điều chỉnh đề thi lẫn thời gian thi phù hợp, nhiều sinh viên trong kì thi online đã

có thay cải thiện được điểm số cũng như nâng cao điểm trung bình cho bản thân mình

Trang 12

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Tiếp cận nghiên cứu

Sử dụng phương pháp tiếp cận định tính Cụ thể, nhóm nghiên cứu bằng phươngpháp khảo sát bằng phỏng vấn trực tiếp và gửi đi bảng hỏi Google Form

2.2 Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản Phương pháp này lựa chọn đốitượng khảo sát ở tất cả các khóa, khoa khác nhau, xác suất lựa chọn mỗi sinh viên là nhưnhau, sẽ giúp cho việc lựa chọn mẫu trở lên đơn giản, dễ dàng hơn Hơn nữa, cách đánhgiá mang tính tổng quát, nhìn nhận ở mọi khía cạnh, do vậy đưa ra giải pháp dễ dàng vàphù hợp hơn

2.3 Quá trình thu thập dữ liệu

Dữ liệu được chia thành 2 loại: sơ cấp và thứ cấp Bài nghiên cứu này nhóm chỉ tập trungvào việc nghiên cứu chủ yếu dựa trên các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp nghiên cứu và mô tả Có nhiều phương pháp để thu thập dữ liệu sơ cấp có thể kể đến như: phương pháp quan sát, phỏng vấn bằng thư - email, phỏng vấn bằng cuộc điện thoại, điều tra nhóm cố định, điều tra nhóm chuyên đề, Nhưng trong quá trình xây dựng bài nghiên cứ khoa học, nhóm tác giả quyết định sẽ sử dụng các phương pháp gồm điều tra cá nhân trực tiếp và điều tra cá nhân gián tiếp bằng mạng xã hội Nhóm quyết định sẽ thu thập thông tin của các sinh viên qua việc hỏi những câu trả lời có sẵn

2.4 Mô hình nghiên cứu:

Trang 13

Nhận thức của sinh viên

Nhận thức của sinh viên được hiểu là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức

và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trìnhnhư là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lý luận, tính toán, việc giảiquyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ của sinh viên

Nhận thức của sinh viên thuận chiều đến chất lượng học tập trực tuyến của sinh viênĐHTM

Phấần mếầm

c a h ủ ệthốấng

qu n lýảThiếất b ị

đi n t ệ ử

Ngày đăng: 16/05/2024, 19:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN