đảng cộng sản việt nam ra đời và cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng

29 0 0
đảng cộng sản việt nam ra đời và cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tại lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2-2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản V

Trang 1

KHOA LỊCH SỬ ĐẢNG

TRẦN THÙY DƯƠNG

“ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG”

Tiểu luận môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt N: am

Hà Nội – 2021

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA LỊCH SỬ ĐẢNG

TRẦN THÙY DƯƠNG

“ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG”

Lớp: Truyền thông Marketing K40 A2 Mã số sinh viên: 2056160054

Tiểu luận môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt : Nam

Hà Nội – 2021

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

Chương 1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam 2

1.1 Tình hình thế giới và ảnh hưởng của tình hình thế giới tới Việt Nam 1

1.2 Hoàn cảnh trong nước 5

Chương 2 Nguyễn Ái Quốc và quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 9

2.1 Sự lựa chọn con đường cứu nước, cứu dân của Nguyễn Ái Quốc 9

2.2 Quá trình chuẩn bị những điều kiện thành lập Đảng 11

Chương 3 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 13

3.1 Sự chuyển biến của phong trào yêu nước, các tổ chức cộng sản ra đời 13

3.2 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản iệt NV am 14

3.3 Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 16

Chương 4 Nhận xét, đánh giá 20

4.1 Giá trị của C ng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảngươ 20

4.2 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng 21

4.3 Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 23

KẾT LUẬN 25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua hơn 90 năm kể từ khi được thành lập, lịch sử của Đảng luôn hòa quyện cùng lịch sử của dân tộc Việt Nam Đảng đã lãnh đạo và đưa sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng càng thể hiện vai trò lãnh đạo sáng suốt để đất nước ta “có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay” Tại lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-2020), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” [10]

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng luôn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của cách mạng vô sản nói riêng và sự phát triển của đất nước, con người Việt Nam nói chung Với mong muốn tìm hiểu về những “viên gạch đầu tiên” trong quá trình xây dựng Đảng là cách để hiểu sâu sắc về lịch sử vẻ vang của dân tộc, của đội tiền phong, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, để biết trân trọng quá khứ, hiện tại, em quyết định chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng”

Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận gồm 4 chương:

Chương 1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam

Chương 2 Nguyễn Ái Quốc và quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Chương 3 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Chương 4 Nhận xét, đánh giá

Mong cô và các bạn có những đóng góp để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Em xin cảm ơn!

Trang 5

NỘI DUNG

Chương 1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1.1 Tình hình thế giới và ảnh hưởng của tình hình thế giới tới Việt Nam 1.1.1 Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới chuyển mạnh từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Các nước đế quốc phương Tây bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh Ở các nước thuộc địa, chúng thực hành chính sách thực dân tàn bạo nhằm vơ vét sức người, sức của vì lợi nhuận độc quyền của chủ nghĩa tư bản, làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực

Điều đó không chỉ dẫn tới sự phát triển gay gắt mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh giành thuộc địa dẫn tới chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), mà còn làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc ngày càng sâu sắc, dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa bùng nổ mạnh mẽ

Trong bối cảnh các nước đế quốc đẩy mạnh tìm kiếm thuộc địa, với vị trí địa lý đắc địa, nguồn tài nguyên phong phú, Việt Nam trở thành “miếng mồi ngon” không chỉ đối với thực dân Pháp mà còn với nhiều nước đế quốc thực dân khác Sau một thời gian thăm dò và chuẩn bị, ngày 1-9-1958, thực dân Pháp nổ súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cho thời kỳ xâm lược và thống trị thực dân ở Việt Nam

1.1.2 Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh ở nhiều nước đế quốc như phong trào công nhân dệt Li ông ở Pháp (1831), -phong trào Sơ- -lêdin ở Đức (1844), phong trào Hiến chương ở Anh (1836 - 1848), Thực tiễn đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư cách là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống

Trang 6

chủ nghĩa tư bản Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa Mác ra đời, về sau được Lênin phát triển trở thành chủ nghĩa Mác - Lênin

Chủ nghĩa Mác Lênin chỉ rõ, giai cấp công nhân là lực lượng cách mạng - triệt để bởi họ là giai cấp tập trung, kỷ luật và tiến bộ trong xã hội Trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình và giải phóng toàn thể nhân dân lao động khỏi ách thống trị, áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản, giai cấp công nhân (với tư cách là giai cấp vô sản) không mất gì cả, ngoại trừ mất xiềng xích, còn nếu được thì được cả thế giới Để được như vậy, họ cần liên minh với các giai cấp khác trong xã hội, lập ra đảng cộng sản lãnh đạo và con đường đấu tranh là bạo lực cách mạng Chủ nghĩa Mác - Lênin đã lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những phần tử ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản

Kể từ khi chủ nghĩa Mác Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào - yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.1.3 Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên thành công trên thế giới, chủ nghĩa Mác Lênin từ lý - luận đã trở thành hiện thực, đồng thời mở đầu một thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” [7] Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đối với các nước tư bản, mà còn có tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa, trong đó có Việt Nam và là một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời nhiều đảng cộng sản: Đảng Cộng sản Đức, Đảng cộng sản Hungary (năm 1918), Đảng Cộng sản Pháp (năm 1919)…

Trang 7

Về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay Và “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” [8]

Quốc tế Cộng sản được thành lập vào tháng 3-1919, do V.I.Lênin đứng đầu, trở thành trung tâm lãnh đạo phong trào công nhân và giải phóng dân tộc Quốc tế Cộng sản không chỉ vạch ra phương hướng đấu tranh cho cách mạng vô sản và giải phóng dân tộc thuộc địa mà còn đoàn kết các phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản trên thế giới

Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái - Quốc không những đánh giá cao sự kiện ra đời Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới, mà còn nhấn mạnh vai trò của tổ chức này đối với cách mạng Việt Nam trong tác phẩm “Đường cách mệnh”: “An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”

1.1.4 Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản truyền bá vào Việt Nam Tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá vào Việt Nam thông qua Tân Thư, Tân Báo và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ta Cuộc cải cách Minh Trị (168) ở Nhật Bản với những thắng lợi đặc biệt đã ảnh hưởng sâu rộng đến Việt Nam như phong trào Đông Du (đi về phía Đông) của Phan Bội Châu: dựa vào Nhật Bản để kháng chiến chống Pháp Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) với mục đích khai thông dân trí, tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng, cổ vũ động viên lòng yêu nước, chiến đấu của dân tộc ta là kết quả từ sự ảnh hưởng của tư tưởng Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu Bên cạnh đó, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi cách mạng Tân Hợi 1911 tại Trung Quốc

Trang 8

1.2 Hoàn cảnh trong nước

1.2.1 Xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp

Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp và sự nhu nhược, thỏa hiệp của triều đình nhà Nguyễn qua các bản Hiệp ước 1862, 1874, 1883 và Hiệp ước Pa- -tơ nốt 1884, nhân dân Việt Nam vẫn không chịu khuất phục Thực dân Pháp một mặt dùng vũ lực đàn áp đẫm máu đối với sự nổi dậy của nhân dân, một mặt tiến hành xây dựng hệ thống chính quyền thuộc địa, bên cạnh đó vẫn duy trì chính quyền phong kiến bản xứ làm tay sai

Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn Đồng thời thi hành chính sách “chia để trị” nhằm phá vỡ khối đoàn kết cộng đồng quốc gia dân tộc: chia Việt Nam thành ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng với bộ máy chính quyền là hầu hết là người Pháp; chính sách “dùng người Việt trị người Việt”: ngoài binh lính Pháp còn có binh lính bản xứ, thân binh dưới quyền của bọn Việt Gian phản động làm nhiệm vụ đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân

Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột: tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa, đồng thời ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động, cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý như thuế thân, thuế muối, , biến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa ế thừa của “chính quốc” Chế độ cai trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam là “chế độ độc tài chuyên chế nhất, nó vô cùng khả ố và khủng khiếp hơn cả chế độ chuyên chế của nhà nước quân chủ châu Á đời xưa”

Về văn hóa, thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ cai trị, lập nhà tù nhiều hơn trường học, đầu độc thanh niên Việt Nam bằng rượu cồn và thuốc phiện, đồng thời du nhập những giá trị phản văn hoá, duy trì tệ nạn xã hội

Trang 9

vốn có của chế độ phong kiến và tạo nên nhiều tệ nạn xã hội mới, ra sức tuyên truyền tư tưởng “khai hoá văn minh” của nước “Đại Pháp”

Dưới ách thống trị tàn bạo, dã man của chủ nghĩa thực dân, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến đổi: hình thành một số ngành kinh tế mới, quan hệ sản xuất bóc lột theo lối tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong vòng lạc hậu, trở thành nền kinh tế tư bản “què quặt” Cùng với đó, tính chất xã hội trở thành thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn xã hội và cơ cấu xã hội cũng biến đổi: các giai cấp cũ bị phân hóa, các giai cấp và tầng lớp mới ra đời

1.2.2 Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội

Chính sách cai trị của thực dân Pháp không chỉ làm phân hóa các giai cấp cũ, mà còn làm xuất hiện các giai cấp, tầng lớp xã hội mới Xã hội Việt Nam có 5 giai cấp chính: giai cấp địa chủ, giai cấp nông dân, giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản Các giai cấp, tầng lớp này có địa vị kinh tế khác nhau và do đó cũng có thái độ chính trị khác nhau đối với vận mệnh của dân tộc Thứ nhất, giai cấp địa chủ Việt Nam thời phong kiến tuy là giai cấp bóc lột tầng lớp nông dân nhưng khi có ngoại xâm, họ vẫn đoàn kết, đứng lên lãnh đạo nhân dân chống giặc Khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, giai cấp địa chủ bị phân hóa: đại địa chủ trở thành tay sai của thực dân Pháp, đàn áp phong trào yêu nước và bóc lột nông dân; trung, tiểu địa chủ ít quyền lợi hơn, có tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước hoặc trung lập Giai cấp này đã lỗi thời, không phù hợp để lãnh đạo cách mạng, tuy nhiên cũng không thể thờ ơ với họ, mà phải lôi kéo họ về phía cách mạng

Thứ hai, giai cấp nông dân là thành phần đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam (chiếm gần 90% dân số), bị đế quốc, phong kiến và tư bản bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá bởi chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Do vậy, ngoài mâu thuẫn giai cấp vốn có với giai cấp địa chủ, từ khi thực dân Pháp xâm lược, giai cấp nông dân còn có mâu thuẫn sâu sắc với thực dân xâm lược Đây là

Trang 10

lực lượng hùng hậu, có tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất cho nền độc lập tự do của dân tộc và khao khát giành lại ruộng đất cho dân cày Tuy nhiên, họ không phải lực lượng lãnh đạo cách mạng vì văn hóa thấp, sống phân tán và không có tính kỉ luật Tuy nhiên, khi có lực lượng tiên phong lãnh đạo, giai cấp nông dân sẵn sàng vùng dậy làm cách mạng lật đổ thực dân phong kiến

Thứ ba, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ trong quá trình thực dân Pháp thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 1914) Ngoài những -đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc; bị ba tầng áp bức: đế quốc, phong kiến, tư bản; phần lớn xuất thân từ nông dân, là cơ sở khách quan, thuận lợi cho công nhân và nông dân liên minh chặt chẽ trong quá trình đấu tranh cách mạng Họ tiếp thu tư tưởng tiến bộ nhưng không dễ bị thỏa hiệp như công nhân các nước đế quốc Do vậy, tuy lực lượng công nhân Việt Nam còn ít nhưng đã thể hiện là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng

Thứ tư, giai cấp tư sản Việt Nam xuất hiện muộn hơn giai cấp công nhân Việt Nam Một bộ phận gắn liền lợi ích với tư bản Pháp, tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của chính quyền thực dân Pháp, trở thành tầng lớp tư sản mại bản Một bộ phận là giai cấp tư sản dân tộc, họ bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm, bị lệ thuộc Tuy phần lớn tư sản dân tộc Việt Nam có tinh thần dân tộc, nhưng họ nhỏ bé về kinh tế, yếu thế về chính trị nên không có khả năng tập hợp các giai tầng để tiến hành cách mạng

Thứ năm, tầng lớp tiểu tư sản (tiểu thương, tiểu chủ, sinh viên,…) bị đế quốc, tư bản chèn ép, khinh miệt Họ có tình yêu nước, bảo vệ giá trị dân tộc, dễ tiếp thu tư tưởng tiến bộ, nhạy cảm về thời cuộc nhưng địa vị kinh tế bấp bênh, thái độ hay dao động, thiếu kiên định nên không thể lãnh đạo cách mạng

Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam, đặc biệt là sự ra đời hai giai cấp mới là công nhân và tư sản Việt Nam Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận

Trang 11

người bị mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược

1.2.3 Các phong trào yêu nước đòi độc lập của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng

Tính chất xã hội Việt Nam đặt ra hai yêu cầu, một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu Trước những yêu cầu đó, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả

Thứ nhất là các phong trào yêu nước theo lập trường phong kiến (1858 - 1896), tiêu biểu là phong trào Cần Vương (1885 - 1896) và phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913) Với lực lượng lãnh đạo là giai cấp phong kiến hoặc lãnh tụ nông dân nhưng theo tư tưởng phong kiến, các phong trào này có lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân với hình thức khởi nghĩa vũ trang, diễn ra ở những nơi thuận tiện xây dựng căn cứ kháng chiến Sự thất bại của phong trào yêu nước theo lập trường phong kiến đã khẳng định hệ tư tưởng phong kiến đã lạc hậu, không đủ khả năng để giúp dân tộc Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ, đồng thời khẳng định độc lập dân tộc không gắn liền với khuynh hướng phong kiến

Thứ hai là các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản (1879 - 1930), bao gồm xu hướng bạo động của Phan Bội Châu, xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh và phong trào của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng Dưới sự dẫn dắt của của các tầng lớp theo hướng dân chủ tư sản, các phong trào trên đã thu hút được nhiều giai cấp và tầng lớp tham gia ở thành thị, nông thôn và nước ngoài, với hình thức bạo động (xu hướng bạo động của Phan Bội Châu,

Trang 12

phong trào của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng) và cải cách (xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh) Sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản đã cho thấy hệ tư tưởng dân chủ tư sản mặc dù còn hết sức mới mẻ với nhân dân Việt Nam song không đủ khả năng giúp nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ và con đường cứu nước theo khuynh hướng tư sản không thể giành thắng lợi

Các phong trào yêu nước trước khi Đảng ra đời là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử, góp phần cải cách văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí với quy mô phát triển rộng và mang tính chất nhân dân sâu sắc, đồng thời từng bước phát triển theo xu hướng dân chủ tư sản Tuy nhiên, do thiếu đường lối chính trị, phương pháp cứu nước đúng đắn, thiếu tổ chức chặt chẽ, vũ khí lạc hậu và thiếu một giai cấp có đủ khả năng lãnh đạo phong trào nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước

Sự thất bại của những phong trào yêu nước đã để lại những bài học lịch sử quý giá về sự cần thiết có đường lối cứu nước đúng đắn, có tổ chức và giai cấp lãnh đạo cách mạng và kết hợp sức mạnh trong nước với xu thế thời đại Chương 2 NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

2.1 Sự lựa chọn con đường cứu nước, cứu dân của Nguyễn Ái Quốc 2.1.1 Từ 5-6-1911 đến năm 1920

Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức Nguyễn Ái Quốc) đã có một sự lựa chọn đầy dũng cảm, hoàn toàn khác biệt với các bậc tiền bối, là sang Pháp, sang phương Tây, đến tận “sào huyệt” của kẻ thù cướp nước, để xem xét họ làm ra sao, rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Người đã ra đi để đi tìm “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”

Trang 13

Để tìm tới “tự do, bình đẳng, bác ái” thật sự, Người đã đi qua nhiều vùng đất, trải qua nhiều nghề vất vả Những trải nghiệm sâu sắc từ thực tiễn đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận rõ rằng “ dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”, “Con đường cách mạng tư sản không thể đem lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng” [3], Khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Người đã kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mệnh Nga là thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng các hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật”

Đầu năm 1919, Người tham gia Đảng xã hội Pháp, một chính đảng tiến bộ nhất lúc đó Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội những người An Nam yêu nước gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xây Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin và cũng từ đây, hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Người đã bước sang một trang mới, Người tìm ra con đường để cứu dân, cứu nước là cách mạng vô sản, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên Tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế II và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp

2.1.2 Từ năm 1921 đến năm 1930

Đây là thời gian Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị điều kiện thành lập Đảng Từ năm 1921 đến năm 1923, Người hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp; lập ra Hội liên hiệp thuộc địa, ra báo “Le Paria” (“Người cùng khổ”) và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào các nước thuộc địa Tháng 6 năm 1923, Người sang Liên Xô, hoạt động trong Quốc tế Cộng sản Tháng 11 năm 1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) Tháng 6 năm 1924, Người thanh lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam

Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam bước sang một giai đoạn mới giai đoạn phát triển theo sự chỉ dẫn của lý luận Mác Lênin, gắn với - -

Trang 14

phong trào công nhân quốc tế, đưa dân tộc Việt Nam hướng theo mục tiêu của thời đại mới, thời đại mở đầu từ tháng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917

2.2 Quá trình chuẩn bị những điều kiện thành lập Đảng

Sau khi xác định được con đường cách mạng đúng đắn, trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục khảo sát, tìm hiểu để hoàn thiện nhận thức về đường lối cách mạng vô sản, đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam nhằm chuẩn bị các tiền đề về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng cộng sản ở Việt Nam

2.2.1 Về tư tưởng

Người đã tố cáo tội ác và làm rõ bản chất của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa Thực dân Pháp không chỉ giết chết 8 vạn người mà tội ác còn mang tính hủy diệt nhân loại: đầu độc cả tinh thần và thể xác người bản xứ bằng rượu cồn và thuốc phiện, giết người bằng nhiều các vô lý Đồng thời, thực dân Pháp đã phạm tội tước bỏ quyền chính trị của người dân thuộc địa, bóc lột người bản xứ bằng sưu cao thuế nặng Trong 4 tội ăn cướp thực dân Pháp đã gây ra bao gồm cướp nước, cướp đất, cướp của và cướp người thì cước nước làm thuộc địa là tàn bạo nhất

Người cũng chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thùa của nhân dân thuộc địa và công nhân, nhân dân lao động thế giới, đề cập đến mối quan hệ giữa các mạng ở thuộc địa và cách mạng ở chính quốc, khẳng định Đảng phải có chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt và tuyên truyền tư tưởng Mác Lênin và phong trào công nhân, phong trào yêu nước.-

Cách Người truyền bá tư tưởng Mác Lênin vào Việt Nam cũng rất đặc - biệt, sáng tạo, không giáo điều Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có thể coi là con thuyền Nguyễn Ái Quốc lập ra để đào tạo, huấn luyện cán bộ - những tuyên truyền viên đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào xã hội Việt Nam Thanh niên không chỉ là những người trẻ, có tinh thần yêu nước, giác ngộ nhanh những lập trường,

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan