1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bản thảo luận phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên trường đại học thương mại

60 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Thương Mại
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại Bản thảo luận
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,93 MB

Cấu trúc

  • Chương I: Đặt vấn đề (6)
    • 1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu (0)
    • 2. Xác lập vấn đề nghiên cứu (0)
    • 3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu (9)
    • 4. Thiết kế nghiên cứu (9)
  • Chương II: Tổng quan nghiên cứu (11)
    • 1. Cơ sở lí luận (0)
    • 2. Lược khảo tài liệu nghiên cứu (0)
    • 3. Các khái niệm quan trọng (19)
  • Chương III: Phương pháp nghiên cứu (20)
    • 1. Tiếp cận nghiên cứu (20)
    • 2. Thiết kế nghiên cứu (21)
    • 3. Công cụ thu thập thông tin (22)
    • 4. Quy trình thu thập thông tin (22)
    • 5. Xử lí và phân tích dữ liệu (23)
  • Chương IV: Kết quả nghiên cứu (24)
    • 1. Kết quả nghiên cứu định tính (24)
    • 2. Kết quả nghiên cứu định lượng (27)
    • 3. So sánh (48)
  • Chương V: Kết luận và giải pháp (49)
    • 1. Kết luận (49)
    • 2. Giải pháp (0)
    • 3. Hạn chế của đề tài (0)

Nội dung

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này nên nhóm 6 quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Thương Mại” để thực hiện tiến h

Tổng quan nghiên cứu

Các khái niệm quan trọng

 Thực chất việc làm thêm là một định nghĩa nhằm mô tả hay diễn đạt một công việc mang tính chất chất không chính thức, không thường xuyên, không cố định, không ổn định bên cạnh một công việc chính thức.

 Việc làm thêm còn có một khái niệm khác nữa là việc làm part-time hay còn gọi là bán thời gian Các công việc làm thêm, bán thời gian, part- time thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ mỗi ngày hoặc ít hơn tùy vào tính chất của mỗi công việc

 Khác với hình thức việc làm toàn thời gian hay còn gọi là full-time thì các công việc làm thêm thường không cố định, đôi khi cũng không bắt buộc bạn phải đến công ty để làm, bạn có thể làm tại nhà, gia đình của bạn, bạn được lựa chọn môi trường và cách thức việc làm cũng như thời gian để bạn có thể làm việc.

 Việc làm thêm đối với sinh viên có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn còn đang học ở trường mà không bị pháp luật ngăn cấm, không làm ảnh hưởng nhiều đến học tập với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cọ xát nhiều hơn với thực tế cuộc sống.

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm thêm của sinh viên:

 Nhóm yếu tố thuộc về điều kiện của sinh viên: sức khỏe, sự cho phép của gia đình, nhu cầu về thu nhập

 Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện học tập: thời gian học,

 Nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm của công việc : cung cấp kỹ năng xã hội, kinh nghiệm phục vụ kiến thức ngành học

Phương pháp nghiên cứu

Tiếp cận nghiên cứu

Nhóm lựa chọn phương pháp tiếp cận quy nạp cùng với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (kết hợp cả định tính và định lượng) Nghiên cứu định tính và định lượng được thực hiện đồng thời nhưng độc lập với nhau trong thu thập và phân tích dữ liệu Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, nhóm nghiên cứu có thể so sánh và phân tích nhằm hiểu rõ ràng hơn các vấn đề nghiên cứu

Mục đích nhằm thăm dò, tìm hiểu sâu các nhân tố tác động ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại để thiết lập bảng câu hỏi, tiến hành thu thập dữ liệu

Phương pháp tiếp cận định lượng: sử dụng phương pháp khảo sát thông qua phiếu khảo sát điều tra để thu thập dữ liệu, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp từ bảng câu hỏi soạn sẵn với kích thước mẫu là 213 Từ cơ sở dữ liệu thu thập được, tiến hành phân tích mẫu nghiên cứu, kiểm định mô hình bằng phân tích hồi quy thông qua phần mềm SPSS.

Thiết kế nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phi ngẫu nhiên.

2.2 Xác định chuẩn dữ liệu

Dữ liệu định tính và định lượng cần thu thập: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại và các thông tin liên quan đến việc quyết định đi làm thêm của sinh viên

2.3 Xác định nguồn thu nhập dữ liệu

Nhóm xác định nguồn thu nhập dữ liệu thứ cấp qua giáo trình, mạng Internet Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp nhóm đã thiết kế bảng hỏi khảo sát trực tuyến bằng Google Form để thu thập dữ liệu.

2.4 Xác định phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể

Phần nghiên cứu định tính: Nhóm thực hiện thảo luận nhóm không tập trung để thu thập thông tin liên quan đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại

Phần nghiên cứu định lượng: Thu thập bằng phương pháp điều tra khảo sát thông qua phiếu khảo sát Do thời gian có hạn, quy mô nhỏ, điều kiện nhân lực không cho phép nên nhóm quyết định điều tra với số lượng 213 sinh viên trên tổng gần

20000 sinh viên Đại học Thương Mại.

Công cụ thu thập thông tin

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ phỏng vấn với mục đích thu thập thông tin ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nhóm sử dụng Google Form để thiết kế phiếu điều tra khảo sát online Phiếu điều tra khảo sát gồm 3 phần:

Phần 1: Thông tin, quan điểm cá nhân của sinh viên về quyết định sử dụng phương tiện đến trường: tình trạng sử dụng phương tiện hiện tại, lý do đi làm thêm đó, tiêu chí lựa chọn phương tiện, thời gian di chuyển

Phần 2: Thông tin về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định đi làm thêm thông qua các biến nghiên cứu với thang đo likert 5 cấp độ

Phần 3: Phần thông tin cá nhân của sinh viên: bao gồm khóa học, giới tính, khoa chuyên ngành.

Quy trình thu thập thông tin

Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: chọn mẫu ngẫu nhiên và phi ngẫu nhiên:

- Chọn mẫu ngẫu nhiên: Tiến hành điều tra khảo sát với bất kì sinh viên ở mọi khóa của Trường Đại học Thương Mại Và phát phiếu điều tra với số lượng định sẵn để có kết quả chung nhất về các nhân tố ảnh hưởng.

- Chọn mẫu phi ngẫu nhiên: dùng phương pháp chọn mẫu định mức Chọn 100 sinh viên có tuổi từ 18 đến 22 (cả nam và nữ), khóa học năm 1 đến năm 4 thuộc tất cả các ngành học: Kế toán – Kiểm toán, Marketing, Quản trị nhân lực,…… trong năm học 2020-2021 trên tổng gần 20.000 sinh viên Đại học Thương Mại.

Quy trình tiến hành trên thực tế:

- Phỏng vấn online một số bạn sinh viên để xác định những yếu tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên

- Thiết lập bảng hỏi điều tra định tính và định lượng, sử dụng Google Form tạo phiếu điều tra online với lượng câu hỏi phù hợp để khảo sát.

Xử lí và phân tích dữ liệu

Bằng phương pháp thống kê mô tả, và phân tích hồi quy Binary Logistic bằng phần mềm thống kê IBM SPSS 20.0 và Excel được sử dụng Nhóm nghiên cứu chọn lọc tất cả các kết quả điều tra được ra được kết quả khái quát nhất về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại.

Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi phỏng vấn 20 sinh viên trường Đại học Thương Mại nhóm nghiên cứu tổng hợp được như sau:

- Theo như 1 bạn sinh viên năm hai chuyên ngành Marketing, bạn đang đi làm với công việc là bán hàng và gia sư Do muốn kiếm thêm thu nhập riêng cho mình nên bạn đã quyết định đi làm Với khoản thu nhập mà bạn kiếm được hàng tháng thì bạn chi tiêu vào tiền ăn, tiền xăng xe và một khoản gửi tiết kiệm.

- Bạn sinh viên năm 2 chuyên ngành tiếng Anh thương mại đang làm công việc là bán hàng Bạn quyết định đi làm chủ yếu là do muốn kiếm thêm thu nhập để trả tiền trọ, tiền ăn uống, mua quần áo và thỉnh thoảng bao bạn bè Ngoài ra, bạn đi làm để có thêm kinh nghiệm, học hỏi được kĩ năng bán hàng, sử dụng máy tính, tăng khả năng giao tiếp.

- Bạn sinh viên năm 2 chuyên ngành thương mại điện tử làm gia sư từ kì 2 năm nhất do được bạn giới thiệu Vì muốn chi tiêu thoải mái hơn và có thể giúp đỡ cho bố mẹ một phần nên bạn đã quyết định đi làm thêm Bạn cho rằng với công việc gia sư thì bạn có thể kiểm soát được kĩ năng giao tiếp của mình, tăng khả năng nhẫn nại.

- Theo như bạn sinh viên năm nhất chuyên ngành Marketing thì bạn đã từng làm pha chế sau khi thi đại học xong Bạn thấy đi làm thêm giúp bạn năng động hơn, quen biết thêm nhiều người, học được cách tiếp xúc với khách hàng Bạn đi làm 1 phần là do bạn rủ, ngoài ra là vì kiếm thêm thu nhập cho bản thân để trích 1 khoản nhỏ cho tiết kiệm còn lại để mua những thứ liên quan đến sở thích cá nhân, ít phụ thuôc vào bố mẹ và bạn cũng muốn trau dồi thêm cho mình được kĩ năng giao tiếp.

- Bạn sinh viên năm nhất khoa khách sạn- du lịch hiện tại đang làm sale do muốn kiếm thêm thu nhập và do lịch học còn trống nhiều buổi nên bạn quyết định đi làm.

- Bạn sinh viên năm nhất chuyên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đang làm cộng tác viên về mảng du lịch cho rằng do ở quê nên số tiền được chu cấp từ bố mẹ hàng tháng có hạn nên bạn đi quyết định đi làm thêm để chi tiêu thoải mái hơn và có thể giúp đỡ cho bố mẹ Ngoài yếu tố thu nhập thì bạn cho rằng kĩ năng và kinh nghiệm cũng tác động đến việc bạn quyết định đi làm. Bạn có thể sử dụng thành thạo các kĩ năng máy tính, kĩ năng viết bài, ngoài ra còn tiếp thu được những kiến thức thực tế phục vụ cho chuyên ngành bạn đang học.

- 1 bạn sinh viên năm 2 khoa kinh doanh quốc tế đang làm gia sư 2 lớp Bạn đó đã bắt đầu làm từ cuối năm nhất, và bạn ấy đi làm vì muốn kiếm thêm thu nhập để chi tiêu hàng ngày.

- Thêm 1 bạn sinh viên năm 2 khoa kinh doanh quốc tế nữa đang làm nhân viên bán hàng từ đầu năm 2, công việc này cũng có chút liên quan đến chuyên ngành bạn đang theo học Và vì có thời gian rảnh nên bạn ấy đã quyết định đi làm thêm, cũng như để kiếm thêm thu nhập nữa.

- Có bạn sinh viên năm nhất khoa du lịch quốc tế đang làm nhân viên trông cửa hàng đồ chơi Bạn ấy đã bắt đầu đi làm từ 1 tháng trước, và vì có nhiều thời gian rảnh nên bạn ấy đã đi làm thêm.

- Và 1 bạn sinh viên năm 2 khoa Marketing hiện đang làm gia sư Bạn ấy đã bắt đầu đi làm từ kì 2 năm 1, và nhờ bạn bè giới thiệu mà bạn biết đến lớp này Vì muốn có thêm thu nhập, chi tiêu thoải mái hơn cũng như là để phụ giúp thêm cho gia đình, bên cạnh đó là để có thêm kĩ năng trong cuộc sống nên bạn đã đi làm thêm Sau một thời gian làm gia sư thì bạn ấy đã học hỏi được rất nhiều kĩ năng giao tiếp, và rèn được thêm tính nhẫn nại giúp ích rất nhiều cho bạn ấy

- Bạn sinh viên năm 3 khoa khách sạn du lịch đã từng làm nhân viên tại Lotteria từ học kì 2 năm nhất Vì muốn kiếm thêm thu nhập để trang trải hàng ngày nên bạn đã đi làm và yếu tố kinh nghiệm, kĩ năng cũng tác động đến quyết định đi làm thêm của bạn vì đi làm bạn đã trau dồi cho mình được kĩ năng giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm và bạn có thêm những trải nghiệm thực tế đúng với chuyên ngành bạn đang học.

- 1 bạn sinh viên năm nhất khoa khách sạn- du lịch đã từng làm nhân viên tại cửa hàng bánh từ trước tết Do gần tết nên nhu cầu mua sắm tăng vì thế yếu tố thu nhập tác động mạnh nhất đến quyết định đi làm thêm của bạn, bên cạnh đó yếu tố thời gian cũng tác động không nhẹ vì thời điểm đó bạn có nhiều thời gian rảnh.

- Bạn sinh viên năm nhất khoa B đang làm phục vụ tại quán lẩu Bạn đi làm chủ yếu là muốn kiếm thêm thu nhập để mua sắm đồ cá nhân và ăn uống thoải mái hơn.

- Bạn sinh viên năm nhất khoa N đã từng làm cho 1 cửa hàng quần áo vào trước tết Do bạn của bạn làm thêm tại cửa hàng này và rủ bạn đi làm cùng nên bạn đã quyết định đi làm Ngoài yếu tố xu hướng thì thu nhập cũng tác động không nhẹ vì bạn muốn có tiền riêng để mua sắm đồ cá nhân thoải mái hơn.

- Bạn sinh viên năm nhất khoa B đang làm phục vụ cho 1 nhà hàng Bạn làm công việc này là do muốn có thêm kinh nghiệm, kĩ năng cho bản thân phục vụ cho cuộc sống và công việc sau này bởi công việc bạn đang làm cũng liên quan chút ít đến ngành bạn đang theo học Bạn thấy khi đi làm bạn cải thiện được kĩ năng giao tiếp, ứng xử và có thêm những trải nghiệm từ thực tế.

Kết quả nghiên cứu định lượng

2.1 Phân tích thống kê mô tả

Sau khi điều tra 213 phiếu khảo sát, đặc điểm của mẫu nghiên cứu như sau:

 Phân theo khóa học: sinh viên năm nhất chiếm tỉ trọng cao nhất với 71 phiếu ứng với 33,3%; sinh viên năm hai với 64 phiếu chiếm 30%; sinh viên năm ba đứng ở vị trí tiếp theo với 59 phiếu chiếm 27,7%; sinh viên năm tư chiếm 19 phiếu ứng với 8,9%

 Phân theo giới tính: nam chiếm 60,6%; nữ chiếm 39,4%

 Mức độ quan tâm đến việc đi làm thêm:

Nhận xét: có thể thấy theo số liệu khảo sát được 100% sinh viên đã và đang đi làm, trong đó 74,2% đang đi làm và 25,8% đã từng đi làm; đa số sinh viên đi làm từ năm nhất (chiếm 63,8%) với công việc chủ yếu là nhân viên bán hàng, phục vụ (chiếm 38%) và sinh viên thường dành 18 – 21h/tuần để đi làm thêm (31.5%) Từ đó cho thấy sinh viên trường Đại học Thương Mại rất quan tâm đến việc đi làm thêm.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm

Qua kết quả phân tích cho thấy, sinh viên cho rằng xu hướng và thu nhập là 2 nhân tố tác động nhiều nhất đến quyết định đi làm thêm của mình với tỉ lệ lần lượt là 33,1% và 31,4%; tiếp đến thời gian và kinh nghiệm là hai nhân tố mà sinh viên cho rằng ảnh hưởng ít hơn tới quyết định đi làm thêm với tỷ lệ tương ứng là 16,9% và 12,7%; còn lại, chỉ 5,9% sinh viên cho rằng kĩ năng là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm.

1.Thu nhập [Anh/chị hài lòng với mức thu nhập mà mình kiếm được]

1.Thu nhập [Mức thu nhập mà anh/chị kiếm được hàng tháng có thể giảm gánh nặng tài chính,đỡ được phần nào đó cho gia đình]

1.Thu nhập [Nếu mức lương mà anh/chị được trả cao thì anh/chị sẽ bỏ học để đi làm thêm]

1.Thu nhập [Kinh phí được chu cấp hàng tháng từ gia đình thấp nên sinh viên đi làm thêm để chi tiêu thoải mái hơn]

Nhận xét: Ở thang đo này cho thấy giá trị trung bình của 4 biến đều lớn hơn 3, do vậy đa số các sinh viên tham gia khảo sát đều đồng ý rằng thu nhập là nhân tố tác động nhiều tới quyết định đi làm thêm.

2.2 [Làm thêm nhiều giúp anh/chị có những trải nghiệm ở những môi trường làm việc khác nhau]

2.2 [ Đi làm sẽ giúp cho anh/chị có chuyên môn]

2.2 [Đi làm thêm sẽ tạo được nhiều mối quan hệ hơn]

Nhận xét: Ở thang đo này có thể thấy giá trị trung bình của 3 biến đều lớn hơn 4, đa số các sinh viên tham gia khảo sát đều rất đồng ý rằng kinh nghiệm là nhân tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Thương Mại.

3.3 [Anh/chị sẽ trau dồi cho mình được làm việc nhóm]

3.3 [Làm thêm giúp anh/chị cải thiện được kỹ năng giao tiếp, ứng xử]

3.3 [Đi làm anh/chị sẽ cảm thấy tự tin, năng động, hoạt bát hơn]

3.3 [Làm thêm là cơ hội đào luyện mình giữa thực tế]

3.3 [Đi làm giúp bạn có cái nhìn và hiểu biết hơn về xã hội]

Nhận xét: Ở thang đo này có thể thấy giá trị trung bình của 5 biến đều lớn hơn

3, đa số các sinh viên tham gia khảo sát đều rất đồng ý rằng kĩ năng là nhân tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Thương Mại.

4.4 [Do có nhiều thời gian rảnh nên anh/chị đi làm thêm]

4.4 [Anh chị sẽ không đi làm nếu trùng lịch học

4.4 [Mặc dù đi làm thêm nhưng anh chi vẫn cân bằng được việc đi học và đi làm]

4.4 [Thời gian đi làm không nhiều hơn thời gian đi học]

Nhận xét: Ở thang đo này có thể thấy giá trị trung bình của 4 biến đều lớn hơn 4, đa số các sinh viên tham gia khảo sát đều rất đồng ý rằng thời gian là nhân tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Thương Mại.

5.5 [Do sinh viên trường ĐHTM đi làm nhiều nên bạn đã đi làm]

5.5 [Đi làm thêm để thể hiện bản thân]

5.5 [Đi làm vì bạn cùng phòng đi làm]

5.5 [Ở chuyên ngành bạn đang học sinh viên được khuyến khích đi làm thêm nên anh/chị đi làm thêm]

Nhận xét: Ở thang đo này có thể thấy giá trị trung bình của 4 biến đều lớn hơn 4, đa số các sinh viên tham gia khảo sát đều rất đồng ý rằng xu hướng là nhân tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Thương Mại.

2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Nhận xét: kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng phù hợp: > 0,3 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,745> 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Nhận xét: kết quả kiệm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng phù hợp: > 0,3 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,745> 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Nhận xét: kết quả kiệm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng phù hợp: > 0,3 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,892> 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Nhận xét: kết quả kiệm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng phù hợp: > 0,3 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,775> 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach'sAlpha if ItemDeleted

Nhận xét: kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng phù hợp: > 0,3 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,658> 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

Như vậy, sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .857

Bảng 4.11 Thước đo KMO = 0, 8 thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 157

Kết luận: Phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu thực tế

Kết quả kiểm định Bartlett’s Test có giá trị Sig = 0,000 < 0,05

Các biến quan sát có tương quan với nhau trong mỗi nhân tố.

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Rotation Sums of Squared Loadings

Extraction Method: Principal Component Analysis.

 Kết quả cho thấy giá trị tổng phương sai trích là 72,644%>50%

Do vậy, mô hình EFA là phù hợp.

Giá trị của hệ số Eigenvalues là 1,123>1 và trích được 3 nhân tố.

Extraction Method: Principal Component Analysis

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a a Rotation converged in 13 iterations.

Kết quả ma trận xoay cho thấy 15 biến quan sát được gom lại thành 3 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0,45 Trong đó:

+ 10 biến cùng hội tụ về nhân tố một ( A) là: KNM2, KN3, TG4, KN5, KN4, KN2, TG1, TG2, KNM3, KNM1

+ 2 biến cùng hội tụ về nhân tố một ( B) là : TN1, XH4

+ 3 biến cùng hội tụ về nhân tố một ( C) là: XH3, TN2, TN3

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .757

Bảng 4.14 Thước đo KMO = 0, 757 thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1

Kết luận: Phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu thực tế

Kết quả kiểm định Bartlett’s Test có giá trị Sig = 0,000 < 0,05

Các biến quan sát có tương quan với nhau trong mỗi nhân tố.

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Từ bảng trên ta thấy tổng phương sai trích bằng 70,131%>50% đáp ứng tiêu chuẩn nên mô hình EFA là phù hợp Như vậy, nhân tố được trích cô đọng được 70,131% biến thiên các biến quan sát.

Giá trị Eigenvalue = 2,805> 1 và trích được 1 nhân tố mang ý nghĩa thông tin tốt nhất.

Principal Component Analysis. a 1 components extracted.

So sánh

Kết quả xử lý của hai phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính đều cho thấy:

- Cả 5 nhân tố được đưa ra đều tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại Trong đó, kĩ năng là nhân tố tác động nhiều nhất.

- Đa số sinh viên đều đi làm thêm từ năm nhất với công việc chủ yếu là nhân viên bán hàng, phục vụ và gia sư

- Kết quả xử lý định tính cho ra dữ liệu không phải số với lượng dữ liệu ít

- Kết quả xử lý định lượng cho ra dữ liệu là dữ liệu số với lượng dữ liệu nhiều

Giải thích: Kết quả xử lý dữ liệu của hai phương pháp nghiên cứu có sự khác nhau như vậy là do tính chất của dữ liệu được đưa vào xử lý và trên cơ sở những điểm khác biệt của hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Ngày đăng: 17/09/2024, 15:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Phượng, Trần Thị Diễm Thúy - Tạp chí “Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên Khoa Kinh tế- Trường Đại học An Giang”, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí “Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên Khoa Kinh tế- Trường Đại học An Giang
2. Đặng Thị Hoa, Nguyễn Thị Thúy, Trần Thị Khuy - Luận văn “Thực trạng làm thêm của sinh viên Đại học Lâm nghiệp”, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn “Thực trạng làm thêm của sinh viên Đại học Lâm nghiệp
3. Đề tài nghiên cứu: “Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường đại học Cần Thơ”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường đại học Cần Thơ
4. Lê Văn Thắng, Trần Long Anh, Trịnh Văn Nguyên, Phạm Cao Phong, Hoàng Mạnh Đạt, Ngọc Đào Quang Dũng – “Điều tra khảo sát thực trạng làm thêm của sinh viên đại học Tây Nguyên”, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra khảo sát thực trạng làm thêm của sinh viên đại học Tây Nguyên
5. Đề tài NCKH về “Thực trạng làm thêm của sinh viên Đà Nẵng”, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng làm thêm của sinh viên Đà Nẵng
6. Nguyễn Văn Phong, Trần Thanh Bình, Đào Thị Xuân Thảo, Trần Thị Kiều Anh, Phan Trường Việt, Nguyễn Mai Kim Cương, Nguyễn Thị Linh, Lê Nguyễn Trường An – “Tiểu luận PPNCKH Nhu cầu đi làm thêm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một.”, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu luận PPNCKH Nhu cầu đi làm thêm của sinhviên Đại học Thủ Dầu Một
7. Đào Thị Hồng. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Lê Văn Huynh, Nguyễn Diệu Linh, Nguyễn Thùy Linh, Bùi Thị Lý, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Kiều, Lê Thị Hương, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Phương – Đề tài NCKH về“Thực trạng làm thêm của sinh viên trường ĐH Công nghiệp Hà Nội.”, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài NCKH về"“Thực trạng làm thêm của sinh viên trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
8. Beatrice Lai – “The Reasons Why College Students Like to Take Part-time Jobs”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Reasons Why College Students Like to Take Part-timeJobs
9. Staff reporter Chen-ping-hung, staff writer Jonathan chin – “Most college students join part time job”, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Most college students join part time job

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN