1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của việc tự học và tự nghiên cứu đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học thương mại

60 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu ảnh hưởng của việc tự học và tự nghiên cứu đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Thương mại
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn Ths. Vũ Thị Thùy Linh
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế - Luật
Thể loại Báo cáo thảo luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 4,79 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (7)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (7)
    • 1.2 Xác lập các vấn đề của đề tài (8)
      • 1.2.1. Mục đích nghiên cứu (8)
      • 1.2.2. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu (8)
      • 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu (9)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (9)
    • 1.4. Giả thuyết nghiên cứu (9)
    • 1.5. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu (9)
  • CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (10)
    • 2.1. Các nghiên cứu nước ngoài (10)
    • 2.2. Các nghiên cứu trong nước (10)
  • CHƯƠNG 3: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (13)
    • 3.1. Tự học và tự nghiên cứu (13)
    • 3.2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu (14)
      • 3.2.1. Lý thuyết hành vi hoạch định của Ajzen (1991) - Theory of Planned (14)
      • 3.2.2. Thuyết kiến tạo (15)
      • 3.3.2. Thái độ (Attitude) (16)
    • 3.4. Mô hình nghiên cứu (17)
    • 3.5. Phương pháp nghiên cứu (18)
      • 3.5.1. Ti p c n nghiên c ế ậ ứu (0)
      • 3.5.2. Thi ết kế nghiên c ứu (18)
      • 3.5.3. Quy trình nghiên cứu (18)
      • 3.5.4. Phương pháp thu thập dữ liệu (19)
      • 3.5.5. Nghiên c ứu đị nh tính (19)
      • 3.5.6. Nghiên cứu định lượng (22)
    • 3.6. Bảng thang đo (25)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (29)
    • 4.1 Th ng kê mô t ố ả (29)
      • 4.1.1 Si nh viên năm (29)
      • 4.1.2 Chuyên ngành (30)
    • 4.2. Phân tích chuyên sâu (31)
      • 4.2.1. Hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng (31)
      • 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (35)
      • 4.2.3. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc (39)
    • 4.3. Phân tích tương quan (41)
    • 4.4. Phân tích hồi quy (42)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (47)
    • 5.1. Kết luận (47)
    • 5.2. Kiến nghị (48)
      • 5.2.1. Đối với sinh viên (48)
      • 5.2.2. Đối với giảng viên (50)
      • 5.2.3. Đối với Nhà trường (51)
  • CHƯƠNG 6: PHỤ LỤC (52)
    • 6.1. Ph l ụ ục 1 (52)
    • 6.2. Ph l ụ ục 2 (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT ***** NHÓM 1 BÁO CÁO THẢO LUẬN BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc tự học và tự nghiên cứu đến kết

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu nước ngoài

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, kết quả học tập của người học nói chung và sinh viên tại các trường đại học nói riêng luôn chịu tác động tích hợp của nhiều yếu tố khác nhau Theo Farooq (2011), các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên có thể được phân thành hai nhóm: nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài sinh viên Những yếu tố bên trong chủ yếu liên quan đến bản thân sinh viên, còn yếu tố bên ngoài không thuộc khả năng kiểm soát của sinh viên, người học Ali và cộng sự

(2013) cho rằng, các yếu tố liên quan đến sinh viên bao gồm nỗ lực của sinh viên, tuổi, động cơ học tập, sở thích học tập, trình độ đầu vào và trường học ở bậc trước Trong khi Elias (2005) thì cho rằng, kết quả học tập có mối quan hệ chặt chẽ với những yếu tố liên quan đến sinh viên như phương pháp học tập và các đặc điểm về giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm học tập, động cơ học tập.

Các nghiên cứu trong nước

● Nghiên cứu kỹ năng học tập tự chủ (self learning) của sinh viên Đại học -

Nhóm tác giả Đàm Thị Hà, Quang Trâm Anh, Nguyễn Phương Mai, Phan Thanh Thuỷ và Phùng Thị Trang đã thực hiện nghiên cứu kỹ năng học tập tự chủ (self- learning) của sinh viên đại học Quốc Gia Hà Nội, kết quả cho thấy rằng việc tự học là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo Nó là con đường tối ưu để sớm đưa sự nghiệp giáo dục và nền kinh tế nước ta tiến kịp với các nước khu vực và thế giới Qua nghiên cứu có thể thấy được kỹ năng học tập tự chủ của sinh viên đại học Quốc Gia Hà Nội rất tích cực, nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc sinh viên tự xác định không gian, phương pháp và nhất là mục tiêu học tập sẽ có lợi ích lớn như thế nào Theo nghiên cứu nhóm đã đưa ra nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên bằng cách lập kế hoạch cho quá trình của sinh viên, sau đó là tự giám sát và cuối cùng là sự phản hồi về quá trình của chính mình để đưa ra những giải pháp, sửa đổi hợp lý từ đó nâng cao chất lượng học tập tự chủ của sinh viên

● Nâng cao chất lượng tự học của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An hiện nay :

Tác giả Đào Thị Nha Trang qua nghiên cứu "Nâng cao chất lượng tự học của sinh viên Trường Đại học kinh tế Nghệ An hiện nay" cho rằng: Nếu như trong phương pháp dạy học truyền thông, giảng viên giữ vai trò là người làm chủ quá trình dạy học, thì trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, sinh viên trở thành trung tâm và là chủ thể của quá trình dạy học Phương châm chủ yếu về giáo dục và đào tạo ở các trường đại học hiện nay là nhanh chóng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, mà

10 thực chất là làm cho sinh viên tự hoàn thiện và làm phong phú thêm vốn tri thức bằng sự nỗ lực tự học, tự nghiên cứu Tự học, tự nghiên cứu được xem là chìa khóa vàng của giáo dục hiện đại, phù hợp với thời đại bùng nổ thông tin và kinh tế tri thức hiện nay

● Mối tương quan giữa kỹ năng tự học và kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh :

Nhóm tác giả Đỗ Thị Mỹ Trang và Đỗ Mạnh Cường đã lấy đối tượng nghiên cứu là sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện nghiên cứu mối tương quan giữa kỹ năng tự học và kết quả học tập của sinh viên Kết quả cho thấy tự học đóng vai trò quyết định cho sự thành công trong học tập của sinh viên và cũng là yếu tố nền tảng cho việc học suốt đời Nhưng hiện nay, thông qua quan sát kết quả học tập trên lớp của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh cho thấy một số biểu hiện chưa tốt như: Không tích cực trong học tập, không hoàn thành bài tập, không chuẩn bị bài trước khi lên lớp, không nộp bài đúng hạn, gặp khó khăn trong thi cử, Đánh giá kỹ năng tự học của SV thông qua sáu kỹ năng cần thiết cho việc tự học, đó là: Đọc tài liệu, ghi chú/ ghi chép, lựa chọn hình thức học, ghi nhớ, chuẩn bị bài kiểm tra, quản lý thời gian; xem xét mối tương quan giữa kết quả học tập và kĩ năng tự học Kết quả nghiên cứu cho thấy, giảng viên nên thay đổi phương pháp giảng dạy để khuyến khích, gây động cơ học tập chủ động cho SV Giảng viên cũng nên thay đổi nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá để giúp SV học tập theo bề sâu

● Năng lực tự học và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm :

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Giang và Phạm Thị Hồng Nhung (2020) đã sử dụng nghiên cứu của Kesten và Birenbaum về năng lực tự học của sinh viên để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên sư phạm của Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Ngoại ngữ Đại học quốc gia Hà Nội Kết quả cho thấy năng lực tự - học của sinh viên ở mức đang hình thành đến đạt yêu cầu, năng lực tình cảm cho điểm số cao nhất, tiếp đó đến năng lực nhận thức, năng lực siêu nhận thức Bên cạnh đó, các nhóm đối tượng khảo sát đều có nhận định chung rằng nhóm yếu tố bản thân người học có mức ảnh hưởng cao nhất đến sự phát triển năng lực tự học của sinh viên Khảo sát cũng chỉ ra một số khó khăn nhất định trong quá trình phát triển năng lực tự học, tuy nhiên không một khó khăn nào mang tính đại diện, hoặc chiếm tỉ lệ quá lớn nên không thể khái quát được

● Tìm hiểu sự tự học môn phương pháp giảng dạy của sinh viên chuyên ngành giảng dạy tiếng anh theo học chế tín chỉ :

Nhóm tác giả Phan Thị Thu Nga, Trần Vũ Diễm Thuý và Dương Đoàn Hoàng Trúc đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu sự tự học môn phương pháp giảng dạy của sinh viên chuyên ngành giảng dạy tiếng anh theo học chế tín chỉ, mục đích của bài nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng về sự tự học của sinh viên chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh trong suốt khóa học về Phương pháp giảng dạy tiếng Anh Đối tượng nghiên cứu là 90 sinh viên của hai lớp đang theo học năm thứ ba vào học kỳ I của năm học 2012-

2013 Ba nguồn dữ liệu được thu thập gồm có: quan sát sinh viên tập giảng, kết quả bài kiểm tra giữa kỳ và phiếu khảo sát Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy mặc dù đa số sinh viên ý thức cao vai trò tự học nhằm phát triển năng lực chuyên môn nhưng 90% sinh viên đã không dành thời gian để tự học đúng theo quy định của học chế tín chỉ Ngoài ra, sinh viên không đánh giá cao tính độc lập và thói quen tự học của họ Kết quả bài kiểm tra giữa kỳ và quan sát sinh viên tập giảng cho thấy sinh viên chỉ đạt được 50% mục tiêu mà giảng viên đề ra đối với các hoạt động tự học

● Thực trạng năng lực tự học của sinh viên hệ sư phạm tại một số trường đại học :

Tác giả Nguyễn Đức Giang nhận thấy rằng việc tự học là việc rất quan trọng đối với sinh viên đã nghiên cứu đề tài thực trạng năng lực tự học của sinh viên lấy đối tượng là sinh viên hệ sư phạm tại một số trường đại học Bài nghiên cứu cho thấy năng lực tự học là sự vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ và thuộc tính cá nhân để tác động một cách chủ động vào đối tượng cần khám phá trong những tình huống, bối cảnh khác nhau nhằm đạt được hiệu quả cao dưới sự can thiệp hay không của giảng viên Khảo sát cho thấy thực trạng năng lực tự học của sinh viên sư phạm đang dừng ở mức tiệm cận tới đạt yêu cầu, trong đó năng lực siêu nhận thức được đánh giá thấp nhất, tiếp đến năng lực tạo động lực và năng lực nhận thức sinh viên đã chuẩn bị sẵn tâm thế tự học, có các kỹ năng nhận thức ở mức độ nhất định, tuy nhiên khả năng xâu chuỗi, suy ngẫm, lên kế hoạch và phân bố nguồn lực còn hạn chế nên ảnh hưởng tới mức độ thành thạo trong năng lực tự học Khảo sát cũng cho thấy trách nhiệm của các nhà giáo dục là phải đánh giá được các thành tố của năng lực tự học của người học, chỉ rõ cho họ cần phải cải thiện kỹ năng nào và phải tạo ra các môi trường cho phép , dẫn đến các kết quả và các giai đoạn học tập

KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tự học và tự nghiên cứu

Theo Holec (1981) người được cho là nhà nghiên cứu đầu tiên đưa ra định nghĩa cụ thể về khái niệm tự học Ông cho rằng, tự học chính là khả năng tự chịu trách nhiệm về việc học tập của chính bản thân mình Định nghĩa của ông đã trở thành tiền đề cho các khái niệm tự học về sau Sau khoảng một thập kỷ, Little (1991) cũng có cùng ý kiến về việc để trở thành người tự chủ trong học tập, trước tiên người học phải biết tự chịu trách nhiệm về việc học của chính mình Cotterall (2000) đã cụ thể hóa khái niệm trên bằng việc chỉ ra những hành động người học tự chủ cần làm, cụ thể là phải xác định được mục tiêu học tập, nội dung và sự tiến bộ từng ngày và phải chọn phương pháp học phù hợp với mỗi cá nhân

Ngoài tính trách nhiệm của bản thân, trong thế kỷ XX, một số nhà nghiên cứu như Dam, Eriksson, Little, Miliander & Trebbi, 1990; Dickinson, 1987 còn cho rằng khái niệm tự học có liên quan đến tính độc lập Đến thế kỷ XXI, các nghiên cứu về vấn đề này cũng nhấn mạnh rằng người học cần phải có thái độ học tập độc lập và tương tác với bạn bè và giáo viên khi cần thiết, thậm chí không cần sự can thiệp của giáo viên ( theo Little, 2009; Najeeb, 2013; Thanasoulas, 2000) và phải có khả năng đưa ra quyết định cho việc học của mình (Rivers & Golonka, 2009; Scharle & Szabó, 2000)

Hơn hết, phải đề cập đến định nghĩa của Benson (2001) Ông cho rằng sẽ thật thiếu sót nếu chỉ đặt khái niệm tự học trong mối quan hệ với tính trách nhiệm và tính tự quyết trong quá trình học Theo ông, tự học được hiểu như là khả năng kiểm soát việc học của mình Một người học tự chủ cần có khả năng tự chịu trách nhiệm, khả năng tự quyết và khả năng học tập độc lập Trong thế kỷ XXI, năng lực tự học được xem như là chìa khóa quan trọng quá trình giảng dạy và học tập hiệu quả Với các nghiên cứu của Chen và Pan (2015) cho rằng tự học là một cách tiếp cận mang tính thực tiễn

Từ đó, họ có thái độ học tập tích cực Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tương hỗ của việc tự học và sự tương tác, học hỏi lẫn nhau giữa các sinh viên (Macaro, 1997; Reid, 1993; Stevens, 2007) Mỗi sinh viên có một phong cách học khác nhau; vì vậy, nếu họ làm việc với bạn bè sẽ giúp họ có cơ hội học hỏi lẫn nhau (Blidi, 2017) Ganza, 2008; Gardner & Miller, 1999; Littlemore, 2001; Wenden, 1991 đưa ra khái niệm một người có năng lực tự học có thể làm việc một mình, theo cặp hoặc theo nhóm tùy vào nhu cầu của họ

Ngoài sự tương tác với bạn bè, người tự học có thể đặt mục tiêu học tập, xây dựng kế hoạch học tập, chọn phương pháp học và chiến lược học phù hợp, chọn tài liệu học tập, tự đánh giá việc học của mình, chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết Theo Little (1991), người học có thể tự xây dựng một chương trình học tập cho riêng mình nếu họ được trao quyền tự quyết Ngoài ra, Little (2009) cũng cho rằng khi người học tự đánh giá được việc học của mình thì họ có xu hướng tập trung vào việc học hơn, điều này góp phần vào kết quả học tập tốt Vì vậy, họ cần được cung cấp kiến thức và kỹ năng đầy đủ về việc tự học Cùng với một số khái niệm và lý thuyết khác như lý thuyết về tầm quan trọng của việc tự học (Blidi, 2017; Crabbe, 1993; Ganza, 2008; Gardner

& Miller, 1999; Littlemore, 2001; Rubin & Thompson, 1994; Scharle & Szabó, 2000; Wenden, 1991) và đồng thời kế thừa từ bảng câu hỏi trong nghiên cứu của Liu (2012).

Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

3.2.1 Lý thuyết hành vi hoạch định của Ajzen (1991) - Theory of Planned Behavior – TPB:

Lý thuyết hành vi hoạch định (hay Lý thuyết hành vi có kế hoạch) là lí thuyết được phát triển từ lí thuyết hành vi hợp lý Ajzen cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi Đây là một sự mở rộng và phát triển của lý thuyết hành động hợp lý (Theory of reasoned action) mà ông đã từng đưa ra trước đó, nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình ban đầu trong việc giải quyết kiểm soát hành vi, trước đó ông cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lí trí Có ba yếu tố quyết định cơ bản trong lí thuyết TPB đó là: thái độ đối với hành vi (attitude toward the behavior hay perceived attitude), các quy chuẩn chủ quan (subjective norm) và nhận thức kiểm soát hành vi (perceived behavioral control)

Thái độ đối với hành vi đề cập đến mức độ mà một người đánh giá về hành vi đang được nói đến là có lợi hay không có lợi, về việc tích cực hay tiêu cực của việc thực hiện hành vi Có thể gọi đây là yếu tố cá nhân Các quy chuẩn chủ quan đề cập đến nhận thức của cá nhân về các áp lực xã hội có ảnh hưởng đến việc thực hiện hoặc không thực hiện hành vi, cụ thể về ý định nhận thức áp lực xã hội của người đó, vì nó đối phó với nhận thức của nhận thức áp lực xã hội hay sự bắt buộc có tính quy tắc Ngoài ra, tác giả của giả thuyết này còn cho rằng “thái độ đối với hành vi” và các “quy chuẩn chủ quan” phản ánh “nhận thức mong muốn” của việc thực hiện hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh nhận thức rằng hành vi này có thể kiểm soát được một cách cá nhân hay không Đây là yếu tố quyết định về sự tự nhận thức (self efficacy) hoặc khả năng - thực hiện hành vi Nó nói đến nhận thức của cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong

14 việc thực hiện hành vi Có thể nói đây là yếu tố được Ajzen (1991) cho là quan trọng trong mô hình hành vi dự định, đồng thời cho thấy điểm khác biệt so với thuyết hành động hợp lý trước đó Tuy nhiên, phải có đầy đủ ba yếu tố trên mới dẫn đến sự hình thành của một ý định hành vi Theo lí thuyết này, các cá nhân sẽ có cơ sở và động lực trong quá trình ra quyết định của họ và đưa ra một sự lựa chọn hợp lí giữa các giải pháp, công cụ tốt nhất để phán đoán hành vi là ý định và hành vi được xác định bởi ý định thực hiện hành vi của một người

Thuyết kiến tạo (Constructivism) được hình thành trên cơ sở những lí luận cơ bản của việc quan sát và nghiên cứu khoa học về quá trình nhận thức của người học Thuyết kiến tạo cho rằng, tri thức là do con người chủ động xây dựng và hình thành chứ không phải là bị động tiếp nhận và tri thức là sản phẩm của hoạt động tạo ra bởi chủ thể thông qua trải nghiệm cá nhân – người học kết nối thông tin mới với thông tin hiện tại để kiến thức mới có ý nghĩa với cá nhân đó Kiến thức chỉ có thể và luôn là kết quả của hoạt động kiến tạo nên nó không thể thâm nhập được vào người thụ động trong học tập Bởi những kiến thức ấy chỉ hình thành khi người học tích cực và chủ động trong việc học của mình Dựa vào thuyết nào có thể giúp chúng ta nhận thấy việc tự học rất cần thiết đối với mỗi người, không chỉ đối với sinh viên Học tập là một quá trình tích cực chủ động: người học không phải là người bị động tiếp nhận thông tin từ bên ngoài mà phải căn cứ vào nền tảng nhận thức đã có và lựa chọn, xử lí các thông tin bên ngoài để hình thành những tri thức có ý nghĩa đối với cuộc sống hiện tại Mỗi người xuất phát trên nền tảng kinh nghiệm riêng của mình để xây dựng và hình thành tri thức, xác định ý nghĩa của tri thức cho mình Do nền tảng kinh nghiệm của mỗi người khác nhau nên những tri thức được hình thành tất nhiên là cũng khác nhau

3.3 Giả thuyết về sự ảnh hưởng của việc tự học và tự nghiên cứu đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thương Mại:

Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lý luận, tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn

Theo B Berelson và G Steiner, nhận thức có thể định nghĩa như là “Tiến trình mà từ đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các thông tin nhận được để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới” Nhận thức không chỉ tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân của con người, vào sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng mà còn tùy thuộc vào mối tương quan giữa nhân tố ấy với hoàn cảnh chung quanh và với đặc điểm cá nhân của người đó Dữ liệu phân tích định tính và định lượng của Sert (2006), Sert đã đưa ra giả thuyết rằng, cần phải giúp cho người học nâng cao nhận thức về việc tự học của họ và khi người học nhận thức tốt họ sẽ nâng cao khả năng tự kiểm soát việc học của mình và khả năng này góp phần tạo động lực giúp họ học đạt hiệu quả cao hơn (Sert, 2006)

Do đó, đề xuất giả thuyết H1 như sau:

H1: Nhận thức về tự học có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Thương mại

Thái độ là một trạng thái cảm xúc được thể hiện thành hành vi của con người Thông qua các hành vi về mặt cử chỉ, lời nói, hành động,cử chỉ và nét mặt; họ thực hiện việc phát biểu, nhận xét và đánh giá, cũng như phản ứng với thế giới xung quanh Bách khoa toàn thư về tâm lý học xã hội định nghĩa “thái độ chỉ các đánh giá tổng thể của chúng ta về con người, nhóm, sự vật, sự việc trong thế giới Thái độ quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận cũng như cách chúng ta hành xử.” (Baumeister & Vohs, 2007:67)

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2009:1170) định nghĩa thái độ là “cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn hay một tình hình cụ thể nào đó cần giải quyết và làm cho đối tượng đó có những biến đổi nhất đinh Đó là “tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con người hay một sự việc nào đó.” Thái độ là một sự biểu lộ mang tính chất đánh giá của một người đối với người khác, đối với sự vật, sự kiện Nó phản ánh sự cảm nhận của một người về một cái gì đó Do đó, đề xuất giả thuyết H2 như sau:

H2: Thái độ về tự học có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thương Mại

Phương pháp là quá trình để hoàn thành một nhiệm vụ, với tập hợp bao gồm các lý thuyết và các cách thức có tính hệ thống, được sử dụng để tiến hành một hoạt động cụ thể Phương pháp thường được xác định sau chủ trương và đường lối, tức sự xác định mục tiêu và hướng đi chung cho hành động

Bàn về các yếu tố liên quan đến việc quản lý hoạt động tự học của học viên Trường Văn hoá I - Bộ Công An, Phạm Quang Bảo (2009) chỉ ra rằng, phương pháp tự học của học viên có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2009:1020), phương pháp là “cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội của chủ thể sử dụng nhằm thực hiện một mục đích nhất định nào đó, là con đường đi tới nhận thức sự vật khách quan hay là tập hợp những phương tiện tác động vào đối tượng để đạt đến mục đích đặt ra.” Do đó, đề xuất giả thuyết H3 như sau:

H3: Phương pháp tự học có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Thương mại.

Mô hình nghiên cứu

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu

Trong đó: a) Biến độc lập:

+ Phương pháp b) Biến phụ thuộc:

Kết quả học tập của sinh viên Trường đại học Thương mại

Phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Ti ế p c n nghiên c u: ậ ứ Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhóm 1 đã tiếp cận s d ng c ử ụ ả hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng

- Nghiên cứu định tính: Đầu tiên nhóm nghiên c u s dứ ử ụng phương pháp nghiên cứu tài liệu Qua quá trình tìm, đọc và nghiên cứu thì nhóm đã thu thập và t ng h p ổ ợ thông tin và báo cáo c a nhóm Ngoài ra nhóm còn nghiên củ ứu định tính b ng b ng câu ằ ả hỏi phỏng v n T ấ ừ đó, nhóm đã tìm thêm được một số thông tin m i ớ

- Nghiên cứu định lượng: Phương pháp này được sử dụng đểthu thập dữ liệu sơ cấp bằng hình th c khứ ảo sát Mẫu phiếu khảo sát được xây d ng ph l c 1 Nghiên ự ở ụ ụ cứu bằng phương pháp khảo sát 220 sinh viên đạ ọc Thương mạ Sau đó, nhóm tiến i h i hành t ng h p th ng kê d a trên nhổ ợ ố ự ững thông tin thu đượ ừ cuộc t c kh o sát X lý d ả ử ữ liệu, kiểm tra độ tin c y t ng thành phậ ừ ần thang đo thông qua hệ ố Crobach‟s Alpha, s phân tích y u t khám phá (EFA), kiế ố ểm định gi thuy t nghiên c u b ng mô hình hả ế ứ ằ ồi quy v i ph n m m SPSS ớ ầ ề

Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước sau:

- Nghiên cứu sơ bộ ử ụng phương pháp định tính đượ s d c ti n hành thông qua ế ph ng v n nh m phát hiỏ ấ ằ ện, điều ch nh và b sung các biỉ ổ ến quan sát dùng để thực hiện đo lường các khái niệm nghiên cứu

- Nghiên c u chính th c s dứ ứ ử ụng phương pháp định lượng được th c hi n thông ự ệ qua hình th c phi u kh o sát nhứ ế ả ằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài

3.5.4 Phương pháp thu thậ p d u: ữ li ệ

- Thu th p dậ ữ liệu th c p: ứ ấ Nhóm đã tìm đọc các tài li u nghiên cệ ứu trước đó đã làm v ề đề tài này để ắ n m bắt được nh ng nữ ội dung đã được nghiên c u, và t ứ ừ đó nhóm nghiên c u, thu th p thông tin dứ ậ ữ liệu để hình thành nên khung lý thuy t, mô hình ế nghiên c u và các gi thuy t nghiên c u ứ ả ế ứ

- Thu thập dữ liệu dạng sơ cấp:

+ Điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập số liệu cụ thể, từ đó thấy được những tác động, mức độ ảnh hưởng c a vi c t h c, t nghiên c u ủ ệ ự ọ ự ứ đến k t qu h c t p c a sinh ế ả ọ ậ ủ viên Đại học Thương mại là có tác động mạnh hay không đến kết qu học tập, thấy ả được quan điểm, suy nghĩ của sinh viên v vi c t h c, t nghiên c u ề ệ ự ọ ự ứ (Mẫu phiếu điều tra được điều tra b ng google bi u m u nhằằ ể ẫ m lấy được nhi u s ề ốli u) ệ

+ Ngoài ra, nhóm đã tiền hành phỏng vấn sâu ngẫu nhiên 5 sinh viên dựa vào b ng h i ph ng v n ả ỏ ỏ ấ Những b n sinh viên tham gia ph ng vạ ỏ ấn được gi i thích rõ v tính ả ề ẩn danh và b o m t của nghiên cả ậ ứu Đồng thời không có câu hỏi nào là đúng hoặc sai để đả m bảo được quan điểm cá nhân của người được ph ng v n ỏ ấ Cuộc ph ng vỏ ấn được ghi âm khi đã có sự cho phép của các bạn sinh viên Khi tiến hành phỏng vấn sâu, một người trong nhóm nghiên cứu tiến hành ph ng vấn dựa theo b câu hỏi ph ng vấn sâu ỏ ộ ỏ và thực hiện ghi âm

3.5.5 Nghiên c ứu đị nh tính:

Nhóm ti n hành nghien cế ứu định tính bằng phương pháp ph ng v n sâu trỏ ấ ực tiếp Đối tượng tham gia phỏng vấn là 5 sinh viên đang họ ại trường đạ ọc Thương mạc t i h i Thời gian ti n hành ph ng v n t 9/11/2022 ế ỏ ấ ừ đến 12/11/2022 Thời gian m i cu c ph ng ỗ ộ ỏ v n kéo dài tấ ừ 10-30 phút N i dung các cu c ph ng vộ ộ ỏ ấn được ng i ph ng v n ghi ườ ỏ ấ chép l i cạ ụ thể đồng th i ghi âm l i Các bờ ạ ản ghi âm được các tác gi gả ỡ băng trong vòng 24 gi k t ờ ể ừthời điểm ph ng v n ỏ ấ

Xử lí và phân tích d ữliệu: Trên cơ sở nội dung các cuộc ph ng vỏ ấn, nhóm đã tiến hành g ỡ băng và xác định các y u t chính trong các câu tr l i c a sinh viên liên quan ế ố ả ờ ủ đến ý định khởi nghiêp của sinh viên Sau khi gỡ băng, nhóm tiến hành loại những yếu t ốtrùng lặp, th o lu n, s p x p, phân nhóm các y u t ả ậ ắ ế ế ố và đưa ra bảng thang đo:

Bảng 3.1 Mã hoá thông tin ph ng v n : ỏ ấ

Kinh tế-Luật Năm hai Nữ

Kinh tế -Luật Năm hai Nam

Kinh tế -Luật Năm hai Nữ

Bảng3.2 : Kết quả ử x lý d ữliệu ph ng v n ỏ ấ STT KẾT QUẢ PHỎNG VẤN TRÍCH DẪN MÃ

Tự giải quyết vấn đề “Mình thường chọn tự học một mình” N1-

S5 Đọc sách và tìm tài liệu

“…mình tự tìm tài liệu và tự tiếp thu kiến thức từ những tài liệu đó.”

“Mình thường có thói quen đọc sách vào thời gian rảnh.”

N1- S5 Đề ra mục đích, nội dung, phương pháp học tập

“ Mình đặt mục tiêu là 1 tháng mình phải đọc được ít nhất 1 cuốn sách.”

“…để có thể tự học tốt và hiệu quả thì mình đã nên kế hoạch đề ra phương pháp và nội dung học tâp cho từng học phần.”

“Mình luôn lên thời gian biểu cho mỗi tuần những buổi mình cần tự bổ túc thêm kiến thức sau giờ học.”

Việc học ngoài giờ sau giờ lên lớp chính khóa

“…Sau khi học xong thì mình sẽ ôn lại kiến thức sau giờ học có thể là buổi chiều hc tối, ”

Khao khát tìm tòi, học hỏi thêm kiến thức

“Mình thích cả cảm giác tự tìm tòi ra câu trả lời nữa, mỗi lần như thế khiến mình khá vui vẻ và có thêm hứng thú học tập.”

Suy nghĩ, trăn trở về những điều đã và đang học để tìm

“Mình sẽ cố gắng để đưa kiến thức ứng dụng vào thực tế, vì điều đó giúp mk nhớ lâu hơn….mình luôn muốn học hỏi được nhiều kiên thức để áp dụng vào công việc sau này ”

20 cách ứng dụng kiến thức vào thực tế

Tranh luận với bạn bè về các vấn đề được học

“Mình thích cảm giác ngồi thảo luận cùng bạn bè để giải quyết một bài tập nào đó,…”

Dành thời gian để suy nghĩ kỹ về những điều được học

“…mình thấy việc tự học là dành thời gian để suy nghĩ kĩ, tìm hiểu sâu hơn về những điều được học…”

Yêu thích việc tự học

“Mình khá thích tự học” N1-

“…mình rất thích tự học.” N1-

“Vì thế mình cảm thấy rất yêu thích việc tự học.” N1-

3 Phương pháp Ôn lại bài giảng cũ và hoàn thành bài tập trước khi lên lớp

“Mình thường hay chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp, cũng có đọc lại bài cũ để nắm chắc kiến thức hơn…”

“Mỗi buổi học mình sẽ thường xem lại bài giảng, và tóm tắt lại kiến thức.”

N1- S2 Nghiên cứu trước bài giảng mới và ghi chú những thắc mắc

“…những lúc học bài mới thì bên cạnh mình thường có một cuốn sổ và bút highlight để ghi chép lại và đánh dấu những điểm cần lưu ý.” n1- s4

Tự tìm hiểu/ mở rộng kiến thức qua nguồn tài liệu mở trên mạng Internet

“Mình nghĩ học qua sách cũng có nhiều kiến thức hay đấy, mình có xem cả TV mấy bản tin về kinh tế tài chính, hay bản tin đời sống thường ngày cũng giúp mình kha khá trong việc nhìn nhận và tiếp thu kiến thức đấy… Các bạn có thể học qua Internet, Youtube, các bài giảng bây giờ cũng có nhiều trên mạng “

Tự phân tích, tổng hợp và đánh giá những điều đã được học

“Sau đó khi về nhà thì mình sẽ tổng hợp lại giống kiểu đề cương ôn tập ấy, và khi đi thi mình sẽ mở ra đọc lại để nhớ kĩ hơn những nội dung đấy.”

Học cùng với người am hiểu môn học để có thể tham khảo ý kiến và giải đáp tại chỗ chứ không học

“…mình sẽ lên những nhóm zalo, những nhóm trên facebook để hỏi các anh chị khóa trên và hỏi thầy cô phụ trách môn đấy để tìm sự hướng dẫn cũng như cách giải quyết bài đấy ”

“Mình có thể tìm đến bạn bè, và nếu vẫn chưa giải quyết được thì mình có thể hỏi trực tiếp giảng viên về vấn đề đó.’

Dành thời gian note ra câu hỏi trước khi học bài mới để trả

“…ở trên lớp mình cố gắng nghe giảng, chép lại những ý cô nói không có trong giáo trình hoặc slide, note lại những kiến thức cô nhắc là sẽ có trong thi, về mình xem lại bài chỗ nào chưa rõ thì

Bảng thang đo

D a vào các công trình nghiên cự ứu trước đó cùng với kết qu t nghiên cả ừ ứu định tính, nhóm đã tham khảo và xây dựng bảng thang đo như sau:

Mã hóa Biến quan sát Nguồn tham khảo

NT1 Tự học là tự mình giải quyết các vấn đề trong học tập

NT2 Tự học là tự mình đọc sách và tài liệu Đ.T.Hoa, Đ.T.Vân&Đ.T.T.Phương

NT3 Tự học là tự đề ra mục đích, nội dung, phương pháp học tập

NT4 Tự học là tự mình học tập theo ý mình

NT5 Tự học là việc học ngoài giờ sau giờ lên lớp chính khóa

(TĐ) TĐ1 Bạn có khao khát tìm tòi, học hỏi thêm kiến thức

TĐ2 Bạn luôn suy nghĩ, trăn trở về những điều đã và đang học để tìm cách ứng dụng kiến thức vào thực tế

TĐ3 Bạn luôn tranh luận với bạn bè về các vấn đề được học

TĐ4 Bạn luôn dành thời gian để suy nghĩ kỹ về những điều được học

TĐ5 Bạn thấy yêu thích việc tự học

PP1 Bạn thường lập mục tiêu và kế hoạch cho việc tự học của mình

PP2 Bạn thường ôn lại bài giảng cũ và hoàn thành bài tập trước khi lên lớp

PP3 Bạn thường nghiên cứu trước bài giảng mới và ghi chú những thắc mắc

PP4 Bạn tự tìm hiểu/ mở rộng kiến thức qua nguồn tài liệu mở trên mạng Internet

PP5 Bạn biết tự phân tích, tổng hợp và đánh giá những điều đã được học

PP6 Bạn thường tập trung họp nhóm để gặp mặt các bạn trực tiếp thảo luận, giải quyết vấn đề còn khúc mắc

PP7 Bạn luôn tìm học cùng với người am hiểu môn học để có thể tham khảo ý kiến và giải đáp tại chỗ chứ không học 1 mình

PP8 Bạn thường học thuộc (với các môn học thuộc) bằng cách đọc to các tài liệu hướng dẫn

PP9 Bạn thường dành thời gian note ra câu hỏi trước khi học bài mới

27 để trả lời và tổng kết sau buổi học bài mới

KQ1 Bạn có thể cải thiện đáng kể kết quả học tập thông qua việc tự học

KQ2 Bạn có th phát triể ển được rất nhiều kĩ năng khác thông qua việc tự ọc h

KQ3 Bạn có th nghiên c u, hiể ứ ểu kĩ hơn các bài giảng

KQ4 Bạn có thể tìm ra những phương pháp học tập hiệu quả nhất

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Th ng kê mô t ố ả

Sau khi l y m u kh o sát 203 sinh viên thu c ấ ẫ ả ộ trường Đại học Thương mại theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, kết quả đượ thể hiện ở bảng 4.1 và hình 4.1 cho th y v t n s xu t hi n và t lấ ề ầ ố ấ ệ ỉ ệ năm học của các sinh viên trường Đại học Thương mại được khảo sát

Bảng 4.1 T n s ầ ốxuất hi n c a ệ ủ các sinh viên trường ĐH Thương mại được khảo sát

Cumulative Percent Valid Năm thứ nhất

Hình 4.1 T l sinh viên tham gia kh o sát ỉ ệ ả

K t qu ế ảthống kê v ề đặc điểm m u nghiên cẫ ứu được th ểhiện ở biểu đồ hình 4.1 Theo đó, sinh viên năm 2 tham gia nhiều nhất với 74,9%, sinh viên năm 3 tham gia cao th hai v i t l 10,8%, tiứ ớ ỉ ệ ếp theo là sinh viên năm nhất với 8,9% và cuối cùng là sinh viên năm cuối chiếm 4,9%

Thông qua câu h i trong phi u kh o sát, k t qu ỏ ế ả ế ảkhảo sát cho th y b ng 4.2 ấ ả và hình 4.2 thể hiện t n sầ ố xuất hi n và v t chuyên ngành c a các sinh viên ệ ề ỉ ủ trường ĐH Thương Mại

Bảng 4.2: Chuyên ngành ChuyenNganh Frequenc y Percent

Valid Khoa Kinh tế - Luật (FP) 101 49,8 50,0 50,0

Khoa Khách sạn - Du lịch

Khoa Tài chính - Ngân hàng (H)

Khoa Kinh t và Kinh ế doanh Qu c t (E)ố ế

Khoa Qu n trả ị kinh doanh

Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện t (IS)ử

Trong đó, các đối tượng được khảo sát ph n l n là sinh viên khoa Kinh t - ầ ớ ế Luật chiếm 49.8%, xếp th hai là khoa Quứ ản tr kinh doanh (10,3%), ngoài ra còn có các ị khoa khác như: Khoa Marketing (8,9%), Khoa Kế toán-Kiểm toán, Khoa Kinh t và ếKinh doanh quốc tế, Khoa Tài chính ngân hàng (5,4%).

Phân tích chuyên sâu

4.2.1 Hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng :

4.2.1.1 Các nhân tố độc lập:

1, Nhận thức với việc tự học:

Bảng 4.3: Thống kê độ tin cậy của “Nhận thức với việc tự học”

Bảng 4.4: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Nhận thức với việc tự học”

Kết quả kiểm định cho thấy:

- Hệ số Cronbach's Alpha chung khi phân tích với 5 biến quan sát (NT1, NT2, NT3, NT4, NT5) là 0,795 lớn hơn 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy

- Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp: đều lớn hơn 0,3-

- Không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo “Nhận thức về tự học” lớn hơn 0,795 Vì vậy, tất cả biến quan sát đều được chấp nhận và sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

2, Thái độ với việc tự học:

Bảng 4.5: Thống kê độ tin cậy của “Thái độ với việc tự học”

Bảng 4.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Thái độ với việc tự học”

Kết quả kiểm định cho thấy:

- Hệ số Cronbach's Alpha chung khi phân tích với 5 biến quan sát (TĐ1, TĐ2, TĐ3, TĐ4, TĐ5) là 0,839 lớn hơn 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy

- Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp: đều lớn hơn 0,3-

- Không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo “Thái độ về tự học” lớn hơn 0,839 Vì vậy, tất cả biến quan sát đều được chấp nhận và sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

Bảng 4.7: Thống kê độ tin cậy của “Phương pháp tự học”

Bảng 4.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Phương pháp tự học”

Kết quả kiểm định cho thấy:

- Hệ số Cronbach's Alpha chung khi phân tích với 9 biến quan sát (PP1, PP2, PP3, PP4, PP5, PP6, PP7, PP8, PP9) là 0,902 lớn hơn 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy

- Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp: đều lớn hơn 0,3-

- Không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo “Phương pháp tự học” lớn hơn 0,902 Vì vậy, tất cả biến quan sát đều được chấp nhận và sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

4.2.1.2 Nhân tố phụ thuộc: Kết quả học tập

Bảng 4.9: Thống kê độ tin cậy của “Kết quả học tập”

Bảng 4.10: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Kết quả học tập”

Kết quả kiểm định cho thấy:

- Hệ số Cronbach's Alpha chung khi phân tích với 4 biến quan sát (KQ1, KQ2, KQ3, KQ4) là 0,875 lớn hơn 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy

- Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp: đều lớn hơn 0.3-

- Không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo “Phương pháp tự học” lớn hơn 0,875 Vì vậy, tất cả biến quan sát đều được chấp nhận và sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA :

Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ số KMO phải lớn hơn 0,5 (Garson, 2003) và kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa sig < 0,05 để chứng tỏ dữ liệu dùng phân tích nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau Giá trị Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy (KMO) = 0,893 Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0,893 > 0,5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp Kết quả kiểm định Bartlett‟s Test có giá trị sig=0,001 1 và tại biến quan sát số 5 thì trị số trên là 0,780 50% thể hiện rằng 4 nhân tố được trích cô đọng được 66,629% Chứng tỏ, mô hình EFA trên là phù hợp

Bảng 4.13: Ma trận xoay (lần 1)

Kết quả cho thấy 19 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 4 nhóm Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 Nhưng trong mô hình này có 2 biến quan sát xấu TĐ3 và TĐ4 cần xem xét loại bỏ:

- Biến TĐ3 tải lên ở cả hai Component 1 và Component 2 với hệ số tải lần lượt là 0,520 và 0,587, mức chênh lệch hệ số tải bằng 0,587 - 0,520 = 0,067 < 0,2

- Biến TĐ4 tải lên ở cả hai Component 2 và Component 4 với hệ số tải lần lượt là 0,508 và 0,559, mức chênh lệch hệ số tải bằng 0,559 - 0,508 = 0,051 < 0,2

Ta sử dụng phương thức loại một lượt các biến xấu trong một lần phân tích EFA

Từ 19 biến quan sát ở lần phân tích EFA thứ nhất, loại bỏ TĐ3 và TĐ4 và đưa 17 biến quan sát còn lại vào phân tích EFA lần thứ hai

Bảng 4.14: Ma trận xoay (lần 2) Ở kết quả phân tích lần thứ hai, kết quả cho thấy 17 biến quan sát được chia thành 3 nhóm, các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 Nhưng lại có 1 biến quan sát xấu PP7 cần được loại bỏ: biến PP7 tải lên ở cả hai Component 1 và Component 2 với hệ số tải lần lượt là 0,544 và 0,559, mức chênh lệch hệ số tải bằng 0,559 - 0,544 = 0,015

Ta tiếp tục loại một lượt các biến xấu và đưa 16 biến quan sát còn lại vào phân tích EFA lần thứ 3

Bảng 4.15: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s cho biến độc lập (lần 3)

Giá trị Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy (KMO) = 0,869 Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0,869 > 0,5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp Kết quả kiểm định Bartlett's Test có giá trị sig=0,001 1 và tại biến quan sát số 5 thì trị số trên là 0,869 50% thể hiện rằng 3 nhân tố được trích cô đọng được 62,250% Chứng tỏ, mô hình EFA trên là phù hợp

Bảng 4.17: Ma trận xoay (lần 3)

Kết quả cho thấy 16 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 3 nhóm Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 Trong mô hình này không có biến quan sát không đảm bảo hệ số tải tiêu chuẩn, không có nhân tố nào nằm tách biệt một mình ở một nhân tố nào cả

4.2.3 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc:

Bảng 4.18: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s cho biến phụ thuộc

Qua bảng dữ liệu ta thấy KMO = 0,823 > 0,5 chứng tỏ phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu Kết quả kiểm định Bartlett’s là 400,516 với mức ý nghĩa sig = 0.001 < 0.05; dữ liệu dùng để phân tích nhân tố hoàn toàn có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.19: Tổng phương sai trích cho biến phụ thuộc

Qua bảng dữ liệu ta thấy giá trị tổng phương sai trích = 72,724% > 50%: đạt yêu cầu Khi đó có thể nói rằng nhân tố này giải thích 72,724% biến thiên của dữ liệu Giá trị hệ số Eigenvalues của nhân tố cao (2,909 > 1)

Bảng 4.20: Ma trận xoay biến phụ thuộc

Các hệ số tải đều lớn hơn 0.5 và không có trường hợp biến nào cùng lúc tải lên cả hai nhân tố với hệ số tải gần nhau nên các nhân tố đảm bảo được giá trị hội tụ khi phân tích EFA Chứng tỏ, EFA các biến độc lập và biến phụ thuộc là phù hợp và có thể sử dụng kết quả này cho phân tích hồi quy ở bước tiếp theo

Phân tích tương quan

Bảng 4.21: Kết quả phân tích tương quan

Khi sig nhỏ hơn 0,05 thì chỗ hệ số tương quan Pearson chúng ta sẽ thấy ký hiệu

* hoặc ** Ký hiệu ** cho biết rằng cặp biến này có sự tương quan tuyến tính ở mức tin cậy đến 99% (tương ứng mức ý nghĩa 1% = 0.01) Ký hiệu * cho biết rằng cặp biến này có sự tương quan tuyến tính ở mức tin cậy đến 95% (tương ứng mức ý nghĩa 5% 0.05)

Kết quả hệ số tương quan Pearson giữa các biến độc lập với nhau và giữa chúng với biến phụ thuộc cho thấy, tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và tương quan giữa các biến độc lập với nhau có hệ số Pearson nhỏ hơn 0.8 và đều có Sig

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w