1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phuơng pháp nghiên cứu khoa học đề tài: Nghiên cứu Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại

62 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 211,34 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ (12)
    • 1.1 Bối cảnh nghiên cứu (12)
    • 1.2 Tuyên bố đề tài nghiên cứu (13)
    • 1.3 Mục tiêu nghiên cứu (13)
    • 1.4 Câu hỏi nghiên cứu (13)
    • 1.5 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu (14)
    • 1.6 Mục đích nghiên cứu (15)
    • 1.7 Thiết kế nghiên cứu (15)
  • PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (16)
    • 2.1 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài (16)
    • 2.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài (22)
  • PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (24)
    • 3.1 Tiếp cận nghiên cứu (24)
    • 3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu (24)
    • 3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu (25)
  • PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (25)
    • 4.1 Kết quả phỏng vấn (25)
    • 4.2 Thống kê mô tả kết quả khảo sát (26)
      • 4.2.1 Yếu tố cơ sở vật chất giảng đường, trang thiết bị phục vụ giảng dạy (26)
      • 4.2.2 Yếu tố cơ sở vật chất thư viện (27)
      • 4.2.3 Thống kê mô tả yếu tố học liệu (28)
      • 4.2.4 Yếu tố cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu thư giãn của sinh viên (28)
      • 4.2.5 Yếu tố hệ thống an ninh (29)
      • 4.2.6 Yếu tố chất lượng học tập của sinh viên ĐH Thương mại (30)
      • 4.2.7 Phân tích thống kê tần số và biểu đồ (30)
    • 4.3. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho biến độc lập và biến phụ thuộc (36)
    • 4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA (42)
    • 4.5 Mô hình hiệu chỉnh (49)
    • 4.6 Kiểm định lại mô hình và giả thuyết bằng phương pháp hồi quy (49)
  • PHẦN 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ (52)
    • 5.1 Kết luận (52)
    • 5.2 Kiến nghị, giải pháp (53)
  • PHẦN 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO (54)
    • 7.1 Phụ lục 1: Câu hỏi phỏng vấn (55)
    • 7.2 Phụ lục 2: Bảng hỏi khảo sát (57)

Nội dung

Nghiên cứu Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại. Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học này gây nhiều stress cho sinh viên TMu nè, mong là tài liệu này giúp ích được mn. bài được 9đ nha ạ. Thời điểm nghiên cứu là năm 2021

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

A, Một số tài liệu nước ngoài

STT Công trình nghiên cứu

Năm Tác giả Phươngphápn ghiêncứu

Alberto Treves, Tigran Shmis, Diego Ambasz, and Maria Ustinova

Những minh chứng xác thực cho thấy những nhân tố về cơ sở vật chất ảnh hưởng tích cực đến chất lượng học tập của học sinh

Maria Ustinova, and Dmitry Chugunov

Sử dụng dữ liệu thu thập được thông qua

“Khảo sát người dùng trường học” của OECD và thí điểm “Xu hướng nghiên cứu khoa học và toán học”

Phân tích cách cơ sở hạ tầng và môi trường học tập của trường học có thể ảnh hưởng đến sự tiến bộ và thành công của học sinh trong môn toán và khoa học Nó cũng đi sâu vào thực tiễn giảng dạy, phân tích tác động của chúng đối với việc học tập và làm nổi bật mối quan hệ quan trọng giữa môi trường học tập và phương pháp giảng dạy

3 Why education infrastructure matters for learning;

Các tòa nhà, phòng học, thư viện và các thiết bị dạy học là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường học tập ở các trường học và đại học Có chứng minh cho rằng cơ sở vật chất có chất lượng cao mang đến chất lượng giảng dạy tốt hơn, cải thiện chất lượng học tập của học sinh và giảm thiểu tìr lệ bỏ học.

4 The importance of having a good school infrastructure,

Thực tế cho rằng, những ngôi trường có điều kiện cơ sở tốt sẽ tác động đến quyết tâm đạt được kết quả cao của học sinh Có minh chứng cho thấy: sở hữu không gian

America học tập đạt chất lượng cao sẽ ảnh hưởng đến trình độ của học sinh,và tạo khả năng cho những học sinh ở vùng sâu vùng xa có thể đến trường

5 Role of quality school infrastructure in improved educationoutc omes-

2018 Jasmeet Chhabra PP định tính và

Cơ sở vật chất của trường học được thiết kế, sắp xếp có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống trường học và sẽ giúp cải thiện kết quả học tập đầu ra của học sinh.Sự cải thiện của cơ sở vật chất có chất lượng cao giúp nâng cao sự tiếp thu kiến thức và nâng cao điểm số trung bình của trường học

6 This is why school infrastructure is important for a child’s growth- India

Geeta Varshney PP định tính và

Có những lúc, cơ sở hạ tầng kém, học sinh có thể thực hiện việc học một cách thiếu nghiêm túc Mọi người có thể tranh

Today lượng luận rằng không gian vật chất là thứ yếu và sự tập trung là điều quan trọng những theo các nhà nghiên cứu và tâm lý học, cho rằng các yếu tố môi trường có thể làm tăng kết quả học tập và thúc đẩy việc đi học.

B, Một số tài liệu trong nước

STT Công trình nghiên cứu

1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với cơ sở vật chất và phục vụ của sinh viên

Trường Đại học Lâm nghiệp

Hương, Nguyễn Thị Phượng và

Thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên đối với trường Đại học Lâm nghiệp, nhằm củng cố, sửa đổi và phát triển cơ sở vật chất tới mức độ phù hợp, ổn định nhất cho sinh viên để sinh viên có thể an tâm, thoải mái làm việc và học tập tại trường.

2 Vai trò của thư viện trong các trường đại học

Thư viện lưu trữ và bổ sung cập nhật thông tin, giáo trình, tài liệu tham khảo, các tư liệu điện tử, … phục vụ hoạt động tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu khoa học của sinh viên, mở rộng điều kiện học tập cho sinh viên cả về không gian và thời gian Chính vì như vậy, nó được coi là nơi cung cấp nền tảng kiến thức đào tạo, nghiên cứu, các hoạt động phát triển khoa học và công nghệ đó là trái tim chi thức của một trường Đại học

3 Điều kiện về cơ sở vật chất đối với chương trình đào tạo

2017 Phùng Xuân Thế PP định tính và Điều kiện cơ sở vật chất tốt khiến cho sinh viên thoải mái trong việc học tập và đại học chất lượng cao

PP định lượng thúc đẩy chất lượng học tập.

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành Kế toán tại Trường Đại học Trà Vinh

Tiên; Nguyễn Thị Kim Linh; Trần Minh Nam

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 nhân tố ảnh hưởng và tác động cùng chiều đến chất lượng dịch vụ đào tạo ngành Những nhân tố này bao gồm: trình độ giảng viên, phẩm chất của giáo viên, thái độ học tập của sinh viên, chương trình đào tạo cơ sở vật chất và cán bộ hỗ trợ.

5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Nai

Hoàng Thị Ngọc Điệp, Lê Thị Kim Tuyên

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng đã xác định 8 yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên, bao gồm: tương tác lớp học, phương pháp học tập, sự kiên định trong học tập, động lực học tập, bạn bè, cơ sở vật chất, ấn tượng về trường học, kiến thức và cách tổ chức môn học của giảng viên Từ đó, đề xuất một số giải pháp giúp Trường Đại học nâng cao chất lượng đào tạo và tăng khả năng cạnh tranh.

Các khái niệm liên quan đến đề tài

Nghiên cứu bao hàm việc thu thập dữ liệu và thông tin nhằm thúc đẩy tri thức (Shuttleworth, 2008) Quá trình này bao gồm các bước thu thập và phân tích thông tin, giúp tăng cường hiểu biết của chúng ta về chủ đề hoặc vấn đề nghiên cứu (Cresswell, 2008) Nghiên cứu được đặc trưng bởi tính sáng tạo và có hệ thống, nhằm mục đích mở rộng và áp dụng kiến thức để tìm ra kiến thức mới (OECD).

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế).

- Nhân tố ảnh hưởng: Nhân tố là các yếu tố chủ yếu gây ra, tạo ra cái gì đó Ảnh hưởng nghĩa là tác động (có thể từ người, sự việc hoặc hiện tượng) có thể làm dần dần có những biến đổi nhất định trong tư tưởng, hành vi hoặc trong quá trình phát triển ở sự vật hoặc người nào đó Chính vì vậy, “nhân tố ảnh hưởng” chính là nhân tố chính làm tác động đến con người hay sự vật sự việc nào đó.

- Điều kiện cơ sở vật chất: Điều kiện là những gì có thể tác động đến tính chất, sự tồn tại hoặc xảy ra của một cái gì đó Cơ sở vật chất là hệ thống các thiết bị cơ bản cần thiết cho một tổ chức để hoạt động thuận lợi (Ví dụ: bàn ghế, phòng học, máy chiếu, mic,…).

Do đó, “điều kiện cơ sở vật chất” chính là hệ thống thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động của một quốc gia hay một tổ chức nào đó.

- Chất lượng học tập: Chất lượng là một khái niệm có tính tương đối Có nghĩa khi đánh giá chất lượng phải đối chiếu, so sánh với một thước đo nào đó thường được gọi là chuẩn Chất lượng học tập là một lĩnh vực phức tạp là mức độ kiến thức, kỹ năng và tháo độ mà học sinh, sinh viên đạt được sau khi kết thúc khóa học so với các chuẩn đã được đề ra trong mục tiêu dạy học.

- Sinh viên: Nghĩa là người người học ở bậc đại học, cao đẳng

Đại học là bậc học cao hơn trung học, thuộc hệ thống giáo dục "Đại học Thương mại" là tên một trường đại học nằm trong hệ thống giáo dục, có cơ sở chính tại Hà Nội, đào tạo các chuyên ngành kinh tế.

- Trường đại học Thương Mại (tiếng Anh: Thuongmai University, tên viết tắt: TMU) là trường đại học công lập, trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã được công nhận đạt Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ; hoạt động theo cơ chế tự chủ

- Sinh viên trường Đại học Thương Mại: Tức là tập thể các sinh viên đang học tập là hoạt động trong môi trường của Trường Đại học Thương Mại.

- Khái niệm liên quan đến Cơ sở vật chất – Trang thiết bị (CSVC-TTB):Theo Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng trong Giáo dục Đại học, yếu tố CSVC-TTB được đánh giá thông qua: hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng vi tính, mạng Internet, ký túc xá sinh viên, hệ thống điện, nước, khu giải trí, thể dục thể thao,phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động giải trí, thể dục thể thao.

Theo “Quyết định về việc ban hành Điều lệ Trường Đại học”, ngày 30/7/2003, CSVC-TTB được nhận diện: “Tài sản của trường đại học bao gồm: đất đai, nhà cửa,công trình xây dựng, các kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, các trang thiết bị vànhững tài sản khác được Nhà nước giao cho trường quản lý và sử dụng hoặc do trườngđầu tư mua sắm, xây dựng hoặc được biếu, tặng để đảm bảo cáchoạt động đào tạo,nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và các hoạt động khác.”

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tiếp cận nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu các ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Thương Mại, nhóm áp dụng tiếp cận nghiên cứu bằng cả hai phương pháp tiếp cận:

Phương pháp nghiên cứu định tính

- Thu thập dữ liệu từ các bài báo, luận văn, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu có liên quan cũng như quan sát, thu thập ý kiến cá nhân để xây dựng mô hình thang đo

- Tiến hành phân tích tổng hợp lý thuyết, kết hợp với thực trạng của cơ sở vật chất của Đại học Thương Mại ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên trong trường, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

Phương pháp nghiên cứu định lượng:

- Thu thập dữ liệu thông qua khảo sát trực tuyến, khảo sát trên giấy, khảo sát di động, khảo sát qua thư hoặc email,…

- Sử dụng kỹ thuật thống kê để tóm tắt dữ liệu, mô tả các mẫu, mối quan hệ và kết nối các biến số với nhau, từ đó hình thành báo cáo với các thông tin hữu ích, dễ xem giúp đưa ra quyết định chính xác hơn.

Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu

 Phương pháp định tính: Chọn mẫu theo mục đích và chọn mẫu theo quả bóng tuyết

 Phương pháp định lượng: Chọn mẫu định lượng và chọn mẫu theo quả cầu tuyết

Phương pháp thu thập dữ liệu:

 Trong phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp nghiên cứu tài liệu,phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và phương pháp thảo luận nhóm

 Trong phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi khảo sát/ phiếu điều tra và phương pháp thống kê toán học

Phương pháp xử lý dữ liệu:

 Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20

Xử lý và phân tích dữ liệu

Quy trình xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu như sau:

Bước 1: Dữ liệu thu về sẽ được làm sạch, sau khi làm sạch thu được phiếu rồi đem đi phân tích.

Bước 2: Mã hóa và nhập dữ liệu vào SPSS.

Bước 3: Phân tích thống kê mô tả và thống kê tần số để tìm ra đặc điểm của mẫu nghiên cứu.

Bước 4: Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm xác định mức độ tương quan giữa các thang đo, loại những biến quan sát không đạt yêu cầu.

Bước 5: Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xác định các nhóm biến quan sát (nhân tố) được dùng để phân tích hồi quy.

Bước 6: Phân tích tương quan hồi quy nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết để xác định rõ mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Thương Mại.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả phỏng vấn

Qua việc phỏng vấn các bạn sinh viên về đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương mại” Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu theo mục đích; và tiến hành phỏng và thu được các kết quả như sau: Hầu hết sinh viên đều đồng ý rằng: dù tác động trực tiếp hay gián tiếp, thì điều kiện cơ sở vật chất đều có ảnh hưởng đến chất lượng học tập của họ Cụ thể:

- Về yếu tố cơ sở vật chất giảng đường, trang thiết bị phục vụ giảng dạy: 12/12 sinh viên cho rằng chất lượng trang thiết bị giảng dạy của trường như máy chiếu, hệ thống loa… còn nhiều hạn chế; khiến chất lượng giờ học của họ giảm sút; khó theo dõi, tiếp nhận kiến thức.

- Về yếu tố cơ sở vật chất thư viện: 8/12 sinh viên cho rằng cơ sở vật chất thư viện hiện đại, sẽ khiến họ có động lực đến thư viện học tập nhiều hơn.

Điều kiện cơ sở học liệu tác động lớn tới chất lượng học tập của sinh viên Hệ thống tài liệu tham khảo, giáo trình được xây dựng đầy đủ và toàn diện giúp sinh viên tiếp cận dễ dàng nguồn tri thức tin cậy, hỗ trợ đắc lực cho quá trình học tập, nghiên cứu của họ.

- Về hệ thống cơ sở vật chất phục vụ vui chơi, giải trí: 8/12 sinh viên quan tâm đến các cơ sở vật chất thuộc yếu tố này; và cho rằng chúng tác động gián tiếp đến chất lượng học tập của họ Vì đây là môi trường giúp họ thư giãn, rèn luyện sức khỏe; một số cơ sở vật chất như cateen cũng là động lực để họ đến trường.

- Về yếu tố hệ thống an ninh: 7/12 sinh viên quan tâm đến hệ thống an ninh trường học; và cho rằng yếu tố này giúp họ an tâm học tập, tập trung vào giờ học, thay vì lo nghĩ về tài sản của mình, ví dụ như phương tiện đi lại.

Về cơ bản, các bạn sinh viên được phỏng vấn đều rất nhiệt tình hợp tác với nhóm nghiên cứu Và thông qua quá trình phỏng vấn, xử lý dữ liệu thu được; nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng hầu hết các bạn sinh viên đều đồng tình với các yếu tố thuộc điều kiện cơ sở vật chất, cóảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên mà nhóm đưa ra Từ kết quả phỏng vấn, nhóm không tìm thêm được nhân tố nào mới.

Thống kê mô tả kết quả khảo sát

4.2.1 Yếu tố cơ sở vật chất giảng đường, trang thiết bị phục vụ giảng dạy

Bảng 4.1: Thống kê mô tả của yếu tố cơ sở vật chất giảng đường, trang thiết bị giảng dạy

N Min Max Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Kết quả thống kê mô tả cho thấy mức độ đánh giá tương đối của sinh viên về các tác động của yếu tố giảng đường, trang thiết bị giảng dạy dao động từ 3.443 đến 4.368; như vậy, đa phần đều bày tỏ quan điểm đồng ý với các nhận định được đưa ra

Vì vậy, nhà trường cần xem xét đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện các cơ sở vật chất thuộc yếu tố này.

4.2.2 Yếu tố cơ sở vật chất thư viện

Bảng 4.2: Thống kê mô tả của yếu tố cơ sở vật chất thư viện

N Min Max Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Kết quả cho thấy, mức độ đánh giá của sinh viên về các quan điểm trong yếu tố này, dao động trong khoảng từ 3.425 đến 3.689; mặc dù giá trị không quá cao so với mức trung gian, nhưng cũng đã thể hiện được quan điểm đồng ý của đa số sinh viên tham gia khảo sát.

4.2.3 Thống kê mô tả yếu tố học liệu

Bảng 4.3: Thống kê mô tả của yếu tố cơ sở học liệu

N Min Max Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Kết quả của bảng cho thấy mức độ đồng ý của sinh viên đã nằm trên mức trung gian: dao động từ 3.528 đến 3.708; chứng tỏ cơ sở học liệu có ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên.

4.2.4 Yếu tố cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu thư giãn của sinh viên

Bảng 4.4 Thống kê mô tả của yếu tốcơ sở vật chất phục vụ nhu cầu thư giãn

N Min Max Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Với giá trị trung bình dao động từ 3.708 đến 4.217; hầu hết các bạn sinh viên tham gia khảo sát đều đồng ý với các nhận đinh mà nhóm nghiên cứu đưa ra; khẳng định cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí có ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên ĐH Thương mại.

4.2.5 Yếu tố hệ thống an ninh

Bảng 4.5: Thống kê mô tả của yếu tố hệ thống an ninh

N Min Max Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Thống kê mô tả của bảng 4.5 cho thấy quan điểm tương đối đồng ý của đại bộ phận sinh viên tham gia khảo sát, với các nhận đinh được đưa ra về hệ thống an ninh trường học. Mặc dù mức độ đồng ý chưa cao, giá trị trung bình dao động trong khoảng 3.632-3.915.

4.2.6 Yếu tố chất lượng học tập của sinh viên ĐH Thương mại

Bảng 4.6: Thống kê mô tả của yếu tố chất lượng học tập của sinh viên ĐH Thương mại

N Min Max Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Mức độ đồng ý với các quan điểm đưa ra chưa cao; giá trị trung bình dao động từ 3.491 đến 3.802 Đa số sinh viên đồng ý rằng chất lượng học tập của sinh viên Thương mại không quá cao, thể hiện qua điểm số, thời gian học tập, kiến thức và việc làm.

4.2.7 Phân tích thống kê tần số và biểu đồ

Bảng 4.7 Bảng thống kê tần số về việc cảm thấy thoải mái khi học tập tại trường

Anh/chị có thấy thoải mái khi học tập tại trường không?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Kết quả cho thấy có 97/106 sinh viên tham gia khảo sát cảm thấy thoải mái khi học tập tại trường ĐH Thương mại, chiếm 91.5 % tổng số.

Anh/chị có cảm thấy thoải mái khi học tập tại trường không?

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ minh họa cho thống kê tần số về việc cảm thấy thoải mái khi học tại Đại học Thương mại

Bảng 4.8: Thống kê tần số về số lượng sinh viên tham gia khảo sát quan tâm đến cơ sở vật chất của trường

Anh chị có quan tâm đến điều kiện cơ sở vật chất khi học tập tại trường không?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Qua khảo sát, kết quả thu được cho thấy có đến 96,2% sinh viên tham gia phỏng vấn bày tỏ sự quan tâm đến điều kiện cơ sở vật chất trong quá trình học tập, tương ứng với 102 trên tổng số 106 sinh viên tham gia.

Anh/chị có quan tâm đến điều kiện cơ sở vật chất khi học tập tại trường không?

Biểu đồ 4.2: Minh họa thống kê tần số về số người tham gia khảo sát quan tâm đến điều liện cơ sở vật chất

Bảng 4.9 Thống kê tần số về ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên

Theo anh/chị, điều kiện cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến chất lượng học tập của bản thân không?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

100% sinh viên tham gia khảo sát đồng ý rằng điều kiện cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của họ.

Theo anh/chị, điều kiện cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên không?

Biểu đồ 4.3 Minh họa cho thống kê tần số về sự ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập

Bảng 4.10 Thống kê tần số về nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng học tập của sinh viên

Theo anh/chị, điều kiện cơ sở vật chất nào tác động nhiều nhất đến chất lượng học tập của mình?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Theo kết quả thống kê, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên là cơ sở vật chất giảng đường và trang thiết bị phục vụ giảng dạy (H1), được 46 trên 106 sinh viên (chiếm 43,4%) đánh giá là có ảnh hưởng lớn Tiếp theo là học liệu (H3) với 31,1% sinh viên cho rằng có vai trò quan trọng.

Biểu đồ 4.4 : Độ ảnh hưởng của các yếu tố

Yếu tố nào tác động lớn nhất đến chất lượng học tập của anh/chị?

Bảng 4.11: Thống kê tần số về giới tính

Giới tính của anh/chị là?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

75/106 sinh viên tham gia khảo sat là nữ, chiếm 70.8%.

Biểu đồ 4.5 : Biểu đồ về tỷ lệ giới tính của sinh viên

Biểu đồ thể hiện Tỷ lệ giới tính

Bảng 4.12 Thống kê tần số về năm học

Hiện tại, anh/chị là sinh viên năm nào?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Từ bảng thống kê, có thể thấy, 40.6% sinh viên tham gia khảo sát là sinh viên năm 2; chiếm 43/106 phiếu Các phiếu khảo sát đã tiếp cận được sinh viên của tất cả các năm.

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho biến độc lập và biến phụ thuộc

Sử dụng Cronbach”s Alpha để tiến hàng kiểm tra độ tin cậy của các mục hỏi trong bảng hỏi thông qua các hệ số sau:

 Hệ số Cronbach’s Alpha: Thang đo được chấp nhận khi hệ số tổng thể > 0,6

 Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) >0.3

 Hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted < Hệ số Cronbach’s Alpha tổng

 Bảng 4.13 Cronbach's Alpha của thang đo “Yếu tố cơ sở vật chất khu giảng đường, trang thiết bị phục vụ giảng dạy”

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.649>0.6 và chỉ có biến quan sát H16 có hệ số tương quan biến tổng phù hợp là 0,246 0.6 và bốn biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp > 0,3, thỏa mãn điều kiện đưa vào phân tích nhân tố, nên toàn bộ các biến quan sát có thể sử dụng cho lần phân tích tiếp theo Tuy nhiên, với biến quan sát H21, cần xem xét thêm vì có giá trị Cronbach Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của thang đo.

 Bảng 4.15 Cronbach's Alpha của thang đo “Yếu tố cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động học tập, nghiên cứu của sinh viên”

Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted

Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.8>0.6 và bốn biến quan sát đều có hệ số biến tương quan tổng biến phù hợp > 0,3, thỏa mãn điều kiện đưa vào phân tích nhân tố, nên toàn bộ các biến quan sát có thể sử dụng cho lần phân tích tiếp theo; tuy nhiên, cần xem xét lại độ quan trọng của biến quan sát H33, vì có giá trị Cronbach Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của thang đo.

 Bảng 4.16 Cronbach's Alpha của thang đo “Yếu tốcơ sở vật chất phục vụ hoạt động giải trí”

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.733>0.6 và bốn biến quan sát đều có hệ sốtương quan biến tổng phù hợp > 0,3, thỏa mãn điều kiện đưa vào phân tích nhân tố Tuy nhiên, biến quan sát H44 có giá trị Cronbach Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của thang đo (0,741>0,733); xét thấy biến quan sát không đóng góp quá nhiều vào thang đo, nên trong các lần quan sát sau; sẽ loại bỏ biến quan sát H44.

 Bảng 4.17 Cronbach's Alpha của thang đo “Yếu tố hệ thống an ninh”

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,857 > 0,6 và ba biến quan sát đều cócó hệ số tương quan biến tổng phù hợp > 0,3, thỏa mãn điều kiện đưa vào phân tích nhân tố.

 Bảng 4.18 Cronbach's Alpha của thang đo “Chất lượng học tập của sinh viên ĐH Thương mại”

Scale Mean if Item Deleted

Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.817 > 0.6 và năm biến quan sát đều có hệ số biến tương quan tổng biến phù hợp > 0,3, thỏa mãn điều kiện đưa vào phân tích nhân tố, nên toàn bộ các biến quan sát có thể sử dụng cho lần phân tích tiếp theo.

 Kết luận: Trong số 26 biến quan sát, loại bỏ trực tiếp biến quan sát H16; sau quá trình cân nhắc kỹ xem có cần thiết giữ lại các biến H21, H33, H44, H51; nhóm nghiên cứu quyết đinh loại bỏ biến quan sát H21; H33 và H44

Như vậy, sau kiểm định độ tin cậy, chỉ giữ lại 22 biến quan sát cho nhưng lần phân tích tiêp theo; bao gồm 17 biến quan sát độc lập, 5 biến quan sát phụ thuộc.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là kỹ thuật giúp thu gọn, tóm tắt dữ liệu, xác định tập biến cần thiết trong nghiên cứu Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) cho biết mỗi biến đo lường thuộc về nhân tố nào.

Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết như sau:

- Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin ) phải có giá trị 0.5 trở lên (0.5≤ KMO≤1) thể hiện nhân tố phù hợp.

- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test) có ý nghĩa thống kê (sig 1 thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.

Kết quả phân tích nhân tố được thực hiện qua 2 lần Mỗi lần loại bớt một số biến có hệ số nhân tố không phù hợp, cứ như vậy đến lúc không còn biến nào bị loại

 Phân tích nhân tố cho biến độc lập

Bảng 4.19: Bảng Kiểm định KMO và Bartlett của biến độc lập

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy ,788

Kiểm định Bartlett’s cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau

(sig =0.000) và hệ số KMO bằng 0.788 thỏa mãn điều kiện (0.5 ≤ KMO≤ 1) chứng tỏ sự thích hợp của EFA.

Bảng 4.20: Bảng Eigenvalues và phương sai trích

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Kết quả cho thấy 17 biến quan sát độc lập được nhóm thành 5 nhóm.

Giá trị tổng phương sai trích = 72.116% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng 5 nhân tố này giải thích 72.116% biến thiên của dữ liệu.

Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố thứ5 có Eigenvalues thấp nhất là 1.028> 1.

Bảng 4.21: Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát

Extraction Method: Principal Component Analysis

Rotation Method: Varimax with Kaiser

Normalization. a Rotation converged in 7 iterations.

Với kích thước mẫu là 106, nhóm nghiên cứu lấy hệ số tải nhân tố - factor loading là 0,55. Trong ma trận xoay Bảng 4.21, biến quan sát H13 và biến quan sát H34 bị loại bỏ, do không đảm bảo hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,55.

Từ kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập, ta có bảng sau:

Nhân tố Biến Ý nghĩa Nhóm

1 H23 Luôn có máy tính để học tập trong thư viện X1

H22 Luôn có chỗ ngồi học tập trong thư viện

H31 Tất cả các môn học đều có tài liệu, giáo trình để mượn

H24 Phương tiện phục vụ học tập hiện đại

H32 Luôn có đủ tài liệu học tập cho sinh viên

2 H52 An ninh tốt, an tâm học tập X2

H53 Hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt, an tâm học tập

H51 Phương tiện giao thông cá nhân được bảo vệ, an tâm học tập

H12 Di chuyển dễ dàng nhờ thang máy

3 H14 Điều hòa mát mẻ, thoải mái học tập X3

H43 Công viên xanh sạch, không khí trong lành

H11 Phòng học khang trang, thoải mái học tập

4 H41 Ăn uống giúp bổ sung năng lượng, thư giãn đầu óc X4

H42 Chơi thể thao; rèn luyện sức khỏe, tinh thần, trí tuệ.

5 H15 Phương tiện phục vụ giảng dạy hạn chế, chất lượng xuống cấp, ảnh hưởng khả năng tiếp thu của người học.

 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc

Bảng 4.22 Bảng Kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy ,781

Bartlett's Test Approx Chi-Square 179,738 of Sphericity df 10

Kiểm định Bartlett's xác nhận sự tương quan đáng kể giữa các biến (sig = 0,000), trong khi hệ số KMO đạt 0,781, nằm trong ngưỡng chấp nhận được (0,5 ≤ KMO ≤ 1) Những kết quả này chỉ ra rằng dữ liệu phù hợp để tiến hành phân tích EFA.

Bảng 4.23: Bảng Eigenvalues và phương sai trích

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Kiểm định phương sai trích của các yếu tố, tiêu chuẩn chấp nhận phương sai trích là

>50% Trong bảng kết quả cho thấy, tổng phương sai trích là 57,773%, đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

Kết quả của bảng cho thấy EFA chỉ trích ra được một nhân tố, như vậy, thang đo đã đảm bảo được tính đơn hướng, các biến quan sát của biến phụ thuộc hội tụ khá tốt.

Mô hình hiệu chỉnh

Sau khi phân tích khám phá nhân tố EFA, ta có mô hình hiệu chỉnh như sau:

Kiểm định lại mô hình và giả thuyết bằng phương pháp hồi quy

 Kết quả chạy quy hồi đa biến

Bảng 4.24: Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy đa biến

Std Error of the Estimate Durbin-Watson

1 ,699 a ,489 ,463 ,44592 1,752 a Predictors: (Constant), X1, X2, X3, X4,X5 b Dependent Variable: X_ĐL

Kết quả hồi quy trong bảng trên cho biết, giá trị R bình phương hiệu chỉnh là 0,463; tương đương 46,3% Nghĩa là các biến độc lập trong mô hình mới, chỉ giải thích được 46,3% sự thay đổi trong chất lượng học tập của sinh viên; còn lại 53,7% là do các biến tự nhiên và biến nằm ngoài mô hình tác động,

Trên thực tế, không có tiêu chuẩn chính xác R bình phương hiệu chỉnh ở mức bao nhiêu thì mô hình mới đạt yêu cầu, chỉ số này nếu càng tiến về 1 thì mô hình càng có ý nghĩa, càng tiến về 0 thì ý nghĩa mô hình càng yếu; vì vậy, không thể chỉ dựa vào chỉ số này để đánh giá mô hình.

Vì rõ ràng, mô hình đang nghiên cứu ảnh hưởng của “điều kiện cơ sở vật chất” đến “chất lượng học tập”; trong khi đó, chất lượng học tập bị tác động rất nhiều bởi quy chuẩn chủ quan và nhiều yếu tố khác.

Bảng 4.25: Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể mô hình

Total 38,903 105 a Dependent Variable: X_ĐL b Predictors: (Constant), X1, X2, X3, X4, X5

Giá trị Sig của kiểm định F là 0.000

Ngày đăng: 25/10/2023, 10:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC - SƠ ĐỒ GANTT - Phuơng pháp nghiên cứu khoa học  đề tài: Nghiên cứu Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC - SƠ ĐỒ GANTT (Trang 9)
Bảng  điều  tra và  câu  hỏi  phỏng vấn - Phuơng pháp nghiên cứu khoa học  đề tài: Nghiên cứu Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại
ng điều tra và câu hỏi phỏng vấn (Trang 10)
Bảng 4.1: Thống kê mô tả của yếu tố cơ sở vật chất giảng đường, trang thiết bị giảng dạy - Phuơng pháp nghiên cứu khoa học  đề tài: Nghiên cứu Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại
Bảng 4.1 Thống kê mô tả của yếu tố cơ sở vật chất giảng đường, trang thiết bị giảng dạy (Trang 26)
Bảng 4.2: Thống kê mô tả của yếu tố cơ sở vật chất thư viện - Phuơng pháp nghiên cứu khoa học  đề tài: Nghiên cứu Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại
Bảng 4.2 Thống kê mô tả của yếu tố cơ sở vật chất thư viện (Trang 27)
Bảng 4.4 Thống kê mô tả của yếu tốcơ sở vật chất phục vụ nhu cầu thư giãn - Phuơng pháp nghiên cứu khoa học  đề tài: Nghiên cứu Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại
Bảng 4.4 Thống kê mô tả của yếu tốcơ sở vật chất phục vụ nhu cầu thư giãn (Trang 28)
Bảng 4.3: Thống kê mô tả của yếu tố cơ sở học liệu - Phuơng pháp nghiên cứu khoa học  đề tài: Nghiên cứu Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại
Bảng 4.3 Thống kê mô tả của yếu tố cơ sở học liệu (Trang 28)
Bảng 4.5: Thống kê mô tả của yếu tố hệ thống an ninh - Phuơng pháp nghiên cứu khoa học  đề tài: Nghiên cứu Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại
Bảng 4.5 Thống kê mô tả của yếu tố hệ thống an ninh (Trang 29)
Bảng 4.7 Bảng thống kê tần số về việc cảm thấy thoải mái khi học tập tại trường - Phuơng pháp nghiên cứu khoa học  đề tài: Nghiên cứu Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại
Bảng 4.7 Bảng thống kê tần số về việc cảm thấy thoải mái khi học tập tại trường (Trang 30)
Bảng 4.8: Thống kê tần số về số lượng sinh viên tham gia khảo sát quan tâm đến cơ sở vật chất của trường - Phuơng pháp nghiên cứu khoa học  đề tài: Nghiên cứu Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại
Bảng 4.8 Thống kê tần số về số lượng sinh viên tham gia khảo sát quan tâm đến cơ sở vật chất của trường (Trang 31)
Bảng 4.9 Thống kê tần số về ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học  tập của sinh viên - Phuơng pháp nghiên cứu khoa học  đề tài: Nghiên cứu Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại
Bảng 4.9 Thống kê tần số về ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên (Trang 32)
Bảng 4.10 Thống kê tần số về nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng học tập của sinh viên - Phuơng pháp nghiên cứu khoa học  đề tài: Nghiên cứu Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại
Bảng 4.10 Thống kê tần số về nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng học tập của sinh viên (Trang 33)
Bảng 4.12 Thống kê tần số về năm học - Phuơng pháp nghiên cứu khoa học  đề tài: Nghiên cứu Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại
Bảng 4.12 Thống kê tần số về năm học (Trang 35)
Bảng 4.11: Thống kê tần số về giới tính - Phuơng pháp nghiên cứu khoa học  đề tài: Nghiên cứu Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại
Bảng 4.11 Thống kê tần số về giới tính (Trang 35)
Bảng 4.19: Bảng Kiểm định KMO và  Bartlett của biến độc lập - Phuơng pháp nghiên cứu khoa học  đề tài: Nghiên cứu Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại
Bảng 4.19 Bảng Kiểm định KMO và Bartlett của biến độc lập (Trang 43)
Bảng 4.20: Bảng Eigenvalues và phương sai trích - Phuơng pháp nghiên cứu khoa học  đề tài: Nghiên cứu Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại
Bảng 4.20 Bảng Eigenvalues và phương sai trích (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w