1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đảng cộng sản việt nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa mác leenin tư tưởng hồchí minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước sinh viên hiện nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình

30 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sinh viên hiện nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình.
Tác giả Đặng Hương Thảo
Trường học Học viện báo chí và tuyên truyền
Chuyên ngành Lịch sử đảng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHTIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNGĐề tài:Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng Hồ Chí

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG

Đề tài:

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Sinh viên hiện nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu

nước của mình.

Học viên: Đặng Hương Thảo

Mã sinh viên: 2052010045Lớp: Ngôn Ngữ Anh

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ……… 3

1.Mục đích chọn đề tài ……….3

2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……….4

3.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ………4

4.Ý nghia lý luận và thực tiễn ……… 4

5.Kết cấu của tiểu luận ……….5

NỘI DUNG ……… 6

CHƯƠNG I Phân tích sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ………6

1.1.Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam……… 6

1.1.1Học thuyết Mác – Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân….6 1.1.2.Muốn cho Đảng Cộng sản có thể ra đời, cần phải có sự tồn tại của học thuyết Mác – Lênin……… 8

1.1.3.Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự ra đờicủa Đảng Cộng sản……… 11

1.2 Phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong sự ra đời của Đảng Cộng sản ……… 13

1.2.1.Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời ………13

1.2.2 Đảng Cộng sản xuất hiện trên cơ sở phong trào công nhân và phong trào yêu nước ………16

CHƯƠNG II.Đảng cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ………18

2.1.Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ……… 18

2.2 Đảng cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân ……… 20

Trang 3

CHƯƠNG III Lòng yêu nước của sinh viên hiện nay nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung ………233.1.Tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay ……… 233.2 Sinh viên hiện nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình ……… 24KẾT LUẬN ………27TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 28

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Mục đích chọn đề tài

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng bế tắc vềdường lối cứu nước, đưa cách mạng Việt Nam sang một bước ngoặt lịch sử vĩ đại:cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thếgiới Đó là kết quả của sự vận động phát triển và thống nhất của phong trào cáchmạng trong cả nước, sự chuẩn bị tích cực, sáng tạo, bản lĩnh của lãnh tụ Nguyễn ÁiQuốc, sự đoàn kết, nhất trí của những chiến sĩ cách mạng tiên phong vì lợi ích củagiai cấp và dân tộc

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong tràoyêu nước Việt Nam Đó cũng là kết quả của sự phát triển cao và thống nhất củaphong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam được soi sáng bởi chủnghĩa Mác-Lênin

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đượcthông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã khẳng định lần đầu tiên cách mạng ViệtNam có một bản cương lĩnh chính trị phản ánh được quy luật khách quan của xãhội Việt Nam, đáp ứng những nhu cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam,phù hợp với xu thế của thời đại, định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trìnhphát triển của cách mạng Việt Nam Đường lối đó là kết quả của sự vận dụng chủnghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam một cách đúng đắn, sáng tạo

và có phát triển trong điều kiện lịch sử mới

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đãkhẳng định sự lựa chọn con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam-con đườngcách mạng vô sản Con đường duy nhất đúng giải phóng dân tộc, giải phóng giai

Trang 5

cấp và giải phóng con người Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản phù hợpvới nội dung và xu thế của thời đại mới được mở ra từ Cách mạng Tháng MườiNga vĩ đại

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, trở thành nhân tố hàng đầu quyết định đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam từ chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước từ nhưng tài liệu lịch sử, hệ thống tư liệu về chủ nghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và

tư liệu về phong trào công nhân, phong trào yêu nước thời bấy giờ

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Ở mức độ là một sinh viên khoa Ngoại Ngữ của Học viện, em sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu, nghiên cứu theo phương pháp lịch sử là chính dựa trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Đề tài bước đầu khái quát sự kết hợp của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước làm nền tảng cho

sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của bài tiểu luận sẽ được nộp cho giảng viên môn Lịch

sử Đảng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền làm bài đánh giá hết môn của năm học 2021-2022

Trang 6

5 Kết cấu của tiểu luận

- Chương I: Phân tích sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Chương II: Đảng cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa

xã hội khoa học với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

- Chương III: Lòng yêu nước của sinh viên hiện nay nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung

Trang 7

NỘI DUNG CHƯƠNG I.

Phân tích sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.1 Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh tới sự

ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.1.1 Học thuyết Mác – Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân

Học thuyết Mác - Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhânkhẳng định: Chính đảng ra đời là sản phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp, tồntại gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp và mang bản chất giai cấp sâu sắc Trong

“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: Để thực hiệnthắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản thì vấn đề có ý nghĩa quyết định hàngđầu là giai cấp vô sản phải tổ chức ra được chính đảng độc lập của mình ĐảngCộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, một bộ phận của giai cấp côngnhân, mang bản chất giai cấp công nhân; được trang bị bằng lý luận tiên tiến, cótrình độ giác ngộ cao Trong thực tiễn, Đảng lãnh đạo và hành động kiên quyếtnhất, đồng thời biết tổ chức, lôi cuốn quần chúng thực hiện mục tiêu, lý tưởng củaĐảng

V.I.Lênin đã kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa cơhội, xét lại trong Quốc tế II và trong phong trào công nhân Nga; đồng thời, pháttriển sáng tạo những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về Đảng Cộng sản, xâydựng và phát triển học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân V.I.Lêninkhẳng định: “Đảng là của giai cấp nhưng là đội tiên phong của giai cấp chứ khôngphải toàn bộ giai cấp là Đảng” “Đảng phải là đội tiên phong, là người lãnh đạo

Trang 8

quảng đại quần chúng giai cấp công nhân; toàn thể (hay hầu như toàn thể) giai cấpnày hành động dưới sự kiểm soát và lãnh đạo của Đảng, nhưng họ không gia nhậptất cả và không được gia nhập tất cả vào Đảng” Theo V.I.Lênin, đảng là của giaicấp, đảng gắn liền với giai cấp, nhưng đảng là đội tiên phong, là lãnh tụ chính trị,

bộ tham mưu chiến đấu có tổ chức của giai cấp, không được lẫn lộn giữa đảng vớigiai cấp Nếu coi đảng với giai cấp là một cũng có nghĩa là phủ nhận vai trò lãnhđạo của đảng, trên thực tế là thủ tiêu đảng Đảng chỉ thu hút vào đội ngũ của mìnhnhững người ưu tú nhất, có giác ngộ cộng sản chủ nghĩa, có ý thức tổ chức, kỷ luậtcao trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện lịch sử

cụ thể của Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập, giáo dục và rènluyện Đảng ta, Người xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấpcông nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam Trong Chính cương vắn tắt,Sách lược vắn tắt, thông qua Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày

03 tháng 02 năm 1930), Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng là đội tiên phong của vô sảngiai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấpmình lãnh đạo được dân chúng”

Luận điểm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giaicấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam vừa khẳng định bản chấtgiai cấp công nhân của Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa thể hiện được nétđặc thù của Đảng ta - một Đảng ra đời từ phong trào công nhân và phong trào yêunước của dân tộc ở một nước thuộc địa nửa phong kiến Ngay từ khi mới ra đời,Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn bó mật thiết với nhân dân lao động và dân tộc,hoà mình cùng dân tộc, gắn bó với sứ mệnh của dân tộc; kết hợp giữa giai cấp vàdân tộc, dân tộc với thời đại, giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩaquốc tế vô sản

Trang 9

1.1.2.Muốn cho Đảng Cộng sản có thể ra đời, cần phải có sự tồn tại của học thuyết Mác – Lênin.

Xét về mặt lịch sử, học thuyết vĩ đại này xuất hiện trước khi có sự ra đời của đảng cộng sản, và ở bên ngoài phong trào tự phát của công nhân Tuy nhiên, học thuyết này cũng chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện lịch sử cụ thể Học thuyết mác-xít không thể ra đời bên ngoài chủ nghĩa tư bản, bên ngoài sự tồn tại của giai cấp công nhân Học thuyết Mác là sản phẩm của những điều kiện phát triển nhất định của chủ nghĩa tư bản và của phong trào công nhân Theo Lênin, phong trào công nhân không thể thắng lợi nếu như không có lý luận cách mạng khoa học “Lý luận này không thể do tưởng tượng mà bịa đặt ra Lý luận này được hình thành trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm cách mạng và tư tưởng cách mạng của tất cả các nước trên trái đất Lý luận đó ra đời từ nửa thế kỷ 19 Lý luận đó là chủ nghĩa Mác” Học thuyết mác-xít xuất hiện bên ngoài phong trào tự phát của công nhân, mặt khác nó đã ra đời như là kết quả phá triển khách quan và tất yếu của tư tưởng cách mạng Nó đã xuất hiện từ cơ sở tư tưởng và khoa học, được vun đắp bởi các nhà đại diện của giới trí thức cách mạng Theo V Lênin với Tuyên ngôn của đảng cộng sản, chủ nghĩa Mác đã trở thành thế giới quan hoàn chỉnh của giai cấp công nhân

V Lênin nhấn mạnh rằng: Chủ nghĩa xã họi khoa học “chỉ có thể trở nên sức mạnh, khi nó trở thành mục tiêu của cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân Chỉ trong điều kiện này, lý luận cách mạng mới trở nên sức mạnh cải tạo, mới được quán triệt vào đời sống, mới được phát triển sáng tạo và phong phú, trên

cơ sở kinh nghiệm đấu tranh mới của giai cấp công nhân và đảng của nó

Trang 10

Nếu như chủ nghĩa xã hội khoa học đã được xuất hiện bên ngoài cuộc đấu tranh tự phát của công nhân, thì đối với giai cấp công nhân, quá trình lĩnh hội tư tưởng xã hội chủ nghĩa không phải là một quá trình được diễn ra một cách tự phát, ngẫu nhiên, mà đó là công việc của đảng mác xít V Lênin đã từng đặt vấn đề: Nhưvậy thì công nhân có tham gia vào việc vun xới cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa không? Tất nhiên là có, nhưng họ tham gia vào công việc xây dựng lý luận, không với danh nghĩa là những người công nhân mà với danh nghĩa là các nhà lý luận củachủ nghĩa xã hội cách mạng Phong trào công nhân tự phát không có và không thể

có ý thức giác ngộ và chủ nghĩa xã hội khoa học Cũng vì vậy, phong trào tự phát của công nhân không thể kiến lập nên học thuyết xã hội chủ nghĩa khoa học

“Lịch sử các nước đã chứng minh rằng: chỉ dựa vào sức của bản thân mình, giai cấp công nhân chỉ có khả năng đạt tới ý thức nghiệp đoàn, tức là, giác ngộ về

sự cần thiết phải hợp nhau lại thành nghiệp đoàn, để đấu tranh chống lại bọn chủ, đòi Nhà nước ban hành luật lệ này khác cần yếu cho công nhân mà thôi Cuộc đấu tranh của công nhân với ý thức giác ngộ nghiệp đoàn (phường hội) không đề cập tới các vấn đề quyền lợi giai cấp giữa công nhân và tư sản, không bàn đến việc làmcách mạng lật đổ chế độ tư bản, thiết lập nên chuyên chính của vô sản Phong trào

tự phát của công nhân không vượt ra khỏi giới hạn của cuộc đấu tranh kinh tế nhằm cải thiện điều kiện bán sức lao động của công nhân, không đụng đến sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản Cuộc đấu tranh tự phát của công nhân, vì vậy, còn có tính chất hẹp hòi, và thường thường vẫn chịu sự chi phối của ý thức hệ tư sản một cách không tự giác V Lênin viết rằng, phong trào tự phát của công nhân, “thường dẫn đến sự thống trị của ý thứ hệ tư sản… với lý do đơn giản là vì ý thức hệ tư sản già đời hơn ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, vì ý thức hệ tư sản đã được phát triển và xây dựng toàn diện hơn, vì nó lại có nhiều phương tiện để truyền bá rộng rãi Sau khi chủ nghĩa Mác ra đời, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, tồn tại hai ý thức hệ: ý thức hệ

Trang 11

tư sản và ý thức hệ xã hội chủ nghĩa “Nếu như bản thân phong trào công nhân không thể nảy nở ý thức hệ độc lập, thì vấn đề được đặt ra là : hoặc ý thức hệ tư sản, hoặc ý thức hệ xã hội chủ nghĩa

Ý thức hệ trung gian không có vì trong xã hội phân chia thành các giai cấp đốilập, nhân loại không hề tạo nên ý thức hệ “thứ ba”, không thể có ý thức hệ ngoài giai cấp hoặc siêu giai cấp Cho nên mọi sự coi nhẹ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chỉ làm tăng cường thêm ý thức hệ tư sản Sức mạnh chủ yếu của phong trào công nhân và của đảng mác xít là sự giác ngộ của quần chúng công nhân “Nhiệm vụ chúng ta, của những người xã hội, dân chúng phải đấu tranh chống tính tự phát, lôi kéo phong trào công nhân ra khỏi xu hướng tự phát của chủ nghĩa nghiệp đoàn dưới ảnh hưởng của giai cấp tư sản, thu hút họ vào ảnh hưởng của tư tưởng xã hội, dân chủ cách mạng Vì chủ nghĩa xã hội khoa học đại diện cho lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, cho nên khi được giải thích tường tận, công nhân sẽ dễ dàng lĩnh hội học thuyết cách mạng đó Tuy nhiên, mặc dù giai cấp công nhân tự phát hướng về chủ nghĩa xã hội, ý thức xã hội chủ nghĩa vẫn không thể được tự phát xuất hiện và tự phát trở thành ý thức hệ của giai cấp công nhân

Vì thế, V.Lênin đã dạy rằng: Nhiệm vụ quan trọng của đảng cộng sản là “phải tích cực giáo dục chính trị cho giai cấp công nhân, là phải tăng cường giác ngộ chính trị cho giai cấp công nhân” Đảng cộng sản, bộ phận tiên phong của giai cấp,nhờ được vũ trang bởi học thuyết mác-xít mới có thể đem ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa đến cho phong trào công nhân, mới là kẻ đại diện cho những quyền lợi

cơ bản của giai cấp công nhân Kết luận này đã được V.Lênin chỉ rõ trong hai luận điểm mật thiết liên hệ với nhau: “Không có lý luận cách mạng, không thể có phongtrào cách mạng” và từ đó “chỉ có đảng được vũ trang bằng lý luận tiên phong mới đóng được vai trò là người chiến sĩ tiên phong”

Trang 12

1.1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự ra đời của Đảng Cộng sản.

Bằng nhiều hoạt động, trong giai đoạn 1921 - 1929, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về chính trị,

tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng:

Về chính trị: Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước Nguyễn Ái Quốc đã phác thảo những vấn đề cơ bản về đường lối cứu nước đúng đắn của cách mạng Việt Nam, thể hiện tập trung trong những bài giảng của Người cho những cán bộ cốt cán của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc) Năm 1927, những bài giảng của người trong các lớp huấn luyện được in thành sách lấy tên là Đường Kách mệnh Tác phẩm chỉ ra vấn

đề then chốt có tác dụng lớn không chỉ đối với Việt Nam, mà còn đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa Phương Đông Những vấn đề đó là: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chủ yếu là công nông, vì vậyphải tổ chức quần chúng lại; cách mạng muốn thành công phải có một Đảng Cộng sản lãnh đạo; phải có đường lối và phương pháp cách mạng đúng; cách mạng giải phóng dân tộc phải liên hệ chặt chẽ với cách mạng vô sản thế giới…

Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam nhằm làm chuyển biến nhận thức của quần chúng, đặc biệt là giai cấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đờisống xã hội, làm chuyển biến mạnh mẽ phong trào yêu nước xích dần đến lập trường của giai cấp công nhân Nội dung truyền bá là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin được cụ thể hóa cho phù hợp với trình độ của các giai tầng trong xã hội Những bài viết, bài giảng với lời văn giản dị, nội dung thiết thực đã nhanh chóng được truyền thụ đến quần chúng Đồng thời, Người đã vạch trần bản

Trang 13

chất xấu xa, tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân thuộc địa, nhân dân Việt Nam Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người tố cáo thực dân Pháp đã bắt dân bản xứ phải đóng "thuế máu" cho chính quốc để "phơi thây trên chiến trường châu Âu"; "đày đọa" phụ nữ, trẻ em thuộc địa; các thống sứ, quan lại thực dân "độc

ác như một bầy thú dữ" v.v Tác phẩm đã "hướng các dân tộc bị áp bức" đi theo con đường cách mạng Tháng MườiNga, tiêu diệt "hai cái vòi của con đỉa đế quốc"– một "vòi" bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một "vòi" bám vào nhân dân thuộc địa và đề ra cho dân Việt Nam con đường cách mạng vô sản theo chủ nghĩa Mác – Lênin

Về tổ chức: Nguyễn Ái Quốc đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam Đó là huấn luyện, đàotạo cán bộ, từ các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc)

để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin Năm 1925, Nguyễn

Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớpđào tạo cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đãgiúp cho những người Việt Nam yêu nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp dễ tiếp thu tư tưởng cách mạng của Người, phản ánh tư duy sáng tạo và là thành công của Người trong chuẩn bị về mặt tổ chức cho Đảng ra đời

Trong những năm 1928 - 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân

ta tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng Chủ nghĩa Mác - Lênin đượcNguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong truyền bá về trong nước, cùng với phong trào "vô sản hoá" đã làm chuyển biến phong trào công nhân, giác ngộ họ và

tổ chức họ đấu tranh cách mạng một cách tự giác Thông qua phong trào “vô sản hoá”, lớp lớp thanh niên yêu nước được rèn luyện trong thực tiễn, giác ngộ lập trường giai cấp công nhân sâu sắc, hiểu rõ nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước

Trang 14

phát triển mạnh mẽ, tiến tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tạo điều kiện chín muồi và hợp qui luật cho sự ra đời của Đảng.

Có thể thấy rằng, sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc

ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam vào những ngày đầu năm 1930 là những đóng góp

to lớn, vững chắc và là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc - Người thanh niên yêu nước chân chính, tài ba, lỗi lạc

1.2 Phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong sự ra đời của ĐảngCộng sản

1.2.1.Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời

Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài gian khổ ác liệt, dân tộc ta sớm hình thành truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh anh dũng kiên cường bất khuất Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống lại chúng ở khắp nơi trong nước, nhân dân ta đã tham gia đấu tranh dưới ngọn cờ cảu các sĩ phu yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác nhau Từ những phong trào tự phát đến những phong trào có tổ chức, lãnh đạo, các phong trào diễn ra ngày càng một hoàn thiện hơn Tuy rằng các phong trào đều bị đàn áp dã man nên đã bị thất bại nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa đó đã để lại tiếng vang lớn, gây cho địch nỗi hoang mang lo sợ

Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam và những ảnh hưởng của tác động bên ngoài

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến, trước những chính sách cai trị của thực dân Pháp, cơ cấu xã hội truyền thống Vệt Nam biến đổi Giai cấp công nhân Việt Nam (chủ yếu là trong các công trường và

Trang 15

hầm mỏ) hình thành Ở đô thị xuất hiện một tầng líp công thương và tiểu tư sản thành thị Tầng lớp sĩ phu nho học bên cạnh đọc các kinh sách nho giáo, các nho sĩ này cũng đã đọc những cuốn sách mới của các tác giả châu Âu và Trung Quốc Vì vậy phong trào cải cách chính trị – văn hoá ở Trung Quốc, cùng với những tư tưởng cách mạng Pháp được dịch qua chữ Hán đã tác động vào Việt Nam Giới sĩ phu lúc này thấy được thế suy tàn của các chế độ phong kiến châu á và sự cần thiếtphải cải cách xã hội

Trào lưu dân tộc chủ nghĩa

Những nhận thức chính trị đó đã làm nảy sinh một khuynh hướng chính trị mới: trào lưu dân téc chủ nghĩa Trào lưu chính trị này kế tục phong trào Cần Vương yêu nước chống Pháp nhưng đồng thời đã mang nhiều nét mới khác trước Tầng lớp khởi xướng trào lưu này là những sĩ phu yêu nước tiến bộ Lòng yêu nước của họ không còn bám giữ vào những tư tưởng “trung quân” mà đã chuyển sang ý thức về một chủ nghĩa quốc gia – dân téc, vì lợi ích chung của nhiều triệu đồng bào trong cả nứơc Những sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam lúc bấy giờ cho rằng, muốn đánh đuổi thực dân Pháp, không thể chỉ hạn chế trong những hình thức khởi nghĩa vũ trang như trước đây, mà còn phải kết hợp cả với nhiều biện pháp mới về chính trị, ngoại giao, tiến hành một phong trào cải cách xã hội sâu rộng trong đông đảo quần chúng nhân dân Hai gương mặt nổi bật cho trào lưu dântộc dân chủ là các nhà chí sĩ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

Phan Bội Châu là một sĩ phu sớm có lòng yêu nước, chủ trương vận động quâng chúng trong nước, tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài, tổ chức bạo động đểđánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng nền chế độ chính trị dùa vào dân Ông đã lập hội Duy Tân, vượt biển sang Nhật mưu cầu ngoại viên, tổ chức phong trào Đông Du đưa các thanh thiếu niên Việt Nam sang học ở Nhật để chuẩn bị lực lượng chống Pháp và dùng văn thơ yêu nước để thức tỉnh quốc dân

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w